intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lợi ích nhóm và nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Lợi ích nhóm và nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay" trình bày về quan niệm về lợi ích nhóm và nhận diện về lợi ích nhóm tiêu cực hiện nay; những tác động của lợi ích nhóm tiêu cực đến nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay; một số giải pháp cơ bản ngăn chặn tác động của lợi ích nhóm tiêu cực đến nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lợi ích nhóm và nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” LỢI ÍCH NHÓM VÀ NGUY CƠ CHỆCH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Xuân Hiếu Trường Đại học Nguyễn Huệ Tác giả liên hệ: Nguyễn Xuân Hiếu, email: minhquan221012@gmail.com Tóm tắt: Lợi ích nhóm là một thực tại khách quan tồn tại trong xã hội có giai cấp. Khái niệm lợi ích nhóm cũng đã xuất hiện từ lâu trong đời sống chính trị - xã hội ở các nước phương Tây. Ở Việt Nam, những năm gần đây, khái niệm lợi ích nhóm đã được các nhà nghiên cứu, các cán bộ lãnh đạo quản lý rất quan tâm. Lợi ích nhóm đã và đang tác động đến nhiều đối tượng, lĩnh vực, đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến sự tồn vong của chế độ và nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Do vậy, cần có những giải pháp hiệu quả ngăn chặn lợi ích nhóm để bảo đảm sự công bằng, bình đẳng và dân chủ; xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Từ khóa: lợi ích nhóm; chệch hướng; xã hội chủ nghĩa. 1. QUAN NIỆM VỀ LỢI ÍCH NHÓM VÀ NHẬN DIỆN VỀ LỢI ÍCH NHÓM TIÊU CỰC HIỆN NAY 1.1. Quan niệm về lợi ích nhóm hiện nay Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về lợi ích nhóm. Theo nghĩa rộng, lợi ích nhóm (Interest Groups) là tập hợp các cá nhân có chung quan điểm, mục tiêu hành động đối với từng vấn đề xã hội và cùng nhau hiện thực hóa mục tiêu đó bằng cách tác động đến việc xây dựng chính sách của chính phủ. Theo nghĩa hẹp, lợi ích nhóm là những nhóm vận động hành lang, tác động đến chính phủ để trong việc hoạch định và thực thi chính sách nhằm tìm kiếm những đặc quyền, đặc lợi cho phe nhóm của mình. Về bản chất, lợi ích nhóm là sự phản ánh lợi ích chung của nhiều chủ thể nhu cầu đang tìm kiếm những phương tiện, điều kiện thực hiện những lợi ích riêng (cá nhân) nhất định. Như vậy, lợi ích nhóm vừa thể hiện lợi ích riêng (lợi ích của riêng một nhóm trong một xã hội tồn tại nhiều các nhóm lợi ích khác nữa) vừa là lợi ích chung (lợi ích liên kết nhiều cá nhân lại với nhau). 93
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Từ lợi ích nhóm sinh ra nhóm lợi ích. Nhóm tự nó đã có tính liên kết các phần tử, thành phần, cá nhân. Nhưng liên kết xuất phát từ vai trò của nhóm để tạo sức mạnh cho một mục đích mang tính động cơ, tính toán thì đó là lợi ích nhóm. Theo A.Bentley, “không hình thành, tồn tại các nhóm đứng ngoài lợi ích. Xã hội - đó là một tổng hợp của các nhóm lợi ích khác nhau, số lượng của chúng bị quy định và giới hạn bởi một chỉ số duy nhất: lợi ích - cái mà từ đó chúng liên kết, hình thành và hoạt động” (Nguyễn, 2013, 67). Ở các nước phương Tây, có nhiều nhóm lợi ích khác nhau như: nhóm lợi ích chính trị được hiểu là tổ chức bao gồm nhiều thành viên của một xã hội có cùng quan điểm, cùng nhu cầu lợi ích chung liên kết với nhau theo một chế độ tự nguyện, hoạt động ảnh hưởng ở mức độ nhất định phương thức nhất định tác động đến quyền lực nhà nước vì lợi ích, nhu cầu các thành viên của nhóm hoặc phục vụ cho quyền lợi chung của cộng đồng. Các nhóm lợi ích chính trị là hình thức bổ sung cho quyền đại diện ở nghị viện, là một mắt xích quan trọng trong cơ chế thực hiện và chuyển hóa quyền lực chính trị, giữ vai trò trung gian giữa chính quyền và công dân, phản ánh thái độ của các nhóm người khác nhau trong xã hội đối với nhà nước. Nhóm lợi ích kinh tế là tổ chức tập hợp tự nguyện của những chủ thể có cùng quan điểm, mục tiêu kinh tế nhằm tác động đến quá trình hoạch định và thực thi chính sách của chính phủ để tìm kiếm lợi ích cho nhóm của mình hoặc lợi ích chung của cộng đồng. Phương thức hoạt động của nhóm lợi ích chính trị và nhóm lợi ích kinh tế chủ yếu là “vận động hành lang” (với quy trình tìm cách tiếp xúc; thông tin - thuyết phục các vấn đề đang được yêu cầu; huy động cử tri - thông qua quan hệ, điện thoại, thư tín, báo chí, ủng hộ các cuộc vận động bầu cử); hoạt động điều trần trước các nhà lập pháp, gửi các kiến nghị, chất