Luận văn: Chi phí kinh doanh và những giải pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh ở nhà sách Trí Tuệ năm 2005
lượt xem 25
download
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã đánh dấu sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường ở nước ta. Đây thực sự được coi là bước chuyển mình kỳ diệu, chấm dứt thời kỳ khó khăn, lạc hậu của nhà nước dưới cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) có sự quản lý của nhà nước. Chính sự đổi mới này, đặc biệt là trong những năm gần đây, đầu thế kỷ XXI, đã có tác động mạnh mẽ đến...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Chi phí kinh doanh và những giải pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh ở nhà sách Trí Tuệ năm 2005
- Luận văn Chi phí kinh doanh và những giải pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh ở nhà sách Trí Tuệ năm 2005
- LỜI NÓI ĐẦU Đ ại hội Đảng to àn quốc lần thứ VI (1986) đã đánh dấu sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường ở nước ta. Đây thực sự được coi là bước chuyển mình kỳ diệu, chấm dứt thời kỳ khó khăn, lạc hậu của nhà nước dưới cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) có sự quản lý của nhà nước. Chính sự đổi mới này, đặc biệt là trong những năm gần đây, đầu thế kỷ XXI, đã có tác động mạnh mẽ đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong các ho ạt động kinh tế phải kể đến hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm (KDXBP). Hòa cùng tiến trình phát triển của đất nước, trong những năm đầu kỷ nguyên công nghệ thông tin, nhà sách Trí Tuệ đ ã ra đời, tồn tại, duy trì và phát triển các hoạt động kinh doanh của mình đảm bảo hai mục tiêu: kinh tế, xã hội. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các lực lượng tham gia KDXBP như hiện nay, điều đặt ra cho nhà sách là sử dụng, phân bổ chi phí kinh doanh (CPKD) sao cho hợp lý, đảm bảo sự thuận lợi cho việc tiến hành ho ạt động kinh doanh theo mục tiêu đã định trên cơ sở thực hiện những chức năng của CPKD: chủ động sử dụng tốt vốn và nâng cao hiệu quả của đồng tiền vốn. Đồng thời nhà sách thực hiện các yêu cầu của cơ chế hạch toán kinh doanh tiết kiệm, hiệu quả trên nguyên tắc tự chủ về tài chính. X uất phát từ nhận biết vị trí, vai trò của chi phí kinh doanh đối với hoạt động doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp PHXBP trong cơ chế thị trường. Q ua quá trình tiếp cận thực tiễn hoạt động của nhà sách Trí Tuệ kết hợp với những kiến thức đã được trang bị tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội (ĐHVH). Em mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài: "Chi phí kinh doanh và 1
- những giải pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh ở nhà sách Trí Tuệ năm 2005". Do nhà sách là một doanh nghiệp còn khá non trẻ (chưa có hoạt động đầu tư tài chính ra bên ngoài thật sự đáng kể), em chỉ tập trung nghiên cứu CPKD ở 2 khoản mục lớn: Chi phí giá vốn và chi phí lưu thông. Nội dung bài tiểu luận của em được chia làm 3 chương: Chương I: Chi phí kinh doanh và vai trò của nó đối với nhà sách Trí Tuệ. Chương II: Thực trạng việc phân bổ chi phí kinh doanh ở nhà sách Trí Tuệ năm 2005. Chương III: Một số giải pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh cho nhà sách. 2
- Chương 1 CHI PHÍ KINH DOANH VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI NHÀ SÁCH TRÍ TUỆ I. CHI PHÍ KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1. Nhận thức chung về chi phí kinh doanh doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm K hi tiến hành bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào, chúng ta đều phải chi trả cho nó khoản chi phí nhất định. Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất bản phẩm. Đó là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh của doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động, từ khâu mua hàng hóa xuất bản phẩm đến khi tiêu thụ chúng. Ta có thể hiểu CPKD của doanh nghiệp PHXBP là biểu hiện bằng tiền của những hao phí vật chất, tiền công và các chi phí bằng tiền khác phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho quá trình kinh doanh xuất bản phẩm và được bù đắp từ doanh thu kinh doanh trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp. 2. Đặc trưng của chi phí kinh doanh ở doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm a. Chi phí kinh doanh gắn liền với quá trình kinh doanh hàng hóa trong doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm Doanh nghiệp PHXBP là doanh nghiệp thực hiện việc lưu thông hàng hóa xuất bản phẩm trên thị trường, là nhịp cầu nối giữa người sản xuất xuất bản phẩm với người sử dụng xuất bản phẩm. Trong quá trình tiến hành công việc theo chức năng, nhiệm vụ của mình, doanh nghiệp PHXBP tất yếu phải chi trả một khoản chi phí nhất định. Đó chính là CPKD. 3
- b. Chi phí kinh doanh ở doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm được Nhà nước hỗ trợ một phần Đối với những doanh nghiệp thương mại khác, chi phí kinh doanh chỉ được bù đắp từ doanh thu kinh doanh hoặc từ các nguồn khác (lợi nhuận, các quỹ chuyên d ụng) của chính doanh nghiệp. Doanh nghiệp PHXBP là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù, nhiệm vụ chủ yếu và cơ bản là đưa xuất bản phẩm tới mọi người dân, phổ biến đường lối chủ trương của Đảng để nhân dân thông suốt. Do vậy, trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp nhà nước đ ược Nhà nước hỗ trợ một phần về chi phí lưu thông. 3. Nội dung, kết cấu của chi phí kinh doanh ở doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm CPKD là một bộ phận của chi phí, bao gồm các chi phí có liên quan đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. CPKD của công ty cổ phần sách & thiết bị giáo dục Trí Tuệ (nhà sách Trí Tuệ) gồm có: a. Tiền mua hàng hóa xuất bản phẩm Trị giá mua vào của hàng hóa xuất bản phẩm là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra từ nhiều nguồn về dự trữ để tiêu thụ và được bù đ ắp từ doanh thu bán hàng trong kỳ. N hà sách còn dùng một khoản chi phí để trả cho hàng hóa mua về dự trữ trong kỳ. Nói cách khác, chi phí vốn gồm hai bộ phận: chi phí mua hàng tiêu thụ trong kỳ và chi phí mua hàng dự trữ. Đ ây là chi phí lớn nhất m à Nhà sách đ ã sử dụng trong quá trình kinh doanh. b. Chi phí lưu thông 4
- Chi phí lưu thông hàng hóa là biểu hiện bằng tiền về hao phí vật chất và tiền lương liên quan đến các khâu mua, dự trữ và tiêu thụ hàng hóa mà nhà sách phải chi ra trong kỳ. Khoản chi phí này chiếm tỷ trọng khá lớn đối với N hà sách được phân thành các mục sau: * Chi phí trong khâu mua và dự trữ hàng hóa: Đ ây là chi phí phát sinh có liên quan đ ến số hàng hóa mua về nhập kho để bán của doanh nghiệp trong kỳ. Nhóm này gồm có: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản; lương cán bộ, nhân viên chuyên trách ở khâu mua hàng, thuế, lệ phí hoa hồng ở kho mua hàng và các chi phí về bảo hiểm mua hàng, tiền thuê kho bãi... phát sinh ở khâu mua hàng hóa của Nhà sách. * Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí gắn liền với quá trình phục vụ bán hàng và quy trình bấn hàng của doanh nghiệp thuộc nhóm này gồm: - Chi phí vật liệu bao bì, xuất dùng phục vụ quá trình bảo quản, tiêu thụ, bốc dỡ, vận chuyển hàng, vật liệu sửa tài sản cố định (TSCĐ). - Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ bán hàng: quầy bán hàng, máy vi tính. - Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản hàng, kho, phương tiện vận chuyển. - Chi phí phục vụ mua ngo ài: tiền điện nước, thuê người sửa chữa TSCĐ, tiền thuê kho bãi. - Các chi phí b ằng tiền khác: chi phí tiếp khác, hội họp với khách... * Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hóa phát sinh ở bộ máy quản lý chung của doanh nghiệp, gồm: chi phí quản lý hành chính, chi phí quản lý kinh doanh và chi phí chung khác liên quan đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, bao gồm: 5
- - Chi phí nhân viên quản lý: là số tiền doanh nghiệp trả cho cán bộ nhân viên quản lý doanh nghiệp. - Chi phí đồ dùng văn phòng. - K hấu hao tài sản cố định ở bộ phận quản lý chung. - Thuế, phí và lệ phí: Đối với Nhà nước thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho các mục đích phát triển kinh tế, x ã hội, quản lý nhà nước và quốc phòng. Thuế là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước để kiểm soát, hướng dẫn và điều tiết mọi hoạt động của các tổ chức, đơn vị kinh tế và cá nhân. Đối với nhà sách, thuế là một khoản chi phí có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận. Do vậy, khi quyết định phương án kinh doanh, ngoài việc tính toán các chi phí tiêu hao trong lưu thông thuần túy, nhà sách phải tính đến các loại thuế và số thuế phải nộp cho mặt hàng xuất bản phẩm dự định kinh doanh để xác đ ịnh b ài dự kiến sẽ thu được là bao nhiêu. - Chi phí phục vụ mua ngoài: là các khoản chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài, chi phí điện nước, điện thoại, tiền bốc vác, vận chuyển hàng hóa, trả tiền hoa hồng đại lý môi giới, tiền mua bảo hiểm tài sản, tiền thuê tư vấn quảng cáo và các dịch vụ mua ngoài khác. - Chi phí bằng tiền khác: là khoản chi phí ngo ài các mục chi đã nêu ở trên, gồm: chi phí tiếp khách, hội nghị, chi phí tuyển dụng, chi phí quảng cáo tiếp thị, chi phí bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, chi bảo hộ lao động, trả các khoản thiệt hại được phép hạch toán và CPKD, chi phí bảo hành sản phẩm, các khoản dự phòng, trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của Luật lao động cùng các kho ản chi phí khác. Đối với các doanh nghiệp thương mại thuần túy khác, chi phí lưu thông còn bao gồm cả khoản mục chi phí có liên quan đến việc đầu tư vốn ra b ên 6
- ngoài doanh nghiệp (hoạt động liên kết sản xuất, cho thuê tài sản, hoạt động đầu tư chứng khoán...). Nhưng nhà sách Trí Tuệ là đơn vị kinh doanh có thời gian hoạt động chưa lâu (từ khi sáp nhập) quy mô lại không lớn lắm nên nhà sách mới chỉ tham gia và liên hết in sách. H iện nay ở DNXBP nói chung và nhà sách Trí Tuệ còn có một số chi phí không hợp lệ. Những chi phí này không được hạch toán vào CPKD của doanh nghiệp, không được bù đắp từ doanh thu kinh doanh mà phải trích từ các nguồn khác (lợi nhuận và các quỹ của doanh nghiệp) để trả. Đó là: + Các khoản trích trước mà thực tế không chi. + Các khoản chi phí có chứng từ hợp lệ. + Chi phí đầu tư xây dựng cơ b ản: mua sắm TSCĐ, chi cho đào tạo dài hạn cán bộ quản lý. Nhóm chi phí này được bù đắp từ nguồn vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. + Các khoản chi phí phúc lợi xã hội như: văn hóa, thể thao, tiền thưởng, trợ cấp khó khăn, ủng hộ... lấy từ nguồn vốn chuyên dùng của quỹ chuyên dùng (quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng). + Các khoản tiền phạt vi phạm luật như: Luật giao thông, thuế, môi trường, lao động, chế độ báo cáo thống kê tài chính kế toán và luật khác. II. VAI TRÒ CỦA CHI PHÍ KINH DOANH ĐỐI VỚI NHÀ SÁCH 1. Chi phí kinh doanh giúp Nhà sách tối ưu hóa các nguồn lực Tối ưu hóa các nguồn lực thực chất là việc phân phối lại các nguồn lực một cách hợp lý. CPKD được phân bổ như thế nào là hợp lý ? Đó là phải đảm bảo tính tiết kiệm hiệu quả (chi phí vào các khoản của quá trình kinh doanh không thừa không thiếu). Muốn làm được như vậy nhà sách phải thường xuyên cân đối và cân đối lại các nguồn lực: vốn, chi phí nhân công trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 7
- 2. Chi phí kinh doanh giúp Nhà sách tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả và đêm lại lợi nhuận Trong nền kinh tế thị trường, xuất bản phẩm được xuất bản ngày càng nhiều, vấn đề quan trọng đặt ra cho các lực lượng tham gia kinh doanh mặt hàng đặc biệt này là làm sao tiêu thụ được xuất bản phẩm. Vì: có tiêu thụ được hàng hóa nhà sách mới thu hồi đ ược vốn, mới có nguồn lực để tái sản xuất kinh doanh và như vậy mới đảm bảo được sự tồn tại và phát triển của công ty. H àng hóa xuất bản phẩm tiêu thụ được sẽ cho biết năng lực của nhà sách như thế nào, xem xét lỗ hay lãi để có biện pháp thích hợp. N hưng muốn tiêu thụ hàng hóa tốt thì trước hết Nhà sách phải có CPKD để bảo đảm khả năng cạnh tranh tốt. Mục tiêu của phân bổ CPKD của nhà sách không nhằm ngo ài mục tiêu "vượt qua các đối thủ cạnh tranh để khách hàng chọn mua hàng hóa xuất bản phẩm của mình". Càng thu hút được nhiều khách hàng Nhà sách càng đạt được doanh thu bán hàng cao. N hư vậy CPKD là cơ sở của việc tiêu thụ xuất bản phẩm và kết quả của tiêu thụ là lợi nhuận. 3. Chi phí kinh doanh giúp Nhà sách nâng cao tốc độ phát triển kinh doanh Trong điều kiện hiện nay, không có CPKD thì doanh nghiệp không thể tiến hành được các hoạt động kinh doanh mà thực tế lại là quy luật phổ biến. K inh doanh và cạnh tranh luôn tồn tại song song. Vì vậy chiến lược kinh doanh của công ty phải đạt được mục tiêu giành thắng lợi trong cạnh tranh để xác lập vị trí của công ty trong thị trường và tốc độ phát triển kinh doanh của công ty ngày một nhanh hơn. Đ ể cạnh tranh Nhà sách phải tìm cách hạ thấp CPKD. Khi hạ thấp được CPKD, lợi nhuận của Nhà sách sẽ được nâng lên từ đó doanh nghiệp sẽ tái 8
- sản xuất một cách thuận lợi, quay nhanh được vòng chu chuyển của vốn vòng lưu chuyển hàng hóa. Có thể nói CPKD là cơ sở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp PHXBP. Xác đ ịnh được vai trò ý nghĩa đối với lợi ích của doanh nghiệp, nhà sách Trí Tuệ luôn đặt ra kế hoạch phân bổ CPKD vào các khâu của quá trình kinh doanh sao cho hợp lý đảm bảo hiệu quả kinh doanh. 9
- Chương 2 THỰC TRẠNG PHÂN BỔ CHI PHÍ KINH DOANH TẠI NHÀ SÁCH TRÍ TUỆ NĂM 2005 I. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ SÁCH Ít ai nghĩ rằng một siêu thị sách hiện đại nằm giữa trung tâm Hà Nội như nhà sách Trí Tuệ trước đây lại chỉ là một cửa hàng bán buôn nhỏ với một phòng thuê chật chội, ít nhân công. Với niềm tin và lòng quyết tâm cao độ, dám nghĩ dám làm, anh Cao Trung Sơn đã đ ứng ra lập nên công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục TríTuệ, tách ra khỏi công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Đại D ương vào ngày 22-12-2002. Nhà sách đang ngày càng vững bước đi lên và khẳng định được thương hiệu của mình. Hiện nay cả nhà sách có gần 40 nhân công với mức lương tối thiểu là 800 ngàn đồng/tháng. Nếu như trước đây, một giám đốc quản lý toàn bộ hoạt động của công ty thì ngày 12 -06-2005, công ty đã có sự phân cấp quản lý rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc quản lý đạt hiệu quả nhất. Qua những lần tuyển nhân viên, nhà sách đã tập hợp được hơn 50% số nhân viên tốt nghiệp khoa PHXBP, trường Đ ại học Văn hóa Hà Nội. Đây là đội ngũ năng nổ, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn, một lực lượng lao động đầy tiềm lực mà ít nhà sách nào đã đ ầu tư được như vậy. Đ ể tạo điều kiện tốt cho việc quản lý và bán hàng trực tiếp, các mặt hàng trong nhà sách được chia làm hai loại: sách và văn hóa phẩm. Sách được chia ra các mảng nhỏ: sách giáo dục, sách tin học, ngoại ngữ, sách pháp luật, sách tôn giáo, sách văn học nghệ thuật, sách đời sống, sách thiếu nhi, sách khoa học kỹ thuật… Ban giám đốc nhà sách thực hiện khoán doanh thu theo từng quý, vì vậy, ai vượt mức kế hoạch đều được nhận phần thưởng xứng đáng. Điều này tạo được không khí sôi nổi thi đua trong đội ngũ nhân viên. Sau đây là mô hình tổ chức của nhà sách Trí Tuệ. 10
- Giám đốc Phòng PGĐ Văn Phòng Liên kết PGĐ siêu thị Kế toán phòng mới xuất bản 187 Giảng Võ Bả o Nhân viên Phòng Phòng Kho bán hàng KD vệ KD Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Nhà sách Trí Tuệ V ới uy tín của mình, nhà sách Trí Tuệ đã xây d ựng được một hệ thống phân phối rộng khắp. Ngoài hình thức bán lẻ (60%) nhà sách còn tổ chức bán buôn với khối lượng lớn cho các đại lý, trường học, các nhà sách khác: số 5 Đ inh Lễ, nhà sách Tràng An, nhà sách Bảo Thắng, nhà sách Minh Nguyệt, nhà sách Đông Tây… 11
- Nhà sách Trí Tuệ Mạng lưới bán buôn Mạng lưới bán lẻ Các đại Siêu thị 187 Các Hệ lý, Nhà Giảng Võ tổ thống sách chức TV khác Khách hàng Hình 2: Sơ đồ mạng lưới kênh phân phối của Nhà sách Trí Tuệ V iệc xây dựng kênh phân phối giúp việc tiêu thụ sách của nhà sách được thực hiện một cách thường xuyên. Nhiều đơn vị đã trở thành b ạn hàng quen, tiến hành trao đổi sách với nhà sách. II. MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ SÁCH HIỆN NAY 1. Môi trường kinh doanh của Nhà sách a. Môi trường chính trị Môi trường chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của Nhà sách, môi trường này gồm: hệ thống Luật và các văn b ản dưới luật 12
- (chỉ thị, thông tư), các công cụ chính sách và nhà nước tổ chức bộ máy và điều hành của Chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội. K hi lên kế hoạch kinh doanh, Nhà sách luôn phải dựa vào Luật kinh doanh, Luật xuất bản làm cơ sở để ra quyết định kinh doanh mặt hàng nào, số lượng bao nhiêu. Chính phủ cũng như Đảng ta đang có chủ trương khuyến khích kinh doanh xuất bản phẩm phục vụ việc nâng cao đời sống tinh thần nên trong Luật xuất bản sửa đổi đã mở rộng phạm vi hoạt động cho các doanh nghiệp tham gia KDXBP. Đồng thời, Luật xuất bản mới này cũng chỉ rõ quy định xử phạt đối với những hành vi vi phạm trong quá trình kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt này. b. Môi trường văn hoá xã hội K hi nghiên cứu về môi trường văn hoá, xã hội, Nhà sách sẽ biết đ ược mức độ khác nhau về khách hàng của mình từ đó đưa ra những sách lược trong kinh doanh. Thủ đô H à Nội vốn là trung tâm văn hoá của cả nước, dân số đông nên nhu cầu về xuất bản phẩm đa dạng. Phố Giảng Võ, Đống Đa lại là một trọng điểm của thủ đô, mức độ đòi hỏi xuất bản phẩm rất phong phú. Đây là một địa điểm kinh doanh khá thuận lợi của Nhà sách. c. Môi trường kinh tế Đ ây là nhân tố có liên quan trực tiếp đến thị trường, ảnh hưởng đến dung lượng cơ cấu, sự biến đổi của nhu cầu trong tương lai, khối lượng hàng hoá đưa ra thị trường. Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến sức mua và chi tiêu của người sử dụng. Tổng sức mua trên thị trường phụ thuộc vào thu nhập hiện tại và giá cả hàng hoá dịch vụ. Hiện nay thu nhập của người dân Hà Nội đang ngày được cải thiện và nâng cao. Họ có thể sẵn sàng chi m ột phần thu 13
- nhập của mình để mua xuất bản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của mình. Mặt khác giá cả của hàng hoá xuất bản phẩm trên thị trường nói chung, ở nhà sách nói riêng cũng khá phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng. d. Môi trường công nghệ Thế kỷ XXI được coi là thế kỷ cuả khoa học công nghệ, thể kỷ của thông tin. Khoa học công nghệ phát triển tạo điều kiện cho các doanh nghiệp KDXBP khác cũng như Nhà sách tân trang các thiết bị phục vụ tốt nhất cho ho ạt động kinh doanh. Nhà sách đã mua lắp đặt 4 máy điều hoà, 5 máy vi tính và một số máy camera phục vụ việc bán hàng và quản lý khách hàng. e. Môi trường cạnh tranh Đ ây là môi trường biến đổi với mọi doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Q uận Đống Đa vốn lại rất sầm uất, hoạt động kinh doanh của Nhà sách không thể tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt với các lực lượng tham gia KDXBP: cửa hàng của nhà xuất bản (NXB) giáo dục tren phố Giảng Võ, NXB Lao động, nhà sách Tiền Phong 175 Nguyễn Thái Học - những đơn vị đã có thâm niên hoạt động và khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường. Bên cạnh đó sự cạnh tranh giữa sản phẩm truyền thống với sản phẩm hiện đại. Sản phẩm truyền thống là sách được in trên chất liệu giấy, chỉ đơn thuần là sự kết hợp chữ viết với hình ảnh, còn sản phẩm hiện đại là thành phẩm của khoa học công nghệ cao, đó là những cuốn sách điện tử kết hợp được cả 3 yếu tố: ngôn ngữ, hình ảnh và âm thanh rất sống động, lôi cuốn. N hà sách luôn nghiên cứu các môi trường kinh doanh từ đó đưa ra những biện pháp hợp lý, hiệu quả. 2. Những vấn đề về tài chính đối với Nhà sách hiện nay 14
- Nhà sách Trí Tuệ vốn là một đơn vị hoạt động độc lập, không được nhà nước cấp phát vốn m à tự huy động nguồn lực từ chính doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay, cạnh tranh là quy luật phổ biến, các DN KDXBP d ễ d àng bị thị trường đào thải nếu kinh doanh kém hiệu quả. Do vậy, để giảm thiểu rủi ro đảm bảo được lợi nhuận cũng như đ ảm bảo được mục tiêu xã hội - đáp ứng tốt, chủ trương của Đảng, Nn đặt ra cho doanh nghiệp PHXBP, nhà sách phải luôn lập ra kế hoạch tài chính phù hợp. K ế hoạch dài hạn, nhà sách phân bổ chi phí đầu tư cho những mặt hàng tiềm năng, là thế mạnh. K ế hoạch ngắn hạn, nhà sách phải tập trung cho mảng sách có nhu cầu trên thị trường, nếu là mùa vụ đầu năm học thì phân bổ cho sách giáo khoa, các đồ dùng học tập. K ế hoạch ngắn hạn, Nhà sách phải tập trung cho mảng sách có nhu cầu trên thị trường, nếu là mùa vụ đầu năm học thì phân bổ cho sách giáo khoa, các đồ dùng học tập. III. THỰC TRẠNG PHÂN BỔ CHI PHÍ KINH DOANH Ở NHÀ SÁCH TRÍ TUỆ NĂM 2005 1. Tình hình kinh doanh của Nhà sách năm 2005 a. Chủ động và linh hoạt nắm bắt và thoả mãn nhu cầu xuất bản phẩm của thị trường Trong năm, cũng như các doanh nghiệp KDXBP khác, Nhà sách phải luôn tìm mọi cách để nắm bắt và thoả mãn nhu cầu xuất bản phẩm của thị trường một cách kịp thời thông qua các khâu của kinh doanh. N hà sách nhận thức rằng nghiên cứu nhu cầu thị trường là công việc quan trọng đầu tiên, nó là cơ sở để quản lý, điều tiết, tổ chức các hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả. Năm 2005 Nhà sách đ ã tổng hợp các tài liệu, các văn bản tổng kết báo cáo của năm trước để phân tích dự báo nhu cầu 15
- xuất bản phẩm trong năm. Nhà sách còn sử dụng phương pháp nghiên cứu tại hiện trường thông qua các phương pháp: quan sát, phỏng vấn, giao tiếp và theo dõi sổ bán hàng để tổng hợp tìm ra những số liệu cần thiết có liên quan đến nhu cầu xuất bản phẩm như: mức cung xuất bản phẩm, mức cầu, mức giá, mức mua bán chủng loại xuất bản phẩm nào cao, thấp. Bên cạnh đó nhà sách còn cử người đi phát phiếu điều tra tập hợp được những thông tin phục vụ đắc lực cho hoạt động kinh doanh. Sau khi nghiên cứu thị trường, Nhà sách tìm nguồn cung cấp một số bạn hàng cung cấp thường xuyên cho Nhà sách gồm: - N hà sách Văn Long - 25 Nguyễn Thị Minh Khai, Q1, TPHCM; - Trung tâm phát hành sách tham khảo trực thuộc NXBGD - 57 Giảng Võ. - N hà sách Lê Quý Đôn - 44 Nguyễn Thị Minh Khai, Q1, TPHCM. - N hà xuất bản Kim Đồng - 62 Bà Triệu. - N hà sách Tràng An - 242 Tôn Đ ức Thắng, Đống Đa, H à Nội. - Trung tâm phát hành sách giáo khoa - 45B Lý Thường Kiệt, Hoàn K iếm, Hà Nội. - N hà sách Hồng Ân. - N hà sách Dậu Trình. - N hà sách Đông Tây… Đ ể phục vụ cho việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng kịp thời và có hiệu quả, Nhà sách đã sử dụng nghệ thuật bấn hàng: tổ chức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm qua panô, áp phích, trên phương tiện truyền thông; có chương trình bốc thăm trúng thưởng cho khách hàng vào dịp lễ; có khuyến mại, chiết khấu 10% - 20% đối với từng loại sách cho khách hàng mua quen hoặc những khách hàng mua buôn với số lượng lớn. b. Tự chủ trong hoạt động tài chính 16
- Là một đơn vị kinh doanh hoạt động với số vốn tự có (không phải vay vốn từ ngân sách nhà nước), tất cả mọi khoản mục của hoạt động tài chính nhà sách đều rất tự chủ, độc lập. - Chi phí vốn kinh doanh của nhà sách một phần là tự có, một phần là huy động được từ hình thức thanh toán chậm tiền hàng. - Trong phân bổ tài chính: ho ạt động kinh doanh chủ yếu của Nhà sách là kinh doanh xuất bản phẩm nên trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thị trường, nắm bắt được những mặt hàng xuất bản phẩm đang được ưa chuộng, Nhà sách đã tự cân nhắc và phân bổ vốn cho phù hợp. - Trong hạch toán: sau một chu trình kinh doanh (một quý, một năm) N hà sách lại tiến hành kiểm kê hàng hoá, tổng kết lại những hàng hoá đã bán được, những hàng hoá tồn kho để từ đó thấy được chi phí cũng như doanh số thu về của từng mặt hàng. V iệc dán tem giá sau mỗi sản phẩm ngay khi hàng được nhận về không chỉ làm cho việc sắp xếp trưng bày hàng d ễ dàng mà còn giúp Nhà sách thuận lợi trong việc phân loại, kiểm kê hạch toán. c. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến tiêu thụ xuất bản phẩm Tiêu thụ xuất bản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình kinh doanh xuất bản phẩm, có tác động trực tiếp đến doanh thu, cũng như lợi nhuận của nhà sách. Đ ể tiêu thụ được hàng hoá xuất bản phẩm được nhanh chóng, thuận lợi, Nhà sách đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiền yểm trợ, bao gồm: • Quảng cáo: để xây dựng thương hiệu cho mình, nhà sách đ ã tạo ra những lôgô rất đẹp, nó được in trên tất cả các tờ giao dịch... • Khuyến mại, khuyến mãi: trong năm 2005, nhà sách đã sử dụng hình thức khuyến mại, nhượng lại một phần cho khách hàng về lợi nhuận vào dịp 1-6, chiết khấu cao cho khách hàng quen, khách hàng mua buôn với số lượng lớn v.v... 17
- • Bán hàng trực tiếp: đây là một thế mạnh của Nhà sách. Thông qua việc bán hàng theo hình thức bán hàng tự chọn, Nhà sách đã tận dụng đ ược đội ngũ nhân viên trẻ trung, nhiệt tình thu hút và thoả m ãn đông đảo khách hàng. Nhà sách đã đầu tư cơ sở cho công tác bán hàng tự chọn: kệ, giá để trưng bày sách, máy điều ho à nhiệt độ, máy vi tính cho nhân viên thu ngân... N hờ tất cả những công tác trên, Nhà sách đã đạt được kết quả tăng trưởng hàng năm như sau: Chỉ tiêu Kết quả 5-6 tỷ đồng Doanh thu Lợi nhuận 120-150 triệu đồng Thuế nộp ngân sách 12-15 triệu đồng Thu nhập người lao động 450 triệu Hình 3: Kết quả tăng trưởng hàng năm của nhà sách Trí Tuệ 2. Thực trạng phân bố chi phí kinh doanh ở nhà sách Trí Tuệ năm 2005 a. Phân bổ vốn vào các hoạt động kinh doanh của Nhà sách Là doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất bản phẩm, hoạt động kinh doanh chính của Nhà sách là kinh doanh các mặt hàng sách và văn hoá phẩm, nhà sách đầu tư phần lớn chi phí vốn cho mặt hàng đặc biệt này. Song bên cạnh đó, Nhà sách còn tham gia vào ho ạt động liên kết in sách. Uy tín được nâng lên Nhà sách đ ã khẳng định được thương hiệu của mình, ngày càng có nhiều đối tác tham gia liên kết xuất ản, Nhà sách đã liên kết với NXB Văn hoá thông tin in ra những đầu sách đang được khách hàng đón đọc, tìm mua: "Những mẩu chuyện về nitơ và phốt pho", "Toán học lý thú", "Hoá học lý thú"... 18
- b. Phân bổ vốn vào các mặt hàng kinh doanh của Nhà sách V ới tên giao dịch "Công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục Trí Tuệ", chúng ta có thể nhận ra mặt hàng kinh doanh chủ yếu của nhà sách là các xuất bản phẩm giáo dục (sách giáo kho a, sách tham khảo). Trong năm vừa qua, nhà sách đã tập trung phần lớn vốn cho mặt hàng thế mạnh này. Đây là mảng sách mang lại lợi nhuận cao nhất cho nhà sách, như lời của một nhân viên của N hà sách từng nói: "một vụ sách giáo dục 3 tháng có thể nuôi cả nhà sách trong một năm". Năm 2005 vừa qua, nhà sách đ ã phân bổ 2 tỷ đồng tiền vốn (trong tổng 3,5 tỷ đồng cho hoạt động kinh doanh các mặt hàng của Nhà sách) cho m ảng sách này. Bên cạnh những mặt hàng chính đó, nhà sách còn tham gia kinh doanh các lo ại sách khác. Sách tin học, ngoại ngữ, văn học nghệ thuật, sách thiếu nhi, sách pháp luật, sách đời sống, văn hoá phẩm. Trong đó chi phí vốn cho mặt hàng sách tin học, sách thiếu nhi và mặt hàng văn hoá phẩm là cao hơn (mỗi mặt hàng chiếm tỷ lệ vốn đầu tư 10%). Lý d o là các mặt hàng này trong năm 2005 đ ã đem lại doanh thu khá cao, góp phần lớn cho tổng doanh thu của nhà sách. Cụ thể phân bổ vốn cho các mặt hàng kinh doanh ở nhà sách được thể hiện qua bảng sau: Các mặt hàng Tỷ lệ phân bổ vốn Sách Giáo dục 60% Sách tin học, ngoại ngữ 10% Sách đời sống 5% Sách văn học nghệ thuật 5% Sách thiếu nhi 10% V ăn hoá phẩm 10% 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp “Khảo sát thực tế chi phí kinh doanh tại công ty tnhh công nghệ Thanh Hải”
38 p | 410 | 142
-
LUÂN VĂN: "Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tại công ty TNHH Ninh Thanh"
108 p | 246 | 76
-
Đề tài: “Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tại công ty TNHH Ninh Thanh”
102 p | 155 | 49
-
Luận văn: Tình hình chi phí kinh doanh và các biện pháp hạ thấp chi phí kinh doanh tại Công ty Công nghệ Thanh Hải
39 p | 152 | 46
-
khóa luận tốt nghiệp: Kế toán chi phí kinh doanh và biện pháp giảm chi phí kinh doanh tại công ty xăng dầu Vĩnh Long
74 p | 254 | 43
-
Luận văn: Chi phí kinh doanh và các biện pháp hạ thấp chi phí kinh doanh tại công ty công nghệ Thanh Hải
38 p | 113 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tăng cường kiểm soát nội bộ về chi phí kinh doanh tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Đà Nẵng
103 p | 30 | 17
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Tăng cường kiểm soát nội bộ về chi phí kinh doanh tại công ty cổ phần lương thực và dịch vụ Quảng Nam
31 p | 104 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Công tác kế toán doanh thu tiêu thụ và chi phí kinh doanh - Trường hợp tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Vicem Thạch cao Xi măng Quảng Trị
87 p | 69 | 6
-
Khoá luận tốt nghiệp: Kế toán chi phí kinh doanh và biện pháp giảm chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh Vĩnh Long
102 p | 23 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chi phí kinh doanh tại Công ty cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam
97 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tăng cường kiểm soát nội bộ đối với doanh thu và chi phí kinh doanh dịch vụ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định
129 p | 15 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí kinh doanh tại Công ty Xuất nhập khẩu Thủy Sản Miền Trung
111 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi phí kinh doanh tại Khách sạn Citadines Pearl Hội An - Công ty cổ phần Tri Việt Hội An
121 p | 8 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí kinh doanh tại Công ty cổ phần Nhất Phong Vận, Đà Nẵng
114 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí kinh doanh tại Công ty Bảo hiểm Vietinbank - chi nhánh Đà Nẵng
120 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại Kiên Giang
96 p | 2 | 1
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi phí kinh doanh tại Khách sạn Citadines pearl Hội An – Công ty cổ phần Tri Việt Hội An
26 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn