intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Dược sĩ Chuyên khoa cấp I: Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật lấy thai tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang

Chia sẻ: Chuheo Dethuong25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

44
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là khảo sát đặc điểm các trường hợp bệnh nhân phẫu thuật lấy thai có sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật lấy thai tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. Mô tả thực trạng sử dụng kháng sinh trên người bệnh trong mẫu nghiên cứu. Từ đó đưa ra những đề xuất nhằm hạn chế những vấn đề còn tồn tại của việc sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật lấy thai, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị tại bệnh viện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Dược sĩ Chuyên khoa cấp I: Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật lấy thai tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang

  1. BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI ---------------- VƯƠNG THỊ VIỆT HỒNG KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG PHẪU THUẬT LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC GIANG LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI – 2013
  2. BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI ---------------- VƯƠNG THỊ VIỆT HỒNG KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG PHẪU THUẬT LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI BẮC GIANG LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I Chuyên ngành Dược lâm sàng Mã số: CK 62.73.05.05 Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Liên Hương Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội Thời gian thực hiện: 8/2011 - 12/2011 HÀ NỘI - 2013
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến cô TS Nguyễn Thị Liên Hương - Trưởng bộ môn Dược Lâm Sàng, Trường đại học Dược Hà Nội. Là người thầy đã tận tình hướng dẫn, quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn: - Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, bộ môn Dược Lâm Sàng và các thầy cô Trường đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong suốt những năm tháng học tập và thực hiện luận văn. - Ban giám đốc, cán bộ, và nhân viên các khoa phòng: phòng Kế hoạch tổng hợp, khoa Dược, phòng Mổ, khoa Đẻ, khoa Sản I, khoa Xét nghiệm của Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn những người thân trong gia đình tôi cùng toàn thể bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2011 Vương Thị Việt Hồng
  4. CÁC BẢNG BIỂU TRONG ĐỀ TÀI STT Bảng Tên bảng Trang Một số ví dụ về lựa chọn kháng sinh dự 1 Bảng 1.1 6 phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật. 2 Bảng 3.1 Phân nhóm bệnh nhân theo nhóm tuổi 24 Phân nhóm theo số lần sinh con trong mẫu 3 Bảng 3.2 24 nghiên cứu 4 Bảng 3.3 Phân nhóm bệnh nhân theo tuổi thai 25 5 Bảng 3.4 Các chỉ định phẫu thuật lấy thai 25 Phân nhóm theo thời gian vỡ ối và chuyển dạ 6 Bảng 3.5 26 tới lúc phẫu thuật Phân nhóm bệnh nhân trước PT theo mức độ 7 Bảng 3.6 28 nhiễm khuẩn 8 Bảng 3.7 Độ dài cuộc phẫu thuật trong nghiên cứu 28 Thời gian điều trị sau phẫu thuật của bệnh 9 Bảng 3.8 29 nhân 10 Bảng 3.9 Lựa chọn KS sử dụng trước phẫu thuật 30 11 Bảng 3.10 Thời gian điều trị KS trước phẫu thuật 30 12 Bảng 3.11 Lựa chọn KS sử dụng trong phẫu thuật 31 Thời điểm sử dụng kháng sinh trong phẫu 13 Bảng 3.12 33 thuật 14 Bảng 3.13 Lựa chọn kháng sinh sử dụng sau phẫu thuật 34 Tỷ lệ đổi phác đồ kháng sinh điều trị sau phẫu 15 Bảng 3.14 34 thuật Các kiểu đổi phác đồ kháng sinh điều trị sau 16 Bảng 3.15 36 phẫu thuật
  5. 17 Bảng 3.16 Thời gian sử dụng kháng sinh sau phẫu thuật 37 Theo dõi nhiệt độ của các bệnh nhân sau phẫu 18 Bảng 3.17 38 thuật 19 Bảng 3.18 Tình trạng vết mổ sau phẫu thuật 39 Tỉ lệ nhiễm khuẩn sau PT ở nhóm BN không 20 Bảng 3.19 40 có NK trước PT Tỉ lệ nhiễm khuẩn sau PT ở nhóm BN có 21 Bảng 3.20 41 nguy cơ NK và NK trước PT Tác dụng không mong muốn và các tai biến 22 Bảng 3.21 41 khi sử dụng kháng sinh
  6. CÁC BIỂU ĐỒ TRONG ĐỀ TÀI STT Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 1 Biểu đồ 3.1 Biểu diễn các chỉ định phẫu thuật lấy thai 26 Biểu diễn thời gian chuyển dạ và thời gian 2 Biểu đồ 3.2 27 vỡ ối của bệnh nhân Biểu diễn sự lựa chọn kháng sinh sử dụng 3 Biểu đồ 3.3 32 trong phẫu thuật Biểu đồ tỷ lệ đổi phác đồ kháng sinh điều 4 Biểu đồ 3.4 35 trị sau phẫu thuật
  7. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn hậu phẫu là một vấn đề lớn cần được quan tâm trong phẫu thuật nói chung và phẫu thuật lấy thai nói riêng. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc nghiên cứu và sản xuất kháng sinh đã có những tiến bộ vượt bậc cung cấp ngày càng nhiều loại kháng sinh có tác dụng đặc trị hoặc phổ rộng tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn.Việc cải tiến các qui trình vô khuẩn và phương pháp khống chế nhiễm khuẩn được tuân thủ nghiêm ngặt ở các trung tâm phẫu thuật, đã làm giảm đáng kể các hình thái nhiễm khuẩn sau mổ, cải thiện nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân sau phẫu thuật. Kháng sinh là một trong những loại thuốc hay dùng và bị lạm dụng nhiều nhất. Hậu quả không thể tránh khỏi của việc lạm dụng này là sự lan tràn vi khuẩn kháng thuốc, vì vậy càng ngày con người lại càng cần phải có nhiều loại kháng sinh mới hơn, thế nhưng việc tìm ra các loại thuốc kháng sinh mới lại không dễ dàng và chi phí tốn kém. Chính vì thế, dùng kháng sinh một cách hợp lý được xem như là một giải pháp tốt nhất để kiểm soát đề kháng và kéo dài tuổi thọ của thuốc. Tuy nhiên, sự nhận thức có giới hạn về cách sử dụng kháng sinh đã không phát huy hết tác dụng của kháng sinh trong việc đề phòng nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật. Đồng thời nó còn dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh làm hạn chế tác dụng của kháng sinh trong điều trị. Tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn tăng nhanh có liên quan đến việc lạm dụng kháng sinh ở qui mô rộng lớn, sử dụng không đúng chỉ dẫn, tùy tiện, do vi khuẩn tự bảo vệ... đã khiến cho việc điều trị ngày càng trở nên khó khăn hơn cho thầy thuốc, tốn kém hơn cho xã hội và bản thân người bệnh cũng gặp phải những tác dụng không mong muốn hơn. Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang là bệnh viện đầu ngành sản phụ khoa và nhi khoa của tỉnh Bắc Giang với qui mô 350 giường bệnh, tỉ lệ khám và điều 1
  8. trị so với chỉ tiêu thường vượt từ 80 - 90%. Hàng năm tỉ lệ phẫu thuật lấy thai thường vượt trên 75%. Điều này làm kéo theo sự tăng chi phí sử dụng thuốc trong đó chi phí sử dụng kháng sinh chiếm 62 - 65 %. Phấn đấu làm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác nâng cao chất lượng điều trị. Hội đồng khoa học bệnh viện đang từng bước xây dựng các phác đồ sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật lấy thai để đưa vào phác đồ điều trị chuẩn của Bệnh viện, nhằm giải quyết vấn đề sử dụng kháng sinh theo phương châm “hợp lý, an toàn, hiệu quả, kinh tế”. Vì vậy để góp phần tìm hiểu đánh giá thực trạng sử dụng kháng sinh trong và sau phẫu thuật lấy thai, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật lấy thai tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang’’ Với mục tiêu: 1. Khảo sát đặc điểm các trường hợp bệnh nhân phẫu thuật lấy thai có sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật lấy thai tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. 2. Mô tả thực trạng sử dụng kháng sinh trên người bệnh trong mẫu nghiên cứu. Từ đó đưa ra những đề xuất nhằm hạn chế những vấn đề còn tồn tại của việc sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật lấy thai, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị tại bệnh viện. 2
  9. Chương I TỔNG QUAN 1.1 Phân loại phẫu thuật 1.1.1 Phân loại phẫu thuật theo Altemeier Dựa trên các nguy cơ có thể gây nhiễm khuẩn trong và sau phẫu thuật, năm 1955 Altemeier đã phân thành 04 loại phẫu thuật: [21], [22], [30] - Loại I: phẫu thuật sạch Bao gồm những phẫu thuật da còn nguyên vẹn, không viêm, không sang chấn, không liên quan đến miệng hầu, ống tiêu hóa, hệ hô hấp hệ tiết niệu, sinh dục, không có lỗi về vô khuẩn, khâu vết mổ ngay và không dẫn lưu, điều kiện vô khuẩn tốt. Tỉ lệ nhiễm khuẩn thông thường loại phẫu thuật này
  10. cho việc lựa chọn phác đồ điều trị hợp lý và có thể tiên lượng được kết quả trên lâm sàng. 1.1.2 Các phẫu thuật lấy thai Phẫu thuật lấy thai: là những phẫu thuật phải can thiệp khi thai không đẻ được theo đường âm đạo hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của người mẹ hay thai nhi. [21] Các phẫu thuật lấy thai phần lớn thuộc phẫu thuật loại II (phẫu thuật sạch - nhiễm) và phẫu thuật loại IV (phẫu thuật bẩn). Phẫu thuật loại II (phẫu thuật sạch - nhiễm): bao gồm các chỉ định phẫu thuật lấy thai chưa vỡ ối (ngôi ngược, ngôi ngang, rau tiền đạo…), ối vỡ < 6 giờ, vết mổ đẻ cũ và mẹ không có dấu hiệu viêm nhiễm các cơ quan khác. Phẫu thuật loại IV (phẫu thuật bẩn): bao gồm các chỉ định phẫu thuật lấy thai ối đã vỡ > 6 giờ, ối bẩn phân su, các trường hợp phẫu thuật lấy thai khác có nguy cơ nhiễm khuẩn, mẹ có dấu hiệu viêm nhiễm các cơ quan khác… - Các chỉ định phẫu thuật lấy thai bao gồm: + Bất cân xứng giữa thai nhi và khung chậu mẹ + Đẻ chỉ huy tĩnh mạch thất bại, thai suy + Ngôi thai bất thường, thai to + Mỗ cũ, nghiệm pháp lọt thất bại + Các chỉ định khác: do bất thường của đường sinh dục, do phần phụ của thai... 1.1.3 Sinh bệnh học của nhiễm khuẩn vết mổ và cơ sở của phương pháp kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật Theo Miles và Bruke: tổ chức vô khuẩn của cơ thể sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn bởi các vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào theo đường mổ tại thời điểm phẫu thuật. Lúc này hệ thống bảo vệ của cơ thể (dịch thể và tế bào) do chưa được chuẩn bị trước nên không phản ứng tức thời để chống lại sự xâm nhập này, trong khi đó tổ chức bị tổn thương là môi trường rất thuận lợi cho 4
  11. sự phát triển của vi khuẩn, và khi các yếu tố nhiễm khuẩn lấn át được hệ thống bảo vệ của cơ thể thì nhiễm khuẩn vết mổ tất yếu xảy ra. Mặt khác khi đóng vết mổ, vi khuẩn cư trú tại chỗ do sự đông máu cục bộ trong lòng mạch và cơ chế viêm sớm, nhờ vậy vi khuẩn tránh được sự tấn công của hệ miễn dịch và các tác nhân kháng khuẩn, chính điều này làm giảm hiệu lực của kháng sinh điều trị sau phẫu thuật và để đạt được hiệu quả cần phải có một lượng kháng sinh đủ lớn cùng thời gian điều trị kéo dài hơn. Nhận thức được rằng giai đoạn thực hiện phẫu thuật chính là giai đoạn dễ nhiễm khuẩn nhất và để hạn chế nhiễm khuẩn sau phẫu thuật thì phải đưa kháng sinh vào cơ thể trước phẫu thuật ở thời điểm thích hợp chứ không phải khi đã bắt đầu phẫu thuật và kéo dài nhiều ngày sau đó. Do vậy, năm 1967 Miles và Kruke đã nghiên cứu và đưa ra phương pháp sử dụng “kháng sinh dự phòng” bằng cách đưa kháng sinh vào thời điểm thích hợp trước phẫu thuật để kháng sinh có đủ thời gian thẩm thấu tới tổ chức với nồng độ có hiệu lực kháng khuẩn trong suốt thời gian phẫu thuật, bảo vệ vết mổ khỏi bị nhiễm khuẩn trong thời gian cơ thể chưa kịp đáp ứng có hiệu quả. Phương pháp này đã góp phần làm giảm chi phí và nâng cao chất lượng điều trị. Tuy nhiên ngoài yếu tố “kháng sinh dự phòng” cần đảm bảo các biện pháp đồng bộ khác như tăng cường vệ sinh vô khuẩn: vệ sinh môi trường, nguồn nước cho phòng phẫu thuật, vô trùng dụng cụ phẫu thuật, phòng mổ, phẫu thuật viên, vệ sinh hậu phẫu... thì mới giảm tới mức tối thiểu tỉ lệ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật. [16], [20], [32], [34] 1.1.4 Các nguyên tắc chung lựa chọn kháng sinh dự phòng nhiễm khuẫn sau phẫu thuật Lựa chọn kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật phụ thuộc các yếu tố sau: [2], [20], [45] - Phổ kháng khuẩn của thuốc 5
  12. Thường chọn các loại kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng, nhạy cảm đối với các vi khuẩn gây bệnh hay gặp nhất trong loại phẫu thuật đó. Tùy loại phẫu thuật và vi khuẩn gây bệnh để lựa chọn kháng sinh có phổ kháng khuẩn có hiệu quả nhất. Bảng 1.1 Một số ví dụ về lựa chọn kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật [27] Loại phẫu thuật Vi khuẩn hay gặp Kháng sinh có thể chọn S.aureus, S.epidermidis, kị C1G hoặc C2G hoặc C3G Tim mạch khí ở miệng, E.coli và các (1g/lần, cách 6-8 giờ/lần, vi khuẩn Gram (-) trong 48 giờ) C1G, C2G, C3G liều duy S.aureus, S.epidermidis, Kị nhất 1g hoặc Gentamicin Tai mũi họng khí ở miệng, E.coli và các 1,5mg/kg và Clindamycin vi khuẩn Gram (-) 600mg. S.aureus, E.coli và các vi C1G hoặc C2G (1g/lần, 1- Túi mật khuẩn Gram (-) 2 liều cách nhau 6 - 8 giờ). S.aureus, kị khí ở miệng, C1G hoặc C2G (1g/lần, Dạ dày- tá tràng E.coli và các vi khuẩn Gram cách nhau 6 - 8 giờ/lần, (-) trong 48 giờ) E.coli và các vi khuẩn Gram C1G hoặc C2G (1g/lần) Đại tràng - trực (-), Kị khí, đặc biệt là kết hợp Metronidazol tràng B.fragilis 0,5g/lần/24 giờ E.coli và các vi khuẩn Gram Metronidazol 0,5g hoặc Ruột thừa (-), Kị khí, đặc biệt là Ureidopenicillin 4 - 5g B.fragilis (liều duy nhất) E.coli và các vi khuẩn Gram C1G hoặc C2G hoặc C3G (-), tụ cầu vàng, liên cầu hoặc/và Metronidazol 0,5g Sản - phụ khoa khuẩn. Kị khí đặc biệt là liều duy nhất. B.fragilis - Dược động học: 6
  13. Thuốc có khả năng khuyếch tán tốt tới tổ chức mong muốn, có khả năng dung nạp tốt và có thời gian bán thải không quá ngắn để giảm số lần đưa thuốc. - Thời điểm đưa thuốc và đường đưa thuốc: Theo Martin và cộng sự: thời điểm đưa thuốc vào cơ thể ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật. + Chọn đường đưa thuốc vào cơ thể theo nguyên tắc chung là phải đảm bảo kháng sinh nồng độ cao nhất khi rạch dao, khi đó hiệu quả kháng khuẩn sẽ phát huy tối đa vào đúng thời điểm khả năng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể là cao nhất, kịp thời ngăn chặn không cho vi khuẩn đến được tổ chức xa vết mổ. Nếu đưa thuốc vào cơ thể bằng đường tiêm tĩnh mạch lúc tiền mê thì tỉ lệ nhiễm khuẩn thấp nhất, nếu đưa thuốc kháng sinh trước phẫu thuật 02 giờ hay sau phẫu thuật 03 giờ thì hiệu quả dự phòng nhiễm khuẩn không còn nữa, vì vậy đưa kháng sinh trước phẫu thuật là bắt buộc. Phải đưa kháng sinh trước lúc rạch dao và không sớm hơn 02 giờ trước phẫu thuật (thông thường trong vòng 30 - 60 phút đối với kháng sinh TB hoặc TM). Trong phẫu thuật lấy thai thì thời điểm đưa thuốc lần đầu là ngay sau khi kẹp dây rau. + Tùy theo đặc điểm từng loại phẫu thuật ta có thể đưa thuốc theo đường tiêm, đường uống hoặc đặt trực tràng nhưng tiêm TM là vẫn được khuyến khích hơn cả do nhanh đạt đến nồng độ tối đa và sử dụng thuận lợi trong phẫu thuật. - Thời gian điều trị Chỉ sử dụng kháng sinh đến khi hết nguy cơ thâm nhập của vi khuẩn, không kéo dài quá 24 giờ sau phẫu thuật. Số lần dùng thuốc phụ thuộc vào loại phẫu thuật, thời gian phẫu thuật, thời gian bán thải của kháng sinh, vì liều đầu tiên dùng khi tiền mê nên sau phẫu thuật chỉ cần từ dùng 1 đến 2 liều là đủ. Thời gian điều trị còn phụ thuộc vào thực trạng của vùng phẫu thuật, tình trạng bệnh nhân, tay nghề của phẫu thuật viên, điều kiện vệ sinh vô khuẩn phục vụ cho phẫu thuật, chăm sóc hậu phẫu... 7
  14. - Tính kinh tế Chọn thuốc đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trên có giá thành thấp nhất. 1.1.5 Tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang Trong tình hình thực tế tại bệnh viện còn khó khăn, chưa có đủ điều kiện để thành lập khoa vi sinh, do vậy chưa làm được kháng sinh đồ, việc cấy khuẩn phòng mổ cũng chưa được thực hiện thường xuyên mà chỉ cấy khuẩn định kỳ 6 tháng một lần. Mặt khác việc theo dõi sau hậu phẫu chưa được sát sao do thiếu nhân lực và số lượng bệnh nhân đông...nên việc sử dụng kháng sinh dự phòng sau phẫu thuật nói chung và phẫu thuật lấy thai nói riêng đang là một vấn đề đặt ra đối với bệnh viện. Hiện nay bệnh viện chưa có phác đồ chuẩn sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân sau phẫu thuật lấy thai, thường dùng theo kinh nghiệm của bác sỹ trên từng đối tượng bệnh nhân và nguồn cung ứng thuốc (đấu thầu tập trung theo thông tư 01/2012/TTLT-BYT-BTC), bệnh viện mua theo kết quả trúng thầu của Sở Y tế hàng năm), mặt khác còn phải cân đối với nguồn quĩ bảo hiểm để không bị vượt trần (thông tư 09/2009/TTLT- BYT - BTC ngày 14/8/2009 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính). Tổng chi phí tiền thuốc tại bệnh viện khoảng 13 tỉ đồng/năm, trong đó tiền kháng sinh sử dụng cho phẫu thuật lấy thai tương đối lớn, khoảng trên 3,5 tỉ đồng chiếm trên 30% tổng tiền thuốc. Việc sử dụng kháng sinh dự phòng sau phẫu thuật theo khuyến cáo chưa được thực hiện, dẫn đến bất cập trong việc dùng kháng sinh dài ngày như một đợt điều trị làm tăng chi phí sử dụng kháng sinh trong điều trị, gây bất lợi và tốn kém cho người bệnh. 8
  15. 1.2 Kháng sinh 1.2.1 Phân loại và cơ chế tác động của kháng sinh Kháng sinh được phân loại dựa trên cấu trúc hóa học và cơ chế tác động của chúng. Hiện nay kháng sinh được chia thành các nhóm sau: [31], [37] - Kháng sinh ức chế tổng hợp vách tế bào như các β - lactam, Fosfomycin, Vancomycin và Bacitracin. - Kháng sinh tác động trực tiếp lên màng tế bào vi khuẩn làm tăng tính thấm, gây thoát các chất nội bào như Polymyxin. - Kháng sinh gây rối loạn chức năng các đơn vị tiểu 30S và 50S của ribosom vi khuẩn, loại này thường có tính kìm khuẩn (các nhóm phenicol, cyclin, macrolid, lincosamid và aminoglycosid). - Kháng sinh ức chế quá trình tổng hợp acid nucleic của vi khuẩn như rifamycin (ức chế RNA Polymerase), quinolon. - Kháng sinh có tính kháng chuyển hóa như trimethoprim và sulfonamid ức chế các enzym chuyển hóa folat. Phân loại như trên là một trong những cách phổ biến và được công nhận nhiều nhất. 1.2.2 Một số thuốc kháng sinh sử dụng trong nghiên cứu [23] 1.2.2.1 Cefaclor Tên biệt dược: Doroclor Hãng sản xuất: Domesco - Đồng Tháp Dạng bào chế: viên bao phim 500mg Dược lý và cơ chế tác dụng: Cefaclor là một kháng sinh C2G bán tổng hợp, có tác dụng diệt vi khuẩn đang phát triển và phân chia bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Cefaclor có tác dụng in vitro đối với cầu khuẩn Gram (+) tương tự Cephalotin, nhưng có tác dụng mạnh hơn đối với các vi khuẩn Gram (-). Dược động học: Cefaclor được hấp thu tốt sau khi uống lúc đói. 9
  16. Nửa đời của Cefaclor trong huyết tương từ 30 đến 60 phút. Khoảng 25% Cefaclor gắn kết với protein huyết tương, Cefaclor phân bố rộng khắp cơ thể, đi qua nhau thai và bài tiết trong sữa mẹ ở nồng độ thấp. Cefaclor thải trừ nhanh chóng qua thận. Chỉ định: Cefaclor được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp do các vi khuẩn nhạy cảm, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp, viêm họng, viêm amidan tái phát nhiều lần. Viêm phổi, viêm phế quản mạn trong đợt diễn biến. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới không biến chứng (viêm bàng quang). Nhiễm khuẩn da và phần mềm do Staphylococcus aureus nhạy cảm và Streptococcus pyogenes. Liều lượng và cách dùng: Cefaclor dùng theo đường uống, vào lúc đói. Người lớn: liều thường dùng 250mg, cứ 8 giờ một lần. Đối với các nhiễm khuẩn nặng hơn, dùng liều 500mg, ngày 3 lần. Liều giới hạn thường kê đơn cho người lớn: tối đa 4g/ngày. 1.2.2.2 Cefuroxim Biệt dược: Zyroxim Hãng sản xuất: Astral - Ấn Độ Dạng bào chế: lọ tiêm Cefuroxim sodium 750mg Dược lực và cơ chế tác dụng: Cefuroxim là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ II có tác động diệt khuẩn, đề kháng với hầu hết các β - lactamase và các vi khuẩn Gram (+), Gram (-). Cefuroxim đặc biệt rất bền với nhiều enzym β - lactamase của vi khuẩn Gram (-). Dược động học: 10
  17. Hấp thu nhanh sau khi tiêm bắp dạng muối natri, đạt nồng độ tối đa trong huyết tương sau 30 - 45 phút. Nếu tiêm TM với liều 750mg, nồng độ tối đa trong huyết tương đạt 73 microgam/ml sau 5 phút. Có khả năng khuyếch tán tốt đến mô, tổ chức. Thời gian bán huỷ sau khi TB hay TM khoảng 70 phút. Cefuroxim được thu hồi gần như hoàn toàn dưới dạng đổi trong nước tiểu trong vòng 24 giờ sau khi dùng. Phần lớn được đào thải trong 6 giờ đầu. Khoảng 50% được đào thải qua ống thận, còn lại qua sự lọc cầu thận. Tác dụng không mong muốn: Phản ứng dị ứng, rối loạn tiêu hoá. Biến đổi tạm thời một số thông số huyết học như test Combs (+), giảm bạch cầu đa nhân trung tính… Tác dụng lên gan, thận: có thể làm tăng thoáng qua men gan. Chỉ định: Cefuroxim được dùng để điều trị nhiễm khuẩn thể nhẹ đến vừa ở đường hô hấp dưới, viêm tai giữa và viêm xoang tái phát, viêm amiđan và viêm họng, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn xương và khớp, nhiễm khuẩn thể nặng niệu - sinh dục, nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Liều lượng và cách dùng: Nhiều nhiễm khuẩn đáp ứng với liều tiêm bắp hay TM 750mg, 03 lần một ngày. Dự phòng nhiễm khuẩn phẫu thuật: Liều thông thường là 1,5g tiêm TM trước khi phẫu thuật, sau đó tiếp tục tiêm TM hoặc tiêm bắp liều 750mg, cứ 8 giờ một lần cho tới thời gian 24 đến 48 giờ sau phẫu thuật. Với các phẩu thuật nguy cơ cao hơn có thể tăng gấp hai lần liều thường dùng. 11
  18. Nên giảm liều trên bệnh nhân suy thận. 1.2.2.3 Cefotaxim Tên biệt dược: Tarcefoksym Hãng sản xuất: Tarchomin - Ba Lan Dạng bào chế: lọ bột pha tiêm 1g Cefotaxim Dược lý và cơ chế tác dụng: Cefotaxim là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ III, có phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng lên vi khuẩn Gram (-) mạnh hơn, bền hơn đối với tác dụng thủy phân của phần lớn các β - lactamase, nhưng tác dụng lên các vi khuẩn Gram (+) lại yếu hơn các Cephalosporin thuộc thế hệ I. Dược động học: Thuốc hấp thu rất nhanh sau khi tiêm. Khoảng 40% thuốc được gắn vào protein huyết tương. Cefotaxim đi qua nhau thai và cả trong sữa mẹ, thuốc đào thải chủ yếu qua thận (trong vòng 24 giờ, khoảng 40 - 60% dạng không biến đổi được thấy trong nước tiểu). Chỉ định: Các bệnh nhiễm khuẩn nặng và nguy kịch do vi khuẩn nhạy cảm với Cefotaxim, bao gồm áp xe não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, viêm màng não (trừ viêm màng não do Listeria monocytogenes), viêm phổi, bệnh lậu, bệnh thương hàn, điều trị tập trung, nhiễm khuẩn nặng trong ổ bụng (phối hợp với Metronidazol) và dự phòng nhiễm khuẩn sau mổ tuyến tiền liệt kể cả mổ nội soi, mổ lấy thai. Tác dụng không mong muốn: Tiêu hóa: ỉa chảy, thay đổi vi khuẩn chí ở ruột. Tại chỗ: viêm tắc tĩnh mạch tại chỗ tiêm, đau và có phản ứng viêm ở chỗ tiêm bắp. Máu: giảm bạch cầu ưa eosin hoặc giảm bạch cầu nói chung toàn thân, sốc phản vệ, các phản ứng quá mẫn cảm. Gan: tăng Bilirubin và các enzym của gan trong huyết tương. 12
  19. Liều lượng và cách dùng: Dùng Cefotaxim theo đường tiêm bắp sâu hay tiêm hoặc truyền TM chậm. Liều thường dùng cho mỗi ngày từ 2 - 6g chia làm 2 hoặc 3 lần. Phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật: tiêm 1g trước khi làm phẫu thuật từ 30 đến 90 phút. Phẫu thuật lấy thai thì tiêm 1g vào tĩnh mạch cho người mẹ ngay sau khi kẹp cuống rau và sau đó 6 giờ và 12 giờ thì tiêm thêm hai liều nữa vào bắp thịt hoặc TM. 1.2.2.4 Ceftazidim Tên biệt dược: Biocetum Hãng sản xuất: Polpharma - Balan Dạng bào chế: lọ bột pha tiêm 1g Biocetum Dược lý và cơ chế tác dụng: Ceftazidim là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ III. Ceftazidim có tác dụng diệt khuẩn do ức chế các enzym tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Thuốc bền vững với hầu hết các β - lactamase của vi khuẩn trừ enzym của Bacteroides. Thuốc nhạy cảm với nhiều vi khuẩn Gram (-) đã kháng aminoglycosid và các vi khuẩn Gram (+) đã kháng Ampicilin và các Cephalosporin khác. Dược động học: Ceftazidim không hấp thu qua đường tiêu hóa, do vậy thường dùng dạng tiêm TM hoặc TB. Nửa đời của Ceftazidim trong huyết tương ở người bệnh có chức năng thận bình thường xấp xỉ 2,2 giờ, nhưng kéo dài hơn ở người bệnh suy thận hoặc trẻ sơ sinh. Ceftazidim không chuyển hóa, bài tiết qua lọc cầu thận, khoảng 80- 90% liều dùng bài tiết qua nước tiểu sau 24 giờ. Bài tiết qua mật dưới 1%, chỉ khoảng 10% thuốc gắn với protein huyết tương. Ceftazidim thấm vào các mô ở sâu và cả dịch màng bụng. Ceftazidim đi qua nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ. 13
  20. Chỉ định: Chỉ dùng Ceftazidim trong những nhiễm khuẩn rất nặng, điều trị bằng kháng sinh thông thường không đỡ để hạn chế hiện tượng kháng thuốc. Những trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn Gram (-) như: nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn trong bệnh nhày nhớt, nhiễm khuẩn xương và khớp, nhiễm khuẩn phụ khoa, nhiễm khuẩn trong ổ bụng, nhiễm khuẩn da và mô mềm bao gồm nhiễm khuẩn bỏng và vết thương. Tác dụng không mong muốn: Kích ứng tại chỗ, viêm tắc tĩnh mạch. Đau đầu, chóng mặt, sốt, phù quinck, phản ứng phản vệ. Máu: tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, tăng lympho bào, phản ứng Coombs dương tính. Thần kinh: loạn cảm, loạn vị giác. Ở người bệnh suy thận điều trị không đúng liều có thể co giật, bệnh não, run, kích thích thần kinh - cơ. Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy. Liều lượng và cách dùng: Ceftazidim dùng theo cách tiêm bắp sâu, tiêm TM chậm trong 3 - 5 phút, hoặc tiêm truyền TM. Người lớn: Trung bình 1g tiêm bắp sâu hoặc TM (tùy mức độ nặng của bệnh) cách nhau 8 - 12 giờ một lần. Nên giảm liều với bệnh nhân suy thận. 1.2.2.5 Cefoperazon + Sulbactam Biệt dược: Hwasul Hãng sản xuất: Hwail Pharm - Hàn Quốc Dạng bào chế: lọ bột pha tiêm Cefoperazon 500mg+ Sulbactam 500 mg 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1