vấn hoặc các kết quả nghiên cứu, thông tin đến chính phủ và quan chức có liên quan; viết thư gửi các nhà lập pháp; tài trợ cho các ứng cử viên tranh cử vào các cơ quan lập pháp, hành pháp; tham gia hoặc phản biện các dự án luật. Căn cứ vào mục đích và tính chất, “lợi ích nhóm” có thể phân chia thành hai loại: “lợi ích nhóm” tích cực và “lợi ích nhóm” tiêu cực. “Lợi ích nhóm” tích cực là lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nhóm người. “Lợi ích nhóm” tích cực là lợi ích chính đáng, hợp pháp, phù hợp, không mâu thuẫn với lợi ích của quốc gia, dân tộc, hướng tới và hài hòa với lợi ích xã hội, lợi ích dân tộc và quốc gia. Ở khía cạnh tích cực, các nhóm lợi ích cũng đã góp một phần nhỏ 94
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” vào việc hình thành và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua những kiến nghị nhiều chính sách quan trọng (kể cả việc tham gia vào việc soạn thảo các dự án luật như Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật đấu thầu, Luật kinh doanh bất động sản…). Các nhóm lợi ích cũng đã cung cấp rất nhiều thông tin quan trọng cho các cơ quan soạn thảo và ban hành chính sách về tính thực tiễn, nhu cầu cấp thiết (thông qua khảo sát của các hiệp hội), các tiêu chuẩn kỹ thuật - pháp lý thuộc lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp. Các nhóm lợi ích còn góp phần làm cho chính sách đi vào thực tiễn cuộc sống và khắc phục sự tha hóa quyền lực của các quan chức thông qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội. Điều đó cho thấy không phải tất cả lợi ích nhóm đều xấu, bởi vì trên thực tế có nhiều lợi ích nhóm phục vụ cho lợi ích của cộng đồng như nhóm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ quyền lợi của nông dân, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng… Ở khía cạnh tiêu cực, khi các nhóm lợi ích bằng mọi cách, thủ đoạn để đạt lợi ích riêng (có tính đặc quyền, đặc lợi); xâm phạm nghiêm trọng đến lợi ích chung của cộng đồng, xã hội, quốc gia… thông qua việc lợi dụng quan hệ “thân hữu” (cánh hẩu) để trục lợi chính sách trên các lĩnh vực (nhiều người hay ví von đó là chủ nghĩa tư bản thân hữu - crony capitalism). “Lợi ích nhóm” tiêu cực là lợi ích cục bộ của những đơn vị, địa phương, của những nhóm người, xung đột, mâu thuẫn và gây thiệt hại đến lợi ích chung của nhân dân, xã hội và quốc gia, dân tộc, cản trở quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Ở Việt Nam, trước đổi mới, các “nhóm lợi ích” ở nước ta vẫn tồn tại nhưng biểu hiện, ảnh hưởng, tác động lên đời sống xã hội không rõ ràng, mạnh mẽ. Sau đổi mới, “nhóm lợi ích” ở Việt Nam có điều kiện, môi trường thuận lợi để hình thành, phát triển cả về số lượng, quy mô, tính chất, gây ảnh hưởng, tác động đến sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung, đến việc hoạch định và thực thi chính sách nói riêng. Kinh tế càng phát triển, xã hội càng phân hóa, dân chủ hóa đời sống xã hội được mở rộng thì “nhóm lợi ích” xuất hiện ngày càng nhiều, ảnh hưởng, tác động của chúng đến xã hội càng lớn. Chúng xuất hiện ở mọi ngành, lĩnh vực, địa phương, ở mọi quy mô, cấp độ, đặc biệt là ở những ngành, lĩnh vực quan trọng, liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân như: đất đai, quy hoạch, đầu tư, xây dựng cơ bản, tài chính - ngân hàng, khai thác tài nguyên với những đại án tham nhũng, kinh 95
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG tế nghiêm trọng liên quan đến nhiều tổ chức đảng, cán bộ chủ chốt, trong đó có nhiều cán bộ cao cấp. Qua điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực cho thấy, “nhóm lợi ích” đã tác động đến tất cả các khâu, công đoạn, quy trình của quá trình thực thi chính sách. Nhìn tổng thể, nước ta chưa có sự lũng đoạn của “nhóm lợi ích” nhưng đã có những tác động của “nhóm lợi ích” lên quá trình hoạch định và thực thi chính sách. Trong phạm vi nhỏ hơn, ở một số tỉnh, thành, bộ, ngành đã có sự tác động không nhỏ của “nhóm lợi ích”. Và sự chi phối, lũng đoạn về kinh tế sớm hay muộn cũng dẫn đến sự chi phối công tác tổ chức cán bộ và lũng đoạn về chính trị trên các phạm vi khác nhau. Trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII, XIII của Đảng, cùng nhiều Hội nghị Trung ương gần đây đã đề cập đến sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, trong đó có “nhóm lợi ích” với các biểu hiện cụ thể như: cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, chạy chức, chạy quyền; lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung dưỡng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực; lợi dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc người thân, phe nhóm mình. Đặc biệt, đã xuất hiện kiểu quan hệ giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, can thiệp vào quá trình xây dựng, thực thi chính sách để có những đặc quyền, đặc lợi, hình thành “lợi ích nhóm”; tình trạng cán bộ lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp móc ngoặc với cán bộ, công chức nhà nước để hình thành “nhóm lợi ích”, “sân sau”, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, thao túng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trục lợi cá nhân, tham nhũng, lãng phí, gây thất thoát về tài sản, tiền của của nhà nước và doanh nghiệp. Tại Hội nghị Trung ương 3 (khóa XI) ngày 10/10/2011, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phải có tầm nhìn xa, không bị “tư duy nhiệm kỳ”, tư tưởng cục bộ, bệnh thành tích, chủ quan duy ý chí hay “lợi ích nhóm” chi phối”. Tiếp đó, tại phiên bế mạc Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, ngày 29/2/2012, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, “lợi ích nhóm” đơn giản là lợi ích cục bộ, móc ngoặc với nhau theo kiểu “ông mất chân giò, bà thò chai rượu”, đôi bên cùng có lợi, chung nhau làm ăn vì lợi ích cục bộ. Nhưng bây giờ nhiều khi không chỉ là quan hệ giữa 96
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” hai bên, hai người mà đã thành “đường dây”, “sự ăn cánh” của một nhóm người mưu lợi ích riêng, làm hại lợi ích chung” (P. T. Nguyễn, 2017, 90-91). Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết hoạt động năm 2017, triển khai nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ: Công tác quản lý tài sản công vẫn đang còn nhiều quan ngại, còn thất thoát, lãng phí lớn, thậm chí còn để các “nhóm lợi ích” “làm phép” để hưởng lợi khổng lồ trên tài sản công. Do vậy, phải “chặt đứt nhóm lợi ích thao túng hưởng lợi trên tài sản công quốc gia” (Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018, 2018). Từ các góc độ tiếp cận có thể thấy ở nước ta lợi ích nhóm được hiểu ở cả góc độ tiêu cực. Với ý nghĩa đó, lợi ích nhóm ở đây được hiểu là lợi ích nhóm tiêu cực. Lợi ích nhóm tiêu cực đã xuất hiện trên hầu khắp các lĩnh vực như trong quản lý doanh nghiệp nhà nước, quản lý dự án đầu tư, nhất là đầu tư công; trong quản lý ngân sách, thuế, quản lý ngân hàng - tín dụng; trong quản lý các nguồn vốn và chương trình đầu tư về xã hội, trong quản lý tài sản, đất đai, bất động sản, tài nguyên khoáng sản, xuất nhập khẩu; trong công tác cán bộ, quản lý biên chế; trong quản lý việc cấp các loại giấy phép; kể cả trong các vụ án, trong tham mưu về chủ trương, chính sách và trong điều hành... 1.2. Nhận diện những tác động của lợi ích nhóm tiêu cực hiện nay Hiện nay, ở nước ta, lợi ích nhóm tiêu cực phát triển khá phổ biến, hiện hữu ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Nhưng phổ biến nhất là lợi ích nhóm tiêu cực trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội và được thể hiện dưới các dạng sau đây: Một là, tạo quan hệ với cấp trên, với cơ quan có thẩm quyền nhà nước, khi cần thiết có thể “hối lộ” dưới mọi hình thức để giành được kinh phí, trúng thầu, đề tài, dự án… cho đơn vị, địa phương… (trong khi có thể bố trí kinh phí, đấu thầu, đề tài, dự án cho đơn vị, địa phương khác sẽ có lợi và hiệu quả hơn). Hai là, tạo quan hệ, móc ngoặc, liên kết với những người có chức, có quyền quyết định để được bố trí, bổ nhiệm vào các chức vụ mong muốn cho bản thân, cho người thân trong gia đình, trong khi năng lực, phẩm chất hạn chế không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của vị trí công tác đó. 97
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ba là, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tìm mọi cách tạo quan hệ móc nối với cơ quan, người có thẩm quyền quyết định, hình thành nhóm lợi ích để xây dựng các dự án đầu tư hoặc giành được các dự án phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quy hoạch… nhằm mục đích kiếm lợi, có chi trả % cho chủ đầu tư, người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không tính đến hiệu quả, lợi ích chung, miễn là “có việc” là “có ăn”. Người có chức quyền, suy thoái, biến chất, mục đích thu vén lợi ích cá nhân, chỉ phê duyệt cho đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân nào biết quan hệ, biết điều, chi trả % đậm hơn. Bốn là, các doanh nghiệp vốn là sân sau, là đệ tử trung thành của quan chức, có quyền hình thành nhóm lợi ích, cấu kết với nhau để cùng nhau có lợi ích và bảo vệ lợi ích cho nhau. Doanh nghiệp và các đệ tử trung thành phải chăm lo, nuôi dưỡng lợi ích cho “sếp” để tạo dựng uy tín, thậm chí sẵn sàng “chi” để che chắn khuyết điểm của “sếp”, để “sếp” được bổ nhiệm vào những vị trí công tác mong muốn… Đến lượt “sếp” lại trả ơn, chăm lo lợi ích của đàn em, của các doanh nghiệp và sẵn sàng ký duyệt, phê duyệt cho họ những dự án “béo bở” hoặc cất nhắc họ vào những vị trí làm việc hứa hẹn nhiều bổng, lộc màu mỡ. Năm là, một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức suy thoái, biến chất trong các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát, điều tra… cũng bị móc nối và liên kết hình thành nhóm lợi ích với các cơ quan, cán bộ, công chức là đối tượng thanh tra, kiểm tra, điều tra… để che giấu khuyết điểm, thậm chí làm sai lệch, nhẹ tội cho các đối tượng này khi bị thanh tra, kiểm tra, điều tra. Những biểu hiện trên đây của lợi ích nhóm tiêu cực đã được Đảng ta chỉ ra như: chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy dự án, chạy bằng cấp… và dư luận xã hội tổng kết muốn có chức quyền, có lợi ích phải có tiền tệ, quan hệ, hậu duệ, đồ đệ và cuối cùng là trí tuệ. 2. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA LỢI ÍCH NHÓM TIÊU CỰC ĐẾN NGUY CƠ CHỆCH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Lợi ích nhóm tiêu cực đã và đang tác động không nhỏ đến con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Đó là nguy cơ chệch định hướng xã hội chủ nghĩa, làm gia tăng sự phân hóa xã hội, phân hóa giàu nghèo, tình trạng áp bức, bóc lột, bất công ngày càng tăng. Nguy hiểm hơn làm thúc đẩy sự suy thoái 98
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; làm gia tăng quá trình băng hoại các giá trị truyền thống dân tộc. Hệ lụy của “lợi ích nhóm” hay “nhóm lợi ích”, cản trở sự phát triển đất nước để lại hậu quả nặng nề trên những nội dung cơ bản sau: Một là, lợi ích nhóm tiêu cực gây thiệt hại lớn đến tài sản của quốc gia và xã hội. Lợi ích nhóm tiêu cực - thực chất là hành vi tham nhũng và luôn có mối quan hệ chặt chẽ với tham nhũng. Mối quan hệ này được hình thành bởi sự cấu kết giữa những người có quyền lực trong hệ thống chính trị với những cá nhân, doanh nghiệp hay một nhóm người bên ngoài, nhằm tạo ra các quyết định hoặc tìm cách tác động vào chính sách để đạt được lợi ích riêng của nhóm họ. Nó làm cho một số chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội bị méo mó, sai lệch ngay từ khâu đầu tiên xây dựng và hoạch định, thậm chí nó có thể làm thay đổi các quy định của pháp luật để phục vụ cho lợi ích của nhóm người đó. Nhóm lợi ích luôn tìm cách tác động đến việc quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi, nhân danh lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia, họ tìm mọi cách “lách luật” để các nhà lãnh đạo, quản lý đưa ra các quyết định mà lợi ích của nó chỉ đem lại cho nhóm của họ, chứ không phải đại diện cho lợi ích của quốc gia, dân tộc. Thực tế những năm qua, ở một số địa phương, một số bộ, ngành đã diễn ra thực trạng đầu tư tràn lan trong nhiều lĩnh vực mà không có quy hoạch, dẫn đến tình trạng dư thừa hoặc nơi thừa, nơi thiếu; thậm chí vì “lợi ích nhóm” mà người ta có thể bất chấp, bỏ qua các vấn đề luật định như: môi trường sinh thái, dân sinh,… để lại hậu quả rất nghiêm trọng mà nhà nước và nhân dân phải gánh chịu, làm lãng phí các nguồn lực của đất nước, gây thiệt hại lớn về kinh tế và bức xúc trong xã hội. Mặt khác, nó làm cho năng suất lao động giảm sút, giá thành sản xuất tăng cao, tạo thế độc quyền, phá vỡ môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng; hạn chế nguồn lực đầu tư trực tiếp nước ngoài, cản trở sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế... Đây là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển kinh tế và làm chậm quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Hai là, lợi ích nhóm tiêu cực gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với xã hội. 99
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Bằng nhiều thủ đoạn tinh vi khác nhau nhóm lợi ích tìm cách mua chuộc, lôi kéo những cán bộ, đảng viên suy thoái, biến chất trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước; “Lợi ích nhóm”, dẫn đến tình trạng mất đoàn kết, bè phái trong các tổ chức Đảng. Khi tổ chức đảng bị “lợi ích nhóm” thao túng, sẽ mất đi vai trò hạt nhân lãnh đạo và trở nên tê liệt; xa rời các nguyên tắc lãnh đạo; làm vô hiệu hóa hoặc chấp hành không nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, lấy tự phê bình và phê bình trở thành bình phong cho những kẻ tham nhũng, “lợi ích nhóm”; làm cho nguyên tắc lãnh đạo Đảng trở thành dân chủ hình thức, sáo rỗng. Tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, “trên cương quyết, dưới nhu nhược”,… ở một số tổ chức đảng, địa phương trong thời gian qua là những biểu hiện của sự chi phối bởi yếu tố “lợi ích nhóm”. Trong công tác cán bộ của Đảng là khâu then chốt của then chốt; tuy nhiên, hiện nay, ở một số tổ chức đảng, “lợi ích nhóm” đã tác động vào tất cả các khâu, các bước trong quy trình hoạt động của công tác này. Đã có tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương ban hành các chủ trương, chính sách về công tác cán bộ trái với quy định chung của Đảng, Nhà nước, như: nới lỏng các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển, bố trí công tác, hoặc đi đào tạo ở nước ngoài,… để người thân hoặc những người trong “lợi ích nhóm” đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện đó, nhằm mục đích trục lợi cho cá nhân, người thân. Vì “lợi ích nhóm” mà họ “bổ nhiệm thần tốc”, đưa những cán bộ, đảng viên không đủ tiêu chí vào các vị trí lãnh đạo; bố trí cán bộ không vì năng lực, vì công việc mà vì “hậu duệ”, tiền tệ, quan hệ…; khi bị phát hiện, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì biện minh: đó là trách nhiệm của tập thể cấp ủy và được tiến hành một cách “dân chủ”, “công khai”, “đúng quy trình”, “đúng nguyên tắc”,... Ba là, lợi ích nhóm tiêu cực làm tha hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên và làm đảo lộn những chuẩn mực, giá trị xã hội. “Lợi ích nhóm” tấn công vào đội ngũ cán bộ, đảng viên thông qua các hành động hối lộ, quà biếu, quà tặng,… làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên mất vai trò tiên phong gương mẫu, giảm sút ý chí chiến đấu, trở thành kẻ đồng lõa làm trái với đường lối, nguyên tắc của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ đó, dẫn đến thoái hóa, biến chất, suy thoái về tư tưởng chính trị, sống thiếu lý tưởng, thờ ơ trước đời sống chính trị và vô cảm trước những khó khăn của nhân dân. Khi đã sa vào tham nhũng, “lợi ích nhóm”, những cán bộ, đảng viên này dễ dàng chuyển 100
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” hóa về tư tưởng, đạo đức, lối sống từ đó dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. “Lợi ích nhóm” hoạt động càng mạnh, càng làm gia tăng và đẩy nhanh sự suy thoái tư tưởng chính trị - nguyên nhân chính của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Làm cho lối sống cơ hội, thực dụng, giả tạo, chạy theo đồng tiền gia tăng; biến các hiện tượng tiêu cực ăn sâu vào trong tiềm thức và trở thành việc làm bình thường, quen thuộc trong cán bộ, đảng viên; biến cán bộ, đảng viên trở thành trung gian, cầu nối cho các tệ nạn chạy chức, chạy quyền hoặc thực hiện các hành vi phạm pháp luật. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống dưới sự tác động của “lợi ích nhóm” nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ dẫn đến sự suy thoái của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tác hại của nó sẽ vô cùng nguy hiểm. Nếu như trước kia, sự suy thoái, tham ô, tham nhũng của mỗi đảng viên là sự hư hỏng của một con người, chỉ là thiểu số, diễn ra đơn lẻ; thì hiện nay, khi cá nhân đảng viên sa vào “lợi ích nhóm” sẽ kéo theo sự suy thoái của một nhóm người, một tập thể, sức tàn phá của nó sẽ rất lớn. Trong thời bao cấp, các vụ án tham nhũng chỉ có cá nhân phạm tội hay một số ít người phạm tội; thì ngày nay, cả một tập thể người, nhóm người phạm tội. “Lợi ích nhóm” đã chuyển thành nhóm phạm pháp, là nơi dung dưỡng, bảo kê cho tham nhũng hoành hành; từ đó, “làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ”. Bốn là, lợi ích nhóm tiêu cực gây bất bình trong dư luận xã hội, tạo kẽ hở, cơ hội để các thế lực thù địch chống phá. Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là mục tiêu, phản ánh bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng. Tuy nhiên, hiện nay “lợi ích nhóm” đã và đang tạo ra những bất công, bất bình đẳng, mất dân chủ trong đời sống xã hội, tạo ra sự phân hóa giàu nghèo gia tăng. Sự phân hóa đó không xuất phát từ năng lực, công sức mà do tham nhũng, do sự cấu kết của một nhóm người với nhau để hưởng lợi một cách bất hợp pháp từ những chủ trương chung của Đảng và Nhà nước. Sự bất công xã hội do lợi ích nhóm tiêu cực gây nên là rất nguy hiểm, tạo ra sự phẫn nộ, bất bình trong dư luận xã hội. Nguy hiểm hơn, lợi ích nhóm tiêu cực sẽ tạo kẽ hở cho các thế lực thù địch chống phá trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh. Lợi ích nhóm tiêu cực phát triển sẽ giúp cho các thế lực 101
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG thù địch khoét sâu mâu thuẫn giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; tung ra nhiều thông tin sai sự thật, làm dao động, mất niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ và là mảnh đất màu mỡ để cho các thế lực thù địch bán dễ, mua chuộc, dụ dỗ những đối tượng trong nhóm lợi ích tiêu cực để đi đến sự suy thoái, tiếp tay thậm chí chở cờ đi theo các thế lực phản động, thực hiện “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NGĂN CHẶN TÁC ĐỘNG CỦA LỢI ÍCH NHÓM TIÊU CỰC ĐẾN NGUY CƠ CHỆCH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Kiểm soát, ngăn chặn lợi ích nhóm tiêu cực là yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách trong tình hình hiện nay, quyết định đến sự phát triển bền vững của đất nước, sự thành bại của công cuộc đổi mới, đẩy lùi nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau: 3.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức xã hội về lợi ích nhóm Một là, nâng cao ý thức cảnh giác, phòng chống ảnh hưởng của lợi ích nhóm tiêu cực đến sự lãnh đạo của Đảng. Trong cơ chế thị trường và với tình trạng còn nhiều kẽ hở trong quản lý hiện nay, việc các doanh nghiệp tìm cách móc nối, làm quen để lợi dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn là xu hướng tất yếu. Thậm chí họ có thể sử dụng những thủ đoạn rất tinh vi, để tiếp cận, làm quen, lôi kéo, khống chế cán bộ lãnh đạo, quản lý. Bởi vậy rất cần thường xuyên nâng cao tinh thần cảnh giác của cán bộ lãnh đạo, quản lý, phòng chống sự lôi kéo vào các nhóm lợi ích. Hai là, nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, tổ chức Đảng, các cán bộ lãnh đạo, quản lý về tác hại của nhóm lợi ích tiêu cực để từ đó nâng cao vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo việc nghiên cứu, ban hành các chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết, quy định, quyết định sao cho đúng, khắc phục triệt để lợi ích nhóm. Nâng cao nhận thức, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm cho cán bộ lãnh đạo, quản lý. Ba là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, trước hết là người đứng đầu phải nêu cao tinh thần “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm 102
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đồng thời thực hiện nghiêm quy định về những điều đảng viên không được làm; nêu cao ý thức thực hiện đúng quy định về đạo đức công vụ, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức. Động viên người thân trong gia đình chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 3.2. Nhóm giải pháp về xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật Một là, để phát huy tính tích cực của lợi ích nhóm, cần xây dựng một môi trường chính sách, pháp luật minh bạch, đầy đủ thông tin và được thực thi một cách có tổ chức. Trong môi trường luật pháp thiếu minh bạch, các quy trình ra quyết định chính sách không rõ ràng, thiếu thông tin, thiếu tổ chức... thì các nhóm lợi ích sẽ ảnh hưởng, cấu kết, mua chuộc những người ra quyết định để hướng chính sách về phía có lợi cho lợi ích của nhóm mình, bất chấp lợi ích của các nhóm khác, của số đông và lợi ích quốc gia. Vì vậy, để các nhóm lợi ích không thể “lũng đoạn”, “thao túng”, cần có một hệ thống luật pháp, chính sách và cơ chế ra quyết định công bằng và minh bạch. Cơ chế ra quyết định chính sách phải bảo đảm tính công khai, minh bạch dựa trên cơ chế đối thoại, tương tác cần thiết giữa các lợi ích có liên quan trong quá trình phát triển thông qua đối thoại, phản biện khoa học. Hai là, triệt để xóa bỏ cơ chế xin - cho trong quản lý. Cùng với đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế, cơ chế xin - cho đã dần bị loại bỏ, bị hạn chế. Tuy vậy, đến nay tình trạng này vẫn còn tồn tại ở không ít lĩnh vực, như trong quản lý quy hoạch đất đai, ngân sách, tài chính, biên chế. Còn cơ chế xin - cho tức là còn người có thể cho và người đi xin, có thể xin được thì còn sự cầu cạnh, ban phát, cấu kết và tất yếu hình thành những đường dây xin - cho, làm trái với chủ trương, chính sách, gây bất bình trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Bởi vậy, ngăn chặn sự tác động của lợi ích nhóm đến sự lãnh đạo của Đảng cần kiên quyết hạn chế và đi đến xóa bỏ cơ chế xin - cho. Trong công tác tố chức cán bộ cần tổ chức thực hiện tốt việc khoán biên chế, quỹ lương; trong quản lý kinh tế cần để cho quy luật kinh tế thị trường xử lý những doanh nghiệp yếu kém; trong thu chi ngân sách cần chấm dứt sự tùy tiện trong chi tiêu ngân sách. Quốc hội phải có thực quyền quyết định phân bố ngân sách. Sự phân cấp chi tiêu ngân sách phải được kiểm tra, giám sát chặt chẽ. 103
  12. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 3.3. Nhóm giải pháp về công tác tổ chức cán bộ Một là, đối với công tác cán bộ Xây dựng bộ quy chuẩn cán bộ và quy trình bổ nhiệm chặt chẽ để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống mẫu mực, có trình độ, năng lực đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Phải dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ, nhất là trong các khâu tuyển dụng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật và bổ nhiệm cán bộ, vì đó là những khâu hết sức quan trọng trong quá trình phát hiện, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, quản lý và giám sát cán bộ. Hai là, xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực trong bộ máy của Đảng và Nhà nước Việc xây dựng các thể chế này càng cụ thể và chặt chẽ bao nhiêu thì quyền lực càng bị kiểm soát chặt chẽ bấy nhiêu. Cần làm cho quyền lực bị giới hạn theo đúng tinh thần của Hiến pháp và Pháp luật, khắc phục tình trạng lạm quyền, chuyên quyền trong quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước. Ba là, phát huy quyền làm chủ của nhân dân Phát huy dân chủ, tăng cường hoạt động giám sát của người dân, các đoàn thể nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng trong đấu tranh chống lợi ích nhóm tiêu cực. Có thể coi xây dựng cơ chế giám sát của nhân dân đối với quyền lực nhà nước là giải pháp quan trọng khắc phục lợi ích nhóm ở Việt Nam hiện nay. Thực hiện nghiêm túc quy chế chất vấn trong Đảng, trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Đây là cơ chế để giám sát, phát hiện sớm ngay trong nội bộ Đảng, các tác động của lợi ích nhóm đến sự lãnh đạo của Đảng. Thực tế cho thấy những biểu hiện của lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm không khó nhận biết nhưng các cơ chế lãnh đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát hiện nay chưa đủ để ngăn chặn. Nếu thực hiện được chế độ chất vấn trong Đảng kết hợp với chất vấn cán bộ lãnh đạo cơ quan Nhà nước thì có thể tạo được cơ chế mới để ngăn chặn ảnh hưởng của lợi ích nhóm vào cơ quan lãnh đạo và đội ngũ cán bộ của Đảng. Bốn là, gắn cuộc đấu tranh chống lợi ích nhóm tiêu cực với việc nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên 104
  13. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” Tăng cường sức chiến đấu và hiệu quả của công tác tư tưởng, lý luận làm cho công tác tư tưởng, lý luận luôn chủ động, kịp thời, sắc bén, có tính thuyết phục cao góp phần củng cố sự đoàn kết thống nhất về chính trị, tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân. Đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên nhất là cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp gắn với thực hiện tốt việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Kiên quyết, kịp thời đấu tranh chống những biểu hiện cơ hội, những quan điểm sai trái trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chú trọng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành. Đối mới phương pháp đánh giá cán bộ, quy trình tuyển chọn, đào tạo, đề bạt, luân chuyển cán bộ. Tăng cường dân chủ trong Đảng và trong nhân dân, có cơ chế cụ thể để phát huy quyền kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ, đảng viên. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4, khóa XIII và học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong sinh hoạt đảng, cần quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng cơ hội, thực dụng và biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Các cấp ủy đảng cần có cơ chế tố chức, giám sát, kiểm tra để mỗi đảng viên không ngừng tự học tập, tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân, nâng cao trình độ lý luận, nhận thức và phẩm chất đạo đức cán bộ. Đảng viên cần đi sâu vào quần chúng nhân dân, lắng nghe ý kiến của dân, giải thích cho dân hiểu bản chất, biểu hiện của kẻ cơ hội, động viên nhân dân tích cực đấu tranh. Cần chú trọng chất lượng, không chạy theo số lượng trong công tác phát triển đảng viên mới. Cần có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy bằng cấp,… cho dù họ ở bất cứ cương vị nào. Thực hiện nghiêm phê bình và tự phê bình; kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, đảng viên. Có thái độ thành khẩn, trung thực, tôn trọng sự thật, lẽ phải, bảo vệ cái đúng, không giấu giếm, bao che, thổi phồng, bóp méo sự thật. Tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ Đảng trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ góp phần phát hiện, ngăn chặn kịp thời và đưa những phần tử cơ hội, thoái hóa ra khỏi Đảng. 105
  14. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Xây dựng và hoàn chỉnh các chế độ quản lý cán bộ, đảng viên, trước hết là đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Sự lỏng lẻo, dễ dãi trong quản lý mối quan hệ xã hội, nhất là mối quan hệ của cán bộ lãnh đạo, quản lý với giới doanh nghiệp, kinh doanh hiện nay là mảnh đất màu mỡ cho sự lôi kéo, làm quen, cấu kết giữa người có chức, có quyền với giới kinh doanh, doanh nghiệp hình thành những nhóm lợi ích bất chính, ảnh hưởng xấu đến sự lãnh đạo của Đảng. Bởi vậy, cần xây dựng chế độ quản lý bảo đảm kiểm soát chặt chẽ mối quan hệ giữa cán bộ lãnh đạo, quản lý với giới kinh doanh, doanh nghiệp. 4. KẾT LUẬN Sự tồn tại của nhóm lợi ích hay lợi ích nhóm tiêu cực là khách quan, song vấn đề cần phải nghiên cứu, ứng xử như thế nào với các hành vi của “nhóm lợi ích” để làm cho hành vi đó không vì lợi ích của nhóm mà ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của người khác, nhóm xã hội khác hay đi ngược với lợi ích của quốc gia, dân tộc. Đấu tranh phòng, chống lợi ích nhóm tiêu cực là công việc khó khăn, phức tạp và là vấn đề hệ trọng của xã hội, vì không rõ “chiến tuyến”, thường ở trong trạng thái trắng đen lẫn lộn, trong “nó” có “ta” và trong “ta” có “nó”, vừa là “ta” lại vừa là “nó”. Vì vậy, để đấu tranh phòng, chống lợi ích nhóm tiêu cực hiện nay có hiệu quả, cần phải có dũng khí và bản lĩnh chính trị, dám bảo vệ cái đúng, kiên quyết đấu tranh, ngăn ngừa cái sai và phải đặt nó trong tổng thể chủ trương, giải pháp phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước, với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn dân. Chúng ta tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sẽ hạn chế, tiến tới loại bỏ các tác động tiêu cực, rào cản của “lợi ích nhóm” ra khỏi đời sống xã hội, làm trong sạch, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới và xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2012). Văn kiện Hội nghị lần thứ Tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. Chính trị quốc gia Sự thật. [2]. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2021). Văn kiện Hội nghị lần thứ Tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Chính trị quốc gia Sự thật. 106
  15. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” [3]. Ngô V. T. (2015). Thực trạng xu hướng và giải pháp phòng, chống “lợi ích nhóm” ở nước ta hiện nay: Sách tham khảo. Chính trị quốc gia-Sự thật. [4]. Nguyễn, M. (2018). Nói không với sân sau , lợi ích nhóm ! Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. https://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/noi-khong-voi-san- sau-loi-ich-nhom-506161.html [5]. Nguyễn, N. H. (2015). Lợi ích nhóm và nhóm lợi ích ở Việt Nam hiện nay. Khoa học xã hội. [6]. Nguyễn, N. T. (2020). Nhận diện “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích” và biện pháp phòng, chống. Báo Quân đội Nhân dân. https://www.qdnd.vn/phong-chong-tu-dien- bien-tu-chuyen-hoa/nhan-dien-loi-ich-nhom-nhom-loi-ich-va-bien-phap- phong-chong-624853 [7]. Nguyễn, P. T. (2017). Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt để phát triển đất nước. Chính trị quốc gia Sự thật. [8]. Nguyễn, T. M. H. (2013). Kiểm soát lợi ích nhóm - Tiếp cận từ góc độ giám sát quyền lực nhà nước. Tạp chí Lý luận Chính trị, 11/2013. [9]. Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết công tác tài chính- ngân sách năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018. (2018, January 8). Báo Điện tử Chính phủ. https://baochinhphu.vn/news-102233036.htm 107
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2