intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lớp Chân đầu (Cephalopoda)Đặc điểm cấu tạo và sinh lý-2

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

271
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hệ bài tiết: Có 1 hay 1 đôi đơn thận tùy nhóm. Đơn thận thông với một xoang bao tim, còn đầu kia đổ vào xoang ở hai bên hậu môn. Hệ thần kinh và giác quan có cấu tạo phức tạp để thích nghi với đời sống hoạt động bắt mồi tích cực. Não bộ nằm trong bao sụn đầu, giữa 2 mắt. Não bộ do nhiều hạch tập trung lại và có sụn đầu bao bọc. Đặc điểm có bộ não khá lớn và có sụn đầu bao bọc là đặc điểm tiến hóa của động vật chân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lớp Chân đầu (Cephalopoda)Đặc điểm cấu tạo và sinh lý-2

  1. Lớp Chân đầu (Cephalopoda)- Đặc điểm cấu tạo và sinh lý-2 Hệ bài tiết: Có 1 hay 1 đôi đơn thận tùy nhóm. Đơn thận thông với một xoang bao tim, còn đầu kia đổ vào xoang ở hai bên hậu môn. Hệ thần kinh và giác quan có cấu tạo phức tạp để thích nghi với đời sống hoạt động bắt mồi tích cực. Não bộ nằm trong bao sụn đầu, giữa 2 mắt. Não bộ do nhiều hạch tập trung lại và có sụn đầu bao bọc. Đặc điểm có bộ não khá lớn và có sụn đầu bao bọc là đặc điểm tiến hóa của động vật chân đầu. Nhìn mặt lưng bộ não do 2 hạch chập lại với nhau, hai bên có 2 dây thần
  2. kinh thị giác lớn nối liền với 2 thùy thị giác cũng rất lớn nằm ở đáy mắt. Phía trên khối hạch này có các dây thần kinh nhỏ đi đến hành miệng, bình nang... Nhìn mặt bụng thấy bộ não có nhiều hạch chập lại gồm một đôi hạch chân, một đôi hạch phủ tạng, chính giữa khối hạch chân có một lỗ nhỏ để động mạch chui qua. Khối hạch trên và dưới nối với nhau qua cầu nối não - chân và não - phủ tạng. Từ đôi hạch chân có các dây thần kinh đi vào các tua bắt mồi. Từ đôi hạch phủ tạng có nhiều dây thần kinh chạy về phía sau cơ thể điểu khiển các cơ quan khác nhau. Từ não và các hạch thần kinh có các đôi dây thần kinh đi đến nội quan. Cơ quan cảm giác đáng chú ý nhất của động vật chân đầu là mắt và bình nang. Mắt của ốc anh vũ có cấu tạo còn đơn giản, chỉ là một hố mắt hướng tới môi trường ngoài bằng lỗ nhỏ.
  3. Mắt của chân đầu khác có cấu tạo phức tạp như mắt của động vật có xương sống. Có hố mắt tách khỏi lớp mô bì tạo thành túi kín, đáy của túi là màng lưỡi, quanh mắt hình thành một gờ gọi là mống mắt để hở 1 lỗ giữa được gọi là con ngươi. Mô bì tiết ra một lớp ở ngoài và một lớp ở trong có hình cầu trong suốt gọi là thủy tinh thể, có trường hợp thêm lớp ngoài bao phủ gọi là màng cứng. Màng lưới có nhiều tế bào dài, liên hệ với dây thần kinh thị giác. Mắt của chân đầu có thể điều khiển nhờ cơ chế điều chỉnh tiêu cự bằng cách thay đổi thể thủy tinh để ảnh nằm đúng trên màng lưới để nhìn rõ vật (ở người thì thay đổi tiêu cự bằng cách thay đổi độ cong của thể thủy tinh). Mật độ của hạt sắc tố trong tế bào màng lưới thay đổi theo độ chiếu sáng. Trong ánh sáng chói, các hạt sắc tố phân tán đều khắp tế bào, còn an đêm thì chúng tập
  4. trung ở gốc tế bào. Độ tinh (nhạy) của mắt chân đầu phụ thuộc một phần vào mật độ tế bào nhận ánh sáng (ở mực nang có 105.000 tế bào/1mm2 màng lưới, còn ở mực ống thì tới 165.000 tế bào/1mm2) (hình 6.26). Động vật chân đầu có cơ quan cảm giác là bình nang. Đôi bình nang chứa nhiều bình thạch nằm ở hai xoang rất nhỏ ở trong sụn bao đầu, ngay cạnh đôi hạch chân. Cơ quan khứu giác là osphradi chỉ có ở động vật chân đầu Bốn mang, còn chân đầu Hai mang có 2 hố khứu
  5. giác nằm dưới mắt. Độ nhạy khá lớn, mực phủ có thể nhận ra nhau cách 1,5m. Động vật chân đầu có khả năng biến đổi màu sắc rất nhanh chóng do sự biến dạng của tế bào sắc tố nằm trong mô liên kết. Tế bào sắc tố lớn, chứa nhiều hạt sắc tố màu đen, vàng, đỏ hay xanh... Chúng phân bố song song với bề mặt cơ thể và phân chia nhiều nhánh. Khi tế bào dãn thì da mực có màu xám, còn khi tế bào co thì da có màu sáng hơn. Thông thường da của chân đầu thay đổi theo màu sắc của môi trường. Tế bào sắc tố do não và hạch thần kinh thị giác điều khiển. Hệ sinh dục: Chân đầu là động vật phân tính, có biểu hiện của dị hình chủng tính (giốngArgonauta). Tuy nhiên con đực và cái không sai khác nhau nhiều về hình dạng ngoài mà chỉ ở các tay. Chẳng hạn như ở mực,
  6. con đực có tay sinh dục (hetocotyle) trong mùa sinh sản (tua bên trái). Ở một số bọn động vật chân đầu có 1 đôi ống dẫn sinh dục (ốc anh vũ, mực phủ, mực nang) nhưng hầu hết ống dẫn bên phải tiêu giảm, chỉ còn lại ống dẫn bên trái. Thảo Hiên (Theo giáo trình ĐVKXS)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2