LIỆU PHÁP GESTALT<br />
<br />
BS. NGUYỄN MINH TIẾN<br />
<br />
Khi Đảng Quốc xã lên cầm quyền ở Đức vào năm 1933, một cặp vợ chồng người Đức (cả hai đều là những nhà<br />
phân tâm) đã rời quê nhà sang Hà Lan, rồi sau đó đi cư sang Nam Phi để thành lập ở đó một Viện nghiên cứu về<br />
Phân tâm học. Và đến năm 1942, họ cho xuất bản một quyển sách mà sau đó được biết với tên gọi là Liệu pháp<br />
Gestalt.<br />
<br />
Frederick Saloman (Fritz) Perls xuất thân là một nhà phân tâm, và đã chịu ảnh hưởng của nhiều nhà phân tâm<br />
danh tiếng cùng thời, trong đó có Theodore Ferenczi, Karen Horney, Otto Rank, Wilheim Reich và Harry Stack<br />
Sullivan. Trong buổi đầu hành nghề tại Đức, Perls đã rất say mê với những tư tưởng tiến bộ như trào lưu Bauhaus<br />
trong nghệ thuật và kiến trúc, triết lý hiện sinh, sân khấu và vũ thuật. Perls cũng chịu ảnh hưởng bởi Tâm lý học<br />
Gestalt – một trường phái tâm lý học tại Đức vào khoảng đầu thế kỷ 20, do May Wertheimer, Wolfgang Kohler và<br />
Kurt Koffka sáng lập. Những tác giả này chủ trương đi ngược lại vói xu hướng chung của tâm lý học vào thời đó là<br />
tìm hiểu các trải nghiệm của con người bằng cách chia cắt chúng thành ra những thành phần riêng lẻ. Tâm lý học<br />
Gestalt chủ trương rằng những thành phần cấu thành các trải nghiệm của con người không thể được khảo sát<br />
một cách riêng lẻ, mà phải được xem xét đưới dạng những “tổng thể”. Họ sử dụng chữ gestalt, một từ trong tiếng<br />
Đức, với ý nghĩa là “một tổng thể hợp nhất với các tính chất không đơn thuần được tạo nên bởi tổng số các thành<br />
phần và các tương tác giữa các thành phần ấy”. Perls cũng chịu ảnh hưởng bởi Học thuyết về Sinh thể<br />
(organismic theory) của Kurt Golstein và lý thuyết về Trường (field theory) của Kurt Levin.<br />
<br />
Mặc dù Fritz Perls được xem như người sáng lập trường phái trị liệu Gestalt, nhưng vợ ông, Laura Perls, cũng là<br />
người đồng sáng lập và cùng ông viết tác phẩm Ego, Hunger and Aggression (Cái Tôi, Sự Khao khát và Hung<br />
tính). Lý thuyết Trường-Tiến trình (field-process) của Tâm lý học Gestalt và Chủ nghĩa nhân văn – hiện sinh của<br />
Buber và Tillich là trọng tâm trong lý thuyết của trường phái trị liệu Gestalt và điều này là do công đóng góp và<br />
ảnh hưởng của Laura Perls.<br />
<br />
Khi nhận thấy Nam Phi bắt đầu chuyển sang chế độ độc tài và phân biệt chủng tộc, hai vợ chồng rời nước này<br />
sang Hoa Kỳ vào năm 1946, thành lập tại New York một nhóm nghiên cứu về tâm lý trị liệu dựa trên những nền<br />
tảng học thuyết mới của Perls và chịu ảnh hưởng bởi các phương pháp phân tích của Wilheim Reich, Harry Stack<br />
Sullivan và Karen Horney.<br />
<br />
Những nhà sáng lập trường phái trị liệu Gestalt cùng với các đồ đệ của Sullivan, Horney và Reich đã chống lạ<br />
khuynh hướng phân tâm học cổ điển của Freud. Vào thời đó, những nhà phân tâm được xem như những “tấm<br />
bình phong trống trơn” (blank screen); họ không thể hiện bất cứ điều gì mang tính cá nhân của mình để cho<br />
