Kinh nghiệm và những gợi mở cho Việt Nam phát triển hệ thống đổi mới quốc gia tại một số nước châu Âu: Phần 2
lượt xem 7
download
Cuốn sách Phát triển hệ thống đổi mới quốc gia tại một số nước châu Âu: Kinh nghiệm và những gợi mở cho Việt Nam gồm 3 chương: Chương I Một số vấn đề lý luận về hệ thống đổi mới quốc gia; Chương II Thực tiễn phát triển hệ thống đổi mới quốc gia tại một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU); Chương III Hàm ý chính sách cho Việt Nam trong phát triển hệ thống đổi mới quốc gia. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh nghiệm và những gợi mở cho Việt Nam phát triển hệ thống đổi mới quốc gia tại một số nước châu Âu: Phần 2
- Chương III HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA I. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM 1. Thực trạng phát triển hệ thống đổi mới quốc gia tại Việt Nam 1.1. Cơ chế, chính sách phát triển khoa học, công nghệ Sau 35 năm cải cách nền kinh tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu tăng trưởng kinh tế đáng kể, điều này đã giúp Việt Nam từ một quốc gia nghèo trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Tuy nhiên, để tạo động lực cho tăng trưởng trong giai đoạn tiếp theo cũng như để tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần phải tái cấu trúc nền kinh tế và trở thành một quốc gia công nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó, chính sách giáo dục và chính sách khoa học, công nghệ phải đóng vai trò quan trọng. Để tạo môi trường cho phát triển khoa học và công nghệ, trong những năm qua Việt Nam đã ban hành nhiều khung pháp lý cần thiết và luôn hướng tới việc cải thiện môi trường chính sách và pháp luật, điều chỉnh hoạt động khoa học và công nghệ, liên tục được cải tổ và đổi mới mạnh mẽ, cụ thể: 192
- - Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000 và hiện là Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 được coi là xương sống cho sự đổi mới. Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 ban hành thay thế Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000 đã mang lại nhiều bước tiến quan trọng trong quá trình thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển, trong đó nhấn mạnh đến đổi mới sáng tạo tại các doanh nghiệp. - Bên cạnh đó còn một số luật hỗ trợ khác như: Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019; Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2018; Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 và hiện nay là Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017; Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007, sửa đổi, bổ sung năm 2018; Luật Công nghệ cao năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014 và Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2018. - Ngoài việc ban hành các quy phạm pháp luật kể trên, Việt Nam còn đưa ra Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020 đã được phê duyệt năm 2012 (Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012). - Thông tư liên tịch số 121/2014/TTLT-BTC-BKHCN ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. - Thông tư số 90/2017/TT-BTC ngày 30/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc thực hiện cơ chế tự chủ tài 193
- chính đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập (thay thế Thông tư liên tịch số 121/2014/TTLT-BTC-BKHCN). - Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 01/9/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, xử lý tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. - Thông tư số 63/2018/TT-BTC ngày 30/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước (thay thế Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BKHCN-BTC). - Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước. - Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT/BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Tài chính quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước... Những hành lang pháp lý này đã tạo lập một nền tảng và môi trường thiết yếu cho phát triển hệ thống đổi mới quốc gia tại Việt Nam. 1.2. Chủ thể tham gia vào hệ thống đổi mới quốc gia Hệ thống đổi mới quốc gia của Việt Nam có chủ thể tham 194
- gia từ các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp đến các trường đại học và các viện nghiên cứu. Tuy nhiên, vai trò của các chủ thể đó còn khá mờ nhạt, thể hiện qua: sự yếu kém trong các mối quan hệ tương tác giữa các thành phần trong hệ thống đổi mới quốc gia, đồng thời cũng còn những điểm không phù hợp trong khung thể chế nói chung để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo. Nhìn chung, mối tương tác giữa các chủ thể tham gia và các luồng thông tin tri thức vẫn còn nhiều hạn chế như: 1.2.1. Các cơ quan quản lý nhà nước Hiện nay, tại Việt Nam chưa có cơ quan của Chính phủ chuyên trách về chính sách đổi mới sáng tạo, nhưng Bộ Khoa học và Công nghệ được xem như cơ quan nhà nước có chức năng giúp Chính phủ trong việc hoạch định, xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, bộ phận cơ bản nhất cấu thành hệ thống đổi mới quốc gia. Bên cạnh Bộ Khoa học và Công nghệ, còn có Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia cũng được thành lập và các cơ quan tham vấn của Chính phủ về những vấn đề quan trọng đến chính sách phát triển khoa học và công nghệ quốc gia. Ở Việt Nam, các cơ quan hoạch định chính sách phát triển hệ thống đổi mới quốc gia bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chính phủ, các bộ/ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các vụ khoa học và công nghệ của các bộ/ngành cũng như các tổ chức cơ quan nghiên cứu và phát triển, các doanh nghiệp, các trường đại học tham gia vào quá trình hoạch định chính sách trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. 195
- 1.2.2. Doanh nghiệp Trong hệ thống đổi mới quốc gia, các doanh nghiệp của Việt Nam chưa thể hiện được nhiều vai trò của mình, nguyên nhân là do tiềm lực tài chính và quy mô nhỏ, hệ thống doanh nghiệp của Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm tới 98%). Các doanh nghiệp nhỏ và vừa dường như không đầu tư vào các sản phẩm mới. Thay vào đó, họ đang đầu tư vào quy trình mới với cải tiến công nghệ và sửa đổi sản phẩm. Ở giai đoạn phát triển hiện nay, điều này có thể chứng minh chiến lược đúng đắn. Tuy nhiên, để phát triển trong tương lai, đầu tư vào đổi mới sản phẩm sẽ chứng minh điều cần thiết. Hiện nay, Việt Nam đang ngày càng hội nhập quốc tế một cách sâu rộng thông qua việc tham gia hàng loạt các định chế tài chính, thương mại toàn cầu cũng như tham gia các hiệp định thương mại tự do với các nước và khu vực trên thế giới. Cùng với quá trình hội nhập là quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn lực quan trọng góp phần đẩy nhanh sự phát triển nền kinh tế của đất nước, bổ sung nguồn vốn đáng kể cho tăng trưởng, chuyển giao công nghệ, tăng cường khả năng xuất khẩu cũng như tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao mức sống cho người dân. Ngoài ra, FDI còn có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đến nay, Việt Nam có tỷ lệ tổng vốn đầu tư trực tiếp trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội lên đến 22-25% theo từng năm. Đây là một tỷ lệ tương đối cao và đi kèm với đó là kỳ vọng luồng sinh khí công nghệ mới sẽ theo nguồn 196
- vốn này chảy vào Việt Nam, giúp phát triển mặt bằng công nghệ Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI của Việt Nam và có xu hướng ngày càng bị tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực. Cụ thể, năm 2009, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 57 trên thế giới về tiêu chí này nhưng đến năm 2014, Việt Nam đã tụt xuống ở vị trí thứ 103, giảm 46 bậc sau 5 năm, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Malaixia đứng thứ 13, Thái Lan (36), Inđônêxia (39), Campuchia (44). Năm 2017, Việt Nam được xếp hạng 55 trên 137 quốc gia, là thứ hạng cao nhất của Việt Nam kể từ khi Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đưa ra chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia vào năm 2006 (WEF công bố Báo cáo thường niên về năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCR 2017 - 2018)). Với thứ hạng này, Việt Nam xếp trên một số nước ASEAN như Philíppin (56), Campuchia (94), Lào (98), nhưng xếp dưới Inđônêxia (36), Thái Lan (32), Malaixia (23), Xingapo (3), và hai nền kinh tế lớn của châu Á là Trung Quốc (27) và Ấn Độ (40). Ngành công nghệ cao tăng nhanh, đóng góp về giá trị gia tăng 12,2% là ngành điện tử, máy tính và sản phẩm quang học. Tuy được coi là ngành công nghệ cao, nhưng thực tế, các công đoạn được thực hiện ở Việt Nam chỉ là lắp ráp, mang tính thủ công và chưa có yếu tố công nghệ cao. Số hợp đồng chuyển giao công nghệ với số dự án FDI thì gần 14.000 dự án FDI mới có khoảng 600 hợp đồng chuyển giao công nghệ (chiếm tỷ lệ 4,28%). Về chất lượng của các công nghệ được chuyển giao, hơn 80% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ trung bình 197
- của thế giới, 14% ở mức thấp và lạc hậu, chỉ có 5-6% sử dụng công nghệ cao1. Số doanh nghiệp tham gia nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ hiện nay chiếm tỷ trọng gần 9%, tỷ trọng này có khuynh hướng gia tăng, tuy nhiên, tỷ trọng doanh nghiệp làm việc trực tiếp liên quan đến nghiên cứu khoa học và phát triển chỉ khoảng 351 doanh nghiệp, con số quá ít so với quy mô trên 560.000 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả kinh doanh tại Việt Nam hiện nay. 1.2.3. Hệ thống giáo dục bậc đại học Nhu cầu học của Việt Nam trong thời gian qua đã có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng, đặc biệt ở cấp đại học. Cụ thể: tăng gần hai lần từ 893.754 người năm 2000 lên 1.499.200 người năm 2018 cùng với nhu cầu giáo dục đại học tăng lên. Hơn 10 năm qua đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của ngành giáo dục đại học ở Việt Nam về việc mở rộng năng lực của các tổ chức hiện có (bao gồm nâng cấp các trường cao đẳng lên đại học) và thành lập các trường đại học và cao đẳng mới (cả công và tư). Có nhiều loại cơ sở giáo dục khác nhau trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam như công lập, dân lập. Chính phủ hỗ trợ các trường công lập để bảo đảm vai trò quan trọng của chủ trương này trong hệ thống giáo dục quốc dân. Về cơ bản có hai nhóm cơ sở giáo dục rộng lớn ở Việt Nam; tổ chức truyền thống đơn ngành hoặc chuyên ngành và trường đại học đa ngành, cụ thể: tính ______________ 1. Lê Văn Hùng: FDI và tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam - Ngụ ý đối với dòng vốn FDI từ EU, Viện Kinh tế Việt Nam, 2017. 198
- đến cuối năm 2019, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam có khoảng 237 trường đại học, học viện (bao gồm 172 trường công lập, 65 trường tư thục và dân lập), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ. Tổng số giảng viên là 73.132 người (56.990 người tại các cơ sở đại học công lập và 16.142 người tại các cơ sở đại học ngoài công lập), trong đó có: 542 giáo sư, 4.323 phó giáo sư, 21.977 tiến sĩ, 44.119 thạc sĩ, 6.543 cử nhân và 493 ở trình độ khác1. Trong những năm qua, chất lượng giáo dục bậc đại học ở Việt Nam có sự gia tăng và đang cố gắng tiệm cận với khu vực và quốc tế, cụ thể: Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến ngày 31/7/2021 cả nước đã có 160 cơ sở giáo dục đại học và 10 trường cao đẳng sư phạm đạt tiêu chuẩn kiểm định theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam, chiếm hơn 50% tổng số các trường đại học, học viện trong cả nước. Có 7 cơ sở giáo dục đại học được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn nước ngoài của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network - AUN) và Hội đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học (HCERES) của Pháp2. Về kiểm định chương trình đào tạo, có 121 chương ______________ 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Số liệu thống kê giáo dục đại học năm học 2019-2020, 2021, https://moet.gov.vn/thong-ke/Pages/thong-ko-giao-duc- dai-hoc.aspx?ItemID=7389. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Danh sách các cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục, 2021, https://moet.gov. vn/giaoducquocdan/khao-thi-va-kiem-dinh-chat-luong-giao-duc/Pages/ Default.aspx?ItemID=7469. 199
- trình đào tạo của 38 trường đại học được đánh giá và công nhận theo tiêu chuẩn trong nước và 190 chương trình đào tạo của 34 trường đại học, học viện được đánh giá và công nhận theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế1. Có 4 cơ sở giáo dục đại học (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đứng trong nhóm 801-1.000 trường đại học tốt nhất toàn cầu. Trường Đại học Tôn Đức Thắng thuộc nhóm 1.001-1.200, còn Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong nhóm 1.201+) được bảng xếp hạng đại học thế giới cho năm 2022: QS World University Rankings 2022 (QS WUR 2022)2; có 8 trường đại học được xếp trong danh sách 500 trường đại học tốt nhất châu Á3. Đặc biệt, đến nay, đã có gần 550 chương trình hợp tác và liên kết đào tạo đang hoạt động giữa 85 cơ sở giáo dục Việt Nam với 258 cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thuộc 33 quốc gia và vùng lãnh thổ4. Mặc dù số liệu thống kê chính thức chỉ ra rằng chất lượng giáo dục bậc đại học của Việt Nam trong thời gian qua có sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như: ______________ 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Danh sách các chương trình đào tạo được đánh giá/công nhận (cập nhật đến ngày 31/7/2020), 2021, https://moet. gov.vn/giaoducquocdan/khao-thi-va-kiem-dinh-chat-luong-giao-duc/ Pages/ Default.aspx?ItemID=6838. 2. Topuniversities: QS World University Rankings 2022, 2021, https://www.topuniversities.com/university-rankings/world-university- rankings/2022. 3. Topuniversities: QS Asia University Rankings 2020, 2020, https://www.topuniversities.com/university-rankings/asian-university- rankings/2020. 4. Báo Điện tử Chính phủ: Học sinh đi du học chủ yếu ở các thành phố lớn, http://baochinhphu.vn/Giao-duc/Hoc-sinh-di-du-hoc-chu-yeu-o- cac-thanh-pho-lon/372288.vgp, 2020. 200
- - Chưa cung cấp đủ cho người sử dụng lao động những nhân viên có trình độ cần thiết và chưa chuẩn bị được cho sinh viên những công việc mà họ có thể hy vọng sẽ có trong tương lai. Ngoài ra, hệ thống giáo dục đại học bị chênh lệch về một số ngành (gần 50% đăng ký vào kinh tế, kinh doanh và giáo dục; chỉ 15% trong khoa học và công nghệ). - Lĩnh vực nghiên cứu trong hệ thống giáo dục đại học không được như mong đợi. Thời gian qua, hoạt động nghiên cứu khoa học tại các trường đại học trong nước luôn bị đánh giá thấp cả về tầm vóc lẫn tính hiệu quả của các đề tài nghiên cứu khoa học, hầu hết hoạt động của các trường đại học chỉ mới chú trọng công tác đào tạo, giảng dạy, còn hoạt động nghiên cứu khoa học chưa được quan tâm đúng tầm, nên đang yếu cả về chất và lượng. Nghiên cứu khoa học trong nhà trường còn đáp ứng nhu cầu mà xã hội và nền kinh tế đòi hỏi như chế tạo các sản phẩm có chất lượng, chế tạo máy móc, công cụ... để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, mục tiêu này vẫn chưa được như kỳ vọng. Việc nghiên cứu khoa học tại các trường đại học trên cả nước đang gặp nhiều khó khăn, xuất phát từ những nguyên nhân sau: Thứ nhất, cơ chế thu hút, ưu đãi giảng viên tham gia vào nghiên cứu khoa học chưa thực sự hiệu quả, thiếu sự liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp để tạo đầu ra cho nghiên cứu. Thứ hai, chất lượng đề tài chưa tương xứng với kinh phí, cơ chế giám sát và đánh giá năng lực nghiên cứu của chủ 201
- nhiệm đề tài còn yếu, phân bổ kinh phí dựa trên số lượng người nghiên cứu có học hàm, học vị. Thứ ba, về kinh phí, đây là vấn đề then chốt nhất và vướng mắc nhất của nghiên cứu khoa học trong trường đại học. Hằng năm, ngân sách nhà nước đầu tư cho nghiên cứu khoa học là 2% = 0,5% GDP. Trong số này, Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ nhận được khoảng 8 - 10% tổng chi ngân sách. Số kinh phí này còn ít nhưng cũng hơn so với một số nước như Inđônêxia, Philíppin... Tuy nhiên, số kinh phí này lại phân chia chưa hợp lý, dàn trải giữa trung ương và địa phương, giữa cơ quan này với cơ quan khác... Vì thế, kinh phí thực sự cho nghiên cứu khoa học tại trường đại học rất hạn chế, đôi khi giáo viên chỉ coi nghiên cứu khoa học là điều kiện bắt buộc phải hoàn thành. Thứ tư, về chế độ đãi ngộ. Vấn đề này phụ thuộc vào tầm nhìn và nhận thức của lãnh đạo. Các yếu tố nói trên còn nhiều hạn chế, nên người nghiên cứu không chuyên tâm vào nghiên cứu khoa học. 1.2.4. Các tổ chức nghiên cứu Cho đến nay, khu vực công đóng vai trò chính trong hệ thống đổi mới ở Việt Nam. Hiện cả nước có 640 tổ chức khoa học và công nghệ là đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, về cơ bản, các tổ chức khoa học và công nghệ này đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Nhiều tổ chức đã thực hiện thành công cơ chế tự chủ với doanh thu hàng 202
- trăm tỷ mỗi năm và thu nhập của cán bộ gấp nhiều lần lương ngạch bậc. Bên cạnh đó có 3.590 tổ chức đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, trong đó có 1.629 tổ chức công lập và 1.961 tổ chức ngoài công lập (1.819 tổ chức ở trung ương và 1.771 tổ chức ở các địa phương). Nguồn nhân lực làm trong lĩnh vực khoa học và công nghệ gần 168.000 người, trong đó, khu vực nhà nước có hơn 141.000 người (84%), ngoài nhà nước hơn 23.000 người (14%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có khoảng 3.500 người (2%). Tổng số cán bộ nghiên cứu toàn thời gian của Việt Nam có gần 63.000 người (7 người/vạn dân)1. 1.3. Các hoạt động phát triển đổi mới - sáng tạo Hiện nay, hoạt động khoa học và công nghệ phần lớn được đầu tư từ ngân sách nhà nước. Điều này được quy định cụ thể tại Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Bình quân hằng năm, đầu tư ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ với mức kinh phí vào khoảng 1,4 - 1,85% tổng chi ngân sách nhà nước, chiếm từ 0,4 đến 0,6% GDP. ______________ 1. Bộ Khoa học và Công nghệ: Báo cáo cung cấp thông tin phục vụ đại biểu Quốc hội, số 589/BKHCN-VP, https://quochoi.vn›vankien›Lists› Attachments, 2018. 203
- Bảng 3.1. Tổng chi cho khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2010 - 2019 Chi khoa học và công Tỷ lệ chi khoa học và Tỷ lệ chi khoa học và nghệ (tỷ đồng) công nghệ so với tổng công nghệ so với chi chi theo dự toán của thường xuyên (%) Quốc hội (%) Năm Tổng NSTW NSĐP Tổng NSTW NSĐP Tổng NSTW NSĐP 2010 4.144 2.973 1.171 0,64 0,98 0,34 1,10 1,70 0,58 2011 5.758 4.382 1.376 0,73 1,21 0,32 1,23 2,06 0,54 2012 5.918 4.464 1.454 0,60 1,03 0,27 0,98 1,68 0,43 2013 6.593 4.983 1.610 0,61 0,97 0,28 0,94 1,53 0,43 2014 7.028 5.338 1.690 0,64 1,07 0,28 0,97 1,69 0,41 2015 9.392 7.546 1.846 0,74 1,27 0,27 1,19 2,12 0,43 2016 9.440 7.622 1.818 0,73 1,29 0,26 1,15 2,06 0,40 2017 11.243 8.731 2.512 0,81 1,23 0,37 1,25 2,16 0,51 2018 12.190 9.440 2.750 0,80 1,26 0,36 1,30 2,22 0,53 2019 12.825 9.895 2.930 0,79 1,22 0,36 1,28 2,18 0,54 Nguồn: Bộ Tài chính1. Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ từ năm 2010 đến năm 2019 đều có xu hướng tăng: Năm 2010 là 4.144 tỷ đồng (trong đó, ngân sách trung ương là 2.973 tỷ đồng và ngân sách địa phương là 1171 tỷ đồng), đến năm 2019 đạt 12.825 tỷ đồng (ngân sách trung ương là 9.895 tỷ đồng và ngân sách địa phương là 2.930 tỷ đồng), qua đó cho ______________ 1. Số liệu từ năm 2010 đến năm 2016 là số liệu quyết toán, số liệu từ năm 2017 đến năm 2019 là số liệu dự toán. 204
- thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động khoa học và công nghệ. Nhìn chung, đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng, trong tổng đầu tư cho khoa học và công nghệ chủ yếu đầu tư tập trung vào: (i) Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, các nhiệm vụ nhà nước chiếm 50%; (ii) Con người chiếm 25%; (iii) Đầu tư để hỗ trợ đề tài cấp bộ, ngành chiếm 15%; Đầu tư để tăng cường cơ sở vật chất chiếm 15%. Và đầu tư từ ngân sách nhà nước để phát triển khoa học và công nghệ được phân cấp: Ngân sách trung ương thường chiếm tỷ trọng từ 70-75% và ngân sách địa phương chiếm tỷ trọng 25- 30% (theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ). Ngoài ra, Việt Nam cũng nỗ lực tăng cường khuyến khích tài chính cho đầu tư vào khoa học, công nghệ và đổi mới. Chính phủ mở rộng ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp tham gia vào R&D và để đầu tư vào máy móc và thiết bị công nghệ tiên tiến bao gồm miễn thuế VAT cho máy móc phải nhập từ nước ngoài, khấu trừ thuế cho chi tiêu vào khoa học và công nghệ, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho thu nhập từ các hợp đồng liên quan đến khoa học và công nghệ và chia cổ tức từ các công ty cổ phần. Ngoài các ưu đãi chung dành cho tất cả các doanh nghiệp, cụ thể lĩnh vực công nghệ bao gồm thông tin công nghệ, công nghệ sinh học, vật liệu xây dựng và công nghệ tự động hóa. Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF) đã được phê duyệt thành lập vào năm 2015 cho phép các công ty đầu tư vào công nghệ có thể tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn, nhưng 205
- điều này vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Quỹ này nhằm cung cấp hỗ trợ tài chính để thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cải tiến công nghệ; đẩy nhanh chuyển giao công nghệ cho miền núi và vùng sâu, vùng xa; hỗ trợ khởi nghiệp doanh nghiệp công nghệ hoặc cơ sở ươm tạo; tăng cường nguồn nhân lực trong công nghệ chuyển giao và cải tiến kỹ thuật. Hiệu suất đổi mới Để đánh giá hiệu suất đổi mới sáng tạo của quốc gia, hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam đang sử dụng bộ Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII), là bộ công cụ đánh giá xếp hạng năng lực đổi mới sáng tạo của các quốc gia, được Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) phối hợp với Viện INSEAD và Đại học Cornell, Hoa Kỳ xây dựng lần đầu tiên vào năm 2007 và cho đến nay vẫn tiếp tục được hoàn thiện. Bộ chỉ số này mang tính toàn diện, phản ánh được tất cả các khía cạnh của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, bao gồm cả các yếu tố về thể chế, cơ sở hạ tầng, thị trường,... Dựa vào bộ chỉ số này có thể thấy Việt Nam đang được đánh giá ở mức khá cao so với các nước cùng trình độ và ở mức trung bình trên thế giới. Cụ thể: Kể từ năm 2017 đến nay, Việt Nam đã sử dụng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu như một công cụ quản lý điều hành quan trọng và đã phân công các bộ, cơ quan, địa phương có trách nhiệm cải thiện chỉ số này, trong đó, Bộ Khoa học và Công nghệ được giao nhiệm vụ là đầu mối theo dõi, điều phối chung. 206
- Với những nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ cùng với các bộ, ngành, địa phương, các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, chỉ số GII của Việt Nam liên tục được cải thiện, từ vị trí thứ 59 (năm 2016) lên vị trí thứ 42 (năm 2020). Theo công bố mới nhất của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới của Liên hợp quốc (WIPO) về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2020 thì Việt Nam tiếp tục giữ vị trí thứ 42 trong bảng xếp hạng. Năm 2019 Việt Nam cũng đứng thứ 42/129. Với thứ hạng này, Việt Nam giữ vị trí số một trong nhóm 29 quốc gia có cùng mức thu nhập và đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, so với năm 2019, nhóm chỉ số đầu vào, tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo tăng 1 bậc, trong đó trình độ phát triển kinh doanh tăng 30 bậc từ vị trí 69 lên 39. Trong nhóm chỉ số đầu ra, chỉ số về các sản phẩm sáng tạo tăng 9 bậc (từ vị trí 47 lên 38); chỉ số hợp tác viện trường - doanh nghiệp tăng 10 bậc (từ vị trí 75 lên 65); chỉ số công bố bài báo khoa học và kỹ thuật tăng 13 bậc (từ vị trí 74 lên 61); năng lực hấp thụ tri thức tăng 13 bậc (từ vị trí 23 lên 10). Đặc biệt, chỉ số giá trị thương hiệu toàn cầu lần đầu tiên được sử dụng để đánh giá xếp hạng cũng ghi nhận kết quả tốt của Việt Nam khi đứng ở vị trí thứ 19 với 33 thương hiệu nằm trong Top 5.000 thương hiệu hàng đầu1. 2. Một số nhận xét và đánh giá 2.1. Những kết quả đạt được Xây dựng môi trường thuận lợi hơn cho phát triển hệ ______________ 1. WIPO: Global Innovation Index 2020, tải ngày 20/9/2020, https://www.wipo.int/global_innovation_index/en/2020/. 207
- thống đổi mới quốc gia kể từ năm 2007 đến nay, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tuân thủ các cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho các doanh nghiệp và các viện nghiên cứu, các trường đại học. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã không ngừng bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình và thực hiện hội nhập quốc tế. Việt Nam đã xây dựng và ban hành một số hệ thống khung pháp lý tương đối đồng bộ và đầy đủ cho các chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo như: Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Thương mại; Luật Công nghệ thông tin; Luật Giao dịch điện tử; Luật Khoa học và công nghệ; Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật Chuyển giao công nghệ; Luật Công nghệ cao; Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá; Luật Đầu tư; Luật Doanh nghiệp; Luật Giáo dục... Trong đó nhiều luật đã được sửa đổi, bổ sung, thể chế hóa những quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó là hệ thống các văn bản (nghị định, thông tư) hướng dẫn thi hành. Ngoài các đạo luật quan trọng trên, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm khuyến khích việc đầu tư cho khoa học và công nghệ, thúc đẩy việc ứng dụng và đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Đặc biệt, năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 677/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 quyết định về Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2020. Để hình thành và phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ hình thành hệ thống đổi mới quốc 208
- gia ở Việt Nam, một số cơ sở ươm tạo doanh nghiệp đã được hình thành tuy vẫn còn hạn chế về số lượng. Đặc biệt, trong những năm gần đây, một số tổ chức nghiên cứu và phát triển tiên tiến đã được Chính phủ thành lập, với mục đích tạo ra những đột phá trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và các sản phẩm nghiên cứu chất lượng cao. Các tổ chức này được đầu tư xứng tầm và hoạt động với cơ chế đặc thù mang tính tự chủ cao, ví dụ như Viện Toán cao cấp, Viện V-KIST, Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel... Ngoài ra, một số viện nghiên cứu và phát triển thuộc khu vực doanh nghiệp tư nhân cũng được thành lập như Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn thuộc Vintech và Viện Nghiên cứu công nghệ cao Vin Hi-Tech (Tập đoàn Vingroup), Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup... Một nỗ lực lớn hướng tới đổi mới sáng tạo là việc thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm thực hiện hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ. Hay việc thành lập Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia với sứ mệnh hình thành và phát triển Mạng lưới khởi nghiệp quốc gia. Việt Nam hiện nay đã bước đầu thiết lập được mối quan hệ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp là các chủ thể trung tâm của hệ thống đổi mới quốc gia. Thị trường công nghệ, các tổ chức trung gian tư vấn, môi giới về công nghệ bắt đầu được hình thành và phát triển. Chợ công nghệ - thiết bị (Techmart) và Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Techfest) đã bước đầu cho thấy 209
- hiệu quả không những đẩy mạnh liên kết các viện nghiên cứu, trường đại học với các doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp tìm hiểu, tiếp nhận chuyển giao các kết quả nghiên cứu, mà còn góp phần phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các địa phương trong vùng, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp vùng với hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia. Với sự chuyển dịch chính sách, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, trong mấy năm gần đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới và chuyển giao công nghệ; tập trung phát triển các sản phẩm theo chuỗi giá trị sản xuất; hỗ trợ 43 doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; tiến hành rà soát, tái cơ cấu các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia theo hướng coi doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống đổi mới quốc gia... Theo Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2019 (GII 2019)1, Việt Nam đã tăng 3 bậc, từ vị trí 45 lên vị trí 42 trên tổng số 129 nền kinh tế được xếp hạng. Đây là năm thứ ba liên tiếp Việt Nam tăng hạng và vị trí 42 cũng là vị trí cao nhất mà Việt Nam từng đạt được từ trước đến nay. Thứ hạng năm 2019 của Việt Nam đã được cải thiện 17 bậc so với thứ hạng năm 2016 và đưa Việt Nam vươn lên xếp thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia có thu nhập trung bình thấp và đứng thứ 3 trong ASEAN sau Xingapo và Malaixia. Kết quả ______________ 1. WIPO: Global Innovation Index 2019, tải ngày: 20/8/2020, https://www.wipo.int/publications/en/details.jsp?id=4434#:~:text=The%20 Global%20Innovation%20Index%202019,education%2C%20infrastructur e%20and%20business%20sophistication, 2019. 210
- chỉ số GII năm 2019 cho thấy Việt Nam đã đạt được nhiều chỉ tiêu Chính phủ đặt ra cho năm 2019 và 2021. Về cơ chế tài chính cho hệ thống đổi mới quốc gia, ngay từ những năm 1990, Việt Nam đã sử dụng một số chương trình khoa học và công nghệ với các ưu tiên khác nhau như hỗ trợ tài chính cho việc thiết lập các yếu tố của hệ thống đổi mới quốc gia. Ngoài ra, Việt Nam còn xây dựng các cơ chế chính sách nhằm đa dạng hóa các nguồn tài chính và xã hội hóa các hoạt động khoa học và công nghệ như thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Bộ Khoa học và Công nghệ đã thành lập Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ để hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ ở Việt Nam. Đặc biệt, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia có vốn điều lệ lên đến 1.000 tỷ đồng đã được thành lập theo Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 05/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Quỹ nhằm nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp Việt Nam, thúc đẩy thương mại hóa các ý tưởng sáng tạo thành các sản phẩm mới, dịch vụ mới,... Để hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển và hoạt động đổi mới, Việt Nam đã thực hiện một loạt chính sách và chương trình trọng điểm cấp nhà nước về khoa học và công nghệ như: Chương trình sản phẩm trọng điểm quốc gia; Chương trình phát triển công nghệ cao quốc gia; Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; Chương trình xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước; Chương trình 211
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia - Kinh tế truyền thông: Lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm
890 p | 30 | 12
-
Kinh nghiệm của một số quốc gia về xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức
12 p | 125 | 9
-
Phát triển công nghiệp văn hóa ở các nước Đông Á và bài học kinh nghiệm để phát triển sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam
16 p | 20 | 9
-
Viết về nghề nhà văn: Phần 2
153 p | 13 | 8
-
Kinh nghiệm và những gợi mở cho Việt Nam phát triển hệ thống đổi mới quốc gia tại một số nước châu Âu: Phần 1
193 p | 15 | 7
-
Đánh giá và sử dụng cán bộ ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay
7 p | 69 | 6
-
Chính sách về nguồn nhân lực của Đài Loan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
13 p | 57 | 5
-
Kinh nghiệm xây dựng môi trường học tiếng Anh của trường Sĩ quan Chính trị
7 p | 85 | 5
-
Chia sẻ chi phí trong giáo dục đại học: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý đối với Việt Nam
6 p | 23 | 2
-
Sử dụng phần mềm mô phỏng cho vi điều khiển ứng dụng trong giảng dạy
5 p | 82 | 2
-
So sánh các chủ nghĩa xã hội thị trường: Những điều gợi mở từ kinh nghiệm của Hungari đối với Việt Nam đương đại
10 p | 74 | 2
-
Chia sẻ kinh nghiệm viết bài báo khoa học
5 p | 10 | 1
-
Kinh nghiệm phát triển hệ thống đổi mới quốc gia ở một số nước châu Á và bài học cho Việt Nam
7 p | 42 | 1
-
Về mô hình trường đại học chất lượng cao: Kinh nghiệm Trung Quốc và những gợi ý cho Việt Nam
8 p | 41 | 1
-
Về mô hình phát triển Đông Á và Đông Nam Á: Trách nhiệm của nhà nước và vấn đề sử dụng bài học kinh nghiệm của 4 con rồng
11 p | 21 | 1
-
Về mô hình phát triển Đông Á và Đông Nam Á: Trách nhiệm của nhà nước và vấn đề sử dụng bài học kinh nghiệm của 4 con rồng (Tiếp theo và hết)
10 p | 30 | 1
-
Kinh nghiệm chuyển đổi số trong quản trị giáo dục đại học trên thế giới - một số gợi ý cho Việt Nam
10 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn