intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn " Chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam"

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

111
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

''Phát triển công nghiệp Dầu khí thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn'' đã và đang là mục tiêu của Chính phủ ta trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đáp ứng lại sự tin tưởng ấy, sau 27 năm đầu tư và phát triển, Ngành Dầu khí Việt Nam đã đạt được một vị trí quan trọng và vững chắc trong nền kinh tế đất nước. Từ những dòng dầu đầu tiên khai thác được từ mỏ Bạch Hổ đến phát hiện thương mại ở mỏ Sư Tư Đen (8/2003), tính đến nay...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn " Chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam"

  1. Lời mở đầu TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan Khoá luận tốt nghiệp này là hoàn toàn do bản thân em viết và hoàn thành, trên cơ sở sự phân tích, đánh giá và tổng hợp tài liệu tham khảo. Đề tàiE: xin chịu mọi trách nhiệm nếu có sự gian dối nào về nội dung m cũng như tài liệu. CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Sinh viên TRONG THĂM Dề KHAI THÁC DẦU KHÍ CỦA TỔNG CễNG iang DẦU KHÍ VIỆTNAM G TY Tiến Chinh SINH VIẤN THỰ C HIỆ N : GIANG TIẾ N CHINH Lớp : A9 - K38 - KTNT Giỏo viờn hướng dẫn: PGS. PTS. NGƯT. Vũ Hữu Tửu HÀ NỘI, NĂ M 2003 Giang Tiến Chinh – A9K38 1
  2. Lời mở đầu LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. PTS. NGƯT. V ũ Hữu Tửu, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành Khoá luận tốt nghiệp này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô chú và các anh chị CBCNV Công ty Đầu tư & Phát triển Dầu khí (PIDC) đã tạo mọi điều kiện cho em trong việc tiếp cận tài liệu cũng như đã góp ý cho em trong quá trình nghiên cứu. Và cuối cùng, em vô cùng biết ơn sự quan tâm, ủng hộ và động viên của gia đình, đ ặc biệt là b ố mẹ em; cùng bạn bè em trong suốt thời gian qua. Sinh viên Giang Tiến Chinh Giang Tiến Chinh – A9K38 2
  3. Lời mở đầu MỤC LỤC Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Đầu tư nước ngoài I. 4 Khái niệm 1. 4 Nguyên nhân ra đời 2. 4 Các hình thức đầu tư nước ngoài chủ yếu vào Việt Nam 3. 7 Môi trường cho hoạt động đầu tư nước ngoài II. 10 Môi trường chính trị, kinh tế 1. 10 Hệ thống pháp luật và các thủ tục hành chính 2. 10 Chính sách kinh tế đối ngoại 3. 10 Trình độ công nghệ 4. 10 Chất lượng lao động 5. 10 Cơ sở hạ tầng 6. 10 III Tác đ ộng của đầu tư nước ngoài 10 Xu hướng vận động của dòng đ ầu tư trên thế giới 1 10 Tác động của đầu tư nước ngoài tới nền kinh tế thế giới 2 12 Tác động của đầu tư nước ngoài tới nền kinh tế Việt Nam 3 15 CHƯƠNG II: CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG THĂMDÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM Giới thiệu về Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam I. 22 Sự ra đời và phát triển 1. 22 Giang Tiến Chinh – A9K38 3
  4. Lời mở đầu Hoạt động của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam 2. 25 Mục tiêu chiến lược phát triển chung của Ngành dầu khí Việt 3. Nam 28 II. Tầm quan trọng của chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí. 30 Tổng quan về thăm dò khai thác dầu khí thế giới 1. 30 Đặc thù của công việc thăm dò khai thác dầu khí 2. 33 Dự báo cung cầu các sản phẩm dầu khí tại Việt Nam tới năm 3. 2020 36 Thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài của Petrovietnam 4. 39 III. Kinh nghiệm đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí của một số nước trong khu vực. 1. Malaysia 43 2. Indonesia 45 Trung Quốc 3. 47 4. Thái Lan 49 Chìa khoá của sự thành công và bài học rút ra cho Việt Nam 5. 51 IV. Chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam 54 Nhiệm vụ và mục tiêu 1. 54 Lựa chọn phương án thực hiện 2. 54 Khu vực ưu tiên đầu tư 3. 57 Nhu cầu vốn 4. 58 5. Khung pháp lý 60 Hệ thống tiêu chuẩn lựa chọn dự án 6. 61 Hình thức triển khai 7. 63 Giang Tiến Chinh – A9K38 4
  5. Lời mở đầu CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ĐTNN TRONG TDKT DẦU KHÍ CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM Những thuận lợi và thách thức cơ bản của Petrovietnam I. trong triển khai Chiến lược đầu tư nước ngoài. 65 Điểm mạnh 1. 65 Điểm yếu 2. 66 Cơ hội 3. 67 Thách thức 4. 68 II. Những biện pháp thực hiện Chiến lược ĐTNN trong TDKT 69 dầu khí của Tổng công ty dầu khí Việt Nam Tăng cường các quy định pháp lý cho ĐTNN 1. 69 Huy động nguồn vốn đầu tư 2. 72 Xây dựng quy chế lao động 3. 74 Hoàn thiện cơ chế điều hành quản lý dự án 4. 75 Cải cách thể chế và quản trị công ty 5. 76 Tìm hiểu tiếp cận khu vực ưu tiên đ ầu tư 6. 78 Lựa chọn đối tác 7. 80 Xây d ựng Petrovietnam thành một Tập đoàn d ầu khí hùng 81 8. mạnh Một số biện pháp nhằm thực hiện chiến lược đầu tư nước 83 III. ngoài đối với công ty PIDC Hỗ trợ từ phía Petrovietnam 1. 83 Đối với PIDC: 2. 84 Kết luận 89 Giang Tiến Chinh – A9K38 5
  6. Lời mở đầu Tài liệu tham khảo LỜI MỞ ĐẦU ''Phát triển công nghiệp Dầu khí thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn'' đã và đ ang là mục tiêu của Chính phủ ta trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đáp ứng lại sự tin tưởng ấy, sau 27 năm đầu tư và phát triển, Ngành Dầu khí Việt Nam đ ã đạt được một vị trí quan trọng và vững chắc trong nền kinh tế đất nước. Từ những dòng dầu đầu tiên khai thác được từ mỏ Bạch Hổ đến phát hiện thương mại ở mỏ Sư Tư Đen (8/2003), tính đến nay đã hơn 100 triệu tấn dầu thô đ ược khai thác cung cấp nguồn năng lượng cho phát triển đất nước. Tất cả những thành tích to lớn và ấn tượng này đều khởi nguồn từ những nỗ lực rất lớn của to àn Tổng Công ty Dầu khí Việt N am. Bước vào thế kỷ mới, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam cũng phải đối diện với những vận hội và thách thức mới. Đó là khi khi việc đảm bảo an toàn năng lượng cho đất nước sẽ trở nên cực kỳ quan trọng, đặc biệt là từ năm 2015, khi chúng ta khó có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng bằng các nguồn trong nước. Do đó, đòi hỏi Tổng Công ty không những đẩy mạnh hoạt động trong nước mà còn phải từng bước thực hiện đầu tư thăm dò khai thác ở nước ngo ài. Mặc dù đây là một lĩnh vực vô cùng mới mẻ không những của ngành dầu khí mà còn của Việt Nam, nhưng nó có ý nghĩa cấp thiết đối với việc phát triển kinh tế đất nước nói chung, đối với tiến trình hội nhập vào các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu của Tổng Công ty dầu khí nói riêng. Giang Tiến Chinh – A9K38 6
  7. Lời mở đầu Trong khuôn khổ khoá luận của mình, em xin trình bày: “Chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam”. Mong sao những ý tưởng và quyết tâm lớn lao của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam sớm trở thành hiện thực, đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước. Mục đích nghiên cứu Khoá luận nhằm mục đích làm rõ yêu cầu cấp thiết của hoạt động đầu tư ra nước ngo ài trong thăm dò khai thác d ầu khí, để từ đó đ ưa ra một Chiến lược đầu tư cụ thể cho hoạt động này cũng như là đề xuất một số giải pháp thiết thực để thực hiện hiệu quả chiến lược đó, nhất là trong thời gian tới khi vấn đề an ninh năng lượng quốc gia thực sự trở nên cấp bách trước yêu cầu phát triển của kinh tế đất nước. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu trong Khoá luận tốt nghiệp là phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích kết hợp với những kết quả thống kê, vận dụng lý luận để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. Mặt khác, Khoá luận còn vận dụng những quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước cũng như chiến lược phát triển Ngành Dầu khí để khái quát, hệ thống và khẳng định các kết quả nghiên cứu. Và phương pháp lu ận chủ yếu là chủ nghĩa duy vật biện chứng ứng dụng vào nghiên cứu. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Khoá luận bao gồm các vấn đ ề liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài trong ngành dầu khí, tình hình an ninh năng lượng quốc gia, chiến lược đầu tư ra nước ngo ài trong thời gian tới. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận trong khuôn khổ những hoạt động đầu tư nước ngo ài trong ngành dầu khí của Việt Nam và trên thế giới. Bố cục khoá luận Phù hợp với mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu nêu trên, nội dung của Khoá luận được chia thành 3 chương:  Lời nói đầu Giang Tiến Chinh – A9K38 7
  8. Lời mở đầu  Chương I: Một số vấn đề cơ b ản về đầu tư nước ngoài.  Chương II: Chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác d ầu khí của Tổng công ty dầu khí Việt Nam.  Chương III: Một số biện pháp thực hiện chiến lược ĐTNN trong TDKT dầu khí của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.  Kết luận  Tài liệu tham khảo Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu của đề tài là rất mới mẻ, thời gian nghiên cứu có hạn nên trong một số khía cạnh trình bày của em sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong những ý kiến đánh giá, phê bình quý báu của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn. Giang Tiến Chinh – A9K38 8
  9. Một số vấn đề cơ bản về đầu tư nước ngoài CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI I. ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 1. Khái niệm Đầu tư nước ngo ài là phương thức di chyuển vốn, tài sản của chủ sở hữu từ quốc gia này sang quốc gia khác để tiến hành sản xuất kinh doanh dịch vụ với mục đích kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế xã hội khác. Về bản chất, đầu tư nước ngo ài là những hình thức xuất khẩu tư b ản, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Đây là hai hình thức xuất khẩu luôn bổ sung và hỗ trợ nhau trong chiến lược thâm nhập chiếm lĩnh thị trường của các công ty, tập đoàn nước ngoài hiện nay. Cùng với hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động đầu tư nước ngo ài ngày càng phát triển mạnh mẽ, hợp thành những dòng chính trong trào lưu có tính quy luật trong liên kết kinh tế toàn cầu hiện nay. Vốn đầu tư nước ngoài có thể được đóng góp dưới các dạng tiền tệ (ngoại tệ, nội tệ), các vật thể hữu hình (hàng hoá, tư liệu sản xuất, nhà xưởng, tài nguyên thiên nhiên…), các hàng hoá vô hình (công nghệ, bí quyết, bằng bảo hộ, nhãn hiệu, uy tín hàng hoá…) hoặc các phương tiện đầu tư đặc biệt khác như cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán có giá khác… 2. Nguyên nhân ra đời 2.1. Sự phát triển của xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tự do hoá th ương mại và đầu tư. Chúng ta đang sống trong thời đại m à quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra nhanh chóng, với quy mô và tốc độ ngày càng lớn, tạo nên một nền kinh tế thị trường toàn cầu, trong đó tính phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế dân tộc ngày càng gia tăng. Sau thời kỳ chiến tranh lạnh, quá trình này ngày càng diễn ra nhanh chóng và đã chi phối thế giới cho đến tận bây giờ, làm cho nền kinh tế hầu hết các nước vận động theo xu hướng mở cửa và hoà mình vào qu ỹ đạo của nền kinh tế thị trường. Và hiện nay, hàng loạt các tổ chức liên kết kinh tế khu vực cũng như toàn cầu đã ra đời và không ngừng phát triển. Đó là các tổ chức như EU, ASEAN, APEC… và tổ chức lớn nhất là WTO. Trong điều kiện trình độ phát triển sản xuất, Giang Tiến Chinh – A9K38 9
  10. Một số vấn đề cơ bản về đầu tư nước ngoài khả năng về công nghệ, nguồn tài nguyên, mức độ chi phí… ở mỗi nước khác nhau, ngu ồn vốn đầu tư quốc tế với tư cách của loại hàng hoá đặc biệt tất yếu sẽ tuân theo những quy luật của thị trường vốn là chảy từ nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn theo tiếng gọi của lợi nhuận cao. 2.2. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học-công nghệ-thông tin đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế của các nư ớc tạo nên sự dịch chuyển vốn giữa các quốc gia. Khi khoa học công nghệ càng phát triển thì thời gian từ khâu nghiên cứu đến ứng dụng sản xuất càng được rút ngắn lại, chu kỳ sống của sản phẩm càng ngắn, sản phẩm hàng hoá ngày càng đa d ạng phong phú. Đối với doanh nghiệp, nghiên cứu phát triển và đổi mới sản phẩm cũng như đ ổi mới thiết bị có ý nghĩa sống còn. Đối với quốc gia làm chủ và đi đầu trong khoa học công nghệ sẽ quyết định vị trí lãnh đạo chi phối hay phụ thuộc các nước khác trong tương lai. Và ở đ ây xuất hiện hai hướng tổ chức: với những vấn đề khoa học công nghệ đòi hỏi vốn lớn, các tập đoàn sẽ hợp tác đầu tư; bên cạnh đó các nước phát triển còn có hướng chuyển dịch đầu tư sang các nước khác đối với các sản phẩm đã lão hoá, cần nhiều lao động, nguyên liệu thô gây ô nhiễm môi trường. Thông qua quá trình chuyển giao công nghệ trên thế giới diễn ra theo “mô hình đ àn sếu bay” (nghĩa là các nước tư b ản phát triển chuyển giao công nghệ sang cho các nước NICs, các nước NICs chuyển giao sang cho các nước đang phát triển và chậm phát triển). 2.3 Sự thay đổi các yếu tố sản xuất kinh doanh ở các nư ớc sở hữu vốn thúc đẩy đầu tư nước ngoài. Trình đ ộ phát triển kinh tế cao ở các nước công nghiệp phát triển đã nâng cao mức sống và khả năng tích luỹ vốn của các nước này. Điều này d ẫn đến hiện tượng thừa vốn trong nước; mặt khác, làm cho chi phí tiền lương cao, nguồn tài nguyên thiên nhiên thu hẹp và chi phí khai thác tăng lên d ẫn đến giá thành sản phẩm tăng, tỷ suất lợi nhuận giảm dần, lợi thế cạnh tranh trên thị trường không còn. Chính nguyên nhân này tạo nên lực đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài đ ể giảm chi phí sản xuất, tìm thị trường mới, nguồn nguyên liệu mới nhằm thu lợi nhuận cao. Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão của cách mạng thông tin, b ưu chính viễn thông, phương tiện giao thông vận tải đ ã khắc phục sự xa cách về không gian, giúp Giang Tiến Chinh – A9K38 10
  11. Một số vấn đề cơ bản về đầu tư nước ngoài các chủ đầu tư xử lý thông tin kịp thời, đ ưa ra những quyết định đầu tư, điều hành sản xuất kinh doanh đúng đắn ở cách xa hàng trăm vạn km, tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô để chuyển vốn trên toàn cầu đến các địa chỉ đầu tư hấp dẫn. Ngoài việc chuyển dịch vốn, thiết bị sang đầu tư ở các nước khác để đổi mới thiết bị trong nước, việc đầu tư này còn cho phép kéo dài tưổi thọ sản phẩm của doanh nghiệp ở các thị trường tiềm năng mới… 2.4. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển để công nghiệp hoá của các nư ớc đang phát triển rất lớn, tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với nguồn vốn đầu tư nư ớc ngoài. Hiện nay trình độ chênh lệch phát triển giữa các nước công nghiệp phát triển và các đang phát triển ngày càng dãn cách, nhưng sự phát triển của một nền kinh tế to àn cầu đang đ òi hỏi kết hợp chúng lại. Các nước đang phát triển rất trông chờ và mong muốn thu hút được vốn đầu tư, công nghệ của các nước phát triển để thực hiện công nghiệp hoá, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng xa. Tuy nhiên trong điều kiện cung cầu vốn trên thị trường quốc tế ngày càng căng thẳng, sự cạnh tranh giữa các nước đang phát triển nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng ác liệt thì việc tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, có những chính sách ưu đ ãi đối với đầu tư nước ngoài, chấp nhận phần thiệt hơn về mình trong chính sách của các nước đang phát triển hiện nay tạo nên thời kỳ các chủ đầu tư có quyền lựa chọn địa chỉ đầu tư. 3. Các hình thức đầu tư nước ngoài chủ yếu vào Việt Nam Xét theo hình thức di chuyển vốn, đầu tư nước ngoài bao gồm các kênh chính sau đây: Vốn đầu tư qu ốc tế Đầu tư tư nhân Trợ giúp phát triển chính th ức của Chính ph ủ và tổ ch ức qu ốc tế. Đầu tư Đầu tư Tín dụng Hỗ trợ Hỗ trợ Tín d ụng trực tiếp gián tiếp th ương mại dự án phi d ự án th ương mại Hình 1: Các hình thức đầu tư nước ngoài theo dòng di chuyển vốn 3.1. Đầu tư tư nhân Giang Tiến Chinh – A9K38 11
  12. Một số vấn đề cơ bản về đầu tư nước ngoài Đầu tư trực tiếp (FDI) - FDI là một hình thức của đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần của các dự án nhằm giành quyền điều hành ho ặc tham gia điều hành doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại. Theo luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi bổ sung năm 2000 thì khái niệm về FDI có thể hiểu như sau: FDI là hoạt động đầu tư do các tổ chức nhà nước hoặc các tổ chức kinh tế và các cá nhân nư ớc ngo ài tự mình ho ặc cùng với các tổ chức kinh tế của Việt Nam bỏ vốn vào một đối tượng nhất định, trực tiếp quản lý và điều hành đ ể thu được lợi nhuận trong kinh doanh. Hoạt động FDI tại Việt Nam thường đ- ược tiến hành thông qua các dự án - gọi là dự án FDI. Đây là một hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu và rất quan trọng, thường có những đặc trưng sau: Thứ nhất, FDI là vốn đầu tư do chủ đầu tư tự quyết định đầu tư và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Do đó, hình thức đầu tư này mang lại hiệu quả kinh tế cao, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế, ít bị lệ thuộc vào điều kiện chính trị. Lợi nhuận mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của đối tượng mà họ bỏ vốn ra đầu tư, do đó, FDI có tính khả thi cao vì các chủ đầu tư theo đuổi mục tiêu lợi nhu ận và hoàn vốn. Thứ hai, chủ đầu tư nước ngo ài phải đóng góp một số vốn pháp định hoặc điều lệ tối thiểu tuỳ theo quy định của luật pháp mỗi nước để tham gia kiểm soát doanh nghiệp. Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam 1996 quy định bên nước ngo ài phải góp tối thiểu là 30% vốn pháp định của dự án. Tỷ lệ đóng góp của mỗi b ên trong vốn pháp đ ịnh sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đồng thời cùng là cơ sở để phân chia lợi nhuận và rủi ro. Thứ ba, thông qua ho ạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận đ ược công nghệ, kỹ nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý, ... là những mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết đ ược. Do đó, thông qua hình thức này nước tiếp nhận đầu tư có thể kết hợp tối ưu các nguồn lực trong và ngoài nước cũng như các ngu ồn lực tiên tiến từ bên ngoài. Đầu tư gián tiếp - Giang Tiến Chinh – A9K38 12
  13. Một số vấn đề cơ bản về đầu tư nước ngoài Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà ở đó chủ đầu tư nước ngo ài đầu tư b ằng hình thức mua cổ phần của các công ty nước sở tại (ở mức khống chế nhất định) để thu lợi nhuận mà không tham gia trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Tín dụng thương mại - Đây là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay vốn và thu lợi nhuận qua lãi su ất tiền vay. Ngu ồn vốn này nhằm hỗ trợ cho các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu giữa các nước và theo một nghĩa nào đó thì cũng là nhằm hỗ trợ cho đầu tư nước ngoài. 3.2. Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Đây là ngu ồn viện trợ song phương ho ặc đa phương với một tỷ lệ là không hoàn lại, phần còn lại chịu lãi su ất thấp, và thời gian cho vay tuỳ thuộc vào từng dự án. Đây cũng là nguồn vốn của Chính phủ nước ngoài hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức quốc tế, tổ chức liên chính phủ, phi chính phủ hoặc là nguồn ODA hỗn hợp bao gồm một phần của Chính phủ nước ngo ài, một phần do các doanh nghiệp hoặc các tổ chức phi Chính phủ đóng góp. Vốn ODA có thể đi kèm ho ặc không đi kèm các điều kiện chính trị. Các hình thức chủ yếu của hỗ trợ phát triển:  Hỗ trợ dự án: Đây là hình thức chủ yếu, bao gồm các hỗ trợ cơ b ản cho những dự án cải thiện cơ sở hạ tầng và những hỗ trợ kỹ thuật về mặt k ỹ thuật cho dự án.  Hỗ trợ phi dự án: Chủ yếu là viện trợ chương trình đạt đ ược sau khi kí các hiệp định với đối tác tài trợ d ành cho một mục đích tổng quát với thời hạn nhất định.  Tín dụng thương mại: là những khoản tín dụng dành cho chính phủ các nước sở tại với các điều khoản “mềm” về lãi suất, thời gian ấn hạn, thời hạn trả dài nhưng thường kèm theo những ràng buộc nhất định. II. MÔI TRƯỜNG CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Có thể hiểu môi trường đầu tư là tổng hoà các yếu tố có ảnh hưởng đến công cuộc kinh d oanh của nhà đầu tư và bao gồm các nhóm yếu tố chủ yếu là: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, môi trường chính trị, trình độ phát triển kinh tế, chính sách đối Giang Tiến Chinh – A9K38 13
  14. Một số vấn đề cơ bản về đầu tư nước ngoài ngo ại, điều kiện cơ sở hạ tầng... Những yếu tố này rất khác nhau ở mỗi nước và được các nhà đ ầu tư đặc biệt quan tâm. Và những yếu tố quan trọng nhất là: 1. Môi trường chính trị, kinh tế 2. Hệ thống pháp luật và các thủ tục hành chính 3. Chính sách kinh tế đối ngoại 4. Trình độ công nghệ 5. Chất lượng lao động 6. Cơ sở hạ tầng III. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 1. Xu hướng vận động của dòng đầu tư trên thế giới Cách mạng khoa học cộng nghệ và quốc tế hoá đời sống kinh tế cùng với xu hướng mở cửa ho à nhập của các nền kinh tế đang phát triển vào thị trường thế giới là quá trình kinh tế năng động, mạnh mẽ thúc đẩy sự vận động của luồn vốn quốc tế trong suốt thập kỷ qua theo những xu hướng sau:  Quy mô dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh: năm 1993, tổng vốn đầu tư quốc tế tăng gấp đôi so với năm 1990, từ 434,9 tỷ USD lên 818,6 tỷ USD. Năm 1999 khối lượng FDI trên thế giới là 865 tỷ USD, tăng 36% so với năm 1998, gấp 10 lần so với 10 năm trước đó. Lượng vốn đầu tư quốc tế trong năm 2000 tăng từ 4-5%, chiếm kho ảng 23,8% GDP của to àn thế giới so với 23,2% của năm 1999. Trong đó vốn FDI gia tăng ngo ạn mục mức kỷ lục khoảng 1.200 tỷ USD, tăng 38,7% so với năm 1999. Theo dự báo trong 5 năm đầu thế kỷ XXI, dòng đầu tư nước ngo ài tiếp tục tăng vượt tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới và của thương mại quốc tế.  Ngày càng gia tăng tính không đồng đều trong phân bố và lưu chuyển đầu tư nước ngoài, đầu tư giữa các nước phát triển vẫn l à chủ yếu. Mỹ và EU là tâm điểm của dòng l ưu chuyển đầu t ư thế giới. Trong hai năm 1998, 1999, riêng Mỹ đã tiếp nhận 1/4 FDI, còn Châu Âu là khoảng 1/2 FDI của toàn thế giới. Năm 2002, trong tổng lượng FDI c ủa các TNCs có hơn 4/5 là đầu tư vào các nước phát triển. FDI đổ vào các nước đang phát triển tuy có tăng về qui mô nhưng tỷ trọng lại giảm. Năm 1998, 1999, FDI đổ vào các nư ớc này chi ếm 22,5% tổng FDI toàn thế giới nhưng năm 2002 l ại giảm xuống chỉ còn 20%, tương đương với 200 tỷ USD. Ngay trong các quốc gia đang phát triển sự phân bố cũng không đồng đều: 2/3 FDI tập t rung vào 10 nư ớc có trình độ phát triển kinh tế t ương đối cao của Châu á và Châu Mĩ La Tinh, 1/3 còn lại được san sẻ cho hơn 100 quốc gia.  Dòng vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là FDI chịu sự chi phối và kiểm soát chủ yếu bởi các công ty xuyên quốc gia (TNCs) của các nước phát triển. TNCs trở thành chủ đầu tư trực tiếp kiểm soát trên 90% tổng FDI trên toàn thế giới hiện nay. Chỉ 100 TNCs l ớn nhất thế giới (tất cả đều thuộc Mỹ, EU và Nhật Bản) đã chiếm tới 1/3 FDI toàn cầu và t ổng t ài sản ở nước ngoài của chúng lên tới 1.400 tỷ USD. Hiện nay, các TNCs vẫn tiếp tục vươn dài ra các khu vực khác nhau trên thế giới với qui mô FDI ngày càng lớn. Bên cạnh việc giữ các khu vực truyền thống như Châu Âu, Bắc Mỹ, các TNCs đều đẩy mạnh đầu tư vào khu vực Châu Á. Giang Tiến Chinh – A9K38 14
  15. Một số vấn đề cơ bản về đầu tư nước ngoài Châu Á c ũng l à địa bàn ưu tiên đầu tư hàng đầu của Nhật, thứ 2 của Mỹ và hàng thứ 3 của Châu Âu (sau Bắc Mỹ và Châu Âu) dưới hình thức chủ yếu là mua lại và sáp nhập. Năm 2002, làn sóng sáp nhập tăng hơn 50% so với năm 2000.  Tính linh hoạt trong dòng chảy đầu tư nước ngoài ngày càng cao . Chi phí vận tải và truyền thông giảm trong những năm gần đây cũng như nới lỏng các hàng rào mậu dịch và đầu tư giữa các nước trên thế giới có tác động như ''chất bôi trơn'' đ ẩy nhanh sự vận động của d òng đầu tư quốc tế. Đầu tư quốc tế có xu hướng vận động tới những thị trường an to àn và đem lại nhiều lợi nhuận. Vào những năm 60, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của khu vực Châu Mỹ La Tinh đ ã hấp dẫn được dòng FDI, những năm 70, 80 là Đông Nam Á. Tuy nhiên, sau cơn bão tài chính - tiền tệ Châu Á, dòng FDI lại đổ vào các nước Mỹ La Tinh và vùng vịnh Caribe. Dòng vốn này hiện nay tập trung vào những ngành nghề có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, tiêu tốn ít năng lượng và nguyên liệu, sử dụng ít nhân công nhưng lại có giá trị gia tăng lớn, tỷ suất lợi nhuận lớn, trong đó chủ yếu là vào hai ngành công nghiệp và dịch vụ 2. Tác động của đầu tư nước ngoài tới nền kinh tế thế giới. 2.1. Với các n ước tiếp nhận đầu tư Chuyển giao vốn - Tại nhiều nước đang phát triển, vốn FDI chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế. Với các nước công nghiệp phát triển, ĐTNN vẫn là nguồn bổ sung vốn quan trọng và có ý nghĩa to lớn. Bằng chứng là các yếu tố này đ ã thu hút tới hơn 60% vốn FDI trong thập kỷ 20. Tuy nhiên việc thu hút vốn ĐTNN này không phải do thiếu vốn, hay do trình độ kỹ thuật thấp kém, mà nhàm mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Trên thực tế các nước phát triển là những nước tích cực nhất cả trong việc đầu tư và thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, ĐTNN khuyến khích tăng nguồn tiết kiệm của các nước tiếp nhận đầu tư khi có thể tạo thêm việc làm trong nước và tạo ra nguồn thu nhập. FDI còn đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nước tiếp nhận, và cũng có thể làm giảm thâm hụt cán cân vãng lai khi các công ty nước ngoài thu được những khoản xuất khẩu ròng. Vậy nên thực sụ ĐTNN có vai trò quan trọng trong việc chuyển giao vốn cho phát triển kinh tế. Chuyển giao công nghệ - Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu tư không chỉ chuyển vào nước đó vốn bằng tiền mà còn cả vốn bằng hiện vật như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu...(hay Giang Tiến Chinh – A9K38 15
  16. Một số vấn đề cơ bản về đầu tư nước ngoài còn gọi là công nghệ cứng), và vốn vô hình như chuyên gia kỹ thuật, công nghệ, tri thức khoa học, bí quyết công nghệ....(hay còn gọi là công nghệ mềm). Chuyển giao công nghệ thông qua ĐTNN cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các nước phát triển vì mặc d ù trình đ ộ sản xuất ở đây có hiện đại nhưng không thể nào toàn diện được. ĐTNN đ ã khiến cho các nước này hoàn thiện mình và liên kết hỗ trợ nhau cùng phát triển. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - Tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước NICs với tốc độ tăng trưởng luôn ở mức trên dưới 10%/năm trong thập k ỷ 90, đã chứng minh rằng quốc gia nào thực hiện chiến lược kinh tế mở cửa với b ên ngoài, biết tranh thủ và phát huy tác d ụng của các nhân tố b ên ngoài, biến nó thành chỗ dựa để khai thác những tiềm năng to lớn trong nước thì quốc gia đó tạo ra đ ược tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ là đòi hỏi của bản thân sự phát triển nội tại của nền kinh tế mà nó còn là đòi hỏi của xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Bên cạnh việc làm xuất hiện nhiều lĩnh vực ngành nghề mới, ĐTNN còn góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động ở các ngành này và làm tăng tỷ phần của nó trong nền kinh tế. Tạo ra công ăn việc làm, do đó giảm các tệ nạn xã hội - Về mặt xã hội, việc thu hút một số lượng đáng kể người lao động ở nước nhận đầu tư vào làm việc ở các doanh nghiệp có vốn đầu t ư nước ngo ài không chỉ góp phần cải thiện đời sống người dân mà còn giúp giảm bớt nạn thất nghiệp, vốn là tình trạng nan giải của nhiều quốc gia. Điều này cũng có thể làm giảm bớt các tệ nạn xã hội. Ngoài ra, thông qua quá trình làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tiếp xúc với công nghệ kỹ thuật hiện đại, môi trường làm việc chuyên nghiệp, trình độ của người lao động cũng sẽ từng bước đ ược nâng lên. Với các n ước đi đầu tư 2.2. Có thể nói đầu tư cũng là một hình thức mở rộng thị trường cho một quốc gia hay một tập đo àn kinh tế. Việc mở rộng này có ý nghĩa nhiều mặt với nước đi đầu tư. Điều này được thể hiện rõ qua các góc độ sau: Giang Tiến Chinh – A9K38 16
  17. Một số vấn đề cơ bản về đầu tư nước ngoài Đứng trên góc độ vĩ mô: - Hoạt động ĐTNN làm cho sự lưu thông kinh tế giữa các nước trở nên dễ dàng hơn, uy tín của nước đi đầu tư cũng được nâng cao trên thị trường quốc tế. ĐTNN giúp cho các nước chủ động trong việc tiêu thụ hàng hoá, đ ặc biệt là những mặt hàng đã cũ, lạc hậu hoặc nhu cầu trong nước đ ã giảm. Bên cạnh đó, hoạt động ĐTNN, đặc biệt là đầu tư trực tiếp sẽ đem về nước những khoản lợi nhuận, hàng hoá, nguồn nguyên liệu các nước này không có ho ặc đ ã cạn kiệt... Đứng trên góc độ vi mô: Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Khi thị trường trong nước đ ã trở nên nhỏ bé và thừa thãi thì bắt buộc họ phải đầu tư ra nước ngoài để mở rộng thị trường tiêu thụ, kéo dài vòng đời sản phẩm để thu lợi nhu ận, đồng thời với việc tìm nguồn hàng, ngu ồn tài nguyên nước mình khan hiếm. 3. Tác động của đầu tư nước ngoài tới kinh tế Việt Nam 3.1. Th ực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Tính đ ến tháng 8 năm 2003, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên địa b àn cả nước có hơn 4000 d ự án đầu tư nước ngo ài với tổng số vốn đăng ký hơn 42,2 tỷ USD đ ược cấp giấy phép hoạt động. Trong những năm qua, ĐTNN là nguồn lực quan trọng bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển của Việt Nam. Từ năm 1995 đến nay, nguồn vốn này chiếm gần 30% tổng vốn đ ầu tư toàn xã hội. Tỷ lệ đóng góp của khu vực có vốn FDI trong GDP tăng dần qua các năm, đạt 9,3% trong năm 2002 và hiện chiếm 8% tổng thu nhập GDP trong của cả nước, chiếm 29,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, và 37% tổng giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2003. Tuy nhiên hiện nay, trong bối cảnh dòng ĐTNN trên thế giới liên tục giảm, nhất là dòng đầu tư vào các nước đang phát triển, ĐTNN vào Việt Nam cũng có phần bị ảnh hưởng. Riêng năm 2002, con số dự án được cấp Giấy phép là 7 45 dự án với tổng số vốn đăng ký là 1,49 tỷ USD. So với năm 2001, ĐTNN năm 2002 gia tăng đáng kể về số dự án (tăng 42%) nhưng giảm vốn đăng ký cấp mới (giảm 41%), vì thực tế không có dự án nào quy mô trên 50 triệu USD đ ược cấp phép. Nếu xét theo lĩnh vực đầu tư thì trong năm 2002 ngành công nghiệp nặng và xây d ựng chiếm tới 81,4% về số dự án, và 80,5% tổng vốn đăng ký. Nếu xét theo địa phương, thì cũng như các năm trước, phần lớn các dự án và vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào các vùng kinh tế Giang Tiến Chinh – A9K38 17
  18. Một số vấn đề cơ bản về đầu tư nước ngoài phía Nam. ở b a đ ịa phương dẫn đầu là Bình Dương, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm tới 63,2% tổng số dự án và 54% tổng vốn đăng ký cấp phép của cả nước. Cơ cấu đầu tư nước ngoài theo đối tác trong năm 2002 vẫn thể hiện vai trò quan trọng của các nền kinh tế Đông Bắc Á ( Đài Loan, Hàn Qu ốc, Hồng Kông và Nhật Bản) với 60,6% tổng số dự án và 55% tổng vốn đăng ký, và đánh d ấu việc gia tăng đầu tư của Mỹ cũng như cho thấy sự giảm sút đầu tư của Châu Âu và Asean. Bên cạnh việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, trong năm 2002, chúng ta cũng đ ã có 13 dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp phép, với số vốn đăng ký là 139,74 triệu USD, tăng đột biến so với các năm tr ước (năm 2001 có 13 dự án, 6 triệu USD vốn đăng ký). Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm 2002, hai dự án thăm dò và khai thác d ầu khí sang Iraq (100 triệu USD) và Angeri(21 triệu USD) được cấp phép đầu tư. Bên cạnh đó, dự án đầu tư vào lĩnh vực xây dựng tại Liên bang Nga, với số vốn đăng ký 11,9 triệu USD cũng góp phần làm tăng lượng đầu tư ra nước ngoài. Các dự án đầu tư ra nước ngoài năm 2002 tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, và d ầu khí, với 9 dự án, 136,6 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 72,7% tổng số dự án và 98,5% tổng vốn đăng ký. Số dự án còn lại đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp, văn phòng cho thuê và dịch vụ. Đầu tư ra nước ngoài tuy là một hoạt động mới mẻ nhưng đầy triển vọng của Việt Nam, phù hợp với xu hướng vận động phát triển cuả nền kinh tế thế giới và khu vực. 2.2 Tác động của đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong suốt gần 15 năm qua, ĐTNN đã không ngừng đóng góp vào những thành công của công cuộc đổi mới đất nước. Tựu trung lại, ĐTNN có những tác động tích cực chủ yếu như sau: Bảng 1.1: Đóng góp của FDI vào nền kinh tế Việt Nam Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Doanh thu (Triệu USD) 2743 3815 3910 4600 6167 7400 8570 Xu ất khẩu (Triệu USD) 788 1790 1982 2547 3300 3560 3820 Tỷ trọng GDP (%) 7,39 9,07 10,03 12,24 13,25 13,5 13,7 Giang Tiến Chinh – A9K38 18
  19. Một số vấn đề cơ bản về đầu tư nước ngoài Tốc độ tăng công nghiệp (%) 21,7 23,2 24,4 20,0 23,1 12,1 19,5 Tỷ trọng trong công nghiệp 26,7 28,9 32,0 34,7 36,0 35,4 37,3 (%) Nộp ngân sách 263 315 317 271 260 - 310 (Triệu USD) Lao động trực tiếp 220 250 270 296 327 380 417 (ngìn người) Nguồn: Thống kê của Bộ Kế hoạch và đầu tư 3/2003 ĐTNN tạo nguồn vốn quan trọng hỗ trợ phát triển kinh tế - Trong thời gian qua, b ình quân mỗi năm chúng ta thu hút được hơn 3 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, chiếm khoảng 26% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Vốn FDI thực hiện bình quân thời kỳ 1991 - 2001 đ ạt 1.925,9 triệu USD/năm. Đối với một nền kinh tế đang phát triển như nước ta hiện nay còn thiếu vốn nghiêm trọng để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước tiến lên hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, nhất là thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu tạo ra ngu ồn ngoại tệ chủ yếu cho nước nhà thì đ ây có thể nói là một lượng vốn đầu tư đáng kể, góp phần chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu từ chỗ chỉ xuất khẩu những hàng sử dụng nhiều lao động sang sử dụng nhiều vốn. ĐTNN giúp đổi mới và tiếp cận công nghệ h iện đại - Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngo ài tại Việt Nam ban hành (năm 1987), quá trình chuyển giao và đổi mới công nghệ ở nước ta diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Hoạt động chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI ngày càng tăng. Trong giai đo ạn 1996-2002, cứ 10 dự án đầu tư thì có 1 dự án chuyển giao công nghệ; hiện nay tỷ lệ này là 4/1. Do đó, khoảng cách lạc hậu về công nghệ của nư ớc ta so với các nước phát triển giảm từ 50 - 100 năm xuống còn 30 - 50 năm. Cũng chính thông qua các doang nghiệp FDI mà nhiều kỹ thuật và công nghệ tiến bộ được đưa vào các ngành phục vụ hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu như khai thác dầu khí, công nghiệp hoá chất, sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm có chất lượng cao... Các công nghệ này tuy không phải hiện đại nhất mà chỉ thu ộc loại trung bình của thế giới nhưng đa phần là đồng bộ và có trình độ cơ khí hoá cao hơn các thiết bị tiên tiến đ ã có sẵn trong nước. Một số công nghệ chuyển giao vào lĩnh vực dầu khí, viễn thông, điện tử tin học, lắp ráp ô tô, Giang Tiến Chinh – A9K38 19
  20. Một số vấn đề cơ bản về đầu tư nước ngoài xe máy... thuộc loại hiện đại của thế giới. Ví dụ, công nghệ khai thác dầu khí ngoài khơi lắp đặt tổng đài, kỹ thuật số, rô bốt, dây truyền tự động. ĐTNN góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - - hiện đại hoá đất nư ớc Trong giai đo ạn 1996-2001, vốn đầu tư nước ngo ài đã tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất vật chất với cơ cấu hợp lý hơn, hướng vào xuất khẩu và xây d ựng kết cấu hạ tầng. Nếu thời kỳ 1991-1995 đ ầu tư nước ngoài trong công nghiệp và xây dựng chiếm 56% vốn thực hiện thì tới giai đoạn này con số đ ã lên tới 73%. Hiện tại, đầu tư nước ngo ài tạo ra xấp xỉ 35% giá trị sản lượng công nghiệp với tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm, góp phần đ ưa tốc độ tăng trưởng công nghiệp của cả nước đạt 11-13% mỗi năm, tạo nên nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, làm tăng đáng kể năng lực công nghiệp của Việt Nam. Thông qua đầu tư nước ngo ài, một hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất đ ã được hình thành, góp phần phân bổ công nghiệp hợp lý, nâng cao hiệu quả đầu tư. Và chúng ta tin tưởng rằng đất nước sẽ ho àn thành mục tiêu trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. ĐTNN tham gia phát triển nguồn nhân lực cho đất n ước - Với điều kiện làm việc tốt hơn, có đầy đủ thiết bị máy móc và các điều kiện vật chất khác, sử dụng các loại công nghệ kỹ thuật hiện đại và áp d ụng các phương thức quản lý tiên tiến nên lao động trong khu vực ĐTNN có năng suất cao hơn trong khu vực nội địa. K ết quả khảo sát của Viện Khoa học Lao động cho thấy mức thu nhập trung bình của công nhân làm việc trong các doanh nghiệp FDI vào khoảng 70 - 100 USD/tháng và của cán bộ quản lý là 200 - 300 USD/tháng. Theo kết quả khảo sát điều tra liên b ộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Bộ Lao động, Thương binh và X ã hội thì khoảng 49% doanh nghiệp FDI có quỹ đào tạo. Trong những năm qua, có nhiều kỹ thuật viên và nhà quản lý giỏi được đào tạo ra từ các dự án FDI. Có thể nói là chủ đầu tư nước ngoài rất chú trọng tới việc đ ào tạo cán bộ một cách có hệ thống. - ĐTNN nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam Giang Tiến Chinh – A9K38 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2