intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Loài rùa quý hiếm nhất thế giới rua ho Guom

Chia sẻ: Nguyen Van Duc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

185
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rafetus Swinhoei là loài rùa quý hiếm nhất thế giới có nguy cơ tuyệt chủng cao nhât thế giới . Theo một số chuyên gia nghiên cứu về rùa, trong nhiều năm qua, người ta chỉ ghi nhận được 3 cá thể, hai cá thể ở Trung Quốc và một ở Hồ Gươm. nhà khoa học, đặc biệt là các chuyên gia của Chương trình rùa Việt Nam (thuộc Chương trình bảo tồn rùa châu Á), đã dành nhiều năm trời khảo sát, tìm kiếm dọc sông Hồng từ Lào Cai xuống tận Hà Nội, rồi dọc lưu vực sông Mã. Tuy nhiên, kết quả...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Loài rùa quý hiếm nhất thế giới rua ho Guom

  1. Rafetus Swinhoei là loài rùa quý hiếm nhất thế giới và có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới. Theo một số chuyên gia nghiên cứu về rùa, trong nhiều năm qua, người ta chỉ ghi nhận được 3 cá thể, hai cá thể ở Trung Quốc và một ở Hồ Gươm. nhà khoa học, đặc biệt là các chuyên gia của Chương trình rùa Việt Nam (thuộc Chương trình bảo tồn rùa châu Á), đã dành nhiều năm trời khảo sát, tìm kiếm dọc sông Hồng từ Lào Cai xuống tận Hà Nội, rồi dọc lưu vực sông Mã. Tuy nhiên, kết quả tìm được chỉ là những câu chuyện kể nhuốm màu huyền thoại và những bộ mai rùa, sọ rùa hoặc tiêu bản rùa khổng lồ được người dân giữ lại làm kỷ niệm. Vất vả nhiều năm, rồi ông trời cũng không phụ công những người yêu thiên nhiên hoang dã. Sau nhiều năm tìm kiếm, các chuyên gia cũng khoanh vùng được một hồ nước rộng tới hơn ngàn ha ở thị xã Sơn Tây có nhiều dấu hiệu xuất hiện rùa khổng lồ. Cách đây 3 năm, khi nghe phong thanh, tôi cũng đã tìm lên hồ Đồng Mô để hỏi người dân sống quanh hồ và được nghe rất nhiều chuyện ly kỳ về rùa khổng lồ. Nào là thi thoảng có 2 con nổi lên mặt nước thở phì phò, nào là rùa to như cái nong bò lên bờ phơi nắng, nào là có người chạy thuyền máy đâm vào lưng rùa lật nhào… Tuy nhiên, ăn chực nằm chờ mấy ngày liền mà tôi chẳng thấy có dấu hiệu rùa nổi. Một góc hồ Đồng Mô. Nhưng Giám đốc Chương trình rùa châu Á, ông Douglas Hendrie, cùng các cộng sự thì kiên trì tìm kiếm rùa khổng lồ bằng cách dựng lều trại tại bờ hồ, rồi đêm ngủ tại lều, ngày theo ngư dân đánh cá để tìm kiếm rùa. Sau hơn năm trời dãi gió dầm sương, vào một ngày đẹp trời tháng 3/2007, anh Nguyễn Xuân Thuận, cán bộ của Chương trình rùa Việt Nam, đã lần đầu tiên nhìn thấy một cá thể rùa nổi trên mặt hồ Đồng Mô. Tuy nhiên, phải đến tháng 6/2007, anh Thuận mới chụp được hình “cụ” rùa này. Như vậy, sau bao nhiêu năm vất vả tìm kiếm, lần đầu tiên, các cán bộ của Chương trình rùa châu Á đã xác định được cá thể rùa khổng lồ thứ hai ở Việt Nam (và thứ 4 của thế giới) còn sống sót. Theo như kinh nghiệm phân tích hình ảnh, con rùa chụp được tại hồ Đồng Mô có cân nặng chừng 80-90kg, mép màu vàng, đầu đốm rằn ri và mai màu xanh xám. Hồ Đồng Mô vốn là một nhánh của sông Hồng, do đắp đê mà thành, nên chuyện tại hồ này xuất hiện loài rùa khổng lồ cũng là điều dễ lý giải.
  2. Hình ảnh rùa Đồng Mô do anh Nguyễn Xuân Thuận chụp được. Chuyện chụp được ảnh “cụ” rùa chẳng khác nào bắt được vàng. Không hiểu các chuyên gia nghiên cứu rùa có tổ chức hội thảo để công bố không, nhưng thông tin được giữ kín đến tận mới đây, khi “cụ” rùa "sổng" ra sông Tích Giang, gây dư luận ầm ĩ cả nước. Đó là vào ngày 26/11/2008, người dân thôn Cời (phường Trung Sơn Trầm, Sơn Tây) loan tin ầm ĩ về một con rùa khổng lồ bị người dân bắt được. Ngay lập tức, người hiếu kỳ khắp nơi đã đổ về nhà ông Nguyễn Duy Là để tận mắt con rùa quý này. Bữa đó, tôi cũng có mặt chen chúc trong đoàn người đông nghịt để xem rùa. Anh Nguyễn Quang Toàn kể, cách đó nửa tháng, chính anh ta đã nhìn thấy một con rùa nổi trên sông Tích Giang. Anh Toàn đã âm thầm cùng ông Nguyễn Duy Là và 4 người nữa trong gia đình tìm cách giăng lưới bắt rùa. Mấy lần nhìn thấy nó nổi, nhóm người này liền bủa lưới vây. Rõ ràng nó đã mắc lưới, song con rùa này đều xé lưới tẩu thoát, hoặc chúi xuống bùn để lưới quét qua. Để tóm được rùa, nhóm người này đã giăng 4 lớp lưới dày chặn đoạn sông, rồi dùng gậy chọc xuống lòng sông, xua rùa vào lưới. Khi con rùa mắc lưới, 6 người cùng nhảy xuống sông vật lộn với nó mãi mới đưa được nó lên bờ. Những người này đã đặt con rùa lên bàn cân và thấy nó nặng 68kg. “Lúc khênh nó lên bờ, mấy cậu nghịch ngợm dẫm lên lưng nó, thế mà nó cứ chạy ầm ầm. Giống rùa này khỏe kinh khủng thật!” – ông Toàn kể. Rùa Đồng Mô mà người dân tóm được. Ngay khi khênh được rùa về nhà, các lái buôn khắp nơi đã đổ về ngã giá cứ như ở sàn đấu giá. Ban đầu, con rùa được trả giá 10 triệu đồng, rồi giá tăng dần lên gấp 10 lần số đó. Cũng may mà lực lượng công an, kiểm lâm đã có mặt kịp thời để ngăn chặn việc mua bán động vật quý hiếm. Sau khi công an, kiểm lâm giải thích pháp luật bảo vệ động vật hoang dã, rồi các chuyên gia, trong đó có cả ông Douglas Hendrie, tìm cách tuyên truyền, giáo dục tình yêu thiên nhiên, những người tóm được rùa
  3. cũng thấy xuôi tai và quyết định nhận tiền thưởng để trả rùa về với môi trường tự nhiên. Rùa khổng lồ nhanh chóng được đưa lên xe chuyên dụng, các chuyên gia chấm thuốc sát trùng vào các vết thương. Ngay trong ngày hôm đó, con rùa này được thả về hồ Đồng Mô. Con rùa có chiều dài 90cm, ngang 70cm và qua phân tích các dấu vết, màu sắc trên trên đầu, ông Douglas khẳng định đây chính là “cụ" rùa đã thoát ra từ hồ Đồng Mô trong trận lụt lịch sử. Ông Douglas khẳng định đã làm xét nghiệm AND rùa Đồng Mô tại Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật và kết quả xét nghiệm cho thấy rùa Đồng Mô cùng loài với rùa Hồ Gươm, cùng loài với cả 2 con giải hiện đang được nuôi dưỡng trong vườn thú ở Trung Quốc. Ông Peter Richard, nhà khoa học hàng đầu thế giới về loài Rafetus Swinhoei, sau khi so sánh các bộ xương rùa ở Việt Nam và Trung Quốc cũng khẳng định, loài rùa khổng lồ từng bị ăn thịt rất nhiều ở Việt Nam chính là giải Thượng Hải. Một chiếc sọ rùa tìm được ở Thanh Hóa. Theo GS Hà Đình Đức, người đã có nhiều năm nghiên cứu về rùa Hồ Gươm, thì con rùa ở Đồng Mô cũng như những con rùa bị người dân xẻ thịt ở Phú Thọ, Yên Bái đúng là loài giải. Còn rùa ở Hồ Gươm là loài mới hoàn toàn, chứ không phải con giải. Để chứng minh “cụ" rùa Hồ Gươm không phải là giải, ông Đức đã đưa ra hàng loạt phân tích về màu sắc da, đặc điểm hình thái… Cuộc tranh luận rùa Hồ Gươm là... rùa hay giải thì còn là vấn đề dài dài, dành cho các nhà khoa học. Nhưng có một thực tế là loài rùa khổng lồ này đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng. Với tất cả tình yêu thiên nhiên, các nhà khoa học trong nước và quốc tế, đang mất ăn mất ngủ vì rùa, thông qua Báo điện tử VTC News, kêu gọi đồng bào, thợ săn rùa, rắn, ba ba, cá mú cả nước, nếu phát hiện ở
  4. đâu có loài rùa khổng lồ quý hiếm này, hãy báo ngay cho chính quyền, các tổ chức bảo tồn rùa, để có phương án bảo vệ rùa sớm nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2