intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lỗi NTLDR is missing và cách khắc phục- P3

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

135
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp theo là tìm tập tin ntldr chứa trong thư mục i386 trên thư mục chứa bộ cài đặt hệ điều hành và copy chúng vào thư mục gốc. Khi sử dụng đĩa Hiren's Boot CD, bạn cần khởi động vào Volkov Commander để có thể sao chép lại các tập tin vào thư mục gốc. Chi tiết về đĩa Hiren's Boot CD và cách sử dụng với Volkov Commander, bạn có thể xem ở bài viết này trên blog (đúng ra thì tôi định viết bài này và đưa lên blog trước bài về Hiren's Boot CD, nhưng do...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lỗi NTLDR is missing và cách khắc phục- P3

  1. hỗ trợ NTFS). Tiếp theo là tìm tập tin ntldr chứa trong thư mục i386 trên thư mục chứa bộ cài đặt hệ điều hành và copy chúng vào thư mục gốc. Khi sử dụng đĩa Hiren's Boot CD, bạn cần khởi động vào Volkov Commander để có thể sao chép lại các tập tin vào thư mục gốc. Chi tiết về đĩa Hiren's Boot CD và cách sử dụng với Volkov Commander, bạn có thể xem ở bài viết này trên blog (đúng ra thì tôi định viết bài này và đưa lên blog trước bài về Hiren's Boot CD, nhưng do liên quan đến Hiren's Boot CD có thể trở lên khó hiểu đối với bạn nên đã chú trọng vào viết bài đó trước, và giờ đây thì nó đã sẵn sàng cho bạn). Cũng như các phần trên đã nói: Việc khắc phục lỗi này là sự copy trở lại đối với các tập tin đang bị mất, và như thế thì chỉ việc xác định các tập tin cần thiết đang đặt ở đâu mà thôi. Như trên đã nói thì các tập tin này được nằm trong thư mục i386 của bộ cài đặt hệ điều hành mà bạn đang sử dụng (cho dù là Windows 2000, XP hay 2003). Vậy thì bạn chỉ việc sử dụng Volkov
  2. Commander copy từ nguồn tới phân vùng khởi động các hệ điều hành mà thôi. Sau khi copy trả lại các tập tin như nêu trên, khởi động lại hệ thống để hoàn tất quá trình. Sửa chữa với chế độ "cài đè" lại Windows Nếu như bạn không thực hiện được với các phương thức trên thì có lẽ việc tìm ra một đĩa cài đặt Windows không phải là một điều khó khăn đối với bạn, có thể lục lọi lại những đĩa đã được bán kèm với máy tính của bạn, nếu thất lạc bạn có thể mượn những người cũng có máy tính như bạn để khắc phục. Biện pháp khắc phục này là cài lại hệ điều hành Windows theo phương pháp "cài đè". Rất nhiều người thực hiện theo cách này bởi vì chúng là một cách đơn giản nhất và mất nhiều thời gian hơn so với các phương pháp trên. "Cài đè" là cụm từ mà có lẽ được nhiều kỹ thuật viên dùng đến, nó chỉ có ý nghĩa đơn giản là cài đặt lại hệ điều hành nhưng không làm thay đổi mọi phần mềm
  3. hoặc thiết đặt ở trên hệ điều hành đó. Các hệ điều hành họ Windows đều có tính năng "cài đè" này. Cài đè không phải là một biện pháp tốt để khắc phục các lỗi trên hệ điều hành bởi vì chúng không hoàn toàn đáp ứng và sửa chữa các lỗi hiện có. Nguyên nhân bởi vì toàn bộ các phần mềm đã được cài đặt đều được giữ nguyên như cũ. Khi cài đè thì hầu như chỉ có các tập tin bị lỗi (có thể do virus phá hoại hoặc bị hư hỏng do nguyên nhân khác như lỗi ổ cứng, phần mềm khác ghi đè vào tập tin nguyên bản, do các quá trình nâng cấp...), do đó chúng hầu như là sự nhận dạng lại phần cứng và thay thế lại các tập tin cũ của hệ điều hành mà thôi. Nếu như có một lỗi nào đó về phần mềm khác (giả sử ngay trên chính bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office của Microsoft) thì biện pháp cài đè này cũng không có hiệu quả. Nếu như máy tính bị lây nhiễm virus, chúng phát tác và nhân bản các đoạn mã độc vào các tập tin thì cài đè cũng là một biện pháp để khắc phục tình trạng các tập tin của hệ điều hành không còn
  4. nguyên vẹn. Xin lưu ý rằng cài đè không phải là biện pháp diệt virus, bởi vì nếu như máy tính đang bị nhiễm virus mà chưa xử lý được triệt để thì sau khi cài đè thì các tập tin vẫn bị nhiễm virus. (các tập tin bị nhiễm trở lại ngay sau khi hoàn thành tiến trình cài đặt). Nếu như xoá hoàn toàn các tập tin trên phân vùng cài đặt hệ điều hành cũ (tương đương với việc định dạng lại phân vùng) rồi cài đặt hệ điều hành thì hành động đó thường được gọi là "cài mới" Phương pháp cài đè thì thật may mắn là đã có một bài viết giới thiệu về nó, tuy rằng không đầy đủ và chi tiết để đến nỗi người sử dụng bình thường nào cũng thực hiện được, nhưng chúng thì có nhiều hình minh hoạ khá rõ ràng. Bạn xem các bài viết đó tại đây (có rất nhiều nơi đăng lại bài này, nên có thể coi nó là "chuẩn" ^^). Soạn thảo lại tập tin Boot.ini Tậpt in Boot.ini không có trong thư mục i386 của bộ cài đặt Windows do đó khi bị mất tập tin này thì bạn có thể căn cứ vào tình trạng cài đặt cụ thể mà có thể soạn thảo
  5. lại. Sự soạn thảo tập tin này cùng với một vài thủ thuật vui vui mà tôi từng thực hiện đối với nó đã khiến tôi viết chi tiết về phần này. Một mặt khác thì boot.ini là một tập tin quy định sự khởi động, lựa chọn hệ điều hành khi cài đặt nhiều hệ điều hành của Microsoft nên cũng có một vài vấn đề thường xảy ra đối với chúng trong các quá trình sử dụng như: Loại bỏ menu lựa chọn hệ điều hành cũ, thừa và không tồn tại, chỉnh sửa lại thời gian lựa chọn hệ điều hành khởi động.... Tìm hiểu ý nghĩa của nội dung tập tin Hãy xem một tập tin mẫu sau đây để biết về nội dung các tập tin boot.ini và có cách soạn thảo nó cho phù hợp với máy tính của bạn. [boot loader] timeout=30 default=multi(0)disk(0)rdisk(0)partition(1)\WINDOWS [operating systems] multi(0)disk(0)rdisk(0)partition(1)\WINDOWS="Micro soft Windows XP Professional" /fastdetect
  6. Ở đây thì có hai phần chính, là boot loader và operating system, mỗi phần này có chức năng riêng được trình bày dưới đây. [boot loader] chứa sau nó những nội dung về lựa chọn khởi động mặc định của hệ thống, trong đó: timeout= là dòng quy định thời gian lựa chọn khởi  động đối với hệ điều hành nào (được tính bằng giây). Nếu như sau khoảng thời gian này mà bạn không lựa chọn thì hệ thống sẽ tự động khởi động vào hệ điều hành được ghi mặc định. Có một thủ thuật mà tôi thường áp dụng là thay đổi con số mặc định 30 giây thành 5 giây. Tôi nghĩ rằng bạn cũng nên lựa chọn theo sự thay đổi này để giúp cho giảm thời gian chờ đợi nếu bạn không chú tâm vào màn hình khi nó khởi động để có thể bấm ENTER, (như công việc của một ngày mới, trước hết là bấm nút khởi động rồi làm một vài việc nào đó trước khi ngồi vào máy tính thì thời gian chờ đợi sẽ nhanh hơn chứ nhỉ ^^). Nếu như máy tính của bạn chỉ có một hệ điều hành thì thời gian này đặt bằng 0 hoặc đặt bằng bất
  7. kỳ giá trị nào đều không có ý nghĩa, bởi vì chúng sẽ khởi động trực tiếp vào hệ điều hành đó. default= là lựa chọn hệ điều hành mặc định để khởi  động nếu không có sự thay đổi khi lựa chọn. [operating systems] chứa sau nó sự liệt kê các hệ điều hành được cài đặt trên máy tính của bạn. Mỗi một dòng tương ứng với một hệ điều hành đã được cài đặt (hoặc đã từng được cài đặt, nhưng còn sót lại trong tập tin boot.ini sau khi đã xoá bỏ hệ điều hành này. Xem xét một tập tin boot.ini của hệ thống có chứa hai hệ điều hành thì thấy nội dung chúng như sau: multi(0)disk(0)rdisk(0)partition(1)\WINDOWS="Wind ows XP Professional" /fastdetect multi(0)disk(0)rdisk(0)partition(2)\WINNT="Windows 2000 Professional" /fastdetect
  8. Trong các tham số 0, 1, 2 ... ở đây là thứ tự của các ổ cứng, trong một số trường hợp được bắt đầu Thứ tự các phân vùng (partition) của ổ đếm bằng số 0 cứng được đếm bắt đầu từ 1 sau đó bỏ và có trường qua các phân vùng mà Windows không hợp bắt đầu đếm từ số 1 (có nhìn thấy (của Linux) rồi đến 2 và 3... một điều thường thấy ở các hệ thống máy tính là thứ tự được tính từ số 0 thay vì từ số 1 như cơ số đếm tự nhiên). Nhìn vào các dòng trên thì bạn có thể nhận thấy rằng tham số \WINDOWS và \WINNT sẽ phụ thuộc vào thư mục chính của hệ điều hành, ở Windows XP thì thư mục này là \WINDOWS, còn ở Windows NT và Windows 2000 thì thư mục này là \WINNT.
  9. Dòng chữ Windows 2000 Professional hay Windows XP Professional không thực sự quan trọng, bạn có thể thay đổi lại các dòng chữ này theo ý của bạn mà không ảnh hưởng đến chút nào đến hệ điều hành. Trước đây tôi cũng cài đặt với ba hệ điều hành, và tách ra thành các đoạn chữ (xuống dòng) như "Learn...more learn....and forever!" để thành một khẩu hiệu mỗi khi khởi động máy tính. Một số bạn còn dùng những dòng này để hiển thị thông tin cá nhân khi khởi động máy tính nữa[2] :). * partition(1) dễ giải thích hơn đối với cả tôi và bạn, bởi vì chúng thì là tham số về phân vùng trên ổ cứng. Bạn có thể dễ hình dung về các phân vùng của ổ cứng thông qua Disk Management (khởi động bằng cách chọn chuột phải vào My Computer ở trên Desktop, chọn Manage, vào mục Disk Management) như hình minh hoạ. Bạn có thể thấy rằng phân vùng đầu tiên của một ổ cứng nào đó sẽ được đặt là 1, sau đó thì các phân vùng tiếp theo được đánh số thứ tự là 2, 3, ... Tuy nhiên có một vài trường hợp ngoại lệ nếu như bạn cài song song cả hệ điều hành
  10. Windows với Linux, bởi vì hệ thống Windows không nhận ra phân vùng này nên chúng sẽ bỏ qua mà không đếm chúng. Tức là phân vùng thực tế là thứ tư nhưng vẫn được coi là thứ hai và được đặt số đếm là 2 như hình minh hoạ về trường hợp cụ thể này. * rdisk(0) được hiểu là các ổ cứng vật lý trên máy tính của bạn. Nếu như một máy tính được gắn nhiều hơn một ổ cứng thì có nghĩa là chúng được đếm theo thứ tự nào đó cũng bắt đầu từ 0. Thực tế thì có nhiều hệ thống được gắn đến 2, 3, 4....ổ cứng vật lý (tránh nhầm là các phân vùng nhé). * Trên thực tế chỉ có hai thông số trên là thay đổi, còn lại multi(0)disk(0) thì có thể không thay đổi đối với các hệ thống bình thường (ví dụ như không dùng raid). Đến nay thì thực sự tôi cũng không hiểu lắm về chúng bởi vì chưa chịu tìm hiểu. Giả sử như tôi xây dựng một hệ raid hoặc hệ thống nhiều ổ cứng trên máy chủ thì có lẽ sẽ tìm hiểu về chúng trên Internet :).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2