intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính năng bê tông cát sử dụng tro bay, xỉ lò cao cho kết cấu công trình trong môi trường biển miền Trung

Chia sẻ: ViJenlice ViJenlice | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:164

44
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu; Nghiên cứu thực nghiệm xác định hệ số hiệu quả của phụ gia khoáng trong thiết kế thành phần bê tông cát; Nghiên cứu các tính năng cơ học và độ bền của bê tông cát sử dụng tro bay, xỉ lò cao và phương pháp thiết kế thành phần bê tông cát có xét đến độ bền; Đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, môi trường của việc sử dụng các loại bê tông cát mới đối với công trình trong môi trường nước biển Miền Trung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính năng bê tông cát sử dụng tro bay, xỉ lò cao cho kết cấu công trình trong môi trường biển miền Trung

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI NGUYỄN TẤN KHOA NGHIÊN CỨU TÍNH NĂNG BÊ TÔNG CÁT SỬ DỤNG TRO BAY, XỈ LÒ CAO CHO KẾT CẤU CÔNG TRÌNH TRONG MÔI TRƯỜNG BIỂN MIỀN TRUNG LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT HÀ NỘI - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI NGUYỄN TẤN KHOA NGHIÊN CỨU TÍNH NĂNG BÊ TÔNG CÁT SỬ DỤNG TRO BAY, XỈ LÒ CAO CHO KẾT CẤU CÔNG TRÌNH TRONG MÔI TRƯỜNG BIỂN MIỀN TRUNG CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐẶC BIỆT MÃ SỐ: 95.80.206 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Nguyễn Thanh Sang 2. PGS.TS. Nguyễn Viết Thanh HÀ NỘI - 2021
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................. iii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ ix MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của luận án ........................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................... 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 3 5. Bố cục luận án............................................................................................................ 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................ 5 1.1. Tổng quan về môi trường biển và các dạng công trình bê tông và bê tông cốt thép trong môi trường biển .......................................................................................... 5 1.1.1. Định nghĩa môi trường biển........................................................................................... 5 1.1.2. Đặc trưng môi trường biển Miền Trung Việt Nam ...................................................... 6 1.1.3. Một số dạng công trình bê tông và bê tông cốt thép trong môi trường biển............. 8 1.1.4. Sư phá hoại các kết cấu bê tông, kết cấu bê tông cốt thép trong môi trường biển. 11 1.1.5. Yêu cầu của bê tông dùng cho kết cấu bê tông, kết cấu bê tông cốt thép trong môi trường biển và các giải pháp tăng cường độ bền của bê tông ................................................ 13 1.2. Tổng quan về bê tông cát và ứng dụng của bê tông cát trong xây dựng ở Việt Nam và thế giới ............................................................................................................ 18 1.2.1. Giới thiệu chung về bê tông cát ................................................................................... 18 1.2.2. Các tính chất của bê tông cát....................................................................................... 21 1.2.3. Các phương pháp thiết kế thành phần bê tông cát .................................................... 31 1.2.4. Các ứng dụng của bê tông cát ..................................................................................... 34 1.3. Hệ số hiệu quả của phụ gia khoáng và sử dụng hệ số hiệu quả của phụ gia khoáng trong thiết kế thành phần bê tông cát ........................................................... 37
  4. 1.3.1. Khái niệm hệ số hiệu quả của phụ gia khoáng .......................................................... 37 1.3.2. Các nghiên cứu tổng quan về hệ số hiệu quả của tro bay ........................................ 37 1.3.3. Các nghiên cứu tổng quan về hệ số hiệu quả của xỉ lò cao ...................................... 39 1.3.4. Hệ số hiệu quả của các loại phụ gia khoáng trong thiết kế thành phần bê tông cát theo cường độ ............................................................................................................................... 40 1.4. Kết luận chương 1 và định hướng nghiên cứu của luận án .......................... 41 1.4.1. Kết luận .......................................................................................................................... 41 1.4.2. Định hướng nghiên cứu của luận án........................................................................... 42 1.4.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 44 CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH HỆ SỐ HIỆU QUẢ CỦA TRO BAY VÀ XỈ LÒ CAO TRONG THIẾT KẾ THÀNH PHẦN BÊ TÔNG CÁT ................................................................................................. 45 2.1. Phương pháp xác định hệ số hiệu quả của tro bay và xỉ lò cao trong thiết kế thành phần bê tông cát ................................................................................................ 45 2.2. Thiết lập quan hệ giữa hệ số hiệu quả của phụ gia khoáng với tỷ lệ N/CKD, PGK /CKD thông qua Công thức Feret cải tiến áp dụng cho bê tông cát ............. 45 2.3. Giới thiệu vật liệu chế tạo bê tông cát ............................................................ 48 2.3.1. Xi măng .......................................................................................................................... 48 2.3.2. Tro bay ........................................................................................................................... 50 2.3.3. Xỉ lò cao nghiền mịn ..................................................................................................... 50 2.3.4. Cát nghiền ...................................................................................................................... 51 2.3.5. Cát mịn ........................................................................................................................... 51 2.3.6. Hỗn hợp cốt liệu ............................................................................................................ 52 2.3.7. Nước ............................................................................................................................... 54 2.3.8. Phụ gia siêu dẻo ............................................................................................................ 55 2.4. Công tác chuẩn bị mẫu và thí nghiệm ............................................................ 55 2.5. Hệ số hiệu quả của tro bay trong thiết kế thành phần bê tông cát .............. 56 2.5.1. Kế hoạch thí nghiệm xác định hệ số hiệu quả của tro bay ....................................... 56 2.5.2. Kết quả thí nghiệm xác định hệ số hiệu quả của tro bay .......................................... 57 2.5.3. Xác định hệ số hiệu quả của tro bay trong thiết kế thành phần bê tông cát ........... 58 2.6. Hệ số hiệu quả của xỉ lò cao trong thiết kế thành phần bê tông cát ............ 61 2.6.1. Kế hoạch thí nghiệm xác định hệ số hiệu quả của xỉ lò cao ..................................... 61
  5. 2.6.2. Kết quả thí nghiệm xác định hệ số hiệu quả của xỉ lò cao ........................................ 62 2.6.3. Xác định hệ số hiệu quả của xỉ lò cao trong thiết kế thành phần bê tông cát......... 63 2.7. Hệ số hiệu quả của hỗn hợp tro bay và xỉ lò cao trong thiết kế thành phần bê tông cát..................................................................................................................... 65 2.7.1. Kế hoạch thí nghiệm xác định hệ số hiệu quả của hỗn hợp tro bay và xỉ lò cao.... 65 2.7.2. Kết quả thí nghiệm xác định hệ số hiệu quả của hỗn hợp tro bay và xỉ lò cao ...... 66 2.7.3. Xác định hệ số hiệu quả của hỗn hợp tro bay và xỉ lò cao trong thiết kế thành phần bê tông cát ..................................................................................................................................... 67 2.8. Kết luận chương 2 ............................................................................................ 69 CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU CÁC TÍNH NĂNG CƠ HỌC VÀ ĐỘ BỀN CỦA BÊ TÔNG CÁT SỬ DỤNG TRO BAY, XỈ LÒ CAO VÀ PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ THÀNH PHẦN BÊ TÔNG CÁT CÓ XÉT ĐẾN ĐỘ BỀN ........ 71 3.1. Phương pháp quy hoạch thực nghiệm để nghiên cứu các tính chất cơ học và độ bền của bê tông cát ................................................................................................. 71 3.1.1. Giới thiệu quy hoạch thực nghiệm Taguchi ............................................................... 71 3.1.2. Các bước lập quy hoạch thực nghiệm theo phương pháp Taguchi ......................... 72 3.2. Ứng dụng quy hoạch thực nghiệm Taguchi trong nghiên cứu các tính chất cơ học và độ thấm ion clo của bê tông cát ................................................................. 73 3.2.1. Xác định các thông số đầu vào và đầu ra đối với quy hoạch thực nghiệm Taguchi 73 3.2.2. Vật liệu chế tạo và kế hoạch thí nghiệm và kết quả ................................................... 75 3.2.3. Phân tích kết quả cường độ chịu nén của các hỗn hợp bê tông cát......................... 79 3.2.4. Phân tích cường độ ép chẻ của các hỗn hợp bê tông cát.......................................... 84 3.2.5. Phân tích độ thấm ion clo của các hỗn hợp bê tông cát ........................................... 87 3.2.6. Mối quan hệ giữa độ sụt của các hỗn hợp bê tông cát với các thông số đầu vào .. 92 3.3. Phương pháp thiết kết thành phần bê tông cát có xét đến độ bền ............... 95 3.4. Tính năng cơ học và độ bền của bê tông cát sử dụng tro bay, xỉ lò cao cho kết cấu bê tông và bê tông cốt thép trong môi trường biển. .................................... 99 3.4.1. Yêu cầu thiết kế ............................................................................................................ 99 3.4.2. Thiết kế thành phần bê tông cát và kế hoạch thí nghiệm .......................................... 99 3.4.3. Tính chất cơ học của bê tông cát ............................................................................... 104 3.4.4. Tính chất độ bền của bê tông cát............................................................................... 107
  6. 3.4.5. Kiểm chứng phương pháp thiết kế thành phần bê tông cát có xét đến độ bền ..... 113 3.5. Kết luận chương 3 .......................................................................................... 115 CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, KỸ THUẬT, MÔI TRƯỜNG KHI SỬ DỤNG CÁC LOẠI BÊ TÔNG CÁT MỚI cho CÔNG TRÌNH TRONG MÔI TRƯỜNG BIỂN MIỀN TRUNG ........................... 117 4.1. Giới thiệu Cảng Vũng Áng và kết cấu đê chắn sóng Cảng Vũng Áng ...... 117 4.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực Cảng Vũng Áng ........................................................ 117 4.1.2. Giới thiệu kết cấu đê chắn sóng Cảng Vũng Áng ................................................ 118 4.2. Đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các loại bê tông cát dùng làm kết cấu đê chắn sóng ở Cảng Vũng Áng .................................................................... 121 4.3. Tuổi thọ sử dụng của kết cấu bê tông cốt thép thùng chìm bằng bê tông cát trong công trình đê chắn sóng ở Cảng Vũng Áng .................................................. 122 4.3.1. Xác định thông số mô hình dự báo tuổi thọ........................................................... 124 4.3.2. Tính toán tuổi thọ của kết cấu ứng với các loại bê tông trong nghiên cứu ...... 126 4.3.3. Tính toán chiều dày lớp bê tông bảo vệ tối thiểu của kết cấu khi sử dụng các loại bê tông cát trong nghiên cứu ................................................................................................... 127 4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng các loại bê tông cát dùng làm kết cấu bê tông thùng chìm trong công trình đê chắn sóng ở Cảng Vũng Áng ................ 128 4.5. Hiệu quả môi trường của việc sử dụng các loại bê tông cát mới dùng làm kết cấu bê tông cốt thép trong công trình biển ............................................................. 129 4.6. Thử nghiệm chế tạo cấu kiện Tetrapod bằng bê tông cát .......................... 130 4.6.1. Cấu tạo khối phá sóng Tetrapod.............................................................................. 130 4.6.2. Thi công thử nghiệm khối Tetrapod bằng bê tông cát ......................................... 131 4.7. Kết luận chương 4 .......................................................................................... 134 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 135 I. Các kết quả đạt được của Luận án ...................................................................... 135 II. Những đóng góp mới của Luận án ...................................................................... 136 III. Kiến nghị .............................................................................................................. 137 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......... 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 139
  7. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Tấn Khoa, tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. TÁC GIẢ Nguyễn Tấn Khoa i
  8. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, được sự giúp đỡ của quý thầy cô, Trường Đại học Giao Thông Vận Tải, tôi đã hoàn thành luận án tiến sĩ kỹ thuật: “Nghiên cứu tính năng bê tông cát sử dụng tro bay, xỉ lò cao cho kết cấu công trình trong môi trường biển miền Trung” Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng đào tạo Sau đại học, khoa Công trình, bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình thủy, các cán bộ và toàn thể quý thầy cô tham gia giảng dạy đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, đến quý thầy hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thanh Sang và PGS.TS. Nguyễn Viết Thanh đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận án. Xin cảm ơn quý Giáo sư, nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài trường, quý thầy cô và các đồng nghiệp, đã đóng góp nhiều ý kiến thiết thực để tác giả hoàn thiện luận án. Xin trân trọng cảm ơn! TÁC GIẢ Nguyễn Tấn Khoa ii
  9. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chũ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AASHTO American Association of Hiệp hội những người làm đường và vận State Highway and tải toàn nước Mỹ Transportation Officials ACI American Concrete Viện bê tông Mỹ Institute Adj MS Adjusted mean squares Adj SS Adjusted sums of squares ASTM American Society for Hiệp hội về thí nghiệm và vật liệu Mỹ Testing and Materials BTBV Bê tông bảo vệ BTC Bê tông cát BTCĐC Bê tông cát đối chứng BTCT Bê tông cốt thép BTCXN Bê tông cát sử dụng xỉ lò cao nghiền mịn BTXM Bê tông xi măng BTT Bê tông thường BTTĐC Bê tông thường đối chứng C Cát CCL Nồng độ clo CCR Nồng độ clo tới hạn gây ăn mòn cốt thép CS Nồng độ clo bề mặt CĐN Cát đụn nghiền CKD Chất kết dính CKDhq Chất kết dính hiệu quả CKDPT Chất kết dính phụ thêm Coef Coefficient Hệ số Dt Hệ số khuyếch tán clo của bê tông ở thời điểm t D28 Hệ số khuyếch tán clo của bê tông ở 28 ngày DF Bậc tự do DS Dune sand Cát đụn F-Value Đại lượng thống kê F-Value f Tỷ lệ tro bay trên chất kết dính iii
  10. f’c Cường độ chịu nén f’cn Cường độ nén đặc trưng f’r Cường độ kéo uốn f’sp Cường độ ép chẻ FA Fly Ash Tro bay HH Hỗn hợp tro bay và xỉ lò cao nghiền mịn HSHQ Hệ số hiệu quả kc Hệ số xét đến điều kiện bảo dưỡng bê tông ke Hệ số xét đến điều kiện môi trường tiếp xúc K Hệ số hiệu quả Khh Hệ số hiệu quả của hỗn hợp tro bay và xỉ lò cao KTB Hệ số hiệu quả của tro bay KXN Hệ số hiệu quả của xỉ lò cao KSF Hệ số hiệu quả của Silica Fume KK Không khí KQTN Kết quả thí nghiệm KCBT Kết cấu bê tông KCBTCT Kết cấu bê tông cốt thép P-Value Đại lượng thống kê P-Value PC Portland Cement Xi măng pooc lăng PCB Portland Cement Blended Xi măng pooc lăng hỗn hợp PGK Phụ gia khoáng PGK/CKD Tỷ lệ phụ gia khoáng trên chất kết dính PGSD Phụ gia siêu dẻo RHA Rice Husk Ash Tro trấu SF Silica fume Muội silic m Hệ số tuổi MK Metakaolin Mê ta cao lanh N Nước N/CKD Tỷ lệ nước trên chất kết dính N/X Tỷ lệ nước trên xi măng Q Điện lượng thấm ion clo QHTN Quy hoạch thực nghiệm Rn3 Cường độ chịu nén ở tuổi 3 ngày Rn7 Cường độ chịu nén ở tuổi 7 ngày iv
  11. Rn28 Cường độ chịu nén ở tuổi 28 ngày Rn56 Cường độ chịu nén ở tuổi 56 ngày Rn3 Cường độ chịu nén ở tuổi 3 ngày Rec Cường độ ép chẻ Rec28 Cường độ ép chẻ ở tuổi 28 ngày Rs Hệ số cường độ R-sq Hệ số tương quan R-sq(adj) Hệ số tương quan điều chỉnh R-sq(pred) Hệ số tương quan tiên đoán SC Sand Concrete Bê tông cát SE Coef Standard error of the coefficient tbđ Thời gian khởi đầu ăn mòn cốt thép TPP Total percentage passing Tổng lượng lọt sàng TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TB Fly ash Tro bay x Chiều dày lớp bê tông bảo vệ xd Chiều dày lớp bê tông bảo vệ thiết kế X Xi măng XLC Xỉ lò cao XN Xỉ lò cao nghiền mịn  Tỷ lệ nước trên chất kết dính v
  12. DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1 Thành phần nước biển Việt Nam và thế giới [17, 25, 26, 28] ........................6 Bảng 1. 2 Thống kê chiều cao sóng một số cơn bão ở khu vực biển miền Trung [24]...8 Bảng 1. 3 Dạng gốc và dạng biến đổi của thành phần xi măng trong nước biển [32] ..11 Bảng 1. 4 Yêu cầu tối thiểu về bê tông chống ăn mòn trong môi trường biển theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12041:2017 [6] .......................................................................14 Bảng 1. 5 Giới hạn hàm lượng ion clo trong bê tông1)[6] .............................................14 Bảng 1. 6 Quy định về lớp bê tông bảo vệ cốt thép [6] .................................................14 Bảng 1.7. Phân loại và yêu cầu về bê tông theo tiêu chuẩn Anh BS EN 206-1:2013 ...15 Bảng 1. 8 Phân loại và yêu cầu về bê tông theo tiêu chuẩn Canada CSA A 23.1: 2004 .......................................................................................................................................15 Bảng 1. 9 Thành phần cấp phối bê tông cát [56] ..........................................................29 Bảng 1. 10 Tổng hợp kết quả thí nghiệm độ mài mòn của bê tông cát [18] ................31 Bảng 1. 11 Nội dung, phương pháp thực hiện và mục tiêu cần đạt của luận án ...........43 Bảng 2. 1 Thành phần hóa học và tính chất vật lý của xi măng, tro bay và xỉ lò cao ...49 Bảng 2. 2 Các yêu cầu kỹ thuật của xi măng PC40 Bút Sơn ........................................49 Bảng 2. 3 Chỉ tiêu chất lượng tro bay theo TCVN 10302:2014 và ASTM C618:05 ....50 Bảng 2. 4 Các chỉ tiêu chất lượng của xỉ lò cao Hòa Phát nghiền mịn .........................51 Bảng 2. 5 Các chỉ tiêu vật lý và hóa học của cát nghiền và cát mịn .............................51 Bảng 2. 6 Thông số thử nghiệm tính chất của Phụ gia Basf MasterGlenium SKY 8713 .......................................................................................................................................55 Bảng 2. 7 Kế hoạch thí nghiệm và số lượng mẫu thử xác định hệ số hiệu quả của tro bay trong bê tông cát ............................................................................................................56 Bảng 2. 8 Kết quả phân tích phương sai sơ bộ mô hình tương quan KTB .....................58 Bảng 2. 9 Kết quả phân tích phương sai mô hình tương quan KTB cuối cùng ..............59 Bảng 2. 10 Kết quả các hệ số tương quan của mô hình tương quan KTB ......................59 Bảng 2. 11 Hệ số phương trình của mô hình tương quan KTB ......................................59 Bảng 2. 12 Hệ số hiệu quả của tro bay (KTB) trong thiết kế thành phần bê tông cát ....59 Bảng 2. 13 Kế hoạch thí nghiệm và số lượng mẫu thử xác định hệ số hiệu quả của xỉ lò cao trong bê tông cát......................................................................................................61 Bảng 2. 14 Kết quả phân tích phương sai mô hình tương quan KXN ............................63 Bảng 2. 15 Kết quả các hệ số tương quan mô hình tương quan KXN ............................63 Bảng 2. 16 Bảng phân tích các hệ số phương trình của mô hình tương quan KXN .......63 Bảng 2. 17 Hệ số hiệu quả của XN (KXN) trong thiết kế thành phần bê tông cát .........64 Bảng 2. 18 Kế hoạch thí nghiệm xác định HSHQ của hỗn hợp tro bay và xỉ lò cao. ...65 vi
  13. Bảng 2. 19 Kết quả cường độ chịu nén, hệ số cường độ Rs và hệ số hiệu quả của hỗn hợp (Khh) của các cấp phối thí nghiệm ở 28 ngày .........................................................66 Bảng 2. 20 Bảng phân tích phương sai mô hình tương quan HSHQ của hỗn hợp (Khh) .......................................................................................................................................68 Bảng 2. 21 Hệ số tương quan mô hình tương quan HSHQ của hỗn hợp (Khh) .............68 Bảng 2. 22 Bảng phân tích các hệ số ảnh hưởng trong mô hình tương quan Khh .........68 Bảng 3. 1 Các yếu tố và các mức được khảo sát trong QHTN Taguchi .......................75 Bảng 3. 2 Bố trí quy hoạch thực nghiệm theo phương pháp Taguchi ...........................76 Bảng 3. 3 Thành phần cấp phối của các hỗn hợp bê tông cát theo phương pháp quy hoạch thực nghiệm Taguchi .....................................................................................................77 Bảng 3. 4 Cường độ chịu nén, cường độ ép chẻ, độ thấm ion clo trung bình ở 28 ngày tuổi và độ sụt của các hỗn hợp bê tông cát theo quy hoạch thực nghiệm Taguchi ................79 Bảng 3. 5 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến Rn28 (MPa) của BTC. ......................80 Bảng 3. 6 Kết quả phân tích phương sai mô hình hồi quy cường độ chịu nén của BTC .......................................................................................................................................82 Bảng 3. 7 Hệ số tương quan của mô hình hồi quy cường độ chịu nén của BTC ..........82 Bảng 3. 8 Hệ số phương trình của mô hình hồi quy cường độ chịu nén của BTC .......82 Bảng 3. 9 So sánh cường độ chịu nén thí nghiệm với cường độ chịu nén dự đoán theo Công thức (1.25) và (3.3) của các hỗn hợp bê tông cát.................................................83 Bảng 3. 10 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến cường độ ép chẻ 28 ngày của BTC. .......................................................................................................................................85 Bảng 3. 11 Phân tích phương sai mô hình hồi quy cường độ ép chẻ của BTC .............86 Bảng 3. 12 Hệ số tương quan của mô hình hồi quy cường độ ép chẻ của BTC ...........86 Bảng 3. 13 Hệ số ảnh hưởng của các biến trong PTHQ cường độ ép chẻ của BTC .....86 Bảng 3. 14 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến độ thấm ion clo ở 28 ngày của BTC .......................................................................................................................................87 Bảng 3. 15 Phân tích phương sai mô hình hồi quy kết quả thấm ion clo của BTC ......89 Bảng 3. 16 Hệ số tương quan của mô hình hồi quy kết quả thấm ion clo của BTC .....89 Bảng 3. 17 Hệ số phương trình của mô hình hồi quy kết quả thấm ion clo của BTC ..89 Bảng 3. 18 Trung bình độ sụt tương ứng với các yếu tố và mức độ .............................92 Bảng 3. 19 Phân tích phương sai mô hình hồi quy độ sụt của các hỗn hợp BTC .........94 Bảng 3. 20 Hệ số tương quan của mô hình hồi quy độ sụt của hỗn hợp BTC ..............94 Bảng 3. 21 Hệ số ảnh hưởng của các biến trong PTHQ độ sụt của hỗn hợp BTC .......94 Bảng 3. 22 Mối quan hệ cường độ đặc trưng và cường độ yêu cầu ..............................95 Bảng 3. 23 Yêu cầu tối thiểu về bê tông chống ăn mòn trong môi trường biển theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12041:2017 .............................................................................95 vii
  14. Bảng 3. 24 Yêu cầu độ thấm ion clo của bê tông trong vùng phơi nhiễm Clo theo CSA A23.1:2004 ....................................................................................................................96 Bảng 3. 25 Các tính chất yêu cầu đối với bê tông làm việc ở vùng thủy triều..............99 Bảng 3. 26 Thành phần các hỗn hợp bê tông cát.........................................................100 Bảng 3. 27 Lượng phụ gia siêu dẻo để đảm bảo độ sụt 8cm2 đối với các cấp phối bê tông cát nghiên cứu......................................................................................................102 Bảng 3. 28 Tổng hợp các chỉ tiêu và số lượng mẫu để thử nghiệm các tính chất của các loại bê tông cát. ............................................................................................................103 Bảng 3. 29 Mức độ mài mòn trong nước của bê tông thường.....................................109 Bảng 3. 30 Mức độ mài mòn trong nước của bê tông cát ...........................................109 Bảng 3. 31 Độ mài mòn trong nước của BTC .............................................................109 Bảng 3. 32 Độ chống thấm nước của các loại bê tông cát ..........................................111 Bảng 3. 33 Tỷ số độ giãn nở sunfat của các loại BTCXN so với BTCĐC .................112 Bảng 3. 34 Tổng hợp kết quả dự đoán và thực nghiệm cường độ và độ bền thấm ion clo ở 28 ngày của các hỗn hợp bê tông cát trong nghiên cứu. ..........................................113 Bảng 3. 35 Kết quả phân tích tương quan giữa Rn28 dự đoán và Rn28 thí nghiệm của bê tông cát ........................................................................................................................114 Bảng 3. 36 Các hệ số tương quan giữa cường độ chịu nén dự đoán và cường độ thí nghiệm của bê tông cát ................................................................................................114 Bảng 3. 37 Kết quả phân tích tương quan giữa độ thấm ion clo đoán và độ thấm ion clo thí nghiệm của bê tông cát. ..........................................................................................114 Bảng 3. 38 Các hệ số tương quan giữa độ thấm ion clo đoán và độ thấm ion clo thí nghiệm của bê tông cát. ...............................................................................................115 Bảng 4. 1 Mực nước cao ứng với tần suất lý luận tại khu vực Vũng Áng (hệ Hải đồ) .....................................................................................................................................118 Bảng 4. 2 Các tính chất của các hỗn hợp bê tông cát và yêu cầu đối với vật liệu bê tông làm việc ở vùng thủy triều. ..........................................................................................121 Bảng 4. 3 Hệ số khuyếch tán ion clo của các loại bê tông cát ở 28 ngày ...................124 Bảng 4. 4 Nồng độ clo bề mặt Cs theo tuổi thọ kết cấu ở vùng thủy triều theo TCVN 12041:2017 ..................................................................................................................125 Bảng 4. 5 Yêu cầu chiều dày lớp bê tông bảo vệ tối thiểu theo TCVN 12041:2012 ..125 Bảng 4. 6 Hệ số tuổi m của các loại bê tông ...............................................................126 Bảng 4. 7 Dự báo tuổi thọ của các loại bê tông cát theo chiều dày lớp bê tông bảo vệ .....................................................................................................................................126 Bảng 4. 8 Cường độ chịu nén của cấp phối BTCX30 hiện trường ...........................133 Bảng 4. 9 Độ thấm ion clo của bê tông của cấp phối BTCX30 hiện trường...............133 viii
  15. DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1 Phân vùng môi trường biển [15]......................................................................5 Hình 1. 2 Hệ thống công trình bảo vệ bờ biển Hải Hậu, Nam Định ...............................9 Hình 1. 3 Đê chắn sóng cảng Dung Quất, Quảng Ngãi...................................................9 Hình 1. 4 Đê chắn sóng cảng Tiên Sa, Đà Nẵng .............................................................9 Hình 1. 5 Kết cấu cầu cảng dạng cầu tàu ......................................................................10 Hình 1. 6 Kết cấu cầu cảng dạng thùng chìm ................................................................10 Hình 1. 7 Ảnh hưởng của các loại bột mịn đến cường độ chịu nén của BTC [77] .......25 Hình 1. 8 Sự phân bố lỗ rỗng trong vi cấu trúc của BTC và BTT [43] .........................27 Hình 1. 9 Cường độ chịu nén của các loại bê tông cát dưỡng hộ nước thường ............29 Hình 1. 10 Cường độ chịu nén của các loại bê tông cát dưỡng hộ trong dung dịch sunfat .......................................................................................................................................29 Hình 1. 11 Nồng độ clo bề mặt của bê tông cát và bê tông thường [120].....................30 Hình 1. 12 Các ứng dụng của BTC trong công trình dân dụng [120] ...........................35 Hình 1. 13 Các ứng dụng của bê tông cát trong công trình giao thông [120] ...............35 Hình 1. 14 Các ứng dụng của bê tông cát trong một số lực vực xây dựng khác ...........36 Hình 1. 15 Mối quan hệ giữa tỷ lệ N/CKD với cường độ chịu nén của bê tông [59] ...39 Hình 1. 16 Ảnh hưởng của XN/CKD và N/CKD đến hệ số hiệu quả của xỉ lò cao [59]...40 Hình 2. 1 Thành phần hạt của xi măng, tro bay và xỉ lò cao nghiền mịn......................50 Hình 2. 2 Thành phần hạt của các hỗn hợp cốt liệu với các tỷ lệ phối trộn khác nhau .53 Hình 2. 3 Biểu đồ quan hệ độ đặc của khung cốt liệu cát với các tỷ lệ cát mịn khác nhau và độ đặc hỗn hợp cốt liệu .............................................................................................54 Hình 2. 4 Mối quan hệ giữa Rn28 với tỷ lệ TB/CKD.....................................................57 Hình 2. 5 Hệ số hiệu quả của tro bay (KTB) của các cấp phối thử nghiệm....................58 Hình 2. 6 Mối quan hệ giữa KTB với tỷ lệ TB/CKD......................................................60 Hình 2. 7 Mối quan hệ giữa Rn28 với tỷ lệ XN/CKD ....................................................62 Hình 2. 8 Hệ số hiệu quả của xỉ lò cao nghiền mịn (KXN) của cấp phối thử nghiệm ....62 Hình 2. 9 Biểu đồ quan hệ giữa KXN với N/CKD và XN/CKD ....................................64 Hình 2. 10 Mối quan hệ giữa KHH và tỷ lệ XN/CKD và TB/CKD ...............................68 Hình 3. 1 Sơ đồ cơ sở lựa chọn các yếu tố trong quy hoạch thực nghiệm để khảo sát các tính chất của bê tông cát ................................................................................................73 Hình 3. 2 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến cường độ chịu nén 28 ngày của bê tông cát .......................................................................................................................................80 Hình 3. 3 Quan hệ giữa cường độ chịu nén 28 ngày của BTC và tỷ lệ N/CKDhq .........82 Hình 3. 4 Quan hệ giữa Rn28 với tỷ lệ N/CKDhq ............................................................84 Hình 3. 5 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến cường độ ép chẻ 28 ngày của BTC .85 Hình 3. 6 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến độ thấm ion clo 28 ngày của BTC ...88 ix
  16. Hình 3. 7 Quan hệ giữa độ thấm ion clo với tỷ lệ N/CKDhq và tỷ lệ XN/CKDhq trong bê tông cát ..........................................................................................................................90 Hình 3. 8 Mối quan hệ giữa N/CKDhq ~ Rn28 ~Q trong bê tông cát ............................91 Hình 3. 9 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến độ sụt của các hỗn hợp bê tông cát..93 Hình 3. 10 Mối quan hệ giữa độ sụt của hỗn hợp BTC với lượng tro bay và lượng nước .......................................................................................................................................94 Hình 3. 11 Cường độ chịu nén trung bình ở 3,7,28,56 ngày của các loại BTC. .........104 Hình 3. 12 Tốc độ phát triển cường độ chịu nén của các loại bê tông theo thời gian .104 Hình 3. 13 Cường độ ép chẻ 28 ngày của các loại BTC và BTTĐC ..........................106 Hình 3. 14 Kết quả thấm ion clo 28 ngày của các loại BTC và BTTĐC ....................107 Hình 3. 15 Độ mài mòn trong nước ở 28 ngày của các loại bê tông ...........................109 Hình 3. 16 Độ giãn của bê tông cát sử dụng xỉ lò cao nghiền mịn. ............................112 Hình 4. 1 Hoa gió tổng hợp trạm Kỳ Anh - Hà Tĩnh từ 1993 – 2005 .........................117 Hình 4. 2 Mặt bằng tổng thể cảng Vũng Áng .............................................................118 Hình 4. 3 Mặt cắt ngang kết cấu đê tường đứng sử dụng kết cấu thùng chìm BTCT .119 Hình 4. 4 Chi tiết kích thước kết cấu thùng chìm bê tông cốt thép .............................120 Hình 4. 5 Mối quan hệ giữa tuổi thọ và chiều dày lớp bê tông bảo vệ của các loại bê tông trong nghiên cứu ..........................................................................................................126 Hình 4. 6 Chiều dày lớp BTBV của các loại bê tông với tuổi thọ thiết kế 50 và 100 năm .....................................................................................................................................128 Hình 4. 7 Chi phí sản xuất của bê tông thường và các loại bê tông cát ......................129 Hình 4. 8 Phát thải của bê tông thường đối chứng và các loại bê tông cát. ................130 Hình 4. 9 Hình chiếu bằng khối Tetrapod ...................................................................130 Hình 4. 10 Hình chiếu cạnh khối Tetrapod .................................................................130 Hình 4. 11 Cường độ chịu nén của cấp phối BTCX30 hiện trường ...........................133 Hình 4. 12 Độ thấm ion clo của bê tông của cấp phối BTCX30 hiện trường .............133 x
  17. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Việt Nam là một trong 10 quốc gia có chỉ số chiều dài đường bờ biển cao nhất, vùng biển của Việt Nam thuộc biển Đông, nằm ở khu vực trung tâm, một trong những con đường giao thương hàng hải quốc tế nhộn nhịp nhất trên thế giới. Điều này tạo ra lợi thế rất lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam trong việc bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo Thực hiện theo chủ trương của Chính phủ về phát triển kinh tế biển, trong thời gian gần đây, cơ sở hạ tầng ven biển của Việt Nam được đầu tư xây dựng và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các tỉnh duyên hải Miền Trung. Hệ thống các công trình bảo vệ bờ biển, công trình giao thông ven biển, công trình cảng biển đã và đang xây dựng cho thấy sự đóng góp vô cùng quan trọng của công trình biển trong sự phát triển kinh tế khu vực cũng như cả nước. Với tốc độ xây dựng công trình như hiện nay, miền Trung đang đối diện với vấn đề thiếu hụt nguồn cát sông để cung ứng cho bê tông. Việc khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn cát sông, đẩy giá thành lên cao đồng thời gây nhiều hệ lụy khác đối với môi trường và xã hội. Trong khi khả năng cung cấp nguồn cát có mô đun độ lớn (Mk) ≥ 2 rất hạn chế thì khả năng cung cấp cát mịn Mk =1,3 - 2,0 lại rất dồi dào đối với các tỉnh khu vực duyên hải Miền Trung [17]. Loại vật liệu này hiện không được sử dụng trong chế tạo bê tông thường (BTT) do không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về cấp phối cốt liệu nhưng từ lâu đã được nhiều nước trên thế giới như Nga, Đức, Pháp sử dụng để chế tạo bê tông cát. Bê tông cát (BTC) là một loại bê tông hạt nhỏ, thành phần bao gồm: hỗn hợp cát thô, cát mịn, chất độn mịn, xi măng, nước và một hoặc nhiều loại phụ gia [114, 120]. Với thành phần cốt liệu chủ yếu là hạt mịn nên để đảm bảo tính công tác, BTC thường sử dụng nhiều nước hơn, độ rỗng bê tông cũng nhiều hơn, từ đó làm cho cường độ của bê tông cát thường thấp hơn bê tông thường [1, 120] . Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ trong lĩnh vực xây dựng, các loại phụ gia siêu dẻo và phụ gia khoáng siêu mịn đã được sử dụng một cách hiệu quả trong việc tăng cường độ chặt, do vậy hiện nay không có sự khác biệt giữa bê tông cát và bê tông thường [121]. Trên thế giới, BTC đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực xây dựng khác nhau như xây dựng công trình giao thông, công trình dân dụng, công trình ngầm, cấu kiện bê tông đúc sẵn [6, 120]. Ở trong nước, ứng dụng của BTC chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công trình giao thông [20, 22]. Theo định hướng phát triển kinh tế biển đảo trong thời gian đến, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng BTC trong việc xây dựng các công trình bê tông và bê tông cốt thép ven biển. Ứng dụng của BTC đối với công trình biển là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, đồng thời nguồn cốt liệu mịn tại các địa phương rất dồi dào, BTC dễ dàng khai thác 1
  18. sử dụng, trong khi nguồn cung ứng bê tông truyền thống chưa đáp ứng kịp thời và đầy đủ. Tuy nhiên, môi trường biển là vùng có tính xâm thực mạnh, do đó phải BTC đồng thời phải thỏa mãn điều kiện về cường độ lẫn độ bền, trong đó độ bền là yếu tố cực kỳ quan trọng, đặc biệt là độ bền clorua và độ bền sunfat. Độ bền clorua đảm bảo khả năng của bê tông chống lại sự xâm nhập clorua theo thời gian, với kết cấu BTCT ở vùng biển thì sự xâm nhập clorua là nguyên nhân chính của sự ăn mòn cốt thép và phá hủy kết cấu. Độ bền sunfat là khả năng chống lại sự xâm nhập của các ion sunfat trong nước biển, nước ngầm tấn công vào bê tông gây hiện tượng tự tan rã bê tông sau một thời gian sử dụng. Hiện nay, giải pháp thường sử dụng để nâng cao các tính chất độ bền của bê tông dùng cho công trình biển là sử dụng các loại phụ gia khoáng như tro bay (TB), xỉ lò cao nghiền mịn (XN) thay thế một phần xi măng (X). Đối với bê tông thường, việc sử dụng TB, XN đã được chứng minh sự hiệu quả trong việc cải thiện các tính chất độ bền của bê tông như độ chống thấm nước, độ bền clorua hay độ bền sunfat khi sử dụng với một tỷ lệ phù hợp [91, 98]. Tuy nhiên đối với BTC, hướng nghiên cứu về độ bền của bê tông khi sử dụng tro bay, xỉ lò cao nghiền mịn trên thế giới cũng như ở Việt Nam còn khá mới mẻ, đặc biệt nghiên cứu sử dụng kết hợp giữa tro bay và xỉ lò cao nghiền mịn càng ít thấy. Ngoài ra, tro bay hiện đang là phụ phẩm công nghiệp gây ô nhiễm môi trường đang rất cần xử lý ở Việt Nam. Trong khi xỉ lò cao đang có tiềm năng sử dụng rất lớn do được nhiều doanh nghiệp trong nước đầu tư các công nghệ nghiền hiện đại. Như vậy, bê tông cát sử dụng được nguồn vật liệu mịn dồi dào ở địa phương kết hợp với các phụ phẩm công nghiệp như tro bay, xỉ lò cao có khả năng đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của bê tông cho công trình biển, giảm việc khai thác cát sông, cải thiện sự ô nhiễm môi trường và đa dạng hóa nguồn cung ứng bê tông khác nhau cho lĩnh vực xây dựng. Với các phân tích nêu trên, việc nghiên cứu sử dụng cát mịn, tro bay và xỉ lò cao trong bê tông cát và xem xét ảnh hưởng của tỷ lệ sử dụng tro bay, xỉ lò cao đến tính công tác, tính chất cơ học và độ bền, tuổi thọ sử dụng của BTC ứng dụng trong công trình biển trong đề tài “Nghiên cứu tính năng bê tông cát sử dụng tro bay, xỉ lò cao cho kết cấu công trình trong môi trường biển miền Trung” là cấp thiết, có tính khoa học, tính kinh tế và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích tổng quan các nghiên cứu và ứng dụng của bê tông cát trên thế giới và ở Việt Nam Thông qua việc xây dựng mối quan hệ giữa hệ số hiệu quả (HSHQ) của tro bay, xỉ lò cao và hỗn hợp tro bay - xỉ lò cao với các thành phần vật liệu đầu vào của bê tông cát có thể xác định được mức độ đóng góp của các loại phụ gia khoáng này đến tính chất cường độ chịu nén của bê tông. 2
  19. Thông qua phương pháp quy hoạch thực nghiệm Taguchi, thiết lập mối quan hệ giữa tính chất cường độ và độ bền thấm ion clo với các yếu tố thiết kế đầu vào từ đó đưa ra phương pháp thiết kế thành phần bê tông cát có quan tâm đến độ bền. Xác định một số tính chất của hỗn hợp, tính năng cơ học và độ bền của bê tông cát sử dụng kết hợp xỉ lò cao và tro bay đáp ứng các yêu cầu kết cấu công trình trong môi trường biển. Đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, môi trường của việc sử dụng loại bê tông cát mới ứng dụng cho kết cấu thùng chìm và khối Tetrapod trong công trình đê chắn sóng ở cảng Vũng Áng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Các loại bê tông cát sử dụng kết hợp tro bay - xỉ lò cao nghiền mịn, sử dụng cát nghiền và cát mịn địa phương ở khu vực các tỉnh Miền Trung phục vụ cho việc xây dựng các công trình trong môi trường biển. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về mặt vật liệu: Sử dụng vật liệu tro bay nhiệt điện Vũng Áng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn TCVN 10302:2014 (loại F), xỉ lò cao Hòa Phát nghiền mịn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn TCVN 11586:2016 và xi măng Poóc lăng PC40 Bút Sơn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn TCVN 2682:2009. Cốt liệu liệu địa phương gồm cát nghiền và cát mịn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 7572:2006. - Phạm vi nghiên cứu về mặt đặc tính vật liệu: Bê tông cát sử dụng tro bay và xỉ lò cao có cường độ trung bình từ 25 MPa đến 75 MPa; độ thấm ion clo từ 200 Culong đến 5300 Culong; Tỷ lệ N/CKD từ 0,21 đến 0,6. - Phạm vi nghiên cứu về địa lý: Địa bàn Hà Tĩnh với điều kiện vật liệu và điều kiện khí hậu đặc trưng cho khu vực Miền Trung được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu và ứng dụng sản phẩm bê tông cát. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4.1. Ý nghĩa khoa học (1) Luận án đã phân tích và làm rõ được mức độ đóng góp về cường độ của tro bay, xỉ lò cao, hỗn hợp tro bay- xỉ lò cao khi thay thế một xi măng trong bê tông cát. (2) Phân tích và làm rõ các tính chất cường độ và độ thấm ion clo của bê tông cát sử dụng tro bay và xỉ lò cao từ đó đưa ra được phương pháp thiết kế thành phần bê tông cát có xét đến độ bền lâu qua hệ số thấm ion clo. (3) Làm rõ các tính chất chủ yếu của bê tông cát sử dụng tro bay và xỉ lò cao cấp 3
  20. B45, có độ thấm ion clo < 1000 Culong dùng làm vật liệu cho các kết cấu bê tông, bê tông cốt thép trong môi trường biển Miền Trung; đã ứng dụng thử nghiệm thành công loại bê tông này cho kết cấu Tetrapod tại Cảng Vũng Áng. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn (1) Đề xuất được thành phần cấp phối bê tông cát sử dụng tro bay, xỉ lò cao và phương pháp thiết kế thành phần bê tông cát có xét đến độ bền thấm ion clo cho kết cấu bê tông cốt thép trong môi trường biển Miền Trung. (2) Bổ sung số liệu thực nghiệm giúp khẳng định hiệu quả của việc sử dụng tro bay, xỉ lò cao trong cải thiện các tính chất độ bền thấm ion Clo, độ bền sunfat, sức kháng mài mòn trong nước của bê tông cát. (3) Luận án đã dự báo tuổi thọ của kết cấu bê tông cốt thép sử dụng bê tông cát (qua thời gian bắt đầu ăn mòn cốt thép do xâm nhập ion clo) ở điều kiện thủy triều; đề xuất chiều dày lớp bê tông bảo vệ ứng với các loại bê tông cát mới trong nghiên cứu. (4) Việc sử dụng các loại vật liệu phụ phẩm công nghiệp như tro bay và xỉ lò cao thay thế một phần xi măng, sử dụng cát nghiền thay thế cát sông, tận dụng nguồn vật liệu cát mịn địa phương trong chế tạo bê tông cát góp phần giảm ô nhiễm môi trường, giảm tình trạng khai thác cát sông, đa dạng hóa nguồn cung ứng bê tông và phù hợp với định hướng phát triển bền vững của quốc gia và thế giới. 5. Bố cục luận án Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Nghiên cứu thực nghiệm xác định hệ số hiệu quả của phụ gia khoáng trong thiết kế thành phần bê tông cát. Chương 3: Nghiên cứu các tính năng cơ học và độ bền của bê tông cát sử dụng tro bay, xỉ lò cao và phương pháp thiết kế thành phần bê tông cát có xét đến độ bền. Chương 4: Đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, môi trường của việc sử dụng các loại bê tông cát mới đối với công trình trong môi trường nước biển Miền Trung. Kết luận – Kiến nghị Tài liệu tham khảo và danh mục công bố của tác giả 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2