Liên minh châu Âu
lượt xem 279
download
Các thành viên và ứng viên Liên minh châu Âu giai đoạn 2004-2007 (ISO 3166) Liên minh châu Âu hay Liên hiệp Châu Âu (tiếng Anh: European Union; tiếng Pháp: Union européenne; tiếng Đức: Europäische Union; tiếng Tây Ban Nha: Unión Europea) là một tổ chức liên chính phủ của các nước châu Âu. Từ 6 thành viên ban đầu, hiện nay có 27 quốc gia thành viên. Liên minh được thành lập với tên gọi hiện nay theo Hiệp ước về Liên minh châu Âu năm 1992, thường gọi là Hiệp ước Maastricht. Tuy nhiên, nhiều phương diện...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Liên minh châu Âu
- Liên minh châu Âu Liên minh châu Âu Các thành viên và ứng viên Liên minh châu Âu giai đoạn 2004-2007 (ISO 3166) Liên minh châu Âu hay Liên hiệp Châu Âu (tiếng Anh: European Union; tiếng Pháp: Union européenne; tiếng Đức: Europäische Union; tiếng Tây Ban Nha: Unión Europea) là một tổ chức liên chính phủ của các nước châu Âu. Từ 6 thành viên ban đầu, hiện nay có 27 quốc gia thành viên. Liên minh được thành lập với tên gọi hiện nay theo Hiệp ước về Liên minh châu Âu năm 1992, thường gọi là Hiệp ước Maastricht. Tuy nhiên, nhiều phương diện của Liên minh châu Âu đã có từ trước, kể từ thập niên 1950, thông qua một loạt các tổ chức tiền thân. Liên minh châu Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ. Trước ngày 1 tháng 11 năm 1993 tổ chức này được gọi là Cộng đồng Châu Âu (EC).
- Mục lục • 1 Thành viên • 2 Quá trình thành lập o 2.1 Hiệp ước Paris o 2.2 Hiệp ước Roma o 2.3 Hội đồng châu Âu o 2.4 Thị trường chung châu Âu o 2.5 Hiệp ước Maastricht 2.5.1 Liên minh chính trị 2.5.2 Liên minh kinh tế và tiền tệ o 2.6 Hiệp ước Amsterdam o 2.7 Hiệp ước Schengen o 2.8 Hiệp ước Nice • 3 Cơ cấu tổ chức o 3.1 Hội đồng Bộ trưởng o 3.2 Uỷ ban Châu Âu o 3.3 Nghị viện Châu Âu o 3.4 Toà án Châu Âu
- • 4 Thời biểu • 5 Liên kết ngoài // Thành viên Lịch sử của Liên Minh Châu Âu bắt đầu từ Đệ nhị Thế chiến. Có thể nói rằng nguyện vọng ngăn ngừa chiến tranh tàn phá tái diễn đã đẩy mạnh sự hội nhập châu Âu. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9 tháng 5 năm 1950. Cũng chính ngày này là ngày mà hiện nay được coi là ngày sinh nhật của EU và được kỉ niệm hàng năm là "Ngày Châu Âu". Ban đầu, EU bao gồm 6 quốc gia thành viên là: Bỉ, Đức, Italia, Luxembourg, Pháp, Hà Lan. Năm 1973, tăng lên thành gồm 9 quốc gia thành viên. Năm 1981, tăng lên thành 10. Năm 1986, tăng lên thành 12. Năm 1995, tăng lên thành 15. Năm 2004, tăng lên thành 25. Năm 2007 tăng lên thành 27. Sau đây là danh sách 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu xếp theo năm gia nhập. • 1957: Bỉ, Đức, Italy, Luxembourg, Pháp, Hà Lan • 1973: Đan Mạch, Ireland, Anh • 1981: Hy Lạp • 1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha • 1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển • Ngày 1/5/2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Cộng hòa Síp • Ngày 1/1/2007: Romania, Bulgaria
- Hiện nay, EU có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là 492,9 triệu người (2006) [1] ; với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (~15.7 nghìn tỉ USD) trong năm 2007. Hầu hết các quốc gia châu Âu đều đang là thành viên của Liên minh châu Âu. Vẫn còn 22 quốc gia gồm Albania, Andorra, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bosnia & Herzegovina, Croatia, Georgia, Iceland, Liechtenstein, Macedonia, Moldova, Monaco, Montenegro, Na Uy, Nga, San Marino, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ, Ukraine, và Vatican chưa gia nhập Liên minh châu Âu. Quá trình thành lập Hiệp ước Paris Hiệp ước Paris (1951) đưa đến việc thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC).,, Hiệp ước Roma Hiệp ước Roma (1957) đưa dến việc thành lập Cộng đồng Nguyên tử lượng (Euratom) và thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC). Hội đồng châu Âu Từ năm 1967 cơ quan điều hành của các cộng đồng trên được hợp nhất và gọi là Hội đồng châu Âu. Thị trường chung châu Âu Năm 1987, EU bắt đầu triển khai kế hoạch xây dựng "Thị trường nội địa thống nhất Châu Âu" năm 1992. Hiệp ước Maastricht Hiệp ước Liên hiệp Châu Âu, hay còn gọi là Hiệp ước Maastricht, ký
- tháng 12 năm 1991thảo luận tại Maastricht Hà Lan(do sách lịch sử các nước cung cấp), nhằm mục đích: • Thành lập liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập niên 1990, với một đơn vị tiền tệ chung và một ngân hàng trung ương độc lập, • Thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ chung, tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp. Hiệp ước này đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa châu Âu. Liên minh chính trị • Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong lãnh thổ của các nước thành viên. • Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu Âu tại bất kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú. • Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này. • Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu. • Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường, xã hội, nghiên cứu... • Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập cư, quyền cư trú và thị thực. Liên minh kinh tế và tiền tệ Được chia làm 3 giai đoạn, từ 1 tháng 7 năm 1990 tới 1 tháng 1 năm 1999, và kết thúc bằng việc giải tán Viện tiền tệ châu Âu, lập Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
- Điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế và tiền tệ (còn gọi là những tiêu chỉ hội nhập) là: • Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nước có mức lạm phát thấp nhất; • Thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP; • Nợ nhà nước dưới 60% GDP và biên độ giao động tỷ giá giữa các đồng tiền ổn định trong hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM); • Lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) không quá 2% so với mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất. Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; các nước đứng ngoài là Anh, Đan Mạch và Thuỵ Điển. Hiện nay, đồng Euro đang có tỉ giá hối đoái cao hơn đồng đô la Mỹ. Hiệp ước Amsterdam Hiệp ước Amsterdam (còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi, ký ngày 2 tháng 10 năm 1997 tại Amsterdam) đã có một số sửa đổi và bổ sung trong một số lĩnh vực chính như: 1. Những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử; 2. Tư pháp và đối nội; 3. Chính sách xã hội và việc làm; 4. Chính sách đối ngoại và an ninh chung. Hiệp ước Schengen
- Ngày 19 tháng 6 năm 1990, Hiệp ước Schengen được thoả thuận xong. Đến ngày 27 tháng 11 năm 1990, 6 nước Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và Ý chính thức ký Hiệp ước Schengen. Hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ký ngày 25 tháng 6 năm 1991. Ngày 26 tháng 3 năm 1995, hiệp ước này mới có hiệu lực tại 7 nước thành viên. Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của 1 trong 9 nước trên là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Hiện nay, 14 trong 25 nước thành viên EU đã tham gia khu vực Schengen (ngoại trừ cả Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland). Hiệp ước Nice Hiệp ước Nice (11 tháng 12 năm 2000) tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các thành viên mới đồng thời tăng cường vai trò của Nghị viện châu Âu, thành lập Lực lượng phản ứng nhanh (RRF). Theo luật của EU, Hiệp ước Nice cần được nghị viện của tất cả các nước thành viên thông qua mới có hiệu lực. Hiện nay, quá trình này đang được tiến hành trong các quốc gia thành viên. Cơ cấu tổ chức EU có bốn cơ quan chính là: Hội đồng Bộ trưởng
- Chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của EU, bao gồm các Bộ trưởng đại diện cho các thành viên. Các nước luân phiên làm Chủ tịch với nhiệm kỳ 6 tháng. Giúp việc cho Hội đồng có Uỷ ban Đại diện Thường trực và Ban Tổng Thư ký. Từ năm 1975, người đứng đầu nhà nước, hoặc đứng đầu chính phủ, các ngoại trưởng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu có các cuộc họp thường kỳ để bàn quyết định những vấn đề lớn của EU. Cơ chế này gọi là Hội đồng châu Âu hay Hội nghị Thượng đỉnh EU. Hội đồng Bộ trưởng chính là cơ quan lãnh đạo tối cao của Liên minh châu Âu. Uỷ ban Châu Âu Là cơ quan điều hành gồm 20 uỷ viên, nhiệm kỳ 5 năm do các chính phủ nhất trí cử và chỉ bị bãi miễn với sự nhất trí của Nghị viện Châu Âu. Chủ tịch hiện nay là Romano Prodi, cựu Thủ tướng Ý (được bầu tại cuộc họp Thượng đỉnh EU bất thường ngày 23 tháng 3 năm 1999 tại Berlin). Dưới các uỷ viên là các Tổng Vụ trưởng chuyên trách từng vấn đề, từng khu vực. Nghị viện Châu Âu Gồm 732 Nghị sĩ, nhiệm kỳ 5 năm, được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Trong Nghị viện các Nghị sĩ ngồi theo nhóm chính trị khác nhau, không theo quốc tịch. Nhiệm vụ: thông qua ngân sách, cùng Hội đồng Châu Âu quyết định trong một số lĩnh vực, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của EU, có quyền bãi miễn các chức vụ uỷ viên Uỷ ban châu Âu. Toà án Châu Âu Đặt trụ sở tại Luxembourg, gồm 15 thẩm phán và 9 trạng sư, do các chính phủ thoả thuận bổ nhiệm, nhiệm kỳ 6 năm. Toà án có vai trò độc lập, có quyền bác bỏ những quy định của các tổ chức của Uỷ ban Châu Âu văn phòng Chính phủ các nước nếu bị coi là không phù hợp với luật của EU.
- Thời biểu Các Hiệp ước, cơ cấu và lịch sử của Liên minh châu Âu[ẩn] 1951 1957 1965 1992 1997 2001 2007 ? Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC) Cộng đồng Kinh tế Cộng đồng châu Âu (EC) châu Âu (EEC) Công lý& Hợp tác Tư pháp ...Các và Cảnh sát Nội Cộng đồng vụ về Vấn đề Tội châu Âu: ECSC, phạm (PJCC) EEC (EC, 1993), Chính sách An ninh và Ngoại Euratom giao chung (CFSP) LIÊN MINH CHÂU ÂU ( EU)
- Euratom (Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử châu Âu) Nga (tiếng Nga: Россия - Rossiya), hay Liên Bang Nga (Российская Федерация - Rossiyskaya Federatsiya) là quốc gia rộng nhất thế giới trải dài từ miền đông châu Âu, qua trên phía bắc châu Á, sang đến bờ Thái Bình Dương. Một số sách báo ghi không đúng tên nước này: tên gọi Cộng hòa Liên bang Nga không tồn tại. Mục lục • 1 Nước Nga ngày nay • 2 Lịch sử o 2.1 Nga thời kỳ cổ đại o 2.2 Đế chế Nga o 2.3 Nga như một phần của Liên Xô o 2.4 Nga thời kỳ hậu Xô viết • 3 Chính trị • 4 Phân chia hành chính • 5 Địa lý o 5.1 Biên giới o 5.2 Phạm vi không gian • 6 Kinh tế
- • 7 Dân cư • 8 Văn hóa • 9 Tôn giáo • 10 Tương lai • 11 Xem thêm • 12 Tham chiếu • 13 Ghi chú • 14 Liên kết ngoài o 14.1 Các nguồn của chính quyền o 14.2 Thông tin chung // Nước Nga ngày nay Nga-một phần của Liên Xô
- Diện tích tổng cộng khoảng 17.075.400 km², xấp xỉ diện tích của Hoa Kỳ và Trung Quốc cộng lại. Tiếp giáp 16 nước trên đất liền: Na Uy, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, Belarus, Ukraina, Gruzia, Azerbaizan, Kazahstan, Trung Quốc, Mông Cổ, Bắc Hàn; trên biển: Nhật Bản, Mỹ, cho phép nó giữ vai trò quan trọng ở châu Âu cũng như ở châu Á. Dân số xếp hàng thứ tám trên thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Indonesia, Brasil, Pakistan và Bangladesh. Trước đây là nước cộng hòa lớn nhất và có ảnh hưởng nhất của Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (viết ngắn là Liên Xô), hiện nay Liên bang Nga là một quốc gia độc lập và là thành viên có ảnh hưởng nhất của Cộng đồng các quốc gia độc lập, kể từ khi Liên Xô tan rã tháng 12 năm 1991. Trong thời kỳ Xô viết, Nga được gọi một cách chính thức là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga. Có thể nói, Nga là quốc gia kế thừa của Liên Xô trong các vấn đề ngoại giao. Phần lớn đất đai, dân số và sản xuất công nghiệp của Liên Xô, khi đó là một trong hai siêu cường, nằm ở Nga. Ngay sau sự sụp đổ của Liên Xô, vai trò toàn cầu của Nga đã bị suy giảm rất nhiều. Sau đó, Nga có nhiều cố gắng giành lại ảnh hưởng, nhưng nó còn xa mới đạt đến tầm của Liên Xô. Mối quan hệ ngoại giao giữa Nga và Việt Nam được duy trì và phát triển từ mối quan hệ giữa Liên Xô và Việt Nam (lập quan hệ ngoại giao ngày 3 tháng 1 năm 1950). Lịch sử Lịch sử Nga Khazar ĐôngKhaganate Rus Slav sơ kỳ
- Nga thời kỳ cổ đại Kievskaya Rus Vladimir-Suzdal Cộng hòa Novgorod Volga Bulgaria Chiếm đóng của Mông Cổ Bản đồ gần đúng về các nền văn hóa của Nga phần châu Âu khi người Varangia đến Kim Trướng hãn quốc Phần lớn diện tích đất đai của nước Nga Muscovy ngày nay là lãnh thổ của các bộ lạc khác nhau như người Goth, Hun và Avar gốc Thổ trong khoảng thời gian từ thế kỷ 3 tới thế kỷ 6. Bộ lạc người Hãn quốc Kazan Scythia gốc Iran sinh sống ở các thảo nguyên miền nam, và bộ lạc người Ca dắc (Khazar) gốc Tuốc Đế quốc Nga (Turk) đã cai trị phần phía tây của vùng đất này cho đến thế kỷ 8. Sau đó họ đã bị bộ lạc gốc Cách mạng 1905 Scandinavi là người Varangia thay thế, bộ lạc này đã thiết lập thủ đô tại thành phố của người Slav Cách mạng 1917 Novgorod và dần dần hòa trộn với người Slav. Người Slav tạo thành nhóm dân cư chính từ thế kỷ 8 trở đi và đồng hóa một cách chậm chạp cả những Nội chiến người gốc Scandinavi cũng như các bộ lạc bản địa gốc Phần Lan-Ugric, chẳng hạn như người Merya, Liên Xô Muromia và Meshchera. Liên bang Nga Chính quyền của người Varangia tồn tại trong vài thế kỷ, trong thời gian đó họ liên kết với Chính thống giáo và chuyển thủ đô về Kiev năm 1169. Trong kỷ nguyên này thuật ngữ
- "Rhos", hoặc "Russ" lần đầu tiên được sử dụng để chỉ người Varangia và người Slav sinh sống trong khu vực. Từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 11 quốc gia Rus Kiev (Киевская Русь) đã trở thành lớn nhất ở châu Âu và rất thịnh vượng nhờ các hoạt động thương mại tích cực với cả châu Âu và châu Á. Trong thế kỷ 13 khu vực này trở nên suy yếu vì những tranh chấp nội bộ và bị tàn phá bởi những kẻ xâm lược phương đông là Kim trướng của người Mông Cổ và các bộ lạc Hồi giáo gốc Turk, là những kẻ đã cướp bóc các công quốc Nga trên ba thế kỷ. Còn được biết đến như là người Tatar, họ đã cai trị vùng miền nam và miền trung Nga ngày nay, trong khi các vùng miền tây bị sát nhập vào Đại công quốc Litva và Ba Lan. Sự chia rẽ về chính trị của Rus Kiev đã tách người Nga ở phía bắc ra khỏi người Belarus và người Ukrain ở phía tây. Quân tuần tra Muscovie Nga ở biên giới phía Nam Phần phía bắc của Nga cùng với Novgorod vẫn giữ được sự tự trị ở một mức độ nhất định trong thời gian cai trị của người Mông Cổ. Tuy thế Nga cũng đã phải chiến đấu chống lại đội quân thập tự chinh của người Đức khi người Đức có ý đồ chiếm khu vực này làm thuộc địa. Giống như khu vực Balkan và Tiểu Á sự cai trị kéo dài của những người du mục đã làm chậm sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước này. Sự chuyên quyền kiểu châu Á đã ảnh hưởng tiêu cực tới thể chế dân chủ của đất nước cũng như tới văn hóa và kinh tế.
- Bất chấp điều đó, không giống như lãnh đạo tinh thần của mình là Đế chế Byzantin, Nga đã không suy tàn và tổ chức những cuộc nổi dậy để giành độc lập, cuối cùng đã khuất phục được các kẻ thù của mình và khôi phục, mở mang lãnh thổ. Sau thất thủ của Constantinople năm 1453, Nga là quốc gia Chính thống giáo duy nhất còn thực sự hoạt động nhiều hay ít ở phần biên giới phía đông châu Âu, điều này cho phép Nga có quyền nhận mình là quốc gia kế tục hợp pháp của Đế chế Byzantin. Đế chế Nga Bài chi tiết: Đế chế Nga Quân Nga xâm lược vùng Siberia cuối thế kỷ 16 dưới sự chỉ huy của Yermak Chiến hạm Nhật đánh chìm Hạm đội Nga ở Port Athur 1904 Trong khi về danh nghĩa vẫn nằm dưới sự cai trị của người Mông Cổ thì công quốc Moskva đã bắt đầu xác nhận ảnh hưởng của mình và cuối cùng đã thoát khỏi sự kiểm soát của những kẻ xâm lăng vào cuối thế kỷ 14. Ivan Hung đế, vị vua đầu tiên xưng tước vị Sa hoàng, đã kết thúc quá trình này và liên kết các khu vực xung quanh
- dưới ảnh hưởng của Moskva và xâm lược những vùng đất rộng lớn ở Sibir. Đế chế Nga ra đời. Sự kiểm soát của Moskva đối với quốc gia mới ra đời còn tiếp tục dưới triều đại Romanov kế tiếp, bắt đầu với Sa hoàng Mikhail Romanov năm 1613. Pyotr Đại đế, Sa hoàng từ 1689 tới 1725, đã thành công trong việc đem các tư tưởng và văn hóa từ Tây Âu vào Nga, khi đó còn chịu ảnh hưởng lớn của nền văn hóa du mục nguyên thủy. Ekaterina Đại đế (Екатерина II Алексеевна), cai trị từ năm 1762 đến năm 1796, đã gia tăng cố gắng này, làm cho nước Nga không chỉ là một quyền lực ở châu Á, mà còn muốn ngang hàng với Anh, Pháp, Đế quốc Áo và Phổ ở châu Âu. Tuy nhiên, sự náo loạn của nông nô bị áp bức và sự cấm đoán tầng lớp trí thức đang phát triển và các giai cấp gần gũi với giai cấp này, cộng thêm gánh nặng thất bại (trận Hải chiến Tsushima) trước người Nhật trong chiến tranh Nga-Nhật năm 1905 đã dẫn đến cuộc Cách mạng 1905. Trước Thế chiến thứ nhất, vai trò của Sa hoàng Nikolai II (Николай Александрович Романов) và triều đại của ông là không vững chắc. Những thất bại nặng nề của quân đội Nga trong Thế chiến thứ nhất đã dẫn đến sự nổi dậy rộng khắp trong các thành phố chính của Đế chế Nga và dẫn tới sự sụp đổ của nhà Romanov năm 1917, đó là Cách mạng tháng Hai. Vào giai đoạn cuối của Cách mạng tháng Mười (1917), những người theo đường lối bôn-sê-vích của Đảng Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Vladimir Ilyich Lenin đã chiếm được quyền lực và thành lập Liên Xô. Sự lãnh đạo độc đoán của Iosif Vissarionovich Stalin đã thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa một đất nước chủ yếu là nông nghiệp và tập thể hóa nền nông nghiệp đó với cái giá phải trả là hàng chục triệu sinh mạng. Stalin cũng tăng cường địa vị thống trị của Nga trong phạm vi Liên Xô. Nga thời kỳ hậu Xô viết
- Thiết giáp BTR-80 của Quân đội Nga năm 1996 Vào giai đoạn giữa và cuối thập niên 1980, tổng bí thư Mikhail Sergeyevich Gorbachov đề ra glasnost (гласность tức "công khai hóa, mở cửa") và perestroika (Перестройка tức "cải tổ") trong cố gắng để hiện đại hóa chủ nghĩa cộng sản. Những sáng kiến của ông đã vô tình giải phóng các lực lượng mà vào tháng 12 năm 1991 đã chia tách Liên Xô thành 15 nước cộng hòa độc lập trong đó Nga là lớn nhất. Kể từ đó, Nga đã cố gắng để xây dựng một hệ thống chính trị dân chủ và kinh tế thị trường nhằm thay thế cho các sự kiểm soát chặt chẽ về xã hội, chính trị, kinh tế trong thời kỳ cộng sản. Kể từ khi Chechnya tuyên bố độc lập vào đầu những năm thập niên 1990, những cuộc chiến tranh du kích (Chiến tranh Chechnya lần 1, Chiến tranh Chechnya lần 2) đã diễn ra giữa các nhóm người Chechen khác nhau với quân đội Nga. Một số các nhóm này đã trở thành những kẻ Hồi giáo cực đoan theo tiến trình của cuộc chiến. Ước tính có trên 200.000 người đã chết trong các cuộc xung đột này. Các cuộc xung đột nhỏ hơn diễn ra ở Bắc Ossetia và Ingushetia. Sau thời gian làm tổng thống của Boris Nikolayevich Yeltsin trong những năm thập niên 1990, Vladimir Vladimirovich Putin đã được bầu làm tổng thống năm 1999. Dưới thời kỳ Putin, sự kiểm duyệt của nhà nước đối với các phương tiện thông tin đại chúng ở Nga đã làm tăng sự lo ngại của phương Tây về quyền con người ở Nga. Với sự mất đi ảnh hưởng của Nga tại Gruzia (Cách mạng hồng), Ukraina (Cách mạng da cam) và một số quốc gia cựu Xô viết cũ, cũng như các vấn đề hiện nay về
- kinh tế và chủ nghĩa ly khai (nổi cộm nhất là ở Chechnya), một số bình luận viên cho rằng có nguy cơ tăng cao của việc tan rã nước Nga. Sau cuộc chiến chớp nhoáng (07 - 12/08/2008) nhằm trả đũa việc quân đội Greogia tấn công những người Nga và lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga ở Nam Ossetia. Việc Nga công nhận độc lập và chủ quyền của 2 vùng tự trị Abkhazia và Nam Ossetia (26/08/2008) cho thấy tham vọng của Nga trong việc lấy lại vị thế và tiếng nói trong khu vực SNG và cao hơn nữa có thể là việc trở lại vị thế của Liên Bang Xô viết trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới. Chính trị Liên bang Nga là một nước cộng hòa liên bang với tổng thống được bầu trực tiếp cho nhiệm kỳ 4 năm, là người nắm quyền hành pháp. Tổng thổng sống và làm việc tại điện Kremli, chỉ định các chức vụ chính quyền cao nhất, bao gồm thủ tướng, là người được Đuma quốc gia (Hạ nghị viện của Quốc hội Nga) thông qua. Tổng thống có thể thông qua các sắc lệnh mà không cần sự thỏa thuận của Quốc hội và là người đứng đầu của Hội đồng quân sự Nga và của Hội đồng an ninh quốc gia Nga. Quốc hội Nga (Федеральное Собрание - Federalnoye Sobraniye) là quốc hội lưỡng viện bao gồm thượng nghị viện là Hội đồng Liên bang (Совет Федерации - Sovet Federatsii) với 178 thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ 4 năm (hai đại biểu từ mỗi một trong số 89 thể chế hành chính cấp liên bang), và hạ nghị viện là Đuma quốc gia (Государственная Дума - Gosudarstvennaya Duma) với 450 hạ nghị sĩ cũng có nhiệm kỳ 4 năm, trong đó 225 được bầu bằng bỏ phiếu trực tiếp từ các cử tri của các khu vực bầu cử và 225 được bầu theo đại diện tỷ lệ từ danh sách các đảng phái phổ biến nhất. Hiện tại, sự thay đổi lập pháp về vấn đề này đang được tranh cãi. Nếu được thông qua, tất cả 450 thành viên của Đuma sẽ được bầu từ danh sách các đảng. Cuộc bầu cử lần tới sẽ diễn ra vào mùa đông năm 2007/2008.
- Chính phủ Nga do thủ tướng đứng đầu gồm 7 phó thủ tướng và 17 quan chức cấp bộ trưởng hoặc tương đương. Danh sách các thành viên chính phủ sẽ do thủ tướng giới thiệu và được tổng thống thông qua. Phân chia hành chính Các đơn vị hành chính của Liên bang Nga Địa lý Bản đồ Liên bang Nga
- Liên bang Nga trải dài trên phần phía bắc của siêu lục địa Á-Âu. Tuy rằng Nga chiếm phần lớn khu vực Bắc cực và cận Bắc cực nhưng có ít hơn về dân số, hoạt động kinh tế cũng như các sự đa dạng vật lý trên một đơn vị diện tích so với phần lớn các khu vực khác, phần lớn diện tích ở phía nam của khu vực này có phong cảnh và khí hậu đa dạng hơn. Phần lớn đất đai Nga là các đồng bằng rộng lớn, ở cả châu Âu và châu Á, được biết đến như là Siberi. Các đồng bằng này chủ yếu là thảo nguyên về phía nam và rừng rậm về phía bắc, với các tundra (lãnh nguyên) dọc theo bờ biển phía bắc. Các dãy núi chủ yếu nằm ở biên giới phía nam, chẳng hạn như Caucasus (ở đây có đỉnh Elbrus, là điểm cao nhất thuộc Nga và châu Âu với cao độ 5.633 m) và dãy Altai, cũng như ở phần phía đông, chẳng hạn như dãy Verkhoyansk hoặc các núi lửa trên Kamchatka. Dãy Ural, là một dãy núi chạy theo hướg bắc-nam, tạo ra sự phân chia cơ bản giữa châu Âu và châu Á cũng là một dãy núi nổi tiếng. Nga có đường bờ biển dài trên 37.000 km dọc theo Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương, cũng như dọc theo các biển mang tính trong nội địa ít hay nhiều như Baltic, biển Đen và biển Caspi. Một số các biển nhỏ hơn là các phần của các đại dương như biển Barent, Bạch Hải, biển Kara, biển Laptev và biển Đông Siberi là các phần của Bắc Băng Dương, trong khi các biển như biển Bering, biển Okhotsk và biển Nhật Bản thuộc về Thái Bình Dương. Các đảo chính bao gồm Novaya Zemlya, mũi Franz- Josef, quần đảo Tân Siberi, đảo Wrangel, quần đảo Kuril và Sakhalin. (Xem Danh sách các đảo của Nga). Nhiều con sông chảy qua nước Nga. Xem thêm các sông thuộc Nga. Các hồ chính bao gồm Hồ Baikal, Hồ Ladoga, Biển hồ Caspi và Hồ Onega. Xem Danh sách các hồ ở Nga. Biên giới
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ công cụ du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam - Dự án EU
125 p | 243 | 65
-
Phân tích nhu cầu nguồn nhân lực và đào tạo của ngành du lịch Việt Nam: Phần 1 - Liên minh Châu Âu
56 p | 184 | 41
-
Phân tích nhu cầu nguồn nhân lực và đào tạo của ngành du lịch Việt Nam: Phần 2 - Liên minh Châu Âu
33 p | 158 | 27
-
Tổ chức điều hànhquản lý bóng đá toàn thế giới
6 p | 88 | 23
-
Tổng quát về đất nước Pháp
9 p | 184 | 22
-
Thần Châu Tam Kiệt
147 p | 52 | 7
-
Áp dụng VTOS vào giảng dạy trong các cơ sở đào tạo du lịch
9 p | 42 | 7
-
Dòm chú bé đứng tè ở Bỉ
13 p | 95 | 5
-
Vài điều cần biết khi đi du lịch Châu Âu 2009
8 p | 95 | 5
-
Người Cùng Quê
10 p | 86 | 3
-
Đảo Elba - xứ sở Napoleon từng yêu thích
12 p | 42 | 3
-
Ngắm sông Danube ở Budapest - Hungary
3 p | 59 | 3
-
Phong Thần Diễn Nghĩa-Hồi 85
20 p | 66 | 3
-
Đi bộ ở Istanbul
4 p | 65 | 3
-
Ghé thăm vương quốc Bỉ – xứ sở của Chocolate
4 p | 99 | 3
-
Lời khuyên khi chuyến bay gián đoạn
3 p | 30 | 2
-
Đến Brussels (Bỉ) thưởng thức muôn loại bia
5 p | 58 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn