Luận văn: Nghiên cứu thực trạng bệnh THA và một số rối loạn chuyển hoá ở người THA tại xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 166
download
Bệnh THA còn liên quan đến một số rối loạn chuyển hoá glucose máu, lipid máu... Các rối loạn chuyển hoá này vừa là nguyên nhân gây THA vừa là hậu quả của THA và như vậy khi bị THA bệnh ngày càng nặng lên nhanh chóng và tử vong do các biến chứng tại tim, não, thận. Đây là vòng xoắn bệnh lý mà chúng ta cần quan tâm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Nghiên cứu thực trạng bệnh THA và một số rối loạn chuyển hoá ở người THA tại xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CHU HỒNG THẮNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ Ở NGUỜI TĂNG HUYẾT ÁP TẠI XÃ HOÁ THƯỢNG HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN - 2008
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CHU HỒNG THẮNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ Ở NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP TẠI XÃ HOÁ THƯỢNG HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành Nội khoa Mã số: 60 72 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG HỒNG THÁI THÁI NGUYÊN - 2008
- Lời cảm ơn ! Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ về mọi mặt của các cơ quan, đơn vị, các thầy cô giáo, các nhà khoa học, gia đình và bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu, các phòng, khoa, bộ môn Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên; Ban giám đốc, các phòng, khoa Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên; Ban giám đốc, các phòng ban Sở Y tế Thái Nguyên; Trung tâm Y tế huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; Đảng uỷ, HĐND, UBND, Trạm Y tế và các ban ngành xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn thầy cô giáo các bộ môn Trường Đại học Y- Dược Thái Nguyên đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập. Xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn: TS. Dương Hồng Thái, người thầy đã tận tình trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn: Bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình, những người luôn giúp đỡ và động viên tôi trong học tập, công tác cũng như trong cuộc sống. Tác giả Chu Hồng Thắng
- NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BMI Body Mass Index (chỉ số khối cơ thể) BMMNB Bệnh mạch máu ngoại biên CCVC Công chức viên chức Cre Creatinin CT Cholesterol toàn phần DTH Dịch tễ học ĐH, CĐ, THCN Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ĐTNC Đối tượng nghiên cứu Glu Glucose HA Huyếp áp HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương HLA Human leucocyte antigen (kháng nguyên bạch cầu người) IS H International Society of hypertention (Hội tăng huyết áp quốc tế) JNC Join National Committee (Uỷ ban phòng chống tăng huyết áp Hoa Kỳ) KTHA Không tăng huyết áp NaCl Natri clorua NST Nhiễm sắc thể PTTH Phổ thông trung học TBMMN Tai biến mạch máu não THA Tăng huyết áp THCS Trung học cơ sở WC Waist Circumference (vòng bụng) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) WHR Waist/Hip Ratio (tỷ số vòng bụng/vòng mông) YTNC Yếu tố nguy cơ
- MỤC LỤC Trang 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chƣơng 1. TỔNG QUAN 3 1.1.Định nghĩa và phân loại bệnh THA 3 1.2. Cơ chế bệnh sinh bệnh THA 4 1.3. Biểu hiện của bệnh THA 9 1.4. Tổn thương cơ quan đích có thể gặp trong THA 10 1.5. Tình hình bệnh tăng huyết áp và các nghiên cứu bệnh tăng huyết 11 áp ở một số nước trên Thế giới 1.6. Nghiên cứu bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam 13 1.7. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về rối loạn chuyển hoá và 15 các yếu tố liên quan đến bệnh THA Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1. Đối tượng nghiên cứu 24 2.2. Địa điểm nghiên cứu 24 2.3. Thời gian nghiên cứu 24 2.4. Phương pháp nghiên cứu 24 2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu 25 2.6. Kỹ thuật thu thập số liệu 26 2.7. Xử lý số liệu 33 Chƣơng 3. KẾT QUẢ 34 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu xã Hóa Thượng 34 3.2. Thực trạng về bệnh THA 36 3.3. Một số rối loạn chuyển hoá và yếu tố liên quan với bệnh THA 41 Chƣơng 4. BÀN LUẬN 49 4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 49 4.2. Thực trạng bệnh THA 52 4.3. Một số rối loạn chuyển hoá và yếu tố liên quan với bệnh THA 62 73 KẾT LUẬN 74 KHUYẾN NGHỊ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VÀ PHỤ LỤC
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tăng huyết áp (THA) là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối đe dọa rất lớn đối với sức khoẻ của con người, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở người cao tuổi. Trong số các trường hợp mắc bệnh và tử vong do tim mạch hàng năm có khoảng 35% - 40% nguyên nhân do THA [53]. Tỷ lệ bệnh THA rất cao và có xu hướng tăng rất nhanh không chỉ ở các nước có nền kinh tế phát triển mà ở cả các nước đang phát triển. Bệnh THA gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, suy tim, suy mạch vành, suy thận... phải điều trị lâu dài, cần sử dụng thuốc và phương tiện kỹ thuật đắt tiền. Chính vì thế, bệnh THA không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân người mắc bệnh, mà còn là gánh nặng cho gia đình và x ã hội. Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 1978, trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh THA chiếm khoảng 10% - 15% dân số và ước tính đến 2025 là 29%. Tại Hoa Kỳ, hàng năm chi phí cho phòng, chống bệnh THA trên 259 tỷ đô la Mỹ [53]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của bộ môn Tim mạch và Viện Tim mạch tại thành phố Hà Nội năm 2001-2002, tỷ lệ THA ở người lớn là 23,2%, cao gần ngang hàng với các nước trên thế giới [25]. Tỷ lệ THA trong các nghiên cứu về dịch tễ học luôn vào khoảng từ 20% đến 25% [53]. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy tỷ lệ THA người lớn (trên 25 tuổi) ở một số vùng Việt Nam đã lên đến 33,3% [18]. Bệnh THA còn liên quan đến một số rối loạn chuyển hoá glucose máu, lipid máu... Các rối loạn chuyển hoá này vừa là nguyên nhân gây THA vừa là hậu quả của THA và như vậy khi bị THA bệnh ngày càng nặng lên nhanh chóng và tử vong do các biến chứng tại tim, não, thận. Đây là vòng xoắn bệnh lý mà chúng ta cần quan tâm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2 Dự báo trong những năm tới số người mắc bệnh THA sẽ còn tăng do các yếu tố liên quan như: hút thuốc lá, lạm dụng rượu - bia, dinh dưỡng bất hợp lý, ít vận động vẫn còn phổ biến. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khống chế được những yếu tố nguy cơ này có thể làm giảm được 80% bệnh THA [3]. Điều trị THA cần phải liên tục, kéo dài và phải được theo dõi chặt chẽ. Trên thực tế việc phát hiện, quản lý và điều trị bệnh nhân THA tại cộng đồng gặp rất nhiều khó khăn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng như người dân còn nghèo chưa đủ tiền theo dõi, điều trị, thiếu sự quan tâm, thiếu hiểu biết, trình độ học vấn thấp... Do đó cần xây dựng một kế hoạch mang tính chất chiến lược trong phòng, chống bệnh THA. Chúng tôi tiến hành đề tài "Nghiên cứu thực trạng bệnh THA và một số rối loạn chuyển hoá ở người THA tại xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên" nhằm đạt được các mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng bệnh tăng huyết áp tại xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 2. Đánh giá một số rối loạn chuyển hoá và yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp 1.1.1. Định nghĩa THA Theo Tổ chức Y tế thế giới: Một người lớn được gọi là THA khi HA tối đa, HA tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc HA tối thiểu, HA tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ áp hàng ngày h oặc có ít nhất 2 lần được bác sỹ chẩn đoán là THA [3], [8], [69]. Đây không phải tình trạng bệnh lý độc lập mà là một rối loạn với nhiều nguyên nhân, các triệu chứng đa dạng, đáp ứng với điều trị cũng rất khác nhau. THA cũng là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tim mạch khác như: tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành... 1.1.2. Phân loại THA Phân loại THA có nhiều thay đổi trong những năm gần đây. Theo WHO/ISH (năm 2003) chia lại THA làm 3 độ [8], [17], [20], [69]: Bảng 1.1. Chia độ tăng huyết áp theo WHO/ISH (năm 2003) HuyÕt ¸p (mmHg) Ph©n ®é THA T©m thu T©m tr-¬ng THA ®é I 140 – 159 90 – 99 THA ®é II 160 – 179 100 – 109 180 110 THA ®é III - Liên Uỷ ban quốc gia về dự phòng, phát hiện, đánh giá, điều trị THA Hoa Kỳ (Join National Committee – JNC) lại đưa phân loại hơi khác qua các kỳ họp (JNC IV 1988, JNC V 1993, JNC VI 1997) và gần đây JNC VII (năm 2003) chia THA như sau [46]: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 4 Bảng 1.2. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (năm 2003) HuyÕt ¸p (mmHg) Ph©n ®é THA T©m thu T©m tr-¬ng B×nh th-êng
- 5 1.2.1. THA nguyên phát THA nguyên phát chiếm tới 90% các trường hợp [3], cơ chế bệnh sinh đến nay chưa được rõ ràng, người ta cho rằng một số yếu tố sau đây có thể gây THA: - Tăng hoạt động thần kinh giao cảm sẽ làm tim ở trạng thái tăng động do tăng hoạt động của tim dẫn đến tăng cung lượng và tăng tần số tim. Toàn bộ hệ thống động mạch ngoại vi và động mạch thận bị co thắt, làm tăng sức cản ngoại vi để lại hậu quả cuối cùng là THA động mạch [8]. S¬ ®å c¬ chÕ bÖnh sinh THA do t¨ng ho¹t ®éng thÇn kinh giao c¶m vµ t¨ng cung l-îng tim [41]: T¨ng cung T¨ng ho¹t ®éng l-îng tim thÇn kinh giao c¶m T¨ng huyÕt ¸p hÖ Co th¾t ®éng m¹ch thèng ®éng m¹ch ngo¹i vi - Tác dụng co mạch của adrenalin và noradrenalin: hai chất này do tuỷ thượng thận bài tiết ra, khi hệ giao cảm bị kích thích. Adrenalin có tác dụng co mạch dưới da nhưng lại làm giãn mạch vành, mạch não, mạch cơ vân nên chỉ làm THA tối đa. Noradrenalin làm co mạch toàn thân nên làm tăng cả HA tối đa và HA tối thiểu [22]. - Vai trò của hệ RAA: Renin - Angiotensin - Aldosteron [8], [41]. Renin là enzym được tế bào của tổ chức cạnh cầu thận và một số tổ chức khác tiết ra khi có yếu tố kích thích. Yếu tố kích thích tiết renin là nồng độ muối trong huyết tương và kích thích thụ thể của adrenecgic. Khi renin được tiết ra sẽ chuyển 2 globulin (được tổng hợp từ gan) gọi là angiotensinogen thành angiotensin I (là peptid có 10 acid amin), theo máu đến tuần hoàn phổi được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 6 tách khỏi chất vận chuyển và cắt đi 2 acid amin nhờ covertin g enzym ở phổi còn lại 8 acid amin được gọi là angiotensin II có rất nhiều tác dụng [22]: + Trên mạch máu: Angiotensin II làm co các tiểu động mạch sát với mao mạch nơi mà thành tiểu động mạch còn cơ trơn. Tác dụng co mạch của của angiotensin II mạnh gấp 30 lần so với noradrenalin. + Kích thích lớp cầu của vỏ thượng thận làm tăng bài tiết aldosterol do tác dụng lên enzym 20α hydroxylase, là enzym chuyển cholesterol thành 20α hydroxy cholesterol, gây tăng giữ nước và giữ muối. + Kích thích trực tiếp lên ống thận làm tăng tái hấp thu natri. + Kích thích vùng postrema (diện sau cùng ở nền não thất IV) là vùng có những tế bào nhạy cảm với tác dụng của angiotensin II, do đó làm tăng trương lực mạch máu và làm tăng sức cản ngoại vi dẫn đến THA. + Kích thích các cúc tận cùng thần kinh giao cảm tăng bài tiết noradrenalin và giảm sự tái nhập noradrenalin trở lại các cúc tận cùng. + Làm tăng tính nhạy cảm của noradrenalin đối với mạch máu. Từ những hiểu biết trên ta thấy angiotensin II có tác dụng rộng khắp toàn bộ hệ thống động mạch, làm tăng sức cản noại vi và tăng thể tích dịch lưu hành là cơ sở THA. - Giảm chất điều hoà HA: prostaglandin E2 và kali krein ở thận có chức năng sinh lý là điều hoà huyết áp, hạ canxi máu, tăng canxi niệu khi chất này bị ức chế hoặc thiếu gây THA. - Vai trò của natri trong cơ chế bệnh sinh của THA: natri có vai trò trong bệnh THA cả trên thực nghiệm và trong điều trị. Trong điều kiện bình thường các hormon và thận sẽ hiệp đồng để thải natri làm cho lượng natri trong máu ổn định. Hiện tượng ứ natri xảy ra khi lượng natri sẽ tăng giữ nước, hệ thống mạch sẽ tăng nhạy cảm với angiotensin và noradrenalin [41]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 7 HÖ thèng c¹nh tiÓu cÇu thËn (vµ mét sè c¸c tæ chøc kh¸c) Angiotensinogen (2 globulin do gan s¶n xuÊt) Renin Angiotensin I Converting anzyme (ë tuÇn hoµn phæi) Angiotensin II KÝch thÝch vá th-îng thËn Co ®éng m¹ch t¨ng s¶n xuÊt aldosteron ChÊt trung gian Angiotensin III T¨ng t¸i hÊp thu muèi vµ n-íc T¨ng søc kh¸ng cña T¨ng thÓ tÝch m¸u ®éng m¹ch ngo¹i vi T¨ng huyÕt ¸p Sơ đồ vai trò R.A.A trong tăng huyết áp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 8 1.2.2. THA thứ phát Bệnh nhân THA có nguyên nhân rõ ràng như: - Bệnh thận ở nhu mô thận đều có thể gây THA thứ phát. Cơ chế gây THA do thận liên quan đến thể tích lòng mạch hoặc tăng hoạt động renin - angiotensin - aldosteron, giảm sản xuất chất giãn mạch cần thiết (có thể là prostaglandin hoặc bradykinin) giảm bất hoạt các chất giãn mạch hoặc kém thải trừ natri nên natri bị giữ lại làm THA [36]. - THA do dị dạng động mạch thận: có khoảng 75% bệnh nhân hẹp động mạch thận là do xơ vữa đặc biệt là bệnh nhân lớn tuổi, 25% còn lại do dị dạng xuất phát từ lớp cơ (thường gặp ở đối tượng trẻ tuổi). THA do bệnh mạch thận là do giảm tưới máu nhu mô thận, do hẹp nhánh chính hoặc nhánh phụ động mạch thận dẫn đến hoạt hoá hệ R.A.A, angiotensin II được giải phóng gây co mạch trực tiếp [41]. - U tuỷ thượng thận là nguyên nhân hiếm gặp gây THA (chiếm tỷ lệ 1 - 2% THA). Là khối u tế bào ưa crôm sản xuất và phóng thích ra lượng lớn catecholamin (norepinephrine hoặc epinephrin hoặc cả hai) [36]. - Do cường aldosteron và hội chứng cushing: Hậu quả angiotensin II kích thích làm tăng aldosteron gây giữ natri bằng cách kích thích sự trao đổi natri và kali ở ống thận gây giữ nước làm tăng thể tích tuần hoàn gây THA. Cường aldosteron có thể do khối u hoặc quá sản vỏ thượn g thận hai bên [41]. Cường aldosteron tiên phát chiếm 0,3% tổng số bệnh nhân THA. - Hẹp eo động mạch chủ: Chiếm khoảng 7% bệnh nhân tim bẩm sinh. Đường kính động mạch chủ có thể bị nhỏ hoặc bị thắt ở trên bất kỳ vị trí nào của động mạch nhưng hay gặp nhất ở đoạn dưới nơi xuất phát của động mạch dưới đòn trái. Trong hẹp eo động mạch chủ gây THA ở chi trên trong khi lại hạ HA ở chi dưới, HA ở chi trên cao hơn HA ở chi dưới 30 mmHg [36]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 9 - THA ở phụ nữ có thai: Bệnh THA xuất hiện nặng lên trong thời kỳ có thai gây tử vong cho bà mẹ và thai nhi. Tỷ lệ tử vong của mẹ là 10%, của con là 33% [12]. - Sử dụng estrogen: Đây cũng là dạng phổ biến nhất của THA thứ phát. Cơ chế do tăng hoạt động hệ R.A.A do estrogen kích thích tổng hợp angiotensin và làm tăng angiotensin II làm cường aldosteron thứ phát. Trường hợp này chỉ xảy ra ở 5% phụ nữ sử dụng thuốc và HA trở lại bình thường sau 6 tháng dừng thuốc [8]. - Các nguyên nhân khác: THA kết hợp với tăng kali máu, bệnh to đầu chi, tăng canxi máu do cường tuyến cận giáp. 1.3. Biểu hiện của bệnh tăng huyết áp 1.3.1. Lâm sàng Bệnh nhân bị THA đa số đều không có triệu chứng gì cho tới khi phát hiện ra bệnh. Hay gặp nhất đau đầu vùng chẩm và hai bên thái dương, ngoài ra có thể có hồi hộp, mệt, khó thở, mờ mắt, tê đầu chi..., một số các triệu chứng khác tuỳ thuộc vào nguyên nhân hoặc biến chứng của THA [36]. * Đo HA là động tác quan trọng nhất có ý nghĩa chẩn đoán xác định. Phương pháp korotkoff dùng huyết áp kế thủy ngân hoặc các loại huyết áp kế khác được chuẩn lại 6 tháng 1 lần. Số đo HA được đánh giá theo tiêu chuẩn của Hội Tim mạch học Việt Nam như sau: Tại phòng khám: Khi bệnh nhân có trị số HA 140/90mmHg. Sau khám lại lâm sàng ít nhất 2 hoặc 3 lần khác nhau. Mỗi lần khám được đo ít nhất 2 lần [17]. Tại nhà khi đo nhiều lần đúng phương pháp THA có trị số HA >135/85 mmHg. - Các dấu hiệu lâm sàng khác: Bệnh nhân có thể béo phì, mặt tròn, cơ chi trên phát triển hơn cơ chi dưới trong hẹp eo động mạch chủ. Tìm các biểu hiện vữa xơ động mạch trên da (u vàng, u mỡ…). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 10 - Khám tim phổi có thể phát hiện sớm dày thất trái hay dấu hiệu suy tim trái. Sờ và nghe động mạch để phát hiện các trường hợp nghẽn hay tắc động mạch cảnh. - Khám bụng có thể phát hiện tiếng thổi tâm thu hai bên rốn, trong hẹp động mạch thận, phồng động mạch chủ hoặc phát hiện thận to, thận đa nang. - Khám thần kinh có thể phát hiện các tai biến mạch máu não cũ hoặc nhẹ. 1.3.2. Cận lâm sàng Mục đích để đánh giá nguy cơ tim mạch, tổn thương thận và tìm nguyên nhân. 1.3.2.1. Những xét nghiệm tối thiểu * Máu: công thức máu, ure, creatinin, điện giải đồ, cholesterol toàn phần, HDL - C, LDL - C, glucose, acid uric trong máu. * Nước tiểu: protein, hồng cầu… * Soi đáy mắt, điện tâm đồ, X quang tim, siêu âm tim… 1.3.2.2. Những xét nghiệm hay trắc nghiệm đặc biệt * Đối với THA thứ phát hay THA khó xác định nghi ngờ có bệnh mạch thận: chụp UIV nhanh, thận đồ. * U tuỷ thượng thận định lượng catecholamin nước tiểu 24h 1.4. Tổn thƣơng cơ quan đích có thể gặp trong THA - Tim: Suy tim và bệnh mạch vành là hai biến chứng chính và là nguyên nhân tử vong cao nhất đối với THA: dày thất trái gây suy tim toàn bộ, suy mạch vành gây nhồi máu cơ tim, phù phổi cấp...[12]. THA thường xuyên sẽ làm cho thất trái to ra, về lâu dài, thất trái bị giãn; khi sức co bóp của tim bị giảm nhiều thì sẽ bị suy tim, lúc đầu suy tim trái rồi suy tim phải và trở thành suy tim toàn bộ. Về lâm sàng, lúc đầu người bệnh mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, về sau với gắng sức vừa cũng khó thở và đến giai đoạn cuối của bệnh thì khó thở cả khi đi ngủ. Ngoài ra người bệnh còn có da xanh, phù, tím tái… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 11 Về cận lâm sàng có các biểu hiện sớm trên điện tâm đồ như: thiếu máu cơ tim, blook nhánh phải hoàn toàn, blook nhánh phải không hoàn toàn, tăng gánh thất trái, ngoại tâm thu thất, dày thất trái… - Não: Tai biến mạch máu não thường gặp như: nhũn não, xuất huyết não có thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Có thể chỉ gặp tai biến mạch máu não thoáng qua với các triệu chứng thần kinh khu trú không quá 24 giờ hoặc bệnh não do THA với lú lẫn, hôn mê kèm co giật, nôn mửa, nhức đ ầu dữ dội [12]. - Thận: + Vữa xơ động mạch thận sớm và nhanh. + Xơ thận gây suy thận dần dần. + Hoại tử dạng tơ huyết tiểu động mạch thận gây THA ác tính. + Giai đoạn cuối thiếu máu cục bộ nặng ở thận sẽ dẫn đ ến nồng độ renin và angiotensin II trong máu tăng gây cường aldosteron thứ phát. - Mạch máu: THA là yếu tố gây vữa xơ động mạch [65], phồng động mạch chủ. - Mắt: Soi đáy mắt có thể thấy tổn thương đáy mắt. Theo Keith-Wagener Barker có 4 giai đoạn tổn thương đáy mắt [8]: + Giai đoạn I: Tiểu động mạch cứng và bóng + Giai đoạn II: Tiểu động mạch hẹp có dấu hiệu bắt chéo tĩnh mạch (dấu hiệu Salus Gunn) + Giai đoạn III: Xuất huyết và xuất tiết võng mạc nhưng chưa có phù gai thị + Giai đoạn IV: Phù lan toả gai thị 1.5. Tình hình bệnh tăng huyết áp và các nghiên cứu bệnh THA ở một số nƣớc trên thế giới Bệnh THA trong cộng đồng ngày càng gia tăng và hiện tại đang ở mức cao, đặc biệt các nước phát triển. Tại các nước phát triển có hình thái bệnh tật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 12 chuyển đổi từ các bệnh nhiễm trùng là chủ yếu sang các bệnh không nhiễm trùng là chính, trong đó có bệnh THA. Điều tra tại Hoa Kỳ năm 1999 - 2000 trên đối tượng là người trưởng thành cho thấy tỷ lệ HA bình thường là 39%, 31% thuộc nhóm tiền THA và 29% là THA [57]. Tỷ lệ hiện mắc hiệu chỉnh theo tuổi ở nam là 39% so với nữ 23,1%. Nhưng tỷ lệ THA ở nam chỉ cao hơn ở nữ lứa tuổi trước tuổi 45. Ở độ tuổi 45 - 54, tỷ lệ THA ở nữ bắt đầu nhỉnh hơn ở nam giới và ở các độ tuổi lớn hơn tỷ lệ THA ở nữ cao hơn nam [ 55]. THA được coi là nguyên nhân chủ yếu hoặc góp phần chính trong 11,4% các ca tử vong ở Mỹ năm 2003. Trong vòng 10 năm (1993 - 2003), tỷ lệ tử vong do THA tăng 29,3%, số ca tử vong tăng 56,1%. THA giai đoạn II trở lên (HA 160/95 mmHg) làm tăng nguy cơ đột quỵ thêm 4 lần so với người có HA bình thường [51]. THA cũng tăng nguy cơ phát triển suy tim ứ huyết 2 - 3 lần. Năm 1999 - 2000 có tới 37,5 triệu lượt bệnh nhân phải đi khám vì THA tại Mỹ. Ước tính chi phí trực tiếp và gián tiếp cho THA năm 2003 đã lên tới 65,3 tỷ USD [57]. Đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới về bệnh THA ở người trưởng thành: tại Canada (1995) tỷ lệ THA là 22%, Mêhicô (1998) 19,4%; Tây Ban Nha (1996) 30%; Cu Ba (1998) 44%; Trung Quốc (2001) 27%; Thái Lan (2001) 20,5%; Singapore (1998) 26,6%; Châu Phi (2007) 21,3% [60]. Một nghiên cứu ở Brasil, với nhóm tuổi từ 20 đến 69 tuổi có tỷ lệ THA là 23,6% [56]. Kiểm soát huyết áp có hiệu quả cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng của các bệnh tim mạch. Tuy vậy, tỷ lệ kiểm soát tốt huyết áp bằng thuốc trên thế giới chỉ đạt từ 25 - 40%. Điều trị thuốc hạ áp tích cực cho phép giảm số đo huyết áp tâm thu 6,3 mmHg so với nhóm chứng không dùng thuốc hạ áp tích cực, hơn nữa nhóm chứng không dùng thuốc hạ áp tích cực lại làm tăng số đo HA thêm 4,8 mmHg. Các mô hình như bệnh nhân tự theo dõi HA, nhân viên y tế theo dõi phải được xây dựng và đánh giá thêm. Giáo dục truyền thống trực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 13 tiếp cho người bệnh hoặc thầy thuốc đơn thuần không có tác dụng đáng kể trong việc làm giảm số đo HA ở bệnh nhân THA. Phân tích tổng hợp khác trên các thử nghiệm phòng tiên phát bệnh mạch vành cho thấy: thay đổi các nguy cơ về lối sống (hút thuốc, chế độ luyện tập thể lực thường xuyên, chế độ ăn) dù không thay đổi đáng kể tử lệ tử vong chung và tử vong riêng do bệnh động mạch vành song đã có tác dụng làm giảm HA tâm thu xuống 3,9 mmHg (95% CI: 3,6 - 4,2); giảm HA tâm trương xuống 2,9 mmHg (95% CI: 2,7 - 3,1) thêm ngoài tác dụng của thuốc hạ áp. So sánh việc dùng thuốc tích cực, thay đổi lối sống đơn thuần cũng đã đạt hiệu quả tương tự 50% khi dùng thuốc. Hơn nữa phân tích này cũng cho thấy các biện pháp can thiệp yếu tố nguy cơ thông quan tư vấn giáo dục đến từng cá nhân người THA hay đến từng hộ gia đình có hiệu quả nhiều hơn trong việc giảm các yếu tố nguy cơ và cũng dẫn đến giảm tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân THA có nguy cơ cao. Như vậy, để quản lý và giám sát bệnh THA hiệu quả ở cộng đồng, cần phối hợp việc điều trị thuốc hạ áp với những biện pháp can thiệp các yếu tố nguy cơ THA nhằm thay đổi các hành vi lối sống theo chiều hướng có lợi cho người THA. Điều kiện quyết định là phải nâng cao nhận thức, tìm hiểu các rào cản trong suy nghĩ và thực hành của người dân để có thể xây dựng, thay đổi và điều chỉnh các biện pháp giáo dục sức khoẻ phù hợp và có hiệu quả với từng địa phương. Vậy cần phải có nhiều nghiên cứu về bệnh tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở nhiều địa phương khác nhau để có thể đưa ra những kế hoạch chiến lược, cũng như kế hoạch chi tiết cho chương trình phòng chống bệnh tăng huyết áp tại các địa phương. 1.6. Nghiên cứu về bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam Theo điều tra năm 1982, tỷ lệ THA chung là 1,95% và ở người trên 60 tuổi tỷ lệ THA là 9,2% [30]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 14 Năm 1999, theo điều tra của Phạm Gia Khải và cộng sự, tỷ lệ THA là 16,05% [23]. Năm 2002, theo điều tra của Viện Tim mạch t rung ương, tỷ lệ THA là 23,2% [26]. Theo số liệu điều tra y tế quốc gia năm 2001 - 2002 của Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ở nam giới từ 16 tuổi trở lên là 15,1% và nữ giới là 13,5% [4]. Điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam về tần suất THA và các yếu tố nguy cơ tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam năm 2001 - 2002 (trên 5012 người) cho thấy tần suất THA ở người trưởng thành là 16,5%; trong đó THA độ 1, độ 2, độ 3 lần lượt là 10,2%; 4,2% và 1,9%. Tỷ lệ được điều trị thuốc hạ áp chỉ chiếm 11,5%, trong số đó kiểm soát HA tốt (đưa HA về bình thường) chỉ chiếm 19,1% [26]. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: tuổi cao, giới nam, chỉ số khối cơ thể tăng, béo bụng, chỉ số vòng bụng/vòng mông tăng, rối loạn đường máu, rối loạn mỡ máu, uống nhiều rượu, tiền sử gia đình huyết thống tr ực hệ có người THA. Yếu tố liên quan mạnh nhất đến THA là tuổi và mức độ béo phì. Tỷ lệ người dân hiểu biết đúng tất cả các yếu tố nguy cơ chỉ chiếm 23% (18,8% nông thôn so với 29,5% ở thành thị), trong khi hiểu biết sai về các yếu tố nguy cơ chiếm hơn 1/3 dân số (44,1% ở nông thôn so với 27,1% ở thành thị) [26]. Theo điều tra mới nhất một nghiên cứu của Trường Đại học Y- Dược Thái Nguyên, cho thấy tỷ lệ THA ở vùng nông thôn Thái Nguyên cũng rất cao chiếm tỷ lệ 33,3% (đối với đối tượng từ 18 tuổi trở lên) [18]. THA và các yếu tố nguy cơ (nhất là các yếu tố lối sống, vốn có thể thay đổi được) đã trở thành vấn đề cần giải quyết không những chỉ bằng thuốc điều trị kiểm soát HA, mà cần hàng loạt các biện pháp giáo dục truyền thông sức khoẻ nhằm vào các yếu tố nguy cơ đặc biệt là các yếu tố nguy cơ về lối sống có khả năng thay đổi theo chiều hướng tích cực có lợi cho bệnh nhân bị THA. Tình trạng quản lý bệnh nhân THA ở Việt Nam, cho đến nay chưa có hệ thống quản lý và dự phòng đối với bệnh THA. Các hoạt động y tế mới chỉ tập Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 15 trung vào công tác điều trị bệnh nhân tại các bệnh viện , chưa có mô hình dự phòng, ghi nhận và quản lý bệnh THA tại cộng đồng. Công tác tuyên truyền bệnh THA tại cộng đồng chưa sâu rộng, các hoạt động điều tra dịch tễ, đào tạo cán bộ cho công tác phòng chống THA tại các cơ sở còn nhiều hạn chế nên việc nghiên cứu thực trạng bệnh THA và các yếu tố liên quan ở các địa phương là rất cần thiết cho phòng và chống bệnh THA ở cộng đồng. 1.7. Một số nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về rối loạn chuyển hoá và các yếu tố liên quan đến bệnh THA 1.7.1. Tăng glucose máu Bệnh đái tháo đường hay đi cùng với bệnh tăng huyết áp. Người ta thấy khoảng 30 -50% bệnh nhân đái tháo đường bị tăng huyết áp, những bệnh nhân này thường béo. Ngược lại, xét nghiệm glucose máu thấy tăng cao ở 1/3 số bệnh nhân tăng huyết áp [10]. Năm 1976, Berghen và cộng sự cũng nhận thấy sự gia tăng insulin khi đói và sau khi uống 100g glucose ở bệnh nhân THA chưa điều trị. Năm 1987, Ferranini và cộng sự lần đầu tiên đã chứng minh ở người trẻ bị tăng huyết áp chưa điều trị với trọng lượng và sự dung nạp glucose bình thường có sự kháng insulin ở mô ngoại biên và liên quan đến mức độ tăng huyết áp. Năm 1988, Shen và cộng sự so sánh sự đáp ứng glucose, insulin ở người huyết áp bình thường với người bệnh tăng huyết áp chưa điều trị và tăng huyết áp được điều trị. Kết quả cho thấy ở các bệnh nhân THA này có tình trạng kháng insulin [trích dẫn 5]. Người ta đã dễ dàng nhận thấy một tỷ lệ đáng kể các bệnh nhân tăng huyết áp có kháng insulin và tăng insulin máu, nhưng cũng chưa chắc đây là quan hệ nhân quả. Sự kháng insulin hay gặp ở những bệnh nhân đái tháo đường typ 2 hoặc béo phì. Hai bệnh này gặp nhiều trong những người bị tăng huyết áp hơn những người có huyết áp bình thường. Tuy nhiên nhiều n ghiên cứu đã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Y học: Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
79 p | 2212 | 509
-
Luận văn Thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
95 p | 447 | 98
-
Luận văn: Nghiên cứu áp dụng 5S tạo môi trường làm việc hiệu quả tại các phòng ban chức năng của công ty cổ phần dịch vụ du lịch đường sắt Hà Nội
84 p | 319 | 91
-
Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y học dự phòng: Nghiên cứu thực trạng cân nặng sơ sinh và các yếu tố liên quan tại phường Hương Long thành phố Huế năm 2015
59 p | 435 | 84
-
luận văn:NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG RỐI LOẠN ĐIỆN GIẢIi Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH THẬN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẮC GIANG
80 p | 279 | 72
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH -THALASSEMIA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ EM DÂN TỘC TÀY VÀ DAO TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA - TỈNH THÁI NGUYÊN
73 p | 343 | 65
-
Luận văn: " Nghiên cứu thực trạng các ngành nghề trong hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính – thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam."
79 p | 183 | 62
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG Ở CÁC HỘ GIA ĐÌNH CHĂN NUÔI LỢN QUY MÔ NHỎ TẠI XÃ KHA SƠN – HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN
64 p | 169 | 38
-
LUẬN VĂN: Phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt động của xí nghiệp Điện Tử Truyền Hình trong thời gian qua
69 p | 180 | 37
-
luận văn: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC HỘ GIA ĐÌNH CHĂN NUÔI LỢN QUY MÔ NHỎ TẠI XÃ KHA SƠN – HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN
64 p | 224 | 31
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG rối loạn điện giải Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH THẬN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẮC GIANG
80 p | 131 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Động vật học: Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
78 p | 55 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai tại huyện Quốc Oai, TP Hà Nội
79 p | 64 | 9
-
LUẬN VĂN:Nghiên cứu thực trạng để đề ra những biện pháp hữu hiệu đẩy
42 p | 98 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu thực trạng giá đất ở trên địa bàn thành phố Thái Bình giai đoạn 2015 - 2018
99 p | 41 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu thực trạng hợp tác kênh phân phối về hoạt động marketing tại điểm bán trong ngành hàng tiêu dùng đóng gói
139 p | 31 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Nghiên cứu thực trạng áp dụng khung phân loại thư viện Quốc hội Hoa Kỳ tại thư viện trường Đại học Bách khoa Hà Nội
121 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em tại huyện Hòa Vang - thành phố Đà Nẵng
122 p | 15 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn