LŨ QUÉT VÀ PHÒNG TRÁNH LŨ QUÉT<br />
GS.TS Ngô Đình Tuấn<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Báo cáo này, tác giả đưa ra khái niệm - định nghĩa mới về lũ quét và chia ra 6 loại hình lũ<br />
quét. Trong đó, lũ quét sườn dốc được coi là có tính đặc thù còn 5 loại khác là các hình thức<br />
biến tướng. Do đó, cơ chế lũ quét mà tác giả trình bày là cơ chế lũ quét sườn dốc. Tác giả<br />
cũng đề xuất những biện pháp phòng tránh phù hợp với từng loại hình lũ quét tương ứng.<br />
<br />
I. Lũ quét (Flash Flood)<br />
Lũ quét thường được hiểu là loại lũ lớn, xảy ra bất ngờ trên một diện tích nhỏ, duy trì<br />
trong một thời gian ngắn, có sức tàn phá lớn. Song, thực tế lũ quét xảy ra ở nước ta không<br />
những ở một diện tích nhỏ, chỉ giới hạn một suối nhỏ mà xảy ra trên cùng nhiều sông suối<br />
nhỏ, vừa, trong nhiều xã của một huyện hay nhiều huyện trong một tỉnh, trước, trong, sau mùa<br />
lũ, ngày một thường xuyên hơn. Ví dụ: trận lũ 3 – VIII – 1994, xảy ra trên 11 huyện, thị thuộc<br />
Sơn La. Lũ 5-IX-1996, 14 huyện, thị thuộc Quảng Ninh. Lũ 15-IX-1996, 9 thành phố, huyện<br />
thuộc tỉnh Bình Thuận. Lũ 7-VII-1998, 9 thành phố, huyện thị thuộc tỉnh Lao Kay. Lũ 2-XI-<br />
1999, 3 tỉnh Quảng Bình – Thừa Thiên Huế.<br />
Dẫn ra những ví dụ nêu trên nhằm đưa đến một khái niệm định nghĩa:<br />
Lũ quét là loại lũ có tốc độ rất lớn (quét), xảy ra bất thần (thường xuất hiện vào ban<br />
đêm; nơi xảy ra có khi mưa lũ bé – lũ ống…) trên một diện tích nhỏ hay lớn, duy trì trong một<br />
thời gian ngắn hay dài (tùy từng trận mưa lũ), mang nhiều bùn cát, có sức tàn phá lớn.<br />
1.1 Phân dạng lũ quét.<br />
Qua thống kê trên 420 trận lũ quét có thể phân lũ quét thành 6 dạng hình trong đó lũ quét<br />
sườn dốc là có tính chuẩn tắc còn 5 loại khác là hình thức biến tướng.<br />
1. Lũ quét sườn dốc:<br />
Thường phát sinh do mưa lớn trên khu vực có độ dốc lớn, độ che phủ thảm thực vật<br />
thưa, đất đá bở rời… là nhân tố tạo ra dòng chảy mặt sườn dốc lớn, tập trung nước nhanh về<br />
các suối tạo nên dòng lũ quét lũ bùn đá ở phía hạ lưu. Ví dụ trận lũ quét xảy ra ngày 16 – 17 –<br />
VIII – 1996 tại huyện Mường Chà, Thị xã Mường Lay thuộc tỉnh Điện Biên.<br />
2. Lũ quét nghẽn dòng:<br />
1) Lũ quét thường phát sinh từ các khu vực có nhiều trượt lở ven sông, suối. Đó là các<br />
khu vực đang có biến dạng mạnh, sông suối đào xẻ lòng dữ dội, mặt cắt hẹp thường có dạng<br />
chữ V, sườn núi rất dốc. Lũ quét dễ phát sinh sau các đợt mưa liên tục dài ngày và kết thúc<br />
bằng một trận mưa lớn. Mưa dài ngày làm cho mặt đất bão hòa, khi mưa lớn dòng chảy mạnh,<br />
đất đá bị xói lở làm cho chân khối đất bị mất ổn định và trượt xuống lòng suối, gây hiện tượng<br />
hạp long dòng chảy. Lòng suối bị chặn đột ngột và tích nước lại ở vùng thung lũng phía<br />
thượng lưu, thế năng biến thành động năng hình thành lũ quét.<br />
2) Lũ quét thường phát sinh ra ở những lưu vực sông suối bị chặn ở cửa ra bằng các hang<br />
ngầm Karst hoặc cầu cống, các công trình thủy lợi giao thông chắn ngang dòng nước… Điển<br />
hình là trận lũ quét xảy ra ngày 27 – VII – 1991 trên suối Nậm La – Thị xã Sơn La qua 4 phai<br />
và bị chặn bởi 6 hang do rác củi lấp đầy cửa hang (trong đó đáng chú ý hai hang Trại Giam và<br />
Kau Pha chảy ra Nậm Pản ra sông Đà gần Tạ Bú).<br />
3. Lũ ống:<br />
1) Mưa lớn + Lũ xả từ hồ chứa Thủy điện tạo ra dòng lũ to lớn sừng sững ập về (rất lớn<br />
so với dòng lũ sản sinh do mưa lớn trong khu vực). Ví dụ trận lũ quét xảy ra ngày 9 – 10 – X<br />
– 2000 tại xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước – sông Đồng Nai, do mưa lớn trên<br />
toàn vùng Đông Nam Bộ + Lâm Đồng kết hợp với lũ xả từ nhà máy thủy điện Đa Nhim với<br />
Qmax = 1600 m3/s.<br />
2) Mưa rất lớn ở thượng nguồn, song tại nơi sinh lũ ống có lượng mưa bé hơn nhiều. Ví<br />
dụ: Trận lũ 21 – X – 1969 tại suối Quận Cây – Xóm Quận Cây, xã Phúc Thuận, huyện Phổ<br />
Yên – Thái Nguyên.<br />
4. Lũ quét do mưa lớn kết hợp với vỡ đập:<br />
Ví dụ trận lũ xảy ra 13 – VI – 1999 tại Thị trấn Đức Phong, xã Thọ Sơn (Suối DaGueur)<br />
huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Đêm 13 – VI – 1999 mưa lớn trên diện rộng, nước ở đầu<br />
nguồn Suối DaGueur rất lớn đổ về gây vỡ đập dâng của nông trường 3/2 gây ra lũ quét.<br />
5. Lũ xé cửa:<br />
Lũ quét gây ra do mưa lớn, cực kỳ lớn ở đất liền, dòng lũ tập trung nhanh gặp cửa biển<br />
hẹp thoát ra không kịp, nước dâng cao tạo chênh lệch đầu nước ở trong sông và ngoài biển<br />
quá lớn xé toạc bờ cát chắn ngang tạo ra cửa biển mới. Ví dụ trận lũ quét xé Cửa Hòa Duân<br />
và Cửa Tư Hiền xảy ra ngày 1 – 6 – XI – 1999. Mưa lũ rất lớn. Mưa 1 ngày max tại Huế<br />
997,6 mm/ngày (3 – VI – 99); Mưa 24hmax; Tại Huế 1422 mm/ngày, Truồi 1630,0 mm/24h.<br />
Chênh lệch Hmax Đầm Phá so với Hmax biển ≈ 2,0m. Lũ quét đã xé ra thêm 5 cửa mới.<br />
6. Lũ cát bùn:<br />
Dòng lũ cát bùn tràn xuống đường nhựa và nhà dân mang theo các vật dụng trôi ra biển<br />
mỗi khi có mưa lớn liên tục 2 giờ liền, thường xảy ra ở dãi cát ven biển từ Phan Thiết đến<br />
Hàm Tân. Nó xảy ra hàng năm khoảng 2 – 3 lần/năm.<br />
1.2 Cơ chế lũ quét sườn dốc<br />
1. Điều kiện hình thành dạng lũ quét sườn dốc<br />
1) Xuất hiện một hoặc tổ hợp các hình thái thời tiết nguy hiểm có thể gây ra mưa có<br />
lượng tương đối lớn và cường độ đặc biệt lớn;<br />
2) Điều kiện địa hình, địa chất, bề mặt lớp phủ của lưu vực thuận lợi cho việc tập trung<br />
nước gây ra sạt lở.<br />
3) Tác động của hoạt động dân sinh, kinh tế làm tăng thêm thuận lợi cho điều kiện mặt<br />
đệm gây ra lũ quét.<br />
2. Cơ chế dòng chảy sườn dốc<br />
1) Dòng chảy bão hòa.<br />
- Cấu trúc dòng chảy bão hòa có thể gồm 3 thành phần hoặc ba tầng dòng chảy trong cơ<br />
chế bão hòa:<br />
+ Dòng chảy mặt, được sinh ra khi lớp mùn và xốp đã bão hòa nước. Lượng mưa tiếp tục<br />
rơi trên lưu vực, tạo thành dòng chảy, chảy tự do trên mặt lưu vực gọi là dòng chảy mặt. Tốc<br />
độ dòng chảy phụ thuộc vào độ dày của lớp nước mưa, độ dốc địa hình và sức cản của bề mặt<br />
lưu vực.<br />
+ Dòng chảy sát mặt, được sinh ra do thừa nước trong tầng đất mùn và xốp. Chúng<br />
không những sinh ra sau khi lưu vực đã bão hòa nước mà còn có thể trước đó tùy tính chất<br />
thủy lực.<br />
+ Dòng chảy sát mặt hình thành với phương thức chảy qua khe đất và lỗ hổng, ở lưu vực<br />
có cơ chế bão hòa thì chúng sinh ra trước dòng chảy mặt. Cố nhiên tốc độ dòng chảy sát mặt<br />
bé hơn dòng chảy mặt và lớn hơn dòng chảy ngầm.<br />
- Tỷ trọng dòng chảy giữa ba loại tùy thuộc vào từng trận lũ. Nếu lũ bé thì dòng chảy sát<br />
mặt nhiều hơn dòng chảy mặt; Nếu lũ lớn thì ngược lại. Thông thường thành phần dòng chảy<br />
ngầm là bé so với dòng chảy mặt và sát mặt, song lưu vực có hiện tượng Karst thì ngược lại<br />
chiếm phần lớn.<br />
2) Dòng chảy không bão hòa<br />
Lưu vực không bão hòa là lưu vực thiếu ẩm, có lượng mưa năm ít hơn tiềm năng bốc hơi,<br />
thời tiết khô, lớp phù thực vật cằn cỗi chủ yếu là cây bụi, loại cây lá nhọn, nhỏ hoặc gai.<br />
- Cấu trúc dòng chảy, có thể chia thành 2 tầng dòng chảy không bão hòa:<br />
+ Dòng chảy mặt.<br />
Nếu i < f không có khả năng sinh dòng chảy mặt, lượng mưa này ngấm sâu vào lòng đất<br />
tạo nên dòng chảy ngầm.<br />
Nếu i > f thì trên lưu vực sẽ hình thành dòng chảy mặt, gọi là dòng chảy vượt thấm.<br />
Cường độ thấm trên mặt lưu vực phụ thuộc vào sự thiếu hụt độ ẩm tương đối của tầng đất trên<br />
và khả năng hút nước của tầng giữa.<br />
+ Dòng chảy ngầm. Do trên lưu vực không bão hòa không có lớp đất xốp nên dòng chảy<br />
sát mặt hầu như không có. Khi mưa chưa đạt mức vượt thấm thì nước tự do của tầng đất trên<br />
mặt sinh ra và thấm tới tầng đất sâu. Cuối cùng nước tự do chảy theo các bề mặt ít thấm nước<br />
và cung cấp nước ra sông, tạo thành dòng chảy ngầm.<br />
Tùy theo độ cắt của dòng sông mà lưu vực có thể có nhiều hay ít tầng chảy ngầm. Thông<br />
thường có 3 tầng, song nếu sự tách biệt về thời gian tập trung không lớn thì có thể tổng hợp<br />
thành một tầng. Nói chung, dòng chảy ngầm ở lưu vực không bão hòa có thể đạt tới 50 ~ 60%<br />
tổng lượng dòng chảy trong sông.<br />
3) Dòng chảy lũ quét sườn dốc<br />
Dòng chảy sườn dốc thường có 2 cơ chế cơ bản: bão hòa và không bão hòa. Nhưng dưới<br />
tác động mạnh mẽ của con người theo hướng tiêu cực vào các lưu vực đầu nguồn, đặc biệt<br />
trong vùng cơ chế bão hòa làm cho thảm thực vật bị phá hoại nghĩa là tầng hoạt động của rễ<br />
cây bị phá hoại, lớp đất xốp không còn nữa, cơ chế bão hòa sẽ chuyển sang cơ chế lũ quét<br />
sườn dốc.<br />
- Quá trình chuyển đổi từ cơ chế dòng chảy sườn dốc sang cơ chế lũ quét.<br />
Cơ chế lũ quét là một cơ chế nối tiếp của hai cơ chế tự nhiên: bão hòa và không bão hòa.<br />
Nhưng từ cơ chế tự nhiên sang cơ chế lũ quét phải có ít nhất hai điều kiện:<br />
+ Phải có những trận mưa lớn và đặc biệt lớn với cường độ lớn.<br />
+ Thảm thực vật bị phá hoại mạnh và đủ thời gian làm mất hẳn dòng chảy sát mặt.<br />
Hiện nay mưa lũ có xu thế ngày một tăng, chặt phá và đốt rừng, làm rẫy ngày một trầm<br />
trọng thêm chưa được kiểm soát nên hầu hết các vùng đồi núi ở nước ta đều có thể thỏa mãn<br />
cả hai điều kiện trên, làm cho lũ quét đang là một hiện tượng có tính thường xuyên hàng năm<br />
xảy ra nhiều nơi gây mất ổn định thiệt hại người và của ngày càng tăng.<br />
Theo kinh nghiệm, thời gian tập trung nước mặt (lm) sát mặt (sm), dòng ngầm (ng), lũ<br />
quét (lq) có quan hệ như sau:<br />
- Nếu lưu vực thuộc cơ chế bão hòa thì sm/lm < 3<br />
- Nếu lưu vực thuộc cơ chế không bão hòa thì sm/lm > 3<br />
- Nếu lũ quét thì lq lm<br />
Cơ chế hình thành lũ quét là cơ chế dòng chảy lũ hình thành theo phương thức vượt<br />
thấm, nhưng cũng có thể được tạo nên trên nền cơ chế lũ bão hòa, lũ mang nhiều vật rắn vì<br />
khả năng xói mòn lớn hơn.<br />
1.3 Đặc điểm lũ quét.<br />
1. Lũ lớn, thời gian ngắn. Thời gian tập trung nước của lũ quét sườn dốc thường xảy ra<br />
chỉ từ 1 đến 6 giờ, còn thời gian tập trung của lũ quét nghẽn dòng tùy thuộc vào dung tích của<br />
hồ nhân tạo được hình thành trong trận lũ. Lượng nước được tích tụ lại càng lớn thì sức phá<br />
hoại càng khốc liệt.<br />
2. Đỉnh lũ cao: với F ≤ 1000km2, Mmax ≥ 5 ~ 30m3/s.km2<br />
3. Hàm lượng chất rắn lớn và thô – Lũ bùn đá.<br />
Hầu hết các trận lũ quét đã xảy ra đều có lượng bùn đá cát cuội sỏi rất lớn, thậm chí đẩy<br />
lăn những tảng đá to 5 ~ 10 tấn đi xa hàng trăm mét chắn ngang dòng sông tạo ra lũ quét<br />
nghẽn dòng.<br />
4. Sức tàn phá rất lớn, khốc liệt nhiều khi có tính hủy diệt. Ví dụ trận lũ quét 16 – 17 –<br />
VIII – 1996 tại huyện Mường Chà (Điện Biên) trận lũ quét 20 – IX – 2002 tại huyện Hương<br />
Sơn, hay trận lũ quét 28 – IX – 2005 tại các huyện Văn Chấn, Trấn Yên, Trạm Tấu và TX<br />
Nghĩa Lộ (Yên Bái).<br />
II. Biện pháp phòng tránh lũ quét<br />
2.1 Cảnh báo và Dự báo lũ quét.<br />
Hiện nay chưa có một phương pháp Cảnh báo hay Dự báo lũ quét hữu hiệu. Các bản đồ<br />
cảnh báo lũ quét được xây dựng trên cơ sở chống xếp các yếu tố gây ra lũ quét chỉ được coi<br />
như là một bản đồ tiềm ẩn lũ quét. Bởi vì chúng không có yếu tố dự báo. Để đáp ứng kịp thời<br />
yêu cầu cảnh báo, trong thực tế một số vùng thường xảy ra lũ quét người ta đã xây dựng một<br />
mạng lưới đo mưa với thiết bị cảnh báo khi trận mưa đạt đến một cấp nào đó bằng chuông.<br />
Các mô hình toán hiện có mới đạt được mức độ mô phỏng diễn biến trận lũ quét sau khi<br />
đã xảy ra. Nó có tác dụng đánh giá hay ước tính lũ quét. Thực tế là chưa có mô hình dự báo lũ<br />
quét. Ở đây, tác giả đề xuất một phương pháp cảnh báo lũ quét:<br />
1. Xác lập ngưỡng mưa sinh lũ quét.<br />
a. Theo kết quả tổng hợp 10 năm khảo sát điều tra lũ quét [2]:<br />
Thời khoảng (giờ) 1 3 6 12 24<br />
Ngưỡng mưa sinh lũ quét 100 120 140 180 220<br />
b. Ngưỡng mưa gây lũ quét Xq, là giới hạn lượng mưa ngày lớn nhất mà từ đó tốc độ<br />
dòng chảy lũ hay tốc độ xói mòn đất tăng đột biến.<br />
Xq = f (kết cấu đất đá, độ dốc địa hình, tầng thảm phủ…)<br />
Theo kết quả nghiên cứu và điều tra cho thấy Xqmin = 150mm/ngày nơi phần lớn đất trồng<br />
bở rời; Xqmax = 600mm/ngày nơi có thảm phủ dày và đất đá kết cấu chặt.<br />
c. Có thể dùng mô hình toán mô phỏng các trận lũ quét đã xảy ra từ đó tìm ra ngưỡng<br />
mưa gây lũ quét (phát hiện điểm uốn của quá trình mưa – lũ).<br />
2. Cảnh báo lũ quét.<br />
a. Theo các hình thể thời tiết gây mưa lũ và dự báo lượng mưa lũ.<br />
1) Theo sự diễn biến của các hình thể thời tiết gây mưa lớn và đặc biệt lớn như: bão, áp<br />
thấp nhiệt đới, không khí lạnh, dải hội tụ nhiệt đới… được định lượng hóa bởi lượng mưa<br />
tương ứng với các hình thể thời tiết gây mưa (còn gọi là cảnh báo theo phương pháp tương tự<br />
ngưỡng – có triển vọng với thời gian dự kiến từ 6 – 12h).<br />
2) Theo dự báo mưa lớn trên lưu vực, đòi hỏi có rada đo mưa.<br />
3) Cảnh báo đại thể dựa vào thông tin mưa lũ đã và sẽ xảy ra, chúng yêu cầu có những kỹ<br />
thuật, phương tiện đo đạc, thông tin nhanh nhạy và tiên tiến. Phối hợp có hiệu quả giữa cảnh<br />
báo, dự báo và hoạt động phòng tránh.<br />
b. Nhận dạng lũ – lũ quét. Cốt lõi của phương pháp là xây dựng hệ thống tiêu chí để<br />
nhận dạng. Đó là:<br />
1) Dấu hiệu lũ lớn:<br />
- Dấu hiệu mưa và lượng trữ nước trong sông<br />
- Dấu hiệu cường suất lũ lớn và mưa vẫn còn lớn<br />
2) Mực nước trước lũ<br />
3) Cường suất lũ dòng chính lớn. Ví dụ > 50cm/h<br />
4) Mưa sau báo động II lớn. Ví dụ > 30 mm<br />
c. Xây dựng bản đồ nền tiềm năng gây lũ quét kết hợp với dự báo cấp lượng mưa<br />
1) Xây dựng bản đồ nền tiềm năng gây lũ quét<br />
- Phân cấp ba yếu tố nền<br />
+ Thảm phủ thực vật (T)<br />
Cấp Ký hiệu T<br />
I T1 Savan – Đất trống đồi núi trọc<br />
II T2 Rừng trồng – Rừng khộp – Rừng tre nứa<br />
III T3 Rừng rậm, nhiều tầng tán<br />
+ Độ dốc bề mặt lưu vực (Io)<br />
Cấp Ký hiệu Io<br />
I I1 > 35o<br />
II I2 15o - 35o<br />
III I3 < 15o<br />
+ Độ bở rời và khả năng liên kết của Đất (Đ)<br />
Cấp Ký hiệu D<br />
I D1 Xốp – Rất xốp – Sạt lở<br />
II D2 Ít xốp – Chặt<br />
III D3 Rất chặt<br />
- Tổ hợp nền tiềm năng gây lũ quét<br />
+ Số tổ hợp lý thuyết<br />
9!<br />
Tổ hợp chập 3 trong 9 cấp: C 93 84 tổ hợp.<br />
3!(9 3)!<br />
Tất cả có 84 tổ hợp lý thuyết<br />
+ Số tổ hợp thực tế. Trong 84 tổ hợp lý thuyết có thể loại trừ bớt những tổ hợp khó tồn<br />
tại trong thực tế hay chỉ bao gồm 1 ~ 2 yếu tố, còn lại chọn 26 tổ hợp chia thành 3 cấp sau<br />
(bảng 1)<br />
+ Xây dựng bản đồ nền tiềm năng gây lũ quét<br />
2) Cảnh báo khả năng gây ra lũ quét<br />
- Dự báo các cấp lượng mưa X1max theo từng vùng:<br />
Cấp Ký hiệu Giá trị cấp dự báo X1max (mm)<br />
I X1 > 600<br />
II X2 450 – 600<br />
III X3 300 – 450<br />
IV X4 150 – 300<br />
V X5 < 150<br />
- Gắn với bản đồ nền tiềm năng gây lũ quét + kết quả cấp lượng mưa 1 ngày max sẽ cho<br />
bản đồ cảnh báo lũ quét trên phương tiện thông tin đại chúng.<br />
d. Nhận xét:<br />
1) Vấn đề chia cấp tiềm năng xảy ra lũ quét chỉ có tính tương đối vì:<br />
- Phạm vi mỗi cấp có sự biến động tương đối rộng<br />
- Nếu thay đổi 1 trong 4 yếu tố trên, đặc biệt là con người có khả năng làm thay đổi yếu<br />
tố thứ 2 Thảm phủ thực vật (T) theo hướng tích cực lẫn tiêu cực thì cấp có thể thay đổi theo.<br />
Nghĩa là con người có thể tác động làm giảm thiểu hay làm tăng khả năng xảy ra và mức độ<br />
của lũ quét.<br />
- Tài liệu thu thập, đặc biệt là số liệu thực nghiệm rất có hạn nên sự lựa chọn tổ hợp theo<br />
các cấp khó tránh khỏi tình trạng suy đoán, áp đặt.<br />
Bảng 1. Phân cấp tổ hợp nền tiềm năng gây lũ quét<br />
Cấp Cấp nền Loại tổ hợp<br />
Đặc biệt nguy hiểm (chỉ cần có X1max ≥ 150mm/ngày là có khả<br />
T1I1D1; T1I2D1; T2I1D1;<br />
I năng xảy ra lũ quét, mưa càng lớn, mức độ nguy hiểm càng<br />
T1I1D2<br />
trầm trọng<br />
Nguy hiểm (với X1max ≥ 300mm/ngày là có khả năng xảy ra lũ T1I2D2; T1I3D1; T2I2D2;<br />
quét, mưa càng lớn mức độ nguy hiểm càng lớn; nếu có vật T1I3D1; T2I3D1; T1I2D3;<br />
II cản dòng chảy, hang ngầm bị lấp hay ở thượng nguồn có nhiều T1I1D3; T1I2D1; T2I1D3;<br />
đập tạm… thì khả năng xảy ra lũ quét càng lớn, càng trầm T2I2D3; T2I3D2; T2I2D1<br />
trọng hơn) T2I1D2<br />
Ít nguy hiểm (với X1max > 600mm/ngày mới có khả năng xảy ra T2I3D3; T3I3D3; T3I2D3;<br />
III lũ quét, mưa càng lớn càng có khả năng xảy ra lũ quét càng T3I3D2; T3I1D3; T1I2D3;<br />
lớn) T2I3D3; T3I3D1<br />
- Có thể xác định cấp X1max theo tần suất xuất hiện hay chu kỳ lặp lại.<br />
2) Lưu ý rằng với X1max < 150mm/ngày cũng có khả năng xảy ra lũ quét nếu lượng mưa<br />
đó tập trung vào một số thời khoảng nhất định. Ví dụ 12h, 6h, 3h…<br />
3) Trong trường hợp trên lưu vực có tác động của hoạt động con người gây cản trở lớn<br />
đến dòng chảy lũ (lũ quét nghẽn dòng) hay tạo nên lưu tốc lớn gây sạt lở mạnh (lũ quét sườn<br />
dốc) thì khi dự báo lũ quét có thể tăng lên một cấp nguy hiểm.<br />
2.2. Biện pháp phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do lũ quét.<br />
1. Quy hoạch phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do lũ quét phù hợp với điều kiện địa<br />
phương và có tính khả thi, được lồng ghép với quy hoạch, kế hoạch, chương trình hành động<br />
ứng phó với biến đổi khí hậu.<br />
2. Giảm thiểu hiệu quả của mưa gây ra lũ quét bằng việc trồng rừng, bảo vệ đất, phòng<br />
chống xói mòn (lũ quét sườn dốc).<br />
3. Thông thoát dòng chảy lũ qua cầu, cống, đường giao thông, các cửa hang karst bờ biển<br />
(cần dành một khoảng đất trống thấp, thích đáng),… (lũ quét nghẽn dòng, lũ quét xé cửa…).<br />
4. Kiểm soát độ an toàn các hồ chứa và có biện pháp phòng chống vỡ đập (lũ quét do vỡ<br />
đập).<br />
5. Xác lập quy trình và vận hành tốt các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đơn độc hay hệ thống<br />
bậc thang không gây hậu quả nghiêm trọng cho hạ lưu (lũ quét do xả lũ hồ chứa).<br />
6. Trồng cây phủ xanh đồi cát trọc. Cải tạo đất cát biển. Xây tường chắn cát bùn các hệ<br />
thống cống phù hợp đưa dòng lũ cát bùn ra biển… (Dòng lũ cát bùn).<br />
7. Nâng cao khả năng dự báo lũ với thời gian dự kiến dài và có độ tin cậy cao.<br />
8. Xây dựng hệ thống cảnh báo lũ quét và hoạt động có hiệu quả cao.<br />
9. Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đang làm tăng tần số và cường độ lũ quét. Vì<br />
vậy, cần nâng cao nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu, về lũ quét và biện pháp phòng<br />
tránh lũ quét. Đặc biệt cần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được nắm bắt kịp thời thông<br />
tin về dự báo, cảnh báo lũ quét qua phương tiện thông tin đại chúng cũng như từ hệ thống<br />
cảnh báo lũ quét của địa phương.<br />
<br />
Tài liệu tham khảo chính<br />
1. Ngô Đình Tuấn: Thủy văn nâng cao- Cao học Thủy văn - môi trường ĐHTL. 1992-<br />
2008.<br />
2. Ngô Đình Tuấn - Đoàn Quyết Trung - Vũ Văn Thịnh. Nghiên cứu thiên tai lũ quét ở<br />
Việt Nam. Chương trình phát triển Liên hợp quốc, Việt Nam. Tháng 11-1999.<br />
<br />
Abstract<br />
The new concept - definition about the flashflood in this paper were introduced and<br />
classified into 6 types. Among them, the hillslope flashflood was assumed unique quality, and<br />
the 5 other types were disguised forms. Therefore, the flashflood mechanism presented in this<br />
paper was the hillslope flashflood mechanism. The author also proposed some suitable<br />
preventive measures for each type of flashflood.<br />