intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu văn bia tỉnh Nam Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

19
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn "Nghiên cứu văn bia tỉnh Nam Định" có mục đích hệ thống hóa và nêu lên những đặc điểm hình thức và giá trị nội dung của văn bia Hán Nôm tinh Nam Định. Từ đó, cung cấp những hiểu biết về mảnh đất, con người và truyền thống văn hóa của Nam Định, góp phần vào việc giáo dục truyền thống và hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục ở tỉnh Nam Định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu văn bia tỉnh Nam Định

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI TRẦN ĐẠI AN NGHIÊN CỨU VĂN BIA TỈNH NAM ĐỊNH Chuyên ngành: Hán Nôm Mã số: 9.22.01.04 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2022
  2. CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh Phản biện 1: GS.TS. Trần Nho Thìn Trường Đại học KHXH & NV – ĐHQG Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Cƣờng Viện Nghiên cứu Hán Nôm Phản biện 3: PGS.TS. Dƣơng Tuấn Anh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ họp tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi ... ngày ... tháng ... năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Trần Đại An (2020), “Giới thiệu văn bia huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định”, Tạp chí Hán Nôm, số 1. 2. Trần Đại An (2020), “Giới thiệu văn bia có nội dung quai đê lấn biển ở tỉnh Nam Định”, Tạp chí Hán Nôm, số 6. 3. Trần Đại An (2021), “Giới thiệu văn bia có nội dung về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Định”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Văn học và Ngôn ngữ trong thế giới đương đại -Bản sắc và hội nhập”, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nhà xuất bản Giáo dục.
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do, tính cấp thiết chọn đề tài Trong di sản thành văn, văn bia là một bộ phận quan trọng trong di sản Hán Nôm nói riêng và nền văn hóa thành văn nói chung. Văn bia còn là đối tượng để nghiên cứu về các vấn đề lịch sử, kinh tế, giáo dục, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng… qua các giai đoạn phát triển của dân tộc. Văn bia trên địa bàn tỉnh Nam Định đã được một số nhà nghiên cứu, các cơ quan nghiên cứu quan tâm giới thiệu, nhưng các công trình mới dừng lại ở chỗ giới thiệu, dịch nghĩa một số văn bia, và chỉ là những bài viết riêng lẻ về một vài văn bia đăng trên các báo và tạp chí khoa học, chưa có một công trình nào thống kê và khai thác nội dung văn bia tỉnh Nam Định một cách đầy đủ và có hệ thống. Với nguồn tư liệu văn bia phong phú hiện có, chúng tôi thống kê được 2.155 văn bia Hán Nôm trên địa bàn tỉnh Nam Định, kéo dài hàng nghìn năm, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung đã phản ánh rõ nét nhất về lịch sử hình thành và phát triển của địa phương, tình hình kinh tế, văn hóa, giáo dục và tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán trong đời sống xã hội. Đặc biệt, nơi đây ghi nhận những dấu tích của những thời kỳ huy hoàng của các triều đại phong kiến, là nơi sinh thành các vua triều đại nhà Trần (một triều đại nổi tiếng bậc nhất thời phong kiến) với những chiến công hiển hách, ba lần chiến thắng giặc Nguyên - Mông. Văn bia là những cứ liệu khá chính xác để tìm hiểu về quá trình vận động, nét đặc trưng văn hóa địa phương, góp phần không nhỏ vào việc bổ sung các dữ liệu chính sử. Là người quê hương Nam Định, được học tập chuyên ngành Hán Nôm, yêu thích văn bia tỉnh Nam Định, nên NCS chọn đề tài Nghiên cứu văn bia tỉnh Nam Định làm đề tài luận án Tiến sĩ Ngữ văn chuyên ngành Hán Nôm. 2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Trước hết, luận án dựa trên cơ sở quan điểm và đượng lối của Đảng và Nhà nước về văn hóa văn nghệ, nhất là trong việc sưu tầm, bảo tồn, nghiên cứu, khai thác và phát huy vốn di sản Hán Nôm.
  5. 2 Tiếp đó là, áp dụng lý thuyết Minh văn học (Ephigraphy), một lý thuyết hướng tới sự thống kê, giải thích, cắt nghĩa làm nổi bật tính hệ thống về quá trình hình thành, phát triển của văn bia tỉnh Nam Định theo thời gian và không gian; từ đó khai thác giá trị thông tin văn bản trong nghiên cứu các lĩnh vực của đời sống văn hóa xã hội tỉnh Nam Định truyền thống, trong hệ giá trị của di sản Hán Nôm Việt Nam trong nền văn hóa dân tộc. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu luận án, chúng tôi sẽ vận dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp văn bản học: khảo sát, làm rõ thực trạng các thác bản văn bia tỉnh Nam Định để xác định được những văn bản văn bia đáng tin cậy (thiện bản), làm cơ sở cho việc nghiên cứu. - Phương pháp định lượng: thống kê, phân loại nêu lên đặc điểm thác bản văn bia tỉnh Nam Định để lựa chọn những đơn vị văn bia phù hợp với đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp phiên dịch học: được sử dụng để biên dịch, giải nghĩa, minh giải sâu văn bản và là cơ sở tư liệu cho quá trình phân tích và nghiên cứu. - Nghiên cứu liên ngành: khai thác giá trị nội dung về kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán, v.v... trong đời sống xã hội địa phương thời trung đại qua văn bia tỉnh Nam Định. - Khảo sát điền dã: NCS sẽ tiến hành khảo sát điền dã để đối chiếu giữa thác bản và văn bia hiện vật. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là 2.155 văn bia (trong đó 2.151 thác bản văn bia Hán Nôm tỉnh Nam Định hiện đang lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN) và 04 văn bia do NCS đi thực tế sưu tầm tại địa phương). - Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống hóa tư liệu văn bia tỉnh Nam Định, với 2.155 văn bia, lập danh mục văn bia nêu phân bố các văn bia theo thời gian, không gian và theo loại hình di tích; từ đó nêu lên đặc điểm, giá trị nội dung văn bia Nam Định
  6. 3 - Phạm vi tư liệu là 2.151 thác bản rập văn bia tỉnh Nam Định hiện đang lưu giữ tại VNCHN và 4 văn bia hiện vật ở tỉnh Nam Định, cùng các tư liệu tham khảo khác liên quan đến nội dung luận án. 4. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa và nêu lên những đặc điểm hình thức và giá trị nội dung của văn bia Hán Nôm tinh Nam Định. Từ đó, cung cấp những hiểu biết về mảnh đất, con người và truyền thống văn hóa của Nam Định, góp phần vào việc giáo dục truyền thống và hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục ở tỉnh Nam Định. 5. Đóng góp mới của luận án - Với số lượng 2.155 văn bia, lần đầu tiên tư liệu văn bia Hán Nôm tỉnh Nam Định được tập hợp, thống kê, định lượng đầy đủ. Cung cấp một nguồn thông tin, tư liệu phong phú, hữu ích để các ngành liên quan hoạch định phương án, kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn bia tỉnh Nam Định trong thời gian tới. - Văn bia tỉnh Nam Định được phân tích, đánh giá tổng hợp, phân loại theo các tiêu chí khoa học chuyên ngành Bi ký học trên các bình diện: thời gian (triều đại), không gian (huyện, thành phố) và loại hình di tích, nêu lên đặc điểm phân bố văn bia tỉnh Nam Định. - Giới thiệu hình thức văn bản văn bia, tìm hiểu đặc điểm văn tự của văn bia, phân tích đội ngũ tạo tác văn bia; từ đó nêu lên những đặc điểm cơ bản của văn bản văn bia tỉnh Nam Định so với một số địa phương khác. - Nghiên cứu các giá trị nội dung văn bia tỉnh Nam Định trên các lĩnh vực: lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán, v.v… Làm sáng tỏ các giá trị truyền thống trong lịch sử xây dựng và phát triển vùng đất Nam Định. - Tuyển dịch và giới thiệu toàn văn 10 văn bia tỉnh Nam Định. 6. Ý nghĩa khoa học của luận án Luận án đã hệ thống hóa văn bia tỉnh Nam Định từ thế kỷ XII đến thế kỉ XX, đem đến cho mọi người cái nhìn tổng quan về đặc điểm hình thành và phát triển hệ thống trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện nay.
  7. 4 Qua việc nghiên cứu phân tích đánh giá nội dung văn bia Nam Định, luận án nêu hệ giá trị của văn bia tỉnh Nam Định; góp phần nghiên cứu lịch sử, địa lý, kinh tế xã hội, văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo trong quá khứ của tỉnh Nam Định. Văn bia Nam Định là tư liệu di sản văn hóa cần được bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của nó trong đời sống văn hóa hiện nay, trong thời kỳ hội nhập quốc tế và phát triển bền vững. Từ đó đề xuất những biện pháp có hiệu quả về sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hán Nôm Nam Định. 7. Cấu trúc của luận án: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án sẽ chia làm 4 chương với các nội dung được xác định chủ yếu được nghiên cứu như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Khảo sát văn bia tỉnh Nam Định Chương 3: Giá trị tư liệu văn bia tỉnh Nam Định trong nghiên cứu lịch sử và kinh tế Chương 4: Giá trị tư liệu văn bia tỉnh Nam Định trong nghiên cứu văn hóa, giáo dục và tôn giáo tín ngưỡng
  8. 5 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Việc nghiên cứu văn bia Việt Nam nói chung, nghiên cứu văn bia theo từng vùng miền nói riêng,… đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Trong chương tổng quan này, chúng tôi tiến hành hệ thống hóa các công trình khoa học liên quan trực tiếp đến đề tài. Qua đó, đưa ra các phân tích, đánh giá và nêu rõ những thành công và mức độ thành công của các công trình đi trước trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đề tài luận án và các vấn đề cần được giải quyết trong luận án. Chương này chúng tôi trình bày làm rõ tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án với những nội dung: một là tìm hiểu các khái niệm về nguồn gốc hình thành văn bia và các giới thuyết liên quan; hai là tìm hiểu về tình hình nghiên cứu văn bia Việt Nam; ba là tìm hiểu tình hình, nghiên cứu, bảo tồn văn bia tỉnh Nam Định; bốn là xác định hướng nghiên cứu của đề tài. 1.1. Khái niệm và giới thuyết 1.1.1. Khái niệm Bi (碑) là những phiến đá dựng ở trong cung để đánh dấu ánh nắng mặt trời, hay những phiến đá dựng ở giữa sân tông miếu để buộc con vật cúng tế hoặc những phiến đá dùng để mai táng người chết hay trên phiên đá có ghi công đức của vua chúa hoặc cha mẹ mình. Bắt đầu từ nhà Hán trở về sau này người ta mới khắc chữ lên mặt phiến đá, nội dung ghi trên phiến đá gọi là văn bia. Thác bản văn bia là bản được in rập từ những tấm bia đá hiện vật ở các địa phương. Khi các thác bản được nhập vào kho và lên ký hiệu thư viện, mỗi kí hiệu của thác bản văn bia là một mặt của tấm bia đá được in rập về. Văn bia Nam Định là văn bia viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, được giới hạn bởi địa danh tỉnh Nam Định hiện nay; có nội dung phản ánh về lịch sử, địa lý, văn hóa, giáo dục, kinh tế, tôn giáo tín ngưỡng và phong
  9. 6 tục tập quán, v.v... của con người và vùng đất Nam Định; không phân biệt không gian và thời gian, cũng như chủ thể sáng tạo văn bia. 1.1.2. Giới thuyết về địa giới hành tỉnh Nam Định Luận án lấy đơn vị hành chính tỉnh Nam Định hiện nay (2020) làm không gian nghiên cứu. bao gồm: 01 thành phố và 9 huyện bao gồm: thành phố Nam Đinh; huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Mỹ Lộc, Nam Trực, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Vụ Bản, Xuân Trường, Ý Yên. 1.2 Tình hình nghiên cứu văn bia Việt Nam 1.2.1. Tư liệu Hán Nôm ghi chép về văn bia Việt Nam Văn bản ghi chép những thông tin sớm nhất về văn bia Việt Nam, luận án giới thiệu các tác phẩm Thiền uyển tập anh 禪苑集英; Đại Việt sử ký toàn thư 大越史記全書 (quyển VII, kỉ nhà Trần); Hoàng Việt văn tuyển 皇越文選; Lê triều lịch khoa Tiến sĩ đề danh bi ký 黎朝歷科進士 題名碑記. 1.2.2. Các bộ sách thư mục văn bia Việt Nam Giới thiệu các bộ sách công cụ giành riêng cho tư liệu văn bia. 1.2.3. Các tuyển tập phiên dịch văn bia Việt Nam Giới thiệu các tuyển tập phiên dịch văn bia Việt Nam. 1.2.4. Các công trình nghiên cứu về văn bia Việt Nam Chúng tôi phân chia các công trình nghiên cứu về văn bia Việt Nam trong thời gian vừa qua thành các mảng lớn: Các công trình nghiên cứu lý luận. Các công trình nghiên cứu giá trị nội dung của văn bia theo chủ đề. Các công trình nghiên cứu văn bia theo địa phương. Các công trình nghiên cứu văn bia theo thời đại. Các công trình nghiên cứu văn bia về văn tự. 1.3. Tình hình sưu tầm, biên dịch, nghiên cứu, bảo tồn văn bia tỉnh Nam Định 1.3.1. Tình hình sưu tầm văn bia tỉnh Nam Định Trong những năm đầu thế kỉ XX đến những năm cuối thế kỉ XX đã tổ chức hai đợt sưu tầm in rập và thời gian sưu tâm in rập cánh nhau khá xa. Đợt 1: Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) đã tổ chức tiến hành sưu tầm thác bản Hán Nôm tại 36 tỉnh trong phạm vi cả nước với số lượng 11.651 đơn vị
  10. 7 văn khắc với 20.980 mặt thác bản, trong đó thác bản văn bia tỉnh Nam Định là 561 đơn vị. Chúng tôi đã tiến hành đối chiếu có 07 thác bản in hai lần. Đợt 2: VNCHN đã tổ chức tiến hành in rập lại trên nhiều địa phương trên cả nước. Kết quả thu được khoảng hơn 70.000 mặt thác bản, trong đó tại tỉnh Nam Định là 1.785 đơn vị thác bản. Căn cứ theo số liệu của hai đợt in rập chúng tôi đã tiến hành khảo sát và đối chiếu nhận thấy có nhiều kí hiệu thác bản văn bia trùng nhau cụ thể như sau: thác bản văn bia EFEO trùng với thác bản do VNCHN sưu tầm in rập là 195 đơn vị thác bản bia. Như vậy, từ số liệu bảng thống kê số lượng thác bản văn bia ở trên là cơ sở xác định số liệu thông qua hai đợt in rập, trong đó của EFFO là 561 văn bia (đã trừ 7 thác bản trùng in hai lần). VNCHN là 1.785 văn bia, NCS đi thực tế phát hiện thêm 4 bia không có kí hiệu của VNCHN tổng là 2.350 văn bia, đem trừ đi số đơn vị thác bản trùng là 195 đơn vị văn bia, tổng số văn bia thực tế là 2.155 đơn vị văn bia. 1.3.2. Tình hình giới thiệu và nghiên cứu văn bia tỉnh Nam Định Văn bia tỉnh Nam Định đã sớm được các nhà nghiên cứu quan tâm ở các góc độ khác nhau, thông qua các cách tiếp cận khoa học như dịch thuật một số văn bia phục vụ cho xếp hạng di tích của địa phương, thống kê số liệu phục vụ cho các nhà nghiên cứu làm nguồn tài liệu khảo cứu như: Thơ văn Lý - Trần, NXB. KHXH, Hà Nội, (Tập 1, 1977; Tập 3, 1978; Tập 2, Q.Thượng, 1988), Nam Định có 2 văn bia; Tuyển tập văn bia Lê sơ, xuất bản năm 2014, Nam Định có 1 bia; Văn bia thời Trần, xuất bản năm 2016, Nam Định có 2 bia; Chợ truyền thống Việt Nam qua tư liệu văn bia, xuất bản năm 2021, Nam Định có 2 bia. Ngoài ra còn các bài viết đăng trên các tạp chí và Thông báo Hán Nôm học như: “Bước đầu tìm hiểu văn bia ở một huyện thuộc đồng bằng Bắc Bộ” của Nguyễn Huy Thức (1987); “Bia lập trại Sĩ Lâm tại xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định do Tam Đăng Hoàng giáp Phạm Văn Nghị soạn” của tác giả Nguyễn Thị Bình (2003); “Giới thiệu văn bia huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định” của tác giả Trần Đại An (2020); “Giới thiệu văn bia có nội dung quai đê lấn biển ở tỉnh Nam Định” của tác giả Trần Đại An (2020).
  11. 8 1.3.3. Một số nhận xét về tình hình biên dịch, nghiên cứu văn bia tỉnh Nam Định - Văn bia trên địa bàn tỉnh Nam Định đã được nhiều nhà nghiên cứu, các cơ quan nghiên cứu quan tâm giới thiệu, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào khai thác một cách có hệ thống và toàn diện văn bia tỉnh Nam Định. Các công trình mới dừng lại ở chỗ sưu tầm, giới thiệu, dịch nghĩa một số văn bia, chưa đi sâu nghiên cứu phân loại văn bia theo tiêu chí nhất định; cũng chưa tìm hiểu thực trạng của các văn bia hiện còn ở các di tích. 1.4. Định hƣớng nghiên cứu của luận án - Trước hết, luận án hệ thống hóa văn bia tỉnh Nam Định theo các tiêu chí; tìm hiểu sự phân bố của chúng theo thời gian, không gian; từ đó khai thác đặc điểm văn bản văn bia Nam Định về phân bố, đội ngũ tạo tác văn bia, văn tự, nghệ thuật trang trí bia,… - Tìm hiểu giá trị nội dung văn bia trong nghiên cứu lịch sử, địa lý, kinh tế tỉnh Nam Định. Đặc biệt vùng đất Thiên Trường là kinh đô thứ hai dưới triều Trần, chúng tôi kỳ vọng qua văn bia có thể đem lại những tư liệu trong nghiên cứu dọng họ nói chung và dòng họ Trần Nam Định nói riêng. - Tìm hiểu về văn hóa, giáo dục, tôn giáo tín ngưỡng Nam Định qua văn bia, để làm rõ đời sống văn hóa tinh thần, các chính sách về giáo dục, khoa cử. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu văn bia chùa, đình, đền, miếu, các nơi thờ tự khác cũng sẽ góp phần làm sáng tỏ về đời sống tôn giáo tín ngưỡng đặc sắc của người dân trong chiều dài lịch sử xây dựng và phát triển quê hương Nam Định. - Việc khai thác giá trị nội dung văn bia Nam Định, sẽ làm sáng tỏ, bổ khuyết cho một số vấn đề về văn hóa truyền thống của địa phương mà các công trình nghiên cứu đi trước chưa thực hiện được. Tiểu kết Trong xã hội đương đại văn bia Hán Nôm càng thu hút được sự chú ý của giới nghiên cứu khoa học, tập trung chủ yếu ở hai lĩnh vực sưu tầm và nghiên cứu khai thác giá trị nội dung. Văn bia trên địa bàn tỉnh Nam Định đã được số ít nhà nghiên cứu, các cơ quan nghiên cứu quan tâm giới thiệu; nhưng chưa có công trình
  12. 9 nghiên cứu nào khai thác một cách có hệ thống và toàn diện văn bia tỉnh Nam Định. Trong luận án này chúng tôi tiến hành hệ thống hóa toàn bộ số lượng văn bia tỉnh Nam Định với 2.155 đơn vị (2.151 thác bản và 04 văn bia hiện vật); phân tích đặc điểm văn bia theo không gian và thời gian; nghiên cứu giá trị nội dung của văn bia đối với lịch sử, địa lý, văn hóa, kinh tế xã hội, tôn giáo tín ngưỡng vùng đất Nam Định; phát huy giá trị của văn bia trong đời sống văn hóa đương đại, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. CHƢƠNG 2 KHẢO SÁT VĂN BIA TỈNH NAM ĐỊNH 2.1. Tình hình phân bố văn bia tỉnh Nam Định 2.1.1. Phân bố theo thời gian Qua khảo sát sự phân bố của 2.155 văn bia theo thời gian, chúng tôi thống kê được có 1469 văn bia có ghi niên đại, 571 văn bia không ghi niên đại, 97 văn bia ghi niên đại theo hàng Can - Chi, 01 văn bia ghi niên đại theo niên đại của Trung Quốc. Để thể hiện rõ sự phân bố văn bia theo thời gian, chúng tôi lập bảng thống kê sự phân bố văn bia theo triều đại như sau: Bảng 2.1: Bảng thống kê số lượng văn bia theo triều đại STT Triều đại Số lượng văn bia Tỷ lệ 1 Thời Lý (1010 -1225) 1 0.05% 2 Thời Trần (1225 - 1400) 2 0.09% 3 Thời Lê Sơ (1428-1527) 1 0.05% 1 4 Thời Mạc (1527 - 1592) 12 0.56% Thời Lê Trung Hưng 5 135 6.26% (1593 - 1788)1 1 . Thời kỳ 1533 - 1592 trong lịch sử Việt Nam còn được gọi là thời kỳ Nam - Bắc triều, do chính quyền nhà Mạc chỉ thực sự có quyền lực từ địa phận Ninh Bình ngày nay trở ra, còn từ Thanh Hóa trở vào là thế lực gây dựng lại nhà Lê từ năm 1533. Các năm sau đó bị coi là ngụy triều và đến năm 1677 thì mất hẳn.
  13. 10 6 Thời Tây Sơn (1788 - 1802) 6 0.28% 7 Thời Nguyễn (1802 - 1945) 1.305 60.56% 8 Sau CM tháng 8/1945 24 1.11% 9 Không ghi niên đại 571 26.50% 10 Niên đại theo Can-Chi 97 4.50% 11 Niên đại Trung Quốc 1 0.05% Cộng 2.155 100% 2.1.2. Phân bố theo không gian Qua khảo sát 2.155 văn bia được phân bố tại 10 đơn vị hành chính (01 thành phố và 9 huyện) của tỉnh Nam Định. Dưới đây là bảng thống kê số lượng văn bia tỉnh Nam Định được phân bố theo không gian đơn vị hành chính như sau: Bảng 2.2 : Bảng thống kê số lượng văn bia tỉnh Nam Định STT Huyện/Tp Số lƣợng Tỷ lệ % 1 Tp Nam Định 321 14.90% 2 Huyện Giao Thủy 36 1.67% 3 Huyện Hải Hậu 232 10.77% 4 Huyện Mỹ Lộc 130 6.03% 5 Huyện Nam Trực 158 7.33% 6 Huyện Nghĩa Hưng 60 2.78% 7 Huyện Trực Ninh 434 20.14% 8 Huyện Vụ Bản 222 10.30% 9 Huyện Xuân Trường 275 12.76% 10 Huyện Ý Yên 287 13.32% Tổng cộng 2.155 100% Căn cứ theo số liệu bảng thống kê ở trên có thể thấy văn bia được phân bố đều trên trên các huyện, thành phố của tỉnh Nam Định. Số lượng văn bia xuất hiện nhiều nhất là huyện Trực Ninh với 434 văn bia chiếm tỷ lệ 20,14%, tuy nhiên trong số 434 văn bia của huyện Nam Trực trong đó 1 . Thực tế nhà Lê Trung hưng tồn tại từ năm 1533 đến 1788, tổng cộng 256 năm.
  14. 11 tại chùa Cổ Lễ hiện tồn 264/434 bia, chiếm tỉ lệ 60,83% so với toàn huyện; Tp Nam Định có số lượng là 321 bia chiếm 14.9%; huyện Ý Yên có 287 văn bia chiếm 13,32%, huyện Xuân Trường có 275 bia chiếm 12,76%; huyện Hải Hậu có 232 bia chiếm 10,77%; huyện Vụ Bản với 222 bia chiếm 10,3%; huyện Nam Trực có 158 văn bia chiếm 7,33%; huyện Mỹ Lộc 130 bia chiếm 6,03%; huyện Nghĩa Hưng có 60 văn bia chiếm tỷ lệ 2,78%, số lượng bia phân bố ít nhất là huyện Giao Thủy với 36 văn bia chiếm tỷ lệ 1,67%. 2.1.3. Phân bố theo loại hình di tích Chùa với 1.317 văn bia chiếm tỷ lệ 61,11%; đình với 203 văn bia chiếm tỷ lệ 9,42%; đền, miếu, điện, phủ với 251 văn bia chiếm tỷ lệ 11,65%; lăng mộ với 21 văn bia chiếm tỉ lệ 0,97%; từ đường (nhà thờ họ) với 223 văn bia chiếm tỷ lệ 10,35%; nhà thờ công giáo với 13 văn bia chiếm tỉ lệ 0,6%; văn từ, văn chỉ với 50 văn bia chiếm tỷ lệ 2,44%; cầu, cống, đê với 71 văn bia chiếm tỷ lệ 3,29%; chợ với 6 văn bia chiếm tỉ lệ 0,28% Như vậy, chùa là nơi có số lượng bia nhiều nhất trong các loại hình di tích. 2.2. Đặc điểm văn bản của văn bia tỉnh Nam Định 2.2.1.Tác giả, người tạo tác văn bia tỉnh Nam Định 2.2.1.1. Tác giả biên soạn văn bia tỉnh Nam Định Qua khảo sát 2.155 văn bia tỉnh Nam Định, chúng tôi tìm được 270/2.155 bia có ghi tên người soạn, chiếm tỷ lệ 12,53%, với số lượng tác giả là 224 người đều là người có trình độ học vấn cao trong xã hội hoặc những người đang giữ chức vụ địa vị nhất định. Trong số 224 tác giả soạn nội dung bia có 18 vị Tiến sĩ tham gia soạn bia, với 43/270 văn bia chiếm tỷ lệ 15,93%. 2.2.1.2. Người viết chữ, người khắc văn bia tỉnh Nam Định Qua khảo sát văn bia tỉnh Nam Định có nhưng bia có ghi đầy đủ người soạn, người viết, người khắc, nhưng cũng có bia chỉ ghi người viết hoặc người khắc. Số người viết văn bia tỉnh Nam Định có 210/2.155 bia chiếm tỷ lệ 9,7%; người khắc bia với 98/2.155 chiếm tỷ lệ 4,5%.
  15. 12 2.2.2. Về văn tự 2.2.2.1. Chữ húy Qua khảo sát văn tự của 2.155 văn bia tỉnh Nam Định chúng tôi thấy có 31 văn bia xuất hiện chữ húy, có các chữ: Trần ( ), Cửu ( / ), Đề ( ), Thành ( ), Tân ( ), Long ( ), Hoa ( / ), Thì ( ). 2.2.2.2. Chữ Nôm Văn bia Nam Định chủ yếu là văn bia chữ Hán, chữ Nôm chỉ xuất hiện ghi địa danh và nhân danh những rất ít. Bia viết toàn bộ bằng chữ Nôm chỉ có 5 văn bia. Ngoài ra, chữ Nôm dùng để ghi tên người, ghi xứ đồng ở các địa phương, ghi vị trí các thửa ruộng hay ghi những vật tế lễ như : trầu cau 芙留; xôi 吹/𥸷; oản 菀, bánh 餅, Mẫu 畝, sào 高, thửa 所, v.v... 2.2.2.3. Văn bia bị đục xóa Qua khảo sát 2.155 văn bia Nam Định, chúng tôi bia có hiện tượng sau: Hiện tượng đục xoá niên đại phần lớn thuộc về triều Tây Sơn (1788-1802). Hiện tượng đục tên người, xóa vị trí diện tích thửa ruộng có 2 văn bia. Hiện tượng khắc lại hoặc bổ sung thêm thông tin có 1 văn bia. Hiện tượng tục khắc có 3 văn bia Nam Định. 2.2.3. Hình thể, nghệ thuật trang trí văn bia 2.2.3.1. Về hình thể văn bia tỉnh Nam Định. Qua khảo sát văn bia tỉnh Nam Định chúng tôi đã tiến hành thống kê số mặt bia và so sánh số thác bản bia in rập sưu tầm của EFEO và VNCHN, kết quả được thể hiện qua bảng thống kê dưới đây: Bảng 2.3 : Bảng thống kê phân loại số mặt bia của tỉnh Nam Định. STT Loại bia EFEO VNCHN Văn bia Tổng Tỷ lệ + EFEO sưu tầm trùng với VNCHN 1 Bia 1 mặt 456 1417 150 1723 79.95% 2 Bia 2 mặt 87 317 34 370 17.17% 3 Bia 3 mặt 4 13 3 14 0.65% 4 Bia 4 mặt 13 41 7 47 2.18% 5 Bia 6 mặt 1 1 1 1 0.05% Tổng cộng 561 1789 195 2.155 100%
  16. 13 Căn cứ vào số liệu Bảng thống kê phân loại số mặt bia của tỉnh Nam Định. cho thấy bia khắc một mặt có số lượng 1.723 bia chiếm tỷ lệ 79,95%, là bia có số lượng nhiều nhất tỉnh Nam Định; bia hai mặt là 372 bia chiếm tỷ lệ 17,17%, bia ba mặt có 14 bia chiếm tỷ lệ 0,65%, bia bốn mặt có 47 bia chiếm tỷ lệ 2,18%, bia 6 mặt chỉ có 1 cái chiếm tỷ lệ 0,05%. 2.2.3.2. Về nghệ thuật trang trí văn bia tỉnh Nam Định. Về đặc điểm nghệ thuật trang trí văn bia tỉnh Nam Định rất phong phú và đa dạng, nhìn chung các bia có họa tiết hoa văn trang trí trên bề mặt. Trán bia thường được trang trí hình lưỡng rồng chầu mặt trăng hay mặt trời, lưỡng phượng chầu nguyệt, hoặc đầu rồng cách điệu. Diềm bia thường trang trí họa tiết hoa lá cách điệu hoặc hình rồng cuốn. Qua khảo sát thống kê có 7 văn bia có khắc tượng Hậu. 2.2.4. Đặc điểm nội dung văn bia tỉnh Nam Định Với số lượng 2.155 văn bia Nam Định, trải dài từ thế kỷ XII đến khoảng giữa thế kỷ XX, có nội dung rất phong phú phản ánh lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo tín ngưỡng của con người tỉnh Nam Định thời kỳ trung và cận đại. Trong luận án này, chúng tôi phân loại nội dung văn bia làm hai chủ đề chính để nghiên cứu giá trị nội dung: Một là, giá trị tư liệu văn bia tỉnh Nam Định trong nghiên cứu lịch sử, địa lý và kinh tế. Hai là, giá trị tư liệu văn bia tỉnh Nam Định trong nghiên cứu văn hóa giáo dục, tôn giáo tín ngưỡng. Việc phân loại này làm cơ sở cho việc triển khai chương 3 và chương 4 khi đánh giá giá trị nội dung văn bia tỉnh Nam Định. Tiểu kết Với tổng số 2.155 văn bia, lần đầu tiên văn bia Nam Định được tập hợp thống kê đầy đủ nhất kể từ trước cho đến nay. Theo tuyến lịch đại, đa số văn bia được tạo tác thời Nguyễn, các triều đại khác rất ít. Theo không gian, văn bia Nam Định phân bố ở hầu khắp các huyện thị, mật độ cao tập trung ở huyện Trực Ninh và Tp. Nam Định; phần nhiều là bia chùa, bia đình; các loại di tích khác như: đền miếu phủ, và từ đường dòng họ văn chỉ, từ chỉ, từ vũ, cầu, chợ,... có số lượng ít hơn. Văn bia Hậu thần, Hậu phật, gửi giỗ chiếm ưu thế.
  17. 14 Các tác giả soạn văn bia đều là người có trình độ học vấn cao trong xã hội hoặc những người đang giữ chức vụ địa vị nhất định. Trong số 224 tác giả soạn nội dung bia có 18 vị Tiến sĩ tham gia soạn bia, với 43/270 văn bia chiếm tỷ lệ 15,93%, trong đó riêng Nam Định có 8 vị đại khoa tham gia soạn văn bia. Văn bia Nam Định giống với ở văn các tỉnh khác cũng diễn ra tình trạng chữ viết kiêng húy, đục đẽo trên văn bia, hay vấn đề tục khắc, v.v... Văn bia Nam Định chủ yếu là văn bia chữ Hán, chữ Nôm chỉ xuất hiện ghi địa danh và nhân danh những rất ít. Bia viết toàn bộ bằng chữ Nôm chỉ có 5 bia. Nghệ thuật trang trí trên bia phong phú đa dạng. Ngoài ra còn kể đến 7 bia có khắc tượng Hậu đây là những đặc trưng của bia Nam Định. CHƢƠNG 3 GIÁ TRỊ TƢ LIỆU VĂN BIA TỈNH NAM ĐỊNH TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ VÀ KINH TẾ 3.1. Phản ánh giá trị lịch sử, địa lý vùng đất Nam Định. 3.1.1. Diên cách địa danh lịch sử Những ghi chép về địa danh lịch sử được phản ánh trong văn bia Nam Định hết sức phong phú, các địa danh của các cấp từ xã, huyện, phủ, lộ, xứ... trong lịch sử về vùng đất Nam Định được ghi chép trong văn bia là những tư liệu đáng tin cậy khi nghiên cứu về vấn này. Nội dung văn bia đã phản ánh diên cách đơn vị hành chính vùng đất Nam Định thay đổi theo thời gian của lịch sử. Thời Hậu Lê, Nam Định có tên là trấn Sơn Nam. Phủ Nghĩa Hưng gọi là phủ Xuân Trường, huyện Nam Chân gọi là huyện Tây Chân; thời Lê Trung hưng do kiêng húy của Tây Vương Trịnh Tạc, Tây Chân được đổi thành Nam Chân, xã Gia Hòa nhà Lê gọi là xã Ngân Gia, v.v... Địa danh lịch sử vùng đất Nam Định ghi chép trong văn bia khá tỷ mỷ và tường tận, và là những tư liệu chân xác. Ngày nay, chúng ta đang biên soạn quốc chí
  18. 15 và địa phương chí, thiết nghĩ văn bia là những tư liệu hữu ích trong việc biên soạn địa chí cấp tỉnh, huyện và xã. 3.1.2. Diện mạo phủ Thiên Trường qua Nội dung văn bia đã thể hiện sự thay đổi chuyển vùng đất Tức Mặc dưới triều nhà Trần vào năm 1262, sau khi Thượng hoàng Trần Thái Tông đích thân đến hương này xem xét đặc chuẩn lên thành phủ Thiên Trường, cho xây dựng hai cung điện Trùng Quang, Trùng Hoa và các cung để cho Hoàng thái hậu ở hàng loạt những cung khác năm rải rác ở hành cung Thiên Trường. Nơi đây đã trở thành kinh đô thứ hai, là một trong những trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, tín ngưỡng của cả nước sau kinh đô Thăng Long. Trong ba cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta, hành cung Thiên Trường chính là nơi điều hành đất nước của các vị vua Trần. Hành cung Thiên Trường cũng là nơi ở của các Thái Thượng hoàng sau khi nhường ngôi cho Hoàng Thái tử. Phủ Thiên Trường được coi là kinh đô thứ hai dưới triều nhà Trần và cũng là quê hương của dòng họ Trần. 3.1.3. Một số vấn đề về dòng họ nhà Trần Văn bia Nam Định còn phản ánh các vấn đề liên quan đến dòng họ Trần ở Nam Định như văn bia [Vô đề] (N028235), niên đại Thành Thái năm Kỉ Hợi (1899), ở đền 33, phố Hàng Tiện, Tp. Nam Định có sao lục lại ngọc phả nhà Trần ghi tổng cộng 17 vị bắt đầu từ An Sinh Vương Trần Liễu vương phụ của Hiển Thánh Đại vương Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Văn bia Nam Mặc miếu trạch bi ký 南墨廟宅碑記 (N0 15983/ 19584/ 19585/ 15986) ghi lại công lao to lớn của các vị vua, những vị anh hùng tướng tài đã trở thành những vị Phật, Thánh trong lòng người dân được phụng thờ trên mọi miền của đất nước đặc biệt là đối với vùng đấy Nam Định. Văn bia Quần Anh thủy tổ khảo Trần công mộ 群英始祖考陳公 (N0 42259), có ghi về lại lịch của thủy tổ Trần Vu tên thụy là Phúc Đức, phả chép là cháu đời thứ 12 của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Quê cũ tại Thôn Lương Nội xã Tương Đông, huyện Tây Chân, phủ Thiên Trường. Sau khi được vua Lê phong chức Dinh Điền phó sở sứ, cụ Trần Vu cùng
  19. 16 ba cụ người làng là Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập cùng con cháu xuống khai khẩn vùng bãi bồi, lập lên xóm Phú Cường, sau là Quần Cường ấp, mảnh đất đầu tiên của huyện Hải Hậu ngày nay. 3.2. Phản ánh phát triển kinh tế tỉnh Nam Định 3.2.1. Công cuộc quai đê lấn biển phát triển kinh tế 3.2.1.1. Công cuộc khai hoang lập ấp Văn bia Nam Định đã phản ánh công việc quai đê, lấn biển, thau chua rửa mặn, biến đất ngập mặn thành đất canh tác của nhiều thế hệ cư dân Nam Định và chính sách rõ ràng của nhà nước quân chủ từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX. Qua văn bia Nam Định chúng tôi thống kê có 23 văn bia có nội dung về việc đắp đê ngăn mặn, khai hoang lập ấp ở tỉnh Nam Định. văn bia có niên đại sớm nhất vào năm Hồng Đức thứ 3 (1472), bia có niên đại muộn nhất vào năm Bảo Đại 16 (1941). Trong đó có 3 văn bia thuộc thời Lê: (N020161), niên đại Hồng Đức thứ 3 (1472); (N042349), niên đại năm Tân Tị Cảnh Hưng thứ 22 (1761) và (N05401/5402), niên đại Cảnh Hưng thứ 27 (1766); có 17 văn bia thuộc thời Nguyễn (từ Thiệu Trị đến Bảo Đại); 01 văn bia, niên đại chỉ ghi năm can chí (Giáp Thân) và 02 văn bia không ghi niên đại. 3.2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông Văn bia Nam Định phản ánh công viêc xây cầu, cống, đường xá, bến đò… là những công việc mang tính chất thông thương, kết nối giữa các địa phương nhằm giúp phát triển kinh tế nâng cao chất lượng đời sống sinh hoạt cho nhân dân bản địa. Những công việc này cũng diễn ra tại hầu các địa phương trên địa bản tỉnh Nam Định. Qua văn bia tỉnh Nam Định chúng tôi phát hiện thấy có 71 văn bia ghi chép lại việc xây dựng sửa chữa cầu, cống. Văn bia Nam Định phản ánh việc xây mới, trùng tu sửa chữa 58 cây cầu như: cầu Vồng chùa Trình Xuyên, cầu Vĩnh Khang, cầu Hạ Miêu, cầu Ngưu Trì, cầu xã Đô Quan Ổi Lỗi, cầu Tiên Chưởng, cầu Hữu Bị, cầu Hữu Bị, cầu Trung Nghiêm, cầu Trà Hải, Cầu Di Cao, cầu Phạm Xá, cầu Cự Trữ, cầu rồng thôn Tiến, cầu cống thôn Hưng Thịnh…
  20. 17 3.2.3. Lập chợ phát triển giao thương Bên cạnh việc xây cầu để thuận tiện cho việc đi lại được thuận, việc mở chợ là nhu cầu tất yếu của đời sống nhân dân liên quan tới việc sự phát triển của cộng đồng dân cư và sự giao thương buôn bán của cả một vùng nên đều tuân theo khuôn phép triều đình. Qua khảo sát văn bia Nam Định chúng tôi phát hiện có 8 thác bản văn bia có nội dung ghi chép về việc mở chợ hiện đang lưu giữ tại VNCHN. Bên cạnh sự phát kinh tế và sự dịch chuyển giao thương các làng nghề trong nước, kinh tế ngoại thương thời kỳ này cũng rất phát triển. Qua nội dung văn bia có thể thấy kinh tế ngoại thương được diễn dưới thời nhà Nguyễn từ năm những năm Minh Mệnh thứ 15 (1834) đến năm Tự Đức thứ 18 (1865) đươc sự cho phép của triều đình thành phố Nam Định là nơi thu hút thêm những làn sóng di cư của người Hoa đến nước ta, tham gia công việc mở cửa hàng cửa hiệu, công ty làm ăn buôn bán phát đạt đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành nên những phố buôn bán tại nơi họ sinh sống. Tiểu kết Văn bia Nam Định là nguồn tài liệu có giá trị quan trong góp phần nghiên cứu diên cách vùng đất Nam Định và diện mạo phủ Thiên Trường, cùng với các vấn đề liên quan đến dòng họ Trần ở Nam Định. Văn bia Nam Định đã phản ánh công việc quai đê, lấn biển, thau chua rửa mặn, biến đất ngập mặn thành đất canh tác của nhiều thế hệ cư dân Nam Định và chính sách rõ ràng của nhà nước quân chủ từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX. Văn bia Nam Định phản ánh công việc xây dựng hạ tầng giao thông như cầu cống để nhân dân đi lại cho thuận tiện với nội dung phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó, văn bia Nam Định phản ánh việc lập chợ, tổ chức các làng nghề phát giao thương; và vùng đất Nam Định khoảng cuối thế kỷ XVIII - đến đầu thế kỷ XX trở thành một trong những đô thị sầm uất ở đồng bằng sông Hồng nói riêng và cả nước nói chung. Tư liệu văn bia phân ánh những vấn đề về lịch sử và kinh tế xã hội vùng đất Nam Định thời xưa, là những tư liệu có giá trị góp phần nghiên cứu về lịch sử Việt Nam thời trung đại và kinh tế hướng biển ở Việt Nam hiện nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0