intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành an toàn vệ sinh lao động phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe.. tại hai quận thành phố Hà Nội, năm 2017 - 2019

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:212

39
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mô tả một số vấn đề sức khỏe thường gặp, kiến thức và thực hành về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống rối loạn cơ xương của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai quận Hai Bà Trưng và Ba Đình, thành phố Hà Nội, năm 2017; xây dựng các hoạt động can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống rối loạn cơ xương của công nhân thu gom rác thải rắn đô thị; đánh giá kết quả can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống rối loạn cơ xương của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y tế công cộng: Nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành an toàn vệ sinh lao động phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe.. tại hai quận thành phố Hà Nội, năm 2017 - 2019

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO (1) TẠO - BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG ĐỖ THỊ THU HÀ NGHIÊN CỨU CAN THIỆP NÂNG CAO KIẾN THỨC, THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG PHÒNG NGỪA MỘT SỐ VẤN ĐỀ SỨC KHỎE THƢỜNG GẶP Ở CÔNG NHÂN THU GOM CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI HAI QUẬN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, NĂM 2017 - 2019 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 9720701 HÀ NỘI - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG ĐỖ THỊ THU HÀ NGHIÊN CỨU CAN THIỆP NÂNG CAO KIẾN THỨC, THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG PHÒNG NGỪA MỘT SỐ VẤN ĐỀ SỨC KHỎE THƢỜNG GẶP Ở CÔNG NHÂN THU GOM CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI HAI QUẬN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, NĂM 2017 - 2019 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 9720701 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1 - PGS.TS. Nguyễn Thúy Quỳnh 2- TS. Lê Thị Kim Ánh HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn. Các kết quả nêu trên trong luận án là trung thực và được công bố một phần trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nghiên cứu sinh Đỗ Thị Thu Hà
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo, cùng các thầy, cô giáo Trường Đại học Y tế công cộng đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức quý báu, và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Thúy Quỳnh và TS. Lê Thị Kim Ánh đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn khoa học, luôn quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc, các phòng, ban liên quan tại Tổng Công ty URENCO và tập thể Lãnh đạo, công nhân tại chi nhánh URENCO Ba Đình và URENCO Hai Bà Trưng đã hợp tác tích cực trong nghiên cứu này. Xin trân trọng cảm ơn các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe an toàn nghề nghiệp của Bộ Y tế, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Sở Y tế Hà Nội, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội; Trung tâm Y tế các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy đã có những ý kiến quý báu trong quá trình xây dựng chương trình và các tài liệu can thiệp của nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Chủ nhiệm và tập thể nhóm nghiên cứu đề tài cấp Thành phố “Thực trạng sức khỏe, các yếu tố liên quan nghề nghiệp của công nhân môi trường đô thị Hà Nội và giải pháp can thiệp” đã cho phép tôi tham gia cùng triển khai và cho phép tôi sử dụng một phần số liệu của đề tài thành phố để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày ….. tháng….năm 2021 Nghiên cứu sinh
  5. i MỤC LỤC Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục hình, biểu đồ, hộp ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN ................................................................................................. 4 1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ ............................................................................ 4 1.2. Các nguồn phát sinh và hình thức thu gom, phân loại chất thải rắn đô thị ....... 5 1.3. Điều kiện lao động của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị ....................... 8 1.4. Các vấn đề sức khỏe thường gặp ở công nhân thu gom chất thải rắn đô thị ... 12 1.5. Thực trạng kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh lao động của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị .................................................................................. 21 1.6. Một số căn cứ xây dựng mô hình can thiệp .................................................... 24 1.7. Một số biện pháp can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị ........................................................................................ 31 1.8. Khung lý thuyết nghiên cứu ........................................................................... 38 1.9. Giới thiệu về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội .................................................................................................................. 41 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 44 2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 44 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................. 44 2.3. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................... 45 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ........................................................................... 45 2.5. Phương pháp thu thập số liệu và các chỉ số, biến số ...................................... 49 2.6. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 58 2.7. Sai số của nghiên cứu và biện pháp khắc phục .............................................. 60 2.8. Đạo đức nghiên cứu ....................................................................................... 61
  6. ii Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 62 3.1. Một số vấn đề sức khỏe thường gặp, kiến thức và thực hành về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống rối loạn cơ xương của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai quận Hai Bà Trưng và Ba Đình, năm 2017 ........................................... 62 3.1.1. Đặc điểm công nhân thu gom chất thải rắn đô thị trong nghiên cứu ... 62 3.1.2. Một số vấn đề sức khỏe thường gặp của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai quận Hai Bà Trưng và Ba Đình, năm 2017 ........................ 66 3.1.3. Thực trạng kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống rối loạn cơ xương của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai quận Hai Bà Trưng và Ba Đình, năm 2017 .................................................... 69 3.2. Các hoạt động can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống rối loạn cơ xương nghề nghiệp của công nhân thu gom rác thải rắn đô thị .................................................................................................................................... 88 3.3. Kết quả can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống rối loạn cơ xương của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại quận Ba Đình, năm 2017-2019. ...................................................................................................... 97 3.3.1. Kết quả cải thiện kiến thức, thực hành chung về an toàn vệ sinh lao động của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại quận Ba Đình sau can thiệp ........ 97 3.3.2. Kết quả cải thiện kiến thức, thực hành về phòng chống rối loạn cơ xương của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại quận Ba Đình sau can thiệp . 103 3.3.3. Kết quả cải thiện tình trạng sức khoẻ sau ca lao động của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại quận Ba Đình sau can thiệp ......................................107 3.3.4. Tính duy trì, bền vững của can thiệp .............................................................110 Chƣơng 4: BÀN LUẬN .................................................................................................112 4.1. Một số vấn đề sức khỏe thường gặp, kiến thức và thực hành về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống rối loạn cơ xương của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai quận Hai Bà Trưng và Ba Đình, năm 2017 ......................................... 112 4.2. Xây dựng các hoạt động can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống rối loạn cơ xương ở công nhân thu gom rác thải rắn đô thị ................................................................................................................... 123
  7. iii 4.3. Đánh giá kết quả can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống rối loạn cơ xương của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại quận Ba Đình, năm 2017-2019. ................................................................ 129 4.4. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu .......................................................... 132 KẾT LUẬN .....................................................................................................................136 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................139 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1. BỘ PHIẾU ĐIỀU TRA PHỤ LỤC 2. TRANH MINH HỌA TƯ THẾ LAO ĐỘNG PHỤ LỤC 3. PHIẾU PHÁT VẤN PHỤ LỤC 4. BẢNG KIỂM TỰ ĐÁNH GIÁ TƯ THẾ LAO ĐỘNG PHỤ LỤC 6. HƯỚNG DẪN NỘI DUNG THẢO LUẬN NHÓM PHỤ LỤC 7. CHỈ SỐ VÀ BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU PHỤ LỤC 8. CÁCH CHẤM ĐIỂM, ĐÁNH GIÁ PHỤ LỤC 9. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI CẤP THÀNH PHỐ “THỰC TRẠNG SỨC KHOẺ, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN NGHỀ NGHIỆP CỦA CÔNG NHÂN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI” PHỤ LỤC 10. GIẤY CHẤP THUẬN CỦA CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
  8. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động BHXH Bảo hiểm xã hội BNN Bệnh nghề nghiệp CLB Câu lạc bộ CTR Chất thải rắn CTRĐT Chất thải rắn đô thị DID Difference in Difference (Khác biệt trong khác biệt) ĐKLĐ Điều kiện lao động HBT Hai Bà Trưng MTĐT Môi trường đô thị MTLĐ Môi trường lao động NLĐ Người lao động PTTH Phổ thông trung học PNDTTS Phụ nữ dân tộc thiểu số PTBVCN Phương tiện bảo vệ cá nhân RLCX Rối loạn cơ xương SD Standard Deviation (Độ lệch chuẩn) TCCP Tiêu chuẩn cho phép TGCTRĐT Thu gom chất thải rắn đô đị TNLĐ Tai nạn lao động TNTT Tai nạn thương tích VĐSK Vấn đề sức khỏe WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
  9. v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Số lượng công nhân trong giai đoạn triển khai nghiên cứu......................42 Bảng 2.1. Các giai đoạn triển khai nghiên cứu .........................................................44 Bảng 2.2. Thước đo, tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu .....................................57 Bảng 3.1. Một số đặc điểm nhân khẩu học của công nhân .......................................62 Bảng 3.2. Một số đặc điểm công việc của công nhân ...............................................63 Bảng 3.3. Công việc trong ca lao động của công nhân .............................................64 Bảng 3.4. Các yếu tố tác hại công nhân có tiếp xúc trong môi trường làm việc ......65 Bảng 3.5. Triệu chứng sau ca lao động của công nhân .............................................66 Bảng 3.6. Nguy cơ rối loạn cơ xương mạn tính của công nhân đánh giá bằng điểm Orebro .......................................................................................................................67 Bảng 3.7. Mức độ các dấu hiệu rối loạn cơ xương sau ca lao động của công nhân 68 Bảng 3.8. Kiến thức về yếu tố tác hại nơi làm việc ..................................................69 Bảng 3.9. Kiến thức về vấn đề sức khoẻ liên quan đến nghề nghiệp .......................70 Bảng 3.10. Kiến thức về biện pháp phòng chống bệnh liên quan nghề nghiệp ............71 Bảng 3.11. Kiến thức của công nhân về nghĩa vụ của người lao động .....................72 Bảng 3.12. Kiến thức của công nhân về quyền lợi của người lao động ...................73 Bảng 3.13. Kiến thức về phương tiện bảo vệ cá nhân cần sử dụng khi làm việc .....74 Bảng 3.14. Điểm kiến thức chung về an toàn vệ sinh lao động của công nhân........75 Bảng 3.15. Thực hiện tư thế lao động bất lợi trong ca lao động ...............................75 Bảng 3.16. Thực hiện nghĩa vụ của người lao động theo Luật An toàn vệ sinh lao động76 Bảng 3.17. Tỷ lệ công nhân thường xuyên sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân ....77 Bảng 3.18. Điểm thực hành chung về an toàn vệ sinh lao động của công nhân .......78 Bảng 3.19. Kiến thức của công nhân về nguyên nhân gây rối loạn cơ xương .........78 Bảng 3.20. Kiến thức về các tư thế lao động bất lợi có thể gây rối loạn cơ xương ..79 Bảng 3.21. Kiến thức về biểu hiện của rối loạn cơ xương ........................................80 Bảng 3.22. Kiến thức về ảnh hưởng của các rối loạn cơ xương ...............................80 Bảng 3.23. Kiến thức về biện pháp phòng chống các rối loạn cơ xương .................81
  10. vi Bảng 3.24. Kiến thức về biện pháp xử trí khi có các dấu hiệu ban đầu của rối loạn cơ xương ....................................................................................................................82 Bảng 3.25. Điểm kiến thức về rối loạn cơ xương của công nhân .............................82 Bảng 3.26. Xử trí khi có dấu hiệu rối loạn cơ xương tại các thời điểm khác nhau ..83 Bảng 3.27. Điểm thực hành về rối loạn cơ xương của công nhân ............................85 Bảng 3.28. Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh lao động và tình trạng rối loạn cơ xương sau ca lao động ............................................................85 Bảng 3.29. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về rối loạn cơ xương và tình trạng rối loạn cơ xương sau ca lao động ...................................................................86 Bảng 3.30. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về rối loạn cơ xương và nguy cơ rối loạn cơ xương mạn tính .........................................................................87 Bảng 3.31. Các hoạt động can thiệp đã triển khai.....................................................88 Bảng 3.32. Danh mục các tài liệu can thiệp được xây dựng .....................................89 Bảng 3.33. Sự thay đổi điểm kiến thức về yếu tố tác hại nghề nghiệp và vấn đề sức khỏe liên quan đến nghề nghiệp của công nhân sau can thiệp..................................97 Bảng 3.34. Kết quả cải thiện kiến thức về các yếu tố tác hại nghề nghiệp và vấn đề sức khỏe liên quan đến nghề nghiệp của công nhân .................................................98 Bảng 3.35. Sự thay đổi điểm kiến thức về biện pháp dự phòng vấn đề sức khỏe liên quan đến nghề nghiệp và các vấn đề sức khỏe do hành vi có hại gây ra ..................99 Bảng 3.36. Kết quả cải thiện kiến thức về biện pháp dự phòng vấn đề sức khỏe liên quan đến nghề nghiệp và các vấn đề sức khỏe do hành vi có hại gây ra ..................99 Bảng 3.37. Sự thay đổi kiến thức về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động theo Luật An toàn vệ sinh lao động ................................................................................100 Bảng 3.38. Kết quả cải thiện kiến thức của công nhân về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động theo Luật An toàn vệ sinh lao động ...............................................100 Bảng 3.39. Sự thay đổi điểm kiến thức chung về an toàn vệ sinh lao động của công nhân ở hai nhóm sau can thiệp ................................................................................101 Bảng 3.40. Kết quả cải thiện kiến thức chung về an toàn vệ sinh lao động của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị ............................................................................101
  11. vii Bảng 3.41. Sự thay đổi thực hành chung về an toàn vệ sinh lao động của công nhân ở hai nhóm sau can thiệp .........................................................................................102 Bảng 3.42. Kết quả cải thiện thực hành chung về an toàn vệ sinh lao động của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị ............................................................................102 Bảng 3.43. Sự thay đổi điểm kiến thức của công nhân về rối loạn cơ xương ........103 Bảng 3.44. Kết quả cải thiện kiến thức của công nhân về rối loạn cơ xương.........104 Bảng 3.45. Kết quả cải thiện thực hành các biện pháp dự phòng rối loạn cơ xương.....105 Bảng 3.46. Kết quả cải thiện thực hành xử trí khi có các dấu hiệu về rối loạn cơ xương và thực hành chung phòng chống rối loạn cơ xương ...................................106 Bảng 3.47. Sự thay đổi tỷ lệ công nhân có dấu hiệu sức khỏe sau ca lao động về rối loạn cơ xương ..........................................................................................................107 Bảng 3.48. Kết quả giảm một số dấu hiệu sức khỏe sau ca lao động của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị sau can thiệp...............................................................108 Bảng 3.49. Sự thay đổi số dấu hiệu sức khỏe sau ca lao động và điểm Orebro đánh giá nguy cơ rối loạn cơ xương của công nhân sau can thiệp ..................................109 Bảng 3.50. Kết quả giảm số dấu hiệu sức khỏe sau ca lao động và giảm nguy cơ rối loạn cơ xương của công nhân đánh giá bằng điểm Orebro sau can thiệp ...............110
  12. viii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, HỘP Hình 1.1. Sơ đồ thu gom chất thải tại nhà ...................................................................7 Hình 1.2. Sơ đồ thu gom chất thải theo khối ..............................................................7 Hình 1.3. Mô hình niềm tin sức khoẻ (Glanz, 2008) ................................................25 Hình 1.4. Các giai đoạn thay đổi hành vi (Neesham, 1993) .....................................27 Hình 1.5. Mô hình MTLĐ lành mạnh .......................................................................29 Hình 1.6. Khung lý thuyết .........................................................................................40 Hình 1.7. Quy trình công nghệ thu gom - vận chuyển - xử lý chất thải của Công ty URENCO ..................................................................................................................43 Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu.......................................................................................48 Biểu đồ 3.1. Thực hành dự phòng rối loạn cơ xương của công nhân .......................83 Hộp 3-1. Tài liệu Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe công nhân ...................................91 Hộp 3-2. Tờ gấp dự phòng rối loạn cơ xương cho công nhân môi trường đô thị .....91 Hộp 3-3. Tờ gấp dự phòng bệnh hô hấp cho công nhân môi trường đô thị ..............92 Hộp 3-4. Tờ gấp dự phòng say nắng, say nóng cho công nhân môi trường đô thị ...92 Hộp 3-5. Tờ gấp dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn ...........................................93 Hộp 3-6. Tờ gấp dự phòng tai nạn giao thông ..........................................................93 Hộp 3-7. Video dự phòng rối loạn cơ xương ở công nhân môi trường đô thị ..........94 Hộp 3-8. Video dự phòng tổn thương vật sắc nhọn và cách xử lý đô thị .................94 Hộp 3-9. Video dự phòng bệnh đường hô hấp ở công nhân môi trường ..................94 Hộp 3-10. Video dự phòng tai nạn giao thông ở công nhân môi trường đô thị ........95 Hộp 3-11. Video dự phòng tai nạn giao thông ở công nhân môi trường đô thị ........95 Hộp 3-12. Tài liệu hướng dẫn triển khai sử dụng Bảng kiểm tư thế lao động .........96
  13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, quá trình đô thị hóa nhanh chóng, mật độ dân cư tại các khu vực thành thị tăng nhanh khiến lượng chất thải phát sinh tại các đô thị ngày càng lớn. Tại Việt Nam, ở hầu hết tất cả các thành phố, thị xã, việc thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải do các công ty môi trường đô thị (MTĐT) thực hiện. Trong đó, quá trình thu gom chất thải rắn đô thị (TGCTRĐT) vẫn được thực hiện bằng sức người với các thiết bị thô sơ và mang tính chất thủ công. Với các thiết bị thu gom, vận chuyển thô sơ, công nhân TGCTRĐT phải làm việc ngoài trời, trên đường phố, chịu tác động trực tiếp của các yếu tố thời tiết khí hậu khắc nghiệt. Hơn nữa, “chất thải không được phân loại đúng tại nguồn, không được xử lý ban đầu một cách phù hợp đã khiến cho công nhân TGCTRĐT phải tiếp xúc trực tiếp nhiều hơn với bụi bẩn, các vật sắc nhọn, các sinh vật lây nhiễm và các yếu tố độc hại khác”. Những yếu tố này khiến cho công nhân TGCTRĐT có nguy cơ cao mắc phải những vấn đề về sức khỏe như bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, cơ xương, da liễu, tai nạn thương tích, rối loạn cơ xương (RLCX) (1-7) và bệnh nghề nghiệp (8). Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy các RLCX là một trong những rối loạn phổ biến mà công nhân TGCTRĐT gặp phải. Tỷ lệ công nhân TGCTRĐT mắc RLCX khá cao dao động với tỷ lệ khoảng 45%-92,5% (2, 9-11). Trong đó, tỷ lệ RLCX ở công nhân TGCTRĐT cao nhất là 92,5% trong nghiên cứu của tác giả Ziaei và cộng sự năm 2018 tại Iran (11), 72,2% trong nghiên cứu Hàn Quốc (12) và 71% tại Ấn Độ (2). Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, tỷ lệ công nhân TGCTRĐT có các chấn thương vùng thắt lưng dao động trong khoảng 16% đến 74% (13, 14). Tại Hà Lan, cứ 10.000 công nhân MTĐT thì có 19 người có nguy cơ mắc rối loạn cơ xương nghề nghiệp và con số này là 35 người đối với nhóm công nhân TGCTRĐT (15). Bên cạnh các nguy cơ RLCX, công nhân TGCTRĐT còn có nguy cơ mắc các bệnh khác. Tác giả Rachiotis G. và cộng sự năm 2012 đã chỉ ra tỷ lệ nhiễm viêm gan A ở những người TGCTRĐT là 61% (3). Nghiên cứu của tác giả Eskezia (2016) cho thấy hàng năm, tỷ lệ công nhân TGCTRĐT có ít nhất một chấn thương
  14. 2 nghề nghiệp là 34,3% (95%CI: 29,52 - 39,10) (5). Trong nghiên cứu của tác giả Hala Samir Abou-AlWafa tại Ai Cập năm 2011, nhóm công nhân TGCTRĐT thường xuyên phải tiếp xúc với khói diesel do làm việc gần nơi có nhiều phương tiện qua lại, nên tỷ lệ mắc các bệnh đường hô hấp cao hơn hẳn so với nhóm công nhân dịch vụ (25% so với 12,2%) (16). Tại Việt Nam, kết quả khám sức khỏe định kỳ của Công ty Môi trường đô thị Hà Nội năm 2016 cho thấy có tới 42% công nhân TGCTRĐT xếp loại sức khỏe loại III, IV, V là do mắc các bệnh về hô hấp, răng miệng, da liễu (17). Kết quả các nghiên cứu về điều kiện lao động và vấn đề sức khỏe của công nhân MTĐT cho thấy do môi trường lao động (MTLĐ) có nhiều yếu tố bất lợi nên công nhân có nhiều vấn đề sức khỏe cần quan tâm như các rối loạn cơ xương, bệnh đường hô hấp, các bệnh da liễu hay tai nạn lao động, tai nạn thương tích… Tuy nhiên cho đến nay các nghiên cứu về vấn đề sức khoẻ và biện pháp nâng cao sức khoẻ cho công nhân TGCTRĐT còn hạn chế, đặc biệt ở Việt Nam. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là công nhân TGCTRĐT thường gặp vấn đề sức khoẻ nào liên quan đến nghề nghiệp? Kiến thức và thực hành phòng chống vấn đề sức khoẻ đó như thế nào? Cần làm gì để cải thiện sức khoẻ cho họ? Việc quan tâm, cải thiện điều kiện lao động, hạn chế các bệnh tật, tai nạn nghề nghiệp, thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe cho công nhân MTĐT, trong đó có công nhân TGCTRĐT, là vấn đề hết sức cần thiết. Nghiên cứu: “Nghiên cứu can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành an toàn vệ sinh lao động phòng ngừa một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai quận thành phố Hà Nội, năm 2017-2019” được thực hiện để trả lời các câu hỏi nghiên cứu ở trên.
  15. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả một số vấn đề sức khỏe thường gặp, kiến thức và thực hành về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống rối loạn cơ xương của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại hai quận Hai Bà Trưng và Ba Đình, thành phố Hà Nội, năm 2017. 2. Xây dựng các hoạt động can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống rối loạn cơ xương của công nhân thu gom rác thải rắn đô thị. 3. Đánh giá kết quả can thiệp nâng cao kiến thức, thực hành về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống rối loạn cơ xương của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị tại quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, năm 2017 - 2019.
  16. 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN 1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ “Công nhân thu gom chất thải đô thị”: là “người thực hiện nhiệm vụ thu gom rác thải đô thị bao gồm quét, thu gom và vận chuyển rác đến nơi tập kết” (18, 19). “Lượng rác thải thu gom biến động theo thời điểm trong ngày, trong tuần và mùa vụ” (20). “Môi trường lao động”: là “không gian nơi con người lao động bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên và các yếu tố môi trường phát sinh trong môi trường lao động, có quan hệ mật thiết và ảnh hưởng đến sự phát triển của con người lao động và quá trình lao động, sản xuất” (21). “Điều kiện lao động” (ĐKLĐ): là “tổng thể các yếu tố về kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự nhiên thể hiện qua quá trình công nghệ, dụng cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng trong không gian và thời gian nhất định tạo nên những điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất” (21).“An toàn lao động”: là “giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động” (22). “Vệ sinh lao động”: là “giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động” (22). “Yếu tố tác hại nghề nghiệp”: gồm yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại.“Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động” (22). “Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động” (22). “Tâm lý lao động”: là “nhu cầu của công việc về khía cạnh tâm lý, tinh thần và nghiên cứu cách đánh giá khả năng tinh thần của các cá nhân để có thể tuyển chọn thích hợp về phương diện sức khỏe” (21). “Sinh lý lao động”: là các biến đổi sinh lý của các cơ quan chức năng của cơ thể trong điều kiện lao động (21).
  17. 5 “Ecgônômi” là “lĩnh vực kiến thức, nghiên cứu tổng hợp hoạt động của con người trong mối liên quan với kỹ thuật máy móc và môi trường nhằm mục đích đảm bảo hiệu quả lao động, sức khỏe an toàn và sự thoải mái” (21). “Bệnh nghề nghiệp” (BNN) là “bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động (NLĐ)” (22). “Chất thải” là “vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Hay nói cách khác, chất thải là sản phẩm được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông, sinh hoạt tại các hộ gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn” (23). “Chất thải rắn” (CTR) là “chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác” (24). Theo Bộ Tài nguyên và môi trường, “Có nhiều cách phân loại CTR. Nếu phân chia theo nguồn gốc phát sinh, có thể chia CTR sinh hoạt đô thị, CTR xây dựng, CTR nông thôn, nông nghiệp và làng nghề, CTR công nghiệp, CTR y tế. Mặt khác, nếu phân chia theo tính chất độc hại của CTR thì chia ra làm 2 loại: CTR nguy hại và CTR thông thường” (25). 1.2. Các nguồn phát sinh và hình thức thu gom, phân loại chất thải rắn đô thị 1.2.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị Quá trình phát sinh CTR luôn đi đôi với quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người. Theo Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2011 về chất thải rắn thì các nguồn phát sinh CTR ở đô thị chủ yếu là CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60 - 70%, còn lại là các loại CTR khác như CTR công nghiệp, CTR y tế, CTR điện tử…. CTR sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, các khu tập thể, chất thải đường phố, chợ, các trung tâm thương mại, văn phòng, các cơ sở nghiên cứu, trường học,.... CTR công nghiệp phát sinh từ các cơ sở công nghiệp nằm trong đô thị, hoặc từ các khu công nghiệp. CTR y tế phát sinh từ các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh,… Trong đó tỷ trọng nguồn phát sinh rác từ các hộ dân chiếm 57,91%, rác đường phố chiếm 14,29%, rác công sở chiếm 2,8%, rác chợ chiếm 13%, rác thương nghiệp chiếm 12% (25).
  18. 6 Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Nông, “mỗi nguồn thải khác nhau lại có thành phần chất thải khác nhau như: Khu dân cư và thương mại có thành phần chất thải đặc trưng là chất thải thực phẩm, giấy, carton, nhựa, vải, cao su, rác vườn, gỗ, nhôm...; Chất thải từ dịch vụ như rửa đường và hẻm phố chứa bụi, rác, xác động vật, xe máy hỏng, can sữa, nhựa hỗn hợp...” (26). Theo Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2011, “thành phần chủ yếu trong CTR đô thị là chất hữu cơ (rác thực phẩm), chiếm tỷ lệ khá cao từ 60 - 75% trên tổng khối lượng chất thải (25). 1.2.2. Các hình thức thu gom và phân loại chất thải rắn đô thị 1.2.2.1. Trên thế giới Trên thế giới, các nước phát triển đã hoàn thiện và đưa vào hoạt động rất hiệu quả hệ thống phân loại, thu gom rác thải và các chính sách về chi phí đi kèm. Thu gom rác thải sinh hoạt là nhiệm vụ cần nhiều nhân công và có chi phí cao. Quy trình thu gom thường được thực hiệnbằng xe tải, một công nhân điều khiển xe và 2 - 3 công nhân thu gom rác thải trên các tuyến phố và các hộ gia đình (27, 28). Tại một số quốc gia, rác được phân loại ngay tại nguồn nhằm tạo điều kiện cho việc tái chế và xử lý rác thải thuận lợi hơn (29, 30). Tại Nhật Bản, các hộ gia đình đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy định (rác hữu cơ, rác vô cơ và rác kim loại) sau đó sẽ được tập hợp tại trạm thu gom, trung chuyển bằng các xe tải chở rác cỡ nhỏ để chuyển sang xe chuyên chở lớn và được vận chuyển đến nơi xử lý (30). Tại Mỹ, việc tham gia và tuân thủ phân loại rác thải tại nguồn không cao do đây chỉ là quy ước của một số nhóm dân cư. Xe tải đi qua các con phố để thu gom rác. Mỗi xe thu gom có 1 nhóm công nhân làm nhiệm vụ gom rác từ các thùng đựng rác được cấp sẵn hoặc đặt bên lề đườnghoặc tại các địa điểm quy định (29). Singapore là đất nước đô thị hóa 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới. Để có được kết quả như vậy, bên cạnh việc đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý, Singapore đã hoàn thiện xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Hai thành phần chính tham gia vào thu gom và xử lý các rác thải sinh hoạt ở Singapore là các hộ dân và các công ty tư nhân. Tất cả các công ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát trực tiếp của Sở
  19. 7 Khoa học công nghệ và môi trường (31). Các hộ dân được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác đến khu vực tập kết của khu dân cư hoặc các công ty (26). 1.2.2.2. Tại Việt Nam Tại Việt Nam, việc thu gom và phân loại CTRĐT có các hình thức sau: Thu gom tại nhà: Hình thức này chỉ được áp dụng cho loại chất thải sinh hoạt hộ gia đình. Công nhân thu gom rác đi đến từng hộ, dọc các đường phố lớn, khu tập thể và mang những thùng rác, túi rác từ mỗi hộ gia đình ra đổ vào xe thu gom của mình và trả lại thùng cho gia đình. Hệ thống thu gom này mất nhiều thời gian và chi phí lao động cao. Hình thức thu gom này được tóm tắt trong hình sau: CTR từ các hộ Xe thu gom Xe vận Khu xử lý gia đình thủ công chuyển cơ CTR tập trung giới Hình 1.1. Sơ đồ thu gom chất thải tại nhà Thu gom theo khối: Xe cơ giới thu gom CTRĐT chạy theo lịch đã được đặt ra từ trước, có thể hàng ngày hoặc vài ba ngày/lần, tuỳ theo khối lượng CTR phát sinh. Các xe thu gom cơ giới dừng tại những điểm quy định và rung chuông. Các hộ gia đình, cơ quan,.. ở các khu phố xung quanh đó mang túi rác đến đổ vào xe. Hình thức thu gom này được tóm tắt trong hình sau: CTR từ các hộ Khu xử lý CTR gia đình Xe thu gom cơ giới tập trung Thùng rác Xe vận chuyển tập trung Hình 1.2. Sơ đồ thu gom chất thải theo khối Thu gom bên lề đường Các hộ gia đình đặt các túi rác đã buộc kín trước của nhà hoặc cổng trước thời gian quy định. Xe thu gom cơ giới đến thu gom theo lịch đã định, tuỳ theo khối lượng CTR để thu gom tất cả các túi rác trong địa bàn.
  20. 8 Tại các con phố chật hẹp, quanh co, ngõ, ngách, xe thu gom cơ giới loại nhỏ khó hoạt động, các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh sẽ tập kết các túi rác ra một địa điểm đã được quy định trong khoảng thời gian nhất dịnh. Tại điểm này, có một xe cơ giới chờ sẵn để thu gom. Đây này còn gọi là điểm tập kết rác lưu động. 1.3. Điều kiện lao động của công nhân thu gom chất thải rắn đô thị 1.3.1. Các yếu tố có hại trong môi trường lao động Do tính chất của công việc, công nhân TGCTRĐT phải làm việc ngoài trời nên chịu ảnh hưởng trực tiếp khí hậu tự nhiên. Theo số liệu khí tượng thì ở miền Bắc Việt Nam, hàng năm trung bình có khoảng 60-70 ngày không khí lạnh dưới 20°C chiếm khoảng 16%-18% thời gian trong năm, vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) từ 1-5°C, khoảng 65-75 ngày không khí nóng từ 32°C -37°C và trên 37°C chiếm khoảng 17-19% thời gian trong năm (vượt TCCP từ 2°C -7°C)” (32, 33). Như vậy, hàng năm công nhân TGCTRĐT ở Hà Nội phải làm việc trong điều kiện nhiệt độ vượt TCCP khoảng 33%-37% thời gian trong năm, chưa kể đến những đợt Gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ xuống 5°C -10°C hay mưa bão, công nhân vẫn phải làm việc đến 1-2 giờ sáng hôm sau. Mặt khác, trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, độ ẩm, tốc độ gió gây cản trở lớn đến sự tản nhiệt của cơ thể, đôi khi về mùa đông tốc độ gió ở những nghề tiếp xúc với rác vượt TCCP từ 2,5-7 lần (34). Theo một số nghiên cứu, “do chủ yếu là làm việc ngoài trời và trên đường phố nên công nhân TGCTRĐT thường xuyên phải tiếp xúc với lượng lớn khói, bụi trong môi trường làm việc. Khói, bụi phát sinh từ khí thải của các phương tiện giao thông, trong quá trình công nhân sử dụng chổi để quét đường phố, trong quá trình xây dựng, thi công các cơ sở hạ tầng giao thông, khu chung cư, nhà dân tại đô thị,….” (35). Kết quả nghiên cứu của tác giả Dong-Uk Park tại Hàn Quốc cho thấy mức độ tiếp xúc với bụi trung bình của công nhân TGCTRĐT là 0,9 mg/m3 (SD=0,9mg/m3, phạm vi=0,05-4,51 mg/m3). Mức độ tiếp xúc với bụi ở công nhân thu gom chất thải sinh hoạt không phân loại dao động 1,37-2,69 mg/m3, cao hơn đáng kể so với mức độ phơi nhiễm của các công nhân khác. Sự khác biệt đáng kể về mức độ tiếp xúc với bụi cũng phụ thuộc vào ngày làm việc, độ ẩm và khu vực làm việc (p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2