intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình kiến trúc tổng thể cho các trường đại học khối Sư phạm Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:199

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án này là nghiên cứu khả năng áp dụng và đề xuất mô hình EA trong các trường đại học khối Sư phạm tại Việt Nam nhằm hỗ trợ các trường để xây dựng hệ thống thông tin tổng thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại và có thể thích ứng được xu hướng chuyển đổi số trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu mô hình kiến trúc tổng thể cho các trường đại học khối Sư phạm Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------------------------- NGUYỄN DUY HẢI NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH KIẾN TRÚC TỔNG THỂ CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI SƯ PHẠM VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ HÀ NỘI - 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------------------------- NGUYỄN DUY HẢI NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH KIẾN TRÚC TỔNG THỂ CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI SƯ PHẠM VIỆT NAM Chuyên ngành: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ Mã số: 9340405 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ VĂN NĂM HÀ NỘI - 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Nghiên cứu sinh Nguyễn Duy Hải
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể các thầy, cô giáo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhất là tập thể cán bộ, giảng viên của Viện Công nghệ thông tin và Kinh tế số, Viện Đào tạo Sau đại học - nơi tác giả đã học tập, nghiên cứu và được trưởng thành. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Văn Năm – người đã tận tụy hướng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án này. Tác giả xin được gửi lời cảm ơn trân thành đến Lãnh đạo Vụ, Cục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lãnh đạo các đơn vị thuộc các Trường Đại học đã giúp đỡ, cung cấp thông tin và chia sẻ các vấn đề trong quản trị đại học, tin học hóa và chuyển đổi số đối với giáo dục đại học Việt Nam. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tập thể Lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, lãnh đạo và cán bộ thuộc các Phòng, Ban chức năng của Nhà trường đã cung cấp thông tin, góp ý và tạo điều kiện để tác giả thực hiện nghiên cứu và thực nghiệm. Tác giả chân thành cảm ơn các đồng nghiệp thuộc Trung tâm Công nghệ Thông tin, Khoa Công nghệ Thông tin của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội về sự công tác, chia sẻ và đóng góp trong các hoạt động thực nghiệm của nghiên cứu. Đặc biệt, xin được gửi lời tri ân yêu thương đến gia đình, bạn bè và người thân đã thường xuyên động viên khích lệ để tác giả hoàn thành luận án này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Nghiên cứu sinh Nguyễn Duy Hải
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT...........................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................. viii DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA ......................................................................ix PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Giới thiệu tóm tắt luận án ..................................................................................... 1 2. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................. 5 4. Khung lý thuyết nghiên cứu .................................................................................. 6 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 7 6. Phương pháp và cách tiếp cận .............................................................................. 7 7. Những đóng góp của luận án .............................................................................. 13 8. Cấu trúc của luận án............................................................................................ 14 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN .. 15 1.1. Kiến trúc tổng thể ............................................................................................. 15 1.1.1. Định nghĩa và các khái niệm ........................................................................ 15 1.1.3. EA và các vấn đề công nghệ có liên quan .................................................... 24 1.1.4. EA và giáo dục đại học ................................................................................. 26 1.2. Tổng quan về việc áp dụng EA ........................................................................ 28 1.2.1. Tình hình áp dụng EA và các nghiên cứu liên quan..................................... 28 1.2.2. Quy trình xây dựng EA ................................................................................ 29 1.2.3. Tình hình áp dụng EA trên các nước trên thế giới ....................................... 30 1.2.4. Thực trạng áp dụng EA ở Việt Nam............................................................. 31 1.2.5. Tình hình áp dụng EA tại các trường đại học ở Việt Nam ........................... 31 1.3. Ứng dụng CNTT trong các trường đại học ở Việt Nam................................ 33 1.3.1. Quan điểm chỉ đạo về UD CNTT trong HEIs .............................................. 33 1.3.2. Thực trạng UDCNTT trong các trường đại học ở Việt Nam ....................... 34
  6. iv 1.4. Xu hướng ứng dụng CNTT trong các trường đại học ................................... 36 1.4.1. Sự chuyển biến của HEIs trong giai đoạn hiện nay ..................................... 36 1.4.2. Mô hình tổ chức hoạt động của trường đại học và doanh nghiệp ................ 37 1.5. Các giải pháp quản lý trường đại học trên thế giới. ...................................... 41 1.6. Một số giải pháp quản lý trường đại học ở Việt Nam ................................... 43 1.7. Xu hướng UD CNTT trong đào tạo giáo viên ................................................ 44 CHƯƠNG 2 MÔ HÌNH KIẾN TRÚC TỔNG THỂ ÁP DỤNG TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI SƯ PHẠM VIỆT NAM .............................................. 48 2.1. Áp dụng kiến trúc tổng thể trong các trường đại học Sư phạm ................... 48 2.2. Các lý thuyết về mô hình áp dụng công nghệ hiện nay ................................. 50 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng EA trong các trường đại học Sư phạm tại Việt Nam ............................................................................................. 51 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 51 2.3.2. Phương pháp thực hiện ................................................................................. 57 2.3.3. Mô tả dữ liệu khảo sát .................................................................................. 58 2.3.4. Kết quả phân tích dữ liệu.............................................................................. 59 2.3.5. Đề xuất mô hình EA trong các trường đại học khối Sư phạm ..................... 62 2.4. Phát triển mô hình EA cho các trường đại học khối Sư phạm ..................... 65 2.4.1. Xây dựng khung tầm nhìn kiến trúc ............................................................. 66 2.4.2. Xây dựng kiến trúc nghiệp vụ ...................................................................... 67 2.4.3. Xây dựng kiến trúc dữ liệu ........................................................................... 69 2.4.4. Xây dựng kiến trúc ứng dụng ....................................................................... 70 2.4.5. Xây dựng kiến trúc công nghệ...................................................................... 73 2.4.6. Xây dựng kiến trúc dịch vụ .......................................................................... 75 CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM MÔ HÌNH KIẾN TRÚC TỔNG THỂ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI................................................................ 78 3.1. Căn cứ lựa chọn thực nghiệm .......................................................................... 78 3.2. Kịch bản thực nghiệm....................................................................................... 80 3.3. Kiến trúc hệ thống thông tin cở sơ .................................................................. 81 3.4. Xây dựng kiến trúc hệ thống thông tin tổng thể ............................................ 82 3.5. Thực nghiệm với bài toán KPIs ....................................................................... 90 3.5.1. Kiến trúc nghiệp vụ ...................................................................................... 93 3.5.2. Kiến trúc dữ liệu ........................................................................................... 97
  7. v 3.5.3. Kiến trúc ứng dụng ....................................................................................... 98 3.5.4. Kiến trúc lớp dịch vụ trục tích hợp ............................................................... 99 3.5.5. Kiến trúc công nghệ....................................................................................100 3.6. Đánh giá hiệu quả thực nghiệm .....................................................................102 KẾT LUẬN ................................................................................................................104 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ...............................................109 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................110 PHỤ LỤC ...................................................................................................................123 PHỤ LỤC I: MÔ TẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU...........................123 PHỤ LỤC II: MÔ TẢ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .............................................154
  8. vi DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Từ STT Tiếng Việt Tiếng Anh viết tắt Architecture Development 1. ADM Phương pháp phát triển kiến trúc Method Application Programming 2. API Giao diện lập trình ứng dụng Interface 3. BA Phân tích nghiệp vụ Business Analysis 4. BP Tiến trình nghiệp vụ Business Process 5. BPA Phân tích tiến trình tác nghiệp Business Process Analysis Business Process 6. BPM Quản lý tiến trình tác nghiệp Management Tái cấu trúc quy trình kinh doanh/nghiệp Business Process 7. BPR vụ Reengineering 8. CĐS Chuyển đổi số Digital Transformation 9. CSDL Cơ sở dữ liệu Database 10. CNTT Công nghệ thông tin Information Technology Information and 11. CNTT-TT Công nghệ thông tin và truyền thông Communications Technology 12. ĐHSP Đại học Sư phạm Pedagogical University Hanoi National University of 13. ĐHSPHN Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Education 14. EA Kiến trúc tổng thể Enterprise Architechture 15. EIS Hệ thống thông tin tổng thể Enterprise Information System Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh 16. ERP Enterprise Resource Planning nghiệp 17. GDĐH Giáo dục đại học Higher Education 18. HEI Các tổ chức giáo dục đại học Higher Education Institutions
  9. vii Từ STT Tiếng Việt Tiếng Anh viết tắt 19. IT Công nghệ thông tin Information Technology 20. IS Hệ thống thông tin Information System 21. NAC Hệ thống quản lý truy cập mạng Network Access Controller 22. NAT Hệ thống chuyển đổi địa chỉ mạng Network Address Translation 23. SOA Kiến trúc ứng dụng theo hướng dịch vụ Service-oriented architecture Teacher Education Institution 24. TEIDI Bộ chỉ số phát triển trường sư phạm Development Index The Open Group Architecture 25. TOGAF Khung Kiến trúc tổng thể Framework Applied of Information 26. UDCNTT Ứng dụng Công nghệ thông tin Technology United Nations Educational Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa 27. UNESCO Scientific and Cultural của Liên hiệp quốc Organization 28. URP Mô hình quản lý toàn diện trường đại học University Resource Planning 29. VMware Hệ thống phần mềm máy ảo Virtual Machine ware Virtual Machine ware High 30. VmwareHA Máy chủ ảo hiệu năng cao Availability
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tổng hợp số liệu thực trang UD CNTT trong các trường đại học ................ 34 Bảng 1.2. So sánh mô hình tổ chức của trường đại học và doanh nghiệp .................... 37 Bảng 2.1. Giá trị Cronbach’s Alpha của bộ cung cụ khảo sát ....................................... 56 Bảng 2.2. Mô tả dữ liệu khảo sát ................................................................................... 58 Bảng 2.3. KMO and Bartlett's Test ............................................................................... 59 Bảng 2.4. Kết quả phân tương quan của các biến trong mô hình nghiên cứu ............... 59 Bảng 2.5. Kết quả phân tích hồi quy đa biến ................................................................ 60 Bảng 2.6. Kết quả phân tích ANOVA cho biên phụ thuộc ........................................... 60 Bảng 2.7. Kết quả phân tích hồi quy của các biến trong mô hình nghiên cứu .............. 61 Bảng 2.8. Giải pháp cho các tồn tại của ứng dụng hiện tại. .......................................... 70 Bảng 3.1. Kết quả đánh giá theo chỉ số TEIDI của Trường ĐHSP Hà Nội. ................. 79 Bảng 3.2. Các tác nhân tham gia hệ thống thông tin của trường đại học sư phạm ....... 83
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA Hình 1. Khung lý thuyết của luận án ............................................................................... 7 Hình 2. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 11 Hình 3. Tiến trình nghiên cứu của luận án .................................................................... 12 Hình 1.1. Các thành phần của kiến trúc tổng thể .......................................................... 17 Hình 1.2. Khung nội dung kiến trúc tổng thể TOGAF được Việt hóa .......................... 19 Hình 1.3. Phương pháp phát triển EA theo ADM ......................................................... 20 Hình 1.4. Lược đồ mô tả Khung ZACHMAN .............................................................. 22 Hình 1.5. Lược đồ mô tả Khung ITI-GAF .................................................................... 23 Hình 1.6. Mô hình Rubic của Khung ITI-GAF ............................................................. 23 Hình 1.7. Mô hình quản trị đại học ............................................................................... 27 Hình 1.8. Quy trình xây dựng EA ................................................................................. 29 Hình 1.9. Mô hình tổ chức của các trường đại học Sư phạm tại Việt Nam .................. 40 Hình 1.10. Mô hình tổ chức của công ty cổ phần theo luật Doanh nghiệp ................... 41 Hình 2.1. Khung kiến trúc tổng thể của giáo dục đại học theo TOGAF ....................... 48 Hình 2.2. Mô hình lý thuyết của nghiên cứu (tác giả đề xuất) ...................................... 55 Hình 2.3. Mô hình EA đề xuất cho các trường đại học Sư phạm tại Việt nam ............. 63 Hình 2.4. Kết quả phân tích đám mây từ khóa ............................................................. 67 Hình 2.5. Khung tầm nhìn HEEA ................................................................................. 67 Hình 2.6. Kiến trúc nghiệp vụ (mức cao) của HEEA Sư phạm .................................... 68 Hình 2.7. Kiến trúc dữ liệu của HEEA Sư phạm .......................................................... 69 Hình 2.8. Các phần mềm ứng dụng trong quản lý trường đại học ................................ 72 Hình 2.9. Kiến trúc giao tiếp giữa các ứng dụng của HEEA Sư phạm ......................... 72 Hình 2.10. Kiến trúc ứng dụng của HEEA Sư phạm .................................................... 73 Hình 2.11. Kiến trúc công nghệ của HEEA Sư phạm ................................................... 74 Hình 2.12. Mô hình kiến trúc dịch vụ BIT-SOA của HEEA Sư phạm ......................... 76 Hình 3.1. Kiến trúc hệ thống thông tin của Trường ĐHSPHN ..................................... 82 Hình 3.2. Kiến trúc hệ thống thông tin tổng thể cho trường ĐHSPHN ........................ 88 Hình 3.3. Quy trình quản lý KPIs của giảng viên trường ĐHSPHN............................. 91 Hình 3.4. Quy trình đo lường KPIs của giảng viên trường ĐHSPHN .......................... 92 Hình 3.5. Kiến trúc nghiệp vụ trục tích hợp .................................................................. 94 Hình 3.6. Kiến trúc nghiệp vụ quản lý KPIs giảng viên ............................................... 94
  12. x Hình 3.7. Quy trình chuẩn hóa dữ liệu trục tích hợp ..................................................... 95 Hình 3.8. Quy trình xác định và quản lý KPIs của giảng viên ...................................... 96 Hình 3.9. Kiến trúc dữ liệu hệ thống quản lý KPIs của giảng viên ............................... 97 Hình 3.10. Kiến trúc ứng dụng (trục tích hợp) .............................................................. 98 Hình 3.11. Kiến trúc lớp ứng dụng (tổng thể) ............................................................... 99 Hình 3.12. Kiến trúc dịch vụ trục tích hợp (ESB) .......................................................100 Hình 3.13. Kiến trúc công nghệ...................................................................................101 Hình 3.14. Biều đồ giờ chuẩn trung bình của giảng viên trường ĐHSPHN ...............102 Hình 3.15. Biều đồ nhân sự tham gia tính KPIs của giảng viên .................................103
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu tóm tắt luận án Luận án tập trung giải quyết vấn đề về khả năng áp dụng và mô hình kiến trúc tổng thể (EA) trong các trường đại học khối Sư phạm ở Việt Nam. Hiện nay, hầu hết các trường đại học ở Việt Nam nói chung và các trường đại học khối Sư phạm nói riêng đều có một cơ sở hạ tầng công nghệ thông (CNTT) tin đã đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà trường trong xu thế chuyển đổi số (CĐS). Tuy nhiên, hệ thống CNTT ở các trường này lại thiếu tính chiến lược, không đồng bộ, chưa gắn kết được với quy trình nghiệp vụ cũng như khả năng thích ứng với sự thay đổi trong tương lai. Thực tế chỉ ra rằng, chưa có một mô hình hệ thống thông tin tổng thể (EIS) có tính chiến lược trong các trường đại học này. Điều này gây bất cập khi giải quyết các yêu cầu thay đổi quy trình, phân tích dữ liệu và hỗ trợ ra quyết định trong quản trị nhà trường. Kết quả nghiên cứu của luận án là chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng EA trong các trường đại học khối Sư phạm, từ đó đề xuất một mô hình EA trong các trường đại học này nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện về các quy trình nghiệp vụ, hệ thống thông tin, cơ sở hạ tầng và các yếu tố liên quan việc xây dựng các hệ thống thông tin quản trị nhà trường. Mô hình EA này sẽ giúp xây dựng chiến lược hệ thống công nghệ thông tin, tối ưu hóa quy trình làm việc, tăng cường tính nhất quán, giảm thiểu lãng phí đầu tư, từ đó có thể cải thiện hiệu suất và hiệu quả trong quản trị hệ thống CNTT. Tuy nhiên mô hình EA này cũng có thể áp dụng trong các trường đại học công lập ở Việt Nam (trừ các trường như: Các Đại học Quốc Gia, Đại học Vùng và các trường đại học đang chuyển đổi sang mô hình Đại học). Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng quan hóa tài liệu, diễn giải, quy nạp và hồi quy tuyến tính kết hợp với các phương pháp phát triển hệ thống thông tin. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi, cuộc phỏng vấn bán cấu trúc và báo cáo phân tích hiện trạng, sau đó được sử dụng để phân tích dữ liệu và phát triển mô hình nghiên cứu. Luận án cũng áp dụng khung kiến trúc TOGAF và phương pháp phát triển kiến trúc ADM, Kiến trúc hướng dịch vụ SOA để thiết kế kiến trúc tổng thể và thực nghiệm tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Luận án bao gồm 188 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận án được trình bày trong 03 chương. Chương 1 gồm 45 trang, trình bày về tổng quan nghiên cứu và những vấn đề có liên quan. Chương 2 gồm 30 trang, trình bày các kết quả về khả năng áp dụng, mô hình EA lý thuyết đề xuất để phát triển EA trong các trường đại học khối Sư phạm. Chương 3 gồm 30 trang, trình bày các kết quả thực
  14. 2 nghiệm tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ngoài ra, phần phụ lục có 45 trang, bao gồm các bảng hỏi, các kết quả phân tích dữ liệu, các biểu mẫu, sơ đồ quy trình nghiệp vụ và mô tả cấu trúc APIs ở lớp dịch vụ và danh mục các hệ thống thông tin cần thiết của các trường đại học khối Sư phạm Việt Nam. 2. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời đại hiện nay, sự tiến bộ của khoa học công nghệ, đặc biệt là CNTT có ảnh hưởng một cách toàn diện tới mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Có thể nói, CNTT cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại. Việc áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các tổ chức (bao gồm cả trường đại học), nhằm phát triển Chính phủ điện tử (e- Government), Văn phòng điện tử (e-Office), Đại học điện tử (e-University) và Doanh nghiệp điện tử (e-Business) đã trở thành một xu thế tất yếu trong nhiều quốc gia. Gần đây, EA (Enterprise Architechture) được coi là một công cụ chiến lược để xác định cấu trúc tổng thể và hoạt động của một tổ chức. EA bao gồm nhiều góc nhìn như kinh doanh, ứng dụng, thông tin và công nghệ, giúp các tổ chức hiểu về trạng thái hiện tại của mình và thúc đẩy mô hình CNTT mong muốn trong tương lai. Gartner dự đoán sau năm 2021, kiến trúc tổng thể sẽ giúp các tổ chức lập kế hoạch và thiết kế đổi mới công nghệ hướng tới dịch vụ số và gia tăng trải nghiệm của khách hàng (Gartner, 2021). Do đó, EA giúp các nhà lãnh đạo và quản lý công nghệ thông tin ra quyết định nhằm đạt được các giải pháp công nghệ mong muốn, loại bỏ sự trùng lặp của các ứng dụng và quy trình, cho phép khả năng tương tác và cải thiện sự phối hợp giữa kinh doanh và công nghệ thông tin. Tại Việt Nam, việc áp dụng EA đang trở thành một xu hướng quan trọng trong quản lý và phát triển tổ chức. Chính phủ đã giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử 1.0 năm 2016 và phiên bản 2.0 năm 2022. Đây là cơ sở để các Cơ quan, tổ chức xây dựng khung kiến trúc tổng thể của riêng mình, điển hình như: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015); Bộ Nội vụ (2018), Bộ Tài chính (2020), Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Đại học Quốc gia Hà Nội (2022). EA cung cấp một phương pháp toàn diện để định rõ cấu trúc tổ chức và mô hình hoạt động của hệ thống thông tin, từ đó giúp tăng cường hiệu quả và khả năng thích ứng của tổ chức với sự biến đổi trong môi trường nghiệp vụ (Nguyễn Việt Ái, 2013). Việc áp dụng EA trong các tổ chức đem lại nhiều lợi ích quan trọng: Đầu tiên, EA giúp định hình và tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, từ đó giảm thiểu sự lãng phí và tăng cường hiệu suất làm việc; Thứ hai, EA giúp đảm bảo tính tương thích và tương
  15. 3 tác giữa các hệ thống và ứng dụng trong tổ chức, từ đó tạo ra sự linh hoạt và khả năng chia sẻ thông tin hiệu quả; Thứ ba, EA giúp tạo ra một môi trường CNTT ổn định và bảo mật, từ đó giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn thông tin. Trường đại học là tổ chức nghiên cứu học thuật thuộc nhiều lĩnh vực khoa học và giáo dục chuyên nghiệp bậc đại học, theo Luật Giáo dục đại học năm 2018 thì trường đại học ở Việt Nam là cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo trình độ đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng. Trong trường đại học có các đơn vị thuộc, trực thuộc và các trường thành viên thực hiện các chức năng quản lý, hỗ trợ và thực hiện đào tạo. Trường đại học có quyền tự chủ xác định mục tiêu, cách thức quản lý riêng, tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật. Ở Việt Nam bao gồm khối các trường đại học công lập và khối các trường đại học ngoài công lập được tổ chức gồm hai mô hình Đại học và Trường đại học. Phạm vi của luận án này chỉ nghiên cứu trên các Trường đại học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của các trường đại học đã có nhiều kết quả tốt, tuy nhiên cũng đang gặp nhiều trở ngại như: hiện tượng “cát cứ” thông tin bên trong nội bộ, thiếu khả năng tích hợp hệ thống và liên kết thông tin tổng hợp báo cáo hỗ trợ ra quyết định, nhiều nền tảng phần mềm khác nhau, mỗi phần mềm quản lý một lĩnh vực riêng, chưa xây dựng được một cơ sở dữ liệu dung chung, quy trình xử lý nghiệp vụ còn nhiều tính thủ công và chưa chia sẻ được tài nguyên cho nhau. Hơn nữa, xây dựng đại học số là xu thế tất yếu của các trường đại học Việt Nam. Đại học số cũng là bước chuyển mình để đại học Việt Nam tiệm cận với giáo dục đại học trên thế giới. Tuy nhiên nhiều chuyên gia thừa nhận xây dựng đại học số tại nước ta còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, kinh phí, hay chưa có nguyên mẫu. Trong khi đó, các nước trên thế giới đã sử dụng EA làm cơ sở nền tảng trong việc chuyển đổi số và xây dựng đại học số (Rozoa và cộng sự, 2020). EA giúp các trường đại học xây dựng mô hình tổ chức, quy trình nghiệp vụ và hệ thống thông tin đáp ứng nhu cầu đào tạo và nâng cao công tác quản lý điều hành nhà trường. Áp dụng EA trong các trường đại học mang lại nhiều lợi ích, bao gồm tăng cường hiệu suất quản lý, cải thiện trải nghiệm học tập cho sinh viên, nâng cao khả năng cạnh tranh và đáp ứng xu hướng phát triển trong giáo dục (Tô Hồng Nam, 2022). Việc thúc đẩy áp dụng EA trong giáo dục đại học là một hướng đi quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo và đóng góp vào sự phát triển bền vững của giáo dục đại học Việt Nam.
  16. 4 Các trường đại học Sư phạm ở Việt Nam thuộc khối các trường đại học công lập, có nhiệm vụ đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện của giáo dục Việt Nam. Xây dựng mối liên kết trách nhiệm giữa trường Sư phạm và trường phổ thông có ý nghĩa quan trọng then chốt trong quá trình trong đào tạo nghề cho sinh viên Sư phạm và bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ nhà giáo nước nhà. Trường phổ thông là nơi giúp sinh viên có cơ hội để hiểu biết thực tế nhà trường nơi mà họ sẽ làm việc sau khi tốt nghiệp; nơi sinh viên vận dụng những kiến thức lí thuyết đã học vào trong chính hành động của bản thân; nơi mang lại cho sinh viên những hiểu biết về thực tiễn và gắn địa phương với bối cảnh cụ thể. Trong bối cảnh hiện nay, trường đại học Sư phạm hỗ trợ các trường phổ thông trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. UNESCO khuyến cáo: “Thầy giáo phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục nhiều hơn là những chuyên gia truyền đạt kiến thức”; Hội nghị Paris về giáo dục đưa ra quan niệm “nhà giáo mới” ở đại học: “Phải làm chủ được môi trường công nghệ thông tin và truyền thông mới, đồng thời phải chuẩn bị về mặt tâm lý cho một sự thay đổi cơ bản về vai trò của họ”. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng trong lĩnh vực giáo dục, quá trình quốc tế hóa, giảm tài trợ từ chính phủ, sự xuất hiện của công nghệ giáo dục mới và những yêu cầu mới về đảm bảo chất lượng giáo dục thì việc phát triển hệ thống thông tin tổng thể (EIS) để hỗ trợ quản lý trong các trường đại học Sư phạm trở nên cấp bách hơn. Tuy nhiên từ kết quả khảo sát năm 2018 cho thấy, có 89% đơn vị triển khai phần mềm quản lý đào tạo, 53% số đơn vị sử dụng phần mềm quản lý nhân sự, 53% số đơn vị áp dụng, các hệ thống thi trắc nghiệm (55%), hệ thống học liệu số (55%) đơn vị ứng dụng. 71% ứng dụng phần mềm quản lý điều hành, công văn đi đến, 44% số đơn vị triển khai hệ thống quản lý điều hành văn bản điện tử (e- office), nhìn chung có nhiều hệ thống thông tin trong các trường đại học này chưa đạt được các mục tiêu của tổ chức do thiết kế hệ thống không tốt, thiếu tính nhất quán và khả năng mở rộng, chưa gắn kết với các mục tiêu chiến lược của nhà trường. Ngoài ra, sau đại dịch COVID-19, việc UDCNTT trong lĩnh vực giáo dục vào đào tạo được đạt được nhiều kết quả quan trọng. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về Giáo dục đại học (GDĐH) phục vụ kiểm định, đánh giá, quản lý, giám sát và đáp ứng nhu cầu thông tin cho cá nhân, tổ chức có liên quan. Theo đó, mô hình tổng thể được đề xuất gồm có 12 CSDL thành phần, bao gồm: Cơ sở đào tạo, Ngành đào tạo, Chương trình đào tạo, Tuyển sinh, Đội ngũ cán bộ giảng viên, Người học, Văn bằng, Cơ sở vật chất, Tài chính - đầu tư, Nghiên cứu khoa học, Hợp tác quốc tế, Hợp tác doanh nghiệp. Vì vậy, các trường đại học Sư phạm có vai trò quan trọng trong việc tích hợp hệ thống thông tin, kết nối với cơ sở
  17. 5 dữ liệu Quốc gia về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên phổ thông để dự báo, đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo nước nhà là việc làm cần thiết. Vì những lý do và bối cảnh trên, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu mô hình kiến trúc tổng thể cho các trường đại học khối Sư phạm Việt Nam” để thực hiện nghiên cứu và học nghiên cứu sinh tại Viện đào tạo Sau đại học, Viện Công nghệ thông tin và Kinh tế số của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Nghiên cứu này có thể giúp các trường đại học Sư phạm Việt Nam áp dụng EA để lập kế hoạch chiến lược hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục trong tương lai. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án này là nghiên cứu khả năng áp dụng và đề xuất mô hình EA trong các trường đại học khối Sư phạm tại Việt Nam nhằm hỗ trợ các trường để xây dựng hệ thống thông tin tổng thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại và có thể thích ứng được xu hướng chuyển đổi số trong tương lai. Vì vậy, nghiên cứu sẽ tập trung giải quyết ba vấn đề, đó là: Nhận diện các yếu tố hưởng đến việc áp dụng EA trong các trường đại học Sư phạm tại Việt Nam. Đề xuất mô hình EA phù hợp cho các trường đại học Sư phạm tại Việt Nam. Đề xuất kiến trúc hệ thống thông tin tổng thể cho các trường đại học khối Sư phạm Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng EA của các trường đại học Sư phạm ở Việt Nam là gì?(RQ1) Câu hỏi này nhằm xem xét các yếu tố đảm bảo khả năng áp dụng EA trong các trường đại học khối Sư phạm ở Việt Nam. (2) Mô hình EA phù hợp với các trường đại học khối Sư phạm tại Việt Nam là gì? (RQ2) Câu hỏi này xem xét mô hình kiến trúc tổng thể phù hợp với các trường đại học khối Sư phạm, giúp việc xây dựng hệ thống thông tin có thể kết nối, tích hợp, chia sẻ các dữ liệu nghiệp vụ giữa các bên liên quan. (3) Làm thế nào để xây dựng hệ thống thông tin tổng thể tại các trường đại học Sư phạm ở Việt Nam?(RQ3) Câu hỏi này nhằm đề xuất cách thức xây dựng một hệ thống thông tin thổng thể, toàn diện tại các trường đại học Sư phạm ở Việt Nam trên cơ sở thực nghiệm tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
  18. 6 Do lĩnh vực kiến trúc tổng thể rất rộng lớn, vì vậy nghiên cứu chỉ tập trung điều tra tại 16 trường đại học công lập, trong đó bao gồm 08 trường đại học khối Sư phạm ở Việt Nam với những câu hỏi nhằm làm sáng tỏ trong việc lập kế hoạch hệ thống thông tin, như: EA có ý nghĩa gì đối với các các trường đại học? EA đóng vai trò gì trong việc cải thiện hiệu lực và hiệu quả của hệ thống thông tin (IS)? EA mang lại giá trị quan trọng nào cho các trường đại học? EA có được coi là mối liên hệ quan trọng giữa chuyển đổi số, thể chế hóa và vai trò hỗ trợ của IS không? Có các công cụ EA nào phù hợp hơn để sử dụng trong các trường đại học không? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc áp dụng thành công EA? Mặc dù vậy, nghiên cứu cũng giới hạn trong phạm vi như sau: 1) Nhận diện các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng áp dụng EA trong các trường đại học Sư phạm. 2) Đề xuất mô hình EA tại các trường đại học Sư phạm nhằm phát triển các hệ thống thông tin tổng thể, có khả năng tích hợp để hỗ trợ cho các mục tiêu, nghiệp vụ của nhà trường. Mặc dù, các mô hình về hệ thống thông tin chỉ giới hạn trên thiết kế chứ chưa được vì việc xây dựng, mua sắm phần mềm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, tác giả cũng đã xây dựng được một dự án thử nghiệm trên mô hình EA đã đề xuất trong thời gian thực hiện nghiên cứu này. 4. Khung lý thuyết nghiên cứu Như mục đích của nghiên cứu, những nội dung liên quan chủ yếu của luận án là: 1) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng EA trong các trường đại học Sư phạm ở Việt Nam bằng việc sử dụng khung Công nghệ - Tổ chức - Môi trường (TOE) và lý thuyết thể chế, kết quả ngày trả lời cho câu hỏi nghiên cứu RQ1; 2) Đề xuất mô hình EA trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng EA trong các trường đại học Sư phạm kết hợp với khung kiến trúc TOGAF, ADM, kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) và các hệ thống thông tin trong giáo dục đại học, kết quả này trả lời cho câu hỏi nghiên cứu RQ2; 3) Tổ chức thực nghiệm tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nghiên cứu các hệ thống thông tin trong quản lý trường đại học sư pham, cách thức kết nối giữa các nghiệp vụ, dữ liệu và công nghệ trong một hệ thống thông tin tổng thể, kết quả này trả lời cho câu hỏi RQ3.
  19. 7 Khung lý thuyết nghiên cứu của luận án được mô tả trong Hình 1 như sau: • Hệ thống thông - Quản trị đại học - tin (IS), SOA - Xu hướng chuyển Kiểm định giáo dục • Kiến trúc tổng đố số trong giáo đại học thể (EA) dục đại học • Quản lý quá - Đại học số/thông trình tác nghiệp minh (BPM) - Khung áp dụng • Tài thiết quy công nghệ TOE Pilot Project: Xác định KPIs của trình nghiệp vụ - Lý thuyết thể chế giảng viên (BPR) Kiến trúc tổng thể thống thông tin trong các trường đại học Thi t k mô hình EA trong các trư ng đ i h c kh i Sư ph m t i Vi t Nam (main RQ) RQ1: Các y u t nh hư ng đ n vi c áp d ng EA c a các trư ng đ i h c Sư ph m Vi t Nam là gì? RQ2: Mô hình EA phù h p v i các trư ng đ i h c kh i Sư ph m t i Vi t Nam là gì? RQ3: Cách th c xây d ng h th ng thông tin t ng th t i các trư ng đ i h c Sư ph m Vi t Nam là gì? Bối cảnh quản trị đại học trên nền tảng công nghệ thông tin Hình 1. Khung lý thuyết của luận án (Nguồn: Tác giả đề xuất) 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng EA và thiết kế kiến trúc tổng thể: mô hình, quy trình và công cụ để thiết kế hệ thống thông tin trong các trường đại học khối Sư phạm ở Việt Nam. Pham vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu và tìm hiểu về kiến trúc tổng thể trên các khía cạnh: kiến trúc nghiệp vụ, kiến trúc dữ liệu, kiến trúc ứng dụng, kiến trúc công nghệ và kiến trúc dịch vụ. Nghiên cứu chỉ dừng lại ở các mô hình kiến trúc ở mức tổng quát, không đi sâu vào mô tả chi tiết các thành phần bên trong của kiến trúc. Đồn thời, xem xét bối cảnh và khả năng áp dụng EA trên thế giới và ở Việt Nam nhằm đánh giá mức độ phù hợp áp dụng kiến trúc tổng thể để lập kế hoạch xây dựng các hệ thống thông tin tại các trường đại học Sư phạm tại Việt Nam. 6. Phương pháp và cách tiếp cận 6.1. Phương pháp tiếp cận Tiếp cận lịch sử: Xem xét lý luận và quá trình phát triển, ứng dụng CNTT trong trường đại học từ trước đến nay theo quan điểm lịch sử, kế thừa có phê phán. Nghiên cứu tổng quan quá trình phát triển, ứng dụng kiến trúc tổng thể trong và ngoài nước từ trước đến nay, kế thừa những thành tựu đã đạt được trong quá trình nghiên cứu.
  20. 8 Cách tiếp cận quy nạp: Luận án sử dụng các phương pháp phát triển EA trong các lĩnh vực khác theo cách tiếp cận quy nạp (Bui, 2017). Theo đó, tác giả đã sử khung áp dụng công nghệ TOE, lý thuyết thể chế, khung kiến trúc và phương pháp phát triển kiến trúc của TOGAF, đồng thời sử dụng kiến trúc hướng dịch vụ SOA và kết hợp với phương pháp AGILE để phát triển hệ thống thực nghiệm. Tiếp cận thiết kế hệ thống: Tiếp cận hệ thống (system approach) khi nghiên cứu một hệ thống phức tạp bằng cách xem xét và xác định các thành phần, mối quan hệ và tương tác giữa chúng. Đây là một cách tiếp cận toàn diện để nghiên cứu và quản lý hệ thống phức tạp, nhằm tạo ra một cái nhìn tổng quan và hiểu rõ cách các thành phần trong hệ thống tương tác với nhau. Thiết kế kiến trúc tổng thể và kiến trúc hệ thống thông tin theo cấu trúc hệ thống, nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa các thành phần của hệ thống với nhau, giúp tối ưu hóa hoạt động, hiểu rõ cơ cấu và quy trình và đưa ra quyết định thông minh trong quản lý hệ thống. Tiếp cận thực tiễn: Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu thông qua: a) Phỏng vấn – dùng để lấy thông tin và xem xét các vấn đề tồn tại của hệ thống; b) Quan sát – Dữ liệu thu thập bằng cách quan sát các vấn đề trực tiếp trên đối tượng; c) Phân tích dữ liệu – phân tích dữ liệu thu tập được kết hợp với kỹ thuật phân tích nội dung tạo đám mây từ khóa (word cloud) nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Phát triển mô hình lý thuyết: Trước hết, luận án phát triển mô hình lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng EA trong các trường đại học Sư phạm tại Việt Nam. Tại đây, luân án nghiên cứu các mô hình chấp nhận công nghệ và sử dụng công nghệ thông tin. Theo đó, phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu là định lượng dựa trên kỹ thuật hồi quy tuyến tính và phân tích nhân tố khám phá. Các hoạt động của nghiên cứu này được thực hiện qua bốn bước, bao gồm: phát triển mô hình lý thuyết, phát triển công cụ đo lường, thu thập dữ liệu và kiểm định mô hình. Đầu tiên, mô hình lý thuyết được phát triển dựa trên các đánh giá tài liệu tổng quan về việc áp dụng EA và áp dụng IT/IS. Qua đó, nhận nhận diện được 12 yếu tố từ ba khía cạnh: Công nghệ; Tổ chức; Môi trường và thể chế có ảnh hưởng đến việc áp dụng EA(Ahmad và cộng sự, 2020; Bùi, 2020; Syynimaa, 2017). Các yếu tố Công nghệ bao gồm đủ cơ sở hạ tầng CNTT-TT và độ phức tạp của EA, các yếu tố Tổ chức bao gồm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1