Luận án: Đánh giá hàm lượng các chất β-agonist (Clenbuterol và salbutamol) trong thức ăn gia súc và dư lượng trong thịt gia súc bằng kỹ thuật sắc ký lỏng ghép khối phổ
lượt xem 15
download
Trong lĩnh vực dược phẩm, β-agonist là nhóm chất được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh hen suyễn, hai chất điển hình là salbutamol và clenbuterol. Salbutamol được dùng cho người với tên biệt dược là albuterol, salbutamol. Clenbuterol được dùng với tên biệt dược là broncodil, clenburol, ventolax, protovent. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo luận án "Đánh giá hàm lượng các chất β-agonist (Clenbuterol và salbutamol) trong thức ăn gia súc và dư lượng trong thịt gia súc bằng kỹ thuật sắc ký lỏng ghép khối phổ". Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án: Đánh giá hàm lượng các chất β-agonist (Clenbuterol và salbutamol) trong thức ăn gia súc và dư lượng trong thịt gia súc bằng kỹ thuật sắc ký lỏng ghép khối phổ
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN THỊ THU THỦY TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG CÁC CHẤT β-AGONIST (CLENBUTEROL VÀ SALBUTAMOL) TRONG THỨC ĂN GIA SÚC VÀ DƯ LƯỢNG TRONG THỊT GIA SÚC BẰNG KỸ THUẬT SẮC KÝ LỎNG GHÉP KHỐI PHỔ. Chuyên ngành: HÓA HỮU CƠ Mã số chuyên ngành: 62 44 27 01 Phản biện 1: GS.TSKH. Nguyễn Công Hào Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Kim Phi Phụng Phản biện 3: PGS.TS. Trương Thế Kỷ Phản biện độc lập 1: PGS.TS. Nguyễn Đức Tuấn Phản biện độc lập 2: TS. Nguyễn Văn Thị NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. GS.TS. Chu Phạm Ngọc Sơn 2. TS. Trần Kim Tính Tp. Hồ Chí Minh - 2011
- Trang 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Trong lĩnh vực dược phẩm, β-agonist là nhóm chất được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh hen suyễn, hai chất điển hình là salbutamol và clenbuterol [14]. Salbutamol được dùng cho người với tên biệt dược là albuterol, salbutamol…Clenbuterol được dùng với tên biệt dược là broncodil, clenburol, ventolax, protovent (Theo tài liệu trên trang web http://en.wikipedia.org/wiki/Salbutamol) Trong chăn nuôi, các dược liệu này đã có lúc được đưa vào trong thức ăn gia súc nhằm làm giảm lớp mỡ dưới da, tăng cơ, tăng trọng đối với thú vật nuôi. Theo nhiều nghiên cứu, các loại dược liệu này gây hại cho gia súc và cả cho người nếu ăn phải thịt thú vật nuôi bằng loại thức ăn có trộn các loại dược liệu trên, vì các hóa chất thuộc nhóm β-agonist thường là những chất kích thích mạnh, làm suy nhược chức năng gan[14]. Tại Châu Âu và Châu Mỹ, những loại hóa chất trên bị cấm sử dụng. Ở Việt Nam, các loại dược liệu thuộc nhóm β-agonist trong đó có clenbuterol và salbutamol được xếp vào danh mục 18 hóa chất bị cấm của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Quyết định số 54 ngày 20 tháng 06 năm 2002 của Bộ NN & PTNT)[11]. Tuy nhiên, các chất này vẫn còn bị một bộ phận người dân lén sử dụng trong chăn nuôi và việc kiểm tra sự hiện diện của chúng trong thức ăn gia súc, gia cầm vào những năm 2005-2008 phần lớn chỉ dừng lại ở mức độ định tính và định lượng bằng ELISA với độ chính xác chưa cao. Việc định lượng chính xác dư lượng của các β-agonist trong thức ăn chăn nuôi là vấn đề cần được quan tâm trong công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đồng thời, việc xác định tồn dư β-agonist trong thịt một số gia súc là rất cần thiết về mặt quản lý để đánh giá tình hình mức độ sử dụng các chất này trong thức ăn chăn nuôi và đưa ra những cảnh báo về vệ sinh an toàn thực phẩm nếu có. Xuất phát từ tình hình thực tế, trên cơ sở khoa học của các công trình nghiên cứu về salbutamol (sal) và clenbuterol (clen) được công bố trong và ngoài nước, đồng thời nhờ sự hỗ trợ về thiết bị của Trung tâm Đào tạo và Phát triển Sắc ký TP Hồ Chí Minh, Phòng Thí nghiệm Chuyên sâu của trường Đại Học Cần Thơ, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Đánh giá hàm lượng các chất β-agonists (clenbuterol và salbutamol) trong thức ăn gia súc và dư lượng trong thịt gia súc bằng kỹ thuật sắc ký lỏng ghép khối phổ” Nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Mục đích nghiên cứu Đề tài này được thực hiện với mong muốn: • Xây dựng được phương pháp phân tích dư lượng clen và sal trong thức ăn chăn nuôi, thịt gia súc, gia cầm bằng kỹ thuật sắc ký lỏng ghép khối phổ đạt độ nhạy và độ chọn lọc cao, đáp ứng được nhu cầu phân tích của các đơn vị kiểm nghiệm trong nước. • Theo dõi mức độ tồn lưu của clen và sal trong thực phẩm gà, heo khi nuôi gà, heo với thức ăn có chứa clen và sal. • Điều tra sơ bộ tình hình sử dụng hợp chất β-agonist, cụ thể là sal và clen, trong thức ăn gia súc và khả năng tồn lưu của chúng trong thịt gia súc ở một số tỉnh đồng bằng sông
- Trang 2 Cửu Long (Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang). Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Các mẫu thức ăn gia súc: lấy mẫu từ các cơ sở bán thức ăn gia súc, gia cầm gồm một số loại được ký hiệu như sau: NH, MT, HG, CTC, CC, CG, TAS80, ST, ADBC, ODBAS, TA11C30, TATNB, TĐĐ 6711, CT (mẫu được lấy từ tháng 7 năm 2007 đến tháng 9 năm 2009). b. Mẫu thịt heo, thịt gà nuôi thử nghiệm với thức ăn có chứa nồng độ nhất định clen và sal để kiểm tra khả năng tồn lưu của hai chất nầy. c. Mẫu thịt dùng cho điều tra được lấy từ các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, Thành phố Cần Thơ d. Thiết bị phân tích • Máy sắc ký lỏng ghép khối phổ ba tứ cực LC/MS/MS TSQ Quantum Access của Thermo Scientific (Công ty dịch vụ KHCN Sắc ký Hải Đăng – Thành phố Hồ Chí Minh) • Máy sắc ký lỏng ghép khối phổ 1 tứ cực LC/MS 2010A của Shimadzu (Công ty dịch vụ KHCN Sắc ký Hải Đăng – Thành phố Hồ Chí Minh) Phạm vi nghiên cứu • Xây dựng phương pháp chuẩn bị mẫu để tách chiết và làm giàu chất phân tích (clenbuterol và salbutamol) trước khi đưa vào máy sắc ký lỏng ghép khối phổ. • Sử dụng phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ ba tứ cực để xác định khả năng tồn dư clenbuterol và salbutamol trong thịt heo, thịt gà. • Phân tích 1700 mẫu thức ăn chăn nuôi và thịt heo, thịt gà, sơ bộ đánh giá tình hình sử dụng clenbuterol và salbutamol ở thành phố Cần thơ và hai tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang Điểm mới của luận án. • Xây dựng thành công phương pháp định lượng clenbuterol và salbutamol bằng LC/MS/MS, có sử dụng nội chuẩn đồng vị clenbuterol-d9 và salbutamol-d3 , làm tăng độ tin cậy của phương pháp. • Quy trình phân tích tương đối không quá phức tạp nhưng đạt các yêu cầu trong quy định của Châu Âu về hiệu suất thu hồi, giới hạn phát hiện (theo quyết định 2002/657/EC). • Phân tích hơn 1700 mẫu gồm: Thức ăn chăn nuôi (TACN), thịt heo và thịt gà ở thành phố Cần Thơ và hai tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang trong ba năm 2007-2009. • Xác định khả năng lưu tồn của clenbuterol và salbutamol trong thịt gà và thịt heo qua thử nghiệm nuôi gà, nuôi heo trực tiếp bằng chất kích thích clenbuterol, salbutamol với các nồng độ đưa vào thức ăn cho các nghiệm thức thí nghiệm là 400, 600, 1000μg/kg; thực tế, cho đến nay, chưa có tác giả nào ở Việt Nam thực hiện nghiên cứu tương tự.
- Trang 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở nước ngoài và trong nước. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Năm 2001, tác giả Woodward K.N[77] thuộc viện nghiên cứu về thuốc thú y ở Anh đã nghiên cứu quá trình chuyển hóa và độc tính của clenbuterol trên một số loài động vật (chuột, khỉ, trâu, bò, ngựa). Các tác giả Warriss P. D và cộng sự (1990 và 1991) [73],[74], Fawcett J. P và cộng sự (2004)[40] đã nghiên cứu ảnh hưởng của salbutamol lên thịt heo, các chuyển hóa về mặt sinh học của gia súc khi sử dụng hợp chất này. Theo các tài liệu đã công bố, từ năm 1990 đến 2011, nhiều tác giả đã nghiên cứu phương pháp phân tích clenbuterol, bằng LC-MS, LC-MS/MS với các giá trị LOD cho clenbuterol trong nhiều nền mẫu khác nhau (thịt, gan, thận, thức ăn chăn nuôi, mẫu máu...) thường đạt từ 0,02 dến 9 ppb [33]; [34],[41],[50],[54],[72],[75] ; với phương pháp phân tích β-agonist trên các nền mẫu sinh học bằng sắc ký khí (GC-MS), các nghiên cứu được công bố cho giá trị LOD của clenbuterol < 0,5 ppb hoặc không công bố giá trị LOD [55]. Riêng trong năm 1999, Guy và cộng sự[43] thuộc trung tâm nghiên cứu Nestlé - Switzerland đã thông báo phương pháp phân tích clenbuterol trong thịt gia súc bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ ba tứ cực (với qui trình chiết mẫu bằng acid HClO4) với LOD đạt 0,01 ppb, hiệu suất thu hồi đạt 63-70%. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước - Việc phân tích clenbuterol, salbutamol tại nhiều phòng thí nghiệm ở Việt Nam vào năm 2006 chủ yếu được thực hiện với phương pháp ELISA (dựa vào phản ứng kháng nguyên - kháng thể) [6]. Tuy nhiên, phương pháp này chủ yếu có tính sàng lọc và có thể cho kết quả dương tính giả. Theo quyết định 2002/657/ EC của châu Âu, một phương pháp sàng lọc, dù đã được chứng minh có thể áp dụng được cho đối tượng kiểm nghiệm, vẫn phải được xác minh lại bằng một phương pháp có tính khẳng định hơn nếu nghi ngờ về kết quả. - Năm 2007, Phạm Xuân Viết và cộng sự[16], Trường Đại Học Dược Hà Nội đã nghiên cứu phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao, một tứ cực, để định lượng salbutamol trong huyết tương, hiệu suất chiết salbutamol ở các nồng độ 10, 75, 200ppb khoảng 80%. - Năm 2008, Trung Tâm Dịch Vụ Phân Tích Thí nghiệm TPHCM đã nghiên cứu và xây dựng qui trình phân tích clenbuterol bằng sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS) đạt hiệu suất thu hồi từ 65- 88%; giá trị LOD đối với TACN là 0,16 ppb (clen), 0,11 ppb (sal); giá trị LOD đối với thịt là 0,05 ppb (clen), 0,07 ppb (sal) báo cáo đề tài cấp thành phố năm 2008. - Năm 2009, Bùi Quốc Anh (công ty Inotech – Thành phố Hồ chí Minh) nghiên cứu đề tài bộ kit phát hiện nhanh chất clenbuterol trong thịt gia súc gia cầm trong thời gian 2 giờ. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp định tính dựa trên sự biến đổi màu của thuốc thử. Năm 2010, Nguyễn Thị Chân và cộng sự [2] thuộc trung tâm phân tích và thí nghiệm TPHCM, đã nghiên cứu đề tài “ Xác định clenbuterol trong thịt heo bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ triplequad (LC-MS/MS) ” giới hạn phát hiện LOD = 0,03ppb. Nhóm nghiên cứu không sử dụng nội chuẩn đồng vị và do đó không tận dụng được ưu thế của loại nội chuẩn nầy.
- Trang 4 1.2. Lý thuyết về chất kích thích tăng trưởng họ β-agonists 1.2.1. Clenbuterol - Công thức phân tử : C12H18Cl2ON2 - Khối lượng phân tử: 276,0796 đvC - Công thức cấu tạo OH Cl NH H2N Cl - Tên gọi: 2–(tert–butylamino)–1–(4–amino–3,5–dichlorophenyl)ethanol Trong y học, clenbuterol có tác dụng làm dãn phế quản, dãn cơ trơn ở cuống phổi, clenbuterol còn là dược phẩm được chỉ gây tổn định để điều trị các chứng bệnh có liên quan đến phổi như: hen, suyễn, tuy nhiên có thể hại đến hệ thần kinh và tuần hoàn của con người. Trong thú y, clenbuterol được sử dụng để điều trị các căn bệnh dị ứng đường hô hấp ở ngựa (tên thương mại là ventipulmin), điều trị bệnh đường hô hấp ở trâu, bò,..Thuốc có thể thải dần qua đường tiểu và qua phân nhưng với thời gian rất dài. 1.2.2. Salbutamol - Công thức phân tử: C13H21O3N - Khối lượng phân tử: 239,152 đvC - Công thức cấu tạo: OH NH HO HO - Tên gọi: 2–(tert–Butylamino)–1-(3–hydroxyethyl–2–hydroxyphenyl)ethanol Salbutamol được ứng dụng trong y học để điều trị bệnh hen suyễn rất hiệu nghiệm. Thuốc điều trị bệnh hen suyễn có chứa salbutamol có nhiều trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới. Tác dụng của clenbuterol và salbutamol lên động vật nuôi và người Clenbuterol và salbutamol tích lũy trong thực phẩm thịt sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng thông qua dây chuyền thực phẩm, gây ra các triệu chứng rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, co thắt phế quản, phù nề, run cơ, liệt cơ, choáng váng,… 1.3. Giới thiệu phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) Thiết bị gồm các bộ phận chính: bơm chịu áp suất (pump), van tiêm mẫu (injector), cột sắc ký lỏng (column), đầu dò (detector) và phần điều khiển và xử lý số liệu (data processor). Bộ phân tích khối ba tứ cực Với hệ thống ba tứ cực, chế độ vận hành rất phong phú, cho phép có nhiều thông tin hữu ích trong phân tích, thí dụ có thể chạy Full Scan, SIM, Full Scan MS/MS hay Product ion, SRM (Selected Reaction Monitoring).
- Trang 5 1.4. Quy trình định tính và định lượng β- agonists (salbutamol và clenbuterol) Hầu hết các phương pháp phân tích sắc ký dùng phát hiện và định lượng salbutamol và clenbuterol đều trãi qua ba giai đoạn như sau • Chiết chất phân tích ra khỏi nền mẫu (mẫu nguyên liệu) • Làm sạch mẫu, loại tạp chất ra khỏi dịch chiết và làm giàu chất phân tích • Sử dụng các phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ để định lượng chất phân tích.
- Trang 6 CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM 2.1. Thiết bị và hóa chất 2.1.1. Thiết bị: Hệ thống máy LC-MS/MS Thermo Finnigan gồm: • Hệ thống máy sắc ký lỏng: Bơm và hệ thống tiêm mẫu tự động • Đầu dò khối phổ ba tứ cực TSQ Quantum Access với hai loại nguồn ion hóa ESI và APCI • Cột sắc ký lỏng pha đảo Purospher Star C18, 150 mm x 4,6 mm, kích cỡ hạt 5 µm, cột bảo vệ pha đão C18 (hãng Merck) • Phần mềm Xcalibur, điều khiển thiết bị và xử lý dữ liệu sắc ký 2.1.2. Hóa chất và dung dịch thử • Nước cất 2 lần khử ion, CH3OH loại HPLC; H3PO4, p.a (pure analysis); HCOOH loại HPLC và K2HPO4, p.a (pure analysis); Dung dịch thử K2HPO4 0,1M • Dung dịch pha động: MeOH (0,1% HCOOH) và H2O (0,1% HCOOH) (v/v) 2.1.3. Chất chuẩn và nội chuẩn • Clenbuterol hydrochloride, Dr. Ehrenstorfer, 95% (C12H18Cl2ON2,HCl) • Clenbuterol–d9 (100 mg/L), Dr. Ehrenstorfer (C12H 9D9 Cl2ON2). • Salbutamol sulfate, Dr. Ehrenstorfer, 99 % (C13H22O3N, ½ H2SO4 • Salbutamol–d3 (100 mg/L), Dr. Ehrenstorfer (C13H19D3O3N). 2.2. Tối ưu hóa các thông số kỹ thuật của hệ thống LC-MS/MS. 2.2.1 Khảo sát quá trình quét phổ các ion chất chuẩn và nội chuẩn (Sử dụng chế độ Full scan) Để đảm bảo độ phân giải và độ nhạy của thiết bị LC-MS/MS trong phân tích vết clenbuterol (clen) và salbutamol (sal), cần phải tối ưu hóa các thông số vận hành của máy. Quá trình khảo sát gồm các bước sau: - Chuẩn bị dung dịch của riêng từng chất sal sulfate, clen hydrochloride, sal-d3, clen-d9. Các dung dịch đều có nồng độ 10ppb. Trên phần mềm Xcalibur, chọn các thông số thích hợp: Điều chỉnh khoảng khối lượng nguyên tử cần quét để thu được đủ số ion cần thiết cụ thể từ 50 đến 400 Da 2.2.2. Khảo sát năng lượng phân mảnh của các tiền ion (chọn chế độ SRM: Selected Reaction Monitoring) ─ Chuẩn bị hỗn hợp dung dịch chuẩn gồm clen, sal với nồng độ mỗi chất khoảng 10ppb. ─ Điều chỉnh năng lượng phân mảnh tiền ion (tính theo volt, thực chất là eV), mỗi lần tăng lên hoặc giảm xuống một hoặc hai đơn vị cho đến khi nào độ nhạy tức cường độ mũi sắc ký, không tăng nữa thì dừng lại. 2.2.3. Khảo sát nhiệt độ ống mao quản ─ Chọn nhiệt độ cần khảo sát cho ống mao quản, bắt đầu khảo sát ở nhiệt độ 300oC. ─ Điều chỉnh nhiệt độ tăng dần, mỗi lần tăng lên 25oC đến khi nào độ nhạy không tăng nữa thì dừng lại. Sau khi cài đặt nhiệt độ, tiêm trực tiếp hỗn hợp dung dịch chuẩn 10ppb vào hệ thống MS/MS
- Trang 7 2.2.4. Khảo sát chương trình dung môi 2.2.4.1. Khảo sát theo chương trình đẳng dòng Chuẩn bị hỗn hợp dung dịch chuẩn của 2 chất clen, sal với nồng độ khoảng 5ppb được pha trong pha động là MeOH:H2O (10:90). ─ Tiến hành phân tích hỗn hợp dung dịch chuẩn vừa chuẩn bị với các thông số đã tối ưu hóa, dùng cột sắc ký C18 và pha động chạy HPLC theo chương trình đẳng dòng (tốc độ dòng 0,5ml/phút) 2.2.4.2. Khảo sát thành phần pha động theo chương trình gradient Với tốc độ dòng đã chọn, tiến hành khảo sát chương trình gradient dung môi bằng cách phân tích hỗn hợp dung dịch chuẩn 5ppb clen và sal đã chuẩn bị. Tính độ phân giải RS và hệ số đối xứng AS theo công thức sau. t R2 − t R1 b RS = với AS = với 0,5(W1 + W2 ) a t R2 : thời gian lưu của chất phân tích 2 (clenbuterol) b: độ dài của phân nửa đoạn bên phải của đường ngang vẽ ở 10% t R1 : thời gian lưu của salbutamol chất phân tích 1 (salbutamol) chiều cao mũi sắc ký Wb1 : chiều rộng đáy của mũi sắc ký của chất phân tích 1 a: độ dài của phân nửa đoạn bên Wb2 : chiều rộng phải của đường ngang vẽ ở 10% đáy của mũi sắc ký của chất phân tích 2 chiều cao mũi sắc ký Yêu cầu: RS≥ 1,3 ( khi RS < 1 cần thay đổi các thông số thực Yêu cầu: Mũi sắc ký được chấp nghiệm) nhận khi 0,9 < AS < 1,2 2.2.5. Khảo sát khoảng tuyến tính của clen và sal trong xây dựng đường chuẩn Do clen và sal bị cấm không được có theo tiêu chuẩn Việt Nam nên phần đánh giá khoảng tuyến tính cần khảo sát với khoảng nồng độ sal, clen ≤ 200μg/L (ppb). Với các mẫu có nồng độ Co (nồng độ cuối khi tiêm vào máy) vượt quá 200μg/L, cần giảm lượng mẫu cân. Đường chuẩn phải có độ tuyến tính tốt, bình phương hệ số tương quan lớn hơn 0,99. Dung dịch chuẩn được pha chế từ chuẩn gốc có nồng độ clen:118 ppm, sal: 189ppm 2.3. Khảo sát quy trình chuẩn bị mẫu. 2.3.1. Khảo sát ảnh hưởng của đệm pH trên khả năng giữ lại clen, sal và nội chuẩn đồng vị trên cột SCX. ─ Bước 1: Chuẩn bị 6 ống ly tâm nhựa 50ml. Mỗi ống ly tâm chứa: 0,1ml hỗn hợp nội chuẩn (sal-d3: 4ppb; clen-d9: 2ppb) + 0,1ml hỗn hợp chuẩn gồm (sal: 7,763 ppb; clen: 1,981ppb) + 10ml K2HPO4 0,1M có giá trị pH tương ứng trong 6 ống ly tâm lần lượt là 5,0; 5,5; 6,0; 6,5; 7,0; 7,5. Lắc (vortex) các ống ly tâm ─ Bước 2: Chuẩn bị cột SPE (Strata-SCX), hoạt hóa mỗi cột SPE bằng 6ml MeOH, 6ml H2O khử ion, 6ml đệm K2HPO4 0,1M có pH ứng với pH ở bước 1. ─ Bước 3: Cho tất cả dung dịch ở bước 1 lên cột SPE, (dung dịch chảy chậm qua cột với tốc độ 1ml/1 phút).
- Trang 8 ─ Bước 4: Rửa cột SPE lần lượt bằng 3ml nước, 3ml hỗn hợp MeOH:H2O (10 : 90), rút chân không đến khô ─ Bước 5: Rửa giải chất cần phân tích bằng 5ml hỗn hợp MeOH : NH4OHđđ (95:5). Sau đó thổi khô dịch rửa giải dưới dòng khí nitơ. ─ Bước 6: Hút chính xác 1mL pha động là: MeOH:H2O (15:85), cho vào ống nghiệm đã thổi khô. ─ Bước 7: Lọc dung dịch qua màng lọc 0,45µm và tiêm mẫu vào thiết bị LC-MS/MS với các thông số đã được tối ưu hóa. 2.3.2. Khảo sát độ lặp lại của tín hiệu đo của chuẩn clen và sal. Sử dụng các thông số kỹ thuật đã được tối ưu hóa của hệ thống LC/MS/MS để khảo sát độ lặp lại của tín hiệu đo trên 6 lần lặp lại, khi thêm 1ml chuẩn clen nồng độ 0,495ppb, chuẩn sal nồng độ 0,776 ppb, (chứa nội chuẩn xác định clen-d9 và sal-d3) vào mẫu trắng, tách chiết, làm sạch và định mức cuối cùng là 1ml với pha động. Các đại lượng thời gian lưu trung bình tR , độ lệch chuẩn trung bình (RSD%) được xác định dựa trên kết quả phân tích và được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel. 2.3.3. Khảo sát ảnh hưởng của nền mẫu trong quá trình phân tích Trong phân tích LC-MS/MS, nền mẫu có thể ảnh hưởng lớn trên kết quả phân tích ở hai giai đoạn: chuẩn bị mẫu (hiệu suất tách chiết giảm) và định lượng trên đầu dò khối phổ (hiệu suất tạo ion), nên có hiện tượng khử ion. Một cách khắc phục hiệu ứng không tốt của nền mẫu là dùng nội chuẩn đồng vị. Do chuẩn và nội chuẩn có thời gian lưu xem như bằng nhau, ảnh hưởng của nền mẫu trên chuẩn và nội chuẩn trong hai giai đoạn chuẩn bị mẫu và định lượng trên đầu dò khối phổ về nguyên tắc là giống nhau. Với clen và sal, nội chuẩn đồng vị lần lượt là clen-d9 và sal-d3. Để định lượng clen và sal, đường chuẩn được xây dựng trên nền mẫu như sau: - Nội chuẩn có cùng nồng độ, chất phân tích có nồng độ khác nhau, được thêm vào những lượng mẫu trắng bằng nhau trước khi xử lý. - Mẫu được xử lý trong những điều kiện giống nhau, thể tích định mức và thể tích dung dịch bơm vào máy cũng giống nhau. 2.3.4. Xây dựng đường chuẩn trên nền mẫu Trên cơ sở khảo sát ảnh hưởng của nền mẫu trong quá trình phân tích, cần thiết phải xây dựng đường chuẩn trên nền mẫu (thịt và TACN) biểu thị mối quan hệ giữa tỉ lệ diện tích pic ion định lượng clen (m/z 203,01) và clenbuterol-d9 (m/z 204,01), tỉ lệ diện tích ion định lượng sal (m/z 148,10) và sal-d3 ( m/z 151,15) thu được theo nồng độ chuẩn clen, sal tương ứng. Việc xây dựng đường chuẩn trên nền mẫu giúp xác định hiệu suất thu hồi một cách chính xác hơn.
- Trang 9 2.3.5. Xác định hiệu suất thu hồi Xác định hiệu suất thu hồi của clen và sal trên mẫu trắng, trên nền thịt, TACN, gan Chuẩn bị dung dịch chuẩn: 1ml dung dịch chuẩn sal và clen trong MeOH ở các nồng độ khác nhau: Clen: 0,1; 0,25; 0,5; 1; 10; 20 ; 50; 100 μg/L (ppb) Sal: 1,6 ; 4; 10; 50; 100 ; 155 μg/L (ppb) Sử dụng mẫu trắng Chuẩn bị các mẫu thịt (gan) và thức ăn chăn nuôi, mỗi mẫu 2g, cho vào các ống ly tâm nhựa dung tích 50mL. Bổ sung các dung dịch chuẩn sao cho nồng độ mỗi chất trong mẫu từ 0,05 - 75 μg/L (ppb) theo dãy nồng độ đã nêu, (thực hiện 03 lần), để yên 1 giờ. Sau đó, tách chiết làm sạch (chọn pH = 6,0 ở bước 2). Yêu cầu: Độ lệch chuẩn (RSD%) tính theo diện tích pic sắc kí của 03 lần thực hiện riêng biệt trên cùng một nồng độ phải nhỏ hơn 10 %. • Hiệu suất thu hồi trên các nền mẫu khác nhau phải đáp ứng quy định của châu Âu (theo 2002/657/EC): • Nồng độ chất cần phân tích có trong mẫu kiểm được tính theo công thức sau: C0 × 1 X= m, (V ) Trong đó: - X: nồng độ chất cần phân tích có trong mẫu kiểm, μg/kg hoặc μg/L - Co: nồng độ chất cần phân tích tính từ đường chuẩn, μg/L - 1: Thể tích định mức 1 mL - m: khối lượng mẫu (g) hoặc (V) thể tích mẫu phân tích, (mL) 2.4. Khảo sát giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng của phương pháp (LOD, LOQ) Thêm dung dịch chuẩn sal, clen vào mẫu thức ăn chăn nuôi và mẫu thịt (mẫu trắng) sao cho hàm lượng các chất có trong mẫu khá nhỏ. Xử lý mẫu và thực hiện phân tích trên thiết bị LC-MS/MS theo các điều kiện đã chọn. Tìm nồng độ chuẩn trong nền mẫu tối thiểu của clen và sal (Cmin Clen và Cmin Sal) sao cho sau khi tách chiết và làm sạch (clean up) và tiêm vào máy với thể tích 25 μL dung dịch, mũi sắc đồ khối có cường độ T đáp ứng được điều kiện: S 3
- Trang 10 chất kích thích tăng trưởng clen và sal (với hàm lượng lần lượt là 0; 200; 300; 500 ppb cho mỗi chất ) Công thức thức ăn thí nghiệm được bố trí như sau: Nghiệm thức đối chứng (ĐC): Khẩu phần cơ sở (KPCS) (A) Nghiệm thức 1 (NT1): KPCS + 200 ppb clen + 200 ppb sal (B) Nghiệm thức 2 (NT2): KPCS + 300 ppb clen + 300 ppb sal (C) Nghiệm thức 3 (NT3): KPCS + 500 ppb clen + 500 ppb sal (D) Các khẩu phần thí nghiệm sau khi phối trộn dạng bột được đem đóng viên tại nhà máy thức ăn khoa Thủy Sản, Đại Học Cần thơ để đảm bảo viên có đường kính 4mm Công thức phối hợp khẩu phần cơ sở : - Nguyên liệu thực phẩm: Bắp (42%); Tấm (18%); Cám (20%); Bánh đậu nành (13%); Bột cá (5%); Dicalcium phosphate (1%); Thyromin(0,5%). - Thành phần hóa học và đinh dưỡng: Ẩm độ (12,73%); Hàm lượng tro (7,93%); protein thô (crude protein):18,11%; Chiết chất ether hay béo thô (Ether Extract): (4,9%), Xơ thô (Crude Fibre): 6,13%, Chiết chất không đạm (Nitrogen free extractives): 62,93%, Năng lượng trao đổi (Metabolizable Energy):3224kcal/Kg)* * Metabolizable Energy: được tính theo Jansen, 1989. 2.5.2. Phương pháp thí nghiệm a. Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẩu nhiên với 4 nghiệm thức, có tổng cộng 24 đơn vị thí nghiệm, mỗi đơn vị thí nghiệm nhận 1 con gà. b. Chăm sóc nuôi dưỡng: Thức ăn được cân một lần trong ngày, cho vào xô đựng riêng biệt cho từng đơn vị thí nghiệm, gà được cho ăn nhiều lần trong ngày, cuối ngày cân lượng thức ăn còn thừa. c. Mỗ khảo sát: Đến cuối thí nghiệm (sau 21 ngày), tất cả 24 con gà được tiến hành mỗ khảo sát để lấy mẫu phân tích. Mẫu được ký hiệu theo từng nghiệm thức và trữ đông ở -18oC. Tổng số mẫu khảo sát: 24 mẫu thịt gà, 12 mẫu gan gà và 8 mẫu thận d. Các chỉ tiêu theo dõi - Tiêu tốn thức ăn: lượng thức ăn cho ăn trừ đi lượng thức ăn thừa - Hệ số chuyển hóa thức ăn: tiêu tốn thức ăn / tăng trọng salbut - Dư lượng clenbuterol và salbutamol trong thịt, gan và thận gà sau thời gian thử nghiệmamol và clenbutar 2.6. Thực nghiệm nuôi heo lấy mẫu- Kiểm tra dư ượng của clen và sal trong mẫu thử nghiệm. 2.6.1. Phương tiện thí nghiệm Từ ngày 02/04/2008 đến ngày 02/09/2008, heo được nuôi tại Xã Thuộc nhiêu, Huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Mẫu thịt, gan, thận heo được giữ động lạnh và bảo quản ở phòng thí nghiệm chuyên sâu của trường Đại Học Cần Thơ Thí nghiệm được thực hiện trên 5 heo giống, trung bình từ 16kg/con đến 18 kg/con. Chia thành 2 nghiệm thức:
- Trang 11 Đối chứng : 1 heo ăn khẩu phần cơ sở (không cho ăn chất kích thích tăng trưởng). Thí nghiệm: 2 heo với khẩu phần cơ sở + 500ppb clen và 2 heo với khẩu phần cơ sở + 500ppb sal c. Thức ăn thí nghiệm Thức ăn tự chế với thành phần gồm cám, gạo, các vitamin dạng premix (khẩu phần cơ sở) có trộn thêm chất kích thích tăng trưởng clen và sal với hàm lượng 500ppb cho mỗi loại. Các khẩu phần thí nghiệm sau khi phối trộn và được xay nhuyễn ở dạng bột 2.6.2. Phương pháp thí nghiệm a. Chăm sóc nuôi dưỡng: heo được nuôi riêng mỗi con ở một chuồng khác nhau và ăn riêng. Thức ăn được cân một lần trong ngày, cho vào xô đựng riêng biệt cho từng đơn vị thí nghiệm, heo được cho ăn ba lần trong ngày, cuối ngày cân lượng thức ăn còn thừa. b. Mổ khảo sát: Đến cuối thí nghiệm, tất cả 5 con heo được tiến hành mổ khảo sát để lấy mẫu phân tích. Mẫu được ký hiệu theo từng nghiệm thức và trữ đông ở -18oC. Tổng số mẫu khảo sát: 5 loại mẫu thịt heo, 5 loại mẫu gan heo và 5 loại mẫu thận heo . c. Các chỉ tiêu theo dõi - Tiêu tốn thức ăn (g/ngày) - Hệ số chuyển hóa thức ăn: xác định bằng cách chia tổng số thức ăn trong kỳ thí nghiệm cho tăng trọng - Dư lượng của clenbuterol và salbutamol trong thịt, gan và thận heo sau thời gian thử nghiệm 2.7. Điều tra tình hình sử dụng clenbuterol và salbutamol trong thức ăn chăn nuôi, thịt heo, thịt gà ở thành phố Cần thơ, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Hậu Giang trong thời gian 3 năm từ tháng 7/2007 đến 12/2009 2.7.1. Thu mẫu TACN, thịt heo, thịt gà: từ tháng 7/ 2007 đến 12/2009 mẫu được điều tra ở các địa phương: Thành phố Cần Thơ, Tỉnh Hậu Giang, Tỉnh Vĩnh Long Loại TACN gồm 14 loại của các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước cũng như các công ty hợp tác với nước ngoài được ký hiệu như sau: NH, MT, HG, CTC, CC, CG, TAS80, ST, ADBC, ODBAS, TA11C30, TATNB, TĐĐ 6711, CT. 2.7.3. Phân tích mẫu. Áp dụng quy trình tách chiết và làm giàu mẫu trên cột chiết pha rắn SPE Strata - SCX và phương pháp phân tích bằng sắc ký lỏng ghép khối phổ, số mẫu TACN điều tra và phân tích là 393. Số mẫu thịt heo, thịt gà điều tra và phân tích là 1377 mẫu (gồm thịt heo, thịt gà, gan heo, thận heo).
- Trang 12 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả tối ưu hóa các thông số kỹ thuật của hệ thống LC-MS/MS 3.1.1 Kết quả khảo sát quá trình quét phổ các ion chuẩn và nội chuẩn (sử dụng chế độ full scan) Quá trình khảo sát thu được kết quả ở bảng 3.1 và cơ chế phân mảnh của clen, sal, clen-d9 và sal-d3 được trình bày trong hình 3.1.a, 3.1.b, 3.2.a và 3.2.b Bảng 3.1. Các trị số m/z của clen, sal Tên ion Clen Clen-d9 Sal Sal-d3 m/z tiền ion 277,05 286,05 240,10 243,10 m/z ion con 132,10 203,01 204,01 148,10 166,01 151,15 Hình 3.1.a. Cơ chế phân mảnh của clen Hình 3.1.b. Cơ chế phân mảnh của clen - d9 Hình 3.2.a. Cơ chế phân mảnh của sal Hình 3.2.b. Cơ chế phân mảnh của sal-d3 Bảng 3.6: Tóm tắt kết quả tối ưu hóa năng lượng (E) phân mảnh tiền ion clen, clen-d9; sal, sal-d3 Chất Tiền Ion định E Phân Điện thế ống Ion xác E Phân Điện thế ống phân tích ion lượng mảnh (Volt) chuyển ion (V) nhận mảnh (Volt) chuyển ion (V) Clen 277,05 203,01 17 99 132,10 29 99 Clen-d9 286,10 204,01 17 90 Sal 240,10 148,10 18 85 166,01 13 85 Sal-d3 243,05 151,15 17 96
- Trang 13 3.1.3. Kết quả khảo sát nhiệt độ ống mao quản. Việc khảo sát nhiệt độ ống mao quản được trình bày ở bảng 3.7. Bảng 3.7. Kết quả khảo sát nhiệt độ ống mao quản Nhiệt độ ống mao quản (oC) Loại ion Tỉ số m/z 300 325 350 375 A 148,10 614378 898954 913136 646054 Sal A 166,01 243314 328691 337489 242525 A 203,01 897433 1534036 1499867 1159150 Clen A 132,10 546681 800062 825808 603181 o Nhiệt độ ống mao quản ( C) Loại ion Tỉ số m/z 300 325 350 375 A 148,10 614378 898954 913136 646054 Sal A 166,01 243314 328691 337489 242525 A 203,01 897433 1534036 1499867 1159150 Clen A 132,10 546681 800062 825808 603181 Nhận xét: Kết quả khảo sát từ bảng 3.7 cho thấy với nhiệt độ từ 325-350oC độ nhạy các ion con của clen và sal đạt cao nhất, trong phân tích thực tế chọn nhiệt độ tối ưu của ống mao quản là là 350oC. 3.1.4. Kết quả khảo sát chương trình dung môi. 3.1.4. 1. Khảo sát theo chương trình đẳng dòng Kết quả khảo sát thời gian lưu của sal, và clen theo chương trình đẳng dòng được trình bày ở bảng 3.8 Bảng 3.8. Bảng kết quả thời gian lưu của sal, clen theo một số chương trình đẳng dòng Thí Pha động Thời gian lưu (phút) nghiệm H2O (a) MeOH (b) Clen Sal 1 10 90 2,91±0,02 2,87±0,02 2 20 80 2,89±0,02 2,83±0,02 3 30 70 3,86±0,02 2,99±0,02 4 40 60 5,28±0,02 3,02±0,02 5 50 50 8,13±0,02 3,24±0,02 Nhận xét: Thí nghiệm 1, 2, 3 (bảng 3.8) cho thấy clen và sal có thời gian lưu gần bằng nhau và do đó không tách ra được Thí nghiệm 4, 5 cho thấy các mũi sắc ký của clen và sal đã tách ra, mũi sắc ký của sal vẫn còn ra quá sớm. Do đó, chương trình đẳng dòng không cho kết quả thích hợp. 3.1.4. 2. Khảo sát theo chương trình gradient
- Trang 14 Bảng 3.9. Bảng kết quả thống kê thời gian lưu của sal, clen khi khối phổ thực hiện theo chương trình gradient dung môi Thời Thời gian lưu Hệ số đối xứng của pic Độ phân giải RS Pha động TN gian (phút) sắc ký AS (phút) MeOH (a) H2O (a) Clen Sal Clen Sal 0-1 15 85 2 60 40 7,91 5,70 1,1 1,09 5,97 2 2,5-13 100 0 ±0,02 ±0,02 14-25 15 85 RS ; AS được tính từ công thức ở mục 2.2 .4 Nhận xét: Kết quả cho thấy, ở thí nghiệm 2, mũi sắc ký của clen và sal đối xứng và tách tốt, thời gian lưu tương đối không lớn lắm, (5- 8 phút), độ phân giải 5,97, các hệ số đối xứng của các pic sắc ký (của sal và clen) đều nằm trong khoảng cho phép, tạo thuận lợi cho phân tích chuỗi mẫu. 3.1.5. Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính của clen và sal trong xây dựng đường chuẩn Hình 3.3. Đường chuẩn clen theo các Hình 3.4. Đường chuẩn sal theo các nồng độ từ 0,0495- 99,057 μg/L nồng độ từ 0,0776– 155,525 μg/L Nhận xét: Kết quả từ đường chuẩn cho thấy: Với nồng độ clen từ 0,0495– 99,057μg/L, sal từ 0,0776– 155,525μg/L, mức độ phù hợp của phương trình hồi quy với thực nghiệm rất cao, bình phương hệ số tương quan R2 = 1. Do đó, có thể sử dụng đường chuẩn thiết lập như trên để phân tích clen, sal 3.2. Kết quả khảo sát quy trình chuẩn bị mẫu. 3.2.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của đệm pH trên khả năng giữ lại clen, sal và nội chuẩn đồng vị trên cột SCX. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của đệm pH trên khả năng giữ lại clen và sal được trình bày trong bảng 3.14 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của đệm pH trên khả năng giữ clen, sal trên cột SCX pH 5 5,5 6 6,5 7 7,5 A148,10 4865775 4758080 4992276 4823494 4949243 4829415 A 203,01 1147949 1124791 1663487 1638758 1657720 1299969 Nhận xét: bảng 3.14 cho thấy, ở pH = 6,0 , diện tích của sal và clen có trị số cao nhất, do đó, đệm pH = 6,0 là tối ưu cho việc chiết tách đồng thời cả hai chất clen và sal
- Trang 15 3.2.2. Kết quả khảo sát quy trình chuẩn bị mẫu. Sau khi chọn được pH thích hợp, quy trình chuẩn bị mẫu được thực hiện như sau: Cân (2g) mẫu đã đồng nhất cho vào ống ly tâm 50 mL - Thêm 1 mL dung dịch nội chuẩn sal-d3 , clen-d9 - Thêm 5 mL đệm K2HPO4 (pH = 6) Vortex 2 phút, ly tâm 15 phút với tốc độ 5000 vòng/ phút, lấy lớp dịch chiết (Chiết mẫu 3 lần , Gom dịch chiết qua cột SCX (đã được thoạt hóa lần lượt: 6ml MeOH, 6ml H2O , 6ml K2HPO4 (pH= 6) Rửa cột lần lượt: 3 mL H2O, 3ml MeOH:H2O (10: 90), rút nhẹ chân không để làm khô cột Rửa giải: 5ml MeOH: NH4OHđđ (95:5 v/v) Thổi khô dung dịch rửa giải bằng khí nitơ - Hòa tan cặn với 1 mL dung dịch pha động - Lọc dung dịch mẫu qua màng lọc 0, 45 μm Phân tích mẫu bằng LC/MS/MS Hình 3.11. Sơ đồ tóm tắt quy trình định lượng clen và sal 3.2.3. Kết quả khảo sát độ lặp lại của tín hiệu đo của chuẩn clen và sal. Kết quả khảo sát độ lặp lại của tín hiệu đo của clen và sal trong dung dịch, trong nền mẫu thịt và TACN được trình bày trong bảng 3.17 Bảng 3.17. Độ lặp lại của tín hiệu đo với chuẩn clen và sal trong nền mẫu thịt và thức ăn chăn nuôi μg/L Cclen tiêm Nền Tỉ lệ trung bình TR (n=6) (RSD) A203 (clen) A204 (clen) vào mẫu mẫu A 203/204 0,495 μg/L Thịt 7,95 (0,19) 246448 (1,07) 839869 (0,91) 0,29 (0,98) 0,495 μg/L TACN 7,74 (0,18) 230875 (1,18) 760605 (0,42) 0,304 (1,31) Csal tiêm Nền TR (n=6) Tỉ lệ trung bình A148 (sal) A151 (sal) vào mẫu mẫu (RSD %) A 148/151 0,776 μg/L Thịt 5,38 (0,16) 325331 (1,24) 938110 (1,66) 0,347 (1,18) 0,77 6 μg/L TACN 5,28 (0,88) 323865 (1,16) 931993 (0,40) 0,348 (1,21) Nhận xét: Kết quả bảng 3.17 cho thấy với 6 lần phân tích mẫu, độ lêch chuẩn tương đối của thời gian lưu không sai lệch nhiều (không vượt quá 1%), sự lặp lại của cường độ tín hiệu của ion có m/z 151,15; m/z 204,01(ion định lượng của nội chuẩn sal-d3 và clen-d9) biến
- Trang 16 thiên trong khoảng nhỏ hơn 2%, có thể chấp nhận được. Vì thế, có thể dùng thời gian lưu làm yếu tố định danh và yếu tố tín hiệu để định lượng clen và sal. 3.2.4. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nền mẫu trong quá trình phân tích - xây dựng đường chuẩn trên nền mẫu 3.2.4.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nền mẫu trong quá trình phân tích Bảng 3.19. Kết quả khảo sát ảnh hưởng nền mẫu trong quá trình phân tích Nồng độ C (μg/L hay ppb) 0,991 9,91 34,685 A 203,01 573269 5862573 20156858 Dung dịch chuẩn A 132,10 173127 1735322 6087371 Clen A 204,01 863398 880666 878939 A 203,01 571549 5827398 20116544 Thêm vào mẫu thịt A 132,10 170322 1759874 6155663 sau khi xử lý A 204,01 872032 873621 876302 A 203,01 568691 5839123 19955289 Thêm vào mẫu A 132,10 164352 1815967 6305871 TACN sau khi xử lý A 204,01 868406 870288 873666 Nồng độ C (μg/L hay ppb) 1,552 7,76 38,82 A 148,10 873605 3826916 19895125 Dung dịch chuẩn A 166,01 242862 1090671 5610425 Sal A 151,15 1266598 1276731 1261532 Thêm vào mẫu thịt A 148,10 870722 3811608 19835558 sau khi xử lý A 166,01 248156 1128236 5970503 A 151,15 1280539 1269101 1245066 Thêm vào mẫu A 148,10 870287 3804747 19736380 TACN sau khi xử lý A 166,01 271529 1046306 6216960 A 151,15 1272931 1271624 1270295 Nhận xét: Kết quả từ bảng 3.19 cho thấy các diện tích pic của mỗi ion lần lượt trong dung dịch chuẩn và dung dịch chuẩn thêm vào nền mẫu sau xử lý tương tự như nhau, điều này chứng tỏ không có hiệu ứng nền trong giai đoạn tạo ion ở đầu dò khối phổ. 3.2.4.2. Kết quả xây dựng đường chuẩn clen và sal trên nền thịt và TACN Hình 3.7. Đường chuẩn clen (nền thịt) Hình 3.9. Đường chuẩn sal (nền thịt)
- Trang 17 Hình 3.8. Đường chuẩn clen (nền TACN) Hình 3.10. Đường chuẩn sal (nền TACN) 3.2.5. Kết quả xác định hiệu suất thu hồi của clen, sal Đường chuẩn dùng để xác định hiệu suất thu hồi được xây dựng trên dung dịch và trên các nền mẫu thịt, TACN, gan. Hiệu suất thu hồi của clen, sal trên TACN, thịt và gan heo được xác định dựa trên đường chuẩn của tỉ lệ diện tích ion chuẩn và nội chuẩn theo nồng độ của clen và sal trên các nền mẫu.Hiệu suất thu hồi của phương pháp (HPP), với việc sử dụng nội chuẩn đồng vị phải đạt khoảng 100%. Có thể ước tính hiệu suất thu hồi thực trong tách chiết (HT) bằng cách dựa trên đường chuẩn xây dựng từ các dung dịch chuẩn. Kết quả được trình bày trong các bảng 3.24 ; 3.25 ; 3.26 Bảng 3.24. Hiệu suất thu hồi của clen và sal trên nền thịt (m mẫu = 2g) Clenbuterol Salbutamol Co Co Co HPP TB HT TB Co HPP TB HT TB Định mức Định mức mẫu (%) (%) mẫu (%) (%) (nguyên tắc) (nguyên tắc) (μg/Kg) (RSD%) (RSD%) (ng/mL) (RSD%) (RSD%) (μg/Kg) (ng/mL) 96,99 68,49 98,27 73,82 0,05 0,1 0,8 1,6 (3,97) (2,120) (3,32) (4,51) 97,26 71,39 2 4,0 97,52 76,42 0,125 0,25 (1,42) (3,03) (2.72) (4,29) 96,59 77,37 5 10 99,70 83,59 0,5 1 (1,78) (2,90) (1,61) (1,71) 100,14 83,85 97,98 84,49 10 20 25 50 (0,3) (0,50) (3,89) (1,96) 99,53 86,78 100,50 85,26 50 100 50 100 (0,93) (2,7) (2,55) (4,01)
- Trang 18 Bảng 3.25. Hiệu suất thu hồi của clen và sal trên nền TACN (m mẫu = 2g) Clenbuterol Salbutamol Co Co Co HPP TB HT TB Co HPP TB HT TB Định mức Định mức mẫu (%) (%) mẫu (%) (%) (nguyên (nguyên tắc) (μg/Kg) (RSD%) (RSD%) (ng/mL) (RSD%) (RSD%) tắc) (μg/Kg) (ng/mL) 98,54 70,53 99,97 0,25 0,5 0,8 1,6 70,91 (1,55) (0,75) (1,14) (5,40) 97,74 72,77 5 10 101,21 0,4 0,8 82,75 (4,25) (3,27) (2,52) (3,20) 97,54 77,70 25 50 97,15 1 2 83,04 (3,63) (0,77) (2,24) (1,43) 97,87 83,01 100,11 5 10 50 100 84,78 (4,13) (0,58) (2,14) (6,34) 98,12 84,73 99,85 50 100 75 150 85,59 (2,10 (0,96) (4,07) (2,40) Bảng 3.26. Hiệu suất thu hồi của clen và sal trên nền gan (m mẫu = 2g Clenbuterol Salbutamol Co Co Co HPP TB HT TB Co HPP TB HT TB Định mức Định mức mẫu (%) (%) mẫu (%) (%) (nguyên tắc) (nguyên tắc) (μg/Kg) (RSD%) (RSD%) ng/mL (RSD%) (RSD%) (μg/Kg) (ng/mL) 99,18 73,95 100,57 0,5 1 0,5 1 70,17 (1,57) (1,23) (5,42) (0,96) 100,01 81,21 10 20 98,64 5 10 81,91 (4,05) (1,67) (2,20) (1,95) 100,73 82,15 25 50 100,13 10 20 82,21 (3,53) (3,01) (0,55) (3,88) 98,94 82,56 99,84 25 50 50 100 83,93 (4,11) (1,35) (1,86) (6,94) 99,06 83,03 99,76 50 100 75 150 83,99 (1,53) (4,89) (4,07) (3,49) Nhận xét: Hiệu suất thu hồi của phương pháp (HPP) đạt khoảng 100% như đã dự đoán và hiệu suất thu hồi thực (HT) trên các nền mẫu khảo sát đạt các kết quả như sau: • Đối với clenbuterol : Mẫu có nồng độ 0,05-50μg/Kg, hiệu suất thu hồi đạt 68,5- 86,78% • Đối với salbutamol : Mẫu có nồng độ 0,8-75μg/Kg, hiệu suất thu hồi đạt 70,91- 85,59% Các kết quả trên đáp ứng đúng yêu cầu của Châu Âu theo quyết định 2002/657/EC
- Trang 19 3.3. Kết quả khảo sát giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng của phương pháp (LOD, LOQ). Bảng 3. 30. Giá trị LOD và LOQ của clen và sal LOD (RSD%) (μg/Kg) Cmẫu Co LOQ (μg/Kg) (RSD%) Nền mẫu n=6 (μg/Kg) (μg/Kg) clen sal clen sal Thịt (2g) 0,0991 0,0495 0,017 (14,14) 0,026 (14,36) 0,051 (14,14) 0,078 (14,36) TACN (2g) 0,396 0,198 0,074 (9,82) 0,084 (9,4) 0,22 (9,82) 0,248 (9,4) Kết quả cho thấy giá trị LOD của clen rất nhỏ đáp ứng được tiêu chuẩn của Châu Âu, Codex và phù hợp với quy định Việt Nam. 3.4. Độ dao động của tỷ lệ cường độ các mảnh ion Bảng 3.31. Tỉ lệ cường độ ion phụ và ion chính của clen và sal trên dung dịch chuẩn Co (μg/L) 0,0495 0,495 0,991 1,985 9,91 99,10 Clen A132,10/A203,01 (%) 31,40 28,50 30,90 27,90 29,90 29,20 Dao động cho phép 22,63- 36,63% Co (μg/L) 0,0776 0,776 1,552 15,52 77,45 155,25 Sal A166.01/A148,10 (%) 29,12 26,25 27,92 27,91 29,80 27,62 Dao động cho phép 21,10 -35,10% Bảng 3.32. Tỉ lệ ion phụ và ion chính của clen và sal trên nền mẫu thịt Co (μg/L) 0,0495 0,495 0,991 9.91 24,75 99,1 Clen A132/A203 (%) 28,00 28,83 27,45 30,6 30,35 30,15 Dao động cho phép 22,63- 36,63 % Co ((μg/L) 0,0776 0,776 1,552 15,52 77,63 155,25 Sal A166,01/A148,10 (%) 30,07 31,73 28,73 30,65 31,47 28,89 Dao động cho phép 21,10 -35,10% Bảng 3.33. Tỉ lệ ion phụ và ion chính của clen và sal trên nền mẫu TACN Co (μg/L) 0,0495 0,495 0,991 9,91 24,75 99,1 Clen A132,10/A203,01 (%) 29,20 31,10 30,63 29,28 31,43 28,46 Dao động cho phép 22,63- 36,63 % Co (μg/L) 0,0776 0,776 1,552 15,52 77,45 155,25 Sal A166,01/A148,10 (%) 29,87 33,06 31,97 31,95 33,98 31,65 Dao động cho phép 21,10 -35,10%
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: “Đánh giá hàm lượng kim loại nặng (As, Cd, Pb, Cu, Zn) trong môi trường đất tại làng nghề đúc nhôm, chì Văn Môn – Yên Phong - Bắc Ninh”.
83 p | 390 | 152
-
Luận án: Đánh giá hàm lượng các chất β-agonist (clenbuterol và salbutamol) trong thức ăn gia súc và dư lượng trong thịt gia súc bằng kỹ thuật sắc ký lỏng ghép khối
25 p | 187 | 41
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá hàm lượng crocin và một số chỉ tiêu an toàn thực phẩm của dịch chiết từ hạt dành dành (Gardenia jasminoides J. Ellis)
64 p | 59 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu chọn giống và nhân giống tràm có hàm lượng tinh dầu và tỷ lệ 1,8-cineole cao
146 p | 65 | 8
-
Luận án tiến sĩ Hóa học: Phân tích dạng một số kim loại trong trầm tích và đánh giá khả năng tích lũy đồng và chì trong nghêu (Meretrix lyrata) nuôi ở vùng cửa sông tiền
139 p | 54 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Sự gắn kết của sinh viên và mối quan hệ với chất lượng cuộc sống đại học
255 p | 56 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật môi trường: Đánh giá hàm lượng Cu, Pb trong trầm tích tại cửa sông Sài Gòn- Đồng Nai dưới tác động của pH, độ mặn và ảnh hưởng của chúng lên phôi, ấu trùng hàu Crassostrea gigas
159 p | 34 | 7
-
Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cadimi trong một số nhóm đất ở Việt Nam và tích luỹ cadimi trong rau ăn lá
163 p | 40 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế - kỹ thuật sử dụng thiết bị chống trong khai thác than hầm lò vùng Quảng Ninh
187 p | 50 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật môi trường: Đánh giá hàm lượng thuốc trừ sâu clo hữu cơ trong nước, trầm tích, thủy sinh vật tại cửa sông Sài Gòn – Đồng Nai và thử nghiệm độc tính của DDTs lên phôi, ấu trùng hàu Thái Bình Dương, cá medaka
173 p | 56 | 6
-
Dự án tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá một số thành phần hóa học chính trong dược liệu và sản phẩm chứa Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (ThunB.) haraldson) tại Việt Nam
23 p | 42 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật môi trường: Đánh giá hàm lượng Cu, Pb trong trầm tích tại cửa sông Sài Gòn- Đồng Nai dưới tác động của pH, độ mặn và ảnh hưởng của chúng lên phôi, ấu trùng hàu Crassostrea gigas
27 p | 23 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Hóa học: Phân tích hàm lượng một số dạng crom, mangan trong lá chè trên địa bàn huyện Mộc Châu và huyện bắc yên tỉnh Sơn La
168 p | 30 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Phân tích và đánh giá hàm lượng một số chất bảo quản và chất tạo ngọt trong thực phẩm truyền thống ở tỉnh Quảng Trị
79 p | 18 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật môi trường: Đánh giá hàm lượng thuốc trừ sâu clo hữu cơ trong nước, trầm tích, thủy sinh vật tại cửa sông Sài Gòn – Đồng Nai và thử nghiệm độc tính của DDTs lên phôi, ấu trùng hàu Thái Bình Dương, cá medaka
27 p | 38 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Phân tích và đánh giá hàm lượng một số chất tạo ngọt trong thực phẩm truyền thống ở tỉnh Thừa Thiên Huế
78 p | 18 | 4
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Nghiên cứu cadimi trong một số nhóm đất ở việt nam và tích luỹ cadimi trong rau ăn lá
25 p | 27 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn