luận văn:BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỰ NGHIỆP VĂN CHƢƠNG CỦA NAM XƢƠNG - NGUYỄN CÁT NGẠC (Ở HAI THỂ LOẠI: KỊCH BẢN VĂN HỌC VÀ TRUYỆN NGẮN)
lượt xem 15
download
Với hai kịch bản nổi tiếng một thời (giai đoạn đầu thế kỷ XX) là Ông Tây An Nam và Chàng Ngốc, trong mấy chục năm qua, Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc đã được các nhà nghiên cứu văn học ở Việt Nam khẳng định là một trong những tác giả đầu tiên tham gia xây dựng nền móng của nền kịch nói Việt Nam hiện đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: luận văn:BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỰ NGHIỆP VĂN CHƢƠNG CỦA NAM XƢƠNG - NGUYỄN CÁT NGẠC (Ở HAI THỂ LOẠI: KỊCH BẢN VĂN HỌC VÀ TRUYỆN NGẮN)
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM -------------------------------- NGUYỄN THUÝ QUỲNH BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỰ NGHIỆP VĂN CHƢƠNG CỦA NAM XƢƠNG - NGUYỄN CÁT NGẠC (Ở HAI THỂ LOẠI: KỊCH BẢN VĂN HỌC VÀ TRUYỆN NGẮN) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS – TS Trần Thị Việt Trung THÁI NGUYÊN – 2008 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- MỤC LỤC Phần mở đầu:…………………………………………………………………..2 Chƣơng I: Vài nét về đời sống xã hội - văn hóa Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX và tác giả Nam Xƣơng - Nguyễn Cát Ngạc…………………9 1.1. Đời sống xã hội – văn hoá Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX ảnh hưởng đến việc hình thành ngòi bút Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc………………...9 1.2. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của tác giả Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc………………………………………………………… 17 Chƣơng II. Một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật kịch bản của Nam Xƣơng - Nguyễn Cát Ngạc……………………………………...26 2.1.Tóm tắt các kịch bản của Nam Xương…………………………………....26 2.2. Một số đặc điểm nổi bật về nội dung tư tưởng của kịch Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc………………………………………..31 2.3. Một số đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của kịch Nam Xương- Nguyễn Cát Ngạc……………………………………49 Chƣơng III. Một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật truyện ngắn của Nam Xƣơng - Nguyễn Cát Ngạc………………………...67 3.1. Vài nét về tình hình sáng tác truyện ngắn của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc………………………………………..67 3.2. Một số đặc điểm nổi bật về nội dung truyện ngắn của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc…………………………………………69 3.3. Một số đặc điểm nổi bật về nghệ thuật truyện ngắn của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc……………………………………………..93 Kết luận ………………………………………………………….. ……….107 Tài liệu tham khảo………………………………………………………. ..110 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với hai kịch bản nổi tiếng một thời (giai đoạn đầu thế kỷ XX) là Ông Tây An Nam và Chàng Ngốc, trong mấy chục năm qua, Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc đã được các nhà nghiên cứu văn học ở Việt Nam khẳng định là một trong những tác giả đầu tiên tham gia xây dựng nền móng của nền kịch nói Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, ngoài sự khẳng định trên, cho đến nay, sự nghiệp của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ, cho dù sau khi hy sinh ở miền Nam vào năm 1958, ông đã để lại một di sản văn chương khá phong phú. Trên thực tế, ngoài việc giới thiệu khái quát tên tuổi của Nam Xương trong một số công trình nghiên cứu về văn học và sân khấu Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX, tên tuổi ông ít được nhắc tới, và các nhà nghiên cứu cũng thường xem xét ông trong tư cách tác giả kịch bản. Nhưng cuộc đời và sự nghiệp của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc không chỉ có vậy. Với lòng yêu nước sâu sắc, ngay từ đầu, ông đã dấn thân vào phong trào yêu nước, rồi gia nhập đội ngũ của những người cộng sản, ông đã hai lần nhận án tử hình của Nhật và Pháp, và cuối cùng ông đã hy sinh ở miền Nam năm 1958 với cương vị là chiến sĩ tình báo của cách mạng. Trên bước đường hoạt động ấy, Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc vẫn tiếp tục sáng tác trên nhiều thể loại, từ kịch bản tới tiểu thuyết, truyện ngắn, một vài thể loại khác và bộ phận chủ yếu của di sản này vẫn chưa được công bố. Vì thế, giới nghiên cứu vẫn chưa có điều kiện tiếp xúc và khảo sát toàn bộ những sáng tác của ông, và đó là lý do giải thích vì sao sự nghiệp văn chương của ông lại chỉ được nghiên cứu một cách hạn hẹp. 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc bắt đầu sáng tác từ đầu những năm ba mươi của thế kỷ trước. Trong giai đoạn này, công cuộc hiện đại hoá văn học Việt Nam, như một yêu cầu khách quan của lịch sử, được hình thành từ giai đoạn giao thời, đã phát triển một cách toàn diện. Sự ra đời của Thơ mới, của tiểu thuyết và truyện ngắn, của nghệ thuật tạo hình, sân khấu kịch nói…đã tạo nên một diện mạo mới của nền văn học - nghệ thuật nước nhà, tạo đà cho các bước phát triển sau này. Chính vì thế, việc nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, đầy đủ hơn về bối cảnh lịch sử - xã hội - văn hóa, về các tác giả đã đi tiên phong trong giai đoạn đầu của công cuộc hiện đại văn học Việt Nam là hết sức quan trọng và cần thiết. Nam Xương – Nguyễn Cát Ngạc là một trong những tác giả như vậy. Nghiên cứu sự nghiệp văn chương của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc, chúng tôi mong muốn được khám phá và khẳng định vị trí của ông đối với việc góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hoá nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Do sẵn lòng kính trọng và yêu mến những sáng tác của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc, đặc biệt là có may mắn được tiếp xúc với di cảo ông mà gia đình ông còn lưu giữ, chúng tôi chọn đề tài Bước đầu nghiên cứu sự nghiệp văn chương của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc (ở hai thể loại: kịch bản và truyện ngắn) để bước đầu khảo sát về ông, với ý muốn phục dựng một gương mặt văn học còn ít người biết tới. Sự phục dựng ấy có mục đích giới thiệu và đưa ra một số nhận định bước đầu về đặc điểm sáng tác của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc, qua đó khẳng định những đóng góp của ông ở hai thể loại: kịch bản và truyện ngắn. Ngoài hai thể loại này, ông còn sáng tác ở các thể loại văn xuôi khác, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của một luận văn cao học và do khả năng còn có giới hạn, nên chúng tôi chỉ đi sâu vào 2 thể loại trên để nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Là người tham gia hoạt động văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại từ khá sớm và để lại dấu ấn qua hai kịch bản Ông Tây An Nam và Chàng Ngốc (trong đó, "ông Tây An Nam" đã trở thành một kiểu thành ngữ của người Việt Nam khi đề cập tới những người Việt vọng ngoại, bắt chước phương Tây một cách lố lăng), nhưng do nhiều biến cố của cuộc đời ông mà sự nghiệp của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc chưa được giới nghiên cứu chú ý. Hơn nữa, do sáng tác của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc chủ yếu công bố trong vùng tạm chiếm khi ông hoạt động công khai trong nội thành Hà Nội và sau đó vào miền Nam hoạt động với danh nghĩa trí thức, nên việc sưu tầm tác phẩm của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc là rất khó khăn. Theo khảo sát bước đầu của chúng tôi, cho tới nay đã có những công trình nghiên cứu sau đề cập đến tác giả Nam Xương : 1. Bước đầu tìm hiểu Lịch sử kịch nói Việt Nam trước cách mạng tháng Tám (Phan Kế Hoành - Huỳnh Lý, NXB Văn hoá, H.1978) 2. Từ điển Văn học, mục từ Nam Xương (bản in năm 1984) 3. Từ điển Văn học (bộ mới), mục từ Nam Xương (bản in năm 2005) 4. Văn học Việt Nam thế kỷ XX, GS Phan Cự Đệ chủ biên, NXB Giáo dục, H.2004 (phần về kịch bản do PGS TS Phan Trọng Thưởng thực hiện). 5. Tổng tập văn học Việt Nam, tập 23, GS Đinh Gia Khánh chủ biên, NXB Khoa học xã hội, H.1997. 6. Kịch nói Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, GS Hà Minh Đức chủ biên, NXB Sân khấu, H.1997. 7. Bài báo Về tác giả vở kịch nói Ông Tây An Nam (Nguyễn Hòa, Tạp chí Nghiên cứu văn học - Viện Văn học, số 7 năm 2001) Trong các nguồn tư liệu này, thì ở 2 bộ từ điển chỉ giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Nam Xương một cách khá sơ lược. Trong Từ điển Văn học, mục từ Nam Xương, Trần Hữu Tá giới thiệu: "Nam Xương tham gia cách mạng từ tháng Tám năm 1945, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1948, làm công tác bí mật ở các thành phố Nam Định và Hà Nội. 1954, ông được phái vào Sài Gòn công tác và hy sinh 1958. Thời gian hoạt động trong vùng Hà Nội tạm bị chiếm (1948 - 1954), ông viết một tập truyện ngắn có giá trị phê phán tích cực (Bụi phồn hoa), hai cuốn tiểu thuyết lịch sử đậm đà tinh thần dân tộc (Bách Việt, Hùng Vương) và một vở kịch (Tây Thi). Dưới danh nghĩa một nhà xuất bản tưởng tượng "Quê hương", ông đã in được hai cuốn Bụi phồn hoa và Bách Việt nhằm động viên bạn đọc thành phố hướng về chính nghĩa" [5, tr.11]. Chúng tôi xin giới thiệu một số đánh giá của các nhà nghiên cứu trong các công trình trên: Trong bài mở đầu cuốn Kịch nói Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX , có nhan đề “Kịch nói Việt Nam, thời kỳ đầu hình thành và phát triển”, GS Hà Minh Đức viết: “Nam Xương không trực tiếp đả kích vào bọn thực dân xâm lược, mà phê phán đả kích vào cái hình bóng của nó qua những quái thai như Cử Lân, một trí thức du học ở Pháp về và hoàn toàn mất gốc” “Chất hài trong kịch Ông Tây An Nam của Nam Xương bộc lộ trong chiều sâu của xung đột và tác giả biết dẫn dắt để nhân vật tự phơi bày những nghịch lý, những trò lố lăng. Có thể xem đây là vở hài kịch thành công trong không khí chung của thời kỳ này” [22, tr.12] Trong công trình “ Bước đầu tìm hiểu lịch sử kịch nói Việt Nam” của Phan Kế Hoành và Huỳnh Lý, có viết: “Ở cuối thời kỳ này (thời kỳ 1927 - 1930, theo cách phân kỳ của 2 tác giả trên - NTQ), Nam Xương cũng để lại hai vở kịch đáng chú ý là vở Chàng Ngốc và vở Ông Tây An Nam. Qua vở Ông Tây An Nam, Nam Xương đả kích một bọn trí thức vong bản. Cũng qua hai vở ấy, người ta thấy Nam Xương là người am hiểu về nghệ thuật kịch cổ điển và có sở trường về lối hài kịch”.[13, tr42] Cũng trong cuốn sách trên, Phan Kế Hoành và Huỳnh Lý nhấn mạnh vị trí của kịch Nam Xương trong sân khấu kịch nói đương thời: “... trong sự phát triển có thể nói là xô bồ của 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- mấy năm 1929, 1930, 1931, người ta ít tìm thấy những vở có tiếng vang trong kịch trường, trừ mấy vở của Nguyễn Hữu Kim, Vi Huyền Đắc, Tương Huyền và nhất là của Nam Xương” [13, tr. 44]. Bài báo của nhà phê bình văn học Nguyễn Hoà viết: “Bằng hai vở kịch nói Ông Tây An Nam (1930) và Chàng Ngốc (1931), Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc đã cùng với Vi Huyền Đắc, Vũ Đình Long, Nguyễn Hữu Kim…trở thành những nghệ sĩ đầu tiên đặt nền móng cho sự ra đời của nghệ thuật kịch nói Việt Nam. Dù chỉ là đôi dòng, nhưng tên tuổi của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc thường được nhắc tới trong các công trình nghiên cứu lịch sử văn học, nghiên cứu lịch sử sân khấu Việt Nam trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XX.”, “Có thể nói không quá lời rằng Nguyễn Cát Ngạc, là một trong số ít các tác giả đầu tiên có những sáng tác văn học về một gia đoạn lịch sử cách chúng ta rất xa là thời đại Hùng Vương - một thời đại mà sử liệu hiện chỉ còn chủ yếu trong truyền thuyết…Cho đến nay, truyện ngắn của Nguyễn Cát Ngạc chưa được khảo sát kỹ lưỡng. Có thể nhận xét, đây là những truyện ngắn được viết khá công phu, được tổ chức theo lối kịch bản, có thắt nút cởi nút, đặc biệt tác giả thường khai thác một cách tinh tế những tình huống có khả năng khắc họa hình ảnh lố bịch của những kẻ bán nước hại dân. ”[14] Có thể thấy rằng: hầu hết các công trình nghiên cứu trên đây chỉ mới dừng ở những đánh giá ngắn gọn và khái quát về Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc, chủ yếu ở vai trò một tác giả kịch bản giai đoạn đầu thế kỷ XX trong một tổng thể chung của cả nền văn học hoặc riêng lĩnh vực kịch nói; và mới chỉ có một bài báo của nhà phê bình văn học Nguyễn Hoà viết về cuộc đời và sự nghiệp của Nam Xương. Toàn bộ sự nghiệp văn học của Nam Xương nói chung và phần văn xuôi nói riêng chưa được khảo sát, nghiên cứu. Bài báo của nhà phê bình văn học Nguyễn Hoà - tuy đã đề cập tới phần văn xuôi của ông, nhưng cũng mới chỉ dừng ở việc đưa ra 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- những nhận định ban đầu. Chưa có công trình nào nghiên cứu sự nghiệp văn chương của Nam Xương một cách hệ thống và hoàn chỉnh. Do đó, việc nghiên cứu về Nam Xương là rất cần thiết. 3. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong các sáng tác của Nam Xương ở hai thể loại: kịch bản và truyện ngắn. - Khẳng định các đóng góp của Nam Xương đối với sự hình thành và phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại trong giai đoạn đầu thế kỷ XX ở hai thể loại trên. 4. Đối tƣợng nghiên cứu - Toàn bộ các tác phẩm của Nam Xương, tập trung nghiên cứu các tác phẩm kịch bản và truyện ngắn. - Các tài liệu liên quan: các tác phẩm kịch bản, truyện ngắn cùng thời với ông; các công trình nghiên cứu có đề cập đến sáng tác của Nam Xương. - Các tài liệu lý thuyết, lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Chỉ ra được những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của Nam Xương trong thể loại kịch bản văn học. - Chỉ ra được những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của Nam Xương trong thể loại truyện ngắn. - Khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp quan trọng của Nam Xương trong giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hoá nền văn học nước nhà ở hai thể loại trên. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để thực hiện luận văn, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích và tổng hợp - Phương pháp nghiên cứu liên ngành 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Phương pháp nghiên cứu hệ thống 7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương. Chương I: Vài nét về đời sống xã hội - văn hóa Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX và tác giả Nam Xƣơng. Chương II. Một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật kịch bản của Nam Xƣơng. Chƣơng III. Một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật truyện ngắn của Nam Xƣơng 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chƣơng I ĐỜI SỐNG XÃ HỘI – VĂN HOÁ VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ TÁC GIẢ NAM XƢƠNG - NGUYỄN CÁT NGẠC 1.1. Đời sống xã hội – văn hoá Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX ảnh hƣởng đến việc hình thành ngòi bút Nam Xƣơng - Nguyễn Cát Ngạc 1.1.1. Sự xâm nhập của văn hoá phương Tây và những biến động trong đời sống xã hội - văn hoá Việt Nam Cuối thế kỷ XIX, về cơ bản người Pháp đã hoàn tất quá trình xâm lược Việt Nam. Chính sách chia để trị và sự hình thành về mặt hình thức của ba xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ đã cho phép người Pháp xúc tiến công cuộc khai thác thuộc địa ở “xứ Đông Dương thuộc Pháp” một cách triệt để, nhằm tận thu của cải vật chất từ thuộc địa, và nhằm một mặt bù vào những thiệt hại nặng nề từ các cuộc chiến tranh mà nước Pháp tham gia, một mặt tăng cường thêm nguồn lực tạo ra sức mạnh của nước Pháp trong quan hệ quốc tế. Kết quả của chính sách kinh tế đó là nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp hàng nghìn năm đã bị phá vỡ, kinh tế tư bản hình thành và phát triển; nước ta trở thành một thuộc địa bị khai thác đến tận cùng các của cải vật chất, đồng thời trở thành thị trường tiêu thụ và cung cấp nguyên liệu cho tư bản công nghiệp và thương nghiệp Pháp. Đi cùng với tình trạng này là việc giai cấp nông dân Việt Nam bị bần cùng hoá, tầng lớp tiểu tư sản, thợ thủ công không có điều kiện để phát triển, trở thành nguồn nhân công đông đảo và rẻ mạt cho các hãng buôn, chủ đồn điền, chủ thầu của Pháp. Về mặt chính trị, chế độ thực dân nửa phong kiến chưa từng có trong lịch sử Việt Nam từng bước hình thành trên khắp lãnh thổ. Nó tiếp tục kìm 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- hãm sự phát triển của đất nước dưới một hình thức khác, tuy nhiên chính sự có mặt của nó lại phá vỡ và gây nên những biến động lớn trong xã hội Việt Nam vốn hàng nghìn năm “bế quan toả cảng” dưới chế độ phong kiến kiểu phương Đông. Để bóc lột sức lao động và vơ vét tài nguyên ở nước thuộc địa, người Pháp mở mang giao thông, thị trường buôn bán, phát triển nền kinh tế hàng hoá thống nhất trong cả nước. Kèm theo sự phát triển ấy là việc mở rộng các đô thị cũ, hình thành các khu công nghiệp mới “kiểu phương Tây”, rồi các tỉnh lỵ, phủ, huyện lỵ được xây dựng như những trung tâm kinh tế - văn hóa địa phương để phục vụ hoạt động, sinh hoạt của tầng lớp “Tây thuộc địa”, là trung tâm hành chính để cai trị, đồng thời là nơi sơ chế, buôn bán và tiêu thụ, sản phẩm có được trong quá trình bóc lột tài nguyên và tận dụng nguồn nhân công rẻ mạt. Quá trình đô thị hoá dẫn đến sự phá vỡ kết cấu xã hội. Hệ thống các giai tầng đã có tuổi đời hàng nghìn năm, được tổ chức theo mô hình “tứ dân” (sĩ - nông - công - thương ) dần dần bị phá vỡ do trong xã hội xuất hiện những dấu hiệu sơ khai của quan hệ sản xuất kiểu mới mà nền kinh tế tư bản từ nước Pháp mang lại. Những ngành nghề chưa từng có trong lịch sử dân tộc như thông ngôn, ký lục, ký giả,... cho đến thợ cơ khí, thợ in ấn, phu mỏ,… lần lượt xuất hiện, và tình trạng này cũng góp phần làm thay đổi cơ cấu nghề nghiệp trong xã hội. Đông đảo nông dân bị bần cùng hoá do mất ruộng đất phải tha hương ra các đô thị kiếm sống, hình thành một tầng lớp tiểu tư sản nghèo ngày càng tăng mãi lên trong các đô thị; một số khác không nhiều trở thành lực lượng phu mỏ, phu đồn điền, từng bước hình thành nên những bộ phận đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam. Và do đó, cuộc xâm lăng của người Pháp đã đẩy tới sự thoát thai ra khỏi cách thức tổ chức xã hội kiểu cũ, từng bước làm nên một xã hội Việt Nam kiểu mới với sự xuất hiện của một số tầng lớp xã hội mới. 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Về sinh hoạt xã hội, đã diễn ra một tình trạng phân cực rõ rệt đến mức đối lập giữa nông thôn và đô thị, giữa kẻ giàu và người nghèo. Một nền kinh tế phụ thuộc với một số hàng hoá đến từ phương Tây, cùng với đó là một lối sống kiểu khác với những giá trị văn hóa - văn minh khác lạ đã dẫn đến sự thay đổi tâm trạng và lối sống trong xã hội Việt Nam đương thời. Từ việc tẩy chay những gì thuộc về ngoại bang, dần dà người ta buộc phải thích ứng với nó. Ở cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực, sự xâm nhập của cái mới đến từ phương Tây đã làm thay đổi căn bản bộ mặt xã hội Việt Nam, phá vỡ sự bình yên ngàn đời dưới luỹ tre xanh, đặt con người đứng trước sự tự ý thức trong một xã hội phức tạp và rộng lớn, phải vật lộn trong những tính toán mưu sinh trong các quan hệ ít nhiều mang dấu ấn của kinh tế thị trường tư bản, lạnh lùng và “tiền trao cháo múc”. Về mặt xã hội - văn hoá, công cuộc khai thác thuộc địa tự nó đòi hỏi phải có một hệ thống hạ tầng cơ sở, một không gian văn hóa chính quốc thu nhỏ, không chỉ nhằm phục vụ sinh hoạt mà còn có ý nghĩa quảng bá với cường độ cao, tiến tới đồng hóa văn hóa bản địa thông qua việc tuyên truyền cho những giá trị văn hóa - văn minh phương Tây mà văn hóa - văn minh Pháp là đại diện. Hệ quả của quá trình “khai hoá văn minh” mà người Pháp thực hiện tại xứ An Nam là sự phân hóa trong hoạt động tinh thần của xã hội. Biểu hiện cụ thể nhất là qua tình trạng cùng tồn tại của lớp nhà Nho, trí thức khoa bảng do nhà nước phong kiến Việt Nam đào tạo và những trí thức “Tây học” được đào tạo ở các nhà trường thuộc địa hoặc được đào tạo tại nước Pháp. Tình hình này đã đưa tới một hệ quả là sự du nhập những tri thức mới vào sinh hoạt tinh thần của người Việt trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đây cũng là thời kỳ mà lần đầu tiên các người con yêu nước của dân tộc được tiếp xúc với những tư tưởng tiến bộ của nhân loại lúc bấy giờ. Họ học hỏi, họ suy nghĩ và ý chí chấn hưng dân tộc, tư tưởng dân chủ và cách mạng được cái chí sĩ yêu nước bàn thảo và truyền bá công khai, trở thành mục tiêu của một số 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- phong trào yêu nước tiến bộ như Đông du, Đông kinh nghĩa thục,... cho thấy sự “lột xác” trong nhận thức của thế hệ người Việt Nam đầu tiên tiếp xúc với khoa học - văn minh phương Tây và cũng cho thấy tính chất quyết định trong tiến trình lịch sử dân tộc ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Cũng trong thời kỳ này, chủ nghĩa Mác - Lê nin, tinh hoa rực rỡ nhất của nhân loại đã được tiếp thu, kết hợp với phong trào yêu nước và phong trào cách mạng của giai cấp công nhân còn non trẻ đã trở thành cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương, ngày nay là Đảng Cộng sản Việt Nam - lực lượng tiên phong lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chúng tôi trình bày vài nét về bối cảnh xã hội – văn hoá Việt Nam đầu thế kỷ XX để làm cơ sở cho việc nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc, bởi đó là những điều kiện khách quan đã tác động mạnh mẽ, và là đối tượng phản ánh trong tác phẩm của ông, cũng như góp phần hình thành tư tưởng và thế giới nghệ thuật của ông. 1.1.2. Quá trình hiện đại hoá nền văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và những ảnh hưởng trực tiếp đến nhà văn Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc. Sự ra đời và diễn biến của nền kinh tế - xã hội – văn hoá kiểu mới trên đây đã tác động sâu sắc đã tác động sâu sắc tới mọi lĩnh vực vật chất - tinh thần của xã hội, và tất nhiên đối với văn học, nó cũng đặt ra các yêu cầu khách quan cho tiến trình hiện đại hoá nền văn học Việt Nam. Đồng thời, tự thân đời sống văn học cũng đứng trước yêu cầu phải đổi mới theo xu hướng hiện đại, bởi sự tham góp của các thành tố quan trọng về kinh tế - xã hội - văn hóa đã có vai trò như “bà đỡ” cho tiến trình hiện đại hoá văn học. Và trên thực tế, nhiều biến động văn hóa - xã hội đã diễn ra và cũng là điều kiện để văn học phát triển. Trước hết là sự thay thế dần chữ Hán, chữ Nôm bằng chữ quốc ngữ. Thời kỳ này, chữ quốc ngữ thật sự đã trở thành một chiếc cầu nối giữa văn 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- hóa Việt với văn hóa phương Tây. Có thể xem chữ việc sử dụng chữ quốc ngữ là thành tựu quan trọng của việc dân chủ hoá nền văn học. Sự phát triển của chữ quốc ngữ gắn liền với sự thay đổi tư duy của xã hội mới, kéo theo những kiểu công cụ chuyển tải mới như báo chí, và cả cách thức truyền bá mới như in ấn với số lượng lớn và hàng loạt, cập nhật và phổ cập trong mọi thành phần xã hội của hệ thống thông tin đại chúng - những phương tiện ngay đến thời cận đại ở Việt Nam vẫn còn kém cỏi. Ngoài việc thông báo tin tức, luận bàn các vấn đề xã hội, giới thiệu những thành tựu văn hoá - văn minh phương Tây..., một hệ quả của sự phát triển hệ thống thông tin đại chúng là đưa tới việc xuất hiện và đăng tải các tác phẩm văn chương “viết theo lối mới”, khác hẳn với hình thức - nội dung những tác phẩm văn chương vẫn được sáng tác và phổ biến theo “lối truyền thống”. Sự lên ngôi của chữ quốc ngữ thay thế cho chữ Hán, chữ Nôm cùng với sự phát triển của các phương tiện truyền thông, và quan trọng nhất là sự thay đổi về tư tưởng của các tầng lớp trong xã hội, nhất là nhân sĩ trí thức, đã dẫn đến sự phát triển có tính bước ngoặt của nền văn học nước nhà. Một nền văn học hiện đại vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của sự thay đổi lực lượng tác giả và công chúng của nó. Nếu như trong cả ngàn năm trước, văn học trung đại là sự biểu hiện thành văn của chính trị - đạo đức, là sản phẩm của các bậc nho sĩ, vua quan, mà mục đích chủ yếu họ khi cầm bút là để bày tỏ chí hướng, bộc lộ khí phách người quân tử, văn chương là “thi dĩ ngôn chí”, là “văn dĩ tải đạo”, thì vào đầu thế kỷ XX văn chương hiện đại đã làm thay đổi vị trí và tâm thế người cầm bút. Và quan trọng hơn cả là các quan niệm về đặc trưng và chức năng của văn học cũng thay đổi. Khi mà những quan niệm về mỹ học phương Đông về sự ước lệ, tượng trưng, quy phạm… đã hầu như không còn phù hợp nữa. Đặc biệt là một quan niệm mới về đời sống tinh thần cho thấy văn chương không chỉ là chính trị, là luân lý, mà nó còn mang tải những đặc trưng nghệ thuật riêng khác để phản ánh xã 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- hội, để bộc lộ cảm xúc, thái độ cá nhân của người cầm bút. Đó là cơ sở để hình thành một thế hệ nhà văn mới, có tư tưởng mới mà lõi cốt là tư tưởng dân chủ và ý thức cá nhân; có phương pháp sáng tác mới mà cơ bản là các phương pháp sáng tác từ phương Tây du nhập vào. Họ có thể là bất cứ ai, thuộc bất cứ tầng lớp nào trong xã hội: nhà nho, trí thức Tây học, viên chức nhà nước, nhà báo, thầy giáo trường huyện, học sinh, sinh viên…và nhiều người trong số họ dần dần trở thành nhà văn chuyên nghiệp, khai sinh một loại hình nghề nghiệp mới cho xã hội. Gắn với người viết văn, công chúng người đọc cũng thay đổi. Với sự phổ biến của chữ quốc ngữ, và sự phát triển của các phương tiện truyền thông, người đọc trong xã hội hiện đại không còn ở trong tình trạng có sự phân biệt (dù tương đối) như trong xã hội trung đại - chỉ có người đọc dân gian và người đọc bác học, tức tầng lớp trí thức phong kiến. Người đọc trở nên đông đảo và phong phú, với đủ các tầng lớp xã hội. Họ có thể là tầng lớp tiểu tư sản và tư sản mới, là những trí thức Tây học, viên chức nhà nước, sinh viên, cũng có thể là những học trò trường huyện, hay các bà, các cô nội trợ...Sự tiếp nhận tác phẩm văn chương hiện đại của họ đã diễn ra dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn nhờ những vốn liếng tri thức họ tiếp nhận từ cuộc tiếp biến văn hoá Đông - Tây, giúp cho họ trở thành những thế hệ độc giả đầu tiên của văn học hiện đại Việt Nam. Và một tiến trình hiện đại hoá văn học đã diễn ra, với những giá trị nội dung và nghệ thuật mới, chưa từng xuất hiện trong lịch sử văn học nước nhà. Văn học Việt Nam vượt qua lối xướng hoạ ngâm vịnh truyền thống, bước đầu thoát ra khỏi những chế định văn học thời Trung đại để đặt chân vào một lãnh địa hoàn toàn mới, đặt văn chương vào cõi đời thế tục, đi tìm sinh khí cho văn chương từ cuộc sống, qua tác phẩm chuyển tải ý chí và suy tư về thời cuộc. Các tác giả Nguyễn Trọng Quản, Hồ Biểu Chánh, Phạm Duy Tốn, Lê Hoằng Mưu, Đặng Trần Phất, Tản Đà …được xem là dấu nối giữa văn học cận đại và 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- văn học hiện đại ở Việt Nam, trong đó Tản Đà đã tiến một bước khá dài trên hành trình đi tìm một diện mạo mới của văn học. Cùng với ông, Hoàng Ngọc Phách với Tố Tâm - cuốn tiểu thuyết được coi như là sự khởi đầu của nền tiểu thuyết, vở kịch Chén thuốc độc của Vũ Đình Long mở đầu cho nền kịch nói Việt Nam…, là những người đã đặt những viên gạch móng thành công cho sự ra đời của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thời kỳ này đã diễn ra các “cuộc cách mạng” về thể loại. Trong khi các thể loại truyền thống của văn học dân tộc như các thể thơ dân gian (ca, vè, hát dặm), các thể thơ cảm hoài, ngôn chí, thể văn tế cổ điển… vẫn tiếp tục được sử dụng, thì lại có sự xuất hiện ồ ạt rồi dần dần hoàn chỉnh và đạt đến đỉnh cao của các thể loại văn học du nhập từ phương Tây. Về văn xuôi, xuất hiện tiểu thuyết, phóng sự, ký sự, tuỳ bút, truyện ngắn,… Về thơ, có thơ trữ tình, thơ trào phúng. Về kịch, lần đầu tiên thể loại kịch nói từ phương Tây đã du nhập vào Việt Nam, và trên cơ sở sự tiếp nhận những yếu tố tương hợp của kịch hát truyền thống (đặc biệt là phong cách hài hước của chèo cổ), nó nhanh chóng được công chúng tiếp nhận; sau đó là kịch thơ. Những thể loại mới không chỉ đóng vai trò cấu tạo nên diện mạo văn học hiện đại mà còn là nền tảng quan trọng cho sự phát triển thể loại của văn học Việt Nam các thời kỳ sau. Sau giai đoạn văn học giao thời, văn học Việt Nam bước vào một thời kỳ phát triển mạnh mẽ trên tất cả các phương diện của tiến trình hiện đại hoá. Theo các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam, đây là thời kỳ hoàn thiện diện mạo hiện đại trên tất cả mọi phương diện của đời sống văn chương - học thuật Việt Nam. Trên phương diện tư tưởng - nghệ thuật, là sự phát triển rực rỡ của ba dòng văn học hiện thực, lãng mạn và cách mạng. Trên phương diện thể loại, phải nói rằng đây là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất, kết tinh những đỉnh cao về tác gia, tác phẩm trên tất cả các thể loại văn học: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch, nghiên cứu lý luận phê bình, dịch thuật…Về phương diện đội ngũ, một đội ngũ đông đảo chưa từng có, với tên tuổi của Nhất Linh, Thạch 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Lam, Khái Hưng, Thế Lữ, Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài, Nam Cao, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nguyễn Bính,Chế Lan Viên…cùng những Hai đứa trẻ,Chí Phèo, Bỉ vỏ,Dế mèn phiêu lưu ký, Bước đường cùng, Số đỏ, Lửa thiêng, Thơ thơ, Điêu tàn,Vang bóng một thời, Chân quê,… đã in đậm dấu ấn, trở thành những “cột mốc” trong văn học Việt Nam suốt một thời đại. Thành công của cách mạng tháng Tám 1945, và sau đó là cuộc chiến đấu gian khổ trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp đã tác động rất lớn tới tâm thế xã hội - công dân của trí thức, nghệ sĩ Việt Nam nói chung và nhà văn Việt Nam nói riêng. Xu thế của lịch sử, ý thức về lòng tự hào, tự trọng dân tộc, cùng sự giác ngộ về lý tưởng đã thôi thúc đa số nhà văn nhà thơ thành danh từ trước cách mạng đứng vào đội ngũ của nhân dân, dùng ngòi bút như một công cụ phụng sự nhân dân. Một nền văn học cách mạng và kháng chiến đã ra đời theo bước chân của những văn nghệ sĩ - chiến sĩ trên các nẻo đường trường kỳ kháng chiến. Thực tế cho thấy, sự lựa chọn của các nhà thơ đã làm nên Thơ mới (như Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ, Chế Lan Viên…), hoặc các nhà văn từng là “chủ soái” của văn chương hiện thực phê phán (như Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao…) đã trực tiếp góp phần quan trọng để tạo dựng nền văn học Việt Nam kiểu mới còn non trẻ. Đứng vào hàng ngũ cách mạng, họ trực tiếp tham gia để làm nên một cao trào sáng tác văn học hướng về chủ nghĩa yêu nước, về tinh thần dân tộc, về sự hy sinh của mọi người cho sự nghiệp lớn… Khi nhà văn xác định phải gắn bó sự nghiệp sáng tác với sự nghiệp dân tộc thì không có cách nào khác, họ phải tham gia vào với sự nghiệp đó thông qua hoạt động nghề nghiệp. Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc cũng là một nhà văn - chiến sĩ, một người cầm bút xuất phát từ lập trường yêu nước để đến với lý tưởng cách mạng của giai cấp vô sản. Gia nhập làng văn nghệ từ những năm hai mươi, khi còn là một sinh viên trường Cao đẳng Công chính, ông là người đã có mặt 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ngay từ giai đoạn nền văn học dân tộc chuyển mình hoà nhập cùng thời đại, và gắn bó với nó theo cách riêng của mình cho đến hơi thở cuối cùng. Ông còn là một trong những người xây dựng nền kịch nói Việt Nam, góp phần vào tiến trình hiện đại hoá văn học nước nhà. Có thể nói, ngòi bút văn chương Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc vừa là kết quả của tiến trình hiện đại hoá văn học, vừa là một trong những nhân tố tích cực góp phần kiến tạo nên tiến trình này. Qua việc tìm hiểu đời sống kinh tế - xã hội - văn hoá Việt Nam và tiến trình hiện đại hoá văn học nửa đầu thế kỷ XX, chúng tôi muốn khai thác những tác động, ảnh hưởng của chúng đến quá trình vận động về tư tưởng và sáng tác văn học của nhà văn Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc. Một điều đáng chú ý là: ông xuất hiện khá sớm, có tác phẩm nổi tiếng ngay từ giai đoạn văn học giao thời. Tuy nhiên, trong thời kỳ rực rỡ nhất của quá trình hiện đại hoá văn học, cũng như sau khi Cách mạng tháng Tám thành công thì ông lại đồng hành cùng những bước đi của dân tộc trong tâm thế của một chiến sĩ cách mạng hơn là một nhà văn. Những thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của ông sẽ góp phần lý giải điều này. 1.2. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của tác giả Nam Xƣơng - Nguyễn Cát Ngạc 1.2.1.Vài nét về tiểu sử tác giả Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc Cho đến nay, thông tin về Nam Xương trên các tài liệu chúng tôi khảo cứu được rất hạn chế. Ngoài các tư liệu đã dẫn ở phần mở đầu, chúng tôi tìm trên trang web tìm kiếm Google, chỉ có 4 trang web giới thiệu về Nam Xương, đó là các trang web: dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn của Bách khoa toàn thư Việt Nam; nghethuatsankhau.com.vn của Trung tâm bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu Việt Nam (sử dụng lại thông tin của Bách khoa toàn thư Việt Nam, không có bổ sung gì thêm); một trang web của người Việt ở nước ngoài, là vietnamlit.org, và trên một diễn đàn của trang web Olympia Việt Nam ở địa chỉ .olympiavn.org/forum. Những nội dung được giới thiệu 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- cũng rất sơ sài, về thân thế, sự nghiệp và 2 tác phẩm nổi tiếng của ông là Ông Tây An Nam và Chàng Ngốc, bài giới thiệu dài nhất không quá 300 chữ. Chúng tôi dẫn ra như vậy để minh chứng rằng, thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc còn được rất ít người biết tới và có đôi chỗ không thống nhất. Theo khảo cứu của chúng tôi, tiểu sử Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc có thể tóm tắt như sau: Nam Xương tên thật là Nguyễn Cát Ngạc, sinh năm 1905 tại quê hương ông ở xã Phù Khê, huyện Từ Sơn - Bắc Ninh. Trong gia tộc, ông là anh em ruột với ông thân sinh nhà sử học Nguyễn Lương Bích, và là chú họ đồng chí Nguyễn Văn Cừ - một trong những Tổng bí thư đầu tiên của Đảng ta. Học hết tiểu học ở quê nhà, Nguyễn Cát Ngạc ra Hà Nội học tiếp trung học tại Trường Bưởi. Ở Hà Nội trong thời kỳ các tư tưởng và phong trào yêu nước nở rộ, chàng thanh niên Nguyễn Cát Ngạc nhanh chóng tiếp thu và hăng hái tham gia các hoạt động để bộc lộ lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc của mình. Năm 1926, tại lễ tang Phan Chu Trinh, Nguyễn Cát Ngạc tham gia rất tích cực, vì vậy ông bị thực dân Pháp bắt giam một thời gian. Ra tù, ông tiếp tục đi học và học xong Cao đẳng với bằng Tham tá công chính.Vừa làm nghề công chính, vừa sáng tác, vừa tham gia các phong trào yêu nước, ông là một trong những thành viên đầu tiên của nhóm Nam Đồng Thư xã - tổ chức tiền thân của Việt Nam Quốc dân đảng, cùng với Trần Huy Liệu, Nguyễn Thái Học… Sau khi Quốc dân đảng thất bại trong khởi nghĩa Yên Bái tháng 2 năm 1930, nhận thấy con đường của Quốc dân đảng là không có tương lai, Nguyễn Cát Ngạc tìm đến với Việt Minh và tham gia hoạt động cách mạng. Vì vậy khi phát xít Nhật vào Đông Dương, chúng đã bắt giam và tuyên án tử hình ông. Nhưng ngay khi đó, Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được cứu thoát và về hoạt động tại Nam Định. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (1946) ông lên chiến khu. Năm 1948 ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng năm này, thực hiện nhiệm vụ được tổ chức giao, dưới danh nghĩa ''trí 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- thức dinh tê'', Nguyễn Cát Ngạc trở về Hà Nội, vừa hoạt động công khai bằng nghề công chính, vừa hoạt động tình báo. Đầu năm 1954, Nguyễn Cát Ngạc bị lộ, thực dân Pháp bắt và giam ông tại nhà giam Thanh Liệt và sau đó là nhà giam Hỏa Lò. Khi Hiệp định đình chiến được ký kết năm 1954, ông được quân đội đón về Hà Nam, vài tháng sau, dưới danh nghĩa ''trí thức di cư'', ông vào miền Nam tiếp tục hoạt động và mất ngày 15 tháng 1 năm 1958. Về cái chết của Nguyễn Cát Ngạc, theo nguồn tin chính thức thì ông bị ốm rồi qua đời, nhưng dư luận Sài Gòn những năm đó lại cho rằng ông bị kẻ thù đầu độc. Bức thư vĩnh biệt ông viết cho người con trai là Nguyễn Mạnh Đàm chính vào ngày ông mất, cho thấy dư luận có cơ sở, vì dường như ông đã biết trước được sự ra đi của mình: "Đàm con! Tiếc là lúc vĩnh biệt Ba không gặp con. Ba hy vọng lá thư này con đọc được. Ba không thể tiếp tục cùng con chung việc lớn. Vậy con ở lại cố làm nốt những việc Ba thường nhắn nhủ. Kín đáo và thận trọng, càng lên cao càng tốt. Trí lớn nuôi 20 năm nhưng chỉ cần làm trong một buổi. Đừng hoang toàng mà hỏng việc, đừng bất nhân mà hỏng nghĩa, đừng thất ý thượng cấp mà hỏng cơ đồ. Chúc con khoẻ, nghe lời Ba nuôi dạy các cháu nên người hữu dụng của đất nước. 23 giờ đêm ngày 15.1.1958, Ba - Nguyễn Cát Ngạc". Năm 1976, khi nước nhà thống nhất, tổ chức mới có thể gửi Giấy báo tử của ông tới gia đình, Giấy báo tử ghi rõ mức lương của ông tương đương với cấp bậc đại uý của quân đội. Trong bản xác nhận của đơn vị do đồng chí Nguyễn Mạnh Khoát - Trung tá thuộc Cục nghiên cứu thuộc Bộ Tổng Tham mưu (nay là Đại tá Nguyễn Mạnh Khoát, đã nghỉ hưu tại Thành phố Hồ Chí Minh) viết, Nguyễn Cát Ngạc là: “Cơ sở nội thành từ 1954 đến 1958, hòa bình lập lại do yêu cầu công tác chúng tôi phái ông vào Nam tiếp tục công tác đến 1958 thì ốm và mất” và ông: “ là người tích cực công tác và hoàn thành nhiệm vụ tốt”. 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BƢỚC ĐẦU HOÀN THIỆN PHƢƠNG PHÁP VÀ NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÂY MẮM TRẮNG (Avicenni alba) TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ BẰNG KỸ THUẬT RAPD
72 p | 171 | 29
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM KHI DẠY CHƠNG CHẤT KHÍ (VẬT LÍ 10 - CƠ BẢN) NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THPT MIỀN NÚI
108 p | 128 | 23
-
Đồ án: Nghiên cứu thành phần và cấu trúc của sản phẩm Sunfat hóa dầu thông
82 p | 49 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Phân tích đặc tính của một số gen thuộc họ calpain (capn) liên quan đến sự phát triển cơ ở cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
67 p | 15 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn