Lợi ích mở - Lợi ích đa phương trong giáo dục mở và tài nguyên giáo dục mở
lượt xem 2
download
Lợi ích mở là lợi ích đa phương, đa chủ thể, đa mục tiêu, đa kết quả, đa tiềm năng, đa cơ hội khai thác. Để lợi ích trở thành lợi ích mở đòi hỏi cần có trí tuệ và phương tiện để khai thác lợi ích – khai thác các kết quả, giá trị, thành tựu. Giáo dục chính là quá trình tạo ra trí tuệ cho mỗi cá nhân để từ đó tạo thành tri thức của cộng đồng, dân tộc, nhân loại. Để tìm hiểu sâu hơn về lợi ích mở, mời các bạn cùng tham khảo bài viết!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lợi ích mở - Lợi ích đa phương trong giáo dục mở và tài nguyên giáo dục mở
- LỢI ÍCH MỞ - LỢI ÍCH ĐA PHƯƠNG TRONG GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ Tạ Thị Thu Đông Lợi ích là những giá trị, thành tựu của quá trình lao động sản xuất, nghiên cứu sáng tạo mà mỗi cá nhân, cộng đồng, dân tộc đạt được góp phần thúc đẩy chất lượng cuộc sống về mặt vật chất, tinh thần hoặc cả hai. Lợi ích không đồng nhất với kết quả nhưng kết quả là cơ sở tạo ra lợi ích. Kết quả là sản phẩm của quá trình lao động, sản xuất, nghiên cứu và sáng tạo của con người. Kết quả có thể tạo ra lợi ích phù hợp với mục tiêu của chủ thể lao động, gắn liền hoặc không mâu thuẫn với phúc lợi cho cộng đồng. Khi ấy, kết quả hàm chứa sự đồng thuận xã hội về lợi ích. Kết quả nếu không tạo ra lợi ích, nó chỉ là sản phẩm không đáp ứng mục tiêu. Kết quả nếu chỉ đáp ứng mục tiêu, lợi ích vị kỷ của thiểu số gây tổn hại đến lợi ích của cộng đồng, dân tộc, kéo lùi tiến trình hòa nhập vào sự phát triển chung cùng nhân loại, đó là lợi ích nhóm, lợi ích kín, lợi ích phi phúc lợi. Sự phát triển của xã hội loài người xét đến cùng là sự phát triển của sự hòa nhập – “Sự mở”: hấp thụ và đóng góp – hấp thụ để đóng góp, đóng góp để hấp thụ. Cá nhân hòa nhập với cộng đồng, con người hòa nhập với thiên nhiên, dân tộc hòa nhập cùng nhân loại. Từ sự hòa nhập tự phát (tất yếu) dần dần dẫn đến sự hòa nhập tự giác. Lợi ích chính là động lực thúc đẩy sự hòa nhập tự phát sang hòa nhập tự giác. Càng hòa nhập tự giác, con người càng thu được nhiều lợi ích, lợi ích hữu hình và lợi ích vô hình, lợi ích hiện tại và lợi ích tiềm năng, lợi ích ngành (lĩnh vực) và lợi ích đa ngành (đa lĩnh vực). Do sự tương tác giữa cá nhân với các cá nhân, giữa các quốc gia, dân tộc, giữa các ngành nghề lĩnh vực, do sự chi phối của quá khứ với hiện tại, của hiện tại với tương lai...
- 46 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ sự hòa nhập càng được đẩy mạnh bao nhiêu, các rào cản đối với lợi ích càng được tháo gỡ bấy nhiêu. Lợi ích sẽ được giải phóng tầm ảnh hưởng của nó. Lợi ích cá nhân có cơ hội đáp ứng lợi ích cộng đồng, dân tộc, nhân loại để lợi ích cá nhân ngày càng được phát triển và hỗ trợ để phát triển, không bị loại bỏ. Lợi ích hiện tại có thể đáp ứng lợi ích tương lai, lợi ích một thế hệ có thể đáp ứng lợi ích cho đa thế hệ, lợi ích ngành có thể gắn liền và đáp ứng lợi ích liên ngành... để cho lợi ích trở thành lợi ích bền vững – đó gọi là lợi ích mở. Như vậy, lợi ích mở là lợi ích đa phương, đa chủ thể, đa mục tiêu, đa kết quả, đa tiềm năng, đa cơ hội khai thác. Để lợi ích trở thành lợi ích mở đòi hỏi cần có trí tuệ và phương tiện để khai thác lợi ích – khai thác các kết quả, giá trị, thành tựu. Giáo dục chính là quá trình tạo ra trí tuệ cho mỗi cá nhân để từ đó tạo thành tri thức của cộng đồng, dân tộc, nhân loại. Giáo dục cũng là quá trình kích đẩy trí tuệ cá nhân khai thác tri thức có trong giá trị, thành tựu của cộng đồng, dân tộc, nhân loại, mở ra các loại lợi ích. Trong thời đại ngày nay, cơ hội, phương tiện, cơ chế tiếp cận tri thức và thông tin, phương thức truyền tải tri thức và thông tin trở thành mấu chốt của sự khai thác tri thức (thông tin), cải biến, vận dụng chúng để tri thức và thông tin trở thành lợi ích, đưa đến sự tin cậy để xây dựng lợi ích chung, lợi ích mở cho đa chủ thể, đa thế hệ, đa ngành. Nói như vậy, có nghĩa là, ngay trong lĩnh vực giáo dục cũng cần đến một cơ hội, phương tiện, cơ chế tiếp cận tri thức và thông tin, phương thức truyền tải tri thức và thông tin để giáo dục bản thân nó cũng trở thành lợi ích mở và là cơ sở khai thác, phát triển lợi ích mở. Trong điều kiện hội nhập ngày nay, giáo dục không phải là công việc của mỗi quốc gia, không phải là lĩnh vực hoạt động của duy nhất giới trí thức, càng không phải là phạm vi độc quyền phổ biến tri thức, chuyển giáo tinh thần, tư tưởng, công bố thành tựu nghiên cứu khoa học của giới trí thức tinh hoa hoặc quyền lực. Giáo dục cũng không phải là hoạt động bảo trợ của nhà nước, hoạt động nhân đạo của người thầy. Giáo dục là hoạt động phát triển con người gắn liền với phát triển xã hội. Giáo dục là hoạt động tự giác của mỗi cá nhân vì lợi ích bản thân, sự phát triển bản thân để mỗi cá nhân không làm cho mình bị bỏ lại phía sau của tiến trình phát triển. Giáo dục cũng đồng thời là hoạt động
- PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 47 chung của cộng đồng và của toàn thể nhân loại vì sự phát triển của cá nhân và sự phát triển của cộng đồng, nhân loại để cộng đồng không bỏ mặc cá nhân còn nhân loại không bỏ mặc cộng đồng. Do đó, giáo dục trong thời kỳ hội nhập cần phải được phát triển dựa trên nguyên tắc không ngừng mở rộng những cơ hội về tiếp cận, truyền tải tri thức và thông tin. Khi và chỉ khi các cơ hội này được bảo đảm, giáo dục mới mang đến những tri thức phong phú, đa dạng, khoa học, chân thực, đáng tin cậy. Đó là cơ sở, động lực để giáo dục thúc đẩy lợi ích chủ động, lợi ích mở, lợi ích đa phương, lợi ích bền vững cho cá nhân, cộng đồng, dân tộc và nhân loại. Giáo dục gắn liền với đời sống – đời sống càng sinh động, giáo dục càng phải linh hoạt – linh hoạt trong phương thức tổ chức giáo dục, quản lý và hấp thụ giáo dục. Phương thức giáo dục và hấp thụ giáo dục càng linh hoạt bao nhiêu, sự đồng hành trong giáo dục càng rõ rệt bấy nhiêu - giáo dục đồng hành cùng các chủ thể giáo dục, chủ thể tiếp nhận giáo dục, giáo