intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Hoá hữu cơ: Nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc và hoạt tính sinh học của một số hợp chất hóa học từ loài Aralia armata (Araliaceae) ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:162

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc và hoạt tính sinh học của một số hợp chất hóa học từ loài Aralia armata (Araliaceae) ở Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân lập và xác định cấu trúc của một số hợp chất hóa học từ lá và rễ cây A. armata (Araliaceae) ở Việt Nam; Đánh giá hoạt tính sinh học của một số hợp chất phân lập được từ lá và rễ cây A. armata.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Hoá hữu cơ: Nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc và hoạt tính sinh học của một số hợp chất hóa học từ loài Aralia armata (Araliaceae) ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HỒNG CHƯƠNG NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT HÓA HỌC TỪ LOÀI ARALIA ARMATA (ARALIACEAE) Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỮU CƠ Đà Nẵng - Năm 2023
  2. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HỒNG CHƯƠNG NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT HÓA HỌC TỪ LOÀI ARALIA ARMATA (ARALIACEAE) Ở VIỆT NAM Ngành: Hóa hữu cơ Mã số: 9 44 01 14 (62 44 01 14) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Giang Thị Kim Liên 2. TS. Phạm Hải Yến Đà Nẵng - Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Giang Thị Kim Liên và TS. Phạm Hải Yến. Các số liệu, hình ảnh, kết quả trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Chương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành tại Khoa Hóa - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của thầy cô, nhà khoa học, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và sự kính trọng nhất tới PGS.TS. Giang Thị Kim Liên và TS. Phạm Hải Yến - những người Thầy đã tận tâm hướng dẫn khoa học, động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, Ban Chủ nhiệm Khoa Hóa cùng tập thể cán bộ của Khoa đã quan tâm giúp đỡ và đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ phòng nghiên cứu Cấu trúc - Viện Hóa sinh biển - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về sự ủng hộ to lớn, những lời khuyên bổ ích và những góp ý quý báu trong việc thực hiện và hoàn thiện luận án. Chân thành cám ơn Viện Công nghệ Sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng tập thể cán bộ Viện Khoa học Dược phẩm - Trường Đại học Yonsei - Hàn Quốc đã giúp đỡ tôi hoàn thành việc thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Duy Tân đã tạo điều kiện để tôi yên tâm hoàn thành luận án trong thời gian làm việc. Đặc biệt, cám ơn TS. Nguyễn Huy Hùng, thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ cao, trường Đại học Duy Tân đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình thực nghiệm. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới toàn thể gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn luôn quan tâm, khích lệ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Đà Nẵng, ngày 20 tháng 07 năm 2023. Tác giả Nguyễn Thị Hồng Chương
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ii TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ........................................................ vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .........................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... xi DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................xii DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ............................................................................ xiv MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 4. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu ................................................... 3 7. Những đóng góp mới của luận án ...................................................................... 3 8. Cấu trúc của luận án .......................................................................................... 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 5 1.1. Tổng quan về chi Aralia ................................................................................ 5 1.1.1. Sơ lược về thực vật và sự phân bố .......................................................................... 5 1.1.2. Công dụng làm thuốc trong dân gian ...................................................................... 6 1.1.3. Thành phần hóa học của chi Aralia ........................................................................ 7 1.1.4. Hoạt tính sinh học của các loài thuộc chi Aralia................................................... 12 1.2. Giới thiệu về loài Aralia armata.................................................................. 16 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học loài Aralia armata ........................ 18 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của loài Aralia armata .................... 22 CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 24 2.1. Nguyên liệu ................................................................................................. 24 2.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị thí nghiệm ................................................... 25 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 25 2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 26 2.4.1. Phương pháp chiết mẫu thực vật........................................................................... 26 2.4.2. Phương pháp phân lập các hợp chất ..................................................................... 26 2.4.3. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất.................................... 26 2.4.4. Phương pháp xác định đồng phân quang học của đường đơn.............................. 28 2.4.5. Phương pháp thử hoạt tính gây độc tế bào............................................................ 28 2.4.6. Phương pháp đánh giá hoạt tính diệt nhuyễn thể .................................................. 29 2.4.7. Phương pháp thử độc tính cấp trên chuột ............................................................. 29
  6. iv 2.4.8. Phương pháp thử độc tính cấp trên tôm nước mặn............................................... 30 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM .......................................................................... 31 3.1. Chuẩn bị các cao chiết ................................................................................ 31 3.2. Phân lập các hợp chất................................................................................. 31 3.2.1. Phân lập các hợp chất từ lá cây Aralia armata ..................................................... 32 3.2.2. Phân lập các hợp chất từ rễ cây Aralia armata ..................................................... 35 3.3. Tính chất vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất phân lập được ............ 37 3.3.1. Hợp chất AL-01: 3-O-β-D-glucuronopyranosyl-23-hydroxyoleanolic acid-28-O- β-D-glucopyranoside ...................................................................................................... 37 3.3.2. Hợp chất AL-02: 3-O-[α-L-arabinopyranosyl-(1→3)-β-D- glucuronopyranosylhederagenin 28-O-β-D- glucopyranosyl ester ................................ 37 3.3.3. Hợp chất AL-03: chikusetsusaponin IVa methyl ester......................................... 37 3.3.4. Hợp chất AL-04: oleanolic acid-[28-O-β-D-glucopyranosyl]-3-O-{[6'''-O-β-D- glucopyranosyl-(3''-O-β-D-glucopyranosyl)]-(4''-O-α-L-arabinofuranosyl)-β-D- glucuronopyranoside (araliaarmoside) (Hợp chất mới).................................................. 38 3.3.5. Hợp chất AL-05: oleanolic acid-[28-O-β-D-glucopyranosyl]-3-O-[β-D- galactopyranosyl (1→3)]-[β-D-glucopyranosyl (1→2)]-β-D-glucuronopyranoside ..... 38 3.3.6. Hợp chất AL-06: chikusetsusaponin IV ............................................................... 38 3.3.7. Hợp chất AL-07: oleanolic acid 28-O-β-D-glucopyranosyl ester ........................ 38 3.3.8. Hợp chất AL-08: narcissiflorine ........................................................................... 39 3.3.9. Hợp chất AL-09: 3β,23α-dihydroxyolean-12-ene-28-oic acid 3-O-[4'-O-α-L- arabinofuranosyl-(3'-O-β-D-glucopyranosyl)]-β-D-glucuronopyranoside (aramatoside B) (Hợp chất mới) ........................................................................................................... 39 3.3.10. Hợp chất AL-10: stipuleanoside R1 ................................................................... 39 3.3.11. Hợp chất AL-11: 3-O-β-D-glucuronopyranosyl-oleanolic acid-28-O-β-D- glucopyranoside (chikusetsusaponin IVa) ...................................................................... 39 3.3.12. Hợp chất AL-12: 3β,22α-dihydroxyolean-12-ene-28-oic acid 3-O-[4'-O-α-L- arabinofuranosyl-(3'-O-β-D-glucopyranosyl)]-β-D-glucuronopyranoside (aramatoside A) (Hợp chất mới)........................................................................................................... 40 3.3.13. Hợp chất AR-01: 3-O-β-D-glucuronopyranosylhederagenin 28-O-β-D- glucopyranosyl ester ....................................................................................................... 40 3.3.14. Hợp chất AR-02: narcissiflorine ......................................................................... 40 3.3.15. Hợp chất AR-03: stipuleanoside R1 ................................................................... 40 3.3.16. Hợp chất AR-04: 23-hydroxyoleanolic acid-[28-O-β-D-glucopyranosyl]-3-O- [2''-O-β-D-glucopyranosyl-(3''-O-β-D-glucopyranosyl)]-β-D-galactopyranoside (aramatoside C) (Hợp chất mới) ..................................................................................... 41 3.3.17. Hợp chất AR-05: Oleanolic acid-[28-O-β-D-glucopyranosyl]-3-O-[2''-O-β-D- glucopyranosyl-(3''-O-β-D-glucopyranosyl)]-β-D-galactopyranoside (aramatoside D) (Hợp chất mới) ................................................................................................................ 41
  7. v 3.3.18. Hợp chất AR-06: 3-O-{β-D-glucopyranosyl-(1→3)-[β-D-galactopyranosyl- (1→2)]-β-D-galactopyranosyl}-oleanolic acid............................................................... 41 3.3.19. Hợp chất AR-07: 3-O-{β-D-glucopyranosyl-(1→3)-[β-D-galactopyranosyl- (1→2)]-β-D-galactopyranosyl}- oleanolic acid-28-O-β-D-glucopyranosy ester (araliasaponin XVI) ........................................................................................................ 41 3.3.20. Hợp chất AR-08: pseudogisenoside RT1 methyl ester ...................................... 42 3.3.21. Hợp chất AR-09: linalool 3-O-β-D-xylopyranosyl-(1→6)-O-β-D- glucopyranoside .............................................................................................................. 42 3.3.22. Hợp chất AR-10: linalool 3-O-α-L-arabinopyranosyl-(1→6)-O-β-D- glucopyranoside .............................................................................................................. 42 3.3.23. Hợp chất AR-11: 3-O-β-D-glucuronopyranosyl-oleanolic acid-28-O-β-D- glucopyranoside (chikusetsusaponin IVa) ...................................................................... 42 3.3.24. Hợp chất AR-12: 3-O-β-D-glucuronopyranosyl-23-hydroxyoleanolic acid-28- O-β-D-glucopyranoside .................................................................................................. 43 3.3.25. Hợp chất AR-13: chikusetsusaponin IVa methyl ester ...................................... 43 3.4. Hoạt tính sinh học của cây Aralia armata .................................................. 43 3.4.1. Hoạt tính sinh học của lá cây Aralia armata ........................................................ 44 3.4.2. Hoạt tính sinh học của rễ cây Aralia armata ........................................................ 44 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 46 4.1. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất đã phân lập ......................... 46 4.1.1. Các hợp chất mới .................................................................................................. 46 4.1.2. Các hợp chất đã từng được công bố cấu trúc hóa học .......................................... 94 4.2. Kết quả đánh giá hoạt tính sinh học của lá cây Aralia armata ............... 120 4.2.1. Hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất tinh khiết được phân lập từ lá A. armata ........................................................................................................................... 120 4.2.2. Độc tính cấp trên chuột của phân đoạn nước thuộc lá cây A. armata ................ 123 4.3. Kết quả đánh giá hoạt tính sinh học của rễ cây Aralia armata ............... 124 4.3.1. Hoạt tính diệt nhuyễn thể trên ốc bươu vàng của các hợp chất tinh khiết được phân lập từ rễ A. armata................................................................................................124 4.3.2. Độc tính cấp trên tôm nước mặn của các phân đoạn gần tinh khiết thuộc rễ cây A. armata ........................................................................................................................... 126 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 129 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 130 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 131 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ................... 145 PHỤ LỤC
  8. vi TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ Tên luận án: Nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc và hoạt tính sinh học của một số hợp chất hóa học từ loài Aralia armata (Araliaceae) ở Việt Nam. Ngành: Hóa hữu cơ Mã số: 9 44 01 14 (62 44 01 14) Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hồng Chương Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Giang Thị Kim Liên 2. TS. Phạm Hải Yến Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng Tóm tắt: Từ lá và rễ cây Aralia armata, 25 hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc hóa học. Theo tra cứu tài liệu tại thời điểm nghiên cứu, trong các hợp chất đã phân lập, có 05 hợp chất mới, bao gồm araliaarmoside, aramatoside A, aramatoside B, aramatoside C, aramatoside D; 08 hợp chất lần đầu được phân lập từ loài A. armata, bao gồm 3-O-β-D-glucuronopyranosyl-23-hydroxyoleanolic acid- 28-O-β-D-glucopyranoside, 3-O-[α-L-arabinopyranosyl-(1→3)-β-D- glucuronopyranosylhederagenin 28-O-β-D-glucopyranosyl ester, oleanolic acid-[28- O-β-D-glucopyranosyl]-3-O-[β-D-galactopyranosyl (1→3)]-[β-D-glucopyranosyl (1→2)]-β-D-glucuronopyranoside, 3-O-{β-D-glucopyranosyl-(1→3)-[β-D- galactopyranosyl-(1→2)]-β-D-galactopyranosyl}-oleanolic acid, araliasaponin XVI, pseudogisenoside RT1 methyl ester, linalool 3-O-β-D-xylopyranosyl-(1→6)-O-β- D- glucopyranoside, linalool 3-O-α-L-arabinopyranosyl-(1→6)-O-β-D- glucopyranoside; 06 hợp chất có cả trong bộ phận lá và rễ của cây này bao gồm 3- O-β-D-glucuronopyranosyl-23-hydroxyoleanolic acid-28-O-β-D-glucopyranoside, chikusetsusaponin IVa methyl ester, chikusetsusaponin IV, narcissiflorine, stipuleanoside R1, chikusetsusaponin Iva. 04/12 hợp chất được phân lập từ lá cây A. armata thể hiện hoạt tính gây độc trên các dòng tế bào ung thư ở người HT29, A2058, A549 với giá trị IC50 trong khoảng 2,01 ± 0,17 µM đến 18,8 ± 1,17 µM; đồng thời, các hợp chất hầu như an toàn trên dòng tế bào thường HEK-293A. Phân đoạn nước thuộc lá A. armata được đánh giá là có tính an toàn cao qua thử nghiệm độc tính cấp trên chuột. 13/13 hợp chất được phân lập từ rễ cây A. armata thể hiện hoạt tính diệt nhuyễn thể trên loài ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) mạnh đáng kể thông qua các giá trị LC50 của các hợp chất nằm trong khoảng 7,90 – 17,50 µg/mL. Các hoạt chất từ rễ A. armata cũng được đánh giá không có độc tính tại nồng độ gây chết trung bình ốc bươu vàng thông qua thử nghiệm độc tính cấp trên tôm nước mặn của các phân đoạn gần tinh khiết được phân tách từ phân đoạn nước của rễ A. armata. Dựa trên tổng quan tài liệu tại thời điểm nghiên cứu, các hoạt tính nêu trên lần đầu tiên được thực hiện trên loài cây A. armata. Từ khóa: Aralia armata, Araliaceae, phân lập, hoạt tính gây độc tế bào, hoạt tính diệt nhuyễn thể, độc tính cấp.
  9. vii INFORMATION PAGE OF DOCTORAL THESIS Name of thesis: Study on extraction, isolation, structure determination and biological activities of several compounds from Aralia armata species (Araliaceae) in Vietnam. Major: Organic chemistry Code No: 9 44 01 14 (62 44 01 14) Full name of PhD student: Nguyen Thi Hong Chuong Supervisors: 1. Assoc.Prof.Dr. Giang Thi Kim Lien 2. Dr. Pham Hai Yen Training institution: University of Science and Education, The University of Danang. Abstract: From the leaves and roots of Aralia armata, 25 compounds have been isolated and determined the structural characterizations. According to the literature review at the time of the study, among the isolated compounds, there are 05 new compounds, including araliaarmoside, aramatoside A, aramatoside B, aramatoside C, aramatoside D; 08 compounds isolated for the first time from A. armata, including 3-O-β-D-glucuronopyranosyl-23-hydroxyoleanolic acid-28-O-β-D-glucopyranoside, 3- O-[α-L-arabinopyranosyl-(1→3)-β-D-glucuronopyranosylhederagenin 28-O-β-D- glucopyranosyl ester, oleanolic acid-[28-O-β-D-glucopyranosyl]-3-O-[β-D- galactopyranosyl (1→3)]-[β-D-glucopyranosyl (1→2)]-β-D-glucuronopyranoside, 3-O- {β-D-glucopyranosyl-(1→3)-[β-D-galactopyranosyl-(1→2)]-β-D-galactopyranosyl}- oleanolic acid, araliasaponin XVI, pseudogisenoside RT1 methyl ester, linalool 3-O-β- D-xylopyranosyl-(1→6)-O-β-D- glucopyranoside, linalool 3-O-α-L-arabinopyranosyl- (1→6)-O-β-D- glucopyranoside; 06 compounds found in both leaves and roots of this plant, including 3-O-β-D-glucuronopyranosyl-23-hydroxyoleanolic acid-28-O-β- D-glucopyranoside, chikusetsusaponin IVa methyl ester, chikusetsusaponin IV, narcissiflorine, stipuleanoside R1, chikusetsusaponin Iva. 04/12 compounds isolated from A. armata leaves show cytotoxic activity against human cancer cell lines HT29, A2058, and A549 with IC50 values in the range 2,01 ± 0,17 µM to 18,8 ± 1,17 µM; Simultaneously, the compounds are almost safe on the normal cell line HEK-293A; the aqueous fraction of A. armata leaves is also evaluated as highly safe in acute toxicity tests in mice. 13/13 compounds isolated from the A. armata roots exhibit significantly intense molluscicidal activity for golden apple snail (Pomacea canaliculata) via the LC50 values of the compounds in the range of 7,90 – 17,50 µg/mL. The active compounds from the roots of A. armata are also evaluated as non- toxic at the average lethal concentration of golden apple snails via acute toxicity testing on brine shrimp of near-purified fractions isolated from the aqueous fraction of A. armata roots. Based on the literature review at the time of the study, these activities are performed for the first time in A. armata species. Key words: Aralia armata, Araliaceae, isolation, cytotoxic activity, molluscicidal activity, acute toxicity.
  10. viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Tiếng Anh Diễn giải Các phương pháp sắc ký CC Column Chromatography Sắc ký cột TLC Thin Layer Chromatography Sắc ký bản mỏng High Performance Liquid HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao Chromatography Các phương pháp phổ 1 Proton Nuclear Magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân H-NMR Resonance Spectroscopy proton 13 Carbon-13 Nuclear Magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân C-NMR Resonance Spectroscopy carbon 13 COSY Correlation Spectroscopy Phổ tương tác hai chiều 1H-1H Distortionless Enhancement DEPT Phổ DEPT by Polarisation Transfer Heteronuclear Mutiple Bond Phổ tương tác hai chiều dị hạt HMBC Connectivity nhân qua nhiều liên kết High Resolution Electrospray Phổ khối lượng phân giải cao HR-ESI-MS Ionization Mass Spectroscopy phun mù điện trường Heteronuclear Single- Phổ tương tác hai chiều dị hạt HSQC Quantum Coherence nhân qua một liên kết IR Infrared spectroscopy Phổ hồng ngoại Ultra-performance liquid Sắc ký lỏng siêu hiệu năng kết UPLC-ESI- chromatography-electrospray hợp khối phổ phun mù điện MS ionization- trường tandem mass spectrometry Nuclear Overhauser NOESY Phổ hiệu ứng NOE Enhancement Spectroscopy Độ chuyển dịch hóa học tính bằng δ (ppm) δ (ppm = part per million) phần triệu s singlet Đỉnh đơn d doublet Đỉnh đôi t triplet Đỉnh ba m multiplet Đỉnh đa dd double doublet Đỉnh đôi đôi br s broad singlet Đỉnh đơn tù br d broad doublet Đỉnh đôi rộng
  11. ix Kí hiệu Tiếng Anh Diễn giải Các dòng tế bào A549 Human lung carcinoma cell Tế bào ung thư phổi A2058 Human melanoma cell Tế bào ung thư hắc tố da HEK-293A Human embryonic kidney cell Tế bào thận gốc phôi Promyelocytic Leukemia Cell HL-60 Tế bào ung thư bạch cầu cấp Line HT29 Human colon cancer cell Tế bào ung thư ruột kết SKOV3 Human ovarian cancer cell Tế bào ung thư buồng trứng Human Hepatic SK-Hep-1 Tế bào ung thư biểu mô ở gan Adenocarcinoma Cell Line Spodopera litura cultured cell Dòng tế bào nuôi cấy Spodoptera Sl-1 litura Các ký hiệu viết tắt khác Ara arabinopyranosyl Ara(f) arabinofuranosyl 50 % cytotoxicity CC50 Nồng độ gây độc tế bào 50 % concentration CS cell viability Tế bào sống sót CD3OD deuterated methanol C2H5OH ethanol CH2Cl2 dichloromethane (CH3)2CO acetone DMSO dimethylsulfoxide dulbecco’s Modified Eagle DMEM Medium EtOAc ethyl acetate Food and Drug Cục Quản lý Thực phẩm và Dược FDA Administration phẩm Hoa Kỳ FBS Fetal bovine serum Huyết thanh bò Gal Galactopyranosyl Glc Glucopyranosyl Glu Glucuronopyranosyl GluA Glucuronic acid HSV-1 Herpes simplex virus type 1 HSV-2 Herpes simplex virus type 2 H2O water nước
  12. x Kí hiệu Tiếng Anh Diễn giải iPrOH isopropanol Half maximal inhibitory IC50 Nồng độ ức chế 50 % concentration J (Hz) Hằng số tương tác tính bằng Hz LC50 Lethal Concentration 50 % Nồng độ gây chết 50 % LD50 Median lethal dose Liều lượng gây chết 50 % MeOH methanol 3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)- 5-(3-carboxymethoxyphenyl)- MTS 2-(4-sulfophenyl)-2H- tetrazolium MUMPS Mumps virus Virus quai bị NCI National Cancer Institute Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ OD optical density Mật độ quang Organisation for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển OECD Cooperation and Kinh tế Development Py-d5 pyridine-d5 Q-TOF Quadrupole Time- of- Flight LC/MS liquid chromatography Roswell Park Memorial RPMI Institute SRB sulforhodamine B TMS tetramethylsilane TCA trichloracetic acid tR Retention Time Thời gian lưu YMC RP-18 Reverse Phase Pha đảo Ghi chú: Tên các hợp chất, lớp chất, nhóm thế, nhóm chức hóa học được viết theo nguyên bản Tiếng Anh để đảm bảo tính thống nhất và chính xác.
  13. xi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tên Latin, loại cây và sự phân bố của một số loài thuộc chi Aralia. ......... 5 Bảng 1.2. Một số công dụng của các loài thuộc chi Aralia trong việc chữa bệnh theo phương thức truyền thống. ....................................................................................... 6 Bảng 1.3. Một số polysaccharide được phân lập từ chi Aralia. .............................. 10 Bảng 1.4. Tên và cấu trúc hóa học của các hợp chất được phân lập từ loài A. armata. 18 Bảng 4.1. Số liệu phổ NMR của hợp chất AL-04................................................... 58 Bảng 4.2. Số liệu phổ NMR của hợp chất AL-09................................................... 67 Bảng 4.3. Số liệu phổ NMR của hợp chất AL-12................................................... 74 Bảng 4.4. Số liệu phổ NMR của hợp chất AR-04. ................................................. 87 Bảng 4.5. Số liệu phổ NMR của hợp chất AR-05. ................................................. 89 Bảng 4.6. Bảng tổng hợp cấu trúc hóa học và tên gọi của các hợp chất mới. .......... 93 Bảng 4.7. Số liệu phổ NMR của hợp chất AL-01 và hợp chất tham khảo. ............. 95 Bảng 4.8. Số liệu phổ NMR của hợp chất AL-02 và hợp chất tham khảo. ............. 96 Bảng 4.9. Số liệu phổ NMR của hợp chất AL-03 và hợp chất tham khảo. ............. 98 Bảng 4.10. Số liệu phổ NMR của hợp chất AL-05 và hợp chất tham khảo........... 100 Bảng 4.11. Số liệu phổ NMR của hợp chất AL-06 và hợp chất tham khảo........... 101 Bảng 4.12. Số liệu phổ NMR của hợp chất AL-07 và hợp chất tham khảo........... 103 Bảng 4.13. Số liệu phổ NMR của hợp chất AL-08 và hợp chất tham khảo........... 104 Bảng 4.14. Số liệu phổ NMR của hợp chất AL-10 và hợp chất tham khảo........... 106 Bảng 4.15. Số liệu phổ NMR của hợp chất AL-11 và hợp chất tham khảo........... 108 Bảng 4.16. Dữ liệu NMR của hợp chất AR-06 và hợp chất tham khảo. ............... 110 Bảng 4.17. Dữ liệu NMR của hợp chất AR-07 và hợp chất tham khảo. ............... 111 Bảng 4.18. Số liệu phổ NMR của hợp chất AR-08 và hợp chất tham khảo. ......... 113 Bảng 4.19. Dữ liệu NMR của hợp chất AR-09 và hợp chất tham khảo. ............... 115 Bảng 4.20. Dữ liệu NMR của hợp chất AR-10 và hợp chất tham khảo. ............... 116 Bảng 4.21. Thống kê các hợp chất phân lập từ cây Aralia armata. ...................... 118 Bảng 4.22. Ảnh hưởng của các hợp chất tinh khiết từ lá A. armata (30 µM) đối với khả năng sống sót của tế bào HT29...................................................................... 121 Bảng 4.23. Hoạt tính gây độc tế bào của một số hợp chất tinh khiết từ lá A. armata. ...122 Bảng 4.24. Kết quả thử nghiệm độc tính cấp đối với phân đoạn nước từ lá A. armata. 124 Bảng 4.25. Kết quả thử nghiệm hoạt tính diệt nhuyễn thể của các chất tinh khiết và các phân đoạn gần tinh khiết từ rễ cây A. armata. ........................................ 125 Bảng 4.26. Kết quả thử nghiệm độc tính cấp đối với tôm nước mặn và so sánh với hoạt tính diệt nhuyễn thể của các phân đoạn gần tinh khiết từ rễ A. armata. ........ 127
  14. xii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Một số cấu trúc hóa học của hợp chất triterpenoid saponin được phân lập từ chi Aralia. ........................................................................................................... 7 Hình 1.2. Một số terpenoid được phân lập từ chi Aralia. ......................................... 8 Hình 1.3. Một số acid hữu cơ và ester của chúng được phân lập từ chi Aralia. ........ 8 Hình 1.4. Một số flavonoid được phân lập từ chi Aralia. ......................................... 9 Hình 1.5. Một số polyacetylene được phân lập từ chi Aralia.................................... 9 Hình 1.6. Một số phenyl propanoid được phân lập từ chi Aralia. ........................... 10 Hình 1.7. Cấu trúc một số hợp chất được phân lập từ chi Aralia. ........................... 12 Hình 1.8. Một số hình ảnh loài Aralia armata. A) lá, B) quả, C) thân. ................... 17 Hình 2.1. Lá (A) và rễ (B) cây Aralia armata (Wall.) Seem................................... 24 Hình 2.2. Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu. ........................................................ 25 Hình 3.1. Sơ đồ chiết xuất lá và rễ cây A. armata. ................................................. 31 Hình 3.2. Sơ đồ phân lập phân đoạn nước của lá cây A. armata. ............................ 34 Hình 3.3. Sơ đồ phân lập phân đoạn nước của rễ cây A. armata............................. 36 Hình 4.1. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất AL-04. ................................................... 47 Hình 4.2. Phổ 1H NMR của hợp chất AL-04.......................................................... 48 Hình 4.3. Phổ 13C NMR của hợp chất AL-04......................................................... 49 Hình 4.4. Phổ DEPT của hợp chất AL-04. ............................................................. 50 Hình 4.5. Phổ HMBC của hợp chất AL-04. ......................................................... 51 Hình 4.6. Phổ HMBC giãn của hợp chất AL-04. ................................................. 52 Hình 4.7. Phổ HSQC giãn (15-60 ppm, 0,5-3 ppm) của hợp chất AL-04. ........... 53 Hình 4.8. Phổ HSQC giãn (85-125 ppm, 4,3-5,4 ppm) của hợp chất AL-04. ...... 54 Hình 4.9. Phổ HSQC giãn (60-92 ppm, 3,1-4,5 ppm) của hợp chất AL-04. ........ 55 Hình 4.10. Phổ COSY (A) và NOESY (B) của hợp chất AL-04. ........................... 56 Hình 4.11. Cấu trúc hóa học (A) và tương tác HMBC, COSY chính (B) của hợp chất AL-04. ........................................................................................................... 57 Hình 4.12. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất AL-09. ................................................. 60 Hình 4.13. Phổ 1H NMR của hợp chất AL-09........................................................ 61 Hình 4.14. Phổ 13C NMR của hợp chất AL-09....................................................... 62 Hình 4.15. Phổ DEPT của hợp chất AL-09. ........................................................... 63 Hình 4.16. Phổ HMBC của hợp chất AL-09. ......................................................... 64 Hình 4.17. Phổ HMBC giãn của hợp chất AL-09. ................................................. 65 Hình 4.18. Phổ NOESY của hợp chất AL-09......................................................... 66 Hình 4.19. Cấu trúc hóa học (A) và tương tác HMBC, COSY chính (B) của hợp chất AL- 09. ........................................................................................................................................ 67 Hình 4.20. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất AL-12. ................................................. 69
  15. xiii Hình 4.21. Phổ 1H NMR của hợp chất AL-12........................................................ 70 Hình 4.22. Phổ 1H NMR (A) và 13C NMR (B) của hợp chất AL-12. ...................... 71 Hình 4.23. Phổ COSY (A) và NOESY (B) của hợp chất AL-12. ........................... 72 Hình 4.24. Phổ HMBC của hợp chất AL-12. ......................................................... 73 Hình 4.25. Cấu trúc hóa học (A) và tương tác HMBC, COSY chính (B) của hợp chất AL-12. ........................................................................................................... 73 Hình 4.26. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất AR-04. ................................................. 75 Hình 4.27. Phổ 1H NMR của hợp chất AR-04. ...................................................... 77 Hình 4.28. Phổ 13C NMR của hợp chất AR-04. ..................................................... 78 Hình 4.29. Phổ HSQC giãn (80-126 ppm, 3,5-5,5 ppm) của hợp chất AR-04. ....... 79 Hình 4.30. Phổ HSQC giãn (10-50 ppm, 0,7-2,3 ppm) của hợp chất AR-04. ......... 80 Hình 4.31. Phổ HSQC giãn (61-80 ppm, 3,0-4,2 ppm) của hợp chất AR-04. ......... 81 Hình 4.32. Phổ HMBC của hợp chất AR-04. ......................................................... 82 Hình 4.33. Phổ HMBC giãn của hợp chất AR-04. ................................................. 83 Hình 4.34. Phổ COSY của hợp chất AR-04. .......................................................... 84 Hình 4.35. Phổ NOESY giãn (2,5-5,5 ppm, 0,5-2,2 ppm) của hợp chất AR-04. ..... 85 Hình 4.36. Phổ NOESY giãn (2,8-5,5 ppm, 2,8-5,5 ppm) của hợp chất AR-04. ..... 86 Hình 4.37. Cấu trúc hóa học (A) và tương tác HMBC và COSY chính (B) của hợp chất AR-04. ........................................................................................................... 87 Hình 4.38. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất AR-05. ................................................. 88 Hình 4.39. Phổ HMBC của hợp chất AR-05. ......................................................... 90 Hình 4.40. Phổ HMBC giãn của hợp chất AR-05. ................................................. 91 Hình 4.41. Phổ HSQC của hợp chất AR-05. .......................................................... 92 Hình 4.42. Cấu trúc hóa học (A) và tương tác HMBC và COSY chính (B) của hợp chất AR-05. ........................................................................................................... 92 Hình 4.43. Cấu trúc hóa học (A) và tương tác HMBC chính (B) của hợp chất AL-01. ..... 94 Hình 4.44. Cấu trúc hóa học (A) và tương tác HMBC chính (B) của hợp chất AL-02. ..... 96 Hình 4.45. Cấu trúc hóa học (A) và tương tác HMBC chính (B) của hợp chất AL-03. ..... 98 Hình 4.46. Cấu trúc hóa học (A) và tương tác HMBC chính (B) của hợp chất AL-05. ... 100 Hình 4.47. Cấu trúc hóa học (A) và tương tác HMBC chính (B) của hợp chất AL-06. ... 101 Hình 4.48. Cấu trúc hóa học (A) và tương tác HMBC chính (B) của hợp chất AL-07. ... 103 Hình 4.49. Cấu trúc hóa học (A) và tương tác HMBC chính (B) của hợp chất AL-08. ... 104 Hình 4.50. Cấu trúc hóa học (A) và tương tác HMBC chính (B) của hợp chất AL-10. ... 106 Hình 4.51. Cấu trúc hóa học (A) và tương tác HMBC chính (B) của hợp chất AL-11. ... 107 Hình 4.52. Cấu trúc hóa học (A) và tương tác HMBC chính (B) của hợp chất AR-06.... 110 Hình 4.53. Cấu trúc hóa học (A) và tương tác HMBC chính (B) của hợp chất AR-07.... 111 Hình 4.54. Cấu trúc hóa học (A) và tương tác HMBC chính (B) của hợp chất AR-08.... 113 Hình 4.55. Cấu trúc hóa học của hợp chất AR-09. ............................................... 115 Hình 4.57. Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập từ cây A. armata. ........... 120
  16. xiv Hình 4.58. Hình ảnh thử nghiệm độc tính cấp trên chuột. .................................... 123 Hình 4.59. Hình ảnh thử nghiệm hoạt tính diệt nhuyễn thể trên ốc bươu vàng. .... 125 Hình 4.60. Tỷ lệ tử vong của tôm nước mặn phụ thuộc vào nồng độ mẫu thí nghiệm..... 126
  17. xv DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Phổ của hợp chất AL-01 .................................................................... PL1 Phụ lục 2. Phổ của hợp chất AL-02 .................................................................... PL6 Phụ lục 3. Phổ của hợp chất AL-03 .................................................................. PL11 Phụ lục 4. Phổ của hợp chất AL-04 .................................................................. PL18 Phụ lục 5. Phổ của hợp chất AL-05 .................................................................. PL37 Phụ lục 6. Phổ của hợp chất AL-06 .................................................................. PL44 Phụ lục 7. Phổ của hợp chất AL-07 .................................................................. PL51 Phụ lục 8. Phổ của hợp chất AL-08 .................................................................. PL56 Phụ lục 9. Phổ của hợp chất AL-09 .................................................................. PL61 Phụ lục 10. Phổ của hợp chất AL-10 ............................................................... PL 78 Phụ lục 11. Phổ của hợp chất AL-11 ............................................................... PL 83 Phụ lục 12. Phổ của hợp chất AL-12 ............................................................... PL 89 Phụ lục 13. Phổ của hợp chất AR-01 .............................................................. PL105 Phụ lục 14. Phổ của hợp chất AR-02 .............................................................. PL111 Phụ lục 15. Phổ của hợp chất AR-03 .............................................................. PL116 Phụ lục 16. Phổ của hợp chất AR-04 .............................................................. PL121 Phụ lục 17. Phổ của hợp chất AR-05 .............................................................. PL136 Phụ lục 18. Phổ của hợp chất AR-06 .............................................................. PL154 Phụ lục 19. Phổ của hợp chất AR-07 .............................................................. PL158 Phụ lục 20. Phổ của hợp chất AR-08 .............................................................. PL162 Phụ lục 21. Phổ của hợp chất AR-09 .............................................................. PL166 Phụ lục 22. Phổ của hợp chất AR-10 .............................................................. PL169 Phụ lục 23. Phổ của hợp chất AR-11 .............................................................. PL172 Phụ lục 24. Phổ của hợp chất AR-12 .............................................................. PL176 Phụ lục 25. Phổ của hợp chất AR-13 .............................................................. PL182 Phụ lục 26. So sánh dữ liệu NMR của hợp chất AL-04 và AL-09................... PL184 Phụ lục 27. So sánh dữ liệu NMR của hợp chất AL-09 và AL-12................... PL185 Phụ lục 28. So sánh dữ liệu NMR của hợp chất AL-04 và AR-04. ................. PL186 Phụ lục 29. So sánh dữ liệu NMR của hợp chất AR-04 và AR-05. ................. PL187 Phụ lục 30. So sánh dữ liệu NMR của hợp chất AR-01 và AL-06. ................. PL188 Phụ lục 31. So sánh dữ liệu NMR của hợp chất AR-02 và AL-08. ................. PL189 Phụ lục 32. So sánh dữ liệu NMR của hợp chất AR-03 và AL-10. .......... PL190 Phụ lục 33. So sánh dữ liệu NMR của hợp chất AR-11 và AL-11. ................. PL191 Phụ lục 34. So sánh dữ liệu NMR của hợp chất AR-12 và AL-01. ................. PL192 Phụ lục 35. So sánh dữ liệu NMR của hợp chất AR-13 và AL-03. ................. PL193 Phụ lục 36. Kết quả giám định mẫu lá loài A. armata. .................................... PL194 Phụ lục 37. Kết quả giám định mẫu rễ loài A. armata. .................................... PL195
  18. xvi Phụ lục 38. Kết quả gửi mẫu thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào. ................. PL196 Phụ lục 39. Giấy chứng nhận của Hội đồng y đức........................................... PL200
  19. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong quá trình sống, những hoạt động của con người đã tác động không nhỏ đến môi trường – một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm sức khỏe cộng đồng. Gần đây, bên cạnh thiên tai, thế giới phải đối mặt với nhiều loại bệnh tật với diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường; trong đó ung thư vẫn là một trong những căn bệnh gây sợ hãi đối với toàn nhân loại trong nhiều thập kỉ qua. Mặt khác, sự sinh trưởng và lan rộng mạnh mẽ của một số loài nhuyễn thể đã gây ra thiệt hại lớn đối với nền nông nghiệp của nhiều nước, đặc biệt là những nước xuất khẩu gạo lớn như Philippines, Việt Nam, Thái Lan [21, 33]. Ngoài tác động gây thiệt hại trong nông nghiệp, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một số loài nhuyễn thể còn đóng vai trò là vật chủ trung gian gây bệnh [56]. Nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã và đang nỗ lực tìm kiếm các loại thuốc hữu hiệu nhằm hạn chế các thực trạng nêu trên. Gần đây, những vị thuốc có nguồn gốc từ hợp chất tự nhiên trở nên phổ biến bởi sự an toàn và thân thiện với môi trường. Hơn 80 % dân số thế giới dựa vào y học cổ truyền trong việc chăm sóc sức khỏe, hầu hết đều liên quan đến việc sử dụng các chất chiết xuất từ thực vật. Với sự phát triển của các ngành sinh học, hóa học các hợp chất tự nhiên và dược học, hàng chục ngàn hoạt chất có trong cây cỏ đã được phát hiện, nghiên cứu, chế biến để làm thuốc chữa bệnh cũng như ứng dụng vào các mục đích khác nhau trong đời sống [99]. Loài Aralia armata (Wall.) Seem thuộc chi Aralia, họ Nhân Sâm (Araliaceae), tên Việt Nam phổ biến là Đơn châu chấu, là một trong những loài cây phổ biến ở Việt Nam, phân bố rộng rãi từ vùng núi đến trung du, đôi khi ở cả đồng bằng, mọc hoang khắp nơi từ Bắc đến Nam. Theo kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của người dân địa phương, loài cây này được biết đến như một loại thuốc dân gian có tác dụng chống viêm, kích thích miễn dịch, sốt rét, chống ung thư, chữa các bệnh tim mạch [124]. Những nghiên cứu ban đầu từ loài cây này cho thấy cao chiết n- butanol của loài này thể hiện hoạt tính gây độc tế bào in vitro đối với dòng tế bào ung thư buồng trứng SKOV3 [143]. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy những loài cây thuộc chi Aralia chứa một lượng đáng kể triterpenoid saponin – lớp chất có khả năng diệt nhuyễn thể mạnh mẽ [12, 124]. Hơn nữa, cho đến nay, những công bố về loài Aralia armata còn rất hạn chế cả về thành phần hóa học lẫn hoạt tính sinh học ở trong nước cũng như trên thế giới. Xuất phát từ những thách thức trên, đề tài “Nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc và hoạt tính sinh học của một số hợp chất hóa học từ loài Aralia armata (Araliaceae) ở Việt Nam” được thực hiện.
  20. 2 Kết quả nghiên cứu của đề tài làm rõ cấu trúc hóa học của một số thành phần hóa học từ lá và rễ cây A. armata. Các hợp chất tinh khiết được đánh giá hoạt tính gây độc tế bào và hoạt tính diệt nhuyễn thể; bên cạnh đó, độc tính cấp của các phân đoạn chiết tách cũng được nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Phân lập và xác định cấu trúc của một số hợp chất hóa học từ lá và rễ cây A. armata (Araliaceae) ở Việt Nam; - Đánh giá hoạt tính sinh học của một số hợp chất phân lập được từ lá và rễ cây A. armata. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Lá và rễ cây A. armata (Araliaceae) ở Việt Nam; - Các phân đoạn được chọn lọc, các hợp chất phân lập từ lá và rễ cây A. armata. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Lá cây A. armata được thu thập tại tỉnh Vĩnh Phúc vào tháng 12 năm 2017. Rễ cây A. armata được thu hái tại Đà Nẵng vào tháng 01 năm 2021; - Phân đoạn nước của cây A. armata ở cả bộ phận lá và rễ được chọn để tiến hành phân lập và xác định cấu trúc hóa học các hợp chất ở quy mô phòng thí nghiệm; - Đánh giá hoạt tính gây độc một số dòng tế bào ung thư và tế bào thường ở người, hoạt tính diệt nhuyễn thể đối với một số hợp chất phân lập được; - Thử nghiệm độc tính cấp đối với một số phân đoạn chọn lọc từ lá và rễ cây A. armata. 4. Nội dung nghiên cứu - Phân lập và xác định cấu trúc hóa học của một số hợp chất từ lá và rễ cây A. armata ở Việt Nam; - Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư (các dòng tế bào HT29 - ung thư ruột kết ở người, A549 - ung thư phổi ở người, A2058 - ung thư hắc tố da) và tế bào thường HEK-293A (dòng tế bào thận gốc phôi ở người), hoạt tính diệt nhuyễn thể trên ốc bươu vàng (P. canaliculata) của một số hợp chất được phân lập từ lá và rễ cây A. armata; - Thử độc tính cấp trên chuột nhắt trắng dòng Swiss và trên tôm nước mặn (Artemia sp.) đối với một số phân đoạn được chọn lọc ở bộ phận lá và rễ cây A. armata. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp lý thuyết - Phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2