intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Giải pháp thúc đẩy triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập (qua thực tiễn một số cơ sở đào tạo đại học công lập

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

103
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nền kinh tế nước ta cũng đã trải qua những chặng đường nguy nan và nhiều năm khủng hoảng. Giáo dục và đào tạo luôn gắn với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, có lúc thuận chiều và có lúc cũng không. Có giai đoạn kinh tế khó khăn, đất nước chiến tranh nhưng giáo dục và đào tạo vẫn phát triển cả về quy mô và chất lượng như thời kỳ 1960 - 1964 (trong hoàn cảnh hòa bình) và thời kỳ 1964 -...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Giải pháp thúc đẩy triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập (qua thực tiễn một số cơ sở đào tạo đại học công lập

  1. LUẬN VĂN: Giải pháp thúc đẩy triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập (qua thực tiễn một số cơ sở đào tạo đại học công lập
  2. Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nền kinh tế nước ta cũng đã trải qua những chặng đường nguy nan và nhiều năm khủng hoảng. Giáo dục và đào tạo luôn gắn với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, có lúc thuận chiều và có lúc cũng không. Có giai đoạn kinh tế khó khăn, đất nước chiến tranh nhưng giáo dục và đào tạo vẫn phát triển cả về quy mô và chất lượng như thời kỳ 1960 - 1964 (trong hoàn cảnh hòa bình) và thời kỳ 1964 - 1972 (trong điều kiện chiến tranh). Thời kỳ 1977 - 1985, nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, tài chính thâm hụt, nợ nước ngoài đến kỳ phải trả, lạm phát tăng nhanh, đỉnh cao là 774,4% vào đầu năm 1986. Giáo dục và Đào tạo theo đó cũng xuống dốc, một bộ phận giáo viên bỏ trường ra ngoài vì đời sống quá khó khăn. Công cuộc đổi mới năm 1986 của Đảng và Nhà nước đã đưa nước ta thoát ra khỏi khủng hoảng, kinh tế phát triển, giáo dục và đào tạo cũng phát triển theo dòng thác đổi mới. Trong quá trình đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, xuyên suốt các nghị quyết của Đảng, đặc biệt từ Đại hội VII đến nay, Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nền tảng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; giáo dục phải gắn với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; đa dạng hoá các hình thức đào tạo; xã hội hoá giáo dục và thực hiện công bằng trong giáo dục là những nguyên lý cơ bản về giáo dục trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Hiện nay, ở nước ta có nhiều loại hình trường khác nhau, trong đó loại hình trường công lập luôn giữ vai trò nòng cốt. Cùng với quá trình cải cách nền hành chính nhà nước trong giai đoạn mới, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc đổi mới phương thức hoạt động và cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập là giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động giáo dục đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, đảm bảo chất lượng dịch vụ đào tạo.
  3. Với chủ trương cải cách hành chính, Chính phủ đã phân biệt rõ cơ chế quản lý giữa các cơ quan hành chính với đơn vị sự nghiệp. Mục đích của việc phân định này nhằm xã hội hoá việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước. Để thực hiện mục đích này, Chính phủ và các bộ, ngành chức năng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao, phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội nhằm tăng nguồn thu, từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động. Luật Giáo dục 2005, Điều lệ nhà trường đã xác định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo công lập. Tiếp theo đó, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành nhằm trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập. Văn bản được ban hành mới nhất và đang có hiệu lực là Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập không ngừng tìm kiếm biện pháp mở rộng hoạt động dịch vụ, tăng nguồn thu, chi tiêu tiết kiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo công lập còn gặp phải một số vướng mắc nảy sinh làm hạn chế đến kết quả thực hiện. Đây là bài toán tương đối nan giải trong điều kiện thị trường luôn biến động; mặt khác, do đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập còn lúng túng khi sử dụng quyền được trao vì các đơn vị này quen cơ chế xin-cho mà chưa quen việc tự quyết định. Thêm vào đó là việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ sao cho đúng, đủ, chống lãng phí khi chưa ban hành văn bản quy định đủ các tiêu chuẩn, định mức. Hơn nữa trong thực tế, rất nhiều thủ trưởng đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập e ngại việc mở rộng hoạt động tài chính khác như việc huy động vốn góp hoặc vay tín dụng, vì sợ trách nhiệm.
  4. Để nền giáo dục nước ta nói chung, và giáo dục đào tạo đại học nói riêng có những bước đột phá, tiến kịp với nền giáo dục các nước tiên tiến, thì các cơ quan quản lý nhà nước cùng với các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập cần phối hợp chặt chẽ trong việc trao và thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nhưng không làm mất đi quyền lực thực thụ của cấp quản lý. Từ khi Nhà nước ban hành các văn bản thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp công lập, nhiều lãnh đạo các trường, các nhà giáo, nhà nghiên cứu quản lý giáo dục đã có những tranh luận, ý kiến về vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục công lập, nhất là các cơ sở giáo dục đại học công lập. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu, đánh giá, phân tích một cách toàn diện về vấn đề này, đặc biệt là việc triển khai có hiệu quả chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục đại học. Vì vậy, Đề tài luận văn tốt nghiệp cao học quản lý công: “Giải pháp thúc đẩy triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập (qua thực tiễn một số cơ sở đào tạo đại học công lập” sẽ nghiên cứu đề xuất những biện pháp thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập, đặc biệt là các cơ sở đào tạo đại học công lập triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm một cách có hiệu quả nhằm cung lập nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở pháp lý của Nhà nước về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập, cùng với việc phân tích ph ương thức hoạt động, quản lý của các trường đào tạo đại học công lập, luận văn sẽ đưa ra các giải pháp thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập, đặc biệt là các cơ sở đào tạo đại học công lập triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xã h ội. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc triển khai thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các cơ sở đào tạo đại học công lập - một lĩnh vực cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc cao cho xã hội.
  5. Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào những vấn đề cơ bản của quản lý nhà nước (phương thức hoạt động, quản lý) trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức nhân sự và tài chính ở các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận văn có các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập. - Nghiên cứu thực trạng triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các cơ sở đào tạo đại học công lập (qua thực tiễn ở một số trường đại học công lập). - Đề xuất giải pháp thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức nhân sự và tài chính trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập. Các phương pháp cụ thể được sử dụng: phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp đối chiếu… 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành 3 chương, 12 tiết.
  6. Chương 1 Một số vấn đề Lý luận về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm Trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập 1.1. Khái quát về đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm 1.1.1. Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập Đơn vị sự nghiệp là đơn vị dịch vụ hoạt động chủ yếu không vì mục đích lợi nhuận. Những đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước để thực hiện các dịch vụ theo chức năng do nhà nước giao là đơn vị sự nghiệp công lập. Những đơn vị hoạt động bằng nguồn huy động ngoài Ngân sách Nhà nước là đơn vị sự nghiệp ngoài công lập. Các đơn vị sự nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau có sở hữu khác nhau. Nếu sắp xếp theo tiêu chí sở hữu thì các đơn vị sự nghiệp ở nước ta được phân thành 2 loại đơn vị sự nghiệp: - Đơn vị sự nghiệp công lập; - Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập. Nếu xét theo tiêu chí nguồn thu, thì các đơn vị sự nghiệp được chia 2 loại: - Đơn vị sự nghiệp có thu; - Đơn vị sự nghiệp không có thu. Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ cho xã hội theo chức năng do nhà nước giao, được nhà nước cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước. Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập chính là đơn vị sự nghiệp do Nhà nước thành lập gắn liền với chức năng cung ứng dịch vụ giáo dục đào tạo cho xã hội theo chỉ tiêu Nhà nước giao và được Nhà nước cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước. Các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập ở nước ta gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học. Hệ thống giáo dục đó bao gồm: - Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo; - Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; - Giáo dục chuyên nghiệp gồm có:
  7. . Giáo dục nghề; . Trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề; . Giáo dục đại học và sau đại học. Phương thức giáo dục bao gồm giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy. Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm là các đơn vị do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập, thực hiện dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán), hoạt động trong lĩnh vực sự nghiệp giáo dục-đào tạo và dạy nghề. 1.1.2. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập 1.1.2.1. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm - Khái niệm “cơ chế”: Có nhiều cách hiểu khác nhau về cơ chế. Cách hiểu chung nhất, cơ chế là quá trình chuyển động dây chuyền của các bộ phận cấu thành hệ thống, trong đó có bộ phận khởi động và chủ động, các bộ phận bị động trung gian (bộ phận chuyền dẫn) và bộ phận bị động cuối cùng (công, quả). Và cũng có nhiều loại cơ chế quản lý và điều hành như: cơ chế dân chủ; cơ chế tự chủ, tự quản; cơ chế tập trung; cơ chế phân cấp; cơ chế thị trường; cơ chế thị trường có sự điều tiết. Định nghĩa phân cấp quản lý trong giáo dục được xem như phù hợp ở nước ta: “Phân cấp là sự chuyển đổi quyền ra quyết định, trách nhiệm và nhiệm vụ từ cấp cao xuống cấp thấp hơn hoặc giữa các tổ chức”. Có 3 loại phân cấp cơ bản: Phân cấp nhiệm vụ; Uỷ quyền; Trao quyền. Trong đó, trao quyền là cấp độ cao nhất của tính độc lập trong việc quyết định. - Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm: Xét trên góc độ quản lý thì tự chủ là mối quan hệ giữa quyền và trách nhiệm của một bên là cấp quản lý và một bên là cấp bị quản lý. Trên cơ sở pháp luật, cấp quản lý trao quyền tự chủ cho các chủ thể bị quản lý. Khi được trao quyền tự chủ thực sự, được toàn quyền hành động trong khuôn khổ pháp luật, các chủ thể bị quản lý hành động sẽ tăng tính chủ động và năng động đối với những hoạt động của mình, đồng thời cũng chịu trách nhiệm hoàn toàn trước cấp quản lý về những hoạt động đó. Trọng tâm của tự chủ bao gồm:
  8. . Tự chủ về quản lý chuyên môn; . Tự chủ về quản lý nhân sự và bộ máy; . Tự chủ về quản lý tài chính. Đây là ba lĩnh vực rất quan trọng nhằm trao quyền “tự chủ toàn diện” cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, các cơ sở giáo dục công lập nói riêng. Như vậy, tự chủ là các chủ thể có quyền “tự quyết” thực sự, được quyền hành động trong khuôn khổ pháp luật, tăng tính chủ động và năng động của chủ thể hành động. Trên cơ sở này, Nhà nước trao quyền tự chủ cho các cơ sở bằng các hình thức của lý thuyết trao quyền và uỷ quyền, có thể thêm hình thức tư nhân hoá nhưng không làm giảm quyền lực thực thụ của Nhà nước trong công tác quản lý. Tự chịu trách nhiệm của một chủ thể là việc chủ thể đó tự đánh giá và tự giám sát việc thực hiện các quy định của cấp có thẩm quyền, sẵn sàng giải trình và công khai hoá các hoạt động của mình; đồng thời chịu trách nhiệm về kết quả của hoạt động đó. Trách nhiệm xã hội là trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học đối với nhà nước, bộ, giảng viên, sinh viên, phụ huynh, chính quyền địa phương và nhân dân trong vùng,… Trách nhiệm đó là đảm bảo định hướng quốc gia, đảm bảo chất lượng đào tạo, sử dụng có hiệu quả nguồn lực, đem lại sự thoả mãn cho học sinh, sinh viên và cộng đồng, quản trị minh bạch và thông tin trung thực trong các báo cáo giải trình,… 1.1.2.2. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập Nói đến tự chủ trong giáo dục là nói đến mối quan hệ trong quản lý giáo dục với một bên là sự can thiệp của hệ thống hành chính nhà nước (Chính phủ và chính quyền cấp dưới) và một bên là quyền và trách nhiệm của các chủ thể giáo dục. Các chủ thể giáo dục có thể gồm: các nhà giáo, học sinh, sinh viên cũng với các tổ chức hành động của họ là trường học và các bộ phận trong cơ sở giáo dục. Còn tự chủ trong các cơ sở giáo dục là tự chủ trong từng khoa, từng ngành học. Hiện nay, Nhà nước thực hiện chủ trương trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập ngày càng nhiều hơn, trong đó có lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Việc trao quyền này chính là sự chuyển đổi quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương sang các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập trên các mặt: thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế, tài chính.
