intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

luận văn: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU CAO CẮT CÂY VÀ THỜI GIAN NUÔI CỦ ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦ GIỐNG HOA LILY SOCBONNE VÀ HOA LAYƠN ĐỎ ĐÔ VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2008 I THÀNH PHỐ LẠNG SƠN

Chia sẻ: Nguyễn Thị Bích Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

112
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoa Lily và hoa Layơn là những loài hoa có nguồn gốc ôn đới, có vẻ đẹp sang trọng, đƣợc thị hiếu ngƣời tiêu dùng rất ƣa chuộng và hiện đang là những loại hoa có giá trị kinh tế cao. Vào những dịp vui vẻ, lễ tết nhất là những ngày tết âm lịch nếu có đƣợc một bình hoa lily hoặc layơn thì hy vọng sẽ mang may mắn đến cả năm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: luận văn: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU CAO CẮT CÂY VÀ THỜI GIAN NUÔI CỦ ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦ GIỐNG HOA LILY SOCBONNE VÀ HOA LAYƠN ĐỎ ĐÔ VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2008 I THÀNH PHỐ LẠNG SƠN

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGHUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CHU THÚY CHINH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU CAO CẮT CÂY VÀ THỜI GIAN NUÔI CỦ ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦ GIỐNG HOA LILY SOCBONNE VÀ HOA LAYƠN ĐỎ ĐÔ VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2008 I THÀNH PHỐ LẠNG SƠN – 2 0 0 9 T Ạ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên, năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGHUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CHU THÚY CHINH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU CAO CẮT CÂY VÀ THỜI GIAN NUÔI CỦ ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦ GIỐNG HOA LILY SOCBONNE VÀ HOA LAYƠN ĐỎ ĐÔ VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2008 I THÀNH PHỐ LẠNG SƠN – 2 0 0 9 T Ạ CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT Mã số: 60. 62. 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LUÂN THỊ ĐẸP Thái Nguyên, năm 2 0 0 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào. Mọi việc giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã đƣợc cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Tháng 4 năm 2009 Tác giả luận văn Chu Thúy Chinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi luôn nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của: Cô giáo hƣớng dẫn PGS.TS. Luân Thị Đẹp, Thầy giáo hƣớng dẫn PGS.TS. Đào Thanh Vân đã giúp đỡ tận tình về phƣơng hƣớng và phƣơng pháp nghiên cứu cũng nhƣ hoàn thiện luận văn. Khoa Sau đại học, khoa Nông Học, Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lạng Sơn đã tạo điều kiện về thời gian, địa điểm nghiên cứu, phƣơng tiện vật chất cho tác giả. Lạng Sơn, 2009 Tác giả luận văn Chu Thúy Chinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 1. Đặt vấn đề .....................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................2 3. Yêu cầu..........................................................................................................2 4.Ý nghĩa của đề tài...........................................................................................2 CHƢƠNG 1- TỔNG QUAN...........................................................................3 1.1. Cơ sở khoa học...........................................................................................3 1.2. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại ảnh của hoa Lily và hoa Layơn..........................................................................................................4 1.2.1. Hoa Lily...................................................................................................4 1.2.1.1. Nguồn gốc.............................................................................................4 1.2.1.2. Đặc điểm thực vật học..........................................................................4 1.2.1.3. Kỹ thuật nhân giống lily.......................................................................7 1.2.1.4. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh..........................................................9 1.2..2. Hoa Layơn............................................................................................11 1.2.2.1. Đặc điểm hình thái.............................................................................11 1.2.2.2. Yêu cầu ngoại cảnh...........................................................................12 1.2.2.3 Nhân giống Layơn...............................................................................14 1.2.2..3.1. Nhân giống hữu tính( Nhân giống bằng hạt).................................14 1.2.2..3.2. Nhân giống vô tính.........................................................................15 1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới.......................................16 1.3.1. Sản xuất và tiêu thụ hoa ở châu Á.........................................................23 1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa tại Việt Nam...................................25 1.3.3. Kỹ thuật sản xuất hoa ở Việt Nam........................................................29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  6. 1.3.4.Phương hướng phát triển sản xuất và xuất khẩu hoa tươi đến năm 2015 của nước ta......................................................................................................30 1.4. Tình hình nghiên cứu hoa lily & hoa layơn ở Việt Nam..........................31 CHƢƠNG 2- ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................................33 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu...............................................................................33 2.2. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi..........................................33 2.2.1. Nội dung................................................................................................33 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................33 2.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................35 2.2.3.1. Các chỉ tiêu ở thời kỳ bảo quản..........................................................35 2.2.3.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng....................................................................35 2.2.3.3. Các chỉ tiêu về hoa.............................................................................35 2.2.3.4. Độ bền hoa........................................................................................36 2.2.3.5. Tình hình sâu bệnh............................................................................36 2.2.3.6.Hạch toán thu chi................................................................................36 CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................37 3.1. Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến chất lƣợng củ giống hoa lily Socbonne vụ đông xuân năm 2008 – 2009 tại thành phố Lạng Sơn...................................................................................................................37 3.1.1. Tình hình ra rễ, nảy mầm của củ Lily trong quá trình bảo quản..........37 3.1.2. Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến sức nảy mầm của giống lily...................................................................................................40 3.1.3.Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến khả năng sinh trưởng của lily Socbonne.........................................................................41 3.1.4. Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của giống lily Socbonne................................44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  7. 3.1.5.Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến một số chỉ tiêu về hình thái hoa lily Socbonne ................................................................47 3.1.6.Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến một số chỉ tiêu về năng suất, chất lượng hoa lily socbonne.............................................48 3.1.7.Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến độ bền của hoalily Socbonne thí nghiệm...........................................................................51 3.1.8. Tình hình sâu bệnh hại trên giống hoa lily Socbonne thí nghiệm.........54 3.1.9. Sơ bộ hạch toán thu chi của các công thức thí nghiệm giống hoa lily Socbonne.........................................................................................................55 3.2. Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến chất lƣợng củ giống hoa layơn đỏ đô vụ đông xuân năm 2008 - 2009 tại thành phố Lạng Sơn...................................................................................................................56 3.2.1. Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến sức nảy mầm của giống Layơn..............................................................................................56 3.2.2.Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến khả năng sinh trưởng của layơn Đỏ đô...........................................................................57 3.2.3. Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của hoa layơn.....................................................60 3.2.4.Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến một số chỉ tiêu về hình hoa thái hoa layơn đỏ đô.............................................................62 3.2.5.Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến một số chỉ tiêu về năng suất hoa.......................................................................................64 3.2.6. Ảnh hưởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến độ bền hoa layơn đỏ đô......................................................................................................68 3.2.7. Hạch toán thu chi...................................................................................71 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................................72 1. Kết luận.......................................................................................................72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  8. 1.1. Đối với hoa lily Socbonne........................................................................72 1. 2. Đối với hoa layơn đỏ đô..........................................................................72 2. Đề nghị........................................................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  9. MỤC LỤC CÁC BẢNG VÀ PHỤ LỤC Bảng và đồ thị Đồ thị 1.1. Diện tích trồng hoa, cây cảnh của một số nƣớc trên thế giới........16 Đồ thị 1.2. Tình hình tiêu thụ hoa cắt trên đầu ngƣời và giá trị thị trƣờng (100 triệu Euro) của một số nƣớc trên thế giới........................................................18 Bảng 1.1: Giá trị xuất khẩu hoa một số nƣớc năm 2002.................................19 Bảng 1.2: Giá trị nhập khẩu hoa một số nƣớc năm 2002................................20 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất hoa lily ở một số nƣớc trên thế giới (ha)..........21 Bảng 1.4: Tình hình sản xuất hoa Hàn Quốc..................................................24 Bảng 1.5. Diện tích và giá trị sản lƣợng hoa cây cảnh ở Việt Nam năm 2003.................................................................................................................26 Bảng 1.6: Diễn biến diện tích trồng hoa ở Việt Nam......................................29 Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến tỷ lệ nảy mầm của giống lily Socbonne.........................................................................37 Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến tỷ lệ ra rễ của giống lily Socbonne..................................................................................39 Bảng 3.3: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến sức nảy mầm của giống Lily Socbonne........................................................................40 Bảng 3.4: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến động thái ra lá của giống Lily socbonne..........................................................................42 Bảng 3.5: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến động thái tăng trƣởng chiều cao cây của giống Lily Socbonne................................43 Bảng 3.6: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của giống lily Socbonne ................................45 Bảng 3.7: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến một số chỉ tiêu về hình thái của giống lil y Socbonne.................................................47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  10. Bảng 3.8: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến năng suất giống lily Socbonne ................................................................................49 Bảng 3.9: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến phân loại hoa lily Socbonne............................................................................................51 Bảng 3.10: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến độ bền hoa của giống lily Socbonne ..........................................................................52 Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến tình hình bệnh hại giống hoa lily Socbonne..........................................................54 Bảng 3.12. Sơ bộ hạch toán thu chi của các công thức thí nghiệm để giống hoa lily Socbonne............................................................................................55 Bảng 3.13: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến sức nảy mầm của giống Layơn đỏ đô...........................................................................56 Bảng 3.14: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ động thái ra lá của giống layơn Đỏ đô ...............................................................................57 Bảng 3.15: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến động thái tăng trƣởng chiều cao cây của giống Layơn đỏ đô .................................59 Bảng 3.16: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của giống layơn đỏ đô....................................61 Bảng 3.17: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến một số chỉ tiêu về hình thái của giống layơn..............................................................63 Bảng 3.18: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ năng suất của giống layơn đỏ đô.....................................................................................65 Bảng 3.19: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến phân loại hoa layơn đỏ đô........................................................................................67 Bảng 3.20: Ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến độ bền hoa cắm giống layơn đỏ đô.............................................................................68 Bảng 3.21: Sơ bộ hạch toán thu chi các công thức hoa layơn đỏ đô.............71 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  11. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Sơ bộ hạch toán thu chi của các công thức thí nghiệm..................77 Phụ lục 1: Tình hình thời tiết khí hậu vụ đông xuân năm 2007 – 2008 và vụ đông xuân năm 2008 – 2009 tại thành phố Lạng Sơn.....................................79 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  12. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hoa Lily và hoa Layơn là những loài hoa có nguồn gốc ôn đới, có vẻ đẹp sang trọng, đƣợc thị hiếu ngƣời tiêu dùng rất ƣa chuộng và hiện đang là những loại hoa có giá trị kinh tế cao. Vào những dịp vui vẻ, lễ tết nhất là những ngày tết âm lịch nếu có đƣợc một bình hoa lily hoặc layơn thì hy vọng sẽ mang may mắn đến cả năm. Cái vẻ rực rỡ, tràn đầy mầu sắc sang trọng, cùng với hƣơng thơm chúng làm tăng vẻ đẹp cho nhau, làm cho cả gian phòng toát lên không khí tƣơi vui đầm ấm. Trong chiến lƣợc phát triển nông nghiệp hiện nay ở Việt Nam, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất đai đang là một yêu cầu bức thiết của sản xuất. Thực tế trong những năm qua, ở hầu hết tất cả các địa phƣơng trong cả nƣớc đã có nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao, trong đó phải kể đến là những mô hình trồng hoa có giá trị cao. Lạng Sơn là một tỉnh biên giới ở phía bắc của tổ quốc, có khí hậu lạnh thích hợp với sự sinh trƣởng và phát triển của hoa lily và hoa layơn. Lạng Sơn có đầy đủ mọi điều kiện để phát triển nghề trồng hoa, nhất là trồng lily và layơn để phục vụ nhu cầu tại chỗ và xuất khẩu. Tuy nhiên, giống của hai loại hoa đều phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài, giá đắt ( 14.000 – 15.000đ/củ lily và 800 – 1000đ/củ layơn). Mặt khác chủng loại hoa đơn điệu, chất lƣợng giống không đảm bảo cho nên chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Do vậy việc nghiên cứu sản xuất củ giống trong nƣớc, nhằm hạ giá thành sản xuất, chủ động cung ứng giống cho thị trƣờng là rất cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành đề tài "Nghiên cứu ảnh hƣởng của chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ đến chất lƣợng củ giống hoa lily Socbonne và layơn đỏ đô tại Lạng Sơn". Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn
  13. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhằm tận thu củ giống hoa Lily và layơn vụ trƣớc để cung cấp giống hoa cho sản xuất. 3. Yêu cầu - Xác định đƣợc chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ sau thu hoạch đến tỷ lệ nảy mầm, khả năng sinh trƣởng và chất lƣợng của giống hoa Lily - Xác định đƣợc chiều cao cắt cây và thời gian để củ sau khi thu hoạch hoa đến tỷ lệ nảy mầm, khả năng sinh trƣởng và chất lƣợng của giống hoa Layơn. 4. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học: giúp học viên phƣơng pháp trong nghiên cứu khoa học nhƣ xác định vấn đề cần nghiên cứu, phƣơng pháp tiến hành và trình bày 1 báo cáo khoa học. - Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: Xác định đƣợc một số biện pháp kỹ thuật để giống trong sản xuất giống hoa lily và Layơn tại Lạng Sơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn
  14. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học Các giống hoa lily và layơn nhập nội có nguồn gốc từ các vùng khí hậu lạnh và ẩm đƣợc trồng ở Việt Nam trên các vùng cao nguyên (Đà Lạt, Sapa). Khi du nhập vào nƣớc ta 2 loại hoa trên đã trở thành những loại hoa đƣợc ƣa thích nhất, bởi nó có vẻ đẹp rất đặc trƣng lại có hƣơng thơm mát dịu, có nhiều mầu sắc khác nhau. Chính vì vậy nhu cầu tiêu thụ 2 loại hoa này trên thị trƣờng Việt Nam ngày càng tăng, đồng thời nó cũng đang đƣợc nghiên cứu đƣa vào sản xuất với qui mô lớn để trở thành mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của ngành trồng hoa Việt Nam. Hoa Lily, layơn chủ yếu trồng ở Đà Lạt một vài năm gần đây đã trồng thành công ở Sapa và đặc biệt hiện nay đang trồng thử nghiệm ở Đồng bằng bắc bộ vào vụ Đông (thời tiết thích hợp để cây sinh trƣởng và phát triển). Mặc dù vậy, trong thực tế sản xuất hoa ở nƣớc ta còn rất hạn chế về diện tích canh tác cũng nhƣ năng suất, sản lƣợng, giá thành hoa cắt cành lại cao. Một trong những lí do chính dẫn đến những hạn chế này là chúng ta vẫn hoàn toàn thụ động trong vấn đề giống. Nguồn củ giống ở nƣớc ta phải nhập nội, chủ yếu ở Hà Lan và Trung Quốc nên giá thành cao. Do vậy việc nghiên cứu các phƣơng pháp sản xuất củ giống nhằm chủ động giống trong việc mở rộng sản xuất là rất cần thiết. Sau khi thu hoạch hoa, củ giống cần một thời gian để tích luỹ vật chất vào trong củ để đủ điều kiện nhân giống cho vụ sau. Việc thời gian thu củ và chiều cao cắt cây ảnh hƣởng đến khả năng tích luỹ vật chất vào củ và sẽ có ảnh hƣởng lớn đến khả năng sinh trƣởng, phát triển của hoa sau này. Việc nghiên cứu chiều cao cắt cây và thời gian nuôi củ là một phƣơng pháp dễ làm, sau khi cắt hoa ta để lại thân và củ trong đất với những quãng thời gian khác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn
  15. nhau với chiều cao thân khác nhau để đánh giá chất lƣợng củ sau này làm giống. 1.2. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại ảnh của hoa Lily và hoa Layơn 1.2.1. Hoa Lily 1.2.1.1. Nguồn gốc Hoa Lily trên thế giới có nguồn gốc từ Trung Quốc và đây cũng là nƣớc trồng hoa lily sớm nhất. Những nghiên cứu cho rằng việc trồng lily để lấy củ ăn làm thuốc bắt đầu từ đời nhà Đƣờng ( Trung Quốc), nhƣng trƣớc đó cũng có nhiều bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của hoa lily, nhƣ vậy hoa lily đƣợc trồng lúc đầu với hai mục đích làm thuốc và thƣởng thức vẻ đẹp. Đến cuối thế kỷ XVI các nhà thực vật học ngƣời Anh đã phát hiện và đặt tên cho các giống lily, đến đầu thế kỷ XVII lily đƣợc di thực từ châu Âu sang châu Mỹ và đến thế kỷ XVIII các giống lily của Trung Quốc di thực sang châu Âu nhờ vẻ đẹp và hƣơng thơm nên nó nhanh chóng phát triển và đƣợc coi là cây quan trọng của châu Âu và châu Mỹ ( Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2005)[4]. 1.2.1.2. Đặc điểm thực vật học Lily là cây thân thảo lâu năm, phần dƣới mặt đất gồm thân vẩy, thân vẩy con, thân rễ và rễ. Phần trên mặt đất gồm lá, cán thân, mầm hạt ( một số không có mầm hạt) a/ Thân vẩy Thân vẩy là phần phình to của thân biến thành, trên đĩa thân vẩy có vài chục vẩy hợp lại, có hình cầu dẹt, hình trứng, hình trứng dài, hình elip… Chất đất, kỹ thuật trồng và tuổi của thân vẩy ảnh hƣởng đến hình thái thân, không có vỏ bao bọc. Mầu sắc thân vẩy tuỳ theo loài, giống khác nhau có mầu trắng, vàng, đỏ cam, đỏ tím…Độ lớn của thân vẩy khác nhau do loài, giống. Loại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn
  16. nhỏ chu vi 6 cm nặng 7 – 8g, loại to chu vi 24 – 25 cm nặng trên 100g, loại đặc biệt chu vi 34 – 35 cm nặng 350g. Độ lớn của thân vẩy tƣơng quan chặt chẽ với số nụ hoa. Ví dụ giống lily loại Thơm chu vi 10 – 13cm có 1- 2 nụ, chu vi 12 – 14cm có 2- 4 nụ, chu vi 14 – 16cm có trên 4 nụ. Vốn có hình elip, hình kim xoè ra có đốt hoặc không có đốt, mầm vẩy to ở ngoài, nhỏ ở trong là nơi dự trữ của thân vẩy. Trong đó nƣớc chiếm 70%, chất bột 23%, một ít lƣợng protein, chất khoáng, chất béo. Bóc bỏ lớp thân vẩy thì tốc độ nảy mầm của củ càng nhanh, nhƣng giảm tốc độ hình thành và lớn lên của các cơ quan, giảm số lá và hoa, hoa ra muộn hơn. Việc lựa chọn củ giống to hay nhỏ phụ thuộc vào chất lƣợng của hoa mà ta cần. Theo nguyên tắc thông thƣờng, củ giống càng nhỏ thì nụ hoa trên mỗi cành càng ít, thân càng ngắn thì cây càng nhẹ. Trong điều kiện thích hợp, tức là trong thời kỳ sinh trƣởng của thực vật mà có ánh sáng đầy đủ và nhiệt độ thấp vừa đủ thì tốt nhất nên trồng củ giống hoa lily loại nhỏ. Nếu thời kỳ trồng là từ tháng 12 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau, do ánh sáng thiếu và ngắn (mùa Đông) hoặc ở giai đoạn nhiệt độ quá cao (mùa Hè) thì nên chọn loại củ giống hơi to một chút. Chúng ta nên chú ý đến một số loại giống trong hệ lai châu Á và hệ lai Đông Phƣơng nếu trồng củ giống quá to sẽ có nguy cơ bị cháy lá. Bảng dƣới đây sẽ thể hiện cỡ củ giống trong từng hệ lai hoa lily Hệ lai châu Á 9-10cm, 10-12cm, 12-14cm, 14-16cm, 16cm và lớn hơn Hệ lai Đông 12-14cm, 14-16cm, 16-18cm, 18-20cm, 20-22cm, 22cm Phƣơng và lớn hơn Hệ lai Longiflorum 10-12cm, 12-14cm, 14-16cm, 16cm và lớn hơn Hệ L/A 10-12cm, 12-14cm, 14cm và lớn hơn Trồng hoa lily cắt cành và hoa chậu- Trung tâm hoa thế giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn
  17. b/ Rễ Rễ Lily gồm 2 phần: rễ thân và rễ gốc. Rễ thân còn gọi là rễ trên do phần thân mọc dƣới đất sinh ra có nhiệm vụ nâng đỡ thân, hút nƣớc và dinh dƣỡng, tuổi thọ 1 năm. Rễ gốc gọi là rễ dƣới, sinh ra từ gốc thân vẩy, có nhiều nhánh to khoẻ, là cơ quan chủ yếu hút nƣớc và dinh dƣỡng của lily, rễ lily có tuổi thọ đến 2 năm. c/ Lá Lily nhiều lá mọc rải rác thành vòng thƣa, hình kim, xoè, hình thuỗn, hình giải đầu hơi nhọn, không có cuống hoặc cuống ngắn, xanh, lá to hay nhỏ tuỳ thuộc vào giống, điều kiện trồng và thời gian xử lý. Lá có từ 1 – 7 gân, gân giữa rõ ràng hơn, giữa lá lõm xuống, lá mầu xanh bóng mềm. d/ Củ con và mầm hạt Đại bộ phận Lily có củ con ở gần thân rễ có đƣờng chu vi 0,5 – 3cm số lƣợng tuỳ thuộc giống và điều kiện trồng. Giống lily Quyển Đan và các giống tạp Giao mạch lá có mầm hạt hình cầu hoặc hình trứng. Khi chín có mầu tím tối, chu vi từ 0,5 – 1,5cm. e/ Hoa Hoa Lily mọc đơn lẻ, hoặc xếp đặt trên hoa, bao hoa hình lá nhỏ. Hoa chúc xuống, vƣơn ngang hoặc hƣớng lên. Hình dáng hoa là căn cứ chủ yếu để phân loại lily nhƣ dạng hình loa kèn thì 1/3 phía trƣớc cong ngƣợc lên, dạng hình phễu thì 1/3 phía trƣớc cong ngƣợc ra, dạng hình cái cốc, phía trƣớc hơi cong, dạng hình cầu có 6 cánh hoa thành 2 vòng nối nhau do 3 vòng đài và 3 cánh tạo thành, mầu sắc nhƣ nhau nhƣng đài hoa hẹp hơn, cánh đều có hình elip, gốc có tuyến mật. Nhị đủ 6 cái giữa có cuống mầu xanh nhạt gắn với nhau thành hình chữ T trục hoa nhỏ dài, đầu trục phình to có 3 khía, tử phòng ở trên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 http://www.lrc-tnu.edu.vn
  18. Mầu sắc hoa lily rất phong phú: trắng, phấn hồng, đỏ, vàng cam, đỏ tím…phấn hoa có mầu vàng, đỏ cam, đỏ nâu, nâu tím. f/ Quả Hình trứng dài, mỗi quả có vài trăm hạt, 3 ngăn, hạt hình bẹt, xung quanh có cánh mỏng, hình bán cầu, hình 3 góc, vuông dài, độ lớn, trọng lƣợng hạt và số lƣợng hạt tuỳ theo giống. Trong điều kiện khô lạnh bảo quản đƣợc 3 năm (Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2005) [4]. 1.2.1.3. Kỹ thuật nhân giống lily Có thể nhân giống Lily bằng cách cắm cành, tách củ, nuôi cấy mô, nhân bằng hạt, mầm hạt… a/ Giâm vẩy Thời gian giâm vào mùa Xuân và mùa Thu khi đào củ, chọn củ to mập bóc bỏ lớp vẩy khô hoặc thối bên ngoài, rồi bóc lấy vỏ lành khoẻ đem ngâm trong dung dịch Foocmalin 80 lần trong 20 phút, lấy ra dùng nƣớc rửa sạch, hong khô. Vƣờn ƣơm chọn nơi nhiệt độ ổn định thƣờng xuyên duy trì từ 20 – 25oC, không có ánh sáng chiếu xạ. Vƣờn giâm chiều rộng 40 – 100m, chiều dài tuỳ ý, chất nền có thể dùng cát thô, cục than bùn, tốt nhất là dùng than bùn có đƣờng kính 0,2 – 0,5cm, độ dày 8 – 10 cm. Giâm vẩy bằng cách cắm nghiêng vẩy vào đất nền cách nhau 3cm, độ sâu cắm bằng 1/3 đến chiều dài vẩy. Để kích thích ra rễ có thể dùng NAA nồng độ 100 mg/l phun vào vẩy tỷ lệ ra rễ cao và củ ra rễ nhanh, cây sinh trƣởng nhanh. Khi chăm sóc dùng bình phun nƣớc vào vẩy làm cho vẩy tiếp xúc tốt với đất nền, duy trì ở nhiệt độ 20 – 25oC, độ ẩm 30-35%, sau đó tƣới ít nƣớc đề phòng vẩy bị thối. Sau 40 – 60 ngày ở vết thƣơng của vẩy sẽ ra củ con có rễ, mỗi vẩy có thể đẻ ra 1 – 4 củ con, khi mỗi củ con có đƣờng kính 0,3 – 1cm sẽ mọc ra 1 -5 rễ con, đợi khi củ con lớn có thể bứng cây con đi chăm sóc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn
  19. b/ Tách củ Thƣờng thực hiện vào mùa Xuân và mùa Thu. Chọn củ không sâu bệnh chu vi từ 8 – 10 cm ngâm trong dung dịch Foocmalin 1/80 trong 30 phút lấy ra rửa sạch hong khô. Lily là cây ƣa khí hậu mát và ẩm nên đất trồng phải chọn nơi nhiệt độ trung bình tháng 7 không quá 22 oC, đất tốt tơi xốp có điều kiện tƣới nƣớc, luống rộng từ 100 – 120cm, độ dài tuỳ ý. Khoảng cách hàng và cách cây 10x20cm, mỗi luống rạch 5-6 hàng sâu 12cm, rạch xong tƣới đủ nƣớc đợi nƣớc ngấm rồi đặt củ vào hàng cách nhau 10cm, sau đó lấp đất dày 8- 10cm. Chăm sóc cây con sau khi cây mọc đều thì bón 1 ít đạm, có thể kết hợp bón FeSO4 để điều chỉnh độ chua. Mỗi ha bón 37kg (NH4)2HPO4, 74kg ure, 3,75kg SO42- hoà phân vào nƣớc để tƣới. Sau 20 ngày bón một lần nữa giống nhƣ trên, đến giữa tháng 6 khi cây bắt đầu có nụ thì mỗi ha bón 75kg (NH4)2HPO4, 22,5 kg KH2PO4 để củ lớn nhanh. Cuối tháng 6 thì phun lên lá dung dịch K2SO4, KH2PO4 và axit boric với lƣợng 22,5kg, 15kg, 30kg cho mỗi ha. Cứ 10 ngày phun 1 lần cho đến cuối tháng 7 để đảm bảo an toàn, nếu hoà vào nƣớc thì sử dụng với nồng độ phân là 0,3% nếu phun lên lá thì dùng nồng độ 0,2% [4]. c/ Nhân giống bằng hạt Nhân giống Lily bằng hạt thƣờng hạn chế ở một số giống nhƣ: dòng lily Thơm, lily Đài Loan, lily Vƣơng. Hạt lily ở trong 3 ngăn nhỏ, hạt chín có mầu nâu, dẹt bằng mỗi quả có trên 100 hạt, có thể gieo hạt vào chậu hoặc vào khay, đất gieo hạt đƣợc phối trộn theo tỷ lệ: đất vƣờn-mùn - cát nhỏ = 2 : 2 : 1 trộn thêm một lƣợng phân bón cho hoa. Đáy chậu cần lót sỏi để thoát nƣớc. Hạt gieo cách nhau 2 – 3cm, gieo hạt xong phủ 1 lớp đất mỏng. Hạt mới thu về thì nảy mầm nhanh bảo quản càng lâu sức nảy mầm càng kém. Đặt chậu gieo hạt vào trong nhà ấm, đậy kính hoặc nilon lên trên để giữ nhiệt. Khi nảy mầm trƣớc hết mọc ra lá mầm giống nhƣ cỏ sau đó ra lá rất nhanh, gieo hạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 http://www.lrc-tnu.edu.vn
  20. vào vụ xuân đến vụ thu đã có một số lớn cây ra hoa. Nhân giống bằng hạt có nhiều ƣu điểm, đƣợc nhiều cây khoẻ không bị bệnh, có thể đƣợc những loại hình mới do tạp giao. Nhƣng đối với đa số Lily từ gieo hạt cho đến khi ra hoa phải mất từ 3 đến 4 năm nên ngƣời ta ít sử dụng phƣơng pháp này [4]. d/ Nhân giống bằng mầm hạt: Có một số Lily nách lá có thể sinh ra nhiều mầm hạt đen tím, mầm hạt là do một số vẩy hợp lại nó có thể ra rễ, ra lá nếu hái xuống rồi trồng có thể thành cây con. 1.2.1.4. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh a/ Nhiệt độ Lily là cây chịu rét khá chịu nóng kém, ƣa khí hậu mát ẩm, nhiệt độ thích hợp ban ngày là 20 – 25oC ban đêm là 12oC. Nhiệt độ là yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát dục của lily, quan trọng nhất là ảnh hƣởng đến nẩy mầm của hạt, đến phát dục của thân, đến sinh trƣởng của lá. Xử lý củ giống dòng tạp giao lily Thơm ở nhiệt độ 45oC trong 5 tuần, có thể kích thích lá vƣơn dài, đốt dài và tỷ lệ sinh trƣởng của cây (1.65 lá/ngày), nhƣng làm cho thân nhỏ hơn, giảm số lá và nụ, sau khi xử lý 18 tuần làm giảm rõ rệt tỷ lệ sinh trƣởng và số lá. Từ khi xuất hiện nụ cho đến khi ra hoa nhiệt độ chênh lệch ngày/đêm ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của thân, nếu nhiệt độ chênh lệch từ -16oC đến 16oC thì độ cao của thân từ 14,2 đến 27cm. Nhiệt độ còn là nhân tố quan trọng điều tiết, khống chế sự phân hoá hoa. Sự ra hoa của các giống thuộc dòng tạp giao châu á và tạp giao Lily Thơm đều cần một số ngày nhiệt độ thấp nhất định để thực hiện việc xuân hoá thì mới có thể ra hoa đƣợc ( Trần Thế Truyền)[14]. b/ Ánh sáng Lily là cây ƣa sáng, nhƣng ở môi trƣờng hơi bị che sáng thì càng thích hợp, khoảng 70 – 80% ánh sáng tự nhiên là tốt nhất là với thời kỳ 20cm. Lily Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0