intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

266
lượt xem
70
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay đối với trẻ em là các quyền của trẻ em phải được bảo vệ trong mọi trường hợp, quan điểm này được thể hiện trong nhiều văn bản, tài liệu của Đảng và Nhà nước ta. Ngay trong các văn kiện của Đảng cũng đã khẳng định chính sách chăm sóc, bảo vệ trẻ em tập trung vào thực hiện các quyền của trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, phát triển hài hòa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em

  1. LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em
  2. Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay đối với trẻ em là các quyền của trẻ em phải được bảo vệ trong mọi trường hợp, quan điểm này được thể hiện trong nhiều văn bản, tài liệu của Đảng và Nhà nước ta. Ngay trong các văn kiện của Đảng cũng đã khẳng định chính sách chăm sóc, bảo vệ trẻ em tập trung vào thực hiện các quyền của trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức; trẻ em mồ côi, bị khuyết tật, sống trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có cơ hội học tập và vui chơi [17]. Điều 65 Hiến pháp năm 1992, quy định: "Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục". Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước, các chế định về chăm sóc và bảo vệ trẻ em được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật như: Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Luật hôn nhân và gia đình…. Đặc biệt, trong Bộ luật hình sự có nhiều điều luật cụ thể quy định hình phạt nghiêm khắc đối với người phạm tội có hành vi xâm phạm vào những quy định về chăm sóc và bảo vệ trẻ em như: Điều 112 (Tội hiếp dâm trẻ em), Điều 114 (Tội cưỡng dâm trẻ em), Điều 115 (Tội giao cấu với trẻ em), Điều 116 (Tội dâm ô với trẻ em) v.v… Trong những năm gần đây, đã xảy ra một số vụ án hình sự liên quan đến tổ chức và công dân người nước ngoài có hành vi phạm tội xâm hại đến trẻ em như: hiếp dâm trẻ em, dâm ô với nhiều trẻ em, buôn bán trẻ em v.v… Trẻ em đang là đối tượng bị tội phạm xâm hại cả về thể chất lẫn tinh thần, đã và đang gây ra nhiều hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho quá trình học tập và trưởng thành của bản thân các em, cũng như tương lai của đất nước. Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Đề án 4 Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm (từ năm 2000 – 2004) của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an đã nêu rõ: Tuy nhiên, xét về tổng thể, tình hình tội phạm xâm hại trẻ em vẫn diễn biến phức tạp, loại tội phạm lứa tuổi vị thành niên giảm chưa cơ bản, vững chắc, thậm chí một số tội phạm xâm hại trẻ em như: giết người, cướp tài
  3. sản, hiếp dâm trẻ em và trẻ vị thành niên hoạt động theo băng, ổ nhóm gây án nghiêm trọng còn xảy ra nhiều [12]. Trong thực tế công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, các cơ quan tiến hành tố tụng đã tích cực phát hiện, điều tra, xử lý đối với các hành vi xâm phạm vào những quy định về chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Theo thống kê của các cơ quan tiến hành tố tụng, mỗi năm có hàng trăm vụ án hình sự được điều tra, truy tố và xét xử về các tội xâm hại trẻ em. Tuy nhiên, việc bảo vệ quyền của trẻ em là người bị hại trong điều tra truy tố, xét xử vụ án hình sự hiện nay đang gặp những khó khăn nhất định từ giai đoạn điều tra đến truy tố và xét xử. Việc thu thập chứng cứ đối với người bị hại là trẻ em gặp khó khăn hơn nhiều lần so với người bị hại thành niên; việc xác định trẻ em hay không phải là trẻ em cũng có vấn đề về thủ tục pháp lý khi mà nhiều trẻ em ở vùng sâu, vùng xa không có giấy khai sinh hoặc những tài liệu khác chứng minh về độ tuổi; thủ tục giám định y khoa đối với trẻ em cũng còn nhiều bất cập; không ít những người tiến hành tố tụng trong vụ án có người bị hại là trẻ em chưa được trang bị những kiến thức cần thiết về tâm sinh lý của trẻ em; việc mời người bảo vệ quyền lợi của đương sự (luật sư) để bảo vệ quyền lợi cho người bị hại là trẻ em trong vụ án hình sự cũng không đơn giản, do nhận thức và cả những khó khăn về tài chính; sự tham gia của gia đình, tổ chức xã hội vào vụ án hình sự để bảo vệ quyền lợi cho trẻ em cũng có những vấn đề cần phải giải quyết, v.v… Tất cả những vấn đề được đề cập trên đây đã gây nên những khó khăn, thiếu sót, tồn tại không nhỏ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự có người bị hại là trẻ em. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: " Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em" là hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay để góp phần tích cực bảo vệ các quyền và sự phát triển bình thường của trẻ em. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào nghiên cứu thực trạng tình hình hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em để trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự đối với các tội xâm hại trẻ em.
  4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ đề cập đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử những vụ án hình sự duy nhất chỉ có người bị hại là trẻ em xảy ra từ năm 2001 đến năm 2005 trong phạm vi toàn quốc, theo 7 tội danh cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam, bao gồm các tội sau đây: - Tội giết con mới đẻ (Điều 94); - Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112); - Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114); - Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115); - Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116); - Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120); - Tội vi phạm qui định về sử dụng lao động trẻ em (Điều 228). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu tập trung vào việc làm rõ những tồn tại, thiếu sót hiện nay của các cơ quan tiến hành tố tụng, trong việc giải quyết vụ án hình sự tại các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em hiện nay; phát hiện những nguyên nhân dẫn đến những thiếu sót, tồn tại của hoạt động này trên các phương diện xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật để đưa ra được những đề xuất và giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực pháp luật về tư pháp hình sự; đưa ra những ý kiến đề xuất về xây dựng đội ngũ những người tiến hành tố tụng có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay ở nước ta trong giải quyết các vụ án hình sự đối với các tội xâm hại trẻ em. Để đạt được mục đích trên, trong quá trình nghiên cứu cần giải quyết một số nhiệm vụ: nghiên cứu pháp luật quy định về trẻ em và thực tế áp dụng pháp luật; nghiên cứu pháp luật quy định về những người tiến hành tố tụng tại các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự đối với các vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em và thực tế áp dụng pháp luật nhằm phát hiện những bất cập để có đề xuất bổ sung, sửa đổi, hoàn
  5. thiện pháp luật tố tụng hình sự; nghiên cứu thực trạng tình hình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em để phát hiện những tồn tại, thiếu sót trong quá trình giải quyết vụ án loại này để đưa ra những nhận định, kết luận liên quan đến đề tài. 4. Cơ sở lý luận và thực tiễn Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở hệ thống các quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự; lý luận về khoa học tư pháp hình sự, tội phạm học, khoa học điều tra hình sự; khoa học tổ chức hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự đối với các tội xâm hại trẻ em. Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài là kết quả quá trình nghiên cứu các báo cáo tổng kết, sơ kết, báo cáo chuyên đề, hồ sơ vụ án hình sự đã xét xử, trao đổi tọa đàm với Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Luật sư là những người trực tiếp tiến hành và tham gia tố tụng những vụ án hình sự mà người bị hại là trẻ em và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân khi được phân công làm chủ tọa phiên tòa, hoặc tham gia Hội đồng xét xử trực tiếp xét xử các vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận của việc nghiên cứu dựa vào cơ sở phương pháp luận của phép biện chứng duy vật và tư tưởng Hồ Chí Minh; lý luận về nhà nước và pháp luật Việt Nam; quan điểm của Đảng về chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em và chính sách hình sự có liên quan; các chế định pháp luật về hình sự; quan điểm của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp đến năm 2020. Phương pháp nghiên cứu cụ thể chủ yếu là các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, khảo sát, điều tra xã hội học về những nội dung liên quan đã đ- ược trình bày ở phần trên. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài được thể hiện bằng kết quả nghiên cứu, mong muốn góp phần hoàn thiện lý luận và thực tiễn trên các khía cạnh sau đây:
  6. Thứ nhất, góp phần hoàn thiện lý luận về khoa học điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự có người bị hại là trẻ em; Thứ hai, góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến trẻ em, đến tố tụng hình sự trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em; Thứ ba, góp phần khắc phục những tồn tại, thiếu sót thường mắc phải của các cơ quan tiến hành tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự đối với các tội xâm hại trẻ em; Thứ tư, góp phần vào công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho những người tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải quyết vụ án hình sự có người bị hại là trẻ em nói chung và các tội xâm hại trẻ em nói riêng tại các học viện, trường đại học, trung tâm bồi dưỡng chính trị, pháp luật trong cả nước. 7. Những điểm mới của luận văn Đề tài nghiên cứu một cách toàn diện có hệ thống về vụ án hình sự có người bị hại là trẻ em; hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự đối với vụ án loại này trước yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay. Do vậy, có thể coi những điểm sau đây là những đóng góp mới cho khoa học tư pháp hình sự. Cụ thể: - Lần đầu tiên vấn đề điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em được nghiên cứu một cách toàn diện trong khoa học tư pháp hình sự nên có nhiều vấn đề mới sẽ được đề cập liên quan đến quyền trẻ em, người bị hại là trẻ em trong vụ án hình sự; - Những giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động tố tụng của những người tiến hành tố tụng trong giải quyết các vụ án loại này nhằm bảo vệ quyền của trẻ em; - Làm rõ được mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án trong giải quyết vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em. 8. Cấu trúc của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, được kết cấu thành 3 chương.
  7. Chương 1 Những vấn đề chung về điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự mà người bị hại là trẻ em 1.1. Nhận thức chung về "trẻ em" và "người bị hại là trẻ em" trong pháp luật Việt Nam 1.1.1. Khái niệm "trẻ em" trong pháp luật Việt Nam Thuật ngữ "trẻ em" được quy định ở mỗi quốc gia không giống nhau tùy thuộc vào những đặc điểm riêng về sự phát triển sinh học, cũng như quan điểm về chăm sóc, bảo vệ và giáo dục đối với trẻ em của mỗi nước. Trong hệ thống pháp luật Quốc tế liên quan đến trẻ em, đã có nhiều văn bản quy định về quyền của trẻ em; trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ trẻ em như: Tuyên bố Giơnevơ 1924; Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1959; Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em; Chương trình hành động chống việc bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại; Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989.v.v.. Liên quan đến khái niệm trẻ em, Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 quy định: "Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em đó qui định tuổi thành niên sớm hơn" [16]. Như vậy, để xác định một người có phải là trẻ em hay không còn phụ thuộc vào luật áp dụng của từng quốc gia quy định về độ tuổi trẻ em. Có thể nói, mỗi quốc gia có luật áp dụng khác nhau đều có những quy định về độ tuổi xác định là trẻ em khác nhau. Ngay trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga 1996 quy định, trẻ em được hiểu là người chưa thành niên và là người chưa đủ 18 tuổi. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới phê chuẩn Công ước Quyền trẻ em năm 1989 của Liên Hợp Quốc. Pháp luật Việt Nam một mặt thừa nhận, tôn trọng những nguyên tắc và chế định cơ bản của Công ước Quyền trẻ em, mặt khác căn cứ vào các đặc điểm về hoàn cảnh, điều kiện, môi trường sống và các đặc tính riêng biệt của con người Việt Nam để qui định về độ tuổi của trẻ em cho phù hợp. Mọi
  8. văn bản pháp luật của Việt Nam đều quy định người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên. Đối với trẻ em, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam qui định: "Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi". Như vậy khái niệm "trẻ em" trong pháp luật Việt Nam không đồng nhất với khái niệm "người chưa thành niên", trẻ em là người chưa thành niên, nhưng người chưa thành niên có thể không phải là trẻ em. Nói chung, trẻ em là người chưa phát triển về thể chất, tinh thần, hoặc là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ. Họ là những người đang trong quá trình trưởng thành nên chưa nhận thức đầy đủ về những khái niệm thông thường trong cuộc sống hàng ngày, cũng như họ chưa có đầy đủ khả năng thực hiện và khả năng tự gánh chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Trên cơ sở giới hạn về độ tuổi, các văn bản pháp luật của Nhà nước ta cũng giới hạn về quyền, nghĩa, vụ, trách nhiệm của trẻ em khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật hôn nhân và gia đình; Bộ luật lao động; Bộ luật dân sự; Bộ luật tố tụng dân sự; Bộ luật hình sự; Bộ luật tố tụng hình sự và hệ thống các văn bản dưới luật như: Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư v.v... đã quy định một cách đầy đủ các quyền của trẻ em. Có thể chia quyền trẻ em thành 4 nhóm cơ bản phản ánh những đặc trưng riêng về quyền con người là trẻ em một cách thiết thực, gắn với cuộc sống và sự phát triển của trẻ em, đồng thời cũng thể hiện được sự quan tâm đặc biệt của xã hội đối với trẻ em. Thứ nhất, quyền được sống hay quyền sinh tồn, được chăm sóc nuôi dưỡng; quyền được sống chung với cha mẹ; quyền có họ tên; quyền được khai sinh; quyền được mang quốc tịch; quyền được cung cấp hoặc đáp ứng những nhu cầu cần thiết để tồn tại như việc chăm sóc sức khỏe, mức sống dinh dưỡng, quần áo, nhà ở… Thứ hai, quyền được phát triển: đó là các quyền được học tập; nghỉ ngơi, vui chơi, tham gia các hoạt động giải trí, các sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch; quyền được phát triển năng khiếu; quyền tự do bày tỏ ý kiến, tiếp cận thông tin; quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo; quyền được tham gia các hoạt động xã hội nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển tốt nhất về nhân cách và tài năng, rèn luyện
  9. trau dồi kinh nghiệm và các kỹ năng xã hội chuẩn bị cho cuộc sống tương lai của trẻ em. Thứ ba, quyền được Nhà nước và xã hội tôn trọng, quyền được pháp luật bảo vệ: trẻ em có quyền được nhà nước, xã hội và mọi người tôn trọng danh dự và nhân phẩm, được pháp luật bảo vệ trước mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm. Tuy nhiên vì "còn non nớt về thể chất và trí tuệ", nên trẻ em không thể tự bảo vệ mình khỏi những hành vi xâm hại nói chung và của tội phạm nói riêng, đặc biệt là những hành vi xâm hại được thực hiện bởi người lớn. Do vậy, quyền được bảo vệ của trẻ em là một đòi hỏi hết sức cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của trẻ em để chống lại tội phạm xâm hại; sự bóc lột về lao động; sự cưỡng bức hay lạm dụng về tình dục; sự ép buộc sử dụng trái phép chất ma túy, hoặc các hành vi xâm hại khác. Trẻ em "cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt", vì vậy Bộ luật hình sự quy định phạm tội đối với trẻ em đều là những tội danh cụ thể, những tình tiết định khung hình phạt, hay tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và phải chịu hình phạt nghiêm khắc. Sự bảo vệ của pháp luật không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực hình sự, mà còn được quy định trong các văn bản pháp luật liên quan đến các lĩnh vực khác như: Dân sự, hành chính, lao động, hôn nhân và gia đình... Thứ tư, quyền được có tài sản, quyền thừa kế và được hưởng các chế độ bảo hiểm: Tài sản riêng của trẻ em được tạo lập từ nguồn tài sản được thừa kế, quà tặng và từ nguồn thu nhập bằng sức lao động của chính các em. Vì các em là những người chưa thành niên cho nên tài sản của các em phải được cha mẹ hoặc người đỡ đầu quản lý. Việc quản lý cũng như định đoạt tài sản riêng của các em phải xuất phát từ lợi ích của đứa trẻ. Trẻ em, không phân biệt gái trai, con trong giá thú hay ngoài giá thú, con riêng hay con nuôi đều có quyền được hưởng di sản thừa kế. Pháp luật thừa kế một mặt thừa nhận quyền định đoạt của người để lại di chúc, nhưng nếu có sự phân biệt và đối xử trái pháp luật hay đạo đức xã hội giữa các con, nhất là đối với trẻ em thì pháp luật có thể điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi của trẻ em. Trong điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay các chế độ bảo hiểm, phúc lợi xã hội nói chung chưa thế đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Nhưng pháp luật cũng ghi nhận để tạo cơ sở pháp lý cho các em được hưởng đầy đủ mọi chế độ bảo hiểm và phúc lợi xã hội khi điều kiện cho phép.
  10. Do trẻ em là người đang nằm trong quá trình phát triển ở giai đoạn đầu của người chưa thành niên, họ chưa có đầy đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình trong mọi ứng xử và tình huống của cuộc sống. Chính vì vậy, trẻ em là người chưa có năng lực hành vi đầy đủ khi tham gia các quan hệ pháp luật. Tùy theo mỗi ngành luật mà năng lực trách nhiệm của trẻ em cũng được quy định khác nhau. Pháp luật dân sự Việt Nam quy định người chưa đủ sáu tuổi không có hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện; người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác. Pháp luật hình sự quy định trẻ em chưa đủ 14 tuổi do thể chất và trí tuệ chưa phát triển, chưa nhận thức và làm chủ được hết hành vi của mình. Vì vậy, họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình; người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Pháp luật hành chính quy định, trẻ em dưới 12 tuổi không có năng lực trách nhiệm hành vi hành chính. Tóm lại, khái niệm "trẻ em" trong pháp luật Việt Nam được coi là người chưa đủ 16 tuổi, là đối tượng được pháp luật bảo vệ. Tùy thuộc vào quan hệ pháp luật mà trẻ em tham gia, độ tuổi chịu trách nhiệm của trẻ em có khác nhau, nhưng pháp luật Việt Nam luôn bảo vệ quyền của trẻ em từ mọi hành vi xâm phạm. 1.1.2. Khái niệm "người bị hại là trẻ em" trong pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Người bị hại là trẻ em mang đầy đủ đặc điểm của người bị hại, nhưng gắn liền với trẻ em. Điều 51, khoản 1 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: "Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra.". Như vậy, người bị hại phải là một con người cụ thể bị tội phạm gây nên những thiệt hại nhất định về thể chất, tinh thần, tài sản. Khái niệm về "người bị hại là trẻ em" trong khoa học tư pháp hình sự, một mặt dựa trên khái niệm về trẻ em trong khoa học pháp lý, mặt khác bao gồm tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của trẻ em khi tham gia quan hệ pháp luật hình sự. Mọi hành vi
  11. nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật theo quy định của Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện trực tiếp gây nên thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản cho người dưới 16 tuổi đều bị coi là phạm tội đối với trẻ em và người bị hại trong trường hợp này được xác định là "người bị hại là trẻ em". Bên cạnh việc nghiên cứu về nội dung các quyền và nghĩa vụ của chủ thể, khoa học tư pháp hình sự cũng đi sâu nghiên cứu các điều kiện, đặc điểm của trẻ em để có những chế định tố tụng hình sự (hình thức tham gia quan hệ pháp luật tố tụng) cho phù hợp với địa vị pháp lý của người bị hại là trẻ em. Mặc dù trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam không có điều luật nào quy định cụ thể về "người bị hại là trẻ em", nhưng trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm về trẻ em và người bị hại trong khoa học tư pháp hình sự, có thể hiểu "người bị hại là trẻ em" là người dưới 16 tuổi bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra. Như vậy, đặc điểm chung nhất của người bị hại là trẻ em phải là người bị hại có độ tuổi từ dưới 16 tuổi trở xuống. Nếu người bị hại có độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 18 tuổi, thì được gọi là hành vi phạm tội xâm phạm đối với người chưa thành niên. Ví dụ: Khoản 4, Điều 111 Bộ luật hình sự quy định người nào hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm. Tương tự như trên, khoản 4 Điều 113 Bộ luật hình sự quy định người nào có hành vi cưỡng dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Người bị hại là trẻ em dễ bị tổn thương do hành vi phạm tội gây ra, vì thể chất chưa phát triển một cách đầy đủ. Thiệt hại xảy ra do hành vi phạm tội gây nên đối với người bị hại là trẻ em thường lớn hơn so với người lớn. Khi mới sinh ra, sự tồn tại của đứa trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của môi trường xung quanh, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể gây nên hậu quả làm chết người. Trong quá trình phát triển, trẻ em không đủ khả năng tự bảo vệ mình trước những hành vi như hành hạ, đánh đập, hiếp dâm của người phạm tội. Trong thực tế, người bị hại là trẻ em dễ trở thành nạn nhân của tội phạm. Do nhận thức chưa phát triển một cách đầy đủ, trẻ em dễ bị người phạm tội lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc...thậm chí trong một số trường hợp, trẻ em vừa là người có hành vi vi phạm pháp luật vừa là nạn nhân của tội phạm.
  12. Trong luật hình sự, những tội phạm gây nên thiệt hại cho người bị hại là trẻ em có thể xảy ra ở nhiều tội phạm khác nhau, như một số tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người; một số tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân; một số tội xâm phạm sở hữu; một số tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình; một số tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Tuy nhiên, do tính chất nguy hiểm của từng tội phạm cụ thể và yêu cầu bảo vệ trẻ em, chính sách hình sự của Nhà nước ta thể hiện trong pháp luật hình sự là nghiêm trị đối với bất kỳ người nào thực hiện hành vi phạm tội đối với trẻ em. Chính vì vậy, trong kỹ thuật lập pháp, tình tiết "người bị hại là trẻ em" có thể là tình tiết định tội hoặc có thể là tình tiết định khung tăng nặng đối với tội phạm cụ thể được pháp luật hình sự quy định trong phần các tội phạm. Đối với những tội phạm mà tình tiết người bị hại là trẻ em được coi là tình tiết định tội, được quy định ở các tội sau đây trong Bộ luật hình sự: 1. Tội giết con mới đẻ (Điều 94 Bộ luật hình sự); 2. Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 Bộ luật hình sự); 3. Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114 Bộ luật hình sự); 4. Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 Bộ luật hình sự); 5. Tội dâm ô với trẻ em (Điều 116 Bộ luật hình sự); 6. Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120 Bộ luật hình sự); 7. Tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em (Điều 228 Bộ luật hình sự). Đối với những tội phạm mà tình tiết người bị hại là trẻ em được coi là tình tiết định khung hình phạt được quy định ở rất nhiều tội khác nhau trong Bộ luật hình sự. Tùy theo từng tội phạm cụ thể, tình tiết phạm tội đối với người bị hại là trẻ em có thể được quy định tại khung tăng nặng, hoặc khung đặc biệt tăng nặng. Ví dụ: - Tội giết người (điểm c, khoản 1, Điều 93 Bộ luật hình sự); - Tội đe dọa giết người (điểm c, khoản 2, Điều 103 Bộ luật hình sự); - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác (điểm d, khoản 1, Điều 104 Bộ luật hình sự);
  13. - Tội hành hạ người khác (điểm a, khoản 2, Điều 110 Bộ luật hình sự); - Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (điểm đ khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự); - Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp (điểm c, khoản 2, Điều 252 Bộ luật hình sự); - Tội chứa mại dâm (điểm a khoản 3, Điều 254 Bộ luật hình sự); - Tội môi giới mại dâm (điểm a khoản 3, Điều 255 Bộ luật hình sự); - Tội mua dâm người chưa thành niên (điểm b khoản 2 và điểm a khoản 3, Điều 256 Bộ luật hình sự); v.v... Ngoài ra, ở những tội phạm khác mặc dù không quy định tại tình tiết định khung tăng nặng ở từng tội danh cụ thể, nhưng nếu người phạm tội có hành vi "phạm tội đối với trẻ em", thì được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt, được quy định tại điểm h, khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn về công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự đối với tội phạm có tình tiết "người bị hại là trẻ em" là tình tiết định tội, nên việc phân tích những vấn đề liên quan đến nhóm người bị hại này chỉ tập trung vào 7 tội danh cụ thể như đã nêu trên. 1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự mà người bị hại là trẻ em 1.2.1. Đối tượng chứng minh và phương tiện chứng minh trong vụ án hình sự mà người bị hại là trẻ em Khi giải quyết vụ án hình sự nói chung, các cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án đều phải đặt ra đối tượng chứng minh (hay còn gọi là những vấn đề cần phải chứng minh). Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự được quy định tại Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự với nội dung, khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải chứng minh: "Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách
  14. nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội; Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra". Tuy nhiên, đối với những vụ án hình sự mà người bị hại là trẻ em trong những tội phạm thuộc phạm trù nghiên cứu, ngoài những vấn đề cần phải chứng minh nói trên, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng còn phải chứng minh thêm những tình tiết cụ thể căn cứ vào những đặc điểm của tội phạm này. Một trong những vấn đề quan trọng nhất cần phải chứng minh để xác định một vụ án hình sự có tội danh xâm hại trẻ em là trong vụ án hình sự đó, người bị hại bắt buộc phải là trẻ em. Do vậy, cần phải có đủ chứng cứ, tài liệu xác định người bị hại là trẻ em (chưa đủ 16 tuổi). Để có được kết luận chính xác người bị hại là trẻ em, đòi hỏi: Thứ nhất, phải có một hoặc nhiều loại giấy tờ có nội dung thống nhất xác định người bị hại là trẻ em như: Giấy khai sinh; giấy chứng sinh (giấy chứng nhận đẻ) tại cơ sở y tế; học bạ, sổ hộ khẩu hoặc bất kỳ giấy tờ nào có căn cứ xác định tuổi của trẻ em chưa đủ 16 tuổi v.v… Thứ hai, trong trường hợp không có các loại giấy tờ nêu trên, hoặc có các giấy tờ, nhưng nội dung các giấy tờ này không thống nhất về ngày, tháng, năm sinh, cần thiết phải trưng cầu giám định để xác định tuổi. Điểm d, khoản 3, Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự quy định bắt buộc phải trưng cầu giám định trong trường hợp cần phải xác định tuổi của người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án vì không có tài liệu khẳng định tuổi của họ, hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó. Tuy nhiên, do quy định của cấu thành tội phạm cụ thể ở từng tội phạm có sự khác nhau, nên ngoài việc xác định người bị hại là trẻ em, còn phải chứng minh những vấn đề quan trọng khác được quy định trong cấu thành của từng tội phạm cụ thể. Ví dụ: Đối với tội giết con mới đẻ quy định tại Điều 94 Bộ luật hình sự, thì người bị hại là đứa trẻ mới được đẻ ra. Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân Tối cao trong Nghị quyết số 04/HĐTP, ngày 29 tháng 11 năm 1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xác định: "con mới đẻ" là đứa trẻ mới được sinh ra từ ngày đầu tiên đến hết ngày thứ 7 (trong vòng 7 ngày tuổi). Do vậy, trong vụ án này cần phải có giấy chứng sinh của
  15. cơ sở y tế về số ngày tuổi của đứa trẻ. Theo nội dung của điều luật này thì người phạm tội lại chính là người mẹ đẻ ra đứa trẻ. Việc người mẹ giết con mới đẻ là do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đưa trẻ chết. Như vậy, đối tượng chứng minh quan trọng nhất trong vụ án về tội giết con mới đẻ phải có những chứng cứ, tài liệu chứng minh được: đứa trẻ bị chết trong vòng 7 ngày tuổi kể từ khi nó được đẻ ra; đứa trẻ bị chết do chính người mẹ đẻ ra nó đã giết nó hoặc vứt bỏ nó, làm cho nó chết; động cơ giết đứa trẻ là do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu, hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt. Nếu không có chứng cứ, tài liệu chứng minh được những tình tiết nêu trên như: Hành vi do chính người mẹ đẻ giết đứa trẻ đã quá 7 ngày tuổi, hoặc do người không đẻ ra giết đứa trẻ (mặc dù đứa trẻ này trong vòng 7 ngày tuổi) thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người (giết trẻ em) được quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự, chứ không phải tội giết con mới đẻ quy định tại Điều 94 Bộ luật hình sự. Đối với tội hiếp dâm trẻ em, quy định tại Điều 112 Bộ luật hình sự. Điều111 Bộ luật hình sự quy định về tội hiếp dâm được mô tả ở hành vi của người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân, hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ. Như vậy, tội hiếp dâm trẻ em thể hiện ở hành vi được mô tả như trên, nhưng nạn nhân phải là trẻ em nữ (người chưa đủ 16 tuổi). Tuy nhiên, khoản 4, Điều 112 Bộ luật hình sự có quy định, mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em. Điều này có nghĩa là, người phạm tội có thể không dùng vũ lực, hoặc không đe dọa dùng vũ lực hoặc không lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được, hoặc không dùng thủ đoạn khác mà vẫn giao cấu được với người chưa đủ 13 tuổi (được người dưới 13 tuổi đồng ý) thì vẫn bị coi là phạm tội hiếp dâm. Chủ thể của tội phạm này thường là nam giới đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, đối tượng chứng minh quan trọng nhất trong vụ án về tội phạm này cần phải có chứng cứ, tài liệu chứng minh được có hay không: hành vi hiếp dâm như đã được mô tả ở trên đối với người bị hại là trẻ em chưa đủ 16 tuổi; hoặc là có hành vi giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi, mặc dù không có tình tiết dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực.
  16. Tương tự như trên, đối với tội cưỡng dâm trẻ em quy định tại Điều 114 Bộ luật hình sự. Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật hình sự, tội cưỡng dâm được mô tả ở hành vi của người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu. Do vậy, đối tượng chứng minh quan trọng nhất trong vụ án về tội phạm này cần phải có chứng cứ, tài liệu chứng minh được người bị cưỡng dâm là người phụ nữ bị lệ thuộc người phạm tội, hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu. Người bị hại là trẻ em nữ từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi, nếu không phải là người bị lệ thuộc người phạm tội, hoặc là người không ở trong tình trạng quẫn bách mà có hành vi giao cấu, thì người phạm tội sẽ phạm vào tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 Bộ luật hình sự); trong trường hợp nếu người bị hại là trẻ em chưa đủ 13 tuổi, thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 Bộ luật hình sự) chứ không phải tội cưỡng dâm trẻ em. Đối với tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 Bộ luật hình sự), đối tượng chứng minh quan trọng nhất trong vụ án về tội phạm này cần phải có chứng cứ, tài liệu chứng minh được hành vi có quan hệ tình dục với người từ đủ 13 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi. Nếu quan hệ tình dục đối với người dưới 13 tuổi thì người đó phạm tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 Bộ luật hình sự). Đối với tội dâm ô với trẻ em (Điều 116 Bộ luật hình sự), đối tượng chứng minh quan trọng nhất trong vụ án về tội phạm này là những chứng cứ, tài liệu chứng minh được có hành vi kích thích tình dục đối với trẻ em, nhưng không có hành vi giao cấu. Nếu có hành vi giao cấu thì tùy theo từng tường hợp cụ thể có thể phạm vào tội hiếp dâm, cưỡng dâm, hoặc giao cấu với trẻ em. Đối với tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều120 Bộ luật hình sự), đối tượng cần phải chứng minh trong vụ án về tội phạm này là nh ững chứng cứ, tài liệu chứng minh được có hành vi mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. Đối với tội vi phạm qui định về sử dụng lao động trẻ em (Điều 228 Bộ luật hình sự), thì vấn đề cần phải chứng minh chính là những chứng cứ, tài liệu chứng minh được người phạm tội đã có một trong các hành vi: buộc trẻ em làm việc quá sức (mức tiêu hao năng lượng lớn hơn 4 kcal/phút, nhịp tim 120/phút); ở tư thế làm việc gò bó, thiếu dinh dưỡng; tiếp xác với hóa chất có khả năng gây biến đổi gien, gây ảnh hưởng xấu
  17. đến chuyển hóa tế bào, gây ung th ư, gây tác hại sinh sản lâu dài (gây thiểu năng tinh hoàn, thiểu năng buồng trứng), gây bệnh nghề nghiệp và các tác hại khác; tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh truyền nhiễm; tiếp xúc với chất phóng xạ (kể cả các thiết bị phát tia phóng xạ); tiếp xúc với điện từ ở mức quá giới hạn cho phép; trong môi trường có độ rung ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép, nhiệt độ không khí trong nhà xưởng trên 40độ C về mùa hè và trên 35 độ C về mùa đông, hoặc chịu ảnh hưởng của bức xạ cao; nơi có áp suất không khí cao hơn hoặc thấp hơn áp suất khí quyển; trong lòng đất; nơi cheo leo nguy hiểm; nơi làm việc không phù hợp với thần kinh, tâm lý trẻ em; nơi gây ảnh hưởng xấu tới việc hình thành nhân cách (Thông tư số 09/TT-LB ngày 13 tháng 4 năm 1995 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội – Y tế quy định các điều kiện lao động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên). Ngoài những đối tượng chứng minh nêu trên, trong mỗi tội phạm được quy định trong từng điều luật còn có các tình tiết định khung tăng nặng. Do vậy, khi giải quyết vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải chứng minh về những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự quy định, chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội, cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. Chứng cứ được xác định bằng: vật chứng; lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; kết luận giám định; biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác. Như vậy, để có phương tiện chứng minh (hay còn gọi là chứng cứ) cần phải thu thập chứng cứ. Việc thu thập chứng cứ trong các vụ án hình sự trong phạm vi nghiên cứu mà người bị hại là trẻ em có liên quan trực tiếp đến việc lấy lời khai của trẻ em. Pháp luật tố tụng hình sự quy định về lấy lời khai người bị hại (Điều 137 Bộ luật tố tụng hình sự) và áp dụng vào việc lấy lời khai người bị hại là trẻ em, cần tuân thủ các
