Luận văn: Nâng cao hiệu quả Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu
lượt xem 188
download
Luận văn: Nâng cao hiệu quả Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu gồm 3 chương trình bày: tổng quan về Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Nâng cao hiệu quả Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu
- Luận văn Nâng cao hiệu quả Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NH ACB
- 1 Lời mở đầu ****** Ngày nay, sự phát triển của nền kinh tế gắn liền với các hoạt động kinh tế – xã hội, thị trường ngày càng mở rộng và phát triển trong mối quan hệ kinh tế và khu vực, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngoại thương.Vì th ế quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế cũng không ngừng phát triển, kéo theo sự xuất hiện của nhiều phương thức thanh toán quốc tế, trong đó phải kể đến là thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Trong những năm qua, hoạt động thanh toán bằng tín dung chứng từ của các ngân hàng thương mại Việt Nam đ có nhi ều đổi mới, từng bước gắn với yêu cầu hội ã nhập quốc tế. Tuy nhiên, dù có tính ưu việt nhưng thanh toán bằng tín dụng chứng từ vẫn còn tồn tại những tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia giao dịch tín dụng chứng từ do pháp luật quy định chưa rõ ràng, không có ki ến thức sâu khi tham gia và áp dụng không đồng bộ thông lệ quốc tế, pháp luật quốc gia. Với hơn 15 năm có mặt trên thị trường, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã tr ở nên gần gủi, gắn kết với khách hàng bằng chiến lược sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú và chất lượng phục vụ cao. Trong đó, cũng cần kể đến dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ. Xuất phát từ nhu cầu thanh toán quốc tế, luận văn : “ Nâng cao hiệu quả Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu ” sẽ đi sâu vào nghiên cứu tổng quan và thực tiễn về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Á Châu. Mục đích nghiên cứu Qua tổng quan và thực tiễn về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Á Châu, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng
- 2 TMCP Á Châu. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung vào hai vấn đề : - Nghiên cứu tổng quan về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. - Nghiên cứu thực trạng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Á Châu. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập số liệu về hoạt động ngân hàng và thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng từ các cơ quan, ban ngành, từ các báo cáo của Ngân hàng TMCP Á Châu qua các năm 2008 – 2010. - Tham khảo các tài liệu, tạp chí, các quy định trong hệ thống ngân hàng để phục vụ cho việc nghiên cứu. - Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích đánh giá để nêu ra những thành tích đạt được và những tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán tại ngân hàng. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Luận văn dựa trên tình hình hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ của ngân hàng TMCP Á Châu, đưa ra những tồn tại, hạn chế và đề xuất những ý kiến phù hợp với ngân hàng trong thực tế. Từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Á Châu. Kết cấu luận văn Ngoài phần Lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm ba chương : - Chương 1 : Tổng quan về Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ. - Chương 2 : Thực trạng hoạt động Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu. - Chương 3 : Nâng cao hiệu quả Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Á Châu.
- 3 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1.1. Khái quát về Thanh toán quốc tế và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (D/C) 1.1.1.Khái niệm về Thanh toán quốc tế và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ : 1.1.1.1.Khái niệm về Thanh toán quốc tế: Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh v ực như kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa,…trong đó quan hệ kinh tế (chủ yếu là ngoại thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và phát triển. Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, trong đó ngân hàng là cầu nối trung gian giữa các bên. Như vậy, Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các ngh v ụ chi trả và ĩa quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. Có thể nói : thanh toán quốc tế là chiếc cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài. Nó có tác dụng bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩu cũng có th ể thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà thường phải thông qua ngân hàng với mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu. Vì vậy, thanh toán quốc tế ngày càng trở thành một dịch vụ quan trọng mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng của mình.
- 4 1.1.1.2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (D/C) là một sự thỏa thuận mà trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng ) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng ) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Bản chất pháp lý của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (D/C) : Thực tế, phương thức thanh toán đã chuy ển trách nhiệm thanh toán từ nhà nhập khẩu sang ngân hàng đảm bảo nhà xuất khẩu giao hàng và nhận tiền an toàn, nhanh chóng, khi đó nhà nhập khẩu sẽ được ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ và nhận hàng. Vì vậy ở một mức độ nhất định, phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán cân bằng lợi ích của cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu nên có thể cho là khá an toàn trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. + Thư tín dụng độc lập với hợp đồng : thư tín dụng được hình thành trên cơ sở hợp đồng nhưng khi phát hành nó lại độc lập với hợp đồng, và các ngân hàng tham gia chỉ hành động theo quy định thư tín dụng . Theo điều 4 của UCP 600 :”Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ là giao dịch riêng biệt với hợp đồng mua bán hoặc các hợp đồng khác mà có thể là cơ sở của tín dụng chứng từ. Các ngân hàng không liên quan hay bị ràng buộc ngay cả khi thư tín dụng có dẫn chiếu đến hợp đồng đó.” + Phương thức thanh toán tín dụng chứn từ là một kiểu mua bán chứng từ : điều 5 UCP 600 : “các ngân hàng giao dịch trên cơ sở các chứng từ chứ không bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có liên quan.”.Như vậy ngân hàng có ngh v ụ thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ ĩa xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản, điều kiện của thư tín dụng, ngân hàng không được phép lấy lý do là ngư ời mua không nhận được hàng mà từ chối thanh toán nếu chứng từ người xuất khẩu phù
- 5 hợp với điều khoản, điều kiện của thư tín dụng. 1.1.2. Đặc trưng cơ bản của thư tín dụng (L/C) : Thư tín dụng là văn bản do ngân hàng lập ra, là căn cứ pháp lý để ngân hàng quyết định việc thanh toán, chấp nhận hay chiết khấu hối phiếu/ bộ chứng từ, là cơ sở để người thụ hưởng lập bộ chứng từ đòi tiền ngân hàng. Vì vậy, thư tín dụng (L/C) là một văn bản pháp lí quan trọng đối với hình thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ D/C. Thư tín dụng có một số đặc điểm cơ bản sau : - Dựa trên sự thỏa thuận giữa ngân hàng phát hành và người mở : khi nhận được yêu cầu từ người mở thư tín dụng, ngân hàng xem xét hợp đồng mua bán hàng hóa giữa người mở và người thụ hưởng để quyết định việc chấp nhận hay từ chối mở thư tín dụng theo yêu cầu của người mở thông qua các quy định về mở L/C của ngân hàng. -. Dựa trên mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành và người thụ hưởng : L/C là cam kết đơn phương của ngân hàng phát hành về việc thanh toán cho người thụ hưởng. Do đó, khi phát hành L/C thì có giá trị ràng buộc ngân hàng phát hành. Người bán sau khi giao hàng, lập bộ chứng từ và gửi đến ngân hàng phát hành hay ngân hàng được chỉ định để thanh toán. - Thư tín dụng lập trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng có tính độc lập so với hợp đồng mua bán. Sau khi ã phát hành L/C, ngân hàng phát đ hành chỉ bị ràng buộc bởi L/C đã phát hành, th ậm chí ngay cả L/C có dẫn chiếu đến hợp đồng mua bán đó. Trong quá trình thanh toán, ngân hàng phát hành ch ỉ dựa trên chứng từ, hồ sơ hợp lệ được các bên xuất trình mà không cần phải dựa vào thực tế giao nhận hàng hóa, tên hàng, số lượng, chất lượng...Nếu xảy ra rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa thì hai bên mua bán sẽ tự giải quyết, ngân hàng phát hành không có trách nhiệm về hàng hóa đó.
- 6 1.1.3. Phân loại : Hiện nay, L/C được sử dụng cơ bản nhất dưới các loại sau : Căn cứ vào tính chất và đặc điểm, L/C được phân loại như sau : - L/C có thể hủy ngang (Revocable L/C) : là L/C mà người mở có quyền yêu cầu ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự chấp thuận hay thông báo trước của người thụ hưởng. Trong đó, lệnh sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ của ngân hàng phát hành chỉ có giá trị khi hàng chưa được giao. Thực tế, L/C có thể hủy ngang thường không đảm bảo quyền lợi của người thụ hưởng vì họ có thể bị rủi ro do ngân hàng phát hành đơn phương hủy ngang L/C đ phát hành. Dođó, lo ại L/C này rất ít được sử dụng ã trong thực tế. - L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C) : là loại L/C mà sau khi đã mở và người thụ hưởng đã chấp nhận, thì ngân hàng phát hành không được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C, trừ khi có sự thỏa thuận khác của các bên tham gia. Nếu như L/C có thể hủy ngang nói lên khả năng đơn phương hủy bỏ L/C đang còn hiệu lực không cần sự đồng ý của các bên thì L/C không hủy ngang không cho phép bên nào đơn phương hủy bỏ hay sửa đổi. Đây là loại hình đ ảm bảo quyền lợi của người thụ hưởng nên được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới. - L/C không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable LC) : là loại L/C không thể hủy bỏ, được ngân hàng khác xác nhận đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng phát hành, người bán có thể ký phát hối phiếu đòi ti ền ngân hàng xác nhận. Quyền lợi của người thụ hưởng được đảm bảo chắc chắn vì cả ngân hàng phát hành và xác nhận đều cam kết thanh toán khi bộ chứng từ xuất trình phù hợp với điều kiện, điều khoản của L/C. - L/C không thể hủy ngang không có xác nhận (UnConfirmed Irrevocable L/C): là loại L/C không thể hủy bỏ, được thông báo qua ngân hàng khác và không có sự cam kết nào về phía ngân hàng phát hành. - L/C không hủy ngang miễn truy đ (Irrevocable without recourse L/C) là òi
- 7 loại L/C mà sau khi người hưởng lợi đã đư ợc trả tiền thì ngân hàng phát hành không có quyền được đòi tiền người hưởng lợi trong bất cứ trường hợp nào. - L/C chuyển nhượng (Transferable L/C): là L/C không hủy ngang, trong đó người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đòi tiền mà mình có đư ợc cho những người hưởng lợi thứ hai. - L/C giáp lưng (Back to back L/C): là loại L/C mà sau khi nhận được L/C do người mở mở cho mình, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng đúng L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác với nội dung gần giống như nội dung ban đầu. L/C giáp lưng là một L/C biệt lập được mở trên cơ sở của L/C gốc còn gọi là L/C thứ hai trên cơ sở L/C thứ nhất. L/C giáp lưng c ũng đư ợc dùng trong mua bán trung gian như L/C chuyển nhượng. Điều khác nhau giữa L/C giáp lưng và L/C chuyển nhượng là ngân hàng phát hành L/C giáp lưng hoàn toàn chịu trách nhiệm thanh toán bộ chứng từ hợp lệ theo L/C mà mình mở không ràng buộc bởi L/C gốc. - L/C tuần hoàn (Revolving L/C) là L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã s ử dụng hết giá trị của nó hay đã h ết hạn hiệu lực thì nó lại có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời gian nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng các bên được thực hiện. L/C tuần hoàn có 2 loại: + Tuần hoàn có tích ũy : số tiền đã s ử dụng có thể được thêm vào cho lần l giao hàng kế tiếp. + Tuần hoàn không tích ũy: nh ững khoản tiền từng phần không được sử l dụng sau khi đã hết hạn hiệu lực. L/C tuần hoàn thường được sử dụng trong các trường hợp người mua muốn hàng hóa được giao từng phần tại những thời điểm quy định (đối với các hợp đồng giao hàng nhiều lần). - L/C dự phòng (Standby L/C) : là loại L/C được mở ra để bảo vệ quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu đã nh ận được L/C , tiền đặt cọc hoặc tiền ứng trước, nhưng lại không có khả năng giao hàng hoặc không hoàn
- 8 thành nghĩa vụ giao hàng như đã quy đ ịnh trong L/C, đòi hỏi ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu phát hành một L/C trong đó cam kết với nhà nhập khẩu sẽ hoàn trả lại số tiền đ đ ặt cọc, tiền ứng trước và chi phí mở L/C cho nhà nhập ã khẩu.Trong L/C dự phòng, ngân hàng mở ghi rõ L/C này chỉ có giá trị thực hiện khi có sự vi phạm nghĩa vụ của người xin mở L/C, ngược lại nếu không có sự vi phạm thì L/C khôngđư ợc thực hiện. L/C dự phòng đư ợc xem là phương tiện thanh toán thứ yếu, chỉ là đảm bảo cho người thụ hưởng L/C trong trường hợp nghĩa vụ không được thực hiện. Do đó, L/C dự phòng được sử dụng như một hình thức bảo lãnh trong phạm vi rất rộng bao gồm các hoạt động thương mại, tài chính. - L/C đối ứng (Reciprocal L/C) : là loại L/C không thể hủy ngang, chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó được mở ra. Trong L/C ban đầu thường phải ghi ‘L/C này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi đã m ở lại một L/C đối ứng với nó để cho người mở L/C này hưởng” và L/C đối ứng phải ghi “ L/C này đối ứng với L/C số…mở ngày...tại ngân hàng…” và thông báo cho người hưởng lợi biết. Đặc điểm nổi bật của L/C này là điều khoản thanh toán. L/C này được sử dụng trong giao dịch hàng đổi hàng và gia công hàng xuất khẩu, khi cả hai bên đều là người mua người bán của nhau. - L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C): là loại L/C mà ngân hàng phát hành cho phép ngân hàng thông báo ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo đúng L/C đ m ở. Khoản ứng ã trước này sẽ được khấu trừ vào tiền thanh toán bộ chứng từ. Căn cứ vào thời điểm thanh toán L/C được phân loại như sau : - L/C trả chậm (Acceptance/Deffered Payment L/C ): là loại L/C không thể hủy ngang, trong đó ngân hàng phát hành hay ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán toàn bộ số tiền của L/C tại một hay những thời điểm xác định trong tương lai, những thời điểm này được xác định cụ thể trong L/C. - L/C trả ngay (At sight Payment L/C) : người thụ hưởng sẽ nhận được khoản
- 9 thanh toán ngay khi họ xuất trình chứng từ phù hợp với điều khoản, điều kiện của L/C. 1.1.4. Nội dung chủ yếu của L/C: - Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C : + Số hiệu (L/C Number) :mỗi L/C đều có số hiệu riêng do ngân hàng phát hành cấp, để các bên tham gia trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến L/C nhằm tạo thuận lợi trong trao đổi thông tin giữa các bên có liên quan. + Địa điểm mở L/C (Place of issue) : là nơi mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người thụ hưởng và có ý ngh quan tr ọng trong việc lựa chọn luật ĩa pháp áp dụng để giải quyết những bất đồng xảy ra. + Ngày mở L/C (Date of issue): là ngày bắt đầu phát sinh sự cam kết của ngân hàng mở L/C đối với người xuất khẩu, là ngày ngân hàng mở chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C của nhà nhập khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cũng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem nhà nhập khẩu có thực hiện việc mở L/C đúng hạn không. - Loại thư tín dụng (Form of L/C): là điều khoản quan trọng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của L/C vì mỗi loại L/C có tính chất và nội dung khác nhau. - Tên, địa chỉ các bên liên quan đến L/C (Name/ Address of parties) : người mở, người thụ hưởng, ngân hàng phát hành và các ngân hàng khác như : ngân hàng thông báo, ngân hàng xuất trình, ngân hàng xác nhận... - Số tiền của L/C (Amount of L/C): được ghi bằng số và chữ và phải thống nhất với nhau, đơn vị tiền tệ chính xác, trị giá L/C phản ánh trị giá lô hàng giao theo hợp đồng, dung sai số tiền... - Thời hạn hiệu lực (Expired Period): là thời hạn mà ngân hàng phát hành cam kết sẽ trả tiền cho người thụ hưởng nếu họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp trong thời hạn đó.Thời hạn này bắt đầu từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực - Thời hạn xuất trình (Period for presentation): là khoảng thời gian người thụ hưởng được sử dụng để hoàn tất bộ chứng từ và gửi đi cho người mua thanh toán, thường được tính cụ thể là một số ngày nhất định sau ngày giao hàng.
- 10 - Thời hạn trả tiền (Period for payment): có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu là L/C trả ngay hoặc nằm ngoài thời hạn L/C nếu là L/C trả chậm, nhưng những hối phiếu đòi ti ền có kỳ hạn vẫn phải xuất trình cho ngân hàng trong thời hạn hiệu lực của L/C. - Thời hạn giao hàng (Shipment Period) : cũng được quy định rõ trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định, ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không được trùng với thời hạn hiệu lực của L/C, ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý, không được trùng vào ngày giao hàng. - Mô tả hàng hóa (Description of goods) : tên hàng hóa, số lượng, trọng lượng, quy cách phẩm chất, giá cả, bao bì, kí hiệu...cũng được quy định cụ thể trong L/C. - Vận tải giao nhận hàng hóa : các điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF, C&F…) nơi gửi hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng cũng đư ợc quy định cụ thể trong L/C. - Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình (Documents) : đây là nội dung then chốt chứng minh rằng người xuất khẩu đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ giao hàng và làm theo đúng như điều kiện của L/C. Đó là căn cứ quan trọng để yêu cầu ngân hàng mở L/C thanh toán tiền hàng. Do đó, yêu cầu khắt khe của việc thực hiện thanh toán bằng phương thức này là sự phù hợp hoàn toàn của các chứng từ với tất cả các điều kiện của L/C. Chứng từ phải thỏa 3 yêu cầu : số loại, lượng chứng từ và yêu cầu về việc ký phát chứng từ đó như thế nào. Thông thường bộ chứng từ bao gồm : + Hối phiếu (Drafts) + Hóa đơn (Invoice) + Chứng từ vận tải (Transport documents) + Hợp đồng bảo hiểm (Insurance Document) + Chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin) + Bản khai đóng gói hàng (Packing List) + Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng (Certificate of Weight/Quantity)
- 11 + Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality) + Giấy chứng nhận phân tích…(Certificate of Anlysis) Và một số chứng từ khác do hai bên người mở và người thụ hưởng quy định như :chứng nhận giao hàng, chứng nhận chuyển giao chứng từ,… - Sự cam kết trả tiền của Ngân hàng mở L/C : là điều khoản ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C. - Những điều khoản đặc biệt khác : cho phép đòi tiền bằng điện, địa chỉ nhận chứng từ, phí, quy cách đóng gói…Tuy nhiên, thực tế cho thấy không nên đưa quá nhiều điều khoản phụ vào L/C để tránh hiểu nhầm, không rõ ràng. - Chữ kí trên L/C hay mã hóa : L/C phải được ký vì là cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành, nếu L/C được mở và gửi cho người xuất khẩu bằng thư thì người ký nó phải là người đại diện ngân hàng hay được ủy quyền và được gửi đến các ngân hàng có liên quan, nếu L/C được gửi bằng điện swift, telex thì L/C phải có mã hóa đúng như quy định của hai bên. Tóm lại, dựa trên thỏa thuận của hợp đồng ngoại thương, người mở sẽ yêu cầu ngân hàng phát hành mở L/C đồng thời quy định một số điều khoản, điều kiện khác, ngân hàng phát hành ũng đưa vào L/C m ột số điều khoản, điều kiện quy c định của ngân hàng như chính sách phí và một số quy định theo thông lệ quốc tế tùy thuộc vào từng loại L/C cụ thể. Nhưng dù thế nào đi nữa thì mọi điều khoản của L/C đều phải rõ ràng, cụ thể để tránh tranh cãi và tu chỉnh L/C. 1.1.5. Quy trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ : 1.1.5.1. Quy trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ : 3 Ngân hàng Ngân hàng 7 mở L/C thông báo L/C 8 9 6 4 10 2 11 L/C 5 Nhà xuất khẩu Nhà nhập khẩu 1
- 12 1. Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương. 2. Nhà nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu ngân hàng phát hành mở L/C cho người thụ hưởng. 3. Ngân hàng phát hành L/C mở L/C theo yêu cầu của nhà nhập khẩu và chuyển L/C sang ngân hàng thông báo để báo cho người xuất khẩu biết. 4. Ngân hàng thông báo L/C thông báo cho người xuất khẩu. 5. Dựa vào nội dung L/C, nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu. 6. Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán gửi ngân hàng thông báo để được thanh toán. 7. Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang để ngân hàng phát hành kiểm tra và trả tiền. 8. Ngân hàng phát hành L/C sau khi kiểm tra chứng từ nếu phù hợp thì trích tiền chuyển sang ngân hàng thông báo để ghi có cho nhà xuất khẩu. 9. Ngân hàng thông báo ghi có và báo có cho nhà xuất khẩu. 10. Ngân hàng phát hành L/C trích tài khoản và báo nợ cho nhà nhập khẩu. 11. Nhà nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền và ngân hàng phát hành trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu nhận hàng. 1.1.5.2. Đặc trưng thanh toán bằng tín dụng chứng từ:: - Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ liên quan đến hai quan hệ hợp đồng độc lập : giữa người mở – ngân hàng phát hành, ngân hàng phát hành – người thụ hưởng. Dựa trên hợp đồng ngoại thương, người mở L/C điền đơn đề nghị mở, ký quỹ và đóng khoản phí mở L/C, ngân hàng căn cứ vào đó mở L/C cho nhà xuất khẩu và chịu trách nhiệm kiểm tra các chứng từ do người xuất khẩu xuất trình. Nếu chứng từ hợp lệ thì ngân hàng nhận chứng từ và thanh toán cho người thụ hưởng, sau đó ngân hàng giao chứng từ cho người mở. - Nguyên tắc thanh toán : + Việc thanh toán bằng tín dụng chứng từ mang tính độc lập : khi L/C được phát hành thì nó lại độc lập hoàn toàn với hợp đồng mua bán hay bất cứ hợp đồng nào khác. Thay vào đó, nó phụ thuộc vào khả năng xuất trình các chứng từ
- 13 phù hợp với L/C của người thụ hưởng. Ngân hàng phát hành không thể từ chối nghĩa vụ thanh toán với lý do hàng kém chất lượng. + Việc thanh toán bằng tín dụng chứng từ phải tuân thủ chặt chẽ của chứng từ : khi kiểm tra các chứng từ xuất trình, ngân hàng chỉ thanh toán cho người thụ hưởng khi bộ chứng từ tuân thủ và phù hợp với các điều khoản, điều kiện của L/C và phù hợp với nhau. - Việc thanh toán bằng tín dụng chứng từ chỉ căn cứ vào chứng từ không căn cứ vào hàng hóa : các chứng từ xuất trình là c c ứ để ngân hàng phát hành ăn kiểm tra và thanh toán hay từ chối thanh toán, và là căn cứ để nhà nhập khẩu nhận hàng. - Việc thanh toán bằng tín dụng chứng từ đảm bảo tương đối quyền lợi của người mở và người thụ hưởng L/C : mua bán hàng hóa quốc tế gặp khó khăn do khoảng cách địa lý do đó thanh toán bằng L/C là đáng tin cậy do có sự tham gia của các ngân hàng : khi nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ xem như hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, còn người mua nhận bộ chứng từ có thể nhận được hàng. - Việc thanh toán bằng tín dụng chứng từ trong đó ngân hàng phát hành L/C là người thanh toán cho người thụ hưởng : khi mở L/C thì ngân hàng phát hành cam kết sẽ thanh toán cho người thụ hưởng khi bộ chứng từ xuất trình phù hợp cho dù người mở L/C có thanh toán hay không. Do đó, ngân hàng mở L/C phải đánh giá năng lực, khả năng tài chính của người mở L/C và các điều kiện khác có liên quan. 1.1.6. Luật áp dụng khi thanh toán bằng tín dụng chứng từ: 1.1.6.1. Theo thông lệ và tập quán quốc tế : Khi thanh toán bằng tín dụng chứng từ, các chủ thể tham gia phải tuân thủ các quy định pháp lý của quốc gia mà còn phải tuân thủ các quy định pháp lý, các hiệp ước, hiệp định quốc tế, thông lệ của các nước. Tuy nhiên chính điều này lại gây khó khăn cho giao dịch thanh toán vì mỗi quốc gia có quy định luật pháp riêng. Do đó, cần có những quy định mang tính thống nhất cho các quốc gia để thực hiện thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ. Hiện nay chưa có các điều ước quốc tế
- 14 nào trực tiếp điều chỉnh vấn đề thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Nhưng do nhu cầu phát sinh thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ càng được mở rộng nên bản quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của phòng thương mại quốc tế ra đời gọi tắt là UCP (The Uniform customer and pratice for documentary credits, ICC). - UCP là tập quán quốc tế thống nhất điều chỉnh về tín dụng chứng từ, được ấn thành bởi Trung tâm hợp tác quốc tế ICC (The international Cooperation Center) . UCP đã qua 6 lần sửa đổi vào các năm 1951,1962,1974,1983,1993, và 2006 để theo kịp sự phát triển chung của nền kinh tế. Với số xuất bản UCP 500 (năm 1993) là bản sửa đổi tương đối hoàn chỉnh bao gồm 49 điều và chia ra làm 7 phần và gồm 2 phụ bản : + UCP 500.1 (eUCP) : the Supplement to the Uniform and Practice for Documentary Credits for Electronic Presentation) : áp dụng cho xuất trình chứng từ điện tử theo L/C. + UCP 500.2 (ISBP 645 : The international standard banking Pratice for Examination for Documents Under Documentary credits) : thực hành nghiệp vụ ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo L/C. Sau đó, UCP 500 được sửa đổi bổ sung thành UCP 600. Hiện nay, hầu hết các quốc gia đang sử dụng ấn phẩm UCP 600 có hiệu lực 1/7/2007. Một số điểm khác nhau giữa UCP 500 và UCP 600 : + UCP 600 được bố cục lại với 39 điều khoản, bổ sung nhiều định nghĩa và giải thích thuật ngữ mới để làm rõ ngh c ủa các thuật ngữ còn gây tranh cãi ĩa trong bản UCP 500. Chẳng hạn, điều 2 của UCP 600 “Definitions : định nghĩa” đã nêu một loạt định ngh như : Advising Bank, Applicant, Beneficiary, ĩa Cofirmation... + UCP 600 đã quy đ ịnh rõ thời gian cho việc từ chối hoặc chấp nhận các chứng từ xuất trình là khoảng thời gian cố định “5 ngày làm việc ngân hàng” trong khi ở UCP 500 là “7 ngày làm việc ngân hàng” + UCP 600 đã đưa ra quy định mới về địa chỉ người mở và người thụ hưởng.
- 15 + UCP 600 : ngân hàng phát hành được phép từ chối chứng từ và giao chứng từ cho người mở L/C khi nhận được chấp nhận bộ chứng từ bất hợp lệ của họ. Các tập quán quốc tế áp dụng toàn cầu trừ Hoa kỳ và Colombia coi UCP là một bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật quốc gia thì đa số các quốc gia khác đều coi UCP là văn bản trong hệ thống luật lệ và tập quán quốc tế. - ISBP : (International Standard Banking Practice ) tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo L/C số 681 năm 2007 của ICC tuân thủ theo UCP 600 ra đời. -URR725 : (Uniform Rules for Bank Reimbursement under Documentary Credit ) : quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng theo L/C của ICC năm 1996. -ISP 98 : (International Stanby Practices) : quy tắc thực hành L/C dự phòng do ICC ban hành, cung cấp các quy tắc về thực hành nghiệp vụ ngân hàng tiêu chuẩn đối với L/C và các cam kết độc lập có liên quan như L/C dự phòng. - Incoterms 2010 có hiệu lực ngày 1/1/2011, các điều kiện bảo hiểm ICC Clause 1982, quy định về cấm vận của Mỹ. Có thể nói, mức độ vận dụng các quy tắc thông nhất quốc tế như thế nào còn tùy thuộc vào hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. 1.1.6.2. Luật quốc gia điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng tín dụng chứng từ : Ở Việt Nam, đây là nguồn pháp luật cơ bản điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Chẳng hạn như : Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2003), Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2004), Nghị định 64/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/9/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN của NHNN ngày 20/3/2002 ban hành Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005, Pháp lệnh ngoại hối 2006, Quyết định của Thống đốc NHNN số 1325/2004/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN ngày 25/5/2001 về việc ban hành quy chế mở
- 16 thư tín dụng hàng nhập trả chậm,… Tóm lại, xét theo ngh r ộng, pháp luật về thanh toán tín dụng chứng từ gồm có ĩa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế là các thông lệ quốc tế và tập quán quốc tế về thanh toán bằng tín dụng chứng từ.. 1.1.7. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia : 1.1.7.1. Người mở (APPLICANT) : theo Điều 2 của UCP 600: “Bên mà theo yêu cầu của bên đó, L/C được phát hành”: là người mở L/C / người mua / nhà nhập khẩu, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng mở L/C) phát hành L/C và có trách nhiệm pháp lý đối với việc trả tiền của ngân hàng cho người bán theo L/C này, tuy nhiên, người mở phải thỏa mãn các điều kiện của ngân hàng. -Người mở có quyền đưa ra các chỉ thị để xác nhận L/C và kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị đó. -Người mở phải ký quỹ và trả phí phát hành L/C và các điều kiện khác của ngân hàng phát hành. -Người mở nhận bộ chứng từ từ ngân hàng và nhận hàng. 1.1.7.2. Người thụ hưởng (BENEFICIARY) : theo Điều 2 của UCP 600: “bên mà vì quyền lợi của bên đó, L/C được phát hành” : là người thụ hưởng L/C/ nhà xuất khẩu / người bán / người ký phát hối phiếu. - Người thụ hưởng nhận được L/C phải kiểm tra các điều khoản và điều kiện của L/C, tu chỉnh nếu có. - Người thụ hưởng giao hàng và lập bộ chứng từ gửi đến ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận để được thanh toán. 1.1.7.3. Ngân hàng phát hành (ISSUING BANK) : theo Điều 2 UCP 600 “ là ngân hàng, theo yêu cầu của người mở hoặc nhân danh chính mình, phát hành L/C”: là ngân hàng được chỉ định theo yêu cầu của người mở L/C, phát hành L/C cho người thụ hưởng. Hai bên mua và bán thỏa thuận lựa chọn ngân hàng phát hành, nếu không có thỏa thuận thì ngư ời mở L/C được phép lựa chọn ngân hàng phát hành. -Ngân hàng phát hành yêu cầu người mở L/C chuyển tiền ký quỹ đầy đủ, phí phát
- 17 hành trước khi mở L/C. -Ngân hàng phát hành mở L/C theo giấy đề nghị của người mở. -Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ của người thụ hưởng xuất trình. -Ngân hàng phát hành thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng nếu bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với điều khoản, điều kiện của L/C. 1.1.7.4. Ngân hàng thông báo (ADVISING BANK): theo Điều 2 của UCP 600 :”ngân hàng thông báo là ngân hàng tiến hành thông báo tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành”. Vì vậy, ngân hàng thông báo là ngân hàng được ngân hàng phát hành yêu cầu thông báo L/C cho người thụ hưởng. Ngân hàng thông báo thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước của nhà xuất khẩu . -Khi nhận được L/C từ ngân hàng phát hành gửi đến, ngân hàng thông báo chỉ thông báo L/C cho người thụ hưởng và thu phí thông báo mà không có cam kết gì. 1.1.7.5. Ngân hàng xác nhận (CONFIRMING BANK) : theo Điều 2 UCP 600 “ là ngân hàng, theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của ngân hàng phát hành, thực hiện xác nhận của mình đ ối với một tín dụng” được ngân hàng phát hành yêu cầu đứng ra xác nhận L/C trong trường hợp nhà xuất khẩu muốn có sự đảm bảo chắc chắn của L/C. -Ngân hàng xác nhận được ngân hàng phát hành ủy quyền thanh toán thay mình số tiền trong L/C cho người thụ hưởng, để đảm bảo số tiền thanh toán, ngân hàng xác nhận có thể yêu cầu ngân hàng phát hành ký quỹ 100% giá trị tín dụng và hưởng phí xác nhận. 1.1.7.6. Ngân hàng được chỉ định (NOMINATED BANK) :theo Điều 2 UCP 600 “ngân hàng chỉ định là ngân hàng mà tín dụng có giá trị thanh toán hoặc bất cứ ngân hàng nào trong trường hợp tín dụng có giá trị thanh toán đối với bất cứ ngân hàng nào”là ngân hàng xác nhận hoặc ngân hàng nào đó được ngân hàng phát hành ủy nhiệm để khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với những quy định trong L/C thì thanh toán cho ng ời thụ hưởng, chấp nhận hối phiếu, chiết khấu hối ư phiếu hoặc bộ chứng từ, hoặc cam kết trả chậm L/C.
- 18 - Ngân hàng được chỉ định có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ của nhà xuất khẩu như ngân hàng phát hành. 1.1.8. Ưu - nhược điểm của thanh toán bằng tín dụng chứng từ so với các phương thức thanh toán quốc tế khác: 1.1.8.1. Ưu điểm : - Đối với người mở (người mua, nhà nhập khẩu) : • Người mua có thể yên tâm vì chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì mới trả tiền và hầu hết các giấy tờ chứng từ đều được ngân hàng kiểm tra. • Người mua vẫn được hưởng lãi đ ối với khoản ký quỹ theo quy định của ngân hàng. • Người mua tận dụng được tín dụng của ngân hàng, đó là điều thiết yếu vì khoảng thời gian từ lúc mở L/C đến khi thu được tiền hàng là khá dài (bao gồm thời gian để người xuất khẩu chuẩn bị hàng, thời gian vận chuyển hàng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu và thời gian nhà nhập khẩu bán hàng). - Đối với người thụ hưởng (người bán, nhà xuất khẩu) : • Người bán hoàn toàn được đảm bảo thanh toán khi ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ. Người bán sau khi giao hàng tiến hành lập bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản, điều kiện của L/C sẽ được thanh toán bất kể trường hợp người mua không có khả năng thanh toán. Do vậy, nhà xuất khẩu sẽ thu hồi vốn nhanh chóng, không bị ứ đọng vốn trong thời gian thanh toán. Tình trạng tài chính của người mua được thay thế bằng cam kết của ngân hàng phát hành là sẽ trả tiền, chấp nhận hoặc chiết khấu trên cơ sở chứng từ xuất trình phù hợp. Đây là lợi thế vượt trội so với phương thức thanh toán quốc tế khác. • Người bán được giảm thiểu việc chậm trễ trong chuyển giao chứng từ để nhận thanh toán vì đư ợc ngân hàng phục vụ mình kiểm tra và chuyển chứng từ đến ngân hàng phát hành.Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay (đối với L/C trả ngay) hoặc vào
- 19 một ngày xác định (đối với L/C trả chậm) khi bộ chứng từ hoàn toàn hợp lệ với điều kiện, điều khoản của L/C. • Người bán có thể đề nghị ngân hàng phục vụ mình chiết khấu L/C hoặc tài trợ để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng. - Đối với ngân hàng phát hành : • Ngân hàng thu được các khoản phí, và thu hút khoản tiền ký quỹ (nếu có) và thực hiện các sản phẩm khác liên quan đến giao dịch thanh toán bằng L/C này : tài trợ, chiết khấu, bảo lãnh, mua bán ngoại tệ... • Ngân hàng mở rộng uy tín và vai trò của mình trên thị trường thế giới. 1.1.8.2. Nhược điểm : - Thanh toán bằng tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán an toàn và hiệu quả nhất so với các phương thức thanh toán quốc tế khác. Tuy nhiên, vẫn còn một số nhược điểm như sau : Quy trình thanh toán tỷ mỷ, các bên tiến hành phải thực hiện thận trọng nhiều khâu như lập bộ chứng từ, kiểm tra chứng từ...nên thời gian từ khi mở L/C đến thanh toán và hoàn tất tương đối dài. Chỉ cần có sai sót trong khâu lập, kiểm tra chứng từ là có thể dẫn đến việc từ chối bộ chứng từ Chi phí mở và thanh toán bằng tín dụng chứng từ cao Tóm lại, thư tín dụng là công cụ giúp nhà nhập khẩu yêu cầu nhà xuất khẩu thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng đã ký k ết và nhà nhập khẩu kiểm soát thông qua các chứng từ liên quan đối với việc nhận hàng hóa, chất lượng hàng hóa, ..đối với những giao dịch mà người mua và người bán chưa có sự tin tưởng lẫn nhau thì cam kết của ngân hàng là đảm bảo hợp đồng được thực hiện, củng cố khả năng của người mua, tạo niềm tin cho người bán. Đây là đặc điểm ưu việt hơn hẳn của thanh toán bằng tín dụng chứng từ so với các phương thức thanh toán quốc tế khác. Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi trong lnh ĩ vực ngân hàng. Đó là h th ức thanh toán linh hoạt, đảm bảo tính an toàn cho các ình giao dịch thương mại quốc tế và đáp ứng được những yêu cầu chủ yếu của thương
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn - Một số vấn đề về vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cầu 75 thuộc Tổng công ty công trình giao giao thông 8 - Bộ Giao Thông Vận tải
61 p | 785 | 321
-
Luận văn “Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại các siêu thị ở Hà Nội”
29 p | 394 | 151
-
Luận văn - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả TTHH ở Công ty Thương Mại Gia Lâm Hà Nội
46 p | 215 | 82
-
Luận văn: "Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Quy Chế Từ Sơn "
66 p | 315 | 71
-
Luận văn: "Nâng cao hiệu quả sử dụng người lao động của công ty điện thoại Hà Nội"
58 p | 178 | 69
-
LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả hoạt động đại lý Bảo Hiểm Nhân Thọ ở Việt Nam hiện nay
31 p | 329 | 52
-
Luận văn: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN PHỔ YÊN
0 p | 161 | 43
-
LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Viễn Đông
66 p | 212 | 38
-
Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp tập trung Hà Nội
27 p | 211 | 33
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển tiền điện tử tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội
64 p | 176 | 32
-
Luận văn "Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động ở công ty đay Thái Bình "
38 p | 141 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng An Bình
25 p | 152 | 19
-
Luận văn tốt nghiệp ngành Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông chi nhánh Hà Nội
95 p | 23 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Giải pháp Dịch vụ Số
136 p | 35 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ viên chức tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình
122 p | 20 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Lao Bảo Quảng Trị
27 p | 15 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
26 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của Quỹ đầu tư phát triển Tây Ninh
115 p | 9 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn