intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LIÊN MINH CHÂU ÂU CÁC NƯỚC EU

Chia sẻ: Luongthi Tuyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:33

316
lượt xem
62
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều các tổ chức hay những liên minh khác nhau cụ thể như:các liên minh về kinh tế-chính trị-văn hóa..Những liên minh hay tổ chức này được thành lập nên bởi nhiều nước cùng tham gia sang lập và có nhiều quy định khác nhau tùy thuộc vào những mục đích như thế nào mà các quốc gia cùng liên kết với nhau lại thành lập nên,những tổ chức hay liên minh này thành lập ra nhằm để bảo vệ quyền lợi của những nước thành viên của nó ,và tạo ra một bức tường vững chắc cho sự...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LIÊN MINH CHÂU ÂU CÁC NƯỚC EU

  1. I.LIÊN MINH CHÂU ÂU EU MỞ ĐẦU Hiện nay trên thế giới có rất nhiều các tổ chức hay những liên minh khác nhau cụ thể như:các liên minh về kinh tế-chính trị-văn hóa..Những liên minh hay tổ chức này được thành lập nên bởi nhiều nước cùng tham gia sang lập và có nhiều quy định khác nhau tùy thuộc vào những mục đích như thế nào mà các quốc gia cùng liên kết với nhau lại thành lập nên,những tổ chức hay liên minh này thành lập ra nhằm để bảo vệ quyền lợi của những nước thành viên của nó ,và tạo ra một bức tường vững chắc cho sự phát triển về kinh tế-xã hội của các quốc gia .Và có những tổ chức liên minh được cả thế giới biết đến như:ASEAN,OPEC,WTO,EU,…Trong quá trình phát triển thì liên minh châu âu có những quan hệ hợp tác với các nước khác nhau trên Thế giới,trong đó có quan hệ hợp tác thương mại với Việt Nam 1Giới thiệu về EU Liên minh châu âu(The European Union gọi tắt là EU) Hi ện có 27 n ước thành viên:pháp,Đức,Italia,Bỉ,Hà Lan,Lúc-xăm-bua.Anh,Ai len,Đan Mạch,Hy Lạp,Tây- Ban Nha,Bồ Đào Nha,Áo,Thụy Điển,Phần Lan,Séc,Hung-ga-ri,Ba Lan,Slô-va- kia,Slô-ve-nia Lít-va ,Lát-vi-a, Exờ-tô-nia, Man-ta, Síp, Bun-ga-ri và Ru-ma-ni. Trụ sở: Brussels (Bỉ) Số ngôn ngữ chính 23 thức: Ngày châu Âu; Ngày 9 tháng 5 4.422.773 km² (nước có diện tích lớn nhất là Pháp với Diện tích: 554.000 km2 và nhỏ nhất là Malta với 300 km2); Khoảng 500 triệu người, chiếm 7,3% toàn thế giới Dân số: (thành viên có dân số lớn nhất là Đức với 82 triệu, ít nhất là Malta với 0,4 triệu). GDP (EU 27): 17,57 nghìn tỷ USD
  2. Thu nhập bình quân: 32,900 USD/người/năm NỘI DUNG 1.Sự ra đời của liên minh châu âu và các nước tiến tới nhất thể hóa toàn diện Hiện nay chúng ta chỉ biết đến với một liên minh châu âu hùng mạnh với trên 50 tuổi ,nhưng trong số chúng ta không mấy ai biết rằng từ thời saclơ đại đế chế la mã(thế kỷ thứ VII sau công nguyên),ý tưởng về một châu âu thống nhất đã được hình thành .Tuy nhiên trong một thời gian dài ,ý đồ thống nhất châu âu chỉ thuộc về một số nhà chính trị ,quân sự có nhiều tham vọng và một bộ phận nhà tri thức có tư tưởng cấp tiến,còn đại bộ phận châu âu vẫn còn thờ ơ và thậm chí không còn ý tưởng gì cho điều đó,mặc dù châu âu đã mang sẵn cho mình các yếu tố thống nhất Đến năm 1923,Bá tước người áo-condanhve kagagi đã sang lập ra phong trào liên âu nhằm thiết lập hợp chúng quốc châu âu để làm đối trọng với hợp chúng quốc Hoa Kỳ,năm 1929 ngoại trưởng pháp lúc bấy giờ là Aristide Briand cũng đưa ra đề án thành lập liên minh châu âu nhưng đều không thành phải đến sau thế chiến thứ 2 những ý tưởng thống nhất châu âu mới thành hiện thực Đại chiến thế giới thứ 2 kết thúc đã làm đảo lộn trật tự thế giới nói chung và trật tự châu âu nói riêng.Trật tự thế giới Yalta với hai cực là siêu cường là Hoa Kỳ và Liên Xô trở thành lực lượng mới khống chế toàn cầu.Cùng với sự thay đổi đó châu âu đã bị chia thành hai khu vực :Đông âu đi theo con đường xã hộ chủ nghĩa còn tây âu đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và trong khi liên xô với vai trò thành trì của phong trào cộng sản quốc tế dẫn dắt nửa kia của châu âu có vị thế ngày càng rộng lớn thì Hoa Kỳ nhờ chiến tranh mà phát triển vượt bậc cả kinh tế lẫn quân sự, còn tây âu phải đối mặt với sự suy yếu toàn diện và nguy cơ tụt hậu cho dù thắng trận hay bại trận thì nền kinh tế các nước tây âu đều rơi vào tình trạng kiệt quệ .Còn về quân sự thì cả hai phía đồng minh và phát xít không tránh khỏi những tổn thất nặng nề.Nguy cơ mất vai trò trung tâm thế giới của tây âu đã trở thành hiện thực
  3. Mốc lịch sử đánh dấu sự hình thành EU là bản tuyên bố shuman của bộ trưởng ngoại giao pháp Robert Shuman vào ngày 09/05/1990 với đề nghị đặt toàn bộ sản xuất gang thép của cộng hòa liên bang Đức và Pháp dưới một cơ quan quyền lực chung trong một tổ chức mở cửa để các nước châu âu khác cùng tham gia sau đó hiệp ước thành lập cộng đồng gang thép châu âu (ECSC) một tổ chức tiền than của châu âu ngày nay được ký kết từ đó đến nay sự liên kết của các nước châu âu đã không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu với đỉnh cao là liên munh châu âu như ta thấy trong ngày nay và cả trong tương lai sẽ đạt tới một cấp độ liên kết cao hơn .Nhìn lại 50 năm hình thành và phát triển của liên minh của châu âu,có thể thấy quá trình này gắn với các hiệp ước chủ yếu sau đây(từ năm 1952 đến nay) - Hiệp ước Paris thành lập cộng đồng than thép châu âu(ECSC) được ký ngày 18/4/1951 với sự tham gia của 6 nước :Pháp,Đức,Italia.Bỉ,Hà Lan,Luxembourg nhằm thống nhất việc sản xuất và phân phối hai sản phẩm chính là than và thép trên toàn lãnh thổ châu âu .Hiệp ước này đã chứa ý đồ của các nhà sáng lập ECSC là gây dựng nền tảng cho việc nhất thể hóa kinh tế châu âu - Hiệp ước Rome thành lập cộng đồng năng lượng nguyên tử châu âu(EURATOM) và cộng đồng kinh tế châu âu (EEC) được ký vào 25/31957 với sự nhất trí của 6 nước thành viên ECSC mục đích thành lập là thống nhất quản lý ngành năng lượng nguyên tử của 6 nước thành viên .EEC ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cường liên kết kinh tế giữa 6 nước này ,tạo ra một sức mạnh tổng hợp dưới hình thức một thị trường chung mà lao động hàng hóa được tự do di chuyển như một thị trường nội địa.Hiệp ước Rome là kết quả những thành tựu đáng khích lệ về kinh tế và chính trị mà ECSC đã đặt ra ,hiệp ước này đã mở ra một hướng liên kết giữa các nước châu âu đó là sự ra đời của một liên minh kinh tế thực sự cộng đồng kinh tế châu âu - Hiệp ước cộng đồng châu âu (EC) được ký vào ngày 8/ 4/1995 giữa các nước của 3 nước cộng đồng này dưới tên gọi:cộng đồng châu âu ,đây là văn bản thể hiện mức độ nhất thể hóa nền kinh tế cao giữa các các quốc gia này thể hiện một thị trường thống nhất ,trong đó ngoài việc hàng hóa lao động và việc vốn đầu tư được tự do di chuyển và hàng rào thuế quan được gỡ bỏ,hệ thống thuế quan và chính sách thương mại chung thành lập
  4. - Hiệp ước Masstricht thành lập liên minh châu âu được ký kết vào 7/2/199 tại Masstricht-Hà Lan với sự nhất trí hoàn toàn của các nguyên thủ quốc gia các nước thành viên nhằm thành lập một không gian châu âu thống nhất về kinh tế- chính trị-an ninh-quốc phòng và các chính sách xã hội - Hiệp ước Amsterdam được ký kết vào ngày 2/10/1997 bởi các nguyên thủ quốc gia của 15 nước thành viên.Hiệp ước này được hình thành trên cơ sở sửa đổi hiệp ước Masstricht nhằm đưa những cố gắng của EU trong việc xây dựng 2.Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Liên Minh Châu Âu EU EU là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù với mức độ liên kết sâu s ắc. Về cơ bản, EU có các định chế chính là: Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Nghị viện châu Âu, Uỷ ban châu Âu và Toà án châu Âu. a. Hội đồng châu Âu (European Council): - Hội đồng châu Âu là cơ quan quyền lực cao nhất của EU gồm lãnh đ ạo 27 nước thành viên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch EC. Hội đồng đưa ra định hướng và ưu tiên chính trị cho cả khối, cùng với Nghị viện châu Âu thông qua các đạo luật của EU và ngân sách chung của Liên minh. Các quyết định của Hội đồng châu Âu chủ yếu được thông qua theo hình thức đồng thuận. - Chủ tịch Hội đồng châu Âu (President of the European Council) có nhiệm kỳ 2,5 năm (tối đa 2 nhiệm kỳ). b. Hội đồng Bộ trưởng (tên gọi sau Hiệp ước Lisbon của Council of the European Union hoặc Council of Ministers hoặc The Council): - Hội đồng Bộ trưởng gồm đại diện (thường ở cấp Bộ trưởng) của các quốc gia thành viên là cơ quan đưa ra định hướng chính sách trong các lĩnh vực cụ thể và khuyến nghị EC xây dựng các đạo luật chung. - Ngoài Hội đồng Ngoại trưởng do Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và An ninh chung của EU làm Chủ tịch, Ch ủ tịch Hội đ ồng các B ộ tr ưởng khác do nước Chủ tịch luân phiên đảm nhiệm. c. Nghị viện châu Âu (European Parliament – EP): Nghị viện châu Âu có chức năng chính là cùng Hội đồng Bộ trưởng ban hành luật pháp; giám sát các cơ quan của Liên minh châu Âu, đ ặc bi ệt là Ủy ban châu Âu. Nghị viện có quyền thông qua hoặc bãi miễn các chức vụ ủy viên Ủy ban châu Âu; cùng Hội đồng Bộ trưởng có thẩm quyền đối với ngân sách, đối với việc chi tiêu của Liên minh. Từ năm 1979, các Nghị sĩ của Nghị viện EU được
  5. bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm. Lần bầu cử mới đây vào tháng 6/2009. Trong Nghị viện các Nghị sĩ phân chia theo nhóm chính trị khác nhau mà không theo Quốc tịch. d. Ủy ban châu Âu (European Commission - EC) - Ủy ban châu Âu là cơ quan hành pháp của khối. EC hoạt động độc lập, có chức năng xây dựng, kiến nghị các đạo luật của EU, thực thi, áp dụng và giám sát việc triển khai các hiệp ước và điều luật của EU, sử dụng ngân sách chung để thực hiện các chính sách chung của cả khối theo quy định. - Chủ tịch Ủy ban do Chính phủ các nước thành viên nh ất trí đề cử. EC có 26 ủy viên và 01 Chủ tịch từ 27 nước thành viên, các ủy viên được bổ nhiệm trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước thành viên và được Nghị viện phê chuẩn, nhi ệm kỳ 5 năm. e.Tòa án Châu Âu - Đặt trụ sở tại Luxembourg,gồm 15 thẩm phán và 9 trạng sự do các chính ph ủ thỏa thuận bổ nhiệm ,tòa án có vai trò độc lập,có quy ền bác b ỏ nh ững quy đ ịnh của các tổ chức ủy ban châu âu văn phòng chính phủ các nước bị coi là không phù hợp với luật của EU f.Tòa kiểm toán châu âu Có chức năng kiểm tra các tài khoản chính của EU nhằm đ ảm bảo tính h ợp pháp nhằm đảm bảo các khoản thu chi đồng thời phối h ợp với các có quan th ể chế khác của Eu để thực hiện các hoạt động có liên quan đến thể chế của mình. g.Uỷ ban kinh tế và xã hội Là cơ quan đại diện cho lợi ích của các nhóm người trong xã hội có nhiệm vụ tư vấn ,hỗ trợ cho hội đồng bộ trưởng và ủy ban châu âu h.Uỷ ban về khu vực Có chức năng tư vấn cho các cơ quan của thể chế EU về các vấn đề có liên quan đến lợi ích của các đơn vị địa phương và khu vực i.Ngân hàng đầu tư Châu Âu Cấp phát tín dụng cho các tổ chức nhà nước ,các doanh nghiệp của các n ước thành viên trên cơ sở nguồn vốn của các nước thành viên đóng góp hoặc vốn vay quốc tế. 3.Tình hình phát triển của liên minh Châu Âu Eu - Đến nay EU đã trải qua 4 lần mở rộng ,năm 2006 là lần thứ 5 cùng với sự phát triển mở rộng ,EU không ngừng tăng cường liên kết về chiều sâu từ thị trường
  6. chung, thị trường thống nhất, liên minh liên kết, tiền tệ với sự ra đời của đồng tiền chung . Năm 2004 là lần mở rộng lớn nhất trong lịch sử của EU với 25 quốc gia dân số tăng hơn 75 triệu người, diện tích lãnh thổ tăng 34% - Với tiềm năng này EU sẽ tạo ra một vị thế mới trong tương quan lực lượng thế giới ,trở thành một khối kinh tế và thị trường lớn nhất thế giới đồng thời tạo ra nhiều cơ hội cho các thành viên mới tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế nói riêng và cho toàn châu âu nói chung - EU là liên minh mở đối với tất cả các thành viên có đủ tiêu chí sau: + Tiêu chí gia nhập EU - Về chính trị : các nước thành viên gia nhập EU cần có một hiến pháp vững mạnh ,đảm bảo dân chủ ,có luật pháp, có nhân quyền, biết tôn trọng và bảo vệ các dân tộc ít người - Về kinh tế :có nền kinh tế mang chức năng thị trường, có khả năng đối mặt với sức ép cạnh tranh . - Về tính tuân thủ :tuân thủ những thành quả mà EU đã đạt được ,khả năng gánh vác trách nhiệm liên quan đến các thành viên của EU ,gồm cả trách nhiệm gắn kết vig mục đích chính trị ,kinh tế ,tiền tệ của liên minh . 4.Những thuận lợi và khó khăn trong việc EU mở rộng *Thuận lợi - về chính trị :EU mở rộng sẽ tạo ra một cộng đồng chung Châu Âu hòa bình, ổn định và thịnh vượng . - Về văn hóa –xã hôi:Gia nhập cộng đồng chung các nước thành viên mới sẽ tuân thủ một chính sách chung về bảo vệ môi trường ,phòng chống tội phạm ,ma túy , tạo dựng cuộc sống có chất lượng tốt hơn. EU mở rộng sẽ làm phong phú hơn về văn hóa, tạo cho các nước thành viên có cơ hội trao đổi ý tưởng, hiểu biết giữa các dân tộc .
  7. - Về kinh tế: với việc gia tăng về số lượng và sức cạnh tranh EU có khả năng giữ vai trò chủ động trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, một trung tâm kinh tế lớn . *Thách thức - Trình độ phát triển kinh tế không đều, những thành viên mới còn quá yếu (phần lớn các nước đang trong quá trình chuyển đổi có nhiều vấn đề phải giải quyết như :thất nghiệp.tham nhũng, cơ chế quan lieu bao cấp ngự trị lâu đời, cơ chế kinh tế lạc hậu …) nông nghiệp chiếm tỉ lệ khá cao trong nền kinh tế (20% lực lượng lao động so với 5% của EU hiện nay)trình độ sản xuất lạc hậu . -EU cần khắc phục những khiếm khuyết về mặt thể chế thể hiện rõ trong chính sách đối ngoại -EU mở rộng đã tạo ra một cộng đồng với 545 triệu dân (2005)một đường biên giới dài với các nước láng giềng mới:Nga,Nam Địa Trung Hải , EU cần tìm ra những cách thức mới để thể hiện sự bền vững trong chính sách an ninh -Nảy sinh những bất đồng giữa các nước thành viên và rạn nứt trong quan hệ giữa Mỹ và EU cùng nhiều vấn đề khác 5.Quan hệ của Châu Âu trên thế giới và đối với việt nam a.Quan hệ Eu-Mĩ - Mối quan hệ về chính trị và kinh tế giữa EU và Mỹ được hình thành từ rất lâu từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 Mỹ đã giúp các nước châu âu khôi phục lại nền kinh tế bị kiệt quệ do chiến tranh gây ra - Từ sự lệ thuộc về kinh tế quan hệ chính trị giữa Eu và Mĩ là quan hệ bất bình đẳng phần lớn các nước châu âu dựa vào Mĩ để đảm bảo an ninh cho mình - Sau chiến tranh lạnh nhờ sự phát triển kinh tế Eu đã cải thiện được hình ảnh của mình trên thương trương quốc tế, mối quan hệ giữa Eu và Mĩ đã thay đổi về chất từ quan hệ phụ thuộc sang quan hệ hợp tác bình đẳng. - Quan hệ giữa Eu và Mĩ dựa trên những cơ sở nền tảng:hai nước có nhiều điểm tương đồng về hệ thống chính trị, kinh tế tự do. Yếu tố văn hóa, nền dân chủ phương tây, xã hội mở, Châu Âu và Mĩ cần sự phụ thuộc lẫn nhau cả về an
  8. ninh lẫn kinh tế ,về lợi ích cả hai nước cần sự ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề quốc tế.. - Thời gian gần đây giữa Mĩ và Châu Âu ngày càng nảy sinh nhiều bất đồng sâu sắc trên nhiều phương diện ,từ chính trị,kinh tế -xã hội.đặc biệt là quốc phòng ,EU luôn coi trọng các giải pháp chính trị ,ngoại giao còn quân sự chỉ là giải pháp cuối cùng ,trong khi Mỹ coi trọng việc dùng sức mạnh quân sự để giải quyết những vấn đề quan trọng trong quan hệ quốc tế - Tuy vậy, Eu và Mỹ vẫn cần có nhau phụ thuộc vào nhau nhiều mặt :chống khủng bố, dân chủ và nhân quyền ,đấu tranh chống đói nghèo ,bảo vệ sức khỏe và môi trường, về kinh tế là 2 thực thể kinh tế lớn nhất thế giới .Như vậy Mỹ và EU cần nhau để duy trì và bảo vệ hiệu quả lợi ích chung của cả hai bên. b.Quan hệ Eu-Nga - Hiện nay EU là đối tác kinh tế quan trọng nhất chiếm 35-40% tổng trao đổi ngoại thương của Nga . - Về an ninh-chính trị ,Nga-Eu đều có lợi ích chung trong việc biến Châu Âu thành một trung tâm quyền lực chính trị tương đối độc lập hơn với Mỹ .Vì vậy hội đồng Châu Âu ủng hộ sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả giữa 2 bên trong nhiều lĩnh vực quyết tâm xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược cân bằng và cùng có lợi với Nga. c.Quan hệ Eu-Trung Quốc Quan hệ Eu-Trung Quốc đã có sự phát triển tốt đẹp ,đã bước vào quỹ đạo phát triển lành mạnh ,ổn định . d.Quan hệ Eu-ASEAN Quan hệ hợp tác Eu-ASEAN ngày càng tăng cường và nâng lên tầm cao mới ,bao gồm nhiều lĩnh vực :an ninh,chính trị,kinh tế…Hợp tác ASEAN đã gặt hái được nhiều thành công đó là cơ hội để Eu mở rộng quan hệ với các nước Châu Á khác phù hợp với xu thế chung trên thế giới . e.Quan hệ Eu-Việt Nam và khả năng hợp tác của Eu với Việt Nam *Việt Nam –Eu : quan hệ đối tác toàn diện
  9. Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Eu từ năm 1990.Thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở đa dạng ,đa phương hóa từ những năm 90 của thế kỉ xx .Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ quan hệ hợp tác toàn diện với các nước thành viên Eu.Quan hệ 2 bên đã được đẩy thêm một bước khá quan trọng góp phần đổi mới về kinh tế-xã hội của Việ Nam. - Về quan hệ ngoại giao:Nhân dân và chính phủ các nước khu vực Eu ủng hộ cuộc đổi mới của Việt Nam . - Về kinh tế:Hơn 10 năm qua quan hệ kinh tế ,thương mại ddaaud tư giữa Việt Nam không ngừng phát triển và mở rộng .Eu tích cực hỗ trợ Việt Nam vào các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo ,bảo vệ môi trường ,cải cách hành chính ,giao dục đào tạo.Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Eu phát triển nhanh chóng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Eu hơn 4,5 tỉ USD/năm .Đầu tư FDI của Eu vào Việt Nam chiếm 20% tổng đầu tư FDI nước ngoài với trên 400 dự án . * Khả năng hợp tác của Việt Nam với Eu:Với việc mở rộng các nước thành viên đã đưa Eu trở thành một thị trường lớn nhất thế giới ,nhu cầu tiêu dùng của khu vực này rất lớn .Hơn nữa phần lớn các nước mới gia nhập Eu vốn là các bạn hàng truyền thống của Việt Nam Việt Nam có thể sử dụng những thị trường này như một khu vực thị trường kết nối để tiếp cận và mở rộng sang nhiều thị trường quan trọng của Eu như Pháp,Đức,Italia, Tây Ban Nha… Để khai thác hiệu quả thị trường này Việt Nam cần chú những vấn đề sau: - Cần coi Eu là thị trường chiến lược quan trọng ,có nhiều tiềm năng . - Các nước thành viên Eu đòi hỏi các tiêu chuẩn hết sức nghiêm ngặt :thuế quan,hạn ngạch ,vệ sinh an toàn thực phẩm. - Từ đó cần nghiên cứu đầy đủ về thị trường Eu để tìm ra con đường nhập thẳng hàng hóa vào thị trường Eu . - Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế nói chung và đáp ứng những khắt khe của thị trường Eu nói riêng. - Khai thác triệt hiệu quả thị trường các nước Trung và Đông Âu trong điều kiện mớ i .
  10. - Cấn có chính sách hỗ trợ phát huy hiệu quả vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở Đông Âu . II. Ngân hàng thế giới (WB) Ngân hàng thế giới (World Bank) là một tổ chức tài chính quốc tế nơi cung cấp những khoản vay nhằm thúc đầy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các trương trình vay vốn. Hình 2.1: biểu tượng và trụ sở của ngân hàng thế giới (WB) 2.1.Mục tiêu của ngân hàng thế giới (WB) - Ngân hàng thế giới tuyên bố mục tiêu chính của mình xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân các nước có thu nhập thấp và trung bình. - Ngân hàng thế giới là một trong những nguồn tài chính và kiến thức lơn nhất thế giới, hỗ trợ các nước thành viên và đầu tư vào các trung tâm y tế, trường học, điện, nước, chiến đấu với bệnh tật và bảo vệ môi trường. Các hỗ trợ này thông qua các dự án như: các khoản vay, cấp phát vốn, đầu tư kỹ thuật, hỗ trợ nghiên cứu. - Ngân hàng thế giới không phải một “ngân hàng” theo nghĩa đơn thuần. Mà ngân hàng thế giới là một tổ chức quốc tế bao ngồm 184 nước thành viên là những quốc gia phát triển và đang phát triển.
  11. - Ngân hàng thế giới được thành lập năm 1944 với tên gọi là “ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế”. Nhằm hỗ trợ tái thiết và phát triển hậu chiến thứ II. - Số lượng các nước thành viên tăng mạnh năm 1950 - 1960 khi có nhiều quốc gia dành được độc lập. Khi các nước thành viên phát triển và họ cần thay đổi, ngân hàng thế giới mở rộng và phát triển thành 5 nhóm cơ quan khác nhau: + Nhóm ngân hàng thế giới gồm 5 tổ chức thành viên đó là: Ngân Hàng Quốc Tế Tái Thiết và Phát Triển, Hội Phát Triển Quốc Tế, Công Ty Tài Chính Quốc Tế, Trung Tâm Quốc Tế Giải Quyết Mâu Thuẫn Đầu Tư, và Cơ Quan Đảm Bảo Đa Phương. Ngân Hàng Quốc Tế Tái Thiết và Phát Triển (IBRD): được chính thức thành lập ngày 27/12/1945 với trách nhiệm chính là cấp tài chính cho các nước Tây Âu để họ tái thiết kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ II và sau này là cho phát triển kinh tế ở các nước nghèo. Sau khi các nước này khôi phục kinh tế IBRD hỗ trợ kinh tế cho các nước đang phát triển không nghèo. Hội Phát Triển Kinh Tế (IDA): được thành lập năm 1960, chuyên cấp tài chính cho các nước nghèo nhất có thu nhập bình quân đầu người dưới 855$ Công Ty Tài Chính Quốc Tế (IFC): thành lập năm 1956 chuyên thúc đẩy đầu tư, tư nhân ở các nước nghèo. Trung Tâm Quốc Tế Giải Quyết Các Mâu Thuẫn Đầu Tư (ICSDI): được thành lập 1966 như một diễn đàn trung gian học giải hòa các mâu thuẫn giữa nhà đâu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư. Cơ Quan Bảo Lãnh Đầu Tư Đa Phương (MIGA): thành lập năm 1988 nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển bằng cách bảo lãnh các rủi do phi thương mại cho các nhà đầu tư nước ngoài khi học đầu tư vào các nước đang phát triển. 2.2.Chức năng và nhiệm vụ - Chức năng của WB được phân công cho các tổ chức thành viên thực hiện
  12. + IBRD và IDA đi vay (phát hành trái phiếu) cho các nước thành viên vay lại. Không phải nước thành viên nào cũng được vay WB. Cá nhân và công ty tư nhân không được vay WB. Chính phủ của các nước đang phát triển nhưng có thu nhập quốc dân đầu người/1035 USD được vay của IBRD. Chính phủ của các nước nghèo đang phát triển có thu nhập bình quân đầu người dưới 1035 USD/năm IDA (Việt Nam). Các khoản vay sẽ không đòi lãi suất có thời hạn từ 35 - 40 năm. Trong hai thập kỷ kể từ khi thành lập IBRD đã dành hơn 2/3 khoản vay của mình cho các dự án về năng lượng và giao thông vận tải. Các hoạt động của IBRD và IDA đều liên quan đến việc giúp đỡ người nghèo và mang hình thức hỗ trợ tài chính, kỹ thuật. FIC cho các dự án hỗ trợ ở các nước đang phát triển vay theo giá thị trường nhưng là vay dài hạn hoặc cấp vốn cho họ. Sự tham gia của IFC như một sự đảm bảo chô các nhà đầu tư quan tâm tới dự án và đầu tư vào dự án. MIGA cung cấp những đảm bảo cho các rủi do chính trị, thương mại để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào các nước đang phát triển. 2.3.Tổ chức bộ máy Trụ sở chính trị được đặt tai Oashinhtons Hoa Kỳ. WB có tới hơn 40 trụ sở được đặt tại các nước thành viên. WB có quan hệ chặt chẽ với IMB (quỹ tiền tệ quốc tế) 2.4. Xếp hạng của ngân hàng thế giới (WB) năm 2007 - Các nhóm nước được xếp hạng theo GIN (tổng thu nhập quốc dân/ đầu người) + Nhóm nước có thu nhập thấp dưới: 935$ + Nhóm nước có thu nhập dưới mức trung bình từ: 936$ - 3.705$ + Nhóm nước có thu nhập trên mức trung bình từ: 3.706$ - 11.455$ + Nhóm nước có thu nhập cao từ:11.455$ trở lên ( Nguồn: World Bank PR)
  13. Hình 2.2: biểu tượng của ngân hàng thế giới 2.5 Ngân hàng thế giới hỗ trợ Việt Nam Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, hiện nay cùng với sự lỗ lực rất lớn của các nguồn lực trong nước thì nước ta cũng có sự hỗ trợ rất lớn của ngân hàng thế giới trong nhiều mặt như: việc xây dựng hệ thống các cơ sở vật trất, hạ tầng, các trung tâm y tế, trường học, hệ thống mạng lưới điện nước, bảo vệ môi trường...(trường đại học Tây Bắc cũng sử dụng một nguồn vốn rất lớn của tổ chức này). III.TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI ( WTO ) WTO: Tên viết tắt của 3 chữ World Trade Organization. Ngày thành lập: 1/1/1995 Trụ sở chính: Geneva, Thụy Sỹ Thành viên: 148 nước (tính đến ngày 13/10/2004) Ngân sách: 162 triệu francs Thụy Sỹ (số liệu năm 2004). Tổng giám đốc: Supachai Panitchpakdi (Thái Lan)
  14. 1. Lịch sử hình thành và phát triển. Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organisation), gọi tắt là WTO, vốn có tiền thân là GATT (Hiệp định chung về thương mại). Chính tại vòng đàm phán của GATT tại Uruguay vào tháng 04/1994 các nước tham gia đã nhất trí thông qua “Hiệp định thành lập WTO”, chọn đặt trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ). Bản Hiệp định này có nội dung chung bao gồm: 1 lời nói đầu, 16 chương và 6 phụ lục. Hiện nay, WTO có tất cả là 150 thành viên, nước Hoàng Gia Campuchia (còn gọi là Combodia) là thành viên thứ 148 (là một trong 32 nước thành viên thuộc loại chậm phát triển của WTO). WTO là tổ chức thương mại thế giới đầu tiên mạnh dạn đưa ra các luật lệ và qui tắc mậu dịch điều chỉnh quan hệ giữa các nước trên qui mô rộng rãi toàn cầu, kể cả các qui định về giám sát và giải quyết các tranh chấp thương mại giữa các nước. 2. Cơ cấu tổ chức và mục tiêu, chức năng hoạt động. a. Cơ cấu tổ chức: Hệ thống tổ chức của WTO bao gồm : Hội nghị các Bộ trưởng (theo chương IV Hiệp Định): là cơ quan quyền lực cao nhất của WTO, bao gồm các nước thành viên, ít nhất mỗi hai năm họp một lần, có thẩm quyền quyết định các nội dung, các vấn đề liên quan đến hoạt động của WTO: Ủy Ban thương mại và phát triển. Ủy Ban ngân sách và tài chính . Ủy Ban giám sát cán cân thanh toán. Ba Ủy ban này được Hội nghị Bộ trưởng ủy quyền giải quyết các hoạt động có tính chuyên môn trên các lĩnh vực liên quan trong thời gian giữa hai kỳ họp của Hội nghị Bộ trưởng. Bên cạnh còn có các ban hoạt động có tính chuyên trách như: Ban mậu dịch
  15. hàng hóa; Ban mậu dịch dịch vụ; Ban quyền sở hữu trí tuệ, mà các thành viên tham gia là đại diện các nước thành viên WTO. Ban Thư ký WTO: là cơ quan thường trực của WTO do một Tổng Giám đốc trực tiếp điều hành. Tổng Giám đốc này do Hội Nghị Bộ trưởng bầu ra và chính Hội nghị qui định về nội dung hoạt động, quyền hạn và nhiệm vụ, cũng như các điều kiện và thời gian hoạt động. Vị Tổng giám đốc này có thẩm quyền bổ nhiệm các viên chức trong Ban Thư ký và trực tiếp giao trách nhiệm cho viên chức, cũng như việc tạo điều kiện cụ thể thực hiện công việc của Ban Thư ký. b. Mục tiêu và chức năng hoạt động của WTO. Mục tiêu: WTO tập trung vào 4 nhóm mục tiêu lớn gồm: Tự do hóa thương mại cả về hàng hóa và dịch vụ thông qua các cuộc đàm phán, loại bỏ thuế quan cùng các hạn chế về số lượng hàng hóa, các trở ngại phi thuế quan khác. Không phân biệt đối xữ thông qua chế độ tối huệ quốc (MFN) và chế độ đối xữ quốc gia (NT); vận dụng mềm dẽo các điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế theo các thoả thuận riêng và các ngoại lệ. Xây dựng và phát triển môi trường thuận lợi cho mở rộng thương mại quốc tế với đảm bảo thông suốt, chắc chắn và dự báo được các diễn biến có thể xãy ra. Tăng cường khả năng trao đổi, tham khảo ý kiến giữa các nước thành viên trong giải quyết các tranh chấp thương mại để hạn chế thiệt hại, đảm bảo thể chế hóa qui chế chung và sự tôn trọng các điều ước đã ký. Chức năng và phạm vi hoạt động của WTO: WTO là một pháp nhân được các nước thành viên công nhận, có bộ máy điều hành độc lập, thường trực và ngân sách hoạt động . WTO có các chức năng như:
  16. Xây dựng và củng cố hệ thống pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại; về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại. Rà soát các chính sách thương mại của các nước thành viên. Quản lý, theo dõi việc thực thi Hiệp định đã ký kết. Là diễn đàn đàm phán, tổ chức và phục vụ cho các cuộc đàm phán của các thành viên, cũng như các nước trong quá trình đàm phán gia nhập. Giải quyết các tranh chấp về thương mại, dịch vụ, sở hữu trí tuệ giữa các nước thành viên. Hợp tác, phối hợp liên kết với các tổ chức thương mại, tài chính khác của quốc tế như ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), v.v… để nâng cao hiệu quả hoạt động WTO. 3. Các nguyên tắc hoạt động của WTO a. Nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xữ (non discrimination) b. Nguyên tắc tạo điều kiện hoạt động thương mại ngày càng thu ận l ợi và tự do hơn thông qua đàm phán c. Nguyên tắc xây dựng môi trường kinh doanh có th ể d ự đoán tr ước d.Nguyên tắc tăng cường cạnh tranh công bằnge) Nguyên t ắc ch ấp nh ận dành một số ưu đãi thương mại cho các nước đang phát triển hoặc ch ậm phát triển 4.Các nội dung hoạt động chủ yếu của WTO a. Mậu dịch về hàng hóa ( theo GAT - General agreement on Trade):
  17. b. Áp dụng mậu dịch dịch vụ theo Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS (General Agreement on Trade in Services) c. Áp dụng Hiệp định về các khía cạnh liên hệ thương mại của quyền sở hữu trí tuệ TRIPS (Agreement on Trade related aspects of intellectual property rights) d. Áp dụng Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại TRIMS (Agreement on trade related invesment measures) 5.Các quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên WTO: a. Quyền lợi cuả các thành viên WTO Sử dụng tích cực vai trò của WTO như là diễn đàn cho các cuộc thương thuyết đa phương hay song phương trong các vấn đề thương mại. Được WTO giúp đở về kỷ thuật , thông tin và đào tạo. b.Các nghĩa vụ của các nước thành viên WTO: Phải tuân thủ thể chế điều hòa các tranh chấp thương mại trong Hiệp định về qui chế của WTO, không được kế hoạch hóa lưu thông hàng hóa giữa hai bên để dành lại ưu thế cho riêng một nước nào đó. Phải cung cấp thường xuyên , đầy đủ các thông tin về cơ cấu quản l;ý kinh tế quốc gia, chính sách ngoại thương và cả hệ thống thuế quan. 6. Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam. Tháng 1/1995: Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO. Ngày 31/1/1995: Đại hội đồng WTO đã thành lập Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO do ông Seung Ho (Hàn Quốc) làm chủ tịch. Tháng 8/1996, Việt Nam gửi tới Ban thư ký WTO "Bị Vong lục về Chế độ ngoại thương Việt Nam". Sau đó, Ban Công tác đã tổ chức 9 phiên họp để đánh giá tình hình chuẩn bị của Việt Nam và tạo điều kiện để Việt Nam trực tiếp giải thích chính sách.
  18. Đầu năm 2002, Việt Nam đã gửi Bản chào ban đầu về thuế quan và Bản chào ban đầu về dịch vụ tới WTO. Bắt đầu tiến hành đàm phán song phương với một số thành viên có yêu cầu đàm phán từ năm 2002 - 2006. 10/2004: Kết thúc đàm phán song phương với EU - đối tác lớn nhất. 5/2006: Kết thúc đàm phán song phương với Mỹ - đối tác cuối cùng trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương. Ngày 26/10/2006: Kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng. Ban Công tác chính thức thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam. Tổng cộng đã có 14 phiên họp đa phương từ tháng 7/1998 đến tháng 10/2006. Ngày 7/11/2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO. Ngày 29/11/2006, Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn kết quả thỏa thuận, và đã ủy quyền cho Chính phủ gửi đến WTO bản Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập WTO của Việt Nam. Ngày 6/12/2006: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký Lệnh công bố Nghị quyết phê chuẩn Nghị định thư. Ngày 11/12/2006: đại diện Việt Nam đã trao thư của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đến Ban Thư ký WTO, thông báo việc Quốc hội nước ta đã phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam. Ngày 11/1/2007: WTO tiến hành nghi lễ trao thẻ thành viên WTO chính thức cho Việt Nam. IV.Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Tên tiếng Anh: International Monetary Fund, viết tắt IMF.
  19. Hình 1. Logo của IMF Quỹ tiền tệ quốc tế là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu. Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington - thủ đô của Hoa Kỳ. Hình 2. Trụ sở của IMF 1. Tổ chức và mục đích IMF được mô tả như "Một tổ chức của 185 quốc gia", làm việc nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ toàn cầu, thiết lập tài chính an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, đẩy mạnh việc làm và tăng trưởng kinh tế cao, và giảm bớt đói nghèo. Vào năm 1930, khi hoạt động kinh tế ở những nước công nghiệp chính thu hẹp, nhiều nước bắt đầu áp dụng tư tưởng trọng thương, cố gắng bảo vệ
  20. nền kinh tế của họ bằng việc hạn chế nhập khẩu. Để khỏi giảm dự trữ vàng, ngoại hối, một vài nước cắt giảm nhập khẩu, một số nước phá giá đồng tiền của họ, và một số nước áp đạt các hạn chế đối với tài khoản ngoại tệ của công dân. Những biện pháp này có hại đối với chính bản thân các nước đó vì như lý thuyết lợi thế so sánh tương đối của Ricardo đã chỉ rõ mọi nước đều trở nên có lợi nhờ thương mại không bị hạn chế. Lưu ý là, theo lý thuyết tự do mậu dịch đó, nếu tính cả phân phối, sẽ có những ngành bị thiệt hại trong khi các ngành khác được lợi. Thương mại thế giới đã sa sút nghiêm trọng, khi việc làm và mức sống ở nhiều nước suy giảm. IMF đã đi vào hoạt động ngày 27 tháng 12 năm 1945, khi đó có 29 nước đầu tiên ký kết nó là những điều khoản của hiệp ước. Mục đích của luật IMF ngày nay là giống với luật chính thức năm 1944. Ngày 01/03/1947 IMF bắt đầu hoạt động và tiến hành cho vay khoản đầu tiên ngày 08/05/1947. Từ cuối đại chiến thế giới thứ 2 cho đến cuối năm 1972, thế giới tư bản đã đạt được sự tăng trưởng thu nhập thực tế nhanh chưa từng thấy. (Sau đó sự hội nhập của Trung Quốc vào hệ thống tư bản chủ nghĩa đã thúc đẩy đáng kể sự tăng trưởng của cả hệ thống.) Trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, lợi ích thu được từ tăng trưởng đã không được chia đều cho tất cả, song hầu hết các nước tư bản đều trở nên thịnh vượng hơn, trái ngược hoàn toàn với những điều kiện trong khoảng thời gian trước của những nước tư bản trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Trong những thập kỷ sau chiến tranh thế giới hai, kinh tế thế giới và hệ thống tiền tệ có thay đổi lớn làm tăng nhanh tầm quan trọng và thích hợp trong việc đáp ứng mục tiêu của IMF, nhưng điều đó cũng có nghĩa là yêu cầu IMF thích ứng và hoàn thiện cải tổ. Những tiến bộ nhanh chóng trong kỹ thuật công nghệ và thông tin liên lạc đã góp phần làm tăng hội nhập quốc tế của các thị trường, làm cho các nền kinh tế quốc dân gắn kết với nhau chặt chẽ hơn. Xu hướng bây giờ mở rộng nhanh chóng hơn số quốc gia trong IMF.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2