intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LIÊN QUAN ĐẾN HOA SEN - MỘT SỐ THUẬT NGỮ CẦN TRAO ĐỔI

Chia sẻ: Tran Bich Ngoc | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

81
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo cách gọi truyền thống từ các nhà nghiên cứu trước đây, hiện tượng đồ án có tính tổ hợp giữa hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn sẽ tùy theo từng trường hợp được gọi là hoa sen cách điệu, hoa cúc cách điệu hay hoa mẫu đơn cách điệu. Chữ “cách điệu” được hiểu như một quá trình biến đổi, tái cấu trúc các cấu tạo tự nhiên của một bông hoa thành một dạng thức đồ án đậm chất nghệ thuật. Cách thức diễn giải như vậy rất phù hợp với mỹ học phương Tây, với hệ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LIÊN QUAN ĐẾN HOA SEN - MỘT SỐ THUẬT NGỮ CẦN TRAO ĐỔI

  1. LIÊN QUAN ĐẾN HOA SEN - MỘT SỐ THUẬT NGỮ CẦN TRAO ĐỔI 1. Thuật ngữ hoa bảo tiên Theo cách gọi truyền thống từ các nhà nghiên cứu trước đây, hiện tượng đồ án có tính tổ hợp giữa hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn sẽ tùy theo từng trường hợp được gọi là hoa sen cách điệu, hoa cúc cách điệu hay hoa mẫu đơn cách điệu. Chữ “cách điệu” được hiểu như một quá trình biến đổi, tái cấu trúc các cấu tạo tự nhiên của một bông hoa thành một dạng thức đồ án đậm chất nghệ thuật. Cách thức diễn giải như vậy rất phù hợp với mỹ học phương Tây, với hệ thống đào tạo của các trường Mỹ thuật trước đây. Nhưng trong lĩnh vực Mỹ thuật tôn giáo (Tín ngưỡng), bất cứ một hình tướng nào cũng liên quan đến thế giới biểu tượng, những ý niệm tôn giáo – tín ngưỡng. Chúng ta không thể gọi kỳ lân là hươu cách điệu, nghê là chó cách điệu, phượng hoàng là đại bàng cách điệu... Hoặc như con rồng được tổ hợp các tướng dữ từ chim ưng, cá sấu, hổ, cá… thì không biết phải gọi là cách điệu của con gì! Bảo tướng hoa, như tên gọi cho ta hình dung đây là loài hoa quý tổ hợp nhiều dạng thức cao quý của các loài hoa khác, mà cụ thể là hoa sen, hoa mẫu đơn và hoa cúc. Bảo tướng hoa hay còn có một số tên gọi khác như hoa Bảo tiên, hoa Bảo hoa. Cuốn sách Mẫu hoa văn dân gian biểu thị những điều tốt lành do Hoài Phương sưu tầm – NXB Văn hóa Thông tin – 2004, dịch là hoa Bảo tiên. Công thức tổ chức đồ án dạng hoa này lấy hoa sen, hoa mẫu đơn và hoa cúc làm chủ thể. Cách thức cấu tạo này khi ến bông hoa trở nên đẹp một cách kỳ ảo. Lịch sử của sự phát triển đồ án này liên quan đến quá trình Phật giáo thâm nhập vào Trung Hoa. Những chứng tích khảo cổ cho thấy đồ án này bắt đầu thịnh hành ở Trung Quốc từ thời Ngụy Tấn, Nam Bắc triều. ở phía sau một tấm gương đồng (giai đoạn này) đường kính 13 cm xuất hiện đồ án tám bông hoa bảo tướng xoay quanh núm gương được trang trí hình hoa đào. Sang tới thời Đường, đồ án này phát triển đến giai đoạn cực thịnh. Người ta thấy nó trên các đồ tế khí, ngự dụng với đa dạng các chất liệu từ vải vóc, kim khí hay sành sứ. Sự phát triển của đồ án thực vật có liên quan tới Phật giáo đã dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng truyền thống mỹ học Trung Hoa. Nếu như những đồ án từ thời Xuân Thu, Chiến Quốc đến Tần, Hán, chủ thể chính vẫn là hình các loài cầm thú và hình kỷ hà. Cho tới thời Ngụy Tấn, Nam Bắc triều, tại các Phật động (thạch quật) trên các bức bích hoa chúng ta thấy cơ man là cỏ cây hoa lá. Nỗ lực thâm nhập, dung hòa, tiếp biến của Phật giáo đã đưa hoa sen vào cùng với hoa mẫu đơn (Nho giáo) và hoa cúc (Lão giáo) như một thông điệp của tam giáo đồng nguyên. ở Việt Nam, đồ án bảo tướng hoa phát triển mạnh thời Lý - Trần, không chỉ trong chùa chiền mà cả chốn cung đình. Hoa bảo tiên ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh), Long Đọi (Hà Nam) thời Lý, ở tháp chùa Phổ Minh – thời Trần là những đồ án xu ất sắc nhất về nghệ thuật. Sang tới thời Lê, dù cho Nho giáo chiếm vai trò chủ đạo (có lẽ chỉ trên phương diện chính trị), đồ án hoa bảo tiên vẫn phát triển mạnh mẽ. Trên bậc điện Kính Thiên (Hà Nội) hoa bảo tiên được chạm khắc vô cùng tinh tế. Một minh chứng rõ nét nữa, trong hệ thống hoa văn xuất hiện trên bia đề danh tiến sỹ ở Văn Miếu Hà Nội thời Lê - Mạc, hoa bảo tiên được trông thấy nhiều nhất trong các dạng đồ án thực vật. Như vậy hoa bảo tiên đã tồn tại không chỉ trên sách vở và có một bề dày lịch sử trong mỹ thuật Việt.
  2. 2. Thuật ngữ ngói cánh sen Cũng liên quan đến hoa sen, có một thuật ngữ rất đáng ngờ là ngói mũi hài – mà ở bài viết này, chúng tôi đề nghị nên thống nhất gọi là ngói cánh sen. Trong tài liệu khảo cổ học và lịch sử mỹ thuật, các chuyên gia vẫn gọi loại ngói giống như chiếc hài là ngói mũi hài1. PGS.TS Tống Trung Tín ở bài viết Hoàng thành Thăng Long giới thiệu những phát hi ện khảo cổ ở khu vực hoàng thành trong đợt khai quật từ tháng 12/2002 đến tháng 8/2003 gọi loại ngói này là ngói mũi hài. Tuy vậy, bản thân trong giới khảo cổ học dường như cũng chưa nhất trí trong việc phân định giữa ngói mũi hài và ngói cánh sen.Tại di chỉ khảo cổ 62 - 64 Trần Phú (Hà Nội) được khai quật cuối tháng 12/2007, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những mảnh ngói cánh sen có niên đại TK XIII - XIV - theo thông báo với truyền thông. Năm 2008, phát hiện ở khu vực Thông Đàn (Yên Tử) theo thông báo của Nguyễn Văn Anh (Viện Khảo cổ học) đã đào thấy những viên ngói thời Lê Trung Hưng. Trên ngói in hai chữ Vân Phong. Nguyễn Văn Anh gọi ngói này là ngói cánh sen. Trở lại với tiêu chí của một thuật ngữ khoa học, xét về việc mô tả thuần túy thị giác thì ngói cánh sen và ngói mũi hài không khác nhau là bao - cho ta hình dung về một loại ngói mũi nhọn về phía trước và mũi ngói uốn cong lên trên. Nhưng xét về ý ni ệm tôn giáo, mũi hài không có nghĩa và cũng không tao nhã gì. Trái lại, hãy hình dung về những mái ngói đỏ rực trong nắng như muôn ngàn cánh sen đang hé nở dưới trời xanh. Năm 2011, trong lần đi điền dã với GS Trần Lâm Bi ền ở đình Hoành Sơn, chúng tôi còn thấy trong một đống ngói cổ sau đình có mấy loại ngói lá, trong đó có một loại ngói cánh sen có in nổi hình bông hoa sen lên trên mặt ngói. Hoa sen đã hiện diện gần như hầu khắp các thành tố kiến trúc của người Việt, từ viên gạch lát nền ngoài sân, chân tảng cột trong nhà, trên các vì kèo… lên tới mái và thậm chí cả bờ nóc. Đền vua Lê còn bảo lưu khá nguyên vẹn dạng thức đồ án nề ngõa trên bờ nóc, ở chính giữa bờ nóc có hình lá sen đang đỡ lấy quầng lửa - thái dương. Thuật ngữ khoa học có thể xuất phát từ những tên gọi thuần tùy dân gian như những tên gọi các thành tố kiến trúc đình làng: cốn, kẻ, bụng lợn, ván bưng, ván gió, con rường, khu đĩ… Nhưng có những tên gọi mang tính bác học như quán tẩy, nghi trượng, hương án, hương đỉnh, bát bảo, hoành phi… Dẫu sao, tên gọi cũng chỉ là tên gọi, nhưng chính danh thì bao giờ cũng tốt hơn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu với thế giới không chỉ kinh tế, chính trị mà còn cả trên các phương di ện văn hóa, tín ngưỡng. Có chính danh mới thấy hết cái phổ quát và độc đáo của từng nền văn hóa trong tương quan với thế giới. TRẦN HẬU YÊN THẾ 1 Người Hán ở phương Bắc phổ biến ngói ống, người Yue ( Việt) ở phía Nam ( vùng từ An Huy) rất nổi tiếng với loại ngói vảy cá. Có thể loại ngói mũi sò mà chúng ta vẫn gọi có nguồn gốc từ ngói vảy cá. Người Chăm có loại ngói lá khi ến ta liên tưởng đ ến những lá tre. So sánh về hình dạng, ngói cánh sen giống hệt như ngói mũi hài.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2