YOMEDIA
ADSENSE
Luận giải Ba mươi bảy phẩm trợ đạo giác ngộ
71
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu Ba mươi bảy phẩm trợ đạo giác ngộ - luận giải của Ngulchu Gyalsas Thogmed Zangpo là một trong những luận bản phổ biến nhất của Phật Giáo Tây Tạng, hợp thành hệ thống trong luận bản luyện tâm và cũng có thể được giải thích theo truyền thống Con Đường Tiệm Tiến Lam Rim. Những lời chỉ dẫn trong ấy là vượt thời gian và những liên hệ của nó là phổ quát. Hy vọng nội dung Tài liệu là Tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận giải Ba mươi bảy phẩm trợ đạo giác ngộ
- 1 BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO GIÁC NGỘ - LUẬN GIẢI Luận giảng: Đức Đạt Lai Lạt Ma Nguyên tác: Commentary on The Thirty Seven Practices of a Bodhisattva – 1995 Anh ngữ: Nyima Tsering - Hiệu đính: Vyvyan Cayley và Mike Gilmore Chuyển kệ: Linh Thùy - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 22/10/2009 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Tác phẩm Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ của Ngulchu Gyalsas Thogmed Zangpo là một trong những luận bản phổ biến nhất của Phật Giáo Tây Tạng, hợp thành hệ thống trong
- 2 luận bản Luyện Tâm và cũng có thể được giải thích theo truyền thống Con Đường Tiệm Tiến Lam Rim. Những lời chỉ dẫn trong ấy là vượt thời gian và những liên hệ của nó là phổ quát. Luận giải này của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn, như được phổ biến trong thời gian truyền giảng giáo lý Thời Luân (Kalachakra) tại Đạo Tràng Giác Ngộ, Ấn Độ, là đặc biệt bởi sự trong sáng, thực tiển và thâm thúy của nó. Mỗi đoạn kệ của tác phẩm được giải thích một cách chính xác và trong một ngôn ngữ thấu đạt. Hơn nữa, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ban cho những lời giới thiệu trong mỗi ngày của khóa giảng mà trong ấy Ngài
- 3 đã liên hệ đến mỗi khía cạnh của đời sống hàng ngày của chúng ta. Học hỏi luận giải này chúng ta cảm thấy rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đang nói chuyện trực tiếp đến mỗi chúng ta, và nó là phổ quát trong sự áp dụng. Khi chúng ta áp dụng và thực tập một cách chân thành, giáo huấn này sẽ phát triển một lòng từ bi yêu thương ấm áp đặc biệt. Do thế, những điều chứa đựng trong tác phẩm này sẽ lợi ích cho những học giả Phật Giáo lẫn những độc giả thông thường. LIBRARY OF TIBETAN WORKS AND ARCHIVES
- 4 NGÀY THỨ NHẤT MỞ ĐẦU Chúng ta tập hợp cùng nhau ở Đạo Tràng Giác Ngộ để tiến hành nghi thức truyền pháp Thời Luân (Kalachakra). Quý vị đã đến từ nhiều nơi khác nhau do nơi lòng thành tín. Trên những phương tiện vận chuyển nghèo nàn mà quý vị đã phải chịu đựng trong một hành trình nhọc nhằn, nhưng quý vị đã quên đi điều ấy để tập hợp ở đây. Chúng ta sẽ thực hiện đại nghi thức khai tâm truyền pháp sau này. Nhưng trước nhất, có nhiều người ở đây chỉ có một lòng tín ngưỡng đơn thuần trong Pháp Bảo mà không có một sự
- 5 thông hiểu thực sự về Giáo Pháp. Họ không có kinh nghiệm về nghe và lắng nghe Giáo Pháp, và vì vậy không biết ý nghĩa thật sự của nó. Trong thời gian lễ khai tâm truyền pháp sẽ không có thời gian dành cho một sự giải thích dài dòng. Do thế, nếu chúng ta để thời gian này lãng phí, không có điều gì tốt lành được hoàn thành đáp lại cho sự khó nhọc và tổn phí liên hệ đến việc tập họp về Đạo Tràng Giác Ngộ của quý vị nơi đây. Mục tiêu sự tập họp của quý vị nơi đây để lắng nghe Giáo Pháp và tiếp nhận lễ truyền pháp nhầm mục đích chuyển hóa tâm thức của quý vị. Vì cung cách suy nghĩ là nguyên nhân chính để đạt đến, và điều kiện để duy
- 6 trì, một tính cách tích cực của tinh thần. Trong một vài trường hợp ngoại lệ một tính tính cực hiện hữu bẩm sinh trong tâm thức, nhưng điều này rất hiếm hoi. Do vậy, có thể là rất ích lợi nếu chúng tôi dành một ít ngày đầu tiên để giải thích những ý nghĩa tổng quát của Giáo Pháp. Chúng tôi cảm thấy rằng nên gởi đến (thỉnh thoảng) những lúc tuy ngắn ngủi nhưng thích thú vì thế tất cả chúng ta không cảm thấy mệt nhọc. Hôm nay chúng tôi sẽ bắt đầu sự giải thích tổng quát này, trong trường hợp đặc biệt chúng tôi sẽ bao gồm một sự giới thiệu đến giáo huấn Đại Thừa. Chúng tôi sẽ giảng dạy bằng truyền khẩu Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo
- 7 Giác Ngộ được sáng tác bởi Ngulchu Gyalsas Thogmed Zangpo, là những điều trình bày những hướng dẫn thiết yếu cho sự thực hành của Bồ Tát. Luật Tạng nói rằng khi lắng nghe Giáo Pháp chúng ta không nên ngồi trên ghế hay đứng, cũng không mang giày, đội nón hay quấn khăn, cũng không mang vũ khí hay che dù. Một trường hợp ngoại lệ có thể cho phép được làm đến một vài điều trong những điều này ấy là sự kiện bệnh hoạn. Đức Thế Tôn nói, trong giới luật của Giáo Pháp: Nếu xãy ra trường hợp người bệnh phải bán tất cả những đồ trang hoàng của hình tượng Đức Phật, luận giải và
- 8 kinh điển để tồn tại, thế thì họ nên làm như thế Điều ngoại lệ này được chế nên bởi vì Phật Pháp căn bản trên lòng từ bi yêu thương. Thực tế, từ bi yêu thương là gốc rễ của Phật Pháp. Do thế, điều này được áp dụng ngày hôm nay ở đây. Mặc dù con người chúng ta chưa bị bệnh, nhưng có nguy cơ rằng họ sẽ ngã bệnh bởi vì mặt trời như thiêu đốt. Do vậy, (mọi người) được phép đội nón hay che dù. Tương tự như thế, những tu sĩ nào không có nón có thể dùng một phần của y áo để che lên đầu của họ. Sự cải thiện điều kiện vệ sinh phải được quán chiếu thích hợp tốt đẹp đến
- 9 thời tiết và một thái đội thích nghi tốt tùy theo điều kiện từng quốc độ, nơi chốn và khí hậu. Những ai đã đã vượt thắng bốn yếu tố nội tại không phải lệ thuộc và những yếu tố ngoại tại. Nhưng vì chúng ta chưa khắc phục được những yếu tố nội tại chúng ta nên hành động tùy theo với cường độ của năng lực ngoại tại. Trước khi giảng pháp trong truyền thống của chúng tôi, chúng ta trì niệm chân ngôn mantra đề ngăn chặn hay nhổ gốc rễ bất thiện, và cũng trì tụng Tâm Kinh Bát Nhã để tiêu trừ chướng ngại. Đây là bởi vì chúng ta không có kinh nghiệm với những trở lực kết quả từ những năng lực bất thiện hay từ những ai đã hướng dẫn những người
- 10 khác lạc đường trong khi lắng nghe và thuyết giảng Giáo Pháp. Hôm nay chúng ta sẽ trì tụng Tâm Kinh Bát Nhã để tịnh hóa ám chướng và sau đó chúng tôi muốn khởi đầu những lời cầu nguyện bằng việc trì tụng nghi lễ cúng dường Văn Thù Sư Lợi ba lần; rồi thì chúng tôi sẽ bắt đầu thỉnh cầu đến Ngài Văn Thù Sư Lợi. Ô Đấng Từ Bi, bằng những tia quang tuyến từ tâm toàn thiện toàn giác toàn trí… Rồi thì chúng ta cúng dường thỉnh cầu đến mạn đà la và sau khi hoàn tất mạn đà la này, nhầm mục tiêu hợp nhất động lực của đạo sư và đệ tử, chúng ta phải tiến đến trì tụng cầu nguyện quy
- 11 y ba lần, và phát sinh tâm vị tha. Cầu nguyện quy y là: Con nguyện quy y Phật bảo, Pháp bào, và Tăng bảo cho đến khi đạt đến giác ngộ. Chúng ta tiến hành quy y với hai dòng này. Sau đó, chúng ta thường thường hồi hướng công đức mà chúng ta tích tập qua tính quãng đại và lắng nghe và giảng dạy Giáo Pháp. Người thuyết giảng trì niệm, “Công đức mà con tích tập qua việc giảng dạy…” và thính chúng trì niệm, “Công đức mà chúng con tích tập qua lắng nghe Giáo Pháp…” vì thế thay đổi ngôn ngữ tùy theo trường hợp. Chúng ta cũng nên bao gồm việc hồi hướng này: “Với
- 12 công đức lành này, nguyện cho tất cả những hành vi lành tích tập được của ba thời trở thành nguyên nhân để đạt được thể trạng tối thượng của giác ngộ.” Đây là đang phát khởi tâm giác ngộ (bodhicitta) trong hình thức của khẩn thỉnh hay nguyện cầu. Tất cả quý vị đã thiết lập một chí nguyện mạnh mẽ để đến Đạo Tràng Giác Ngộ vì những giáo lý này. Quý vị không đến đây để nghĩ về thực phẩm hay thức uống được cung cấp cho quý vị, cũng không phải vì một tiết mục lớn được xem ở đây, cũng không phải vì đến đây quý vị sẽ được danh thơm tiếng tốt. Quý vị đến đây để tiếp nhận những giáo huấn Pháp Bảo, bao gồm những giáo lý của Đại
- 13 Thừa, Mật Thừa tantra, tantra yoga tối thượng, và lễ truyền pháp quán đảnh Quang Hoa Thời Luân (Kalachakra) của Đức Thế Tôn. Do thế, quý vị đã đến đây vì một mục tiêu tốt đẹp và đã đặt một nổ lực không mõi mệt để tiếp nhận những giáo huấn Pháp Bảo này. Nếu ai đấy ở ngoài từ bên ngoài quán sát điều này, họ có thể cho rằng tất cả những nổ lực này là ở trong sự phù phiếm hão huyền. Nhưng khi chúng ta nhìn vào mục tiêu và lý luận tiềm ẩn, nó cực kỳ lợi ích. Ngay cả nếu quý vị không từ bỏ đời sống trần tục này để theo đuổi Giáo Pháp, hãy làm một nổ lực như điều này biểu lộ rằng một sự hy hiến được tiến hành vì lợi ích của Giáo Pháp và
- 14 là một dấu hiệu quyết định mạnh mẽ. Điều gì là mục tiêu phía sau nổ lực không mệt mõi và một quyết định mạnh mẽ như thế? Mục tiêu, hay lợi ích, và căn bản của việc tìm cầu Giáo Pháp đấy là tất cả chúng sinh cùng chia sẻ một cảm giác của “cái tôi” và ước ao khao khát hạnh phúc và hòa bình, cũng như là một khát vọng xa lánh đau buồn và khỗ não. Loại cảm giác này được kinh nghiệm ngay cả bời một con côn trùng nhỏ bé. Trong trường hợp của nhân loại, chúng ta có thể thấy rằng cho dù người đến từ phương Tây, Đông, trung nguyên hay biên địa của xứ sở họ và cho dù làn da của họ là đen, đỏ, vàng
- 15 hay trắng, tất cả đều tìm cầu hạnh phúc và xa lánh đau buồn. Trong tâm tư chúng ta có thể bày tỏ một suy nghĩ, “Xin cho tôi có hạnh phúc,” mặc dù chúng ta không hiểu cảm giác này của “cái tôi” một cách rõ ràng. Trên cơ sở kinh nghiệm của “cái tôi”, chúng ta đã từng nghĩ chẳng hạn như, “Xin cho tôi hạnh phúc; xin cho tôi đừng gặp khó khăn, xin cho tôi sống lâu và đừng chết; xin cho tôi có một đời sống tốt đẹp với vô số thực phẩm và áo quần.” Vì thế mọi thứ trở về lại ‘cái tôi’. Sau đấy, chúng ta nghĩ về thân quyến ‘tôi’, xứ sở ‘tôi’. Điều này giống nhau ở mỗi con người, và cũng đúng cho tất cả mọi tạo vật
- 16 cho đến một con côn trùng bé nhỏ. Chúng không có một tâm thức rộng rãi và thông minh, chúng cũng không sở hữu một tư tưởng đa dạng mà con người chúng ta có. Tuy nhiên, chúng vẫn có một cảm giác của ‘cái tôi’ và chúng có thể cảm thấy. “Xin cho tôi hạnh phúc,” hay “Tôi đang trong tình trạng nguy cấp, xin cho tôi được thoát khỏi cơn nguy biến này,” Do thế, tất cả chúng sinh cùng nguyện vọng giống nhau,như khao khát cho hạnh phúc và không muốn khổ đau. Có những nguyện vọng này là quyền lợi của chúng ta, nó là hợp lý, và chúng thường có thể được hoàn thành. Chúng ta dựa trên những phương pháp khác nhau để theo đuổi những mục
- 17 tiêu này, để thích ứng với năng lực của chúng ta và để đối phó với nhiều trình độ khác nhau của khổ đau để chúng được tiêu trừ và hạnh phúc được đạt đến. Hạnh phúc và khổ đau có thể tùy thuộc trên thân thể hay tâm thức. Hơn thế nữa, chúng có thể tùy thuộc trên thân thể hay tâm thức ngắn hạn hay dài hạn; không chỉ trong kiếp sống này mà cũng trong kiếp sống tới. Cho đến khi nào đời sống này còn hiện hữu và quan tâm, chúng ta có thể phản chiếu trên những lợi lạc từ tuổi thơ cho đến tuổi già; trong những hình thức của của giây phút hiện tại, chúng ta có thể nghĩ về những lợi ích dài hạn liên hệ đến hôm nay và ngày mai.
- 18 Mặc dù côn trùng có những suy tư về hạnh phúc và khổ đau tương tự như con người, khả năng tìm cầu hạnh phúc và loại bỏ khổ đau của chúng thì tạm thời và trải ra một khoảng thời gian ngắn ngủi. Chúng không thể suy nghĩ về tương lai xa xôi trong những hình thức như 5, 10, hay 30 năm tới cũng không thể nhớ lại thời thơ ấu của chúng. Nhưng những con người chúng ta suy nghĩ việc hoàn thành hạnh phúc và khử trừ khổ đau không chỉ cho hôm nay, ngày mai và ngày kia, mà xuyên qua toàn bộ đời sống của chúng ta. Chúng ta cũng nhìn xa hơn chính chúng ta để suy tư về hạnh phúc của thân quyến và bè bạn của
- 19 chúng ta, xa hơn nữa là xứ sở chúng ta và toàn thế giới. Do thế, tìm cầu hạnh phúc và loại trừ khổ đau liên quan đến sự hiện hữu những khả năng khác nhau trong nhiều phương thức khác nhau. Một số người hoàn thành những việc to lớn và những người khác kém hơn. Nói một cách phổ quát, so sánh với động vật con người chúng ta có một phạm vi rộng rãi về những loại hạnh phúc mà chúng ta cố gắng để đạt đến và khổ đau chúng ta cố gắng để loại trừ. Từ thời điểm con người hình thành cho đến nay, chúng ta đã dành đời sống chúng ta để theo đuổi những khuynh hướng này, mặc dù chúng ta có thể không thức tỉnh rằng chúng ta đã liên
- 20 hệ trong một sự theo đuổi như thế từ thời khắc lọt lòng mẹ. Trãi qua thời gian thơ ấu chúng ta có thể có kinh nghiệm một số hạnh phúc tạm thời náo đấy, những điều mà sau này chúng ta tìm kiếm giống như thế. Thí dụ, chúng ta có thể đã từng nói dối một điều nho nhỏ nào đấy, chẳng hạn như để đón nhận những lời ngọt ngào hay quà cáp, và chúng ta liên hệ chính mình hoàn toàn trong một mục tiêu nhỏ bé như vậy nhầm mục tiêu kinh nghiệm một hạnh phúc nho nhỏ và để tránh một khổ đau be bé. Dần dần, khi chúng ta lớn lên, khổ đau và hạnh phúc của chúng ta trở nên to lớn rộng rãi hơn và sâu sắc hơn và những khó khăn hơn cũng sinh khởi.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn