intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Logistics xanh – Xu hướng logistics quan trọng cho sự phát triển bền vững

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu "Logistics xanh – Xu hướng logistics quan trọng cho sự phát triển bền vững" cung cấp cái nhìn khái quát về tình hình phát triển Logistics Xanh được xem là xu hướng Logistics tương lai của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng dữ liệu thứ cấp. Bài nghiên cứu nêu ra thực trạng phát triển Logistics Xanh tại Việt Nam, bên cạnh đó nêu ra những cơ hội trong việc phát triển Logistics Xanh trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Logistics xanh – Xu hướng logistics quan trọng cho sự phát triển bền vững

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ LOGISTICS XANH – XU HƯỚNG LOGISTICS QUAN TRỌNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Võ Thị Như Thảo1 Tóm tắt: Bài nghiên cứu cung cấp cái nhìn khái quát về tình hình phát triển Logistics Xanh được xem là xu hướng Logistics tương lai của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng dữ liệu thứ cấp. Bài nghiên cứu nêu ra thực trạng phát triển Logistics Xanh tại Việt Nam, bên cạnh đó nêu ra những cơ hội trong việc phát triển Logistics Xanh trong thời gian tới. Dựa trên dữ liệu tổng hợp bài nghiên cứu đã nêu ra những đề xuất để ngành này phát triển mạnh hơn tại Việt Nam trong thời gian tới. Từ Khóa: Logistics Xanh, Logistics 1. GIỚI THIỆU Theo dữ liệu từ tổng cục Thống kê, GDP quý 1/2022 ở nước ta tăng lên 5,03% so với cùng quý các năm trước, ngành nông – lâm – thủy sản lại tăng trưởng và đóng góp lớn cho mức GDP chung là 5,76%, khu vực công nghiệp xây dựng cũng tăng trưởng nhanh. Nhìn chung kinh tế Việt Nam đều trên đà phát triển nhanh. Theo xếp hạng của Agility (2022), Việt Nam được xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường mới nổi toàn cầu và được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng phát triển ngành Logistics trong thời gian tới. Tuy nhiên hậu quả của việc phát triển kinh tế nói chung và ngành Logistics nói riêng đem lại là ô nhiễm môi trường vô cùng nghiêm trọng do lượng CO2 thải ra ngoài môi trường tăng cao. Do vậy Logistics Xanh giúp giảm lượng khí thải, tiếng ồn và các vấn đề ô nhiễm sẽ là xu hướng của phát triển bền vững và lâu dài cho doanh nghiệp nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung. Đó là lý do đề tài “ Logistics Xanh – Xu hướng Logistics quan trọng trong sự phát triển bền vững ” được đưa ra thảo luận. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết Khái niệm về Logistics Xanh Logistics Xanh hay còn gọi là Green Logistics đã xuất hiện từ những năm 1980. Nhiều tác giả đã nêu ra khái niệm về Logistics xanh. Logistics xanh ám chỉ đến việc quản lý và tổ chức dòng chảy của hàng hóa bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực và sự quan tâm sâu đến môi trường và không làm mất đi hiệu quả của ngành Logistics (Wu và Dunn, 1995). Visser và Van Goor (2011) định nghĩa rằng Logistics xanh ám chỉ đến việc làm tối ưu sự quản lý trong kinh doanh bằng việc tập trung đến sự khó khăn, những yêu cầu cầu liên quan đến môi trường và ngành Logistics, từ đó tập trung vào của Chính phủ và thị trường. Từ những khái niệm trên có thể hiểu Logistics Xanh là hoạt động Logistics hướng đến mục tiêu bền vững, thân thiện và bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. 1 Th.S, giảng viên Khoa QTKD, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM, vtn.thao@hutech.edu.vn 403
  2. MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI Thông qua việc tập trung vào sự bền vững của chuỗi cung ứng người tiêu dùng có nhận thức về tiêu dùng xanh thân thiện với môi trường sẽ được phục vụ tốt hơn và giúp cho vai trò của chuỗi cung ứng ngày càng cải thiện (Chopra và Meindl, 2013). Logistics Xanh ngày càng có ý nghĩa và đóng vai trò quan trọng hơn khi mà nhiên liệu ngày càng khan hiếm và giá càng cao. Do đó Logistics Xanh sẽ giúp công ty phát triển công nghệ mới cùng với việc cắt giảm lượng khí thải carbon, làm cho hoạt động kinh doanh bền vững và có được lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ. Logistics Xanh và sản xuất xanh sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường và tiếp cận khách hàng trong nước cũng như ngoài nước trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với quốc tế. Anil Kumar (2015) cho rằng nội dung của Logistics xanh bao gồm vận tải xanh, nhà kho xanh, bao bì xanh, quản lý dữ liệu xanh và quản lý chất thải. Vận tải xanh: các phương tiện vận tải được sử dụng thải ra khí thải thấp như vận tải thủy, đường sắt và các loại xe sử dụng năng lượng sạch. Bao bì xanh: sử dụng bao bì có khả năng tái chế và nguyên liệu làm nên bao bì có thể phân hủy sinh học. Kho bãi xanh: là loại kho sử dụng năng lượng sạch và hiệu quả. Quản lý dữ liệu xanh: ứng dụng công nghệ hiện đại để quản lý dữ liệu hiệu quả nâng cao hiệu quả của hoạt động logistics. Quản lý chất thải: những hoạt động như tái chế, tái sản xuất, sử dụng lại hay thu hồi chất thải. Sự khác biệt Logistics Xanh và Logistics truyền thống Logistics Xanh vừa theo đuổi về chất lượng, vừa theo đuổi về hiệu quả của sản phẩm và dịch vụ làm hạn chế các hoạt động của Logistics đến môi trường. Logistics Xanh có mục tiêu là “ phát triển bền vững ” đẩy mạnh áp dụng công nghệ hiện đại giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường. Logistics Xanh cần có sự phối hợp của các cơ quan, bộ ngành và doanh nghiệp để tránh lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Logistics truyền thống mục tiêu là đạt hiệu quả cao và nhấn mạnh đến chi phí. Doanh nghiệp thì ngại chi phí cao vì dẫn đến tốn kém nên thường tìm cách lách luật khiến môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng. Logistics truyền thống khó khăn trong việc kết nối, phối hợp và không tận dụng nguồn lực tự nhiên. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính: sử dụng dữ liệu thứ cấp các nguồn dữ liệu có sẵn trên các báo cáo của của Ban biên tập Logistics Việt Nam, World Bank, bài báo trên Internet... những thông tin liên quan về Logistics và Logistics Xanh để phục vụ bài báo. 3. THỰC TRẠNG 404
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ Bảng 1. Xếp hạng chỉ số hiệu quả Logistics (LPI) và phát thải khí nhà kính của một số quốc gia Lượng phát thải khí ra nhà kính Quốc gia Xếp hạng LPI (gramCO2/ GDP) Đức 1 100 Nhật Bản 5 190 Singapore 7 155 Hoa Kỳ 14 300 Hàn Quốc 25 460 Việt Nam 39 1.090 Ấn Độ 4 900 Brazil 56 200 Nguồn: World Bank (2019) Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới World Bank (2018), chỉ số hiệu quả Logistics (LPI) Việt Nam đứng thứ 39/160 nước tham gia nghiên cứu, tăng 25 bậc so với năm 2016 và vươn lên đứng thứ 3 trong các nước ASEAN. Việt Nam cũng là nước có xếp hạng ở đứng đầu trong các thị trường mới nổi. Tốc độ tăng trưởng ngành bình quân hàng năm từ 14-16%, số lượng và chất lượng dịch vụ Logistics được nâng cao, đóng góp quan trọng trong việc đưa tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022 lên 616,30 tỷ USD, tăng 14,06 % so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên lượng khí thải CO2/GDP ra môi trường vô cùng cao hơn 1000 gram/CO2 trong khi các nước có năng lực hiệu quả Logistics cao như Đức, Nhật, Singapore…lượng khí thải CO2 chưa tới 500 gram/GDP. Từ đó cho thấy mức độ ô nhiễm môi trường do phát triển kinh tế ở Việt Nam ở mức báo động, ngành Logistics được coi cũng là một trong những ngành thải ra khi CO2 mức cao. Lượng khí thải của vận tải đường bộ chiếm nhiều nhất 5% 10% 85% Đường bộ Đường thủy nội địa và ven biển Đường hàng không Biểu đồ 1. Lượng khí thải của các loại hình vận chuỷển Nguồn: Tạp chí Môi trường (2018); Báo Môi trường (2019) Tổng lượng khí thải ngành giao thông vận tải năm 2019 tại Việt Nam là 30 triệu tấn CO2 trong đó có khoảng 85% khí thải do vận chuyển đường bộ, 10% là đường thủy nội địa và 5% và đường hàng không. 405
  4. MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI Do cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam còn rất hạn chế về chất lượng, lạc hậu về trình độ kỹ thuật so với các nước trong khu vực và trên thế giới do đó vận tải đường bộ chiếm đa số cho việc vận chuyển hàng hóa của Việt Nam nói chung và ngành Logistics nói riêng đặc biệt là các loại xe container chủ yếu được sử dụng để trung chuyển hàng hóa giữa kho và cảng, đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều tuyến đường liên tỉnh của Việt Nam thường xảy ra tình trạng ùn tắc cục bộ, gây ảnh hưởng đến hiệu suất chuyên chở và lượng khí thải CO2 quá cao. Vận tải bằng đường thủy nội địa và biển được xem là loại hình vận chuyển ít tốn kém và ít gây ra ô nhiễm chỉ chiếm 10% lượng khí thải phát ra do Việt Nam còn hạn chế về điều kiện kết cấu hạ tầng đặc biệt là hành lang vận tải thủy nội địa đã cản trở sự phát triển đường thủy nội địa trong nước. Vận tải hàng không tuy số lượng không nhiều chỉ chiếm 5% nhưng phát ra trực tiếp vào bầu khí quyển nên cũng là loại hình vận tải gây ô nhiễm cao. Vận tải đường sắt vốn được coi là phương thức vận tải thân thiện với môi trường, tuy nhiên Chính phủ ở Việt Nam vẫn chưa đầu tư và khai thác hết tiềm năng của ngành vận tải này. Do đó vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt hầu như không áp dụng và chủ yếu chỉ dùng loại phương tiện này để chở khách. 6.5% 6.5% 7.8% 39.0% 40.3% Nhỏ hơn 10% Từ 10% đến 30% Từ 31 đến 50% Từ 51% đến 70% Trên 70% Biểu đồ 2. Tỷ lệ xe trống chiều về của doanh nghiệp trong vận tải đường bộ Nguồn: Ban biên tập Báo cáo Logistics Việt Nam (2022) Theo Khảo sát của Ban biên tập Báo cáo Logistics Việt Nam (2022) cho thấy tỷ lệ xe trống chiều về của doanh nghiệp trong vận tải đường bộ từ 10% đến 30% chiếm đến 40,3% và nhỏ hơn 10% là 39%. Số liệu này cho thấy tỷ lệ xe chạy rỗng khá cao cho thấy doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng xe tối ưu và chưa hiệu quả dẫn đến tỷ lệ xe rỗng rất cao. 406
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ Các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu sử dụng năng lượng xanh tại kho bãi 31.4% 68.6% Có Không Biểu đồ 3. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng năng lượng tái tạo trong kho bãi Nguồn: Ban biên tập Báo cáo Logistics Việt Nam (2022) Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng năng lượng tái tạo trong vận hành kho bãi la 68,6% ở mức tương đối, còn lại 31,4% doanh nghiệp chưa sử dụng năng lượng xanh này trong kho bãi và đa số hệ thống nhà kho trong nước vẫn dùng nguồn điện thông thường để phát ra ánh sáng và kiểm soát nhiệt độ chứ chưa tìm kiếm năng lượng sạch khác (Báo cáo Logistics Việt Nam, 2022). Từ đó cho thấy doanh nghiệp trong nước đã dần nhận thức tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng xanh vào kho bãi và số lượng doanh nghiệp sử dụng năng lượng xanh sẽ còn tăng cao hơn nữa. Cơ hội phát triển trong tương lai vô cùng lớn Quy mô của Logistics trên toàn cầu nói chung đang gia tăng mạnh mẽ. Tại Việt Nam ngành Logistics có tốc độ tăng trưởng khoảng 14-16%. Việt Nam đứng thứ 11 trong top 50 quốc gia đứng đầu về chỉ số thị trường mới nổi năm 2021 (theo bảng xếp hạng của Agility, 2022). Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm giai đoạn 2022-2027 của thị trường Logistics Việt Nam được dự báo đạt 5,5% cùng với sự hồi phục kinh tế sau dịch Covid-19. Số lượng và chất lượng dịch vụ Logistics được đầu tư và nâng cao qua đó góp phần ngày càng lớn vào quy mô GDP tăng từ 72,9% năm 2015 đến 93,3% vào năm 2021. Khối lượng hàng vận tải hàng hóa của Việt Nam tăng lên nhanh chóng, bình quân khoảng 17%/ năm; khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng trên 30% và đạt đến con số là 303 tỷ tấn.km (2021). Điều đó cho thấy Logistics nói chung và ngành Logistics Xanh nói riêng vẫn có nhiều tiềm năng phát triển trong thời gian tới. 407
  6. MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI 26.8% 73.2% Có Không Biểu đồ 4. Tỷ lệ doanh nghiệp có chiến lược phát triển Logistics Xanh Nguồn: Khảo sát của Ban biên tập Báo cáo Logistics Việt Nam (2022) Tỷ trọng doanh nghiệp có chiến lược phát triển Logistics Xanh tại Việt Nam với con số khá cao 73,2% cho thấy doanh nghiệp rất quan tâm đến chiến lược này trong việc phát triển kinh tế bền vững. Trong thời gian tới chắc chắn số lượng doanh nghiệp tham gia sẽ còn nhiều hơn và sự hòa nhập vào ngành Logistics Xanh sẽ là xu hướng trong tương lai của các doanh nghiệp trong nước. Các công ty, tập đoàn lớn trong và ngoài nước đã chú trọng đến Logistics Xanh Unilever là một trong những tập đoàn đa quốc gia hưởng ứng chiến dịch Logistics Xanh, cụ thể CEO Unilever Alan Jope từng nói: “ Sẽ không có một Unilever bền vững nếu không có một hành tinh bền vững ’’. Vào cuối năm 2020, tập đoàn Anh quốc đã công bố các mục tiêu và hành động để thực hiện lộ trình giảm phát thải. Trong ngắn hạn, vào năm 2025, tập đoàn cam kết giảm 70% lượng phát thải tuyệt đối phát sinh từ hoạt động vận hành của Unilever so với năm 2015. Unilever riêng tại thị trường Việt Nam, chương trình “ Tương lai xanh ” của Unilever đặt ra 3 cam kết chính. Thứ nhất, đến năm 2030 sẽ loại bỏ 100% nguồn nguyên liệu từ carbon hóa thạch không thân thiện môi trường khỏi các sản phẩm chăm sóc gia đình. Thứ hai, thành phần trong công thức các sản phẩm sẽ có khả năng phân hủy sinh học đến 100%. Thứ ba sẽ giảm lượng nhựa nguyên sinh và sử dụng nhựa tái chế trong sản xuất bao bì. Trong dài hạn vào năm 2039, Unilever hướng tới mục tiêu toàn bộ chuỗi giá trị đạt lượng phát thải bằng con số “ 0 ”, bao gồm cả các nhà cung cấp và phân phối, các đối tác đang chiếm tới 75% số lượng phát thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính. (Unilever, 2020). Mới đây DHL đã giới thiệu một dịch vụ mới gọi là Go Green Carbon Dashboard đã được áp dụng vào 2007, cho phép khách hàng từ máy tính của họ theo dõi lượng khí carbon thải ra với từng loại hình chuyên chở khác nhau. Dịch vụ này sử dụng một phần mềm do DHL cung cấp tính toán lượng khí thải carbon cho từng lô hàng của họ - những thông tin họ có thể sử dụng để tối ưu hóa chuỗi cung ứng của họ cũng như đạt được mục tiêu là giảm lượng khí thải carbon. Dịch vụ này được các khách hàng của DHL vô cùng ưa chuộng và dần trở thành tiêu chuẩn cho các hoạt động bền vững trong vận chuyển bưu kiện. Bên cạnh đó, DHL cũng áp dụng là chương trình Smart Trucks, lựa chọn đường đi ngắn nhất và nhanh nhất cho các tài xế dự trên các kỹ thuật nhận hàng và giao hàng thông minh. Có thể giảm đến 15% tổng khí thải bằng cách giảm quãng đường di chuyển (DHL, 2020). 4. ĐỀ XUẤT Về phía Nhà nước Tiếp tục cải tiến cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng; tạo 408
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ thuận lợi cho vận tải đa phương thức; đầu tư, nâng cấp, quy hoạch hệ thống kho bãi phù hợp. Đầu tư kết cấu hạ tầng để thúc đẩy việc sử dụng vận tải container bằng sà lan để tăng hiệu quả khai thác đường thủy nội địa và tích hợp các trung tâm Logistics và trung tâm đô thị hợp nhất trong quy hoạch cảng container nội địa. Khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp bằng các chính sách hướng đến phát triển Logistics Xanh, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tạo chính sách tài chính và phi tài chính hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư vào công nghệ, máy móc hiện đại và năng lượng xanh để phát triển Logistics Xanh vì khoản vốn đầu tư ban đầu khá lớn nhưng hiệu quả sử dụng rất lâu dài. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế về thuế và luật để tạo động lực và giảm chi phí cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng thay thế trong vận tải đường bộ, khuyến khích thay đổi phương thức vận tải. Đưa ra quy định cụ thể về kiểm soát ô nhiễm không khí, hạn chế CO2 để các doanh nghiệp tuân thủ khi sản xuất và vận tải trong ngành Logistics. Bên cạnh đó hình thức xử phạt cụ thể cũng nên đưa ra cho những doanh nghiệp thải ra qua nhiều CO2 vào môi trường cũng nên được nêu ra để hạn chế việc sử dụng máy móc, phương tiện lỗi thời trong sản xuất và vận hành cho ngành Logistics. Ban hành các chính sách để tăng cường liên kết giữa các cơ quan Nhà nước, các Bộ ngành và doanh nghiệp, địa phương cùng với các Hiệp hội nhằm thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Nhà nước và cũng như giúp các bên nắm bắt nhanh thông tin, sự thay đổi và phản hồi của các bên liên quan nhằm thúc đẩy doanh nghiệp theo hướng Logistics Xanh. Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, hạn chế in ấn và làm thao tác thủ công. Tuy tốc độ phát triển ngành Logistics Việt Nam ở mức hai con số nhưng chi phí Logistics nước ta lại rất cao so với các nước trong khu vực do đó năng lực canh tranh thấp. Do đó ứng dụng công nghệ số hóa nhằm giảm bớt chi phí in ấn giấy tờ và quy trình thực hiện Logistics tự động hóa là giải pháp tối ưu để tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp Doanh nghiệp cần nhận thức và chú trọng đến việc áp dụng Logistics Xanh. Để phát triển Logistics bền vững thì xu hướng tất yếu đó la Logistics Xanh. Do đó, ngay từ bây giờ phải triển khai kế hoạch Logistics Xanh bao gồm việc sử dụng phương tiện vận tải xanh, áp dụng Logistics thu hồi hay sử dụng năng lượng xanh tại kho một cách chi tiết để cho việc triển khai sẽ đạt hiệu quả cao. Doanh nghiệp cần cải tiến chất lượng phương tiện vận tải và sử dụng vận tải đa phương thức. Cụ thể đó là cần hiện đại hóa đội xe vận tải, đẩy mạnh quy trình đào tạo lái xe và cấp phép lái xe. Đặc biệt là cải thiện chất lượng đội xe thông qua chương trình cho vay mua xe. Bên cạnh đó áp dụng phần mềm quản lý vận tải. Sử dụng các phần mềm chuyên dụng để quản lý đội xe, container, giám sát và hỗ trợ quy trình khâu đặt hàng, giám sát, giao nhận… giúp điều phối phương tiện vận tải một cách linhh hoạt, hạn chế kẹt xe dân đến giảm khí thải CO2 ra môi trường. Tận dụng các ưu đãi của Nhà nước. Doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu các luật, cơ chế pháp lý mà Nhà nước ban hành bao gồm cả chính sách tài chính và phi tài chính để tận dụng các ưu đãi này cho chính doanh nghiệp mình. 409
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2