intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lớp 1: Đã ép con học

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

94
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Lớp 1 chỉ là khởi động, nếu ép trẻ học quá nhiều là một sai lầm!”. Đã qua giai đoạn “chạy đua” trường điểm cho con vào lớp 1. Nay lại đến giai đoạn “tăng tốc” chạy đua về điểm số của các bậc cha mẹ có con học lớp 1. Vì đã “chót” vào trường điểm, không phụ huynh nào muốn con mình bị học đuối hơn các bạn cùng lớp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lớp 1: Đã ép con học

  1. Lớp 1: Đã ép con học “Lớp 1 chỉ là khởi động, nếu ép trẻ học quá nhiều là một sai lầm!”. Đã qua giai đoạn “chạy đua” trường điểm cho con vào lớp 1. Nay lại đến giai đoạn “tăng tốc” chạy đua về điểm số của các bậc cha mẹ có con học
  2. lớp 1. Vì đã “chót” vào trường điểm, không phụ huynh nào muốn con mình bị học đuối hơn các bạn cùng lớp. GS Văn Như Cương – Hiệu trưởng Trường PTTH dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) đã phải thốt lên: “Lớp 1 chỉ là khởi động, nếu ép trẻ học quá nhiều là một sai lầm!”. Ba lô nặng 5,5kg Buổi học đầu tiên của con, anh Tiến, ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) không khỏi xót xa khi nhìn thấy bé oằn lưng cõng ba lô đến lớp. Anh lắc đầu: “Trước lúc đi, tôi cân ba lô, giật mình khi thấy nặng tới 5,5 kg. Nhà trường chỉ cho phụ huynh đưa con tới cổng, sau đó bé phải tự đi vào”. Thắc mắc với cô giáo, cô bảo: Hôm đầu, các con phải mang hết sách vở để kiểm tra nên mới nặng vậy. Thế
  3. nhưng những ngày sau đó ba lô của con anh vẫn quá sức đối với trẻ. Anh Tiến lo lắng: “Cứ phải cõng thế này thì bị gãy xương mất!”. Nhiều gia đình thương con cõng cặp nặng cứ bảo “để bớt sách vở ở nhà” thì trẻ giãy nảy “cô giáo bảo phải mang đầy đủ”. Có bé còn khóc khi bố mẹ chỉ cho mang sách vở theo thời khóa biểu. Sau khi hỏi mới biết, trẻ sợ cô giáo phạt vì nhiều bạn phải đứng ngoài cửa lớp vì hôm đó mang thiếu sách vở. Mặc dù con gái chị Hồng Tú, ở huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã học “tiền lớp 1”, bé biết được hết bảng chữ cái, cộng trừ trong phạm vi 10 nhưng khi bé vào lớp 1 mới được hơn 1 tuần, chị đã sút mất mấy cân vì “đánh vật” với chuyện học của con. Chị Tú cho rằng mình phải rèn khuôn phép cho con ngay từ ngày đầu không sau này sẽ “khó uốn”. Thế nên sau khi con đi học về, tắm rửa, ăn uống đúng 7h30 tối, chị bắt con ngồi vào bàn học liền đến 9h30 tối. Trẻ con vốn hiếu động, đứa bé chỉ tập trung được
  4. mấy phút đầu sau đó lại lơ đễnh không chịu viết, hoặc viết rất xấu. Chị Tú lại mắng con, có khi còn đánh vào tay con vì tội viết ẩu. Con khóc, mẹ thì bực tức, lo chuyện con học đến gầy cả người. Quá coi trọng việc luyện chữ và điểm của con khi vào lớp 1 cũng là chuyện phổ biến hiện nay của các bậc phụ huynh. Nhiều phụ huynh quen nhau, câu cửa miệng hỏi nhau là: “Con ông/bà hôm nay được mấy điểm”. Phóng viên GĐ&XH đã chứng kiến cảnh tại một lớp rèn chữ “tiền lớp 1” đứa bé ra khỏi lớp, người mẹ đã giật ngay bài tập viết của con xem điểm. Bé Trà My - học sinh lớp 1 Trường tiểu học Thành Công (Hà Nội) nói: “Mẹ cháu bắt cháu phải viết chữ thật đẹp, không được sai chữ nào. Mỗi lần đi học về cháu được điểm cao thì mẹ vui lắm. Nhưng cũng có lúc cháu viết run tay, chữ không đẹp, cô cho điểm xấu mẹ cháu lại buồn, quát ầm lên, đánh cháu vì tội viết ẩu. Cháu sợ đi học lắm”.
  5. Chị Thanh Ngân, mẹ của Trà My tâm sự: “Tôi cũng biết không nên ép con học nhiều nhưng nếu không bắt con học thì sẽ không bằng bạn bằng bè. Khi đó con còn bị áp lực nhiều hơn. Với lại, “chót” vào trường điểm rồi mà không ép học, sợ mang tiếng lắm”. ui chơi đúng lứa tuổi. Nguồn: Images. Trẻ vào lớp 1, về nhà không cần học gì! Giáo sư Văn Như Cương cho rằng, với trẻ em lớp 1 không nên cho học nhiều, thậm chí về nhà không cần phải học gì. Vì hiện nay học sinh lớp 1 đã phải học cả ngày ở trường, tối về nhà cần phải chơi với mọi
  6. người trong gia đình. Bên cạnh việc học chữ, trẻ còn nên học nhạc, học múa, học các môn năng khiếu khác. Việc chấm điểm quá khắt khe, quá chú trọng đối với học sinh lớp 1 cũng là việc nên tránh, không nên gây áp lực cho trẻ. Theo Tiến sĩ Hồ Bất Khuất, Tạp chí Gia đình & Trẻ em - Bộ LĐ,TB&XH: Trẻ em phải được chơi là chính. Chơi với trẻ em cũng là một công việc nghiêm túc. Thật ra chương trình trong sách giáo khoa là chương trình khung; chương trình này không nhất thiết mọi trẻ em phải học hết, hiểu hết. Phương pháp, tạo sự hứng khởi vui vẻ và tự tin cho trẻ - Đó mới là điều quan trọng. Ở Việt Nam, trẻ con đi học vẫn phải chấm điểm, vì khi được 1 điểm 10, bé rất vui. Cô giáo Nguyễn Kim Hoa, giáo viên Trường tiểu học Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy – Hà Nội) cho rằng: “Với trẻ mới vào lớp 1 bố mẹ không nên quá nuông chiều cũng như kỳ vọng vào con. Các bé mới từ mẫu
  7. giáo lên, chưa quen phải học tập nhiều. Trẻ cũng ít khi tập trung được vào một việc nên phụ huynh không nên bắt trẻ ngồi học nhiều giờ trong một lúc. Là một giáo viên tiểu học, tôi nghĩ về nhà bố mẹ cũng chỉ cần cho trẻ vừa học, vừa chơi. Không nên tạo áp lực quá cho trẻ. mỗi ngày đi học là một niềm vui…”. Theo TS Lê Tiến Hùng – Nguyên giảng viên Khoa tâm lý Đại học Sư phạm Hà Nội, chia sẻ: Việc trẻ vào lớp 1 ở chúng ta hình như chưa được chuẩn bị tâm lí tốt. Nhiều bậc phụ huynh tạo cảm giác áp lực cho con. Họ hù doạ con “học dốt là phải đi ăn xin” thậm chí nhiều cha mẹ còn bảo: Học dốt sẽ bị đánh đòn, bị các bạn cười chê, khiến cho trẻ cảm thấy việc học chữ là cả một trách nhiệm quá nặng nề. Điều đó ảnh hưởng rất xấu tới tâm lí của trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2