  18. trình tự và thủ tục sau đây: Trước khi tiến hành lấy lời khai người bị hại là trẻ em phải có giấy triệu tập. Giấy triệu tập người bị hại là trẻ em được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác của họ; khi lấy lời khai người bị hại là trẻ em phải mời cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác, hoặc thày giáo, cô giáo của người đó tham dự; Điều tra viên, Kiểm sát viên phải giải thích cho những người này biết quyền và nghĩa vụ của họ tham gia tố tụng; Biên bản lấy lời khai người bị hại là trẻ em phải có chữ ký của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác, hoặc thày giáo, cô giáo của người đó tham dự. Điểm đáng chú ý khi lấy lời khai của người bị hại là trẻ em, chứng cứ phản ánh trong lời khai cần được kiểm tra, đánh giá, đảm bảo tính xác thực và phù hợp với thực tế khách quan. Do chứng cứ và nội dung những thông tin trong vụ án hình sự có tội danh xâm hại trẻ em thường trong phạm vi hẹp và rất hạn chế. Nội dung chứng cứ do người bị hại là trẻ em cung cấp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố liên quan như độ tuổi, môi trường sống và trạng thái tinh thần, sức khỏe của họ. Người bị hại là trẻ em có độ tuổi càng lớn, thì càng có khả năng phản ánh thông tin về vụ án một cách cụ thể, logic hơn, thông qua việc trình bày diễn đạt về diễn biến các tình tiết vụ án. Người bị hại là trẻ em dưới 6 tuổi, tư duy vẫn dựa vào trực giác toàn bộ, chưa biết phân tích, diễn tả chỉ chú ý vào chi tiết hấp dẫn, không phân biệt thực hư "thấy gì nói đấy". Vì vậy, lời khai của họ phản ánh những tình tiết liên quan đến vụ án một cách rời rạc, không liên tục và logic. Người bị hại là trẻ em từ 7 tuổi đến dưới 14 tuổi tư duy bắt đầu tách khỏi cảm giác trực quan, biết suy luận. Vì vậy lời khai của họ đã có sự sắp xếp liên tục và logic hơn về thời gian và diễn biến các tình tiết của vụ án. Người bị hại là trẻ em từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nhận thức ngày càng phát triển, vì vậy lời khai của họ đã có sự sắp đặt, có chủ định, thậm chí có cả việc hư cấu. Khoản 3, Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự quy định, những trường hợp phải bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định gồm: Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động; tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng, hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của
  19. vụ án; tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó; chất độc, chất ma tuý, chất phóng xạ, tiền giả". Như vậy, đối với các vụ án hình sự về tội hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em, Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án bắt buộc phải đưa người bị hại là trẻ em đi trưng cầu giám định để có kết luận giám định nhằm xác định mức độ thương tích, hoặc mức độ tổn hại về sức khỏe trên thân thể của trẻ em. Trong trường hợp không có tài liệu xác thực để xác định đúng tuổi của người bị hại, thì Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án cũng phải bắt buộc đưa người bị hại là trẻ em đi giám định (như đã nêu ở phần trên). Riêng đối với vụ án hình sự về các tội dâm ô với trẻ em, tội mua bán, tội đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, hoặc tội vi phạm qui định về sử dụng lao động trẻ em thì tùy theo nhưng trường hợp cụ thể, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định có thể trưng cầu giám định hay không. Ví dụ, khi cần xác định ADN của người bị hại là trẻ em để tìm cha, mẹ v.v... Việc áp dụng biện pháp điều tra nào để thu thập chứng cứ vụ án mà người bị hại là trẻ em tùy thuộc vào diễn biến của từng vụ án cụ thể. Tuy nhiên, Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án cần tiến hành một cách thận trọng để tránh gây nên những ảnh hưởng về tâm lý và tác động xấu đến quá trình hình thành nhân cách đối với người bị hại là trẻ em. 1.2.2. Người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mà người bị hại là trẻ em Người bị hại là trẻ em khi tham gia tố tụng hình sự không nhất thiết phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu như của người bị hại đã thành niên theo quy định của pháp luật. Trong giai đoạn điều tra, việc tham gia tố tụng của người bị hại là bắt buộc, nhưng việc tham gia tố tụng của người bị hại trong giai đoạn quyết định việc truy tố và giai đoạn xét xử chỉ mang tính bắt buộc trong những trường hợp cần thiết. Khi tham gia tố tụng người bị hại có quyền và trách nhiệm cung cấp, phản ánh những thông tin về tội phạm (trong chứng minh tội phạm và làm rõ sự thật khách quan của vụ án); xác định mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra (vấn đề yêu cầu bồi thường); đưa ra quan điểm của mình trong việc xử lý người phạm tội (đề nghị tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1