
Luận án Tiến sĩ Côn trùng học: Nghiên cứu phân bố, tập tính, gen kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi Anopheles, muỗi Aedes và hiệu lực xua diệt muỗi của nến NIMPE tại Hà Nội và Thanh Hóa, (2019 – 2020)
lượt xem 1
download

Luận án Tiến sĩ Côn trùng học "Nghiên cứu phân bố, tập tính, gen kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi Anopheles, muỗi Aedes và hiệu lực xua diệt muỗi của nến NIMPE tại Hà Nội và Thanh Hóa, (2019 – 2020)" trình bày các nội dung chính sau: Xác định phân bố, một số đặc điểm sinh học, sinh thái của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus tại một số quận huyện thành phố Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa năm 2019-2020; Xác định độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus tại các điểm nghiên cứu; Đánh giá hiệu lực của nến xua muỗi NIMPE đối với Aedes aegypti và Aedes albopictus tại phòng thí nghiệm và trên thực địa tỉnh Thanh Hóa, năm 2020.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Côn trùng học: Nghiên cứu phân bố, tập tính, gen kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi Anopheles, muỗi Aedes và hiệu lực xua diệt muỗi của nến NIMPE tại Hà Nội và Thanh Hóa, (2019 – 2020)
- i Lời cam đoan Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của tôi. Một phần số liệu sử dụng trong luận án thuộc đề tài cấp Viện có tên “Nghiên cứu phân bố, tập tính, gen kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi Anopheles, muỗi Aedes và hiệu lực xua diệt muỗi của nến NIMPE tại Hà Nội và Thanh Hóa, (2019 – 2020)”. Kết quả đề tài này là thành quả nghiên cứu của tập thể và tôi là thành viên tham gia. Tôi đã được chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu đồng ý cho phép sử dụng số liệu đề tài này vào trong luận án để hoàn thiện luận án của mình. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận án Trần Thị Thương
- ii Lời cảm ơn Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin cảm ơn PGS. TS Hồ Đình Trung; TS. Nguyễn Thị Hồng Ngọc, là những người thầy cô kính mến đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện, lãnh đạo các khoa, phòng liên quan; sự hỗ trợ của PGS.TS. Cao Bá Lợi - Trưởng phòng cùng chuyên viên phòng Khoa học và Đào tạo của Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trau dồi kiến thức, đóng góp những ý kiến quý báu trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Để có thể hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, hợp tác rất lớn của chủ nhiệm đề tài – Trưởng khoa Côn Trùng – TS. Nguyễn Văn Dũng và các thành viên của Khoa Côn trùng, Khoa Sinh học Phân tử - Viện Sốt rét- Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương; Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa, một số trạm y tế thuộc địa bàn Thủ đô Hà Nội và tại tỉnh Thanh Hóa nơi tôi thực hiện nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong các hội đồng bảo vệ luận án và phản biện đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thiện luận án và các số liệu nghiên cứu. Xin được cảm ơn các thầy, cô, anh, chị, em, các bạn đồng nghiệp tại Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam, Bệnh viện Tuệ Tĩnh, các bạn lớp nghiên cứu sinh khóa 11 đã luôn quan tâm, động viên tôi trong suốt quá trình học tập. Cuối cùng, tôi xin kính tặng giá trị tinh thần từ thành quả đạt được ngày hôm nay cho cha mẹ tôi, chồng và các con tôi, là những người thân yêu nhất đã dành tất cả sự hy sinh chăm sóc, động viên tôi, là động lực to lớn giúp tôi đạt được kết quả này./. Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2024 Trần Thị Thương
- iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AchE Acetylcholinesteraza Số dụng cụ chứa nước có bọ BI Breteau Index gậy muỗi Aedes trong 100 nhà điều tra DCCN Dụng cụ chứa nước Chỉ số dụng cụ chứa nước CI Container Index có bọ gậy CYP Cytochromes P450 Sắc tố P450 DCCBG Dụng cụ có bọ gậy DCCN Dụng cụ chứa nước DCPT Dụng cụ phế thải DDT Dichlorodiphenyltrichlorethane DI Density Index Chỉ số mật độ muỗi GABA γ aminobutyric acid Axít γ-Aminobutyric HCDCT Hóa chất diệt côn trùng HI House Index Chỉ số nhà có quăng/bọ gậy Kdr Knock down resistance Kháng ngã gục KT50 50% Knock-down times Thời gian ngã 50% KT95 95% Knock-down times Thời gian ngã 95% NCM Nhà có muỗi NCBG Nhà có bọ gậy OBGN Ổ bọ gậy nguồn SXHD Sốt xuất huyết Dengue Vgsc Voltage gated sodium channel Kênh natri kiểm soát điện áp Voltage-sensitive sodium Vssc Kênh natri nhạy cảm điện áp channel WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
- iv MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ i MỤC LỤC............................................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG............................................................................................ ix DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. xi ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 Chương 1:.............................................................................................................. 3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................................... 3 1.1. Bệnh sốt xuất huyết Dengue ...................................................................... 3 1.1.1. Vai trò truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus ................................................................................................ 3 1.1.2. Tình hình mắc sốt xuất huyết Dengue trên thế giới và Việt Nam ......... 4 1.1.3. Vị trí phân loại muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus ....................... 7 1.2. Phân bố của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus trên thế giới và Việt Nam.................................................................................................................... 8 1.2.1. Đặc điểm phân bố của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus ......... 8 1.2.2. Tình hình phân bố muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus thế giới ............. 9 1.2.3. Phân bố muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus ở Việt Nam ............. 11 1.3. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của muỗi Aedes............................. 13 1.3.1. Mùa phát triển ngoài tự nhiên, đặc điểm sinh sản của muỗi Aedes ............ 13 1.3.2. Tính ưa vật chủ, tập tính trú đậu và tiêu máu của muỗi Aedes .......... 14 1.3.3. Tình hình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của muỗi Aedes tại Việt Nam và khu vực nghiên cứu ................................................................ 16 1.4. Các hóa chất diệt côn trùng và tình hình kháng hóa chất của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus trên thế giới và Việt Nam ....................................... 18 1.4.1. Tình hình kháng hóa chất của hai loài muỗi Ae. aegypti và Ae.albopictus trên thế giới ............................................................................... 18
- v 1.4.2. Tình hình kháng hóa chất của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại Việt Nam .......................................................................................................... 22 1.4.3. Tình hình kháng hóa chất của muỗi Ae. aegypti và Ae.albopictus tại địa điểm nghiên cứu ............................................................................................... 24 1.5. Các cơ chế kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus ......................................................................................................... 26 1.5.1. Kháng do biến đổi vị trí đích ............................................................... 26 1.5.2. Kháng trao đổi chất ............................................................................. 29 1.5.3. Kháng giảm thẩm thấu ........................................................................ 30 1.5.4. Kháng do thay đổi tập tính .................................................................. 30 1.5.5. Phương pháp phát hiện muỗi kháng hóa chất diệt côn trùng ............. 31 1.6. Tình hình sử dụng nến xua muỗi trong phòng chống côn trùng .............. 32 1.7. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu ................................................. 36 1.7.1. Thành phố Hà Nội ............................................................................... 36 1.7.2 Tỉnh Thanh Hóa ...................................................................................... 37 Chương 2:............................................................................................................ 38 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 38 2.1. Mục tiêu 1: Xác định phân bố, một số đặc điểm sinh học, sinh thái của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus tại một số quận huyện thành phố Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa năm 2019-2020 ...................................................................... 38 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 38 2.1.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 38 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 38 2.1.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 40 2.1.5. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ............................................................. 48 2.2. Mục tiêu 2: Xác định độ nhạy cảm với chất diệt côn trùng của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus tại các điểm nghiên cứu ..................................... 48
- vi 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 48 2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 49 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 49 2.2.4. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu ................................................. 50 2.2.5. Các chỉ số đánh giá ............................................................................... 56 2.3. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu lực của nến xua muỗi NIMPE đối với Aedes aegypti và Aedes albopictus tại phòng thí nghiệm và trên thực địa tỉnh Thanh Hóa, năm 2020 ................................................................................................. 57 2.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 57 2.3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................... 57 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 57 2.3.4. Các chỉ số đánh giá ............................................................................... 59 2.3.5. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu ................................................. 59 2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.................................................... 62 2.5. Phương pháp kiểm soát nhiễu số và sai số trong nghiên cứu ................... 62 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 62 2.7. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ......................................................................... 64 Chương 3:............................................................................................................ 65 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 65 3.1. Phân bố, một số đặc điểm sinh học, sinh thái của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus tại một số quận huyện thành phố Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa năm 2019-2020 ................................................................................................ 65 3.1.1. Phân bố của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus tại Hà Nội........ 65 3.1.2. Phân bố của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus tại Thanh Hóa năm 2019 - 2020 ...................................................................................................... 68 3.1.3. Tỷ lệ bọ gậy của muỗi Aedes thu được ở các loại dụng cụ chứa nước tại Hà Nội và Thanh Hóa giai đoạn 2019-2020 ................................................... 71
- vii 3.1.4. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus tại Hà Nội và Thanh Hóa ............................................................... 80 3.1.5. Một số đặc điểm sinh học của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại phòng thí nghiệm ............................................................................................. 84 3.2. Kết quả xác định độ nhạy cảm với chất diệt côn trùng của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus tại các điểm nghiên cứu ..................................... 90 3.2.1. Kết quả thử độ nhạy cảm của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus với hóa chất diệt côn trùng ........................................................................................... 90 3.2.2. Kết quả xác định kiểu gen kháng Kdr của muỗi Aedes thu thập tại các điểm nghiên cứu với hóa chất diệt côn trùng .................................................. 93 3.3. Kết quả thử hiệu lực của nến xua muỗi NIMPE với muỗi Aedes ............ 96 3.3.1. Hiệu lực của nến xua muỗi NIMPE trong buồng thử 70cm x 70cm x 70cm ...... 96 3.3.2. Hiệu lực của nến xua muỗi NIMPE trong buồng thử Peet Grady .............. 97 3.3.3. Hiệu lực xua muỗi Aedes theo thời gian thắp nến NIMPE ................... 98 3.3.4. Hiệu quả của Nến xua muỗi NIMPE đối với muỗi Aedes tại thực địa ........ 99 3.3.5. Tính an toàn và sự chấp nhận của cộng đồng với nến xua muỗi ........ 101 Chương IV. BÀN LUẬN .................................................................................. 103 4.1. Phân bố, một số đặc điểm sinh học, sinh thái của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus tại một số quận huyện thành phố Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa năm 2019-2020 .............................................................................................. 103 4.1.1. Phân bố của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus........................ 103 4.1.2. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của hai loài muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus ....................................................................................................... 112 4.2. Độ nhạy cảm với chất diệt côn trùng của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus tại các điểm nghiên cứu ............................................................... 119 4.2.1. Độ nhạy cảm của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus từ thực địa Hà Nội, Thanh Hóa năm 2019 – 2020 ................................................................ 119
- viii 4.2.2. Kiểu gen tại các vị trí 1016, 1534 trên gen Vgsc của các quần thể muỗi Aedes tại Hà Nội và Thanh Hóa năm 2019-2020 ......................................... 124 4.3. Hiệu lực xua muỗi Aedes của Nến xua muỗi NIMPE ............................ 128 4.3.1. Hiệu lực xua muỗi Aedes của Nến xua muỗi NIMPE tại phòng thí nghiệm ....................................................................................................................... 128 4.3.2. Hiệu lực xua muỗi Aedes của nến xua muỗi NIMPE tại thực địa tỉnh Thanh Hóa năm 2020 .................................................................................... 129 4.3.3. Tác dụng không mong muốn và sự chấp nhận của cộng đồng với nến xua muỗi NIMPE .................................................................................................. 131 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 134 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................... 136 TÍNH KHOA HỌC, TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ............................................... 137 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG ĐỀ TÀI ................................................................... 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 139 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 159
- ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Địa điểm nghiên cứu........................................................................... 39 Bảng 2.2. Các biến số sử dụng trong nghiên cứu mục tiêu 1 ............................. 43 Bảng 2.3. Liều thử nghiệm và thời gian thử nghiệm của từng loại hóa chất đối với muỗi Aedes .......................................................................................................... 53 Bảng 2.4. Các hệ mồi sử dụng cho phân tích các alen Kdr ................................ 55 Bảng 2.5. Điều kiện phản ứng:............................................................................ 55 Bảng 2.6. Thành phần phản ứng qPCR xác định kiểu gen kháng Kdr ............... 56 Bảng 2.7. Đọc kết quả dựa vào điểm nhiệt độ nóng chảy của sản phẩm PCR ........ 56 Bảng 3.1. Chỉ số muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại các điểm nghiên cứu ở Hà Nội, năm 2019 – 2020 ................................................................................... 65 Bảng 3.2. Chỉ số bọ gậy Ae. aegypti và Ae. albopictus tại các điểm nghiên cứu ở Hà Nội 2019 – 2020 ............................................................................................ 66 Bảng 3.3. Chỉ số muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại Thanh Hóa năm 2019 – 2020 ..................................................................................................................... 68 Bảng 3.4. Chỉ số bọ gậy Ae. aegypti và Ae. albopictus tại Thanh Hóa năm 2019 – 2020 ..................................................................................................................... 69 Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả xác định ổ bọ gậy nguồn muỗi Aedes tại các sinh cảnh ............................................................................................................................. 78 Bảng 3.6. Số lượng và tỷ lệ % của muỗi Ae. aegypti và Ae.albopictus trú đậu trong nhà và ngoài nhà tại các địa điểm nghiên cứu .................................................... 80 Bảng 3.7. Tỷ lệ sống sót trong quá trình phát triển từ trứng đến muỗi trưởng thành của Ae. aegypti và Ae. albopictus nuôi tại phòng thí nghiệm ............................. 84 Bảng 3.8. Thời gian hoàn thành chu kỳ phát triển của muỗi Ae. aegypti trong phòng thí nghiệm................................................................................................. 85 Bảng 3.9. Thời gian hoàn thành chu kỳ phát triển của muỗi Ae. albopitus trong điều kiện phòng thí nghiệm ................................................................................. 86
- x Bảng 3.10. Kết quả thử nghiệm đánh giá độ nhạy cảm của muỗi Ae.aegypti và Ae. albopictus chủng phòng thí nghiệm .................................................................... 90 Bảng 3.11. Tỷ lệ % muỗi chết sau thử nhạy cảm của muỗi Ae. aegypti với một số hóa chất diệt côn trùng tại Hà Nội và Thanh Hóa................................................... 91 Bảng 3.12. Tỷ lệ % muỗi chết sau thử nhạy cảm của muỗi Ae.albopictus với một số hóa chất diệt côn trùng tại các điểm nghiên cứu .................................................. 92 Bảng 3.13. Kiểu gen ở vị trí đột biến điểm 1016 và 1534 của muỗi Ae. aegypti ...... 93 Bảng 3.14. Kiểu gen ở vị trí đột biến điểm 1016 và 1534 của muỗi Ae.albopictus .. 94 Bảng 3.15. Kết quả thử nghiệm đánh giá hiệu lực của nến xua NIMPE đối với muỗi Aedes trong buồng thử 70cm x 70cm x 70cm ........................................... 96 Bảng 3.16. Kết quả thử nghiệm đánh giá hiệu lực của nến xua muỗi NIMPE đối với muỗi Aedes trong buồng thử Peet Grady. ..................................................... 97 Bảng 3.17. Hiệu lực xua muỗi Aedes của Nến xua muỗi NIMPE theo thời gian thắp trong buồng thử Peet Grady ........................................................................ 98 Bảng 3.18. Mật độ các loài muỗi Aedes tại xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia trước khi thử nghiệm .................................................................................................... 99 Bảng 3.19. Hiệu lực của nến xua muỗi NIMPE................................................ 100 Bảng 3.20.Số lượng phòng có muỗi ở lô thử nghiệm và lô đối chứng ............. 100 Bảng 3.21. Tác dụng không mong muốn của người tham gia thử nghiệm....... 101 Bảng 3.22. Tác dụng không mong muốn của nến thử nghiệm tại thực địa ...... 102
- xi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Bản đồ phân bố của muỗi Aedes trên thế giới.....................................10 Hình 1.2. Sơ đồ biểu diễn các tiểu đơn vị α- và β của VGSC ............................ 27 Hình 1.3. Nến xua muỗi NIMPE......................................................................... 36 Hình 2.1. Sơ đồ các địa điểm nghiên cứu tại Hà Nội và Thanh Hóa .................. 39 Hình 2.2. Đánh dấu chai đối chứng và chai thử nghiệm..................................... 50 Hình 2.3. Các bước tráng hóa chất......................................................................51 Hình 2.4. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu.................................................................... 64 Hình 3.1. Tỷ lệ bọ gậy Ae. aegypti thu được ở các loại DCCN khu vực ngoại thành Hà Nội, năm 2019 – 2020 ................................................................................... 71 Hình 3.2. Tỷ lệ bọ gậy Ae. albopictus thu được ở các loại DCCN khu vực ngoại thành Hà Nội, năm 2019 – 2020 ......................................................................... 71 Hình 3.3. Tỷ lệ bọ gậy Ae. aegypti thu được ở các DCCC khu vực giáp ranh tại Hà Nội, năm 2019 – 2020 ................................................................................... 72 Hình 3.4. Tỷ lệ bọ gậy Ae. albopictus thu được ở các DCCN khu vực giáp ranh tại Hà Nội, năm 2019 – 2020 .............................................................................. 73 Hình 3.5. Tỷ lệ bọ gậy Ae. aegypti thu được ở các DCCN khu vực nội thành tại Hà Nội, năm 2019 – 2020 ................................................................................... 73 Hình 3.6. Tỷ lệ bọ gậy Ae. albopictus thu được ở các DCCN khu vực nội thành tại Hà Nội, năm 2019 – 2020 .............................................................................. 74 Hình 3.7. Tỷ lệ bọ gậy Ae. aegypti thu được ở các DCCN tại thành phố Thanh Hóa, năm 2019 – 2020 ........................................................................................ 74 Hình 3.8. Tỷ lệ bọ gậy Ae. albopictus thu được từ các DCCN tại thành phố Thanh Hóa, năm 2019 – 2020 ........................................................................................ 75 Hình 3.9. Tỷ lệ bọ gậy Ae. albopictus thu được ở các DCCN tại huyện Hoằng Hóa, năm 2019 – 2020 ........................................................................................ 76
- xii Hình 3.10. Tỷ lệ bọ gậy Ae. aegypti thu được ở các DCCN tại huyện Tĩnh Gia, năm 2019 2020 .................................................................................................... 77 Hình 3.11. Tỷ lệ bọ gậy Ae. albopictus thu được ở các DCCN tại huyện Tĩnh Gia, năm 2019 – 2020 (vùng ven biển) ...................................................................... 77 Hình 3.12. Tỷ lệ % của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus trú đậu trong các không gian sinh hoạt tại Hà Nội và Thanh Hóa ............................................................. 81 Hình 3.13. Tỷ lệ % muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus trú đậu theo độ cao ở Hà Nội và Thanh Hóa năm 2019 – 2020 .................................................................. 82 Hình 3.14. Tỷ lệ % muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus trú đậu trên các loại giá thể tại Hà Nội và Thanh Hóa năm 2019 – 2020.................................................. 83 Hình 3.15. Khả năng sinh sản của muỗi Ae. aegypti và muỗi Ae.albopictus trong phòng thí nghiệm................................................................................................. 87 Hình 3.16. Thời gian sống của muỗi Ae. aegypti ................................................ 88 Hình 3.17. Thời gian sống của muỗi Ae. albopictus ........................................... 88 Hình 3.18. Hoạt động đốt mồi của muỗi Ae. aegypti và muỗi Ae.albopictus trong phòng thí nghiệm trong 24h ................................................................................ 89 Hình 3.19. Hình ảnh biểu thị đường cong tan chảy của kiểu gen đồng hợp tử Valine với đỉnh nóng chảy là 86,47±0,30C. .................................................................... 95 Hình 3.20. Hình ảnh biểu thị đường cong tan chảy của kiểu gen đồng hợp tử Cysteine với đỉnh nóng chảy là 84,65±0,20C ...................................................... 95
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do vi rút Dengue có thể gây ra đại dịch. Bệnh có tỷ lệ mắc, tử vong cao nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bệnh đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại vì bệnh do 4 chủng vi rút Dengue gây nên, được lây truyền từ người này sang người khác qua trung gian truyền bệnh là một số loài muỗi thuộc giống Aedes. Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết toàn cầu đã tăng gấp 30 lần trong 50 năm qua. Ước tính hiện nay, có đến 50 - 100 triệu ca mắc hàng năm tại hơn 100 quốc gia có dịch, gây nguy cơ cho gần một nửa dân số thế giới [1]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh và lên tới 4,2 triệu người vào năm 2019 [2]. Bệnh sốt xuất huyết phổ biến ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương, là những khu vực điểm nóng về các bệnh do muỗi truyền. Những khu vực này chiếm khoảng 75% tỷ lệ mắc và tử vong do sốt xuất huyết toàn cầu và Việt Nam là một trong những quốc gia chịu gánh nặng cao nhất [3]. Thành phố Hà Nội và Thanh Hóa nằm ở miền Bắc Việt Nam, có khí hậu cận nhiệt đới với 4 mùa rõ rệt. Hà Nội với 30 quận/huyện và thị xã, là một đô thị đông dân với khoảng tám triệu người. Hà Nội được coi là nơi có tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết đã gia tăng trong những thập kỷ gần đây với các đợt bùng phát xảy ra theo chu kỳ thường xuyên hơn. Nghiên cứu được thực hiện vào tháng 3 năm 2018 cho thấy véc tơ sốt xuất huyết, cả muỗi và ấu trùng, cũng tồn tại và phát triển trong tháng mùa lạnh, điều này cho thấy nguy cơ tiềm ẩn nhiễm sốt xuất huyết vào bất kỳ thời điểm nào trong năm ở Việt Nam [4]. Năm 2017, tại Thanh Hóa đã ghi nhận 3.374 ca bệnh SXHD, phân bố chủ yếu ở 03 huyện là Tĩnh Gia, huyện Hoằng Hóa và thành phố Thanh Hóa, trong đó huyện Tĩnh Gia của Thanh Hóa là nơi có nhiều ổ dịch sốt xuất huyết [5]. Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết Dengue chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vắc xin chưa được sử dụng rộng rãi và đang xin cấp phép. Do vậy, việc phòng chống
