JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 91-99<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0105<br />
<br />
LỒNG GHÉP KIẾN THỨC VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI ĐỒNG TÍNH,<br />
SONG TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI TRONG DẠY HỌC MÔN<br />
GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY<br />
Lưu Thị Thu Hà, Đoàn Thị Thoa<br />
<br />
Khoa Lí luận Chính trị - Giáo dục Công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Bằng những phương pháp dạy học tích cực, việc lồng ghép kiến thức về cộng đồng<br />
người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) vào trong những bài học phù hợp của<br />
môn Giáo dục công dân góp phần nâng cao kiến thức, thái độ của học sinh về LGBT, đồng<br />
thời giúp các em hình thành năng lực hợp tác, biết tôn trọng sự đa dạng, giúp đỡ, chia sẻ,<br />
đồng cảm với những người khác trong cộng đồng. Đó cũng chính là một phẩm chất không<br />
thể thiếu của người công dân trong thời kì đổi mới và hội nhập.<br />
Từ khóa: LGBT, Giáo dục công dân, lồng ghép, tôn trọng sự đa dạng, phương pháp dạy<br />
học.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Hiện nay, số lượng người thuộc cộng đồng những người đồng tính, song tính và chuyển giới<br />
(LGBT) chiếm một vị trí nhất định trong xã hội. Tuy nhiên, cuộc sống của họ gặp phải rất nhiều<br />
thách thức, khó khăn trong vấn đề việc làm, hôn nhân, vấn đề pháp lí và các mối quan hệ xã hội<br />
khác. Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết hoặc có những<br />
hiểu biết, cách nhìn chưa đúng đắn từ một bộ phận không nhỏ trong cộng đồng xã hội. Chính bởi<br />
vậy, đã có rất nhiều nghiên cứu về cộng đồng LGBT từ những hướng tiếp cận khác nhau nhằm hỗ<br />
trợ, giúp đỡ những người thuộc cộng đồng này.<br />
Tác giả David Campos trong cuốn sách “Understanding gay and lesbian youth” (Hiểu về<br />
những thanh niên đồng tính nam và nữ) xuất bản năm 2005 đã đề cập đến các giải pháp trợ giúp<br />
cho người đồng tính giúp cho các giáo viên, lãnh đạo các trường học chia sẻ, đồng cảm với những<br />
bạn trẻ là đồng tính nam và đồng tính nữ và tạo ra bầu không khí học tập thân thiện trong lớp<br />
học [4].<br />
Tác giả Trương Hồng Quang trong cuốn sách “Người đồng tính, song tính, chuyển giới tại<br />
Việt Nam và vấn đề đổi mới hệ thống pháp luật” xuất bản năm 2014 đã đề cập đến những khó khăn<br />
mà người đồng tính, song tính, chuyển giới gặp phải, trong đó đặc biệt là vấn đề pháp luật. Đồng<br />
thời tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị, đề xuất thiết thực nhằm giúp đỡ cộng đồng LGBT [1].<br />
Tác giả Ngô Thị Thanh Mai trong bài báo “Trợ giúp cho người đồng tính nam, đồng tính<br />
nữ, song tính và chuyển giới (LGBT) – những nguyên tắc đạo đức cần tuân thủ” [2] và tác giả<br />
Nguyễn Lê Hoài Anh với bài báo “Thực trạng kì thị và phân biệt đối xử với người đồng tính ở<br />
Ngày nhận bài: 10/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/8/2016.<br />
Liên hệ: Lưu Thị Thu Hà, e-mail: hahuongthao90@gmail.com<br />
<br />
91<br />
<br />
Lưu Thị Thu Hà, Đoàn Thị Thoa<br />
<br />
Việt Nam hiện nay” đăng trên Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội đều tiếp cận từ<br />
góc độ chuyên ngành công tác xã hội nhằm cải thiện thái độ, cách nhìn của xã hội với cộng đồng<br />
LGBT [3].<br />
Như vậy, có thể thấy rằng chưa có nghiên cứu nào đề cập đến đến việc cải thiện thái độ của<br />
cộng đồng với LGBT từ góc độ giáo dục, thông qua việc lồng ghép vào các môn học phù hợp ở<br />
trường trung học phổ thông, đặc biệt là môn Giáo dục công dân.<br />
Không chỉ là một trong những môn học quan trọng giúp giáo dục nhân cách cho học sinh,<br />
cung cấp cho học sinh thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn, môn Giáo dục công dân còn giúp<br />
học sinh hình thành những năng lực cần thiết cho người công dân trong tương lai như năng lực<br />
hợp tác, năng lực chịu trách nhiệm, năng lực giao tiếp. Chính bởi vậy, đây cũng là môn học thích<br />
hợp cho việc lồng ghép kiến thức về LGBT, đặc biệt khi cộng đồng LGBT đã được pháp luật thừa<br />
nhận, qua Bộ luật dân sự 2015 và Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014.<br />
Việc lồng ghép kiến thức về cộng đồng này trước hết là giúp các em nhận thức tích cực về<br />
bản thân, đồng thời góp phần nâng cao kiến thức, thái độ của học sinh về LGBT hướng tới hình<br />
thành năng lực hợp tác, biết tôn trọng sự đa dạng, giúp đỡ, chia sẻ, đồng cảm với những người khác<br />
trong cộng đồng. Đó cũng chính là một phẩm chất không thể thiếu của người công dân trong thời<br />
kì đổi mới và hội nhập.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Khái quát về LGBT<br />
<br />
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về LGBT<br />
LGBT là tên viết tắt của cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính<br />
luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái(Bisexual) và hoán tính hay còn gọi là người chuyển giới<br />
(Transgender).<br />
Đồng tính<br />
Đồng tính là từ viết tắt của cụm từ đồng tính luyến ái (homosexuality). Dưới góc độ khoa<br />
học, theo quan điểm của Hiệp hội Tâm lí học Hoa Kì (“American Psychological Asociation” –<br />
APA), đồng tính hoàn toàn không phải là sự rối loạn tâm sinh lí mà là một hiện tượng sinh học tự<br />
nhiên chịu sự tác động qua lại phức tạp của các yếu tố di truyền và yếu tố môi trường tử cung trong<br />
giai đoạn đầu của thai nhi. Các hành vi tình dục đồng giới, quan hệ yêu đương đồng giới là một<br />
trong các dạng thức gắn bó bình thường để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người về tình yêu,<br />
sự gần gũi và quan tâm [1;tr19].<br />
Đồng tính luyến ái cùng với dị tính luyến ái và song tính luyến ái, là ba dạng chủ yếu của<br />
thiên hướng tình dục con người, thuộc thang liên tục dị tính - đồng tính (Thang Kinsey). Đồng tính<br />
luyến ái bản chất là một biến thể bình thường của tính dục con người, không phải là một "bệnh"<br />
hay sự lệch lạc tâm lí, và không phải là nguyên nhân gây ra các hiệu ứng tâm lí tiêu cực.<br />
Song tính<br />
Song tính tiếng Anh là bisexual là người có xu hướng tính dục song tính (có khả năng bị<br />
hấp dẫn về tình cảm, cảm xúc hay thể chất với cả nam và nữ).<br />
Có nhiều nhận xét về người song tính, trong đó thường xoay quanh việc người song tính<br />
là người lưỡng lự, không dứt khoát, băn khoăn, muốn đặt “hai chân” ở hai nơi, lăng nhăng, tò<br />
mò, nhất thời,. . . Xã hội thường có xu hướng phân mọi thứ ra làm hai hướng đối lập: hoặc nam<br />
hoặc nữ, cùng giới hoặc khác giới mà bỏ qua những khả năng khác. Về thực chất quan niệm này<br />
không đúng, góp phần làm cho sự kì thị người song tính gia tăng. Cũng như đồng tính, cần khẳng<br />
92<br />
<br />
Lồng ghép kiến thức về cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới trong dạy học...<br />
<br />
định song tính là một xu hướng tính dục tự nhiên và thể hiện sự đa dạng của tính dục của loài<br />
người [1,tr23].<br />
Chuyển giới<br />
Để hiểu được khái niệm về người chuyển giới phải đề cập khái niệm bản dạng giới Gender<br />
Identity. Khái niệm này được hiểu là việc một người tự nhận mình mang một giới tính nào (có thể<br />
giống hoặc khác với giới tính sinh học khi được sinh ra) [1;tr 24]. Như vậy, nếu một người sinh<br />
ra và tự nhận mình mang giới tính khác với giới tính khi được sinh ra thì đó là người chuyển giới<br />
transgender. Có hai dạng người chuyển giới là: người chuyển giới nam sang nữ male to female<br />
(MTF) và người chuyển giới từ nữ sang nam female to male (FTM). Ở góc độ xu hướng tình dục,<br />
có thể phân chia thành người chuyển giới đồng tính (người chuyển giới từ nam sang nữ và chỉ yêu<br />
nữ và ngược lại), người chuyển giới song tính (ví dụ: người chuyển giới từ nữ sang nam và có thể<br />
yêu cả nam và nữ) và người chuyển giới dị tính (ví dụ: người chuyển giới từ nữ sang nam và chỉ<br />
yêu nữ giới) [1;tr 24].<br />
Người chuyển giới thì có cơ thể hoàn toàn bình thường, nhưng về mặt tâm lí ủa họ có những<br />
biểu hiện sau:<br />
Tự cho bản thân thuộc giới tính khác: những người này hoàn toàn bình thường về giải phẫu<br />
và sinh học nhưng tự cho bản thân thuộc giới tính khác, một số tìm cách thực hiện ý định chuyển<br />
đổi giới tính bằng các phương pháp phẫu thuật và sinh hóa (tiêm Hormone).<br />
Mong muốn tự cải trang quần áo để biểu lộ thành giới khác: những người này thích mặc<br />
quần áo, đi đứng nói năng như người khác giới (nam ăn mặc, nói chuyện yểu điệu như nữ và ngược<br />
lại, nữ ăn mặc và nói năng mạnh mẽ như nam) để cảm thấy mình khác biệt so với giới tính sinh<br />
học của mình.<br />
<br />
2.1.2. Những thách thức, khó khăn đối với LGBT<br />
Thứ nhất, những người thuộc LGBT, đặc biệt là người chuyển giới thường gặp phải nhiều<br />
khó khăn trong tình yêu và hôn nhân.Tình yêu của họ thường bị lợi dụng hoặc bị ngăn cản bởi<br />
những định kiến từ xã hội, gia đình. Điều này khiến họ rơi vào trạng thái bi quan, mất niềm tin vào<br />
cuộc sống. Ngoài ra, ở một số quốc gia, do hôn nhân của họ chưa được thừa nhận về mặt pháp lí,<br />
nên họ thường chung sống không đăng kí, và nhận con nuôi.<br />
Thứ hai, vấn đề việc làm là một trong những thách thức với người thuộc cộng đồng LGBT.<br />
Sự kì thị từ xã hội khiến họ khó có thể có cơ hội làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc các<br />
doanh nghiệp, tổ chức khác. Các công việc chủ yếu của họ là các công việc độc lập như dịch vụ<br />
làm đẹp (trang điểm, làm đầu. . . ) hay biểu diễn.<br />
Thứ ba, việc thiếu các thông tin y tế và khả năng tài chính hạn chế khiến họ gặp phải những<br />
khó khăn lớn trong việc chăm sóc sức khỏe. Họ cũng là những đối tượng có nguy cơ cao bị lây<br />
truyền các căn bệnh tình dục như HIV, lậu, giang mai. Bên cạnh đó, một bộ phận trong cộng đồng<br />
LGBT cũng mắc các căn bệnh liên quan đến tinh thần như trầm cảm, tự kỉ do phải đối mặt với<br />
những áp lực trong cuộc sống, sự kì thị, chối bỏ của gia đình, xã hội.<br />
Thứ tư, ở một số quốc gia trong đó có Việt Nam, vấn đề pháp lí vẫn là một trở ngại với<br />
LGBT. Họ gặp nhiều khó khăn trong việc đổi tên và xác định lại giới tính, trong việc công nhận<br />
hôn nhân, các quyền lợi nhân thân và tài sản.<br />
<br />
2.1.3. Những vấn đề pháp lí liên quan đến LGBT ở Việt Nam<br />
như:<br />
<br />
Bộ luật Dân sự 2015 đã có một số quy định nhằm bảo vệ quyền lợi cho người chuyển giới<br />
<br />
93<br />
<br />
Lưu Thị Thu Hà, Đoàn Thị Thoa<br />
<br />
Điều 36. Quyền xác định lại giới tính<br />
1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.<br />
Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của<br />
người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học<br />
nhằm xác định rõ giới tính.<br />
2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.<br />
3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng kí thay đổi hộ<br />
tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác<br />
định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.<br />
Điều 37. Chuyển đổi giới tính<br />
Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới<br />
tính có quyền, nghĩa vụ đăng kí thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền<br />
nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có<br />
liên quan.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Địa chỉ lồng ghép vấn đề LGBT trong môn Giáo dục công dân cấp Trung<br />
học phổ thông<br />
<br />
Căn cứ vào nội dung chương trình GDCD bậc THPT, có thể xác định các bài học có nội<br />
dung phù hợp để lồng ghép vấn đề LGBT như sau:<br />
Cấp lớp<br />
<br />
TT<br />
<br />
Tên bài<br />
<br />
1<br />
<br />
Bài 12. Công dân với<br />
tình yêu, hôn nhân và<br />
gia đình.<br />
1. Tình yêu<br />
<br />
2<br />
<br />
Bài 13. Công dân với<br />
cộng đồng<br />
1. Cộng đồng và vai trò<br />
của cộng đồng với cuộc<br />
sống con người<br />
a. Cộng đồng là gì?<br />
<br />
Lớp 10<br />
<br />
94<br />
<br />
Nội dung kiến thức có thể lồng<br />
ghép<br />
- Tình yêu không chỉ là sự rung<br />
cảm và quyến luyến sâu sắc giữa<br />
hai người khác giới mà còn tồn<br />
tại ở những người cùng giới.<br />
- Những thách thức, khó khăn<br />
mà cộng đồng LGBT gặp phải<br />
trong tình yêu<br />
- Cộng đồng LGBT: Là cộng<br />
đồng những người đồng tính<br />
luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính<br />
luyến ái nam (Gay), song tính<br />
luyến ái(Bisexual) và Hoán tính<br />
hay còn gọi là Người chuyển giới<br />
(Transgender).<br />
- Hiện nay cộng đồng này đang<br />
gặp rất nhiều thách thức, khó<br />
khăn trong vấn đề tình yêu, hôn<br />
nhân; vấn đề việc làm; vấn đề<br />
pháp lí.<br />
<br />
Phương pháp<br />
dạy học<br />
- Phương pháp<br />
thảo<br />
luận<br />
nhóm<br />
- Phương pháp<br />
tình huống<br />
<br />
- Phương pháp<br />
đàm thoại<br />
- Phương pháp<br />
thảo<br />
luận<br />
nhóm, lớp.<br />
- Phương pháp<br />
tình huống<br />
<br />
Lồng ghép kiến thức về cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới trong dạy học...<br />
<br />
Lớp 11<br />
<br />
- Tự nhận thức về bản thân bao<br />
gồm việc nhận thức giới tính<br />
(bản dạng giới). Điều này khác<br />
với nhận thức về giới tính sinh<br />
học. Nhận thức giới tính không<br />
nhất thiết dựa trên giới tính sinh<br />
học hoặc giới tính được người<br />
khác cảm nhận và cũng không<br />
phải là thiên hướng tình dục.<br />
Nhận thức giới tính có thể là:<br />
nam, nữ, giới tính thứ ba, không<br />
phải nam không phải nữ.<br />
<br />
- Phương pháp<br />
động não<br />
- Phương pháp<br />
thuyết trình kể<br />
chuyện<br />
<br />
3<br />
<br />
Bài 16 Tự hoàn thiện<br />
bản thân<br />
1. Thế nào là tự nhận<br />
thức về bản thân.<br />
<br />
4<br />
<br />
Bài 11 Chính sách dân<br />
số và giải quyết việc làm<br />
2. Chính sách giải quyết<br />
việc làm<br />
<br />
- Những thách thức, khó khăn<br />
của cộng đồng LGBT trong vấn<br />
đề việc làm.<br />
<br />
- Phương pháp<br />
trực quan<br />
- Phương pháp<br />
thảo<br />
luận<br />
nhóm<br />
<br />
5<br />
<br />
Bài 4. Quyền bình đẳng<br />
của công dân trong một<br />
số lĩnh vực của đời sống<br />
xã hội.<br />
1. Bình đẳng trong hôn<br />
nhân và gia đình<br />
<br />
- Những khó khăn của cộng đồng<br />
LGBT trong vấn đề hôn nhân<br />
(chưa được thừa nhận hôn nhân<br />
hợp pháp).<br />
<br />
- Phương pháp<br />
tình huống<br />
- Phương pháp<br />
đàm thoại<br />
<br />
Bài 6. Công dân với các<br />
quyền tự do cơ bản<br />
<br />
- Việc thừa nhận quyền xác định<br />
lại giới tính và chuyển đổi giới<br />
tính trong Bộ luật dân sự 2015.<br />
<br />
- Phương pháp<br />
nêu vấn đề<br />
- Phương pháp<br />
trực quan<br />
<br />
Lớp 12<br />
6<br />
<br />
Ngoài ra, giáo viên cũng có thể thiết kế các chủ đề tích hợp liên môn (môn Sinh học và môn<br />
GDCD) nhằm làm rõ hơn các kiến thức về LGBT.<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Ví dụ minh họa<br />
Bài 13. Công dân với cộng đồng<br />
(tiết 1)<br />
<br />
I. Mục tiêu<br />
1. Về kiến thức<br />
- Nêu được cộng đồng là gì và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.<br />
- Nêu được thế nào là nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác, các biểu hiện đặc trưng của nhân<br />
nghĩa, hòa nhập, hợp tác.<br />
- Hiểu được nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác là những yêu cầu đạo đức của công dân hiện nay<br />
trong mối quan hệ với cộng đồng nơi ở và lớp học, trường học.<br />
<br />
95<br />
<br />