intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lời hoa Ðà Lạt

Chia sẻ: Mai Thu Huyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

49
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chỉ còn vài ngày nữa, đất trời cao nguyên lại bừng lên trong muôn sắc hương. Festival hoa Ðà Lạt 2007 đã sắp khai hội với lời hò hẹn từ hai năm trước. Trong cái heo lạnh của mùa đông xứ thượng, trong cái rạo rực bồi hồi của những rặng dã quỳ tràn sắc nắng trên những triền đồi, trong lòng phố và giữa những thung lũng vắng, người yêu hoa như cũng nhập hòa trong trạng thái lâng lâng cảm xúc. Ngày hội hoa, sắc hương lên ngôi và những người chăm hoa trên xứ sở tốt tươi này...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lời hoa Ðà Lạt

  1. Lời hoa Ðà Lạt
  2. Chỉ còn vài ngày nữa, đất trời cao nguyên lại bừng lên trong muôn sắc hương. Festival hoa Ðà Lạt 2007 đã sắp khai hội với lời hò hẹn từ hai năm trước. Trong cái heo lạnh của mùa đông xứ thượng, trong cái rạo rực bồi hồi của những rặng dã quỳ tràn sắc nắng trên những triền đồi, trong lòng phố và giữa những thung lũng vắng, người yêu hoa như cũng nhập hòa trong trạng thái lâng lâng cảm xúc. Ngày hội hoa, sắc hương lên ngôi và những người chăm hoa trên xứ sở tốt tươi này cũng sánh bước lên đài tôn vinh... Xứ sở của muôn sắc hoa Ðà Lạt giống như thiếu nữ được chàng trai lực lưỡng vòng đôi cánh tay rộng mở là những dãy núi của cao nguyên Lang Biang ôm ấp vào lòng. Và đến lượt mình, đô thị miền cao lại bao dung, rộng lượng cưu mang các loài cây cỏ, hoa lá. Ðến nơi này, du khách ngỡ như lạc vào thế giới của ngàn hoa, đúng như mỹ hiệu được bạn bè muôn phương dành cho. Bên cạnh những loài hoa được bàn tay con người chăm trồng trong
  3. các công viên, công sở, nông trại đến hoa trang trí trong vườn nhà người dân, vùng đất này còn có nhiều loài hoa hoang dại cứ tự nhiên sinh trưởng. Chúng mọc bên vệ đường, dưới những tán cây trong rừng, bám vào vách đá trên sườn đồi hay tường nhà, bờ rào, lặng lẽ điểm tô cho bức tranh xanh của thành phố mộng mơ. Ðó là tặng vật vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho đất và người Ðà Lạt. Các loài hoa chính là linh hồn của thành phố. Hoa cùng với bầu không khí mù sương, huyền ảo, với những nét địa hình cảnh quan độc đáo và hệ thống di sản kiến trúc kiêu sang là những sợi dây vô hình giữ chân người Ðà Lạt, vốn là những lưu dân đến từ nhiều miền quê khác nhau, ở lại mãi mãi với đô thị cao nguyên bình yên này. Ðiều đó cũng làm nên những giá trị hút hồn du khách, họ đến, họ yêu và muốn trở lại... Một trong những thú tao nhã của người Ðà Lạt là thích tự tay trồng loài hoa mà mình yêu thích để làm đẹp hơn không gian sống của mình. Ý thức này được nuôi dưỡng bền bỉ như một thói quen phổ biến đối với mọi người. Bắt nguồn từ thói quen đầy tố chất nhân văn đó, gần một trăm năm qua, nhiều thế hệ người Ðà Lạt đã trở thành những người cần mẫn chăm sóc "thảo viên bách sắc" để cống hiến những
  4. phút giây mỹ cảm cho người yêu hoa. Từ buổi khai sơn lập ấp hồi đầu thế kỷ trước, những lưu dân xa xứ đến đây từ Hà Tây, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế,... đã tập làm quen với nghề trồng hoa. Những làng hoa có lịch sử lâu đời như ấp Hà Ðông, ấp Nghệ Tĩnh, Vạn Thành, Thái Phiên, Ða Thành, Ða Thiện, Trại Hầm ra đời từ đó. Trong một lần tiếp xúc, cụ Ngô Văn Bính, một trong những bậc trưởng lão có công khai sinh ấp Hà Ðông tại Ðà Lạt hồi đầu thế kỷ trước, đã kể chuyện về sự ra đời làng hoa đầu tiên ở vùng đất này cho chúng tôi nghe. Năm 1938, cùng với 34 người đồng hương khác, cụ Bính vào cao nguyên thượng du trung phần còn rất hoang sơ, chống chọi với muôn nỗi gian lao bằng nỗi khao khát lập nghiệp thành công. Một năm sau, cụ viết thư về động viên bố mẹ và cả gia đình cùng vào. Khi đi, bố cụ Bính là cụ Ngô Văn Ất đã mang theo 2.000 củ hoa lay-ơn giống. Từ 2.000 củ hoa ấy, gia đình đã có một vườn hoa nở rộ khi gặp thổ
  5. nhưỡng tốt tươi, thời tiết thuận hòa và mang lại một nguồn thu nhập cao hơn cả trong giấc mơ. Với bốn xu một củ giống, chỉ hai tháng sau đã có hai hào một cây hoa, và cho thu nhập tới 400 đồng bạc Ðông Dương, trong khi thời giá hai đồng một tạ gạo. Nạn đói năm 1945, gia đình cụ Bính đã gửi về quê nhà Quảng Bá hai tấn gạo để giúp người làng trong cơn hoạn nạn. Chính sự thành công của gia đình cụ đã củng cố thêm niềm tin cho những người dân xa xứ đến cao nguyên này và góp phần giữ chân những người còn dao động chưa yên tâm ở lại. Có thể nói, gia đình cụ Bính cùng với những nông dân của ấp Hà Ðông đã góp công lớn trong việc khởi nghiệp trồng hoa thương phẩm trên cao nguyên Lâm Viên... Từ hoa nhà vườn đến hoa Hi-tech Năm tháng đi qua, hoa Ðà Lạt cũng chuyển mình theo hành trình lịch sử đất nước. Nếu ngày xưa, người Ðà Lạt chăm hoa cho đẹp nhà, đẹp phố hay dành một ít phục vụ trong những công sở, khách sạn hay nhà giàu phố thị, thì nay hoa là sản phẩm hàng hóa cho họ làm giàu. Nếu ngày xưa chỉ là những nhà vườn nhỏ bé, đơn lẻ với những gánh hàng
  6. hoa gõ nhịp guốc lầm lũi trên những hẻm phố nghèo, những triền dốc vắng, thì nay hoa Ðà Lạt đã đến với hầu hết mọi miền trong nước và vượt đại dương ra bên ngoài với bè bạn muôn phương. Thành phố cao nguyên đến nay đã có một nền sản xuất hoa bề thế hàng đầu cả nước, cả về quy mô lẫn công nghệ. Nhiều nhà vườn ngày xưa trồng hoa để chơi cho thỏa thú vui thì nay đã trở thành những chủ trang trại sản xuất hoa cao cấp, những triệu phú, tỷ phú nghề hoa. Ở Ðà Lạt, người ta nhắc đến những công ty sản xuất hoa nổi tiếng như Nông Ích, Lâm Thăng, Ponifarm, Rừng Hoa... Người ta cũng quen với tên tuổi của những nghệ nhân trồng hoa, chơi hoa và kinh doanh hoa như Mười Lời với Thung lũng đào hoa nổi tiếng, Chế Quang Ðệ với trang trại đỗ quyên Lâm Sinh được gui-nét Việt Nam công nhận là lớn nhất nước, Trần Huy Ðường với Lang Biang Farm quen thuộc trên mạng internet, thiền sư Thích Huệ Ðăng với vườn địa lan rộng hàng mấy mẫu... Cả thành phố trở thành một "vườn hoa khổng lồ" với hơn 2.000 hộ canh tác gần 10.000 ha. Trên vùng cao nguyên này, người ta thống kê
  7. có khoảng 2.000 loài hoa có nguồn gốc bản địa hoặc du nhập từ các quốc gia và châu lục khác. Với công nghệ sản xuất hoa thương phẩm trong nhà kính, nhà lưới, đêm về cả góc trời cao nguyên lung linh huyền ảo, nếu không biết đó là những vườn hoa của nông dân Ðà Lạt thì ngỡ rằng đang đến với một lễ hội hoa đăng. Không chỉ các công ty, nông trại quy mô lớn, hoa nhà vườn của nông dân Ðà Lạt cũng đã xuất hiện trong các siêu thị cao cấp, trên các website của mạng thông tin toàn cầu. Ðặc biệt, ở Ðà Lạt, nổi lên danh tiếng của Công ty Dalat Hasfarm - một công ty sản xuất những chủng loại hoa đẳng cấp cao, có mặt ở nhiều thị trường trên thế giới. Những ngày cuối năm, chúng tôi tháp tùng đoàn nhà báo của nước bạn Lào tới thăm công ty sản xuất, kinh doanh hoa lớn nhất nước này. Chứng kiến những gì ở đây, các đồng nghiệp nước bạn hết lời trầm trồ, thán phục. Nhà báo Bualaphanh Thanphilom, Tổng Biên tập báo Paxaxon tấm tắc: "Tôi đã đi nhiều nơi, nhưng đây là lần đầu được thăm một cơ sở sản xuất hoa với quy mô bề thế và công nghệ hiện đại như vậy!".
  8. Quả thật, lời của vị đồng nghiệp đáng kính không quá. Những gì có ở Công ty hoa Dalat Hasfarm là niềm tự hào của "vương quốc hoa" Ðà Lạt và những người làm nghề hoa Việt Nam. Trong không khí cởi mở, thân tình, kỹ sư Lê Văn Liền, một trong những nhà quản lý trẻ của công ty này, kể cho chúng tôi nghe hành trình khẳng định thương hiệu và uy tín của công ty trồng hoa hi-tech (công nghệ cao) này. Từ đất nước Hà Lan xa xôi đến Ðà Lạt vào năm 1994, chỉ trong vòng mấy năm, Dalat Hasfarm đã được biết đến như một công ty số một ở nước ta trong lĩnh vực xuất khẩu hoa trang trí. Mọi quy trình sản xuất, kinh doanh đều được tự động hóa và số hóa: chăm sóc theo kiểu Pháp, tưới bón theo kiểu Israel, bảo dưỡng kiểu Hà Lan và quản lý bán hàng bằng phần mềm do các kỹ sư tin học người địa phương sáng tạo. Từ đó, sản phẩm của Dalat Hasfarm được nhiều thị trường hoa khó tính trên thế giới đón nhận. Từ giữa năm 1995, khi Dalat Hasfarm bắt đầu thay thế những nhà kính trồng hoa bằng gỗ thế hệ đầu tiên bằng nhà kính tự động theo công nghệ Pháp thì những thành quả của công
  9. nghệ thông tin thế giới đã được công ty này ứng dụng triệt để vào việc canh tác. Ðể có những cánh hoa quý phái mang thương hiệu Dalat Hasfarm, phải trải qua một quy trình chăm sóc nghiêm ngặt cả trước và sau thu hoạch. Ðó chính là "bí kíp" để cạnh tranh thị trường hoa cao cấp của doanh nghiệp này. Hệ thống nhà kính theo công nghệ Pháp chính là nơi nuôi dưỡng cho hoa Dalat Hasfarm. Phía ngoài, trên các nhà kính là thiết bị cảm ứng để đo sức gió, lượng mưa, ánh sáng và các thông số kỹ thuật khác. Bên trong là những bộ cảm biến ghi nhận nhiệt độ, độ ẩm. Tất cả những thông tin ấy liên tục được cập nhật và chuyển về máy tính phân tích để công nhân có thể chăm sóc theo đặc điểm sinh trưởng của từng loài hoa. Hoa Dalat Hasfarm được tưới bón theo công nghệ của Israel, tùy theo loài hoa và thời kỳ phát triển để tưới theo nhiều cách. Một máy bơm có máy tính điều khiển, tính toán lượng nước, phân bón, thời gian và cách tưới thích hợp. Nhờ đó, hoa ở đây không chỉ tươi thắm mà còn đồng nhất về kích thước, mầu sắc, thân cứng, lâu tàn.
  10. Ở Dalat Hasfarm, hiếm thấy hoa nào nở rộ, bởi hoa được thu hoạch hai lần trong ngày, theo thời điểm được tính toán chính xác để hoa tiếp tục nở khi đến tay khách hàng, bảo đảm thẩm mỹ và hương sắc... Cuối mỗi ngày, Dalat Hasfarm cập nhật thông tin phân phối hàng qua email, sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để định giá, tính giá, quản lý sản phẩm khi đóng hộp xuất đi. Trong phút giây hứng khởi, Tổng Biên tập báo Paxaxon đã giới thiệu những nét tương đồng về mặt địa hình, khí hậu của vùng cao nguyên Bô-lô-ven ở vùng nam Lào với cao nguyên Ðà Lạt với hy vọng trong tương lai sẽ có một vùng chuyên canh hoa như thế trên nước bạn Lào. Giám đốc sản xuất Lê Văn Liền của Dalat Hasfarm cũng hưởng ứng ngay bằng lời hẹn một chuyến khảo sát thực tế trong thời gian gần nhất. Lời tự tình từ phố hoa Ðà Lạt Trong vườn hương sắc hoa Ðà Lạt, lời giải cho câu hỏi về các loài hoa phải do chính người thưởng thức tự tìm ra mới thật sự thỏa đáng. Nếu tâm hồn phong phú, nhạy cảm, thông điệp của các loài hoa sẽ mang
  11. đến cho bạn xúc cảm ngây ngất trước vẻ đẹp tự nhiên mà quên đi những nhọc nhằn, lo lắng đời thường. Sản xuất, kinh doanh hoa, chăm hoa, chơi hoa, thưởng lãm hoa đã trở thành một yếu tố văn hóa và văn hóa ấy ở Ðà Lạt đã hình thành từ rất lâu và rất tự nhiên. Xuất phát từ ý tưởng đó, tỉnh Lâm Ðồng được sự cho phép của Chính phủ, tổ chức Festival hoa Ðà Lạt với định kỳ hai năm một lần. Sau thành công của Lễ hội sắc hoa 2004, Festival 2005, từ ngày 15 đến 22-12-2007, Festival hoa Ðà Lạt lần thứ hai sẽ được tổ chức với nhiều nội dung phong phú và quy mô hoành tráng. Mỗi dịp Festival hoa là một cuộc phô diễn nền "văn hóa hoa" của thành phố cao nguyên. Tất cả những gì nói về hoa trong Festival sẽ thể hiện ý nghĩa chuyển tải niềm tự hào, những nét độc đáo nhất của đô thị gần gũi với thiên nhiên, về một vùng hoa có lịch sử lâu đời và nền sản xuất, kinh doanh hoa bề thế, công nghệ cao trên cao nguyên Lâm Viên. Hoa lá được tôn vinh, những con người của xứ sở tốt tươi sắc mầu và ngào ngạt hương
  12. thơm này cũng đã và đang được tôn vinh. Festival hoa cũng là dịp để chính quyền Ðà Lạt, Lâm Ðồng tiếp tục chiến dịch quảng bá hình ảnh "thành phố ngàn hoa" với đông đảo du khách trong và ngoài nước... Hoa Ðà Lạt - tôi yêu bạn! Ðó là chủ đề chính, xuyên suốt của Festival hoa 2007. Ðó cũng là lời tự tình, là thông điệp chuyển tải tới bè bạn muôn phương của người phố núi. Trong dịp này, nếu lên với đô thị trên miền thượng du này, bạn sẽ gặp những nụ cười thân thiện của người dân cao nguyên cùng với muôn sắc hương của xứ sở này hân hoan chào đón.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2