những bệnh nhân có thể thực hiện việc phóng chiếu (projection) và tạo lập tình trạng “nhiễu tâm chuyển<br />
di” (transference neurosis). Cách làm này rất khác xa với những nhà phân tâm theo các xu hướng mới tiến bộ hơn<br />
ngày nay như xu hướng “quan hệ đối tượng” hoặc “tâm lý học bản ngã” (self psychology).<br />
<br />
Những nhà trị liệu Gestalt xem những nhà trị liệu phân tâm chiếm giữ quá nhiều quyền lực so với bệnh nhân và<br />
đã không dành sự lưu tâm đầy đủ đến những gì thực sự đang diễn ra trong mối quan hệ giữa nhà trị liệu và thân<br />
chủ. Họ tin rằng trị liệu phân tâm không đủ hiệu quả trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng nơi thân chủ. Họ chủ<br />
trương thiết lập một hệ thống trị liệu hướng đến phát huy sự tăng trưởng thay vì chỉ chú ý đến việc làm giảm<br />
thiểu trạng thái tâm bệnh, họ dựa vào những trải nghiệm thật sự nhiều hơn là chỉ dựa vào sự diễn giải những<br />
thực tại không thể trải nghiệm được; và họ dựa trên những mối quan hệ tiếp xúc chắc chắn chứ không phải ch<br />
tái diễn lại những trải nghiệm thông qua tình trạng “nhiễu tâm chuyển di”. Phương pháp được áp dụng ở đây gọ<br />
là “nhận biết (ngộ) thông qua tiếp xúc đối thoại” (awareness through dialogic contact).<br />
<br />
Lý thuyết của Liệu pháp Gestalt, giống như trong Lý thuyết về Trường, chủ trương xem xét Trường (field) trong<br />
một tổng thể và nhấn mạnh đến “tiến trình” (tức là quá trình phát triển hoặc các hành động diễn tiến theo thờ<br />
gian) hơn là chỉ quan tâm đến những trạng thái tĩnh tại.<br />
<br />
Giống như một liệu pháp có khuynh hướng “hiện sinh” (experiential), liệu pháp Gestalt nhấn mạnh đến sự hiện<br />
hữu đúng như những gì con người có thể trải nghiệm được và không đặt nặng vào những cách thức lý giải trừu<br />
tượng. Nhà trị liệu Gestalt tin vào khả năng của con người trong việc tăng trưởng, tự điều chỉnh và tự bình phục<br />
thông qua việc tiếp xúc giữa người với người và khả năng nội thị (insight). Mặc dù có những giới hạn về mặt sinh<br />
học - di truyền, bản ngã của con người vẫn được xem như một tiến trình có thể phát triển thông qua các tương<br />
tác xã hội chứ không phải do sự xung đột giữa những tác động dồn nén về mặt xã hội và những bản năng sinh<br />
học. Mối quan hệ trị liệu trong liệu pháp Gestalt là một sự tiếp xúc hay gắn kết rất chủ động và thực thụ giữa con<br />
người của nhà trị liệu và con người của thân chủ dựa trên khuôn mẫu đối thoại có tính hiện sinh, chứ không nhằm<br />
giữ một khoảng cách xa “trung tính” để thúc đẩy sự hình thành một nhiễu tâm chuyển di như trong liệu pháp<br />
phân tâm.<br />
<br />
Và giống như một liệu pháp dựa trên cơ sở hiện tượng học (phenomenological therapy), liệu pháp Gestalt thay<br />
thế phương pháp liên tưởng tự do trong phân tâm học bằng phương pháp luận về một sự “tỉnh ngộ có trọng<br />
điểm” (focused awareness). Cách tiếp cận trên cơ sở hiện tượng học xem tất cả những gì có được từ sự trả<br />
nghiệm tức thời là những dữ liệu có tính chắc chắn, chứ không phải những dữ liệu rút ra từ quá khứ hoặc suy<br />
diễn theo lý thuyết. Phương pháp hiện tượng học cố gắng “làm sạch” sự nhận biết của cả nhà trị liệu lẫn thân<br />
chủ, theo cách thức giống như lau sạch bụi mờ trên một tấm gương. Việc hướng dẫn con người sử dụng các cảm<br />
nhận của chính mình để đạt đến khả năng nội thị khiến cho quan điểm hiện sinh về tiềm năng và trách nhiệm cá<br />
nhân trở thành hiện thực.<br />
<br />
Vói cách thức đó, con người có thể có được những công cụ để hiểu biết về chính họ cũng như về người khác. Họ<br />
học được cách nhận diện và chấp nhận những nhu cầu, sở thích, ham muốn, động cơ và các giá trị của chính<br />
mình. Ngoài ra, bằng cách học được cách nhận biết các tiến trình nhận biết của chính mình, các thân chủ cũng sẽ<br />
học được cách điều hòa chính bản thân mình theo cách thức ít bóp méo ý thức của họ hơn.<br />
<br />
Liệu pháp Gestalt là một phương pháp dựa trên hiện tượng học thực nghiệm. Thân chủ được hướng dẫn và<br />
khuyến khích thực hiện những hành vi mới với mục đích đạt đến sự hiểu biết bản thân tốt hơn. Bằng cách đề xuất<br />
những hành vi mới như những thực nghiệm hiện tượng học, nhà trị liệu có thể hướng dẫn thân chủ thay đổi hành<br />
vi thông qua sự nhận biết bản thân một cách tự nhiên chứ không thông qua những chương trình chỉnh sửa hành<br />
vi như trong liệu pháp hành vi.<br />
<br />
LÝ THUYẾT VỀ NHÂN CÁCH<br />
<br />
Trường Sinh thể - Môi trường (organism-environment field)<br />
<br />
Trường phái Gestalt xem xét con người và môi trường sống trong một tổng thể không tách biệt, dựa trên sự<br />
tương tác giữa con người và môi trường sống (organism-environment field). Một con người không thể được xem<br />
xét tách rời khỏi Trường mà người này sinh sống, đặc biệt là không thể xem xét người ấy tách rời khỏi các tương<br />
tác giữa người với người trong Trưòng ấy; và ngược lại cũng không thể xem xét môi trường sống mà không thông<br />
qua nhãn quan của một con người. Thậm chí nhu cầu cần được cô độc của một con người cũng có thể được định<br />
nghĩa trong mối quan hệ với những người khác.<br />
<br />
Trường được giới hạn bởi những đường biên giới. Đường biên giới tiếp xúc (contact boundary) có một chức năng<br />
kép: vừa giúp một con người có thể kết nối được với người khác, vừa giữ được sự tách biệt, độc lập của người ấy<br />
Sự tách biệt tạo nên và bảo tồn tính độc lập của một con người, đồng thời bảo vệ người ấy tránh xa các tác nhân<br />
gây hại. Nhưng chỉ khi đường biên giới ấy cho phép sự trao đổi tích cực xảy ra bên trong Trường thì mới có thể<br />
làm nên đời sống và sự tăng trưởng. Con người tăng trưởng khi họ tiếp xúc với những gì ban đầu là xa lạ, đặc<br />
biệt khi họ tiếp xúc và nhận biết về những người khác xung quanh. Các nhu cầu được giải quyết thông qua sự<br />
tiếp xúc.<br />
<br />
Con người hình thành nên sự cảm nhận về cái “Tôi” của mình bằng những quá trình tiếp xúc theo kiểu “tôi-với-<br />
anh” (I-though) hoặc “tôi-và-nó” (I-it), chứ một người không thể nhận biết cái “Tôi” của mình bằng cách xem xét<br />
một cái “Tôi” biệt lập. Bằng cách phân biệt giữa “ngã” (self) và “phi ngã” (not-self), thông qua sự vận hành các<br />
tiến trình “làm cho giống” (identification) và “làm cho khác” (alienation), con người luôn luôn định hướng cho<br />
khoảng không gian sống của mình và kiến tạo nên “một cảm nhận về con-người-mà-mình-đang-là” (a sense of<br />
who they are).<br />
“Tất cả những sự tiếp xúc đều là sự điều chỉnh đầy tính sáng tạo của sinh thể và môi trường sống” (F. Perls,<br />
1952) (All contact is creative adjustment of the organism and environment). Tất cả các sinh thể đều sống trong<br />
môi trường của mình và đều phải điều chỉnh tùy theo hoàn cảnh của Trường. Nhưng chỉ điều chỉnh thôi thì chưa<br />
đủ. Con người cũng cần phải “định dạng” lại môi trường sao cho nó có thể đáp ứng được các nhu cầu và giá trị<br />
của mình. Đây chính là khía cạnh “sáng tạo” đã được nêu ở trên.<br />
<br />
Sự tiếp xúc có thể xảy ra mà con người có thể nhận biết được với nhiều mức độ khác nhau. Hầu hết các tương<br />
giao đều được thực hiện ở một mức độ rất quen thuộc khiến con người rất ít khi nhận biết được rằng tương giao<br />
ấy đang xảy ra. Chỉ khi tình huống sống có tính phức tạp, mới mẻ, khi có xung đột, hoặc khi các mô hình vận<br />
hành theo thói quen không có tác dụng thì mới cần đến việc người ấy phải nhận biết được hoạt động tiếp xúc<br />
của mình. Trong trường hợp người lành mạnh, khả năng nhận biết này có thể phát triển theo yêu cầu của tình<br />
huống sống.<br />
<br />
“Sự tiếp xúc (contact) chỉ có thể xảy ra khi ít nhiều có được sự hỗ trợ (support) cho nó xảy ra... Sự hỗ trợ là bất<br />
cứ điều gì có tác dụng thúc đẩy sự đồng hóa (assimilation) và thống hợp (integration) các trải nghiệm trong một<br />
con người, trong một mối quan hệ hoặc trong một xã hội...” (Perls, 1992). Sự hỗ trợ có thể có được từ thể chất<br />
của chúng ta, từ ngôn ngữ, tập tục, khả năng học hỏi, trí tuệ, cũng như từ lòng trắc ẩn của chúng ta. Sự đồng<br />
nhất hóa của một con người với những trải nghiệm của chính mình có lẽ là khía cạnh quan trọng nhất của khả<br />
năng “tự hỗ trợ” (self-support) và là khía cạnh trung tâm trong học thuyết về sự thay đổi của liệu pháp Gestalt.<br />
<br />
Một sự hỗ trợ đầy đủ là chức năng của toàn bộ Trường (field) và chức năng đó đòi hỏi phải có cả sự tự hỗ trợ<br />
của bản thân đương sự lẫn sự hỗ trợ từ môi trường. Khi một người cần có một môi trường an toàn để có thể nói<br />
ra được những cảm xúc đau khổ, người ấy ắt phải nhận ra được nhu cầu của mình, rồi sẽ tìm kiếm một hoàn<br />
cảnh có tính an toàn để nhu cầu ấy có thể được giải bày với người khác và cho phép những sự tương tác trở nên<br />
có hiệu quả.<br />
<br />
Một sự tiếp xúc tốt phải là sự lưu tâm đến những hoàn cảnh thực tại đang xảy ra. Sự định hướng cũng như hành<br />
động xảy ra ngay trong những tình huống thực tế ở hiện tại và chỉ có thể có được sự hỗ trợ ở “tại đây và ngay<br />
lúc này” (here and now). Khi một người nói về một chuyện xảy ra trong quá khứ thì sự nhớ lại và những cảm xúc<br />
có được về chuyện ấy vẫn là những điều xảy ra trong hiện tại. Tương tự, khi nói về tương lai, những cảm xúc và<br />
dự đoán của chúng ta cũng diễn ra ngay trong hiện tại (Perls, 1992).<br />
<br />
Khi một người liên hệ đến quá khứ (những niềm tin đã được nhập tâm từ xa xưa hoặc các sự việc chưa được<br />
hoàn tất) hoặc liên hệ đến tương lai (bi thảm hóa) mà không nhận ra mình đang như thế, khả năng nhận biết và<br />
chức năng sống của người ấy có thể bị phương hại. Ví dụ, khả năng tiếp xúc của một con người có thể bị phương<br />
hại khi anh ta nhầm lẫn một người nào đó trong hiện tại với hình ảnh của một người khác mà anh ta biết trong<br />
quá khứ. Một khả năng tự hỗ trợ đã từng thành công trong việc hỗ trợ cho sự tăng trưởng trước đây thì nay có<br />
thể trở nên có tác dụng hỗ trợ về mặt cấu trúc cho sự trì trệ.<br />
<br />
Gestalt<br />
<br />
Gestalt là một từ tiếng Đức có nghĩa là khuôn mẫu (pattern) hoặc hình thể, cấu trúc (configuration). Một gestalt<br />
được tạo nên bởi mối tương quan giữa Ảnh (figure) và Nền (ground). Mỗi Ảnh tượng trưng cho một trải nghiệm,<br />
nó được điều tiết tùy theo nhu cầu của đương sự đồng thời tùy theo nhu cầu và bản chất của tình huống mà<br />
người đó đang sống. Nền là toàn bộ bối cảnh bao gồm những yếu tố tương thích về mặt hiện tượng học mà từ<br />
đó xuất hiện nên Ảnh. Một cách lý tưởng thì Ảnh vẫn sẽ hiện rõ nét chừng nào mà sự quan tâm về nó vẫn còn<br />
trội bật, và chỉ mờ dần đi sau đó khi sự quan tâm chuyển sang một Ảnh khác kế tiếp.<br />
<br />
“Sự ý thức một cách tự nhiên về nhu cầu nào đang nổi trội và tổ chức được các chức năng của sự tiếp xúc chính<br />
là hình thức thể hiện về mặt tâm lý của khả năng tự-điều-hòa-của-sinh-thể (organismic-self-regulation)” (Perls và<br />
cs., 1951). Việc tạo lập một gestalt là một tiến trình liên tục trong đó điều được quan tâm đến nhiều nhất sẽ<br />
được nhận biết để có thể xử lý công khai, năng lượng tâm trí được đầu tư để làm rõ Ảnh (figure) và thực hiện<br />
những hành động để làm thỏa mãn những nhu cầu được tượng trưng bởi hình ảnh đó. Khi sự đầu tư này thành<br />
công (thỏa mãn được nhu cầu của đương sự vào lúc ấy), sự chú ý của đương sự vào Ảnh sẽ giảm đi và năng<br />
lượng tâm trí được sử dụng để đầu tư cho một ảnh khác. Khi sự đầu tư không thành công, gestalt vẫn còn trong<br />
trạng thái không hoàn tất và vẫn đòi hỏi sự chú tâm của đương sự.<br />
<br />
Ví dụ, một đứa trẻ tìm kiếm sự yêu thương nhưng không có được sự yêu thương thì sẽ trở nên hổ thẹn, oán hận<br />
hoặc cứ luôn khao khát chờ đợi. Gestalt chưa hoàn tất này có thể vẫn luôn vận hành ở nhiều tầng mức trong ý<br />
thức của đương sự. Khi không được bản thân nhận biết rõ, gestalt này vẫn trong trạng thái chưa hoàn tất và có<br />
thể ảnh hưởng đến lòng tự tôn, lên bản sắc cá nhân và lên các mối quan hệ liên cá nhân của đương sự trong<br />
nhiều năm. Nếu chức năng của đường biên giới là có tính uyển chuyển và không có sự nhiễu loạn, thì cá nhân đó<br />
vẫn có sự trao đổi và tăng trưởng. Nếu các đường biên giới quá cứng nhắc, một con người cũng sẽ trở nên cứng<br />
nhắc và kém linh hoạt, ví dụ như trường hợp những người có rối loạn nhân cách ám ảnh – cưỡng chế. Khi chức<br />
năng ở các đường biên giới có sự “dò rỉ”, đương sự sẽ mất đi sự rõ ràng về mặt bản sắc, rất hay giao động và cứ<br />
luôn phải điều chỉnh bản thân mình theo người khác.<br />
<br />
Ý nghĩa của một gestalt nằm trong mối liên hệ giữa trải nghiệm (ảnh) và bối cảnh (nền). Ý nghĩa luôn luôn có<br />
liên quan đến bối cảnh, cả về mặt thòi gian, không gian, văn hóa va con người. Nếu không hiểu biết về bối cảnh<br />
(Nền) thì một trải nghiệm (Ảnh) sẽ không có ý nghĩa gì cả. Nếu không có sự trải nghiệm, cái bối cảnh kia cũng<br />
trở nên không được nhận biết rõ ràng và cũng chẳng có ý nghĩa gì cả.<br />
<br />
Trong thực hành trị liệu, sự nhận biết rõ một gestalt được gọi là khả năng “nội thị” (insight). “Nội thị là sự định<br />
khuôn cho trường nhận thức (perceptual field) theo một cách thức sao cho thực tại được hiển thị một cách rõ rệt;<br />
chính trong sự tạo lập một gestalt mà các yếu tố tương thích với cái toàn thể” (Heidbreder, 1993). Khái niệm nội<br />
thị trong liệu pháp gestalt chính là sự nhận biết rõ về cấu trúc của Trường Cá nhân – Môi trường bao gồm sự tiếp<br />
xúc với cái ngã trong toàn bộ Trường cuộc sống của một con người. Vào thời điểm một người cần đến khả năng<br />
nhận biết có tính nội thị (insightful awareness) mà khả năng ấy không phát triển được thì chính đó là lúc có chỉ<br />
định tiến hành tâm lý trị liệu.<br />
<br />
Sự đồng hóa và tạo lập cái Ngã<br />
<br />
(Assimilation and Self Formation)<br />
<br />
Từ khi sinh ra cho đến lúc lìa đời, thông qua sự điều chỉnh một cách sáng tạo, con người đã phát triển nên một<br />
cảm nhận về cái Ngã (sense of self) nơi bản thân mình. Ngay từ khi vừa mới chào đời, cấu trúc sinh học của sinh<br />
thể đã bắt đầu tương tác với những điều xa lạ từ môi trường xung quanh, và dần dần tạo lập nên bản ngã – một<br />
thực thể sinh học-xã hội-tâm lý-tinh thần. Con người thống hợp tất cả các trải nghiệm trong cuộc sống, liên tục<br />
tương tác với Trường Sinh thể - Môi trường trong hiện tại, liên tục điều chỉnh bản thân cho phù hợp với môi<br />
trường và điều chỉnh môi trường cho phù hợp với bản thân. Mỗi người vào một thời điểm khi tương tác với một<br />
sự vật trong môi trường cũng đều có được một cảm nhận về cái Ngã của mình. Sự tương tác với một cái mới sẽ<br />
tạo nên một cảm nhận mới về cái Ngã.<br />
<br />
Quá trình “chuyển hóa về mặt tâm thần” (Mental metabolism) là một thuật ngữ có tính ẩn dụ được sử dụng trong<br />
liệu pháp Gestalt để mô tả các tiến trình hoạt động của những đường biên giới qua đó con người vừa duy trì<br />
được bản thân mình vừa có thể tăng trưởng. Con người trở nên nhận biết được các nhu cầu của mình, hướng về<br />
môi trường để hiểu biết chắc chắn những nguồn lực nào có thể giúp thỏa mãn những nhu cầu ấy, rồi chọn lựa để<br />
thu nhập vào và biến cái xa lạ kia trở thành một thành phần của cái Ngã. Đồng hóa (Assimilation) là tiến trình<br />
thống hợp những cái mới lạ từ bên ngoài và biến nó trở thành một phần trong cái Ngã của một con người. Tiêu<br />
hóa thức ăn cũng là một sự đồng hóa dưới hình thức sinh học. Những gì bên ngoài được xem là không cần thiết<br />
hoặc có thể gây nguy hại thì sẽ bị từ chối; chỉ những gì “có giá trị nuôi dưỡng” và được mong đợi mới có thể<br />
được dung nạp vào.<br />
<br />
Cái được đồng hóa sẽ trở thành một phần của cái Ngã; cái được du nhập vào mà không thông qua tiến trình<br />
đồng hóa thì vẫn sẽ còn là một “dị vật” và quá trình này được gọi là nhập tâm, hoặc nội phóng chiếu<br />
(introjection). Việc tự động không chấp nhận quan điểm của người khác thường xảy ra thông qua đối thoại hoặc<br />
đồng hóa. Việc tự động chấp nhận quan điểm của người khác mà không thông qua sự phân tích thường chỉ là sự<br />
“nhập tâm” nêu trên. Các ý tưởng du nhập vào bên trong tâm trí mà không thông qua sự xem xét (học tập, phân<br />
tích, suy nghĩ...) được gọi là những “sự vật hoặc đối tượng được nội hóa” (introjects). Các lời răn “Nên” hoặc<br />
“Không Nên” là những giáo điều không thông qua sự đồng hóa, được tiếp nhận từ khi còn nhỏ, và ăn sâu vào<br />
phần bản ngã của một con người. Những introject ấy sẽ làm hạn chế khả năng của con người trong việc cảm<br />
nhận rõ rệt về cái Ngã, cản trở sự rộng mở để tiếp nhận những trải nghiệm mới, loại bỏ khả năng sống hòa hợp<br />
và sống động của một con người, làm cho người đó không sống hết khả năng của mình.<br />
<br />
Những người có nhân cách lành mạnh có khả năng nhận biết rõ bản ngã, ít xảy ra những xung đột trong nội tâm,<br />
có khả năng tự thân cảm nhận những tính chất, cảm xúc và nhu cầu của bản thân. Cấu trúc nhân cách cùng với<br />
cảm nhận về bản ngã tất cả đều được tạo lập nên thông qua mối quan hệ tương tác giữa con người với môi<br />
trường sống. Trẻ em khi được đối xử với sự thương yêu và tôn trọng sẽ phát triển nên một cảm nhận về lòng tự<br />
tôn (sense of self-esteem). Trẻ em có thể trở nên những con người có khả năng và hữu ích nếu khi còn nhỏ trẻ<br />
được khuyến khích làm những hành vi thử nghiệm, ứng phó, được phép sai lầm, được tạo cơ hội để có những lúc<br />
phải thất vọng và hụt hẫng, được học cách tương tác với thế giới xung quanh và được hướng dẫn cách xử lý các<br />
tình huống bất trắc bằng những cách thức phù hợp với khả năng và mức độ phát triển của trẻ.<br />
<br />
Trong quá trình sống, có nhiều lúc con người rơi vào thế bế tắc (impasse). Đó là những lúc không có được sự hỗ<br />
trợ từ bên ngoài, và đương sự không biết được liệu mình có thể tự lực để tồn tại được hay không nếu không có<br />
ai khác giúp đỡ. Lúc đó, đương sự có thể có một cảm nhận về tình huống vừa như một mối nguy, vừa như một<br />
cơ hội. Việc có ai đó đến cứu giúp sẽ khiến đương sự không nhận ra được là mình yếu kém về khả năng tự lực<br />
(tự hỗ trợ: self-support). Nếu không có sự cứu giúp từ người khác, tình thế bế tắc khi ấy có thể trở thành một cơ<br />
hội để đương sự thực hiện một điều mới mẻ và quan sát được điều gì sẽ xảy ra. Đây là một thực nghiệm và bằng<br />
cách thực nghiệm mà con người mới có thể học tập và tăng trưởng được.<br />