YOMEDIA
ADSENSE
Lời nguyền Tecumseh
101
lượt xem 8
download
lượt xem 8
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Lời nguyền Tecumseh I.Lời nguyền độc địa Lời nguyền Tecumseh hay còn gọi là Lời nguyền Tippecanoe, Lời nguyền Tổng thống, Lời nguyền năm kết thúc bằng số 0, Lời nguyền 20 năm, đều là những tên gọi khác nhau được dùng để mô tả thời kỳ mà cứ 20 năm một lần, từ 1840 đến 1960, mỗi đời Tổng thống Mỹ đắc cử hay tái cử vào năm kết thúc bằng số 0 như 00, 20, 40, 60, 80 đều sẽ chết khi đang trong nhiệm kỳ. ...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lời nguyền Tecumseh
- Lời nguyền Tecumseh I.Lời nguyền độc địa Lời nguyền Tecumseh hay còn gọi là Lời nguyền Tippecanoe, Lời nguyền Tổng thống, Lời nguyền năm kết thúc bằng số 0, Lời nguyền 20 năm, đều là những tên gọi khác nhau được dùng để mô tả thời kỳ mà cứ 20 năm một lần, từ 1840 đến 1960, mỗi đời Tổng thống Mỹ đắc cử hay tái cử vào năm kết thúc bằng số 0 như 00, 20, 40, 60, 80 đều sẽ chết khi đang trong nhiệm kỳ. Cho tới nay, lời nguyền độc địa này ứng nghiệm trong hầu hết các trường hợp, ngoại trừ một trường hợp đặc biệt. Đó là Tổng thống Ronald Reagan, đắc cử lần đầu tiên vào năm 1980, bị ám sát hụt khi mới cầm quyền 69 ngày. Vị Tổng thống duy nhất chết khi đang trong nhiệm kỳ nhưng không liên quan tới lời nguyền Tecumseh là Tổng thống Zachary Taylor, đắc cử năm 1848 nhưng chết vì bệnh tả năm 1850 - điều đáng chú ý ở đây là năm vị Tổng thống này qua đời có số kết thúc là 0. Tổng thống hiện nay, George W.Bush đắc cử lần đầu năm 2000 và tái cử năm 2004, cũng có thể không hoàn tất nhiệm kỳ nếu lời nguyền Tecumseh linh ứng. Ngược lại, nếu tiếp tục sống sót qua hai năm cuối của nhiệm kỳ, Tổng thống Bush sẽ là người thứ hai chứng kiến lời nguyền Tecumseh không có tác dụng. II. Lời nguyền - một phần văn hóa Mỹ
- Tecumseh Lời nguyền Tecumseh lần đầu tiên được nhắc tới trong cuốn sách Tin hay không tin của Ripley, xuất bản năm 1934. Cuốn sách viết về Tecumseh - người bị đánh bại dưới tay William Henry Harrison trong Trận chiến Tippecanoe năm 1811. Một câu chuyện khác đề cập tới người anh em cùng cha khác mẹ của Tecumseh là Tenskwatawa - người bị cho là công bố lời nguyền trong khi đang ngồi làm mẫu vẽ. Câu chuyện thứ hai này được công chúng chấp nhận nhưng nhiều học giả vẫn còn nghi ngờ về sự xác thực của nó. Câu chuyện về lời nguyền Tecumseh, được cả thế giới biết đến chính là một phần của văn hóa Mỹ. Thậm chí, nó còn được dạy như các bài học lịch sử trong trường. Làm sao có thể giải thích khác được sự tiếp nối khủng khiếp của 7 đời Tổng thống Mỹ, vốn không sống sót tới hết nhiệm kỳ trong khoảng thời gian 20 năm. Truyền thuyết thứ nhất Tecumseh nổi hơn hẳn những người khác nhờ lòng dũng cảm trong chiến đấu. Ông là một tín đồ thành kính của quy tắc rằng toàn bộ
- đất đai của người da đỏ là sở hữu của chỉ mình người da đỏ. Theo quan điểm của Tecumseh, việc chuyển nhượng hay mua bán đất đai không thể thuộc quyền của một cá nhân bộ lạc. Khi nước Mỹ từ chối công nhận nguyên tắc này, Tecumseh đã thành lập một đội quân gồm những người Mỹ bản địa từ Tây Bắc, phương Nam và phía đông thung lũng Missippi chiến đấu vì quyền đối với đất đai của người Mỹ bản địa. Kế hoạch bị thất bại khi anh em cùng cha khác mẹ với Tecumseh là Tenskwatawa, còn gọi là nhà tiên tri, thất trận trong cuộc chiến Tippecanoe. Dù Tecumseh là thủ lĩnh của Shawnee nhưng Tenskwatawa không chỉ là một chiến binh bình thường mà quan trọng hơn là lãnh đạo tinh thần của bộ lạc. Tenskwatawa thành nhà tiên tri của Shawnee sau khi nhận được sấm truyền - được cho là từ Cha cuộc sống của người da đỏ. Uy tín của Tenskwatawa càng tăng khi ông tiên đoán được thiên thực vào năm 1806 và động đất năm 1811. Năm 1811, khi Tecumseh vắng mặt để đào tạo tân binh, Tướng William Henry Harrison và các binh sĩ đã tiến đánh Shawnee của nhà tiên tri. Do Tecumseh vắng mặt, Tenskwatawa đã chỉ huy cuộc phản công lúc rạng đông - trận đánh khai màn cuộc chiến Tippecanoe ngày 7/11. Các binh lính của Tướng Harrison đã đánh bại những người da đỏ và trả thù bằng cách tàn phá nơi định cư của họ. Cuối cùng, cuộc chiến được coi là hòa và quân Mỹ rút lui. Tuy vậy, Tippecanoe đã phá vỡ quyền lực của Shawnee và trở thành điểm mốc lịch sử, đánh dấu sự sụp đổ của phong trào quân sự của người da đỏ. Khi Tecumseh trở lại, ông đã trả tự do cho những tù binh mà Shawnee bắt được và gửi họ mang một thông điệp tới cho Tướng Harrison. Truyền thuyết thứ 2
- Truyện thứ hai về lời nguyền được Tenskwatawa đưa ra sau đó vào năm 1836. Dường như nhà tiên tri lúc đó đang ngồi mẫu cho bức chân dung và cuộc trò chuyện đề cập tới kỳ bầu cử Tổng thống sắp tới. Martin Van Buren - Phó Tổng thống Mỹ lúc đó đang cạnh tranh với Tướng Harrison - vị tướng nổi tiếng trong trận chiến Tippecanoe, cựu thống sứ lãnh thổ của người da đỏ, trong cuộc đua vào ghế tổng thống Mỹ. Tenskwatawa lúc đó đã tiên đoán: ’’Harrison sẽ không thắng trong cuộc bầu cử năm nay. Nhưng ông ta sẽ thắng trong lần tới. Nếu thắng ông ta sẽ không hoàn tất được nhiệm kỳ. Ông ta sẽ chết khi còn tại chức’’. ’’Sẽ không có Tổng thống nào chết khi đang tại nhiệm’’, một số người phản đối. ’’Nhưng Harrison sẽ chết. Tôi có thể khẳng định điều đó’’, nhà tiên tri nói. ’’Khi ông ta chết, các người sẽ nhớ về cái chết của Tecumseh. Các người nghĩ rằng ta đã mất đi quyền lực. Ta chính là người buộc trời phải tối sầm lại và khiến những người đàn ông da đỏ phải bỏ rượu mạnh. Nhưng ta có thể nói rằng Harrison sẽ chết. Sau ông ta, mỗi Tổng thống Mỹ được bầu mỗi 20 năm sau đó sẽ chết. Mỗi khi Tổng thống chết, mọi người sẽ phải nhớ về cái chết của những người da đỏ’’. Kể từ khi bầu cử Tổng thống Mỹ được tổ chức 4 năm một lần, cứ 20 năm bầu cử lại diễn ra vào năm kết thúc bằng số 0.
- Tổng thống Lincoln III.Ứng nghiệm qua các đời Tổng thống 1840: Tướng William Henry Harrison, người đánh bại Tecumseh, đã thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1840 dù ông không phải người là được phần đông công chúng ưa thích. Ngày Harrison phát biểu nhậm chức, thời tiết lạnh và nhiều gió. Bài phát biểu kéo dài 1h40 phút và tân Tổng thống bị cảm lạnh. Một tháng sau, Tổng thống chết vì viêm phổi. Nhiều người bắt đầu sợ hãi. 1860: Hai mươi năm sau đó lại tới kỳ bầu cử Tổng thống. Lần này, người đắc cử là Abraham Lincoln, năm 1860. Ngay trong thời gian đầu nắm quyền, Tổng thống Lincoln bị người ủng hộ phương Nam là John Wilkes Booth giết chết. 1880: James Garfield đắc cử năm 1880 và chỉ sống được 4 tháng với nhiệm kỳ Tổng thống. Ông bị Charles J.Guiteau, một kẻ thần kinh không ổn định ám sát. 1900: William McKinley tái đắc cử nhiệm kỳ hai năm 1900. Sau đó một năm rưỡi, ông bị Leon F.Czolgosz - kẻ tự nhận là kẻ thù của Jesu giết hại. Leon đã thừa nhận là thủ phạm vì cho rằng McKinley ’’kẻ thù của nhân dân’’. 1920: Sau thế chiến II, người Mỹ tỏ ra mệt mỏi với Tổng thống Wilson và năm 1920 cử tri bỏ phiếu cho một người hoàn toàn đối lập ông. Tổng thống mới là Warren G.Harding, người bị coi là một trong những lãnh đạo tệ nhất của nước Mỹ. Trong một chuyến vi hành, Harding bị chết vì đau tim ngay trong phòng tại khách sạn Palace. 1940: Một trong những Tổng thống được lòng dân Mỹ nhất, người đắc cử Tổng thống tới 4 lần chính là Franklin Delano Roosevelt.
- Năm 1940, ông tái đắc cử lần thứ 3. Nhưng không lâu sau đó, khi được bầu làm Tổng thống lần thứ 4, Roosevelt đã qua đời vì chứng phình mạch. Kể từ khi tái cử Tổng thống nhiệm kỳ 4 vào năm kết thúc bằng số 0 - 1940, cái chết của nhà lãnh đạo này được coi là một phần của lời nguyền Tecumseh. 1960: Vị Tổng thống trẻ nhất của nước Mỹ John F.Kenedy đắc cử năm 1960 trong một cuộc bầu cử sít sao nhất từ trước tới nay. Ngày 22/11/1963, ông bị bắn ở Dallas. Ủy ban Warren đã buộc tội Lee Harvey Oswald là thủ phạm vụ ám sát. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng Oswald chỉ là vật hiến tế cho một trong những âm mưu nổi tiếng nhất trong thế kỷ 20. Ngoại lệ hiếm Vị Tổng thống đầu tiên phá bỏ lời nguyền chính là Ronald Reagan, đắc cử năm 1980. Tuy nhiên, dư luận về chuyện này rất khác nhau. John Hinckley đã bắn Tổng thống Reagan 69 ngày sau khi ông nhậm chức. Vết thương rất nặng và các bác sĩ nói Tổng thống có thể mất mạng. Ronald Reagan
- Nhiều người cho rằng Tổng thống Reagan thoát nạn nhờ vợ - bà Nancy, một người bị ám ảnh bởi lời nguyền và khá mê tín. Có một bí mật lưu truyền trong Nhà Trắng rằng tất cả các cam kết và nghị định thư mà Tổng thống Reagan phê chuẩn đều được thực hiện theo sao và thuật chiêm tinh. Các chuyến thăm chính thức, nghị định thư hay tiếp đón đều được tổ chức theo thuật chiêm tinh. Thời đó, Đệ nhất phu nhân Nancy đã tổ chức những buổi cầu nguyện tập thể cầu cho chồng thoát nạn. Buổi lễ này có đông đảo người Mỹ tham gia, gồm cả người Mỹ bản địa (người da đỏ). Người ta cho rằng việc này đã phá bỏ được lời nguyền. Tuy nhiên, cũng có người tin rằng lời nguyền đã ứng nghiệm khi cựu Tổng thống Reagan qua đời vì bệnh Alzheimer - vốn phát tác từ vết thương cũ. IV. Lời nguyền có ứng với TT Bush? Câu trả lời chỉ có thể sáng tỏ vào ngày 20/1/2009 khi Tổng thống Bush - đắc cử năm 2000, trao lại trách nhiệm lãnh đạo nước Mỹ cho người kế nhiệm. Ông Bush từng thoát chết trong vụ mưu sát tại Grudia. Trong khi người đứng đầu nước Mỹ đang có bài phát biểu, Vladimir Arutina đã ném quả lựu đạn từ một nơi cách 20mét, nhưng do trục trặc nên lựu đạn không nổ. Các bác sĩ cũng khẳng định rằng sức khỏe ông Bush rất tốt nên khả năng ông qua đời vì bệnh tật trong vòng 2 năm tới là rất thấp. Mặc dù vậy, ngay cả những người chưa bao giờ biết đến lời nguyền Tecumseh cũng đều thừa nhận rằng khả năng ông Bush bị ám sát là khá cao.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn