intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lựa chọn dịch vụ lưu trữ (hosting) phù hợp nhất cho trang web

Chia sẻ: My Nhan Dep | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:1

265
lượt xem
95
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

9 điều trước khi lựa chọn một dịch vụ lưu trữ trang web (web hosting) cho doanh nghiệp trực tuyến của bạn Khi nói đến việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ hosting trên internet cho trang web của mình, đại đa số các chủ doanh nghiệp còn biết quá ít để có thể đưa ra những quyết định chọn dịch vụ phù hợp nhất. Khi bắt đầu thực hiện thương mại điện tử, nhiều chủ doanh nghiệp sẽ đặt câu hỏi: • Điều gì làm nên một dịch vụ hosting tốt và không tốt cho một trang web ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lựa chọn dịch vụ lưu trữ (hosting) phù hợp nhất cho trang web

  1. Lựa chọn dịch vụ lưu trữ (hosting) phù hợp nhất cho trang web 9 điều trước khi lựa chọn một dịch vụ lưu trữ trang web (web hosting) cho doanh nghiệp trực tuyến của bạn
  2. Khi nói đến việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ hosting trên internet cho trang web của mình, đại đa số các chủ doanh nghiệp còn biết quá ít để có thể đưa ra những quyết định chọn dịch vụ phù hợp nhất. Khi bắt đầu thực hiện thương mại điện tử, nhiều chủ doanh nghiệp sẽ đặt câu hỏi: • Điều gì làm nên một dịch vụ hosting tốt và không tốt cho một trang web thương mại? • Chọn nhầm dịch vụ hosting có thể gây tác động xấu/tốt gì cho công việc làm ăn? • Có những loại dịch vụ web hosting nào? Loại nào là tốt nhất cho lĩnh vực nào? Sau đây là một số bí quyết giúp bạn lựa chọn chính xác: Bí quyết #1: Hiểu được sự khác biệt giữa các dịch vụ hosting hiện có Cần phải hiểu cách phân biệt giữa dịch vụ hosting chia sẻ, hosting thuê địa điểm và đường truyền, hosting thuê máy chủ không hỗ trợ và hosting thuê máy chủ có hỗ trợ, từ đó bạn có thể lựa chọn loại hình dịch vụ phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Ngày nay ngành dịch vụ hosting đã phát triển mạnh, được phân chia thành một số loại hình đặc thù, mỗi loại lại có những ưu và nhược điểm riêng. Hosting chia sẻ (đôi khi còn được gọi là hosting ảo, virtual hosting) có nghĩa là bạn cùng chia sẻ một máy chủ (server) với các khách hàng khác của công ty cung cấp dịch vụ hosting bạn chọn. Nhà cung cấp dịch vụ thuê chỗ trang web hầu như toàn quyền điều hành máy chủ này (mặc dù bạn là người duy trì trang mạng và tài khoản của mình). Họ có thể tính phí cho bạn rất thấp vì có nhiều khách hàng cùng trả tiền để sử dụng một máy chủ. Tuy nhiên, các công ty khác cùng sử dụng nguồn thông tin, dữ liệu từ máy chủ đó. Điều này có nghĩa lưu lượng truy cập vào một trong số những trang mạng khác cùng chung máy chủ quá lớn có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động của trang web của
  3. bản thân bạn. Đồng thời, thường thì bạn không thể cài đặt các chương trình phần mềm đặc biệt lên các loại máy như thế này vì nhà cung cấp dịch vụ cần phải duy trì một môi trường ổn định cho tất cả các khách hàng cùng sử dụng máy chủ. Hosting thuê địa điểm và đường truyền có nghĩa là bạn mua một máy chủ từ một công ty phần cứng như Dell hay HP và bạn trao máy chủ này cho nhà cung cấp dịch vụ hosting. Sau đó họ sẽ cắm máy chủ của bạn vào mạng lưới và hệ thống năng lượng rất mạnh của họ. Nhà cung cấp dịch vụ hosting có trách nhiệm bảo đảm mạng lưới vận hành tốt, và bạn thì có hoàn toàn trách nhiệm trong việc hỗ trợ và duy trì máy chủ của bạn. Những nhà cung cấp dịch vụ hosting tốt sẽ đề nghị ký những hợp đồng hỗ trợ quản lý với các khách hàng thuê địa điểm và đường truyền của họ để bạn có thể chuyển bớt một phần công việc quản lý sang cho họ và tiến đến một thỏa thuận tương tự với dịch vụ hosting thuê máy chủ có hỗ trợ. Tuy nhiên phần lớn những nhà cung cấp dịch vụ hosting thuê địa điểm và đường truyền không cung cấp dịch vụ này. Hosting thuê máy chủ không có hỗ trợ rất giống với hosting thuê địa điểm và đường truyền, trừ một điều rằng bạn thuê một máy chủ từ nhà cung cấp dịch vụ hosting và không thực sự sở hữu nó. Cũng có một số hỗ trợ rất hạn chế (thường chỉ về trang web), nhưng cấp độ hỗ trợ rất khác nhau tùy thuộc vào công ty mà bạn lựa chọn. Loại máy chủ này có thể thuê với giá khoảng 99 đô la một tháng. Các cấp độ hỗ trợ thường chỉ chung chung. Hãy yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ hosting nói cụ thể về những hỗ trợ họ sẽ cung cấp (ví dụ như họ có áp dụng các bản vá lỗi cho máy chủ của bạn không?) trước khi bạn đăng ký. Dịch vụ này thường hữu ích cho các máy chủ trò chơi hay sở thích, nhưng không dành cho những doanh nghiệp nghiêm túc, cần có một dịch vụ hỗ trợ kịp thời, ở cấp độ chuyên nghiệp. Hosting thuê máy chủ có hỗ trợ có nghĩa là thuê một máy chủ từ nhà cung cấp dịch vụ hosting và để cho công ty đó cung cấp một dịch vụ hỗ trợ và duy trì ở cấp độ cao đối với máy chủ này, được hậu thuẫn bởi các cam kết bảo đảm chất lượng. Viêc duy trì này thường gồm các dịch
  4. vụ như giám sát thời gian hoạt động của máy chủ, bảo hành phần cứng, các bản cập nhật vá lỗi, vân vân. Hãy chắc chắn rằng nhà cung cấp dịch vụ hosting thuê máy chủ có hỗ trợ của bạn trình bày cụ thể các dịch vụ hỗ trợ bao gồm để có thể an tâm rằng họ không ngụy trang một dịch vụ thuê máy chủ không hỗ trợ dưới hình thức có hỗ trợ. Không may là trên thực tế điều này đã xảy ra, và đây chính là lý do tại sao bạn phải suy tính kỹ và hỏi đúng những câu cần hỏi. Bí quyết #2: Hỏi xem mạng lưới của nhà cung cấp dịch vụ hosting bạn định chọn có các địa chỉ IP (giao thức internet) đã bị lọt vào hố đen hay không Nhiều nhà cung cấp dịch vụ rất ít quan tâm đến việc ai đang thực sự làm công việc hosting trên mạng lưới của họ, miễn sao khách hàng trả hóa đơn. Điều đó có nghĩa nhiều người làm nhiệm vụ hosting sẽ cho phép các trang khiêu dâm, quảng cáo spam, và các máy chủ gây ra nhiều vấn đề an ninh trên mạng lưới của họ để kiếm thêm tiền. Ngay cả khi bạn đặt các vấn đề đạo đức sang một bên, điều này vẫn thực sự có ảnh hưởng tiêu cực lên khách hàng khi một mạng lưới từ chối thư điện tử bắt nguồn từ địa chỉ IP của bạn bởi vì nó đã bị cho vào sổ đen. Một số nhà cung cấp dịch vụ hosting sở hữu nhiều mạng lưới đã bị lọt vào hố đen và đem các địa chỉ IP xấu của chúng cho khách hàng mới thuê lại. Điều đó có nghĩa là nếu doanh nghiệp của bạn dựa vào chiến lược marketing qua thư điện tử hợp pháp tới những địa chỉ e-mail được bảo mật đã đăng ký nhận thư để tăng doanh số, việc bạn nằm trong một mạng lưới như thế có thể giảm nghiêm trọng số lượng thư phản hồi cho chiến dịch marketing vì thư của bạn có thể sẽ không bao giờ tới đích. Hãy kiểm tra cùng với bất kỳ công ty cung cấp dịch vụ hosting nào bạn đang xem xét hợp tác để xem liệu các mạng lưới của họ có lọt vào hố đen hay không. Trang web sau đây sẽ dẫn bạn đến nguồn thông tin từ bên thứ ba, tìm kiếm các mạng lưới trong hố đen và niêm yết chúng: www.spamhaus.org/sbl/isp.lasso Đường dẫn sau đây cũng là một nguồn thông tin, dữ liệu tốt giúp bạn hiểu thế nào thì goi/ không gọi là quảng cáo rác (spam): www.spamhaus.org/mailinglists Bí quyết #3: Đừng nhầm lẫn giữa quy mô và tính ổn định
  5. Chỉ vì một công ty cung cấp dịch vụ web hosting có quy mô lớn không có nghĩa là nó ổn định và đảm bảo an ninh. Trên thực tế, nhiều công ty web hosting thuộc loại lớn nhất đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản hoặc phải bán cho công ty khác—trong một số trường hợp điều này gây ra việc phải chuyển đổi dịch vụ không thoải mái gì cho khách hàng cũ. Bạn tự bảo vệ mình như thế nào? Hãy tự hỏi một số câu hỏi chính: • Nhà cung cấp dịch vụ đã làm việc này được bao lâu? • Chủ công ty hiện nay có phải là chủ từ đầu hay không? • Họ có thu được lợi nhuận từ doanh thu có được do hoạt động hosting? Bí quyết #4: Đừng lấy giá cả làm ưu tiên duy nhất Câu nói quen thuộc “Tiền nào của nấy” đúng với hầu hết mọi thứ trong cuộc sống, và hosting chắc chắn là một trong số đó. Khi bạn quá ưu tiên giá cả, bạn có nguy cơ thuê phải một nhà cung cấp dịch vụ hosting chỉ cho bạn một kết nối với internet và hầu như chẳng còn hỗ trợ gì khác (và thậm chí kết nối đó có thể còn đang chạy hết công suất hoặc có vấn đề về thời gian hoạt động). Bí quyết #5: Đảm bảo rằng nhà cung cấp dịch vụ hosting của bạn có những trung tâm dữ liệu lớn Khi làm ăn với những công ty nhỏ, hãy đảm bảo rằng họ có các trung tâm của riêng mình, dồi dào về năng lượng và kết nối. Sau đây là một số câu hỏi cần trả lời: • Họ có bao nhiêu đường truyền kết nối vào bộ máy của mình? • Mức độ sử dụng trung bình của các liên kết của họ? (Dù liên kết có lớn tới đâu, nếu nó đang chạy hết công suất có nghĩa là nó sẽ chậm.) • Họ có nguồn năng lượng dồi dào để cung cấp cho các máy chủ không? • Họ có máy phát điện tại chỗ không? • Họ có thường xuyên kiểm tra máy phát điện không?
  6. • Họ có các biện pháp an ninh kiểu gì đã lắp đặt cho mạng lưới của mình? • Họ có hệ thống an ninh bảo vệ cơ sở vật chất như thế nào? • Họ có lắp đặt các hệ thống khống chế hỏa hoạn nào? Bí quyết #6: Tìm hiểu xem liệu họ có những chuyên gia điều hành hệ thống có kinh nghiệm trong đội ngũ kỹ thuật viên hỗ trợ không Khi bạn gọi đến nhờ hỗ trợ kỹ thuật, có thể sẽ rất khó chịu nếu phải tiếp chuyện một đại diện “dịch vụ khách hàng” không có kỹ thuật trong khi bạn lại thực sự cần nói chuyện với một chuyên gia điều hành hệ thống có khả năng giải quyết các vấn đề của mình. Hãy tìm hiểu cơ cấu bộ phận hỗ trợ của công ty họ, bạn mất bao nhiêu thời gian để có thể gặp một người điều hành hệ thống thực sự khi cần, và có những nhà điều hành hệ thống nào có thể giúp bạn khi cần. Bí quyết #7: Đảm bảo dịch vụ hosting linh hoạt Người làm nhiệm vụ hosting cần phải hiểu những máy chủ chất lượng có tầm quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp của khách hàng. Hầu hết các dịch vụ hosting thuê máy chủ có hỗ trợ không thực hiện các ứng dụng hỗ trợ nào không phải là một phần trong cài đặt máy chủ ban đầu của họ. Hãy tìm một người làm hosting nhiều kinh nghiệm để hỗ trợ nhiều ứng dụng khác nhau, và cho bạn những kiến thức chuyên môn trong khi tiến hành dịch vụ. Bí quyết #8: Tìm hiểu xem những khách hàng cũ/hiện tại nói gì về họ Nhà cung cấp dịch vụ hosting tương lai của bạn có thể kể cho bạn những câu chuyện về thành công của khách hàng với những đặc điểm cài đặt tương tự như bạn? Họ có thể đưa ra những tham khảo từ các khách hàng có thể cho bạn biết tình hình sử dụng dịch vụ của công ty họ hay không? Bí quyết #9:Đảm bảo việc hỗ trợ của nhà cung cấp dịch vụ không bao gồm chi phí phụ thêm
  7. Hãy chắc chắn rằng bất kỳ dịch vụ hosting nào bạn đang xem xét đều cung cấp được một danh sách đầy đủ vạch ra những hỗ trợ họ có để bạn có thể biết cái gì được hỗ trợ miễn phí, cái gì phải trả phí, và cái gì không được hỗ trợ. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ sẽ cố gắng che giấu một cấp độ hỗ trợ miễn phí dưới mức tiêu chuẩn dưới vỏ ngoài là những điều khoản không cụ thể về dịch vụ hỗ trợ chất lượng cao, vì thế hãy yêu cầu họ giải thích cụ thể nếu muốn hợp tác với công ty của bạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2