- 2 bệnh sốt xuất huyết chủ yếu dựa vào phòng chống muỗi truyền bệnh vào mùa dịch. Việc cập nhật thường xuyên về phân bố, tập tính, sinh học, sinh thái có ý nghĩa hết sức cần thiết, làm cơ sở để hiểu biết và đề xuất các biện pháp phòng chống véc tơ thích hợp [6], [7], [8]. Can thiệp véc tơ chủ yếu dựa trên hóa chất diệt côn trùng thường được sử dụng để phun kiểm soát quần thể muỗi trưởng thành khi có dịch sốt xuất huyết xảy ra [9]. Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất để phòng chống muỗi và côn trùng gây hại chưa được kiểm soát chặt chẽ, côn trùng và muỗi phát triển tính kháng hóa chất, đặc biệt các loài muỗi thuộc giống Aedes [10], [11]. Muỗi Aedes xuất hiện một số cơ chế kháng hóa chất diệt côn trùng, khiến chúng ít nhạy cảm với hóa chất [12], [13], [14]. Những thay đổi về tình trạng nhạy cảm với hóa chất sẽ ảnh hưởng đến các quyết định về chiến lược phòng chống dịch bệnh. Do vậy, tìm ra các biện pháp tích hợp, phù hợp từng vùng cùng sử dụng hóa chất diệt côn trùng để diệt muỗi, như hương xua, kem xua, nến xua để phòng chống muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue hiệu quả hơn cần đánh giá tại thực địa. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: ‘‘Nghiên cứu phân bố, đặc điểm sinh học, sinh thái, độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của Aedes và hiệu lực của nến xua muỗi NIMPE tại Hà Nội và Thanh Hóa’’, với 03 mục tiêu sau: 1. Xác định phân bố, một số đặc điểm sinh học, sinh thái của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus tại một số quận huyện thành phố Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa năm 2019-2020. 2. Xác định độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus tại các điểm nghiên cứu. 3. Đánh giá hiệu lực của nến xua muỗi NIMPE đối với Aedes aegypti và Aedes albopictus tại phòng thí nghiệm và trên thực địa tỉnh Thanh Hóa, năm 2020.
- 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Bệnh sốt xuất huyết Dengue 1.1.1. Vai trò truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm vi rút gây ra bởi bốn loại huyết thanh khác biệt về mặt kháng nguyên (DENV-1, DENV-2, DENV-3 và DENV-4). Nó phổ biến ở hơn một trăm quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ, nơi điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thuận lợi cho sự sinh sôi nảy nở của muỗi truyền bệnh [15]. Vi rút gây bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) thuộc giống Flavivirus, họ Flaviviridae và được lây truyền theo đường máu qua trung gian truyền bệnh chủ yếu bởi muỗi cái Ae. aegypti, muỗi cái Ae.albopictus có vai trò thứ yếu. Sau khi muỗi đốt, vi rút Dengue xâm nhập cơ thể và nằm trong các tế bào đơn nhân lớn. Các đại thực bào này tập trung nhiều ở hạch bạch huyết khu vực, trong các tế bào Kupffer và mảng Payer [16]. Cơ thể xuất hiện phản ứng chống lại các đại thực bào bị nhiễm vi rút, qua cơ chế kết hợp kháng nguyên – kháng thể và kích thích quá trình hoạt hóa bổ thể. Qua quá trình này giải phóng ra các chất trung gian gây viêm như protease, thành phần bổ thể hoạt hóa và các cytokine khác, từ đó dẫn đến 2 rối loạn sinh bệnh học chủ yếu là thoát huyết tương và rối loạn đông máu [17]. Khi muỗi cái Aedes hút máu người bị nhiễm vi rút Dengue, vi rút Dengue theo máu tới dạ dày của muỗi sau đó vi rút phát triển rồi nhân lên lây nhiễm vào tuyến nước bọt của muỗi. Muỗi cái Aedes truyền vi rút Dengue trong lần hút máu tiếp theo [18]. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng tại thực địa và tại ổ dịch SXHD đang hoạt động, tỷ lệ Ae. aegypti bắt được dương tính với vi rút Dengue giao
- 4 động trong khoảng 1,33% - 12,7%, tùy thuộc vào khu vực bắt muỗi có phải là ổ dịch đang hoạt động hay không [19]. 1.1.2. Tình hình mắc sốt xuất huyết Dengue trên thế giới và Việt Nam 1.1.2.1. Tình hình mắc sốt xuất huyết Dengue trên thế giới Bệnh SXHD được mô tả trong cuốn Bách khoa toàn thư của y học Trung Quốc vào năm 420 sau Công Nguyên. Năm 1779 - 1780, bệnh SXHD đã được báo cáo lần đầu tiên ở Châu Á, Châu Phi và Bắc Mỹ [20]. Năm 1964, WHO đã thống nhất tên gọi của bệnh do vi rút Dengue là sốt xuất huyết Dengue [21]. Trước năm 1970, chỉ có 9 quốc gia đã trải qua dịch bệnh sốt xuất huyết nghiêm trọng. Hiện nay SXHD lưu hành ở hơn 100 quốc gia thuộc khu vực Châu Phi, Châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Các khu vực Châu Mỹ, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất [21]. Tỷ lệ mắc SXHD đã tăng đáng kể trên toàn thế giới trong những thập kỷ gần đây, tăng từ 505.430 trường hợp vào năm 2000 lên 5,2 triệu vào năm 2019 trên toàn cầu [22]. Trong năm 2022 trên toàn thế giới có hơn 3 triệu ca mắc SXHD với hơn 3 nghìn ca tử vong, xuất hiện ở cả 5 châu lục, phần lớn các trường hợp mắc nằm ở Nam Mỹ và Châu Á [23]. Năm 2023, số ca SXHD tăng đột biến bất ngờ, với hơn 6,5 triệu ca mắc và hơn 7300 ca tử vong liên quan đến SXHD được báo cáo tại khu vực Châu Mỹ, Đông Nam Á và các khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó Châu Á chiếm khoảng 70%: Bangladesh (321 000), Malaysia (111 400), Thái Lan (150 000) và Việt Nam (369 000); Châu Mỹ báo cáo có 4,5 triệu ca mắc, với 2300 ca tử vong [24]. 1.1.2.2. Tình hình mắc sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam Việt Nam là nước thuộc Đông Nam Á, nằm ở trung tâm vùng lưu hành bệnh SXHD. Điều kiện khí hậu của nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thích hợp với bệnh SXHD. Bệnh SXHD phổ biến khắp cả nước, miền Bắc bệnh
- 5 phát triển chủ yếu vào các tháng mùa hè, mùa thu, còn miền Nam nắng nóng quanh năm nên bệnh rải rác cả năm nhưng tập trung vào các tháng 6 – 11. Năm 1958, trường hợp SXHD đầu tiên được mô tả ở miền Bắc. Vụ dịch đầu tiên được báo cáo xảy ra ở miền Nam Việt Nam vào năm 1960, khiến 116 người tử vong [25]. Cho đến nay, bệnh SXHD tăng dần và lan rộng ra khắp cả nước, từ các thành phố đông dân lan về các thị trấn nông thôn, nhưng thay đổi theo từng năm hay từng vùng miền do sự biến đổi của khí hậu, quá trình đô thị hóa…. [5]. Ở những vùng núi xa xôi hẻo lánh cao nguyên biên giới phía Bắc (Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên ...) không thấy bệnh xuất hiện, kể cả những năm có dịch lớn. Năm 1975 một vụ dịch SXHD rất lớn lan rộng khắp miền Nam, sau đó lan ra miền Bắc [5]. Trong giai đoạn từ 1998 - 2020 tại miền Bắc, trung bình mỗi năm ghi nhận 8.683 trường hợp mắc, trong đó chỉ có từ 1 - 2 trường hợp tử vong. Năm 2017 có số mắc cao nhất trong lịch sử ghi nhận của hệ thống giám sát với 55.531 trường hợp mắc, 7 trường hợp tử vong. Số mắc và tử vong do SXHD chủ yếu tại khu vực Đồng bằng sông Hồng (chiếm 72,6% ca mắc toàn khu vực). Lứa tuổi mắc nhiều nhất là người trưởng thành > 15 tuổi. Số ca mắc SXHD đang gia tăng theo từng năm và có chu kỳ khoảng 10 năm lại có một năm ghi nhận số mắc tăng cao. Số ca mắc SXHD gia tăng vào các tháng 6 đến tháng 11 tuy nhiên vẫn xuất hiện rải rác tại tất cả các tháng trong năm [26]. Ở khu vực miền Nam từ năm 2001 đến 2020, số mắc SXHD trung bình hàng năm là 64.153 ca SXHD /năm, so với giai đoạn 1986 đến 1998, số ca mắc SXHD trung bình tăng hơn 25%. Sau thời điểm bùng phát dịch lớn vào năm 1998 thì số ca mắc giảm thấp dưới 100 ca/100.000 dân và tiếp tục giảm vào các năm sau đó, đạt mức thấp nhất vào năm 2002 với 77 ca/100.000 dân. Từ năm 2014 đến năm 2019 số mắc liên tục gia tăng với tốc độ nhanh chóng, đạt đỉnh năm 2019 với 440 ca/100.000 dân, cao gấp 6,1 lần so với năm 2014 và tương
- 6 đương với trận dịch lớn nhất từng ghi nhận năm 1998. Năm 2020 ghi nhận sự giảm mạnh về số ca mắc so với năm 2019 nhưng vẫn tương đương mức trung bình trong 20 năm qua. Số mắc SXHD trong vòng 20 năm qua thể hiện chu kỳ từ 5 - 6 năm, số ca SXHD sẽ tăng cao và lập đỉnh. Tỉ lệ lưu hành của vi rút DENV-1 bắt đầu gia tăng từ năm 2002 và đạt đỉnh vào năm 2017. Kể từ năm 2007 đến 2020 DENV-1 luôn là týp lưu hành cao tại khu vực phía Nam. Týp vi rút DENV-4 lưu hành ưu thế vào năm 2001. Sau đó tỉ lệ lưu hành của týp vi rút này giảm dần đến năm 2011 mới có sự gia tăng trở lại và duy trì ở mức độ thấp từ 2011 đến 2020. Vi rút DENV-2 gia tăng và đạt đỉnh năm 2005. Sau 2005, týp vi rút này giảm mạnh. Đến giai đoạn 2018 - 2020 thì vi rút DENV-2 có sự gia tăng đột biến, trở thành túyp vi rút ưu thế trong 2 năm gần đây. Vi rút DENV-3 từ năm 2017 - 2020 hầu như không ghi nhận [27]. 1.1.2.3. Tình hình mắc sốt xuất huyết Dengue tại địa điểm nghiên cứu Thành phố Hà Nội là điểm nóng về bệnh SXHD ở toàn bộ khu vực phía Bắc của nước ta. Điển hình năm 2009, tại Hà Nội có 16.263 ca bệnh SXHD chiếm 87% tổng số ca bệnh SXHD toàn khu vực phía Bắc [28]. Giai đoạn 2016 - 2017 có tổng số 44.064 trường hợp bệnh SXHD (năm 2016 có 6.413 trường hợp bệnh, trường hợp tử vong không; năm 2017 có 37.651 trường hợp bệnh, với 7 trường hợp tử vong, số trường hợp mắc SXHD gấp 4 lần, số trường hợp nhập viện tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước) [29]. Diễn biến dịch sốt xuất huyết năm 2017 tại Hà Nội phức tạp, chu kỳ dịch có sự thay đổi bất thường, thể hiện qua số mắc tăng nhanh và cao, sớm hơn so với chu kỳ dịch những năm trước từ 2-3 tháng. Mặt khác, dịch bệnh diễn biến trên diện rộng. Tuy số mắc vẫn tập trung ở khu vực trọng điểm về sốt xuất huyết như những năm trước, nhưng đã có xu hướng lan sang các huyện ngoại thành như: Huyện Thường Tín, Huyện
- 7 Hoài Đức, Huyện Đông Anh... Ngoài ra, năm 2017, Hà Nội xuất hiện nhiều ổ dịch phức tạp có quy mô xã, phường với số bệnh nhân tăng cao [30]. Tại Thanh Hóa, tình hình SXHD tăng cao năm 2016, toàn tỉnh ghi nhận 171 ca bệnh mắc SXHD, trong đó có 109 trường hợp ca bệnh ngoại lai, 62 trường hợp ca bệnh mắc tại địa phương. Năm 2017, đã ghi nhận 3.374 trường hợp ca bệnh SXHD, trong đó có 349 trường hợp ca bệnh nội địa (chiếm 10,34%) và 3.025 trường hợp ca bệnh ngoại lai (chiếm 89,66%). Các ca bệnh nội địa được ghi nhận tập trung ở 10 điểm nóng của dịch SXHD, số mắc còn lại phân bố rải rác ở 115 xã thuộc 21 huyện/thị xã/thành phố. Tỷ lệ trẻ ≤ 15 tuổi mắc SXHD nội địa chiếm 41,54% của tỉnh, phân bố chủ yếu tại 03 huyện gồm Tĩnh Gia: 50 trường hợp ca bệnh; thành phố Thanh Hóa: 39 trường hợp ca bệnh; Hoằng Hóa: 14 trường hợp ca bệnh. Đối với 02 huyện Tĩnh Gia và Hoằng Hóa, các trường hợp ca bệnh ≤ 15 tuổi được ghi nhận tập trung tại các ổ dịch như xã Hải Bình, xã Hải Thanh và xã Hoằng Thanh, riêng thành phố Thanh Hóa các trường hợp ca bệnh ≤ 15 tuổi chủ yếu là những trường hợp bệnh tản phát [5]. 1.1.3. Vị trí phân loại muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus Trên thế giới có khoảng 3.500 loài muỗi được chia thành 39 giống và 135 phân giống. Giống Aedes (Diptera: Culicidae) có khoảng 700 loài và chia thành nhiều phân giống. Ở Viêt Nam, thống kê 205 loài muỗi đã được mô tả trong đó có 67 loài Aedes [31]. Hai loài muỗi thuộc giống Aedes là Ae. aegypti và Ae. albopictus xuất hiện phổ biến có vị trí phân loại [32]: Giới: Động vật (Animalia) Ngành: Chân khớp (Arthropoda) Lớp: Côn trùng (Insecta) Bộ: Hai cánh (Diptera) Họ: Muỗi (Culicidae) Phân họ: Muỗi thường (Culicinae)
- 8 Tộc: Aedini Giống: Aedes Loài: Ae. aegypti Linnaeus, 1762 Ae. albopictus Skuse, 1894 1.2. Phân bố của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Đặc điểm phân bố của muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus Muỗi Aedes phân bố ở những vùng nhiệt đới và ôn đới giữa 350 vĩ tuyến Bắc và 350 vĩ tuyến Nam giới hạn bằng đường đẳng nhiệt 100C, có thể có mặt ở độ cao từ 0 đến 1200m [33]. Độ cao là một yếu tố quan trọng làm hạn chế sự phân bố của Ae. aegypti và Ae. albopictus. Ví dụ, ở Ấn Độ phạm vi thích hợp cho Ae. aegypti và Ae. albopictus sinh sống là nơi có độ cao từ 0 đến 1000 m so với mực nước biển. Trong khoảng dưới 500 m, mật độ quần thể muỗi là lớn hoặc vừa, còn ở vùng núi có độ cao trên 500 m thì mật độ muỗi thấp. Ở các nước Đông Nam Á, độ cao từ 1000-1500 m là những nơi hạn chế sự có mặt của Ae.aegypti. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới cho thấy muỗi Ae. aegypti chủ yếu phân bố ở các điểm dân cư và các thành phố thuộc miền Duyên Hải. Ở một số nơi thuộc Châu Phi và Châu Mỹ còn gặp muỗi Ae.aegypti ở một số điểm dân cư thuộc vùng núi cao trên 1500m [34]. Muỗi Aedes có khả năng phát tán chủ động và bị động. Khả năng phát tán chủ động của Aedes rất thấp, chúng bay chậm, bay xa trong khoảng cách dưới 100m xung quanh ổ bọ gậy (loài Ae. aegypti trung bình 35,3m; tối đa 100m), loài Ae. albopictus có thể bay xa dưới 200m (trung bình 50,6m; tối đa 180m). Tuy nhiên, đã có nghiên cứu cho thấy loài muỗi này có thể phát tán xa và rộng trong khoảng 800m và hơn nữa chủ yếu nhờ các phương tiện giao thông như: sự chuyên chở các dạng muỗi trưởng thành và bọ gậy bằng những phương tiện chuyên chở nhanh (xe lửa, máy bay, tàu…). Khả năng bay xa của Ae. aegypti và

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng và sinh tổng hợp Cyclooligomer depsipeptide của nấm ký sinh côn trùng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Copia và Vườn quốc gia Xuân Sơn
218 p |
35 |
10
-
Luận án Tiến sĩ Côn trùng học: Thực trạng véc tơ sốt xuất huyết Dengue, mối tương quan giữa khí hậu với chỉ số véc tơ và số mắc sốt xuất huyết dengue tại 4 tỉnh miền Bắc Việt Nam (2016-2017)
154 p |
45 |
9
-
Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Mâu thuẫn giữa học sinh Trung học phổ thông và cha mẹ trong giai đoạn hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội)
204 p |
20 |
7
-
Luận án Tiến sĩ Côn trùng học: Nghiên cứu lan truyền sốt rét dai dẳng liên quan đến muỗi truyền bệnh sốt rét và hiệu lực của nến có transfluthrin xua diệt muỗi ở huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hòa (2016-2019)
160 p |
11 |
7
-
Luận án Tiến sĩ Côn trùng học: Nghiên cứu thành phần loài, phân bố, tập tính, vai trò truyền sốt rét của muỗi Anopheles và hiệu lực của kem xua, hương xua diệt muỗi NIMPE tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, 2017-2019
157 p |
56 |
6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Côn trùng học: Nghiên cứu thành phần loài, phân bố, tập tính, vai trò truyền sốt rét của muỗi Anopheles và hiệu lực của kem xua, hương xua diệt muỗi NIMPE tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, 2017-2019
26 p |
59 |
5
-
Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu tổng hợp một số pheromone côn trùng dạng alcohol chứa nhóm methyl liền kề và (Z)-alken-1-ol
147 p |
9 |
5
-
Luận án Tiến sĩ Côn trùng học: Nghiên cứu thành phần các loài côn trùng bắt mồi trên một số cây công nghiệp ở Tây Nguyên, đặc điểm sinh học, sinh thái của hai loài Rhynocoris fuscipes và Euagoras plagiatus
160 p |
17 |
4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Côn trùng học: Thực trạng véc tơ sốt xuất huyết Dengue, mối tương quan giữa khí hậu với chỉ số véc tơ và số mắc sốt xuất huyết Dengue tại 4 tỉnh miền bắc Việt Nam (2016-2017)
23 p |
61 |
4
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hiệu quả điều trị bệnh do ấu trùng Gnathostoma spp. bằng albendazole và ivermectin tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (2017-2020)
165 p |
11 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Côn trùng học: Nghiên cứu thành phần các loài côn trùng bắt mồi trên một số cây công nghiệp ở Tây Nguyên, đặc điểm sinh học, sinh thái của hai loài Rhynocoris fuscipes và Euagoras plagiatus
27 p |
7 |
3
-
Luận án Tiến sĩ Côn trùng học: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của ve sầu (Hemiptera: Cicadidae) ở khu vực Tây Bắc, Việt Nam
226 p |
16 |
3
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ trên bệnh nhân ấu trùng sán lợn ở não và kết quả điều trị bằng albendazol và praziquantel
175 p |
17 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hình ảnh cộng hưởng từ trên bệnh nhân ấu trùng sán lợn ở não và kết quả điều trị bằng albendazol và praziquantel
31 p |
14 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu phân bố, đặc điểm sinh học, sinh thái, độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của Aedes và hiệu lực của nến xua muỗi NIMPE tại Hà Nội và Thanh Hóa
27 p |
2 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Côn trùng học: Nghiên cứu thành phần loài, mật độ, tập tính muỗi anopheles, tỷ lệ nhiễm Plasmodium spp. trên véc tơ chính và chỉ điểm gen kháng thuốc của Plasmodium falciparum tại bốn tỉnh Tây Nguyên
28 p |
1 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Anh: Phân tích đa phương thức ẩn dụ ý niệm trong quảng cáo đồ uống của Hoa Kỳ và Việt Nam
24 p |
1 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
