intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu xây dựng mô hình đại học thông minh cho hoạt động quản lý đào tạo tại các trường đại học khối ngành Kinh tế ở Việt Nam – thực nghiệm tại trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:170

36
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Hệ thống thông tin quản lý "Nghiên cứu xây dựng mô hình đại học thông minh cho hoạt động quản lý đào tạo tại các trường đại học khối ngành Kinh tế ở Việt Nam – thực nghiệm tại trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh" trình bày các nội dung chính sau: Các cơ sở lý luận về đại học thông minh; Đề xuất mô hình ISSL, Thực nghiệm mô hình ISSL tại trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Nghiên cứu xây dựng mô hình đại học thông minh cho hoạt động quản lý đào tạo tại các trường đại học khối ngành Kinh tế ở Việt Nam – thực nghiệm tại trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- TRƯƠNG VIỆT PHƯƠNG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐẠI HỌC THÔNG MINH CHO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM – THỰC NGHIỆM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ HÀ NỘI - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- TRƯƠNG VIỆT PHƯƠNG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐẠI HỌC THÔNG MINH CHO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH KINH TẾ Ở VIỆT NAM – THỰC NGHIỆM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ Mã số: 9340405 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. TRẦN THỊ THU HÀ 2. TS. NGUYỄN TIẾN ĐẠT HÀ NỘI - 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng chuyên đề này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Nghiên cứu sinh Trương Việt Phương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, Viện Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo mọi điều kiện để chương trình hợp tác đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý được diễn ra thuận lợi. Tôi xin cảm ơn cô TS. Trần Thị Thu Hà và thầy TS. Nguyễn Tiến Đạt, hai cán bộ hướng dẫn khoa học, luôn dành thời gian đồng hành, hướng dẫn, hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án này. Tôi xin cảm ơn tập thể lãnh đạo, quý thầy cô Viện Công nghệ thông tin và Kinh tế số - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Công nghệ thông tin kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin cảm ơn các chuyên gia đã hợp tác, đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện luận án Tôi xin đặc biệt gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè thân thiết đã luôn quan tâm, động viên tôi trong những lúc khó khăn nhất.
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. vi DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... viii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lý do hình thành luận án................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 6 5. Khung nghiên cứu tổng quát của luận án ........................................................ 7 6. Những đóng góp mới của luận án ..................................................................... 8 7. Bố cục của luận án .............................................................................................. 9 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ ........................... 10 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................... 10 1.1 Các nghiên cứu về đại học thông minh ........................................................... 10 1.1.1 Hướng tiếp cận mô hình Đại học thông minh .............................................. 10 1.1.2 Hướng tiếp cận về cấp độ thông minh của đại học thông minh................... 14 1.1.3 Hướng tiếp cận hệ thống đại học thông minh .............................................. 16 1.2 Các giải pháp thương mại về trường học thông minh .................................. 23 1.2.1 Giải pháp Hệ thống thông tin trường học .................................................... 23 1.2.2 Giải pháp trường học thông minh ................................................................ 25 1.3 Thực trạng hệ thống thông tin cho hoạt động quản lý đào tạo tại các trường đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam ................................................................. 28 1.3.1 Vấn đề lãnh đạo, lập kế hoạch và quản lý .................................................... 29 1.3.2 Vấn đề các bên liên quan ............................................................................. 30 1.3.3 Vấn đề quy trình, phương pháp dạy - học .................................................... 30 1.3.4 Vấn đề dữ liệu .............................................................................................. 31 1.3.5 Vấn đề phần mềm ........................................................................................ 32 1.3.6 Vấn đề phần cứng......................................................................................... 32 1.4 Nhận định các khoảng trống nghiên cứu ....................................................... 33 Kết luận Chương 1 ................................................................................................... 34
  6. iv CHƯƠNG 2. CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI HỌC THÔNG MINH ................. 35 2.1 Các khái niệm và quan điểm về đại học thông minh..................................... 35 2.2 Các mô hình Đại học thông minh .................................................................... 36 2.2.1 Mô hình chuyển đổi giáo dục thông minh SMART .................................... 36 2.2.2 Mô hình Khái niệm Đại học thông minh ..................................................... 37 2.2.3 Mô hình Trưởng thành Thông minh ............................................................ 39 2.2.4 Mô hình V-SMARTH .................................................................................. 39 2.2.5 Mô hình Đại học SMARTI .......................................................................... 40 2.3 Mô hình năm thành phần hệ thống thông tin ................................................ 41 2.4 Cấp độ thông minh của đại học thông minh .................................................. 42 2.4.1 Phân định sáu cấp độ thông minh ................................................................ 42 2.4.2 Phân định năm cấp độ thông minh - 5C ....................................................... 45 2.5 Lý luận cho việc đề xuất mô hình ĐHTM trong luận án .............................. 46 Kết luận Chương 2 ................................................................................................... 49 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH ISSL ................................................................. 50 3.1 Đề xuất mô hình ISSL tổng quát ..................................................................... 50 3.2 Áp dụng mô hình ISSL cho hoạt động quản lý đào tạo tại các trường đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam ............................................................................... 60 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 60 3.2.2 Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát, phỏng vấn ............................................... 61 3.2.3 Phân tích kết quả khảo sát, phỏng vấn chuyên gia ...................................... 63 3.2.4 Mô hình ISSL cho hoạt động quản lý đào tạo tại các trường đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam ...................................................................................... 66 Kết luận Chương 3 ................................................................................................... 93 CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM MÔ HÌNH ISSL TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH............................................................................................... 94 4.1 Kế hoạch thực nghiệm ...................................................................................... 94 4.1.1 Mục tiêu ....................................................................................................... 94 4.1.2 Môi trường thực nghiệm .............................................................................. 94 4.1.3 Tiêu chí đánh giá .......................................................................................... 94 4.1.4 Các bước tiến hành ....................................................................................... 95 4.2 Triển khai thực nghiệm .................................................................................... 95 4.2.1 Đánh giá hiện trạng hoạt động quản lý đào tạo tại trường Đại học Kinh Tế Tp.Hồ Chí Minh theo mô hình ISSL...................................................................... 95
  7. v 4.2.2 Thực nghiệm mô hình ISSL cho hoạt động quản lý đào tạo tại trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................... 107 Kết luận Chương 4 ................................................................................................. 119 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................... 120 1. Tổng kết quá trình nghiên cứu ........................................................................ 120 2. Ý nghĩa và những đóng góp mới của luận án ................................................. 120 3. Hạn chế và hướng phát triển ........................................................................... 122 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ........................ 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 124 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 133 Phụ lục 1: Thực trạng hệ thống thông tin hoạt động quản lý đào tạo tại các trường đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam .................................................. 133 Phụ lục 2: Đánh giá mức độ cần thiết của các chi tiết thành phần của mô hình ĐHTM cho hoạt động quản lý đào tạo tại các trường đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam theo ý kiến chuyên gia ....................................................................... 144
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt CNTT Information Technology Công nghệ thông tin CPS Cyber Physical System Hệ thống Thực - Ảo ĐHQGHN Vietnam National University, Hanoi Đại học Quốc gia Hà Nội ĐHTM Smart University Đại học thông minh ERP Enterprise Resource Planning Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp HTTT Information System Hệ thống thông tin HUB Ho Chi Minh University of Banking Trường Đại học Ngân hàng Tp.Hồ Chí Minh ISSL Information System – Smart Levels Tích hợp hệ thống thông tin với cấp độ thông minh LGSP Local Government Service Platform Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ, cấp tỉnh LMS Learning Management System Hệ quản trị đào tạo NCS PhD Student Nghiên cứu sinh NEU National Economics University Trường Đại học Kinh tế Quốc dân NGSP National Government Service Platform Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương OU Ho Chi Minh City Open University Trường Đại học Mở Tp.Hồ Chí Minh SMM Smart Maturity Model Mô hình Trưởng thành Thông minh RFID Radio Frequency Identification Nhận dạng qua tần số vô tuyến Tp.HCM Ho Chi Minh City Thành phố Hồ Chí Minh UEH University Of Economics Ho Chi Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh Minh City UEL University of Economics and Law, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại Vietnam National University Ho học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh Chi Minh City vHPC Virtual High - Performance Computing Ảo hóa hệ thống tính toán hiệu năng cao IoT Internet of Things Internet vạn vật AI Artificial Intelligence Trí tuệ nhân tạo
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Khung nghiên cứu tổng quát của luận án dựa trên khung nghiên cứu các HTTT của Von Alan và cộng sự (2004) .....................................................................................7 Hình 1.1. Samsung Smart School ..................................................................................26 Hình 1.2. Giải pháp Giáo dục thông minh của Huawei ................................................26 Hình 1.3. Khung giáo dục thông minh hơn của IBM ....................................................27 Hình 1.4. Biểu đồ tỉ lệ số lượng chuyên gia theo trường và vị trí công việc ................29 Hình 2.1. Mô hình chuyển từ giáo dục truyền thống qua giáo dục SMART ................37 Hình 2.2. Mô hình ĐHTM V-SMARTH .......................................................................40 Hình 2.3. Mô hình 5 thành phần HTTT.........................................................................41 Hình 2.4. Cơ sở lý luận đề xuất mô hình ISSL .............................................................48 Hình 3.1. Quá trình thực hiện nghiên cứu đề xuất mô hình ISSL .................................50 Hình 3.2. Mô hình ISSL tổng quát ................................................................................51 Hình 3.3. Quy trình nghiên cứu xác định các thành phần chi tiết của mô hình ISSL cho hoạt động quản lý đào tạo các trường đại học khối kinh tế ...........................................61 Hình 3.4. Số liệu thành phần đối tượng tham gia khảo sát nội dung (I), (II) ................63 Hình 3.5. Số liệu thành phần đối tượng tham gia khảo sát nội dung (III), (IV) ............64 Hình 3.6. Số liệu thành phần đối tượng tham gia khảo sát nội dung (V), (VI) .............65 Hình 3.7. Sơ đồ phân rã chức năng (BFD) của HTTT ĐHTM cho hoạt động..............68 quản lý đào tạo tại các trường đại học khối kinh tế.......................................................68 Hình 3.8. Thành phần ĐHTM - Quy trình cho hoạt động quản lý đào tạo tại các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam....................................................................................69 Hình 3.9. Mô hình kiến trúc HTTT ĐHTM cho hoạt động quản lý đào tạo tại các trường đại học khối ngành kinh tế tại Việt Nam được xây dựng dựa trên mô hình ISSL ........92 Hình 4.1. Các bước tiến hành thực nghiệm mô hình ISSL cho hoạt động quản lý đào tạo tại UEH 95 Hình 4.2. Đánh giá kết quả thực hiện công việc khối giảng viên UEH năm 2018 - 2020 ....97 Hình 4.3. Đánh giá kết quả thực hiện công việc khối cán bộ quản lý UEH năm 2018 - 2020 ...98 Hình 4.4. Sơ đồ tổng quát hệ thống mạng UEH (năm 2021) ......................................106 Hình 4.5. Mô hình kiến trúc HTTT cho hoạt động quản lý đào tạo UEH xây dựng theo mô hình ISSL ...............................................................................................................109 Hình 4.6. Các giai đoạn xây dựng ĐHTM cho hoạt động quản lý đào tạo tại UEH ...110 Hình 4.7. Khung làm việc hệ thống vHPC ..................................................................115 Hình 4.8. Mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống đánh giá chất lượng khóa học ...........117 sử dụng phương pháp tích hợp TOPSIS – AHP ..........................................................117 Hình 4.9. Mô hình hỗ trợ sinh viên ra quyết định lựa chọn giảng viên phụ trách môn học dựa trên phương pháp phân lớp ...................................................................................118
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Nghiên cứu về ĐHTM theo hướng tiếp cận mô hình ĐHTM ......................12 Bảng 1.2. Nghiên cứu về ĐHTM theo hướng tiếp cận về cấp độ thông minh ..............15 Bảng 1.3. Nghiên cứu về ĐHTM theo hướng tiếp cận hệ thống ...................................19 Bảng 2.1. Các thành phần của ĐHTM - Mô hình Khái niệm ĐHTM ...........................38 Bảng 2.2. Các cấp độ thông minh của ĐHTM ..............................................................42 Bảng 2.3. Ma trận Thành phần - Tính năng ..................................................................44 Bảng 2.4. Cấu trúc 5C và các cấp độ thông minh của ĐHTM ......................................45 Bảng 3.1. Năm thành phần của ĐHTM theo mô hình ISSL .........................................52 Bảng 3.2. Cấp độ thông minh của ĐHTM theo mô hình ISSL .....................................53 Bảng 3.3. Đánh giá cấp độ thông minh của các thành phần ĐHTM .............................55 Bảng 3.4. Các đặc trưng của các thành phần ĐHTM theo 5 cấp độ thông minh ..........57 Bảng 3.5. Đề xuất các chức năng thông minh của thành phần ĐHTM – Phần mềm theo các cấp độ thông minh 5C .............................................................................................82 Bảng 4.1. Đối sánh thành phần ĐHTM – Phần mềm và phần mềm tại UEH .............102
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do hình thành luận án Bối cảnh thứ nhất, năm 2014 đánh dấu sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các học viên và các nhà hoạch định chính sách về giáo dục thông minh, môi trường học tập thông minh, lớp học thông minh, trường học thông minh, đại học thông minh. Tiêu biểu cho làn sóng này là từ năm 2014 đến năm 2023 có mười (10) hội nghị quốc tế thường niên về giáo dục thông minh và học tập trực tuyến (KES International conference on Smart Education & e-Learning - SEEL) do tổ chức quốc tế KES tổ chức lần lượt tại Hy Lạp (2014, 2022), Ý (2015, 2023), Tây Ban Nha (2016), Bồ Đào Nha (2017), Úc (2018), Malta (2019), và Anh (2020, 2021); và có chín (9) hội nghị quốc tế thường niên về môi trường học tập thông minh (International Conference on Smart Learning Environments - ICSLE) tổ chức lần lượt tại Hồng Kông (Trung Quốc) (2014), Romania (2015), Tunisia (2016), Trung Quốc (2017, 2018, 2020, 2022), Mỹ (2019), Thái Lan (dự kiến 2023). Các trường đại học trên thế giới nhanh chóng phát triển giáo dục thông minh, đại học thông minh với các công nghệ thông minh, và các thiết bị thông minh tạo ra cách tiếp cận sáng tạo đến các vấn đề: (1) giáo dục, học tập và các chiến lược giảng dạy, (2) các dịch vụ độc đáo cho sinh viên địa phương/ trực tiếp và từ xa/ trực tuyến, (3) thiết lập các lớp học thông minh công nghệ cao với sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên trực tiếp/ trực tuyến dễ dàng, (4) thiết kế và phát triển nội dung đa phương tiện trên nền web với các bài thuyết trình tương tác, bài giảng video, các câu hỏi và bài kiểm tra tương tác, việc đánh giá kiến thức tức thì (Uskov, V. L. và cộng sự, 2016). Theo xu hướng chung của thế giới, các trường đại học ở Việt Nam đã tổ chức nhiều hội thảo bàn về “ Giáo dục 4.0” và “Đại học thông minh” (ĐHTM) có sự tham gia của nhiều trường đại học, ban, ngành, các chuyên gia, diễn giả trong và ngoài nước, nhằm tìm kiếm giải pháp cho việc tiến tới “Giáo dục 4.0” như Hội thảo “Mô hình đại học 4.0 - Nền tảng giáo dục thế kỷ 21” do trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổ chức (tháng 7/2017), Hội thảo “Ứng dụng Công nghệ 4.0 trong giáo dục - chia sẻ của Anh Quốc với Việt Nam" do Bộ Thương mại Quốc tế Anh Quốc (DIT) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam tổ chức (tháng 10/2018), Hội thảo khoa học quốc tế “Nhà trường thông minh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” do Sở Khoa học và Công nghệ - Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.HCM tổ chức (tháng 12/2018), Hội thảo "Nhu cầu nhân lực cho phát triển trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và đáp ứng của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam" do trường Đại học Kinh Tế Tp.Hồ Chí Minh (UEH) tổ chức (tháng 11/2018), Hội thảo “Năng lực giảng viên, giáo viên đáp ứng giáo
  12. 2 dục 4.0” do trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên tổ chức (tháng 12/2020), Hội thảo quốc gia “Tự chủ đại học và xây dựng mô hình đại học thông minh – Từ lý luận đến thực tiễn” do trường Đại học Thủ Đô Hà Nội và trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức (tháng 1/2022)… Bối cảnh thứ hai, các nghiên cứu và công bố về ĐHTM rất phong phú và tập trung vào ba hướng nội dung chính: (1) Mô hình ĐHTM, (2) Cấp độ thông minh của ĐHTM, (3) Hệ thống ĐHTM. Trong đó, các nghiên cứu và công bố đa phần tập trung ở hướng (3), hướng tới các giải pháp trường học thông minh, lớp học thông minh, hay các hệ hỗ trợ ra quyết định trong lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, các tiếp cận liên quan đến các nội dung (1) và (2) còn nhiều hạn chế (NCS sẽ làm rõ trong Chương 1 và Chương 2). Điều này chính là khoảng trống nghiên cứu để NCS hình thành luận án. Bối cảnh thứ ba, nhiều trường đại học ở Việt Nam đã xây dựng các hệ thống thông tin (HTTT) phục vụ cho hoạt động của trường đại học nói chung và hoạt động quàn lý đào tạo nói riêng. Những HTTT cho hoạt động quản lý đào tạo của các trường đại học Việt Nam có thể được phân làm ba nhóm chính: (1) trường đại học sử dụng giải pháp Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) nước ngoài (như trường Đại học Hoa Sen sử dụng giải pháp Oracle); (2) trường đại học sử dụng phần mềm quản lý đào tạo trong nước (như Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM), trường Đại học Kinh tế Tp.HCM (UEH), trường Đại học Mở Tp.HCM (OU), trường Đại học Kinh tế Luật Tp.HCM (UEL) sử dụng phần mềm PSC); (3) trường đại học mà HTTT được xây dựng không đồng bộ, vì các phân hệ được xây dựng theo yêu cầu của từng thời kỳ. Bên cạnh đó, các trường cũng triển khai Hệ quản trị đào tạo (LMS), các phần mềm hỗ trợ dạy - học trực tuyến, các cổng thông tin. Một số trường đại học lớn như trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU), UEH đã mạnh dạn triển khai ĐHTM, bước đầu là sự đầu tư cho các giải pháp Trường học thông minh (Smart Campus), Thư viện thông minh (Smart Library) mang lại nhiều tiện ích cho người học cũng như đội ngũ cán bộ, người lao động của nhà trường. Điều này cho thấy nhu cầu phải cải tiến, nâng cấp hệ thống thông tin hiện có của của các trường đại học theo hướng cải thiện, nâng cao hiệu quả công việc và phục vụ tốt hơn nhu cầu của người học cũng như đội ngũ cán bộ, người lao động của nhà trường. Như vậy, xuất phát từ xu thế chuyển đổi từ mô hình giáo dục truyền thống sang mô hình giáo dục thông minh trên thế giới và Việt Nam; từ nhu cầu của xã hội; từ tầm nhìn, yêu cầu và mong đợi của Nhà nước; từ nhu cầu nội tại của các trường đại học hướng tới tăng cường chất lượng, hiệu quả đào tạo và khả năng cạnh tranh thì việc chuyển đổi từ mô hình Đại học truyền thống sang mô hình ĐHTM là vấn đề tất yếu của các trường đại học.
  13. 3 Bên cạnh các bối cảnh được nêu ở trên, các khối ngành đào tạo khác nhau có các yêu cầu khác nhau về chương trình đạo tạo, phương pháp dạy - học, cơ sở vật chất, vấn đề về quản lý, quy định về an toàn và bảo mật thông tin. Ví dụ, các trường khối Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật, Công nghệ ngoài yêu cầu về phòng học lý thuyết, phòng thực hành tin học, các trường còn phải đầu tư rất lớn cho hệ thống phòng thí nghiệm, phòng thực hành, nhà xưởng; các trường khối Y Dược không thể tách rời hệ thống bệnh viện; các trường khối Nông - Lâm - Ngư phải quy hoạch ở các khu vực có điều kiện phát triển nông - lâm - ngư; các trường khối An ninh - Quốc phòng khác biệt rất lớn về chính sách bảo mật, an ninh thông tin cũng như cơ chế nội trú; các trường khối kinh tế gắn với nền kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp, đòi hỏi sự đầu tư cho các phòng mô phỏng hoạt động doanh nghiệp, phần mềm mô phỏng môi trường kinh doanh, phòng học được thiết kế phù hợp cho vấn đề thảo luận nhóm. Vấn đề này cũng được thể hiện một phần trong danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học (Ban hành kèm theo thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chia các mã ngành đào tạo vào các khối ngành: Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật, Công nghệ, Nông - Lâm - Ngư, Y Dược, Khoa học Xã hội, Nhân văn, Ngoại ngữ, Sư phạm, Kinh tế và Quản lý, Văn hóa - Nghệ thuật, An ninh - Quốc phòng. Trong vấn đề tuyển sinh và đào tạo, các trường đại học ở Việt Nam cũng được phân biệt dựa trên khối ngành đào tạo chính, ví dụ các trường đại học khối (ngành) Kinh tế và Quản lý (gọi tắt là các trường đại học khối kinh tế) là các trường đại học mà ngành đào tạo chính là kinh tế, kinh doanh và quản lý; các trường đại học khối Sư phạm mà ngành đào tạo chính là sư phạm và giáo dục,v.v. Hoạt động của trường đại học tương đối đa dạng và có thể được phân thành các hoạt động chính như: đào tạo, chăm sóc người học; nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức; quản trị trường đại học, v.v. Các hoạt động này có liên quan mật thiết với nhau và hướng tới thực hiện mục tiêu chung mà nhà trường đề ra. Trong các hoạt động của trường đại học, hoạt động đào tạo là chức năng chính mà cả xã hội quan tâm khi đề cập đến chức năng của trường đại học. Quản lý đào tạo là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục và đào tạo nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách sinh viên theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. Hoạt động quản lý đào tạo bao gồm xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, quản lý đội ngũ giảng viên và hoạt động dạy học, quản lý việc kiểm tra, đánh giá, cơ sở vật chất. Chính vì vậy, với giới hạn về thời gian và nguồn lực, NCS giới hạn phạm vi nghiên cứu là hoạt động quản lý đào tạo tại các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam.
  14. 4 Tóm lại, dựa trên những cơ sở được trình bày ở trên, có thể thấy việc chuyển đổi từ mô hình đại học truyền thống sang mô hình đại học thông minh là xu thế tất yếu của các trường đại học, trong đó có các trường đại học khối ngành kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý đào tạo là một trong chức năng chính cần phải quan tâm trong xu thế chuyển đổi này. Do đó, việc lựa chọn luận án “Nghiên cứu xây dựng mô hình Đại học thông minh cho hoạt động quản lý đào tạo tại các trường đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam – Thực nghiệm tại trường Đại học Kinh Tế Tp.Hồ Chí Minh” sẽ góp phần bổ sung về mặt tri thức và phương pháp luận cho việc chuyển đổi từ mô hình Đại học truyền thống sang mô hình ĐHTM, đồng thời mang đến những giá trị thiết thực cho quá trình xây dựng ĐHTM. Phạm vi nghiên cứu chính của luận án sẽ tập trung vào nhóm các trường đại học khối ngành kinh tế và hoạt động quản lý đào tạo. Ngoài ra, trong phạm vi của luận án, do hiện nay các trường đại học cần thực hiện công tác hậu kiểm, cải tiến và nâng cao chất lượng chương trình đào tạo nên khi đề cập đến hoạt động quản lý đào tạo, NCS đề xuất tiếp cận các hoạt động theo vòng đời sinh viên từ khi là Thí sinh, trở thành Sinh viên và Tốt nghiệp, Đi làm. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là nghiên cứu xây dựng mô hình ĐHTM cho hoạt động quản lý đào tạo tại các trường đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam. Nhằm đạt được mục tiêu tổng quát, những nội dung nghiên cứu chính của luận án bao gồm: (1) Đề xuất mô hình ĐHTM tổng quát dựa trên sự tích hợp giữa HTTT và các cấp độ thông minh của ĐHTM, sau đây sẽ gọi ngắn gọn là mô hình ISSL (Information System – Smart Levels). Việc tích hợp này giúp cho các mục tiêu xây dựng ĐHTM trở nên rõ ràng, hướng tới việc ĐHTM đạt các cấp độ thông minh cao hơn. Mô hình đề xuất mang tính tổng quát, có thể áp dụng cho các trường đại học thuộc các khối ngành đào tạo khác nhau. (2) Áp dụng mô hình ISSL cho hoạt động quản lý đào tạo tại các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam. Mô hình tổng quát được đề xuất ở mục tiêu đầu sẽ được cụ thể hóa cho hoạt động quản lý đào tạo của các trường đại học khối ngành kinh tế. Việc tập trung nghiên cứu nhóm các trường đại học khối ngành kinh tế và hoạt động quản lý đào tạo nhằm đảm bảo khả năng thu thập dữ liệu, thông tin được đầy đủ và đặc trưng, đồng thời giúp mô hình đề xuất mang tính thực tế, thuyết phục.
  15. 5 (3) Đề xuất mô hình kiến trúc HTTT ĐHTM cho hoạt động quản lý đào tạo tại các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam dựa trên mô hình ISSL. Mô hình này làm căn cứ để các trường đại học khối kinh tế tại Việt Nam triển khai xây dựng ĐHTM. (4) Thực nghiệm mô hình ISSL cho hoạt động quản lý đào tạo tại UEH thông qua việc (1) Đánh giá hiện trạng hoạt động quản lý đào tạo tại UEH theo mô hình ISSL, (2) Đề xuất mô hình kiến trúc HTTT cho hoạt động quản lý đào tạo tại UEH theo mô hình ISSL, (3) Xác định lộ trình triển khai và các đề xuất nhằm hướng UEH đạt đến các cấp độ thông minh khác nhau, (4) Xây dựng 3 hệ thống trong mô hình ISSL. Với việc UEH đang bắt đầu quá trình chuyển đổi số và NCS là giảng viên khoa Công nghệ Thông tin Kinh doanh thuộc UEH, NCS sẽ có lợi thế trong việc tiếp cận, tham dự vào quá trình chuyển đổi số của UEH và áp dụng thực nghiệm một số hệ thống của mô hình ISSL. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu của luận án Từ mục tiêu nghiên cứu của luận án, những câu hỏi nghiên cứu sau đây được đặt ra: (1) Mô hình ĐHTM sẽ như thế nào nếu dựa trên cách tiếp cận tích hợp HTTT và các cấp độ thông minh của ĐHTM? (2) Mô hình ISSL khi được áp dụng vào hoạt động quản lý đào tạo tại các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam sẽ như thế nào? (3) Mô hình kiến trúc của mô hình ISSL cho hoạt động quản lý đào tạo tại các trường học khối kinh tế ở Việt Nam sẽ gồm những thành phần gì? (4) Việc thực nghiệm mô hình ISSL cho hoạt động quản lý đào tạo tại UEH cần được triển khai như thế nào? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là mô hình ĐHTM cho hoạt động quản lý đào tạo tại các trường đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, để có cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng mô hình ĐHTM, luận án xác định đối tượng nghiên cứu gián tiếp là những HTTT phục vụ hoạt động quản lý đào tạo của các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam.
  16. 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án là những hoạt động quản lý đào tạo tại các trường đại học khối ngành kinh tế ở Việt Nam. Về mặt thực tiễn, mặc dù luận án “thực nghiệm tại UEH” nhưng NCS cũng mở rộng thu thập dữ liệu khảo sát, phỏng vấn chuyên gia từ 6 trường đại học khối kinh tế điển hình trên các vùng miền khác nhau: (1) trường Đại học Kinh tế Tp.HCM (UEH), (2) trường Đại học Mở Tp.HCM (OU); (3) trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM (HUB), (4) trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp.HCM (UEL), (5) trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế (HCE), (6) trường Đại học Kinh tế Quốc Dân (NEU); các chuyên gia CNTT/HTTT từ các trường: trường Đại học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp.HCM; trường Đại học Công nghệ Sài Gòn; trường Đại học Sư phạm Tp.HCM; và các chuyên gia khác. Với phạm vi như trên, luận án có đầy đủ cơ sở cho việc đảm bảo tính khoa học và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu Nhằm đạt được mục tiêu đặt ra, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: • Thứ nhất, sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết để phân tích các mô hình ĐHTM, các giải pháp, các cấp độ thông minh của ĐHTM, và mô hình các thành phần của HTTT từ đó tổng hợp đề xuất mô hình ĐHTM theo hướng tiếp cận tích hợp HTTT và các cấp độ thông minh khác nhau của ĐHTM. • Thứ hai, sử dụng phương pháp khảo sát, phỏng vấn bán cấu trúc các chuyên gia, người sử dụng HTTT trường đại học từ đó xác định những thành phần cần thiết và mức độ cần thiết của các thành phần trong mô hình ĐHTM áp dụng cho hoạt động quản lý đào tạo các trường đại học khối kinh tế tại Việt Nam. • Thứ ba, sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, phỏng vấn có cấu trúc các chuyên gia để đưa ra giải pháp cho việc áp dụng mô hình ĐHTM cho hoạt động quản lý đào tạo tại trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. • Thứ tư, sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm để hiện thực hóa ba hệ thống tại trường Đại học Kinh tế Tp.HCM; từ đó cho thấy cho thấy tính khả thi của mô hình ĐHTM đã được đề xuất: (1) triển khai nghiên cứu, cài đặt Ảo hóa hệ thống tính toán hiệu năng cao (Virtual High - Performance Computing - vHPC) phục vụ cho các bài toán ĐHTM; (2) xây dựng hệ thống hỗ trợ ra quyết định đánh giá chất lượng khóa học; (3) Xây dựng hệ thống hỗ trợ sinh viên ra quyết định lựa chọn giảng viên phụ trách môn học.
  17. 7 5. Khung nghiên cứu tổng quát của luận án Hình 1. Khung nghiên cứu tổng quát của luận án dựa trên khung nghiên cứu các HTTT của Von Alan và cộng sự (2004) Nguồn NCS đề xuất Dựa trên khung nghiên cứu các HTTT của Von Alan và cộng sự (2004), NCS đã đưa ra khung nghiên cứu tổng quát (Hình 1) thể hiện tóm tắt toàn bộ quá trình nghiên cứu thực hiện luận án, bao gồm: (1) Xuất phát từ xu thế chuyển đổi từ mô hình đại học truyền thống sang mô hình ĐHTM, từ những nghiên cứu về ĐHTM, từ những giải pháp thương mại về ĐHTM, từ thực trạng HTTT phục vụ hoạt động quản lý đào tạo tại các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam, từ sự khác biệt giữa các trường đại học theo nhóm ngành đào tạo chính, và từ sự đa dạng của các hoạt động trong trường đại học, NCS đã xác định các khoảng trống nghiên cứu và chứng minh tính cấp thiết của nghiên
  18. 8 cứu; (2) Dựa trên cơ sở lý thuyết về các mô hình ĐHTM, về mô hình năm thành phần HTTT, về các cấp độ thông minh của ĐHTM, về các giải pháp ĐHTM, NCS đã phân tích và đề xuất mô hình ĐHTM tổng quát dựa trên sự tích hợp giữa HTTT và các cấp độ thông minh của ĐHTM và đặt tên ngắn gọn là mô hình ISSL (Information System – Smart Levels), mô hình có thể áp dụng cho các trường đại học thuộc các khối ngành đào tạo khác nhau; (3) NCS sử dụng phương pháp khảo sát, phỏng vấn bán cấu trúc các chuyên gia nhằm xác định những thành phần cần thiết và mức độ cần thiết của các thành phần trong mô hình ISSL áp dụng cho hoạt động quản lý đào tạo các trường đại học khối kinh tế tại Việt Nam; (4) NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm để áp dụng mô hình ISSL cho UEH, và hiện thực hóa ba hệ thống tại UEH. 6. Những đóng góp mới của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án có những đóng góp cả về mặt lý thuyết khoa học và thực tiễn, bao gồm: Về mặt lý thuyết khoa học: (1) Luận án đóng góp cơ sở lý luận về sự cần thiết của mô hình ĐHTM trong việc chuyển đổi từ mô hình Đại học truyền thống sang mô hình ĐHTM. (2) Luận án đã xây dựng mô hình ISSL là mô hình ĐHTM dựa trên sự tích hợp HTTT và các cấp độ thông minh. (3) Luận án cung cấp kết quả áp dụng cụ thể mô hình ISSL cho hoạt động quản lý đào tạo tại các trường đại học khối Kinh tế ở Việt Nam. (4) Luận án cũng cung cấp cách thức đánh giá cấp độ thông minh của từng thành phần HTTT của ĐHTM. Về mặt thực tiễn: (1) Luận án ứng dụng mô hình ISSL để đánh giá thực trạng triển khai ĐHTM tại UEH. (2) Luận án đề xuất các giai đoạn triển khai mô hình ISSL tại UEH có thể dùng làm cơ sở để triển khai và hoàn thiện ĐHTM tại UEH. (3) Trong quá trình thực nghiệm mô hình ISSL tại UEH, NCS cùng nhóm nghiên cứu đã xây dựng hệ thống vHPC dùng làm cơ sở hạ tầng triển khai các ứng dụng ĐHTM. (4) Trong quá trình thực nghiệm mô hình ISSL tại UEH, NCS cùng nhóm nghiên cứu đã xây dựng Hệ thống hỗ trợ ra quyết định giúp đánh giá chất lượng khóa học dựa trên bộ tiêu chí Newhouse ICT. Kết quả sinh ra từ hệ thống giúp cải thiện chất lượng khóa học.
  19. 9 (5) Trong quá trình thực nghiệm mô hình ISSL tại UEH, NCS đã xây dựng Hệ thống hỗ trợ sinh viên ra quyết định trong việc lựa chọn lớp học phần theo giảng viên phụ trách. 7. Bố cục của luận án Nội dung của luận án được trình bày theo bố cục như sau: Mở đầu: Phần này sẽ trình bày tổng quan về luận án bao gồm: lý do hình thành luận án, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Ngoài ra, phần này cũng trình bày khung nghiên cứu và những đóng góp mới của luận án. Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến luận án. Chương này lược khảo tổng quan các hướng nghiên cứu về ĐHTM. Bên cạnh đó, chương 1 cũng đề cập đến các giải pháp thương mại về trường học thông minh, và thực trạng hệ thống thông tin quản lý đào tạo tại các trường đại học khối kinh tế tại Việt Nam. Từ đó, NCS rút ra được các khoảng trống nghiên cứu. Chương 2: Các cơ sở lý luận về đại học thông minh. Chương này trình bày các khái niệm và quan điểm về ĐHTM. Đặc biệt, chương này trình bày chi tiết về các mô hình ĐHTM, mô hình năm thành phần HTTT, các cấp độ thông minh của ĐHTM. Từ đó, NCS đưa ra lý luận cho việc đề xuất mô hình ĐHTM dựa trên sự tích hợp giữa HTTT và các cấp độ thông minh của ĐHTM (Mô hình ISSL). Chương 3: Đề xuất mô hình ISSL. Trong chương này, NCS đã đề xuất mô hình ISSL tổng quát. Từ đó, NCS tiến hành khảo sát, phỏng vấn các chuyên gia nhằm xác định các thành phần ĐHTM theo mô hình ISSL, và đã đề xuất mô hình kiến trúc HTTT theo mô hình ISSL cho hoạt động quàn lý đào tạo tại các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam. Chương 4: Thực nghiệm mô hình ISSL tại trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Trong chương này, NCS đề ra kế hoạch thực nghiệm mô hình ISSL cho hoạt đông quản lý đào tạo tại UEH. Trên cơ sở đó, NCS triển khai việc thực nghiệm thông qua việc (1) Đánh giá hiện trạng hoạt động quản lý đào tạo tại UEH theo mô hình ISSL, (2) Đề xuất mô hình kiến trúc HTTT cho hoạt động quản lý đào tạo tại UEH theo mô hình ISSL, (3) Xác định lộ trình triển khai và các đề xuất nhằm hướng UEH đạt đến các cấp độ thông minh khác nhau, (4) Xây dựng 3 hệ thống trong mô hình ISSL. Kết luận. NCS tổng kết quá trình nghiên cứu, xác định ý nghĩa và những đóng góp mới của luận án. Bên cạnh đó, NCS cũng xác định những hạn chế và hướng phát triển tiếp theo của nghiên cứu.
  20. 10 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Trong chương này, NCS trình bày các nghiên cứu về ĐHTM và phân loại các nghiên cứu theo các hướng tiếp cận mô hình, cấp độ thông minh, và hệ thống. Bên cạnh đó, NCS cũng trình bày và phân tích các giải pháp thương mại về trường học thông minh, và xác định việc xây dựng ĐHTM hoàn toàn khả thi. Ngoài ra, NCS cũng tiến hành khảo sát về thực trạng HTTT phục vụ cho hoạt động quản lý đào tạo tại 4 trường đại học khối kinh tế tại khu vực Tp.HCM. Thông qua các phân tích, NCS xác định khoảng trống nghiên cứu mà luận án hướng tới và thấy được cần có một mô hình ĐHTM làm căn cứ để các trường đại học khối kinh tế xây dựng và triển khai ĐHTM. 1.1 Các nghiên cứu về đại học thông minh 1.1.1 Hướng tiếp cận mô hình Đại học thông minh Mục tiêu chính của các nghiên cứu theo hướng tiếp cận mô hình là xác định các đặc trưng của ĐHTM, làm căn cứ cho việc chuyển đổi mô hình Đại học truyền thống sang mô hình ĐHTM. Tiêu biểu cho hướng tiếp cận này là mô hình SMART, mô hình chuyển đổi giáo dục thông minh của chính phủ Hàn Quốc công bố, được UNESCO xem như là ví dụ điển hình về chính sách cải thiện hệ thống giáo dục quốc gia của chính phủ, định hướng việc cá nhân hóa môi trường học và hiệu quả cho người học ở thế kỉ 21 (Lim, C., & Kye, B., 2019). Mô hình này tập trung 3 vấn đề: (1) Phương pháp sư phạm mới không chỉ xử lý các chữ cái và số mà còn giải quyết các âm thanh và hình ảnh cùng với tất cả các loại dữ liệu đa phương tiện khác; (2) Giáo viên và học sinh có tầm quan trọng như nhau trong các lớp học; (3) Môi trường học tập giàu tài nguyên (tài nguyên giáo dục mở) sẽ được triển khai dưới dạng đám mây nội dung (Chun, 2013). Mô hình này đề cập 3 vấn đề đặc trưng của ĐHTM, là kim chỉ nam giúp các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách giáo dục, các trường xây dựng các giải pháp chuyển đổi giáo dục theo hướng thông minh hơn. Tuy nhiên, mô hình mang tính tổng quát và không đưa ra bước thực hiện chuyển đổi cụ thể. Nghiên cứu của Serdyukova, N. A. và cộng sự (2016) đã đưa ra Mô hình Khái niệm ĐHTM. Theo mô hình này, ĐHTM được mô tả gồm nhiều phần tử có thể dược chọn từ các tập hợp chính: Tính năng, Bên liên quan, Chương trình học, Phong cách sư phạm, Phòng học, Phần mềm, Phần cứng, Công nghệ, Nguồn lực (Serdyukova, N. A. và cộng sự, 2016). Nhóm tác giả đã đưa ra định nghĩa, đặc điểm, ví dụ của các thành phần này làm căn cứ cho việc xây dựng ĐHTM. Mô hình mang tính mở cao, liệt kê toàn bộ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2