  9. Như vậy, các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập sẽ được toàn quyền hành động trong khuôn khổ pháp luật, tăng tính chủ động và năng động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục - đào tạo. Đồng thời, các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập này phải sẵn sàng giải trình công khai trước công chúng, Nhà nước và chịu trách nhiệm trước xã hội về kết quả hoạt động đó. Khi nói tới tự chủ đại học, người ta nhấn mạnh tới tự chủ tài chính, tự chủ chương trình, tự chủ tuyển sinh, tự chủ kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo; tự chủ quyết định hệ đào tạo, quyết định phương thức đào tạo; tự chủ cho giáo viên trong trường đó; tự chủ cho học sinh, sinh viên (trong việc chọn ngành học, môn học, thày dạy,…). Tự chủ đại học được đánh đổi bằng trách nhiệm xã hội, tức là trách nhiệm của trường đại học đối với sinh viên, cha mẹ sinh viên, người sử dụng, công chúng nói chung và Nhà nước. Trách nhiệm này bao gồm: Đảm bảo chất lượng đào tạo, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đem lại sự thoả mãn cho sinh viên và cộng đồng, thông tin minh bạch và báo cáo giải trình công khai với công chúng. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập thực sự phát huy có hiệu quả khi nó không làm giảm quyền lực thực thụ của Nhà nước trong công tác quản lý giáo dục - đào tạo. 1.1.3. Phân loại đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm Có nhiều cách để phân loại đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập dựa trên các căn cứ khác nhau như tiêu chí sở hữu, tiêu chí nguồn thu,... Việc phân loại các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm được dựa vào nguồn thu và mức tự đảm bảo kinh phí. + Căn cứ vào nguồn thu, các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập được phân loại thành: - Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động); - Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động);
  10. - Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu, ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ). + Căn cứ vào mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm được phân loại như sau: - Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động gồm: . Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên bằng hoặc lớn hơn 100%. . Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp, từ nguồn ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước đặt hàng. - Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động là đơn vị sự nghiệp công lập có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên từ trên 10% đến dưới 100%. - Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động gồm: . Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên từ 10% trở xuống. . Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập không có nguồn thu. Mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập được tính như sau: Mức tự bảo đảm chi phí Tổng số nguồn thu sự nghiệp hoạt động thường xuyên = x 100% Tổng số chi hoạt động thường xuyên của đơn vị (%) Trong đó: - Tổng nguồn thu sự nghiệp, gồm: Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước; - Tổng số chi hoạt động thường xuyên, gồm: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo
  11. quy định hiện hành cho số lao động trực tiếp phục vụ công tác thu phí và lệ phí, các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí. 1.2. Cơ sở pháp lý để thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập Xã hội hoá giáo dục là chủ trương mang tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay nhằm huy động tối đa mọi cá nhân, tổ chức, mọi nguồn lực tham gia xây dựng giáo dục, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, các loại hình học tập, xây dựng xã hội học tập, làm cho mọi người được đến trường, được hưởng thụ các thành quả của giáo dục dưới sự tổ chức chỉ đạo của Nhà nước. Để thực hiện được các mục tiêu trên và tuân thủ đúng nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thực hiện có hiệu quả, trong đó phải nói đến Luật Giáo dục 2005; Điều lệ nhà trường và các văn bản quy phạm pháp luật khác. “Trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và theo điều lệ nhà trường trong các hoạt động sau đây: 1. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo. 2. Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhân tốt nghiệp và cấp văn bằng. 3. Tổ chức bộ máy nhà nước, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đãi ngộ nhà giáo, cán bộ, nhân viên. 4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực. 5. Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và ngoài nước theo quy định của Chính phủ” (Điều 60, Luật Giáo dục 2005). Trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và Điều lệ trường đại học về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà nước, tổ chức các hoạt
  12. động đào tạo, khoa học và công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự. (Điều 10, Điều lệ trường đại học). Tiếp đến là các Nghị định về tự chủ tài chính của Chính phủ và các Thông tư liên bộ quy định về việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cũng đã được ban hành. Văn bản mới nhất và còn hiệu lực hiện nay là Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ ban hành quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, là bước thực hiện tiếp theo của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP về khoán biên chế và chi phí hành chính và Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu. Đây là một văn bản quy phạm pháp luật quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm với phạm vi rộng, mức độ cao cho các cơ sở nhằm thúc đẩy quá trình xã hội hoá giáo dục đạt mục tiêu, kết quả đề ra. Từ năm 2006 đến nay, nhiều văn bản được các bộ, ngành ban hành nhằm hướng dẫn chi tiết chủ trương thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể: - Ngày 14 tháng 6 năm 2006, Bộ Tài chính có Công văn số 7325/BTC-HCSN gửi các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan đề nghị hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập. - Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. - Ngày 31 tháng 8 năm 2006, Chính Phủ ban hành Quyết định số 202/2006/QĐ-TTg về quy chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập; - Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
  13. - Ngày 14 tháng 11 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 137/2006/NĐ-CP quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước. - Ngày 24 tháng 9 năm 2007, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 113/2007/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính về trình tự chi thanh toán thu nhập tăng thêm nhằm tăng tính tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp. - Thông tư số 153/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về sửa đổi một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. - Nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam, giai đoạn 2006-2020. Đây là văn bản pháp lý có tính toàn diện, triệt để và sâu sắc nhất từ trước đến nay về đổi mới giáo dục đại học Việt Nam. Ngày 15/8/2007, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Đây là quy chế khung, là cơ sở pháp lý quan trọng để các trường đại học, cao đẳng làm căn cứ triển khai xây dựng quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường. Tất cả những văn bản trên là cơ sở pháp lý giúp cho việc triển khai thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập nói riêng được thuận lợi hơn. 1.3. Mục tiêu, nguyên tắc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập - Mục tiêu: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (Điều 2, Luật Giáo dục 2005).
  14. Để đạt được những điều đó, Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập phải thay đổi cơ bản cơ chế quản lý giáo dục hiện hành, có gốc rễ từ thờ i tập trung, bao cấp. Thay đổi theo hướng: quản lý để phát triển, phát huy năng lực sáng tạo của các nhà giáo, các nhà khoa học, phù hợp với cuộc cách mạng khoa học -công nghệ đang diễn ra với tốc độ chóng mặt hiện nay. Thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm sẽ: . Tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập chủ động trong tổ chức công việc, sắp xếp bộ máy tinh gọn, sử dụng lao động hợp lý và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; . Phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội có chất lượng cao, tăng thu nhập cho giáo viên, cán bộ, công nhân viên; . Huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội nhằm phát triển các hoạt động giáo dục - đào tạo, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước. . Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính. . Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư nhằm phát triển hoạt động giáo dục theo đúng định hướng, hòa nhập với khu vực và thế giới. Nhà nước là người đặt hàng lớn nhất của các cơ sở đào tạo công lập. . Đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục, các đối tượng chính sách-xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được được tham gia học tập ngày càng tốt hơn như miễn giảm học phí, cấp học bổng; . Phân biệt rõ giữa cơ chế quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập và cơ chế quản lý nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước. - Nguyên tắc: Để đạt được mục tiêu trên, các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cũng cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định: . Đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và cung cấp dịch vụ giáo dục-đào tạo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, khả năng chuyên môn, tài chính của đơn vị; . Thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của giáo viên, cán bộ, công nhân viên.
  15. . Thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm xã hội của Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập và giáo viên, cán bộ, công nhân viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật; . Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. . Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. 1.4. Nội dung thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập 1.4.1. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm chung của đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập 1.4.1.1. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ - Chủ động quyết định các phương pháp giảng dạy, phương thức tổ chức học tập nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo. - Được quyền tổ chức các hoạt động khác phù hợp với chuyên môn giáo dục - đào tạo, khả năng của đơn vị và đúng pháp luật; phải tự chịu trách nhiệm trước xã hội, trước Nhà nước và trước cấp trên về kết quả các hoạt động đó. Đối với đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập tự đảm bảo chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động còn được quyền mua sắm tài sản, đầu tư cơ sở vật chất theo quy hoạch từ Quỹ phát triển sự nghiệp và vốn huy động, được sử dụng tài sản liên doanh, liên kết, đem góp vốn với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. So với Nghị định 10/2002/NĐ-CP và Thông tư số 25/2002/TT-BTC, đây là điểm mở rộng quyền hạn các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập trong việc thực thi nhiệm vụ. 1.4.1.2. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và nhân sự - Về tổ chức bộ máy: Để thực hiện các hoạt động giáo dục - đào tạo do đơn vị tổ chức ngoài nhiệm vụ Nhà nước giao, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập được quyền thành lập mới các tổ chức sự nghiệp, và quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể, quy chế hoạt động của các tổ chức này; đồng thời được quyền sáp nhập, giải thể các tổ chức trực thuộc nếu xét thấy tổ chức đó hoạt động không hữu hiệu.
  16. Đây là quy định mới so với Nghị định 10/2002/NĐ-CP và Thông tư số 25/2002/TT- BTC, giúp cho các đơn vị tự chủ trong tổ chức bộ máy nhằm thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả. - Về biên chế: + Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động, được tự quyết định biên chế. + Đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, nhu cầu giải quyết công việc thực tế, định mức chỉ tiêu biên chế và khả năng tài chính của đơn vị, Thủ trưởng đơn vị xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm gửi cơ quan chủ quản trực tiếp. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP cho phép mở rộng quyền quyết định biên chế đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động. - Quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức: Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập được giao các quyền: . Tuyển dụng cán bộ, viên chức; . Bổ nhiệm ngạch viên chức từ chuyên viên chính trở xuống; . Sắp xếp, bố trí và sử dụng cán bộ, viên chức . Điều động, biệt phái, nghỉ hưu, thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật. . Nâng bậc lương đúng hạn, trước thời hạn trong cùng ngạch, tiếp nhận và nâng ngạch từ chuyên viên chính trở xuống. . Được quyết định cử viên chức của đơn vị đi công tác, học tập ở nước ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn, được các cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục xuất, nhập cảnh theo quy định của pháp luật. . Được quyết định ký hợp đồng thuê, khoán công việc đối với những công việc không cần thiết bố trí biên chế thường xuyên, ký hợp đồng và các hình thức hợp tác khác với chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước để đáp ứng yêu cầu chuyên môn của đơn vị. 1.4.1.3. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính
  17. Cải cách tài chính công là một trong bốn trọng tâm cơ bản của cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, trong đó, cải cách cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp là bước đột phá. Do đó, ngày 16/01/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu nhằm thực hiện việc trao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị này. Tiếp đó, để mở rộng phạm vi, đối tượng thực hiện quyền tự chủ, ngày 25/4/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP về việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Trên cơ sở pháp lý này, quyền tự chủ về tài chính được mở rộng gắn với tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập ngày càng cao. - Mở tài khoản, nghĩa vụ: + Các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản kinh phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi của hoạt động giáo dục- đào tạo. + Các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước; thực hiện việc lập dự toán, chấp hành dự toán, hạch toán kế toán và quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn Luật và các quy định hiện hành của Nhà nước. - Nguồn tài chính + Nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm gồm có: . Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; . Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước; thu từ hợp đồng đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước; thu từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực hành thực tập, sản phẩm thí nghiệm; thu từ các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ; và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
  18. Ngoài ra, đối với những đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động còn có thêm nguồn lãi được chia từ các hoạt động liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng từ các hoạt động dịch vụ. . Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho (nếu có) theo quy định của pháp luật. . Nguồn thu khác như nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật. + Tự chủ về mức thu: . Thu đúng, đủ theo quy định của Nhà nước; thực hiện miễn, giảm học phí cho các đối tượng chính sách- xã hội theo quy định của nhà nước. . Đơn vị thu theo dự toán được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận, nếu Nhà nước chưa quy định mức thu. . Căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội, đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định. . Mức thu từ Hợp đồng đào tạo, liên kết đào tạo, được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo đủ bù đắp chi phí và có tích lũy. - Nguồn tài chính được giao để thực hiện chế độ tự chủ: + Các đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động sẽ được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao kinh phí hoạt động trên cơ sở dự toán hàng năm được cấp thẩm quyền phê duyệt. + Nội dung chi của nguồn kinh phí này bao gồm: . Các khoản chi thanh toán cho cá nhân: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định. . Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: Đây là khoản chi mang tính đặc thù của mỗi ngành, mỗi lĩnh vực sự nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, hiệu quả dịch vụ công mà ngành, lĩnh vực đó cung cấp cho xã hội.
  19. Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn bao gồm: thanh toán dịch vụ công cộng, vật t ư văn phòng, thông tin liên lạc, hội nghị, công tác phí, chi phí thuê mướn, mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định,... . Các khoản chi có tính chất thường xuyên khác. + Tự chủ mức chi: Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động được quyết định chi đối với các khoản chi thường xuyên về mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ có thể cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, Thủ trưởng đơn vị chỉ được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập căn cứ vào tính chất công việc được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc; đồng thời, được quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản theo quy định của pháp luật. - Nguồn tài chính được giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ: + Hàng năm, đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập còn được giao kinh phí để thực hiện một số nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền giao nhưng không thực hiện tự chủ: . Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. . Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức; thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có). . Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động giáo dục- đào tạo theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm. . Các kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên khác (nếu có).
  20. Ngoài ra, đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động còn được ngân sách nhà nước cấp kinh phí khi thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng. + Nội dung chi và mức chi được thực hiện theo quy định của Nhà nước. - Tiền lương, tiền công và thu nhập Tiền lương, tiền công là khoản thu nhập mà người lao động nhận được do kết quả lao động mang lại. Vì vậy, nó có tác dụng tạo ra động lực khuyến khích người lao động nâng cao năng suất và chất lượng lao động. Cơ chế tự chủ tài chính của Nhà nước đã tạo ra quyền chủ động cho các đơn vị sự nghiệp có thu được phép xây dựng kế hoạch và quỹ tiền lương, phương án chi trả tiền lương theo kết quả hoạt động tài chính và kết quả lao động. Đây là bước đột phá quan trọng nhằm khắc phục quy định cứng nhắc của hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp. Tiền lương, tiền công của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập được tính theo cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định. Ngoài ra, đối với đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động còn được trả lương cho cán bộ, viên chức theo đơn giá tiền lương hay chế độ tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước tuỳ theo từng hoạt động. Sau khi trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (tối thiểu 25%), các đơn vị được quyền quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho người lao động. Tuy nhiên, tổng mức thu nhập tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động; còn đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, tổng mức chi trả thu nhập trong năm của đơn vị tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định. Việc chi trả thu nhập cho người lao động trong đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập được thực hiện theo nguyên tắc: người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn. Thủ trưởng đơn vị chi trả thu nhập theo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2