dục còn đồng hành cùng các lĩnh vực tương tác với giáo dục, ảnh hưởng chi phối giáo dục hay phụ thuộc vào giáo dục, phát sinh lợi ích nhờ giáo dục. Cho nên, giáo dục muốn mang lại lợi ích phải đồng hành cùng lợi ích. Khi cá nhân hòa nhập cùng cộng đồng, dân tộc hội nhập cùng nhân loại, giáo dục phải tiên phong trong hành trình thúc đẩy sự hòa nhập, để tiên phong trong sự bảo đảm lợi ích và hình thành lên các lợi ích mở. Một nền giáo dục khép kín, độc quyền, độc thoại, tự tôn là một nền giáo dục phi nhân bản thủ tiêu cơ hội phát huy tầm vóc lớn lao của giáo dục đối với sự phát triển của cá nhân, cộng đồng, dân tộc, nhân loại. Cơ hội tiếp cận với giáo dục và hoạt động giáo dục luôn gắn liền với cơ hội phát triển lợi ích, cơ hội cống hiến cho giáo dục cũng gắn liền với cơ hội khai phóng các lợi ích – lợi ích của chủ thể cống hiến và lợi ích của chủ thể hưởng thụ, lợi ích trong giáo dục và lợi ích trong mọi lĩnh vực. Sự phát triển kinh tế – chính trị – văn hóa có trong sự phát triển giáo dục. Các lợi ích về kinh tế – chính trị – văn hóa được khai thác từ sự phát triển của giáo dục và từ sự bảo đảm lợi ích từ giáo dục. Phương thức giáo dục càng mở rộng cơ hội cho mọi chủ thể trong cộng đồng, xã hội cống hiến tri thức, tiếp cận, hấp thụ và khai thác tri thức, phương
- 48 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ thức giáo dục càng trở nên nhân bản đem lại phúc lợi cho cộng đồng cũng như sự phát triển bền vững cho chính nó. Nói cách khác, đó là một phương thức giáo dục mang đậm tính hữu ích – “tính hữu ích như tiếng gọi tối hậu trong mọi vấn đề của đạo đức” - và đúng là “tính hữu ích theo nghĩa rộng dựa trên quyền lợi lâu dài của con người như một thực thể tiến bộ”1. Giáo dục bản thân nó có tính lan truyền – lan truyền để kiểm chứng, đào thải và phát triển. Do đó, mọi sự ngăn cản tính lan truyền và cơ hội lan truyền của hoạt động giáo dục đều là sự ngăn cản cơ hội phát triển của giáo dục cũng đồng thời là sự ngăn cản cơ hội tìm kiếm các lợi ích (bao gồm các lợi ích mở) dựa trên các thành tựu, kết quả nghiên cứu của hoạt động giáo dục. Nhà trường không phải “chốn hậu cung” cho nên mọi tri thức, tư tưởng, mọi kết quả nghiên cứu phải được phổ biến rộng rãi, được dễ dàng tiếp cận để đạt được tính hữu dụng. Khi nhà trường bị trở thành chốn hậu cung, danh tiếng của người thầy, việc đánh giá chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học không phụ thuộc vào tài năng thực sự của họ gắn liền với tính hữu dụng trong các công trình nghiên cứu khoa học. Chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài phạm trù khoa học. Khi nhà trường giống như chốn hậu cung, người học thay vì đến trường để thu nạp, tìm kiếm, phát triển, vận dụng tri thức phục vụ lao động và cống hiến, họ sẽ đến trường để tìm cơ hội cho những sự thăng tiến trong tương lai. Sự tìm kiếm các mối quan hệ sẽ được đầu tư hơn sự tìm kiếm tri thức. Cơ chế xin cho trong nhà trường trở nên thịnh hành tương ứng với sự ban ơn và đặc ái chốn hậu cung. Quan hệ thầy – trò, đồng nghiệp, lãnh đạo – nhân viên trước hết phải được nhìn nhận, ứng xử là mối quan hệ giữa con người với con người, mối quan hệ cộng tác và đồng hành để truy tìm tri thức, đầu tư phát triển khai thác các lợi ích dựa trên tri thức sẽ bị diễn biến thành mối quan hệ bề trên – kẻ dưới. Những mối quan hệ tất nhiên là cần thiết ở bất cứ đâu, trong cả mọi tổ chức cũng như mọi xã hội. Nhưng quan hệ và mạng lưới cá nhân trong 1 John Stuart Mill (2006), Bàn về tự do, Nguyễn Văn Trọng dịch, Nxb. Tri thức, Hà Nội, tr.37.
- PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 49 hoạt động giáo dục bị khép kín sẽ ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống học thuật, hạn chế những cách nghĩ mới và sự đổi mới do quan điểm tôn trọng thái quá hệ thống tôn ti trật tự trong học thuật cho nên rất khó có thể khuyến khích sự đổi mới trong môi trường giáo dục, môi trường khoa học. Nó kìm chế sự thay đổi, hoặc khuyến khích thêm chủ nghĩa bè phái1. Khi nhà trường bị biến thành chốn hậu cung, người thanh liêm trung thực, nghèo khó càng gặp nhiều bất lợi, người tài năng muốn lui về ở ẩn vì sự dấn thân để cống hiến trong một môi trường phi dân chủ thường đưa đến những bi kịch khó lường cho những người trí thức chân chính. Trong khi đó, những đột phá của lịch sử nhân loại mang đến những lợi ích lớn lao cho cộng đồng thường trước hết nhờ vào sự dấn thân của cá nhân người mong được cống hiến hơn được danh vị. Những cá nhân thiên tài là một thiểu số nhỏ bé nhưng để có được họ thì phải chăm lo đất trồng để các thiên tài từ đất ấy lớn lên tươi tốt. Thiên tài chỉ có thể tự do hít thở trong một bầu không khí của tự do2. Khi nhà trường bị biến thành chốn hậu cung, khoa học sẽ không được chú trọng bằng các lý thuyết giáo điều, những răn đe phép tắc bất bình đẳng. Nhà trường là nơi chứa đựng, ấp ủ, nâng niu che chở (nhà) những cái mênh mông bát ngát, lâu dài (trường) – đó là tri thức, tinh thần, niềm tin, sức mạnh đoàn kết, lòng đam mê... nhưng khi nhà trường bị biến thành chốn hậu cung, nó lại trở thành môi trường loạn luân về trí tuệ, tư tưởng, tình cảm. Vì nó gạt bỏ cơ chế tiếp cận, đối chiếu, soi rọi, phản biện, tương tác rộng rãi của cộng đồng và những nhà trường lân cận hoặc xa xôi. Khi nhà trường bị biến thành chốn hậu cung bởi phương thức giảng dạy, giáo dục, quản lý, truyền tải tri thức, tiếp cận tri thức lạc hậu... nhà trường trở thành một thiết chế bảo thủ, lỗi thời đáng sợ nhất vì nó đào 1 GS.Philip G. Albach: “Thế kỷ Đại học Châu Á?” (Trong cuốn: Kỷ yếu Đại học Humboldt 200 năm (1810 - 2010) kinh nghiệm thế giới và Việt Nam (2011), Nxb. Tri thức, Hà Nội, tr.778. 2 John Stuart Mill (2006), Bàn về tự do, Nguyễn Văn Trọng dịch, sđd, tr.148.
- 50 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ tạo, huấn luyện ra một lực lượng đông đảo những con người duy trì tư tưởng hậu cung, phương thức làm việc và thiết lập các lợi ích, các mối quan hệ giữa con người với con người theo chốn hậu cung. Trong khi đó, sự phát triển của quốc gia phải được thúc đẩy và thiết lập, củng cố dựa trên những lợi ích chung, lợi ích mở để hội nhập và phát triển bền vững, để trở thành một quốc gia dân chủ. Nhà trường bị biến thành chốn hậu cung sẽ không có sự đồng hành, tính cát cứ và độc quyền trong hoạt động giáo dục cản trở cả cơ hội tiếp cận lẫn cơ hội truyền thụ tri thức. Khi đó, tri thức chỉ tồn tại trong những trang sách, không có cơ hội được cộng đồng đông đảo chủ động chuyển hóa thành các giá trị, thành tựu, lợi ích. Trong khi đó, Nhà nước không phải là một chủ thể đóng vai trò chuyển hóa tri thức và các kết quả nghiên cứu khoa học của nhà trường thành những công trình, sản phẩm phục vụ đời sống, sản xuất, an ninh quốc gia... Còn nhà trường với những hạn chế về nhân lực và tài chính càng khó khăn hơn trong hoạt động chuyển giao và ứng dụng tri thức, công trình nghiên cứu khoa học. Chính cộng đồng – từ các cá nhân đơn lẻ cho tới các doanh nghiệp, tổ chức – mới là lực lượng công dụng hóa các tri thức nhà trường đã sản sinh ra, bổ sung công dụng và đa dạng hóa, khai thác tối đa các lợi ích của những tri thức ấy, biến chúng thành lợi ích mở. Lợi ích mà xã hội được thụ hưởng càng nhiều bao nhiêu, giá trị của giới trí thức giáo dục càng cao bấy nhiêu, uy tín của nhà trường sẽ được gia tăng thêm cùng những hỗ trợ tài chính và sự hợp tác nghiên cứu khoa học giữa nhà trường với cộng đồng trong nước và quốc tế. Sự nương tựa và thúc đẩy giữa nhà trường và cộng đồng tạo ra sự gắn bó về lợi ích, sự bền vững về nguồn lực trí tuệ, tài chính, môi trường cho những sự phát kiến, sáng tạo, sự đồng thuận trong các mục tiêu phát triển riêng lẻ nhưng có liên quan giữa các bên: nhà trường – cộng đồng – xã hội. Bằng việc đáp ứng các cơ hội tiếp cận tri thức, thông tin, các dữ liệu, số liệu, các công trình nghiên cứu khoa học chân thực đáng tin cậy, nhà trường đưa tới sự giao lưu nhân dân, kết nối các chiến lược phát triển đầu tư về văn hóa, giáo dục, y tế, kinh tế... giữa các quốc gia được thiết lập dựa trên sự theo đuổi các lợi ích có cơ sở khoa học bảo đảm tính khả thi. Các mục tiêu thiên niên kỉ, các dự án, chương trình, kế hoạch hành động
- PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 51 của quốc gia và quốc tế chỉ có thể đạt được với sự hỗ trợ của các hoạt động giáo dục và cơ hội tiếp cận giáo dục của người dân. Một phương thức giáo dục tích cực, rộng mở, linh hoạt, vượt khỏi khuôn khổ không gian địa lý nhà trường nhưng dưới sự điều tiết của nhà trường bảo đảm tính dễ tiếp cận sẽ giúp cho người dân (đặc biệt là nhóm người dễ bị tổn thương) tiếp cận thuận lợi. Giáo dục mở ra cơ hội để người dân chủ động nâng cao tay nghề và trình độ nhận thức văn hóa – xã hội là góp phần quan trọng giúp nhà nước thuận lợi hơn trong hoạt động quản lý xã hội, đồng hành cùng xã hội, các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong huấn luyện, đào tạo lại người lao động, các tổ chức phi chính phủ thuận lợi trong việc thực thi, đạt được kết quả các dự án hay các nhiệm vụ, mục tiêu. Phương thức giáo dục mở ra các cơ hội tiếp cận tri thức thông tin, các tập quán, truyền thống văn hóa, lối sống của các quốc gia là giáo dục đưa đến các cơ hội để các quốc gia hiểu biết lẫn nhau, để nhân dân các dân tộc cùng chung sống, cùng khai thác thế mạnh, giúp đỡ nhau tháo gỡ những bất cập, khó khăn của mỗi bên. Như vậy, giáo dục đồng hành cùng sự phát triển của nhân loại. Phương thức giáo dục linh hoạt, nhân bản rõ ràng giúp nhà nước đơn lẻ và nhà nước đa quốc gia làm tất cả nhưng chẳng can thiệp vào tất cả. Khi ấy, lợi ích quan trọng nhất của nhà nước là được chứng kiến tất thảy các chủ thể đều là chủ thể của các lợi ích, là chủ thể tích cực phát triển, khai thác, tận dụng và mở ra các lợi ích hình thành lên vô vàn các lợi ích mới và mở. Phương thức giáo dục mở ra các cơ hội khai phá các lợi ích mở không phải là phương thức giáo dục hướng tới thi cử, khoa bảng. Nó hướng tới những lợi ích cụ thể, giản đơn, riêng lẻ của mỗi cá nhân và những lợi ích lớn lao của mỗi cá thể hay cộng đồng, quốc gia, dân tộc, nhân loại. Vậy nên, giáo dục phải đến được với mọi người và mọi người phải được đến với giáo dục. Các quốc gia có nền kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học phát triển đều hướng tới giải quyết vấn đề cốt lõi, nền tảng này. Giáo dục được mở ra cho tất cả cá bên: nhà trường – người học – cộng đồng. Giáo dục của các nước phát triển không chỉ sôi động trong phạm vi quốc gia đó mà còn xâm nhập tới các nước khác, thu hút,
- 52 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ giao thoa, tương tác với người dân và giới trí thức tinh hoa, các nhà đầu tư khắp các nước cùng tiếp cận, cùng cống hiến, phát triển – phát triển chính mình gắn liền với phát triển các nước phát triển. Học tập là suốt đời, giáo dục là lĩnh vực hoạt động dành cho tất cả mọi người. Cho nên, ở các nước phát triển, giáo dục là hoạt động khai phóng nhân lực – vật lực – trí lực – tiềm lực. Cách thức tổ chức giáo dục chú trọng vào con đường giáo dục, mô hình giáo dục, triết lý giáo dục, lợi ích giáo dục, phương tiện giáo dục, cơ hội giáo dục. Trong đó, mô hình giáo dục, phương tiện giáo dục vừa là các yếu tố nảy sinh từ con đường giáo dục, triết lý giáo dục, lợi ích giáo dục, cơ hội giáo dục vừa là các yếu tố bảo đảm cho sự hiện diện của các thành phần này. Mô hình giáo dục của các nước phát triển hiện nay là mô hình giáo dục mở gắn liền với phương tiện giáo dục mở (tài nguyên giáo dục mở – bao gồm các tiện ích thông minh của thành tựu khoa học công nghệ giáo dục). Thông qua mô hình giáo dục mở gắn liền trước hết với tài nguyên giáo dục mở, lợi ích của chủ thể hưởng thụ, chủ thể cống hiến đều được khai phóng. Đây cũng là mô hình tạo ra môi trường giáo dục, môi trường khoa học lành mạnh, minh bạch, thúc đẩy sự tự do trí tuệ, tự do tinh thần, tự do cống hiến, hấp thụ và phản biện giáo dục, khoa học, tri thức. Cần lưu ý rằng, trong đời sống xã hội, trong sinh hoạt cộng đồng cũng như trong hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học, dù có ý kiến nào đó bị buộc phải câm nín là sai lầm thì nó vẫn có thể, và thường là như vậy, chứa đựng một phần chân lý; vì lẽ ý kiến đang thinh hành về vấn đề nào đó, hiếm khi hoặc chẳng bao giờ là toàn bộ chân lý, cho nên chỉ có qua va chạm với ý kiến đối lập mà cái phần còn thiếu của chân lý mới có cơ hội được bổ khuyết1. Chính vì thế, Cicero - nhà hùng biện vĩ đại nhất thời cổ đại đã phải “luôn nghiên cứu các chứng lý của phía đối nghịch thật kỹ càng như là, hay thậm chí còn hơn là của phía mình”2. Với mô hình giáo dục mở đưa đến cơ hội học suốt đời và giáo dục cho mọi người. Mở ra cơ hội học tập là mở ra cơ hội về lợi ích – lợi ích 1 John Stuart Mill (2006), Bàn về tự do, Nguyễn Văn Trọng dịch, Sđd, tr.122 – 123. 2 John Stuart Mill (2006), Bàn về tự do, Nguyễn Văn Trọng dịch, Sđd, tr.90.
- PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 53 suốt đời và lợi ích cho tất cả mọi người. Sự tương tác giữa các cá nhân sẽ tạo ra sự tương tác về lợi ích. Mô hình giáo dục bảo đảm lợi ích cho các cá nhân chính là mô hình đưa đến lợi ích mở. Học mọi nơi, mọi lúc, học ở mọi người, mọi độ tuổi, mọi hoàn cảnh. Sự học ấy là sự sống vì nó gắn liền với cuộc sống, gắn liền với lợi ích, là cơ sở đưa đến các lợi ích cho người học, đưa đến cơ hội duy trì, phát triển một cuộc sống tương xứng với giá trị con người. Để đảm bảo cho người học được học mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, mọi độ tuổi, mô hình giáo dục mở bảo đảm cho người dạy có cơ hội và cách thức để dạy mọi nơi, mọi lúc, mọi độ tuổi, ở mọi địa vị ngành nghề. Với một mô hình giáo dục khai phóng con người và để con người tự khai phóng, giáo dục mở đã đưa toàn thể xã hội vào trong nhà trường, tạo cơ hội để mọi chủ thể xã hội xâm nhập vào trong nhà trường, cung cấp cho nhà trường những tri thức sinh động nhất, hữu dụng nhất để nhà trường ngày càng lớn mạnh hơn về tầm vóc, sứ mạng, vai trò kết nối, phát triển trí tuệ cho cộng đồng, dân tộc, nhân loại. Tri thức trong nhà trường lan tỏa ra toàn xã hội, vượt khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia đưa đến những lợi ích cho các cư dân, cộng đồng, quốc gia, dân tộc khác. Kinh nghiệm và tư duy phản biện trong xã hội, trong cộng đồng quốc gia và quốc tế củng cố, sửa sang cho những tri thức của nhà trường. Lợi ích dường như không phải là mục tiêu nhưng lại là yếu tố luôn được bảo đảm – bảo đảm quyền cống hiến, quyền tham gia, bảo đảm quyền tiếp cận và quan trọng hơn cả là bảo đảm mở cửa tri thức cho sự giàu có của quốc gia, dân tộc, sự tiến lên không ngừng của nhân loại. Mấu chốt của lợi ích mở trong giáo dục mở chính là sự lưu thông và trao đổi tri thức, sự tận dụng va vận dụng, phát triển tri thức vào trong thực tiễn hoạt động giảng dạy, học tập, lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, đầu tư kinh doanh, hoạch định chính sách, hợp tác đối ngoại, bảo vệ môi trường, an ninh con người... Giáo dục mở sẽ gạt bỏ mọi rào cản về địa lý, hoàn cảnh lịch sử phát triển, tập quán văn hóa, điều kiện kinh tế của cộng đồng, tình trạng sức khỏe hay hôn nhân của cá nhân. Giáo dục mở hạn chế những phiền nhiễu, tùy tiện quan liêu tham nhũng, thiếu minh bạch mất dân chủ, bất bình đẳng trong cách hành xử của đội
- 54 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ ngũ viên chức giáo dục, những đấu đá kìm kẹp ganh đua trong nhà trường và lớp học. Giáo dục mở khắc phục những hạn chế do thiếu giáo viên. Nó thúc đẩy tự do học thuật, tự do ngôn luận, tự do diễn thuyết và phản biện. Đây là cơ sở giúp người học có những kỹ năng phản biện xã hội, phản biện chính sách với tư cách là một người lao động, người công dân, nhà khoa học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo hoặc tiếp cận tri thức, thông tin của dịch vụ giáo dục để đạt được những lợi ích thiết thực và sâu xa cho bản thân, tập thể hay cộng đồng. Trong thời đại toàn cầu hóa, các thành tựu của khoa học kỹ thuật, công nghệ đã đem lại lợi ích vượt tràn ra khỏi quốc gia sản sinh ra nó. Sự giàu có về tài chính, tài nguyên, công nghệ kỹ thuật phải được đặt trong mối quan hệ với sự giàu có về tri thức và cơ hội tiếp cận và khai thác tri thức. Tài nguyên giáo dục mở sẽ tạo ra những sự giàu có từ những cơ hội đó. Từ sự tiếp cận tri thức các cá nhân, cộng đồng quốc gia và quốc tế có cơ sở để vận dụng tri thức và tận dụng các cơ hội. Tài nguyên giáo dục mở hướng tới phục vụ giáo dục mở và gắn kết giáo dục mở với các lợi ích mở. Sự bình đẳng trong cung cấp tri thức, tiếp cận tri thức đưa đến sự bình đẳng trong phát triển các nhu cầu, lợi ích. Nó xóa bỏ độc quyền tư duy, độc chiếm lẽ phải, độc chiếm thông tin và các cơ hội từ tiếp cận thông tin. Tài nguyên giáo dục mở tạo ra môi trường để các chủ thể tự do lựa chọn tri thức thiết thực hữu dụng. Tài nguyên giáo dục mở tạo ra sự cạnh tranh trong cung ứng tri thức và dịch vụ giáo dục. Khi tri thức không được mở ra, tất cả các lợi ích sẽ bị đóng lại. Tài nguyên giáo dục mở mở ra cho giáo dục mở khả năng giải phóng tri thức, giải phóng nhu cầu phát triển giáo dục. Sự thiếu thốn một triết lý đồng hành trong giáo dục đáng ngại hơn mọi sự thiếu thốn về cơ sở vật chất. Tầm cỡ lớn lao của giáo dục không phải là mức độ hoàn hảo của hoạt động giáo dục mà ở chỗ giúp mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng biết cách làm cho mình sáng lên về trí tuệ, tinh thần và thúc đẩy trí tuệ, tinh thần của cộng đồng, dân tộc mình sáng lên. Trí tuệ, tinh thần của một quốc gia nhỏ bé không bé nhỏ hơn trí tuệ tinh thần của quốc gia lớn mạnh. Nhưng đằng sau trí tuệ, tinh thần ấy cần có một phương tiện thúc đẩy và giải phóng trí tuệ, tinh thần, khai thông nó với những luật lệ lành mạnh để không một cá nhân hay cộng đồng nào cảm thấy bất an,
- PHẦN 1. TIẾP CẬN GIÁO DỤC MỞ VÀ TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ 55 bị thua thiệt về lợi ích. Tài nguyên giáo dục mở là một phương tiện đáp ứng được các yêu cầu ấy. “Mọi người đều có lợi trong việc giao lưu ý tưởng, cũng không khác gì mọi người đều có lợi trong việc trao đổi tự do hàng hóa và dịch vụ”1.Cho nên, tài nguyên giáo dục mở đã được các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến lựa chọn. Đó là lựa chọn cho sự phát triển bền vững của giáo dục cũng là lựa chọn vì sự phát triển bền vững của quốc gia. Trí thức là một tầng lớp lao động trí óc trong xã hội. Do đó, trí thức cần có một môi trường lao động, cống hiến năng lực cho xã hội để thụ hưởng những lợi ích từ sự đồng hành cùng xã hội và xã hội thụ hưởng những lợi ích từ sự cống hiến của trí thức. Trí thức không phải là đối tượng độc quyền quản lý của nhà nước hay nhà trường. Nhưng thông qua nhà trường và với sự hỗ trợ của nhà nước, trí thức thúc đẩy giáo dục phát triển từ đó thúc đẩy xã hội phát triển. Tài nguyên giáo dục mở là phương tiện hỗ trợ trí thức thúc đẩy sự phát triển ấy. Như vậy, tài nguyên giáo dục mở giải phóng năng lực của trí thức cũng là giải phóng nguồn tài nguyên trí tuệ của quốc gia. Không giải phóng năng lực, trí tuệ của trí thức sẽ không có bất kỳ cơ hội nào về tiếp cận, thụ hưởng tri thức, thông tin dành cho các cá nhân và cộng đồng. Tri thức không được lưu thông, giáo dục không phải là giáo dục mở để hình thành nên các lợi ích mở. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Richard C.Levin. Sự trỗi dậy của các đại học châu Á (Trong cuốn: “Kỷ yếu Đại học Humboldt 200 năm (1810 - 2010) kinh nghiệm thế giới và Việt Nam” (2011), Sđd, tr.773). 2. John Stuart Mill (2006), Bàn về tự do, Nguyễn Văn Trọng dịc. 3. Philip G. Albach: Thế kỷ Đại học châu Á? (Trong cuốn: “Kỷ yếu Đại học Humboldt 200 năm (1810 - 2010) kinh nghiệm thế giới và Việt Nam (2011)”, Nxb Tri thức, Hà Nội, tr.778. 1 GS.Richard C.Levin. “Sự trỗi dậy của các đại học châu Á” (Trong cuốn: “Kỷ yếu Đại học Humboldt 200 năm (1810 - 2010) kinh nghiệm thế giới và Việt Nam (2011)”, sđd, tr.773).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn