luận văn: nghiên cứu về đặc điểm thơ ca dân tộc thái hiện đại
lượt xem 18
download
Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: nghiên cứu về đặc điểm thơ ca dân tộc thái hiện đại', luận văn - báo cáo, khoa học xã hội phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: luận văn: nghiên cứu về đặc điểm thơ ca dân tộc thái hiện đại
- LU N VĂN T T NGHI P TÀI: “nghiên c u v c i m thơ ca dân t c Thái hi n i.”
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trang 1 2. Lịch sử vấn đề 5 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu 9 3.1. Mục đích, đối tƣợng 9 3.2. Phạm vi nghiên cứu 10 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 11 6. Cấu trúc luận văn 12 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I MỘT VÀI NÉT VỀ DIỆN MẠO THƠ CA DÂN TỘC THÁI 1.1 Thơ ca dân tộc Thái trƣớc năm 1945 14 1.2. Thơ ca dân tộc Thái từ năm 1945 đến nay 24 1.2.1. Từ năm 1945 đến năm 1975 25 1.2.2. Từ năm 1975 đến nay 35 1.3. Một số thành tựu của thơ ca dân tộc Thái thời kỳ hiện đại 47 CHƯƠNG II NHỮNG MẠCH NGUỒN CẢM HỨNG NUÔI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN THƠ CA DÂN TỘC THÁI THỜI KỲ HIỆN ĐẠI 2.1. Hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc- quê hƣơng của ngƣời dân tộc Thái 55 2.2. Hình ảnh con ngƣời đƣợc khắc hoạ chân thực và cảm động 65 2.3. Những nét phong tục, tập quán đậm đà bản sắc Thái 72 CHƯƠNG III MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA THƠ CA DÂN TỘC THÁI THỜI KỲ HIỆN ĐẠI 3.1. Sự ảnh hƣởng của truyện thơ dân gian trong thơ ca Thái hiện đại 92 3.2. Sự vận dụng sáng tạo và hiệu quả vốn tục ngữ, ca dao Thái 100 3.3. Một số đặc điểm ngôn ngữ, hình ảnh trong thơ ca Thái hiện đại 104 PHẦN KẾT LUẬN DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Là một bộ phận hợp thành của nền văn học Việt Nam, thơ ca các dân tộc thiểu số đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển chung của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Điều này đã đƣợc Nghị quyết Trung ƣơng V (khoá VIII) đánh giá “văn học các dân tộc thiểu số có bƣớc tiến đáng kể. Đội ngũ những nhà văn hoá ngƣời dân tộc thiểu số phát triển cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng, đã có những đóng góp quan trọng vào hầu hết các lĩnh vực văn học nghệ thuật”. Thực tế cho thấy, thơ ca các dân tộc thiểu số đã trở thành một phần không thể thiếu đƣợc trong nền thơ ca dân tộc, và diện mạo của nền thơ ca Việt Nam hiện đại chỉ có thể đƣợc nhìn nhận một cách trọn vẹn trong một chỉnh thể thống nhất mà đa dạng, phong phú bao gồm trong đó có thơ ca các dân tộc thiểu số. Với nền tảng là kho tàng văn học dân gian phong phú, đa dạng, các dân tộc thiểu số đã xây dựng một nền văn học hiện đại đa sắc, đa màu, có nhiều thành tựu cả về đội ngũ và tác phẩm. Nhiều dân tộc đã có những tác giả tiêu biểu đại diện cho tiếng nói và bản sắc văn hoá của dân tộc mình nhƣ: dân tộc Dao có Bàn Tài Đoàn, Triệu Kim Văn...; dân tộc Tày có Nông Quốc Chấn, Y Phƣơng, Dƣơng Thuấn...; dân tộc Thái có Cầm Biêu, La Quán Miên, Lò Cao Nhum...; dân tộc Giáy có Lò Ngân Sủn...; dân tộc Mông có Ma A Lềnh, Mùa A Sấu; dân tộc PaDí có Pờ Sảo Mìn… ; dân tộc Mƣờng có Vƣơng Anh, Đinh Lăng Lƣợng...; dân tộc Chăm có Inrasara.... Là một thành viên của đại gia đình các dân tộc ở Việt Nam, dân tộc Thái có địa bàn cƣ trú chính ở vùng thƣợng lƣu sông Thao (nậm Tào), sông Đà (nậm Tè), sông Mã miền Bắc Việt Nam. Ngƣời Thái tự hào có nền lịch sử, văn hoá lâu đời, có chữ viết cổ, nền văn học phong phú, trong đó nổi tiếng với 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- các truyện thơ Xống chụ xôn xao, Khum lú- Nàng Ủa, Tản chụ xiết sƣơng, hay sử thi Chƣơng Han, Khun Chƣởng, Táy pú xấc…Dân tộc Thái đã góp phần vào sự hình thành những giá trị về nhiều mặt cho đời sống văn hoá dân tộc, trong đó có những sáng tác văn học độc đáo mang nét đặc trƣng riêng của ngƣời Thái. Cùng với đội ngũ nhà văn của các dân tộc anh em khác, các nhà thơ, nhà văn dân tộc Thái đã góp phần đƣa tiếng nói tâm hồn của dân tộc vƣợt qua núi cao, sông sâu để hoà nhịp vào sự phát triển của nền thơ ca hiện đại nhƣ Cầm Biêu, Lƣơng Quy Nhân, Hoàng Nó, Lò Văn Cậy, Vƣơng Trung, Cầm Hùng, La Quán Miên, Sa Phong Ba, Cầm Bá Lai, Lò Cao Nhum, Cà Thị Hoàn…Họ là các thế hệ nhà văn song hành cùng các thời kỳ phát triển của văn học dân tộc Thái. Trong đó, có ngƣời vừa sáng tác thơ, vừa viết tiểu thuyết, vừa nghiên cứu sƣu tầm, giới thiệu văn học dân gian, vừa viết truyện, ký. Và ở lĩnh vực nào họ cũng có những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, thơ là một địa hạt thành công và có giá trị hơn cả của văn học dân tộc Thái thời kỳ hiện đại trên cả phƣơng diện đội ngũ và tác phẩm. Có thể kể đến các nhà thơ dân tộc Thái tiêu biểu nhƣ: Cầm Biêu, Lƣơng Quy Nhân, Lò Văn Cậy, Vƣơng Trung, Lò Vũ Vân (Sơn La), La Quán Miên (Nghệ An), Lò Cao Nhum (Hoà Bình). Họ là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, có nhiều tác phẩm đạt giải thƣởng của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam hay của Hội Nhà văn Việt Nam… Mặc dù so với các nhà thơ dân tộc Kinh, đội ngũ các nhà thơ dân tộc Thái còn khiêm tốn nhƣng họ đã góp một tiếng nói riêng đối với nền thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung, thơ ca các dân tộc thiểu số nói riêng. Theo khảo sát của chúng tôi, số lƣợng các nhà văn, nhà thơ dân tộc Thái đông thứ hai trong số các nhà thơ, nhà văn ngƣời dân tộc thiểu số (sau dân tộc Tày). Có 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- nhiều cây bút đã gắn liền với sự hình thành và phát triển của văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, có nhiều tác giả, tác phẩm của dân tộc Thái đã đƣợc giới nghiên cứu, phê bình và bạn đọc yêu mến, khẳng định. Đƣợc nuôi dƣỡng từ nôi văn hoá giàu bản sắc, thơ ca dân tộc Thái thời kỳ hiện đại đã từng bƣớc khẳng định vị trí của mình trong sự phát triển của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, cho đến nay việc nghiên cứu, đánh giá về thơ văn dân tộc thiểu số nói chung và thơ ca dân tộc Thái nói riêng vẫn chƣa xứng đáng với tầm vóc và thành tựu của nó. Nhà thơ Lò Ngân Sủn nói đến tình trạng “bất cập, hẫng hụt” trong đời sống phê bình văn học các dân tộc thiểu số qua bài viết “Viết về văn học các dân tộc thiểu số - một công việc ít đƣợc quan tâm”. Riêng đối với việc nghiên cứu, phê bình thơ ca dân tộc Thái thời kỳ hiện đại thì cũng nằm trong tình trạng “bất bình đẳng” nhƣ vậy: “việc tổ chức, sƣu tầm, nghiên cứu, giới thiệu chƣa đƣợc tiến hành liên tục, rộng khắp” [52, tr.12]. Vì thế, việc nghiên cứu đặc điểm thơ ca dân tộc Thái thời kỳ hiện đại dƣới góc độ khoa học sẽ góp phần khẳng định những đóng góp về mặt nội dung cũng nhƣ hình thức nghệ thuật của thơ ca dân tộc Thái, mặt khác cũng làm xoá đi tâm lý “chiếu cố” (Lâm Tiến) khi nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số nói chung và thơ ca dân tộc Thái nói riêng. Từ việc tìm hiểu, nghiên cứu thơ ca dân tộc Thái hiện đại, luận văn chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của thơ ca dân tộc Thái về nội dung và hình thức nghệ thuật. Đó là hình ảnh thiên nhiên, quê hƣơng, con ngƣời, bản mƣờng cùng với những phong tục, tập quán giàu bản sắc của dân tộc Thái. Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ, thơ mộng của thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc; Sự dung dị, chân thành, nhân ái, khéo léo và tài hoa của con ngƣời miền núi...theo cách cảm nhận riêng của những nhà thơ Thái. Bên cạnh việc chỉ ra một số đặc điểm nội dung cơ bản, luận văn cũng khẳng định nét riêng độc đáo về nghệ thuật trong thơ Thái hiện đại, đó là những tác phẩm có sự kết hợp, kế thừa những lời thơ giàu hình ảnh, nhạc lý của văn học và văn hóa dân gian Thái 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- với cá tính sáng tạo mới mẻ, hiện đại của các nhà thơ Thái...Từ đó góp phần khẳng định vị trí và những đóng góp độc đáo của thơ Thái hiện đại đối với nền thơ ca các dân tộc thiểu số nói chung một cách khách quan, thuyết phục. Ngoài ý nghĩa khoa học, đề tài có tính thực tiễn quan trọng, đó là góp thêm một tiếng nói vào việc gìn giữ, bảo tồn những nét đẹp của bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam đang bị mai một dần qua việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về thơ ca dân tộc Thái hiện đại (cũng nhƣ một số các dân tộc khác), bởi đây là một công việc cụ thể, có ý nghĩa cho những ngƣời có ý thức về sự hiện diện và vai trò của thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại nhƣ ý kiến của nhà thơ, nhà nghiên cứu dân tộc thiểu số Dƣơng Thuấn “Hiện nay đã có một vài tác giả ngƣời dân tộc thiểu số làm công việc phê bình nghiên cứu nhƣng còn yếu và lẻ tẻ. Nên nghiên cứu theo hƣớng đi sâu vào từng tác giả, từng dân tộc hơn là nghiên cứu chung chung nhƣ hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu từng tác giả, từng dân tộc sẽ đánh giá một cách hệ thống từng tác giả hoặc từng vùng văn học” [35]. Ngoài ra, luận văn còn phục vụ trực tiếp cho việc học tập, nghiên cứu khoa học và góp phần vào việc giảng dạy văn học dân tộc thiểu số ở trƣờng trung học phổ thông, cao đẳng, đại học. 2. Lịch sử vấn đề Mặc dù xuất hiện muộn hơn so với thơ ca của dân tộc Kinh nhƣng thơ ca các dân tộc thiểu số đã có một quá trình phát triển và đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định “Chúng ta đã có một nền văn nghệ dân tộc thiểu số thực sự trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam hiện đại...Tuy còn non trẻ nhƣng đã có lực lƣợng, thành tựu qua mấy chục năm phát triển” [9]. Song việc phê bình, nghiên cứu văn học các dân tộc thiểu số hiện nay ở nƣớc ta còn nhiều hạn chế, còn đang lâm vào tình trạng “rời rạc, lẻ tẻ, chắp vá...” [69, tr.27]. Vì vậy, nhiều tác giả, tác phẩm chƣa đƣợc chú ý, nhiều thực tế phong 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- phú chƣa đƣợc tổng kết, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn chƣa đƣợc xem xét, nghiên cứu cặn kẽ, thấu đáo. Tuy nhiên, đến nay cũng đã có một số công trình nghiên cứu, đánh giá về văn học các dân tộc thiểu số, trong đó có văn thơ Thái hiện đại nhƣ trong các cuốn: Đƣờng chúng ta đi (NXB Việt Bắc, 1972), Một vƣờn hoa nhiều hƣơng sắc (NXB Văn hoá, 1977), Chặng đƣờng mới (NXB Văn hoá, 1985) của Nông Quốc Chấn; Hợp tuyển thơ văn các dân tộc thiểu số Việt Nam 1945- 1985 (NXB Văn hoá, 1981); 40 năm văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam của Phong Lê (NXB VHDT, 1985), Văn học các dân tộc- từ một diễn đàn (1999) của Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam; Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại (NXB VHDT,1995), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (NXB VHDT, 1997), Về một mảng văn học dân tộc (NXB VHDT, 1999), Văn học và miền núi (NXB VHDT, 2002) của Lâm Tiến, Hoa văn thổ cẩm (NXB VHDT, 1999), Thơ của các nhà thơ dân tộc thiểu số (NXB VHDT, 2001), Vấn đề đặt ra với các nhà thơ dân tộc thiểu số (NXB VHDT, 2002) của Lò Ngân Sủn, Nhà văn các dân tộc thiểu số- Đời và văn (NXB VHDT 2003) của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Văn hoá các dân tộc thiểu số- Từ một góc nhìn (NXB VHDT 2004) của Vi Hồng Nhân…và một số bài viết về văn học các dân tộc thiểu số đăng rải rác trên các báo, tạp chí nhƣ: Văn học thiểu số trƣớc thềm thế kỷ XXI của Mai Liễu, Bản sắc dân tộc- Nỗi lo của ngƣời cầm bút của Triệu Kim Văn; Để văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam có chất lƣợng ngang tầm với văn học nghệ thuật cả nƣớc và Tôi muốn văn học các dân tộc thiểu số nổi lên của Lò Ngân Sủn; Nét mới của văn học các dân tộc thiểu số của Dƣơng Thuấn.. (đăng trên Tạp chí Văn hoá dân tộc); Văn học các dân tộc thiểu số trong quá trình đổi mới của Đỗ Kim Cuông (Báo Đảng Cộng sản Việt Nam); Nhìn lại văn nghệ các dân tộc thiểu số của Nông Quốc Bình (Báo Nhân dân); Kế thừa và phát huy vốn văn hoá dân tộc trong sáng thơ của các 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- tác giả dân tộc thiểu số hiện nay của Vƣơng Anh (Tạp chí xứ Thanh) hay Văn học các dân tộc thiểu số còn một khoảng trống của Trần Thảo (Báo Khoa học và Đời sống)…. Có thể nói rằng, văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại cũng đã thu hút đƣợc sự quan tâm nhất định của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học, tuy nhiên, so với số lƣợng các công trình nghiên cứu đồ sộ về thơ ca, về văn học Việt Nam hiện đại nói chung thì số lƣợng tác phẩm, công trình tổng kết, đánh giá về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam còn rất khiêm tốn, trong đó, số lƣợng các bài viết, các công trình nghiên cứu, phê bình về thơ ca dân tộc Thái lại càng ít ỏi. Những công trình, chuyên đề, bài viết trên đây đã nêu lên đƣợc những thành tựu, những đóng góp của văn học các dân tộc thiểu số trong đó ít nhiều có đề cập đến thơ dân tộc Thái hiện đại nhƣng mới chỉ dừng lại ở mức độ sƣu tầm, giới thiệu một cách khái quát về thơ dân tộc Thái nhƣ “Dân tộc Thái với các gƣơng mặt thơ: Cầm Biêu, Lò Văn Cậy, Lƣơng Quy Nhân, Vƣơng Trung, Lò Cao Nhum, Cầm Bá Lai…Với những bài thơ, truyện thơ dạt dào cảm xúc, giàu bản sắc, đầy ắp chất trữ tình và đôi khi có những triết luận, sắc sảo, độc đáo…” [65]; hoặc là sự ghi nhận những gƣơng mặt tiêu biểu của văn học các dân tộc thiểu số nói chung trong đó có nhà văn dân tộc Thái “Thơ dân tộc thiểu hiện đại đang có những đại diện xứng đáng nhƣ Y Phƣơng, Dƣơng Thuấn (Tày), Lò Ngân Sủn (Giáy), Vƣơng Anh (Mƣờng), Triệu Kim Văn (Dao), Lò Cao Nhum (Thái)...Họ đã góp phần làm nên diện mạo thơ Việt Nam hiện đại” (Nguyễn Thị Thu Hiền- Chúng ta đã có một nền văn nghệ dân tộc thiểu số); hay việc giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu: “Thơ dân tộc thiểu số đã từng có tác phẩm đỉnh cao: Muối Cụ Hồ (Bàn Tài Đoàn), Em là con gái Châu Yên (Cầm Giang), Ing éng (Vƣơng Trung), Đất, Dốc, Núi (Lƣơng Quy Nhân), Hoa trong Mƣờng (Vƣơng Anh), Đi tìm bóng núi, Cực tình (Dƣơng Thuấn), Rƣợu núi (Lò Cao Nhum)…” [71]. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Ngoài ra, việc lấy văn hoá Thái làm đối tƣợng nghiên cứu bƣớc đầu cũng đƣợc quan tâm, thể hiện ở một số công trình, bài viết nhƣ: “Ngƣời Thái gửi gắm tâm hồn mình vào lời ca, điệu khắp. Chính những bài khắp, điệu pí đó đã nâng họ vƣợt lên bề mặt cuộc sống vốn gian lao, vất vả, tiếp thêm sức mạnh cho họ bay bổng vƣơn lên” [29, tr.250]; “Thẩm mỹ Thái qua trang phục biểu hiện một tâm hồn tinh tế, một sự rung cảm sâu xa của cộng đồng trong giới tự nhiên và chính bản thân con ngƣời” [29, tr.294]; “Nhà sàn Thái là biểu tƣợng cho sự tài hoa của con ngƣời, vừa đậm tính thẩm mỹ cao vừa kết hợp hài hoà vẻ đẹp tự nhiên với đất trời” [45, tr.24)...Ngoài ra còn có một số công trình, bài nghiên cứu có liên quan nhƣ: Lễ “Khửn cẩu”- nét đẹp văn hoá truyền thống của ngƣời Thái của Tô Hợp [22]; Ẩm thực Thái- Sự giao hoà với thiên nhiên- dân tộc và thời đại của Tố Minh [50]; “Ngƣời Thái cúng vật nuôi ngày tết” của La Quán Miên [47]; “Cách làm đẹp của các cô gái Thái” của Hà Lâm Kỳ, “Tục cúng vía của ngƣời Thái đen” của Hoàng Hạnh [33] …Những bài viết, công trình này chủ yếu đề cập tới những phong tục tập quán của dân tộc Thái và nhấn mạnh đến nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Thái chứ không đi sâu vào bình diện nội dung hay nghệ thuật thơ dân tộc Thái. Một số các tác giả ngƣời dân tộc Thái đã đƣợc giới phê bình chú ý và có những đánh giá nhƣ: “Cầm Biêu vẫn giữ đƣợc phong cách của một ngƣời làm thơ dân tộc trƣớc đây...ông luôn luôn có ý thức dùng hình thức thơ ca truyền thống để thể hiện con ngƣời và cuộc sống hôm nay...” [84, tr.132]; “Thơ Cầm Biêu xứng đáng là chiếc cầu nối cho các dân tộc anh em trong đất nƣớc ta đến với nhau...” [11, tr. 361]; “Những bài thơ hay của các tác giả dân tộc thiểu số thƣờng là ngắn, có khi rất ngắn, các bài thơ của Cầm Bá Lai cũng vậy: Bài Con tép- 5 câu, Buồn- 7 câu, Chim bìm bịp- 7 câu, Rƣợu- 15 câu...” [65, tr.96]; “Lò Cao Nhum vừa xuất hiện đã có thể đứng ngang hàng với mọi bậc đàn anh...” [ 28, tr.413]…hay là việc phân tích, bình giảng một tập thơ hoặc một số bài thơ của các nhà thơ dân tộc Thái nhƣ: “Hạt muối hạt tình (Lò 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Văn Cậy) nảy nở cùng cách mạng, cùng với sự đổi đời của dân tộc, đƣợc khơi gợi từ cuộc sống, chiến đấu, lao động và từ những áng văn học dân gian dân tộc” [65, tr.18]; “Đời đời nhớ ơn Bác (Lƣơng Quy Nhân) diễn đạt tình cảm mộc mạc, chân thành nhƣ đời sống vốn có của ngƣời dân miền núi, khái quát một giai đoạn đồng bào dân tộc Tây Bắc đi theo Đảng, Bác Hồ làm cách mạng...” [3]; “Không thể nói thơ Lò Vũ Vân là một giọng thơ vui, hào sảng nhƣng nó vẫn lóng lánh niềm tự hào về quê hƣơng, đất nƣớc, về dân tộc và con ngƣời Tây Bắc...”[40, tr.16]…Có thể nhận thấy, những công trình, bài viết trên đây mới chỉ dừng lại ở phạm vi bình giảng, phân tích một (hoặc một số) bài thơ tiêu biểu của một số tác giả mà chƣa đi sâu vào phân tích, bình giá những đặc điểm nội dung, nghệ thuật của thơ ca dân tộc Thái hiện đại nói chung. Theo sự khảo sát của chúng tôi, cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm thơ ca dân tộc Thái hiện đại một cách thấu đáo và hệ thống. Đó vừa là thuận lợi nhƣng cũng là khó khăn, thách thức đối với chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này. 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu. 3. 1. Mục đích Văn học các dân tộc thiểu số là một bộ phận khăng khít, độc đáo và đặc sắc của nền văn học Việt Nam. Sự phát triển phong phú, đa dạng của nó đã có những đóng góp đáng kể vào diện mạo chung của văn học Việt Nam hiện đại. Do đó muốn tìm hiểu những đặc điểm của thơ ca Việt Nam hiện đại, không thể không nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm của bộ phận thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam, trong đó có thơ ca dân tộc Thái. Ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, thơ ca dân tộc Thái đã dần khẳng định vị trí và chỗ đứng của mình trên thơ đàn. Việc tìm hiểu, nghiên cứu một số những đặc 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- điểm của thơ ca dân tộc Thái hiện đại từ năm 1945 đến nay góp phần tìm hiểu, soi sáng một bộ phận văn học trong bức tranh văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, từ đó có cái nhìn tƣơng đối đầy đủ, toàn diện về những đặc điểm nổi bật, độc đáo của thơ ca dân tộc Thái trên các bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Từ việc nghiên cứu “Một số đặc điểm thơ ca dân tộc Thái thời kỳ hiện đại từ năm 1945 đến nay” luận văn khẳng định những đóng góp về nội dung cũng nhƣ về nghệ thuật thơ dân tộc Thái trong quá trình phát triển của thơ ca các dân tộc thiểu số nói riêng và sự phong phú, đa dạng của nền thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung. 3. 2. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện luận văn, chúng tôi đọc, tham khảo và nghiên cứu các loại tài liệu sau: - Các tác phẩm thơ của các tác giả dân tộc Thái từ năm 1945 đến nay. - Một số tác phẩm thơ dân tộc Thái trƣớc năm 1945, đặc biệt là thơ dân gian Thái (để so sánh, đối chiếu). - Một số tác phẩm thơ của các dân tộc thiểu số khác để so sánh, đối chiếu làm nổi bật những đặc điểm riêng biệt của thơ dân tộc Thái thời kỳ hiện đại. - Các công trình, bài nghiên cứu về thơ ca dân tộc Thái nói riêng và các công trình nghiên cứu về thơ dân tộc thiểu số nói chung. - Một số tài liệu về lý luận, lý thuyết có liên quan đến đề tài. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn cố gắng làm sáng tỏ và đi đến khẳng định những đặc điểm nổi bật của thơ dân tộc Thái hiện đại ở hai phƣơng diện cơ bản: Tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên, quê hƣơng, con ngƣời và những phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc Thái đƣợc phản ánh và xây dựng trên cảm hứng trữ tình, ngợi ca của các nhà thơ Thái hiện 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- đại. Từ đó đi đến khẳng định những nét đặc điểm riêng của thơ ca dân tộc Thái hiện đại (so với các sáng tác của các nhà thơ dân tộc anh em khác). Nghiên cứu một số hình thức nghệ thuật đƣợc sử dụng một cách đặc sắc và hiệu quả nhƣ ngôn ngữ, hình ảnh…qua đó thấy đƣợc sự kế thừa và kết hợp những tinh hoa của văn hoá dân gian Thái với sự sáng tạo, cách tân của các nhà thơ dân tộc Thái thời kỳ hiện đại. Từ việc nghiên cứu, tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của thơ dân tộc Thái từ sau năm 1945 đến nay, luận văn đi đến khẳng định những thành công, những đóng góp của thơ dân tộc Thái đối với thơ ca các dân tộc thiểu số nói riêng và nền thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu chính sau: 5. 1. Phương pháp phân tích, khái quát hoá: Để tìm hiểu đặc điểm nội dung hay nghệ thuật của thơ ca dân tộc Thái hiện đại cần phải dụng phƣơng pháp phân tích, khái quát hoá. Từ việc phân tích những tác phẩm thơ ca của một số nhà thơ tiêu biểu sẽ giúp ngƣời nghiên cứu tổng hợp và khái quát đƣợc những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật của thơ ca Thái hiện đại. 5. 2. Phương pháp đối chiếu, so sánh: Việc sử dụng phƣơng pháp đối chiếu, so sánh nhằm tìm hiểu sự ảnh hƣởng, tiếp thu có chọn lọc của các nhà thơ dân tộc Thái hiện đại với các tác phẩm của nền văn học dân gian Thái, giữa các sáng tác của dân tộc Thái với các nhà thơ dân tộc anh em..., từ đó đi đến khẳng định những đặc điểm nổi bật của thơ văn dân tộc Thái hiện đại. 5. 3. Phương pháp thống kê, phân loại 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Để việc phân tích, lý giải, đối chiếu, so sánh có kết quả, cần phải thực hiện công việc thống kê, phân loại. Ba phƣơng pháp trên đây đƣợc sử dụng và phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu tổng hợp khác. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung đƣợc triển khai theo 3 chƣơng: Chƣơng I. Một vài nét về diện mạo thơ ca dân tộc Thái. Chƣơng II. Những mạch nguồn cảm hứng nuôi dƣỡng và phát triển thơ ca dân tộc Thái thời kỳ hiện đại. Chƣơng III. Một số đặc điểm nghệ thuật của thơ ca dân tộc Thái thời kỳ hiện đại. 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I MỘT VÀI NÉT VỀ DIỆN MẠO THƠ CA DÂN TỘC THÁI So với một chặng đƣờng dài hình thành, phát triển văn học viết của ngƣời Kinh thì “văn học viết các dân tộc thiểu số Việt Nam mới chỉ hình thành và phát triển vào thế kỷ XX” [84, tr.138]. Trƣớc đó, ở thế kỷ XVII, dân tộc Tày ở Cao Bằng đã có Bế Văn Phủng và Nông Quỳnh Văn viết bản trƣờng ca “Tam nguyên luận” và “Lƣợn tứ quý”, còn vào cuối thế kỷ XIX, dân tộc Thái cũng có Ngần Văn Hoan viết “Lời hát nền Văn Hoan”... tuy nhiên, sự xuất hiện đó còn ở dạng “lẻ tẻ, không có sự chắp nối, chất lƣợng tác phẩm còn mang đậm dấu vết của văn học dân gian” [81, tr.139] nên chƣa đủ điều kiện hình thành một nền văn học các dân tộc thiểu số bên cạnh nền văn học của ngƣời Kinh. Tác giả Nông Quốc Bình trong bài viết “Nhìn lại văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số” [2] và tác giả Đỗ Kim Cuông trong bài “Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam trong qúa trình đổi mới” [12] đều khẳng định: Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại ra đời cùng cuộc cách mạng tháng 8/ 1945. PGS-TS Phan Đăng Nhật trong cuốn “Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam” [59] cũng lấy năm 1945 để làm mốc phân chia giữa văn học dân gian và văn học hiện đại các dân tộc thiểu số Việt Nam. Đồng nhất với các ý kiến trên, nhà nghiên cứu, phê bình văn học các dân tộc 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- thiểu số Lâm Tiến nhận định “Thơ các dân tộc thiểu số hiện đại hình thành và phát triển từ sau năm 1945” [81, tr.94], ông thừa nhận, dù mầm mống của văn học hiện đại các dân tộc thiểu số đã có trƣớc cách mạng tháng 8/ 1945 nhƣng nó thực sự chỉ ra đời từ sau cách mạng tháng 8/1945 và ông cũng khẳng định “thơ là thể loại xuất hiện đầu tiên” của nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Nhƣ vậy, việc lấy năm 1945 là mốc ra đời của nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại là quan niệm chung nhất, phổ biến nhất của các nhà nghiên cứu hiện nay. 1.1. Thơ ca dân tộc Thái trước năm 1945 Trƣớc cách mạng tháng 8/ 1945, văn học các dân tộc thiểu số chủ yếu là văn học dân gian. Cũng giống nhƣ nền văn học dân gian của ngƣời Kinh, văn học dân gian các dân tộc thiểu số gắn liền với đời sống sinh hoạt của nhân dân lao động. Nó ra đời từ trong những câu nói, lời ca, tiếng hát, trong khi lên rẫy, làm nƣơng, quay xa, dệt vải, đánh bắt cá hoặc trong những lời tỏ tình của nam thanh, nữ tú, trong những trò chơi hoặc giao lƣu ở sân chơi “Hạn khuống”.... Dọc suốt chiều dài của đất nƣớc, ở các bản, làng, buôn, sóc...đều đã từng diễn ra mọi hình thái văn học dân gian “khi thì kín đáo ẩn nấp dƣới các mái nhà, tỉ tê bên bếp lửa gia đình, khi thì ào ạt lôi cuốn hàng mấy trăm ngƣời vào những ngày hội, ngày lễ nhộn nhịp sôi nổi” [11, tr.63]. Có thể nói, văn học dân gian các dân tộc thiểu số cũng rất đa dạng và phong phú không kém gì nền văn học dân gian của ngƣời Kinh, những đỉnh cao của nền văn học dân gian Việt Nam cũng có sự góp mặt của văn học dân gian các dân tộc thiểu số, có thể kể đến: Dân tộc Mƣờng có sử thi Đẻ đất, Đẻ nƣớc, có dân ca Thƣờng- Rang, Bọ- Mạng, có truyện thơ Út Lót - Hồ Liêu, Huỳ Nga - Hai Mới; Hai dân tộc Tày-Nùng có trƣờng ca Khảm Hải- Vƣợt Biển, truyện thơ Nam Kim - Thi Đan, Đính Quân; Dân tộc Dao có trƣờng ca 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Bàn Hộ; Dân tộc Mông có Tiếng hát mồ côi, Tiếng hát làm dâu, Nàng Dơ - Chà Tăng, ngƣời Chăm có Ariya Bini - Cam, Bini - Chăm; Các dân tộc ở Tây Nguyên có trƣờng ca Đam San, Sinh Nhã, Kinh Dú, dân tộc Khơme có Sĩ Thạch, Tum Tiêu, đồng bằng Sông Cửu Long có truyện cổ, dân ca… Trong đó, dân tộc Thái cũng có những tác phẩm văn học dân gian phong phú, đa dạng, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói riêng và nền văn học dân gian Việt Nam nói chung. Ngôn ngữ dân tộc Thái thuộc ngữ hệ Tày - Thái, sớm có chữ viết và có sự ghi chép những sáng tác văn học dân gian trên lá, thân cây, viết bằng bút hoặc bằng mũi gai, điều đó cho thấy ngƣời Thái sớm có ý thức lƣu truyền vốn văn hoá dân gian và có nền văn học dân gian khá phát triển. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ các dân tộc thiểu số khác, văn học dân gian của dân tộc Thái trƣớc cách mạng tháng 8/1945 đƣợc lƣu truyền chủ yếu bằng phƣơng thức diễn xƣớng, truyền miệng. Trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc thiểu số, ngoài ca dao, dân ca, tục ngữ, dân tộc Thái nổi tiếng với truyện thơ, sử thi. Đây là hai loại hình tiêu biểu của văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Thái nói riêng. Nếu nhƣ sử thi có âm hƣởng anh hùng ca, thể hiện khát khao xây dựng cuộc sống thái bình, thịnh trị của cộng đồng dân tộc Thái trong công cuộc xây dựng và bảo vệ bản, mƣờng thì truyện thơ mang giọng điệu trữ tình đằm thắm, thể hiện khát vọng hạnh phúc trong cuộc sống và tình yêu lứa đôi của ngƣời dân tộc Thái. Cùng với một số sử thi tiêu biểu nhƣ Đam San, Xinh Nhã, Đăm Đơ roăn của dân tộc Êđê, Đẻ đất đẻ nƣớc của dân tộc Mƣờng, Đăm roi của dân tộc Bana..., dân tộc Thái có hai sử thi nổi tiếng là Táy pú xấc” và Chƣơng Han. 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Táy pú xấc là tác phẩm sử thi lớn của dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc. Tác phẩm có độ dài hàng ngàn câu thơ, kể chuyện “ông cha chinh chiến”, khai phá, mở mang, xây dựng bản, mƣờng. Táy pú xấc diễn tả dòng chảy lịch sử, khắc sâu những sự kiện hào hùng nên vừa mang chất sử liệu vừa mang chất anh hùng ca. Táy pú xấc thể hiện “tƣ tƣởng, tình cảm, tâm tƣ, tâm hồn của cộng đồng dân tộc Thái đối với lịch sử” [97, tr. 24]. Sử thi Chƣơng Han còn đƣợc gọi là Khun Chƣởng gồm 2940 câu, chia thành 11 chƣơng đƣợc lƣu truyền ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Giá trị và ý nghĩa của tác phẩm tập trung ở nhân vật Chƣơng Han- nhân vật anh hùng chiến đấu. Với sức mạnh vô song, Chƣơng Han đã dẹp tan các bộ lạc, thống nhất toàn bộ địa bàn cƣ trú và đem lại cuộc sống đời thái bình, thịnh trị cho ngƣời Thái: Từ đó Chƣơng Han đƣợc ung dung ngự trị cõi đời Mãi mãi là chúa tể đỉnh trời bao la bát ngát ... Chẳng còn bầy giặc lớn nào dám về đánh phá Cả trần gian yên ổn, đẹp dạ thoả lòng (Sử thi Chƣơng Han) Sử thi Chƣơng Han không đề cập đến bi kịch của từng số phận cá nhân mà nó đã đề cập một vấn đề của cả dân tộc, của cộng đồng. Mặc dù lịch sử đƣơng thời chƣa hoàn toàn đúng với hiện thực đƣợc miêu tả trong sử thi nhƣng với tính chất lãng mạn lịch sử, sử thi Chƣơng Han đã khái quát một vấn đề có tính chất lớn lao, đó là “Ngƣời Thái phải đoàn kết và tập hợp lại dƣới ngọn cờ của một anh hùng trong gia đình các dân tộc Việt Nam” [11, tr.145]. Chƣơng Han là sử thi tiêu biểu, thể hiện khát khao về một cuộc sống thái bình, thịnh trị của dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc- Việt Nam. 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Một bản anh hùng ca nổi tiếng khác của dân tộc Thái là Khun Chƣởng. Đây là một trong bộ ba anh hùng ca của ngƣời Thái ở Thái Lan, Lào và Việt Nam. Bộ ba đó là Thạo Hùng- Thạo Chƣơng đƣợc lƣu truyền ở Thái Lan, Lào; Chƣơng Han lƣu truyền ở vùng Tây Bắc Việt Nam và Khun Chƣởng lƣu truyền ở vùng Nghệ An. Nếu nhƣ Thạo Hùng-Thạo Chƣơng đƣợc đánh giá là “có tầm cỡ có thể xếp vào trong hàng những kiệt tác văn chƣơng thế giới, tƣơng đƣơng với anh hùng ca của Hy Lạp ...” [59, tr.2] thì Khun Chƣởng cũng đƣợc đánh giá nhƣ “một di sản quý báu” của dân tộc Thái ở Việt Nam mà tác giả cuốn sách “Khun Chƣởng-Anh hùng ca Thái” - PGS.TS Phan Đăng Nhật đã dùng thuật ngữ anh hùng ca để chỉ tác phẩm Khun Chƣởng cũng với dụng ý đánh giá Khun Chƣởng là một kiệt tác, có thể sánh ngang với anh hùng ca nổi tiếng của Hy Lạp. Bên cạnh sử thi- anh hùng ca, văn học dân gian Thái có những đóng góp không nhỏ cho nền văn học dân gian Việt Nam nhờ những truyện thơ đạt đến độ mẫu mực nhƣ Tản chụ xống xƣơng (Tâm tình tiễn thƣơng) và Khun Lú- nàng Ủa (Chàng Lú-Nàng Ủa) và đặc biệt là Xống chụ xôn xao (Tiễn dặn ngƣời yêu). Xống chụ xôn xao gồm 1846 câu thơ, kể về hai nhân vật “Anh yêu” và “Em yêu” từ khi còn trong bụng mẹ. Họ đƣợc sinh ra gần nhƣ cùng một giờ, một ngày và ở một bản. Từ thủa bé thơ, họ cùng chơi bên nhau, đến tuổi hoa niên, đôi trẻ cùng ở sàn hoa. Nhƣng vì tục lệ hà khắc của lễ giáo phong kiến, tình yêu của họ bị ngăn cản, “Em yêu” bị gả bán và phải sống những chuỗi ngày sóng gió. Giá của “Em yêu” ngày nào đáng “vàng thoi, bạc nén”, bây giờ chỉ bằng một “cuộn lá dong”. Họ gặp lại nhau trong hoàn cảnh hết sức éo le: “Anh yêu” đã có gia đình, còn “Em yêu” trở thành món hàng bị rao bán ở chợ. Nhờ tiếng “đàn môi” quen thuộc, họ đã nhận ra nhau và cuối cùng họ cũng đến đƣợc với nhau, đƣợc đoàn tụ và hạnh phúc: 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ...Đôi ta lấy nhau không hề chi phận lỡ, Không quản chi tình ế, duyên ôi Em của anh đây vẫn mãi đẹp tƣơi! (Tiễn dặn ngƣời yêu) Có thể nói Xống chụ xôn xao là truyện thơ tiêu biểu của dân tộc Thái, đã chắt lọc đƣợc những tinh hoa của dân ca dân tộc Thái:“Bao nhiêu lời thƣơng nhớ, lời tự tình trai gái, đến cả lời vè, lời văn trôi cửa miệng của nhân dân dân tộc Thái đều hợp nhất vào đây” [11, tr.3]. Xống chụ xôn xao là bản tình ca ca ngợi tình yêu thuỷ chung, bất diệt của con ngƣời, là tiếng nói tâm hồn, mang cách cảm, cách nghĩ và khát vọng của ngƣời dân tộc Thái về tình yêu đôi lứa, về hạnh phúc cá nhân của con ngƣời. Với kết cấu độc đáo, tràn đầy kịch tính, ngôn ngữ kể chuyện đƣợc gọt giũa thành lời thơ, những câu thơ gợi cảm, nhiều hình ảnh Xống chụ xôn xao xứng đáng là “một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong kho tàng thơ ca trữ tình cổ truyền các dân tộc thiểu số Việt Nam” [11, tr.169]. Sức sống và sự truyền cảm của Xống chụ xôn xao còn ảnh hƣởng lớn đến các nhà thơ dân tộc thiểu số hiện đại mà ở chƣơng tiếp theo chúng tôi sẽ có điều kiện để nói đến. Nhƣ vậy, dân tộc Thái vốn có một kho tàng văn học dân gian phong phú, phát triển trong đó truyện thơ, sử thi là hai loại hình tiêu biểu và có nhiều tác phẩm đạt đến đỉnh cao. Cũng có kết cấu (gặp gỡ – ly tan - đoàn tụ) của truyện thơ hay âm hƣởng ngợi ca, thủ pháp phóng đại của sử thi trong văn học dân gian Việt Nam, nhƣng sử thi, truyện thơ dân tộc Thái còn có những đặc điểm mang những nét đặc trƣng tiêu biểu cho tƣ duy, cách diễn đạt của ngƣời Thái. Ngoài việc thể hiện khát khao xây dựng một cuộc sống thanh bình, giàu mạnh (sử thi Chƣơng Han, Táy pú xấc...) và khát vọng tự do trong tình yêu, hôn nhân gia đình (truyện thơ Tản chụ xống xƣơng, Xống chụ xôn xao...) thì sử thi và truyện thơ dân tộc Thái còn phản ánh rất rõ những phong tục, tập 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- quán, lễ nghi của ngƣời Thái, đó là nét sinh hoạt văn hoá đời thƣờng (ma chay, cƣới xin, lễ hội...) hay những phong tục, lễ nghi, tín ngƣỡng (cúng phúc thọ, cúng Mƣờng, cúng xên cha... ) của tộc ngƣời Thái. Các loại hình văn học dân gian nhƣ sử thi, truyện thơ, ca dao, tục ngữ của ngƣời dân tộc Thái không tách rời với những sinh hoạt văn hoá của cộng đồng ngƣời Thái. Nếu nhƣ trong lao động thƣờng nhật: trồng lúa, dệt vải, đan chài, bắt cá... bà con nông dân Thái giao lƣu với nhau bằng lời hát vè, ca dao, tục ngữ..., thì những bản anh hùng ca nhƣ Khun Chƣởng, Chƣơng Han hay Táy pú xấc... đƣợc sử dụng rộng rãi trong lễ nghi lớn nhƣ cúng cầu thọ, cúng “xên bản”, “xên mƣờng”, còn những truyện thơ nhƣ Tản chụ xống xƣơng, Tản chụ xiết xƣơng, Xống chụ xôn xao đƣợc nam thanh, nữ tú thi tài, hát giao duyên trong sân chơi “Hạn khuống”... Nhƣ vậy, có thể thấy rằng văn học dân gian dân tộc Thái đã phản ánh đời sống sinh hoạt và đời sống tâm hồn phong phú, đa dạng của cộng đồng dân tộc Thái với những phong tục, tập quán, tín ngƣỡng mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Thái. Sử thi Thái đã thu hút cả tri thức và các sáng tạo nghệ thuật ngôn từ của dân tộc Thái: Từ những lời tục ngữ, vần, vè ngắn gọn đến các bài ca nghi lễ cúng thần; từ những bài ca tục lệ trong cộng đồng đến những bài dân ca đối đáp nam, nữ. Ngôn ngữ sử thi sinh động về hình tƣợng, hài hoà về nhạc điệu, đối lập và kịch tính tạo nên sử thi anh hùng. Đó là phong cách kỳ vĩ hoá của phƣơng pháp lãng mạn, thông qua các biện pháp cƣờng điệu, phóng đại, ngoa dụ rất phổ biến trong cách xây dựng tính cách nhân vật, miêu tả thiên nhiên. Truyện thơ đƣợc phô diễn bằng những lời thơ mang sắc thái ngôn ngữ độc đáo của dân ca, những lời thơ giàu nhạc điệu của điệu “khắp”. Cách giải quyết thiên về phong cách lãng mạn trong kết thúc của truyện thơ không lấn át đƣợc không khí hiện thực mang nặng tâm tƣ buồn tủi của lứa đôi bị trắc trở trong tình duyên dƣới chế độ cũ nhƣng chính không khí hiện thực mang nặng tâm tƣ đó đã tạo nên phong cách trữ tình đậm đà, sâu lắng cho truyện thơ. 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LUẬN VĂN: NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN DẠNG CHỮ IN TIẾNG VIỆT
55 p | 360 | 130
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA CÂY DẺ GAI ẤN ĐỘ (CASTANOPSIS INDICA A.D.C) TẠI VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO - VĨNH PHÚC
96 p | 315 | 81
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH -THALASSEMIA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ EM DÂN TỘC TÀY VÀ DAO TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA - TỈNH THÁI NGUYÊN
73 p | 343 | 65
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH HUYỆN BÌNH LIÊU VÀ THỊ XÃ CẨM PHẢ CỦA TỈNH QUẢNG NINH
133 p | 292 | 63
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT Ở HỌC SINH HAI TRƢỜNG MẦM NON TẠI THÁI NGUYÊN VÀ KẾT QUẢ TẦY GIUN BẰNG THUỐC ALBENDAZOL
70 p | 246 | 59
-
LUẬN VĂN: Nghiên cứu phương pháp xác định vị trí nút mạng không dây
69 p | 118 | 29
-
Luận văn: Nghiên cứu chế tạo kit thử nhanh trong phân tích Urea
114 p | 159 | 26
-
Luận văn: Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm sản phẩm giá trị gia tăng từ nguồn nguyên liệu cá Rô phi tạp và thịt tôm vụn – Sản phẩm là “Chạo tôm, cá"
83 p | 178 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kế toán hàng tồn kho tại Công Ty Trách nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Dệt 19.5 Hà Nội
103 p | 114 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu thơ đi sứ của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn
90 p | 108 | 14
-
Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
101 p | 58 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu về ngân hàng xanh: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam
130 p | 84 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Đặc điểm cấu trúc chương trình "Sao Online" Đài truyền hình kỹ thuật số VTC
38 p | 87 | 10
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ ngành Lý luận Âm nhạc: Nghệ thuật tuồng đào tấn trong hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Quy Nhơn
154 p | 102 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Tác động của đầu tư nước ngoài đối với cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam
91 p | 68 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu văn bia tỉnh Nam Định
27 p | 18 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu văn bia tỉnh Nam Định
336 p | 27 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn