intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Liều thuốc tốt nhất cho sức khỏe

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

70
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày nay, dù có rất nhiều thuốc như thuốc làm giảm béo, điều trị rối loạn mỡ máu (lipitor, rosuvarstatin...) được chứng minh là an toàn và cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch... Nhưng một lối sống lành mạnh, ăn ngủ hợp lý, hoạt động thể lực đều đặn vẫn là điều cốt yếu đem lại chất lượng cuộc sống cho mỗi người. Ngày nay, dù có rất nhiều thuốc như thuốc làm giảm béo, điều trị rối loạn mỡ máu (lipitor, rosuvarstatin...) được chứng minh là an toàn và cải...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Liều thuốc tốt nhất cho sức khỏe

  1. Liều thuốc tốt nhất cho sức khỏe Ngày nay, dù có rất nhiều thuốc như thuốc làm giảm béo, điều trị rối loạn mỡ máu (lipitor, rosuvarstatin...) được chứng minh là an toàn và cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch... Nhưng một lối sống lành mạnh, ăn ngủ hợp lý, hoạt động thể lực đều đặn vẫn là điều cốt yếu đem lại chất lượng cuộc sống cho mỗi người. Ngày nay, dù có rất nhiều thuốc như thuốc làm giảm béo, điều trị rối loạn mỡ máu (lipitor, rosuvarstatin...) được chứng minh là an toàn và cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch... Nh ưng một lối sống lành mạnh, ăn ngủ hợp lý, hoạt động thể lực đều đặn vẫn là điều cốt yếu đem lại chất lượng cuộc sống cho mỗi người. Bình thường cơ thể tồn tại được nhờ rất nhiều các chất chuyển hóa, các nhà khoa học dự tính có tới gần 2 tỷ chất có vai trò nhất định tới hoạt động sống. Ba thành phần mà chúng ta hay nhắc đến đó là glucid hay còn gọi là đường; lipid hay còn gọi là mỡ; protid hay còn gọi là đạm. Các chất
  2. này luôn tồn tại trong cơ thể với một sự cân bằng động. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các chất này tăng lên hay giảm đi sao cho phù hợp với hoàn cảnh. Protid - hoạt chất “sống” của cơ thể Protid được tạo ra từ những đơn vị nhỏ lẻ, đó là các acid amine. Các acid amin gắn lại với nhau thành các chuỗi dài, gọi là chuỗi polypeptid. Lúc đầu các chuỗi này nằm thẳng và không có tác dụng sinh hóa. Chỉ khi các chuỗi polypeptid xoắn lại tạo thành những hình không gian 3 chiều phức tạp chúng mới thực sự trở thành một hoạt chất “sống”. Đó là quá trình hình thành protid từ bậc 1 tới bậc 4. Vai trò của protid là tham gia cấu trúc cơ thể, cung cấp năng lượng khi bị “đốt cháy”. Người ta tính rằng mỗi gam protid khi bị đốt cháy hoàn toàn sẽ cung cấp một nhiệt lượng là 4kcal. Một chức năng vô cùng quan trọng nữa của protid là cấu thành các enzym. Chúng ta biết rằng cơ thể tồn tại được là nhờ các phản ứng sinh học liên tục diễn ra ở mọi vị trí của tế bào. Để các phản ứng này xảy ra được cần rất nhiều các chất xúc tác đặc biệt. Đó chính là các enzym. Mỗi enzym chỉ tác động vào một khâu nhỏ của quá trình phản ứng phức tạp đó. Chỉ cần một mắt xích nào đó rối loạn là cả quá trình sẽ vô nghĩa, sản phẩm tạo ra sẽ không như mong muốn. Đó chính là căn nguyên của bệnh lý, của biến dạng tổ chức và của
  3. ung thư. Để đánh giá quá trình chuyển hóa protid, người ta thông qua lượng nitơ được sản xuất ra. Cứ mỗi gam nitơ tạo ra từ 6,25g protid. Đo lượng nitơ mỗi ngày bằng cách định lượng urê trong nước tiểu, từ đó tính được lượng protid đã tiêu thụ trong ngày. Một chú ý là ở người trưởng thành không có nơi tích lũy protid “thừa”, những acid amin không sử dụng sẽ chuyển thành dạng lipid hay glucid. Quá trình tổng hợp và giáng hóa protid đều xảy ra ở gan. Quá trình này chịu tác động của hormon GH, ACTH, cortisol. Glucid - nguồn năng lượng tức thì Glucid hay đường luôn là chất được tiêu thụ nhiều nhất trong cuộc sống. Bởi một điều rất quan trọng vì nó là nguồn năng lượng tức thì cho mọi hoạt động của con người. Sau khi cày một thửa ruộng, uống một cốc nước đường là “tỉnh cả người”. 1g glucid sẽ cho ta 4kcal. Nó được dự trữ khắp nơi trong cơ thể, đặc biệt là ở cơ và gan dưới dạng glycogen. Khi cơ thể cần lập tức nó được “đốt cháy” để cho ta một khối năng lượng cần thiết. Vì thế, nếu “hạ đường huyết” là cơ không thể co được, cơ thể chúng ta sẽ mất hoàn toàn khả năng “hoạt động”. Glucid đóng góp “xây dựng” cơ thể chúng ta dưới dạng kết hợp glycolipid, một thành phần không thể thiếu của tổ chức thần kinh, ngoài ra còn tạo nên các hợp chất mucoprotein, glucoprotein... Glucid theo thức ăn vào cơ sẽ được dùng ngay, một phần thừa sẽ chuyển thành
  4. glycogen dự trữ tại gan, một phần nhỏ tạo nên acid béo. Khi gan “quá đầy”, đường sẽ theo nước tiểu ra ngoài gây tiểu đường, hay thành mỡ tích tụ trong người. Vì vậy, chế độ ăn quá nhiều glucid sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường cũng như béo phì. Quá trình chuyển hóa đường được kiểm soát bằng hormon là insulin, cortisol. Nếu các chất này thiếu hụt hoặc “mất chất lượng” sẽ gây bệnh lý. Lipid - “ủ ấm” và “giảm xóc” cho nội tạng Lipid là chất có vai trò quan trọng trong người. Nó là thành phần chủ yếu cấu tạo nên màng tế bào, tế bào chất ở dạng phospholipid. Hầu hết các tế bào có thể trao đổi với môi trường xung quanh là nhờ hợp chất này. Ngoài ra, mỡ là nơi dự trữ năng lượng lớn nhất của cơ thể. Mỗi gam lipid cung cấp 9kcal, gấp đôi glucid và protid. Vì thế cơ thể có thể thực hiện những hoạt động kéo dài trong môi trường không thuận lợi. Một ưu điểm của lipid là khả năng bảo vệ. Tất cả các cơ quan đều được “cuốn” xung quanh một lớp mỡ, nó không chỉ “ủ ấm” mà còn “giảm xóc” cho nội tạng. Một hình ảnh ở người phụ nữ mang thai, lớp mỡ ở bụng của bà mẹ chính là “tấm chăn êm ái” cho em bé đồng thời là “kho thức ăn” khi cần thiết. Lipid cũng là một chất trung gian để cơ thể “đón nhận” một số chất chỉ hòa tan trong mỡ như vitamin A, D, E... Thức ăn mang lipid vào cơ thể và chuyển thành 2 dạng
  5. glycerin và acid béo, sau khi hấp thu qua ruột vào hệ bạch huyết tới dự trữ ở lớp mỡ dưới da. Một phần khác đến gan tạo nên triglycerid và phospholipid cũng như “đốt cháy” để tạo năng lượng. Mọi quá trình biến đổi của lipid chịu sự “giám sát” của hai hormon là insulin và cortisol. Ngoài các thành phần trên cơ thể còn cần đến nước, muối khoáng, vitamin. Mọi sự mất cân bằng các chất này đều gây bệnh tật và làm giảm chất lượng sống. Trong thế giới hiện đại, khối lượng công việc ngày càng cao. Máy móc thay dần cho những lao động chân tay. Con người xa dần với thiên nhiên. Thời gian hoạt động thể lực giảm xuống. Đây chính là nguy cơ gây ra các biến loạn trong cơ thể và là căn nguyên của các bệnh lý như ung thư, tiểu đường, béo phì... Một điều cần nhấn mạnh nữa là các thức ăn quá nhiều năng lượng, hấp thu quá nhanh cũng sẽ góp phần vào các bệnh lý kể trên. Một khẩu phần ăn hợp lý được các nhà khoa học đưa ra cho mỗi người là protid 30%, glucid 60%; lipid 10% cho khoảng 2.000kcal/ngày. Tránh ăn các loại đường hấp thu nhanh như kẹo bánh, hạn chế các đồ ăn nhanh nhiều mỡ. Ngoài ra nên uống nhiều nước, tránh các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2