Luận văn thạc sĩ Báo chí: Hình ảnh người lao động trên báo chí Công đoàn
lượt xem 6
download
Trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận văn nhận diện, phân tích, đánh giá hình ảnh người lao động trên các tờ báo công đoàn, từ đó, đề xuất một số kiến nghị về vấn đề này trên báo chí Công đoàn trong thời gian tới. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Báo chí: Hình ảnh người lao động trên báo chí Công đoàn
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN VĂN VƢƠNG HÌNH ẢNH NGƢỜI LAO ĐỘNG TRÊN BÁO CHÍ CÔNG ĐOÀN LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HÀ NỘI – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN VĂN VƢƠNG HÌNH ẢNH NGƢỜI LAO ĐỘNG TRÊN BÁO CHÍ CÔNG ĐOÀN Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60 32 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền PGS. TS. Đỗ Thị Thu Hằng HÀ NỘI – 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Đỗ Thị Thu Hằng. Các số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu, phát hiện mới là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Luận văn có sử dụng, phát triển, kế thừa một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu.... liên quan đến nội dung đề tài. Tác giả luận văn Trần Văn Vương
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn Cao học, tôi đã nhận được rất nhiều sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy, cô giáo Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) và Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tôi vô cùng quý trọng, biết ơn sự chỉ bảo đó và xin được chân thành gửi lời tri ân đến toàn thể các thầy, cô giáo. Đặc biệt, tôi xin ngỏ lời cám ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS. Đỗ Thị Thu Hằng đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Và hơn hết, trong quá trình làm luận văn, tôi đã học tập ở cô một tinh thần nghiên cứu khoa học nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ và một thái độ làm việc hết mình. Xin được gửi đến cô sự biết ơn và lòng kính trọng chân thành nhất. Cám ơn bạn bè và đồng nghiệp tại cơ quan báo Lao động, báo Người Lao đông và báo Lao động Thủ đô đã tạo điều kiện và cung cấp những tư liệu cho tôi trong quát trình viết luận văn. Cảm ơn gia đình và những người thân yêu đã luôn tin tưởng, động viên và ủng hộ. Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của Hội đồng Khoa học, của quý thầy, cô giáo cùng với sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện có chất lượng tốt hơn. Hà Nội, tháng 07 năm 2020 Trần Văn Vương
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 7 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................... 8 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 14 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 15 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................. 16 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................... 17 7. Đóng góp mới của luận văn ........................................................................ 18 8. Bố cục luận văn ........................................................................................... 18 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÁO CHÍ VÀ HÌNH ẢNH NGƢỜI LAO ĐỘNG TRÊN BÁO CHÍ CÔNG ĐOÀN....... 19 1.1. Lý luận chung ......................................................................................... 19 1.1.1. Lao động và người lao động ................................................................. 19 1.1.2. Hình ảnh và hình ảnh người lao động .................................................. 21 1.1.3. Truyền thông đại chúng ......................................................................... 24 1.1.4. Báo chí................................................................................................... 28 1.1.5. Báo chí Công đoàn ................................................................................ 29 1.1.6. Truyền thông về hình ảnh người lao động ............................................ 29 1.2. Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho ngƣời lao động của báo chí............................................................................................................. 30 1.2.1. Quan điểm của Đảng về bảo vệ quyền lợi người lao động......................... 30 1.2.2. Chính sách pháp luật của Nhà nước về quyền và lợi ích của người lao động .......................................................................................................... 33 1.2.3. Chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân viên lao động của tổ chức Công đoàn Việt Nam ............................................. 36 1.3. Áp dụng các lý thuyết truyền thông trong nghiên cứu đề tài ............ 39 1
- 1.3.1. Lý thuyết Đóng khung ........................................................................... 39 1.3.2. Lý thuyết Nhận thức phụ thuộc ............................................................. 41 1.3.3. Lý thuyết Thiết lập chương trình nghị sự .............................................. 43 1.3.4. Lý thuyết biểu tượng tương tác ............................................................. 45 1.4. Vai trò và yêu cầu thông tin về hình ảnh ngƣời lao động trên báo chí Công đoàn ...................................................................................................... 47 Tiểu kết chương 1: ......................................................................................... 51 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HÌNH ẢNH NGƢỜI LAO ĐỘNG TRÊN BÁO CHÍ CÔNG ĐOÀN................................................................................ 52 2.1. Giới thiệu vài nét về các tờ báo của Công đoàn đƣợc chọn khảo sát .... 52 2.1.1. Báo Lao động ........................................................................................ 52 2.1.2. Báo Người Lao động ............................................................................. 53 2.1.3. Báo Lao động Thủ đô ............................................................................ 53 2.2. Nội dung và hình thức chuyển tải thông tin hình ảnh ngƣời lao động trên các tờ báo của Công đoàn thuộc diện khảo sát .................................. 54 2.2.1. Tần suất tin, bài ..................................................................................... 54 2.2.2. Nội dung hình ảnh người lao động trên các tờ báo của Công đoàn thuộc diện khảo sát.......................................................................................... 56 2.2.3. Hình thức hình ảnh người lao động trên các tờ báo của Công đoàn thuộc diện khảo sát.......................................................................................... 70 2.3. Những thành công và hạn chế trong việc thông tin về hình ảnh ngƣời lao động phản ánh trên các báo thuộc diện khảo sát ................................. 79 2.3.1. Thành công và nguyên nhân của những thành công ............................ 79 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ....................................... 85 Tiểu kết chương 2: ......................................................................................... 88 CHƢƠNG 3: VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ KHOA HỌC VỀ HÌNH ẢNH NGƢỜI LAO ĐỘNG TRÊN BÁO CHÍ CÔNG ĐOÀN TRONG THỜI GIAN TỚI ........................................................................... 90 3.1. Những vấn đề đặt ra................................................................................. 90 2
- 3.1.1. Số lượng, tần suất các tin, bài chuyển tải hình ảnh người lao động phản ánh chưa đồng đều, thiếu tính định kỳ ................................................................................................. 90 3.1.2. Nội dung, hình thức thực hiện thông điệp về hình ảnh người lao động chưa được đầu tư đổi mới ............................................................................................................................. 90 3.1.3. Những vấn đề thách thức từ phía độc giả .................................................................. 92 3.2. Khuyến nghị ............................................................................................. 93 3.2.1. Về phía Tổ chức Công đoàn .................................................................. 93 3.2.2. Đối với tòa soạn báo chí .......................................................................... 96 3.2.3. Đối với nhà báo ................................................................................... 104 3.2.4. Đối với các báo được khảo sát............................................................ 106 Tiểu kết chương 3: ....................................................................................... 107 KẾT LUẬN .................................................................................................. 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 111 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 118 3
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội KT-XH Kinh tế - Xã hội Nxb Nhà xuất bản PGS. TS Phó Giáo sư, Tiến sĩ THCS Trung học cơ sở VH-XH Văn hóa – Xã hội 4
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Mô hình truyền thông của Claude Shannom........................................19 Hình 1.2. Mô hình Lý thuyết nhận thức phụ thuộc ..............................................37 Hình 1.3. Mô hình Thiết lập chương trình nghị sự ..............................................72 5
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng các tin, bài cập đến về hình ảnh người lao động trên các báo được khảo sát từ tháng 01-12/2018 ......................................................... 55 Bảng 2.2. Nội dung thông điệp hình ảnh người lao động trên các tờ báo thuộc diện khảo sát từ tháng 01-12/2018.................................................................. 56 Bảng 2.3. Mức độ đánh giá của độc giả về hình ảnh người lao động tài năng luôn tìm tòi sáng tạo trong công việc đã được thể hiện trên báo chí Công đoàn (đơn vị%) ................................................................................................ 58 Bảng 2.4. Mức độ đánh giá của độc giả về hình ảnh người lao động đương đầu với những gian khó, nguy hiểm trong công việc đã được thể hiện trên báo chí Công đoàn (đơn vị%) ................................................................................ 60 Bảng 2.5. Mức độ đánh giá của độc giả về hình ảnh người lao động gắn với những nghĩa cử cao đẹp được thể hiện trên báo chí Công đoàn (đơn vị%)... 65 Bảng 2.6. Mức độ đánh giá của độc giả về hình ảnh người lao động trộm cắp, lừa đảo được thể hiện trên báo chí Công đoàn (đơn vị%) ............................. 67 Bảng 2.7. Mức độ đánh giá của độc giả về hình ảnh người lao động chưa thực hiện đúng quy định của luật Lao động được thể hiện trên báo chí Công đoàn (đơn vị%) ......................................................................................................... 69 Bảng 2.8 Các thể loại báo chí được sử dụng trong việc thể hiện hình ảnh người lao động trên các báo được khảo sát từ tháng 01-12/2018 ................. 72 6
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa như hiện nay, có thể nói người lao động ở nước ta đang ngày càng được khẳng định và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có một bộ phận không nhỏ người lao động thiếu rèn luyện, tu dưỡng về phẩm chất đạo đức và kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ... đã gây ra nhiều thiệt hại đối với kinh tế, xã hội của đất nước, vô hình đã tạo thành định kiến về hình ảnh người lao động trong suy nghĩ của người sử dụng lao động trong và ngoài nước, làm mờ đi những hình ảnh đẹp của người lao động. Nhà báo Đức Hiển, trong cuốn sách nghiệp vụ Nhà báo điều tra, Nxb Trẻ, năm 2015 viết: “Tâm lý chung của nhà báo là muốn bài viết của mình trẻ nên hấp dẫn và thuyết phục. Vì thế khi viết về cái xấu, nhiều người có quán tính tô đậm nó, hễ xấu là xấu hết (…). Thậm chí nhà báo còn xoáy vào đời sống vợ con, gia đình của người này, người kia, của nhân vật mà họ phê phán, cố tìm những ý kiến phù hợp với khẩu vị của dư luận. Những nguồn tin này dù không có giá trị chứng minh nhưng có thể khiến cho đối tượng bị phê phán thân bại danh liệt chỉ sau một bài viết” [36, tr. 81]. Nghiêm trọng hơn, định kiến đó còn trở thành nguyên nhân khiến cho người lao động nước ta không được đánh giá và coi trọng nhiều trong thị trường sử dụng lao động quốc tế. Vì vậy, cần có giải pháp để xây dựng hình ảnh người lao động trở lên khách quan, toàn diện trong mắt người dân và người sử dụng lao động trong và ngoài nước. Và để làm được điều đó, ngoài các yếu tố nội lực của bản thân mỗi người lao động – những cái cốt lõi thực sự làm nên hình ảnh như: diện mạo, tính cách, năng lực, hành động, cử chỉ/thái độ, trang phục.... người lao động cần quan tâm đến những công cụ có thể giúp người lao động xây dựng được một hình ảnh, thương hiệu trong tâm trí người dân và người sử dụng lao động trong và ngoài nước. Báo chí chính là một trong những công cụ hữu hiệu, nhất là trong thời đại 7
- kỹ thuật số, báo chí đang hàng ngày, hàng giờ tác động sâu sắc, toàn diện đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Báo chí Công đoàn là một bộ phận cấu thành từ nền báo chí cách mạng Việt Nam – là hệ thống báo chí mà đối tượng phục vụ là những người lao động nên có điều kiện nắm bắt, tìm hiểu, phản ánh, phân tích, lý giải các hiện tượng nảy sinh mới nhất trong quan hệ lao động; báo chí đấu tranh bảo vệ quyền lợi hợp pháp giữa người lao động và chủ sở hữu lao động. Hình ảnh người lao động đã được báo chí Công đoàn đưa ra cho công chúng bạn đọc xem bằng cách đưa thông tin, giải thích, bình luận chính xác, nhanh chóng, nhạy bén đã góp phần nâng cao nhận thức và hiệu quả trong lao động và xây dựng hình ảnh chuẩn mực nhất của mình đối với xã hội. Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác xây dựng, tuyên truyền hình ảnh người lao động trên báo chí nói chung và báo chí Công đoàn nói riêng vẫn còn một số hạn chế nhất định. Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ về nội dung này. Trước thực tế đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu hình ảnh người lao động trên báo chí Công đoàn nhằm giúp cơ quan báo chí này nhìn nhận, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác này. Đồng thời, giúp công chúng có cái nhìn sâu sắc, rõ nét hơn về hình ảnh người lao động trên báo chí Công đoàn, bởi khi công chúng – người lao động khi tiếp nhận thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ chịu ảnh hưởng của các thông điệp đến việc hình thành nhận thức, hành vi và thái độ của họ. Với tất cả những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Hình ảnh người lao động trên báo chí Công đoàn” khảo sát từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2018 để làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí học làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Một số công trình nghiên cứu quốc tế liên quan đến đề tài Cuốn Sổ tay nghiệp vụ phóng viên của Học viện Thông tin đại chúng Ấn độ (do Hà Minh Huệ dịch, tài liệu tham khảo nghiệp vụ, Thông tấn xã Việt Nam, 8
- năm 1984) đã dành riêng 1 chương viết về “Tính khách quan”, và 1 chương về “Sự thiên lệch”, trong đó nhấn mạnh “Sự thiên lệch bắt nguồn từ (1) lợi ích quốc gia, (2) cơ cấu chính trị, (3) bản chất của nguồn tin và (4) kiến thức của “người gác cổng” hoặc người duyệt bản thảo. Cuốn Truyền thông, đạo đức nghề nghiệp với trẻ em, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2003. Tác giả Helena Thorfinn (Thuỵ Điển) nghiên cứu sâu về hình ảnh trẻ em trên các phương tiện truyền thông – từ góc nhìn đạo đức. Những vấn đề được đề cập tới bao gồm: Cuộc sống thực đối lập với hình ảnh trẻ em trên các phương tiện truyền thông; hình ảnh rập khuôn về trẻ em, vấn đề đặc tả trẻ em, vấn đề sử dụng hình ảnh trẻ em như thế nào. Trong cuốn Children in the News (Trẻ em trong truyền thông), do trường Đại học công nghệ Nanyang Singapore và Học viện Thông tin và Truyền thông Châu Á (AMIC) phát hành, (sách xuất bản bằng tiếng Anh năm 2001), trong đó tổng hợp có chọn lọc các nghiên cứu của Học viện Thông tin và Truyền thông Châu Á (AMIC) năm 1999 về việc sử dụng hình ảnh trẻ em trên các kênh truyền hình tại 13 nước Châu Á, bao gồm: Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Nepal, Pakistan, Philipine, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. Trong cuốn sách này, Giáo sư Ubonrat Siriyuvasak (nhà nghiên cứu người Thái Lan) cho rằng: Truyền thông là một trong các công cụ văn hoá xã hội, có nhiệm vụ quan tâm, chăm sóc, bảo vệ và khuyến khích sự phát triển của trẻ em, nhưng trong rất nhiều trường hợp, truyền thông đã không thực hiện được nhiệm vụ này. Thay vào đó, truyền thông đã khai thác hình ảnh trẻ em một cách không tích cực, nhằm thu hút lượng khán giả đông nhất có thể, bất chấp các quyền của trẻ em. Bằng cách này, truyền thông không những xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em, mà còn chống lại định nghĩa cơ bản về trẻ em, cũng như quyền được giao tiếp của trẻ em. Đề cập vấn đề kỹ năng nghề nghiệp của nhà báo, cuốn sách này cho rằng: “Đó là cách miêu tả, sử dụng hình ảnh trẻ em của truyền thông được gắn liền với các yếu tố xã hội” [22, tr. 49]. 9
- Cuốn Lao động trẻ em - Cùng nhau trao đổi thông tin do Judith Ennew và Dominique P. Plateau biên soạn từ cuốn “Child labour getting the message across (Bản quyền RWG-CL- Nhóm công tác Khu vực về lao động trẻ em 2001 – mạng lưới quy mô khu vực của các tổ chức bao gồm cơ quan của Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ khu vực và mạng lưới (dịch sang tiếng Việt Dương Nguyệt Minh). Đây là tài liệu hướng dẫn việc sản xuất và sử dụng thông tin lao động trẻ em ở Châu Á, hướng tới mục tiêu thúc đẩy các hành động chống lại việc bóc lột trẻ em, xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em. Các nguyên tắc đưa thông tin và hình ảnh trẻ em trên báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng được mô tả khá tỉ mỉ. Mặc dù, các tác giả đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến thông tin, truyền thông về hình ảnh nhưng hầu hết các đề tài này đều được triển khai theo hướng nghiên cứu chuyên sâu vào một số yếu tố nào đó. Tuy nhiên, có thể nói, chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề thông tin hình ảnh người lao động trên báo chí. 2.2. Một số công trình nghiên cứu tại Việt Nam liên quan đến đề tài Ở Việt Nam các vấn đề vai trò của báo chí được đề cập đến trong một số cuốn sách, giáo trình, công trình nghiên cứu khoa học: Báo chí – những vấn đề lý luận và thực tiễn của Hà Minh Đức (1994); Truyền thông đại chúng của Tạ Ngọc Tấn; Báo chí truyền thông và kinh tế văn hóa, xã hội của Lê Thanh Bình (2008); Truyền thông đại chúng và phát triển xã hội của Hoàng Đình Cúc (2007); Cơ sở lý luận báo chí của Nguyễn Văn Dững (2012, 2013)... các tác giả đã luận giải một cách sâu sắc về chức năng và các nguyên tắc của hoạt động báo chí. Nguyễn Văn Dững (2013) đã nêu 5 nguyên tắc báo chí bao gồm: tính khách quan, chân thật; tính khuynh hướng; tính nhân dân và dân chủ; tính dân tộc và tính quốc tế; tính nhân văn [22, tr. 206-240]. Tính khách quan và tính nhân văn khi mô tả chân dung nhân vật, hình ảnh nhân vật trong tác phẩm báo chí được đề cập đến trong nhiều giáo trình nghiệp vụ báo chí trong nước và quốc tế. Giáo trình Tác phẩm báo chí đại cương do 10
- Nguyễn Thị Thoa (chủ biên) - Nguyễn Thị Hằng Thu, Nxb Giáo dục, năm 2011 cho rằng: “chân dung con người” là một trong những thành tố nội dung quan trọng của tác phẩm báo chí. “Trong tác phẩm báo chí về chân dung con người, con người là đối tượng phản ánh chính. “việc” chỉ làm rõ bản chất của con người. Có nhiều nhân vật cùng xuất hiện trong tác phẩm (nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm” [61, tr. 50]. Hình ảnh một nhóm người, một giai tầng xã hội trên báo chí, truyền thông thường được thể hiện qua “nhân vật biểu tượng” – là nhân vật đại diện cho một hệ giá trị, văn hoá, pháp lý, tín ngưỡng của cá nhân, nhóm, tổ chức, cơ quan, cộng đồng, khu vực, lãnh thổ. Nhạc Phan Linh (2019), trong nghiên cứu “Cơ chế xây dựng nhân vật biểu tượng trên báo chí truyền thông” [32, tr. 398-407] đã phân tích hai giai đoạn và cơ chế tạo dựng, truyền tải nhân vật trên truyền thông. Trong khuôn khổ dự án “Báo chí và Quyền trẻ em” của Khoa Báo chí, Học viện báo chí và Tuyên truyền trong các năm từ 1998 đến 2008, nhiều giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo đã được xuất bản, trong đó đề cập đến Quyền trẻ em và vấn đề hình ảnh trẻ em. Tiêu biểu là các cuốn sách: “Sổ tay phóng viên báo chí với trẻ em”, Nguyễn Văn Dững chủ biên (2001, 2006), Nxb Lao Động, “ Báo chí với trẻ em”, Nguyễn Văn Dững chủ biên (2004), Nxb Lao Động; “Nhà báo với trẻ em” tác giả Nguyễn Ngọc Oanh (2014), Nxb Thông tấn. Trong cuốn sách chuyên khảo “Nhà báo với trẻ em” phân tích kỹ càng quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí, kỹ năng nhà báo và nguyên tắc đạo đức của nhà báo khi đưa hoặc không đưa, vấn đề xử lý nghiệp vụ để đảm bảo quyền được bảo vệ, quyền tham gia của trẻ em trên báo chí. Cuốn sách Những tác động tới việc làm, đời sống của người lao động và các giải pháp hoạt động công đoàn khi Việt Nam gia nhập Thương mại Thế giới (WTO) do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xuất bản (năm 2005). Một trong những tác động của việc gia nhập WTO mà cuốn sách đề cập đến đó là việc đẩy nhanh hơn quá trình CNH-HĐH nông thôn,sẽ có một lượng lớn lao động nông nghiệp, thanh niên nông thôn nhàn rỗi, thiếu việc làm tham gia vào hoạt động kinh 11
- tế trong doanh nghiệp, các hộ gia đình, đơn vị kinh doanh cá thể... có thể dẫn tới nguy cơ tăng khoảng cách thu nhập của người lao động. Cạnh trạnh khốc liệt do quá trình toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóa thương mại đẩy nhanh tốc độ phân cực giữa các nhóm lao động khác nhau. Điều này góp phần làm tăng khoảng cách về quyền lợi và địa vị xã hội giữa các nhóm lao động. Chính vì vậy cần phải có những giải pháp cho Công đoàn Việt Nam để tránh các tranh chấp lao động lớn hơn về số lượng và quy mô, phức tạp hơn về tính chất khi gia nhập WTO. Còn có một số cuốn sách khác như: Sổ tay công tác Tuyên giáo Công đoàn (2010); Sổ tay tuyên truyền pháp luật (2010); Sổ tay tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho công nhân lao động (2011) của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.... Đây là những tài liệu cơ sở lí luận, cung cấp phương pháp tiếp cận với đối tượng công chúng là công nhân viên lao động. Ngoài ra, còn có các luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp có nghiên cứu đến vấn đề này: Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Báo chí công đoàn với việc bảo vệ quyền lợi người lao động (Khảo sát báo Lao động, Người Lao động, Lao động Thủ đô từ tháng 06/2011 đến tháng 6/2012) của Nguyễn Thị Ngọc Tú (năm 2012). Tác giả luận văn đã nghiên cứu thực trạng hoạt động báo chí Công đoàn với việc bảo vệ quyền lợi người lao động, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của báo chí Công đoàn với việc bảo vệ quyền lợi người lao động. Luận án Tiến sĩ Hoàn thiện quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của tác giả Nguyễn Ngọc Quân (năm 1997). Luận án đã làm rõ thêm chủ thể, nội dung và các loại hình quan hệ lao động trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và những đặc trưng cơ bản của quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam. Luận án đã đi sâu vào phân tích thực trạng quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam trên cơ sở rút ra nhiều tồn tại cần phải hoàn thiện trong tương lai. Tác giả cũng đề xuất quan điểm và biện pháp nhằm hoàn thiện quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, luận án mới chỉ tiến hành nghiên cứu các doanh nghiệp FDI ở Hà Nội, TP. HCM và Hà Tây cũ. 12
- Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Báo chí của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích người lao động của Nguyễn Thị Hồng Thái (năm 2004). Tác giả luận văn đã nhìn nhận một cách đúng đắn về hoạt động đấu tranh tham gia bảo vệ lợi ích người lao động của hệ thống báo chí công đoàn, qua phân tích, đánh giá thực trạng để tìm ra mặt mạnh cũng như mặt hạn chế từ đó rút ra phương pháp hoạt động, cách thức đấu tranh đạt hiệu quả cao nhất. Luận văn thạc sĩ Bảo vệ quyền lợi người lao động trong và sau quá trình cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước của Nguyễn Xuân Vinh (năm 2005). Tác giả luận văn đã chỉ ra trong thực tiễn những năm vừa qua việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động nói chung và quyền lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa với các chế độ, chính sách cụ thể đã thúc đẩy vai trò đắc lực của người lao động trong sản xuất kinh doanh khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; nhằm phát triển chúng theo đúng mục tiêu, định hướng mà nhà nước đã đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh các quy định của pháp luật về chính sách nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động như hiện nay, thực tiễn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập mà chúng ta cần phải xem xét đánh giá để hoàn thiện các chính sách – pháp luật đó nhằm đảm bảo chế độ đối với người lao động. Luận văn Báo chí truyền thông Báo chí Đồng Nai bảo vệ lợi ích người lao động trong các khu công nghiệp (Khảo sát Báo Đồng Nai, Báo Lao động Đồng Nai, Đài PT-TH Đồng Nai từ tháng 1 năm 2005 đến tháng 1 năm 2007) của tác giả Đỗ Thị Hải Yến (năm 2007). Tác giả luận văn đã phân tích, đánh giá những thành công và hạn chế trong việc tuyên truyền, đấu tranh, bảo vệ lợi ích của người lao động, qua đó tìm kiếm đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ lợi ích của người lao động trong các khu công nghiệp thuộc địa bàn tỉnh. Luận văn Thạc sĩ Pháp luật về bảo vệ quyền lợi cho người lao động chưa thành niên ở Việt Nam của Lê Thị Huyền Trang (năm 2008). Tác giả luận văn đã nghiên cứu một cách tương tối đầy đủ, toàn diện, hệ thống cả về mặt lý luận và thực tiễn về các quy định về bảo vệ người lao động trong lĩnh vực việc làm, tiền lương 13
- và thu nhập, thông qua việc phân tích, so sánh trên cơ sở sự quy định của các Công ước Quốc tế ILO, pháp luật của một số nước nhất là luật lao động Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị Việc làm cho người lao động ở tỉnh Hòa Bình hiện nay của Dương Quốc Thắng (năm 2015). Tác giả luận văn đã dựa trên cơ sở lý luận về việc làm; vị trí và vai trò, tầm quan trọng của việc làm nói chung; phân tích thực trạng việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, đánh giá những mặt đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân những hạn chế đó. Từ đó, chỉ ra phương hướng, những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm cho người lao động ở tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị Vai trò của nhà nước trong quản lý lao động người nước ngoài tại các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay của Phạm Quang Huy (năm 2017).Tác giả luận văn trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của nhà nước trong quản lý lao động người nước ngoài tại các doanh nghiệp ở Việt Nam, chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân của nó, đề xuất các phương hướng, giải pháp tăng cường vai trò nhà nước trong quản lý lao động người nước ngoài tại các doanh nghiệp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong và ngoài nước trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhìn chung, các công trình, bài nghiên cứu trên đã bước đầu đề cập một số vấn đề về người lao động trên các phương diện thông tin đại chúng. Đây sẽ là những cơ sở lý luận và cơ sở tham khảo cho đề tài nghiên cứu của tác giả. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền hình ảnh người lao động trên báo chí Công đoàn. Do đó, lựa chọn đề tài “Hình ảnh người lao động trên báo chí Công đoàn” sẽ là vấn đề nghiên cứu mới mẻ, mang tính thực tiễn cao. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận văn nhận diện, phân tích, đánh giá hình ảnh người lao động trên các tờ báo công 14
- đoàn, từ đó, đề xuất một số kiến nghị về vấn đề này trên báo chí Công đoàn trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích trên, luận văn tập trung thực hiện nhiệm vụ sau đây: - Phân tích và làm rõ hệ khái niệm liên quan đến đề tài và cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. - Khảo sát, phân tích thực trạng nội dung và hình thức các tin, bài phản ánh hình ảnh người lao động trên các tờ báo công đoàn thuộc diện khảo sát - Đề xuất kiến nghị về nghiệp vụ báo chí cho xây dựng hình ảnh và truyền thông hình ảnh người lao động trên báo chí Công đoàn trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình ảnh người lao động trên báo chí Công đoàn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu hình ảnh người lao động trên báo chí Công đoàn của 03 báo được chọn khảo sát: báo Lao động, báo Người Lao động, báo Lao động Thủ đô trong thời gian một năm (từ tháng 01/2018- 12/2018). Sở dĩ các báo được khảo sát báo Lao động, báo Người Lao động, báo Lao động Thủ đô với các lý do sau: Thứ nhất, cả ba tờ báo trên đều là các tờ báo có số lượng phát hành và số lượng độc giả lớn, bao gồm cả người dân thủ đô và các tỉnh thành trong cả nước. Thứ hai, các báo này có số lượng tin, bài về hình ảnh người lao động được cập nhập thường xuyên. Thứ ba, phóng viên viết cho tờ báo này là những nhà báo, phóng viên được đào tạo bài bản, được học qua các trường lớp về báo chí; các phóng viên năng động, trau dồi kinh nghiệm thực tiễn từ cuộc sống nên chất lượng tin, bài khá cao. Các vấn đề mà các báo chuyển tải đều có giá trị thực tiễn, tính thông tin cao và có hàm lượng tri thức lớn. 15
- Do vấn đề hình ảnh người lao động trên báo chí Công đoàn quá rộng nên tác giả luận văn sẽ chỉ tập trung vào các nội dung: Về hình ảnh đẹp của người lao động bao gồm: hình ảnh người lao động tài năng luôn tìm tòi sáng tạo trong công việc; hình ảnh người lao động đương đầu nguy hiểm, gian khó; hình ảnh người lao động gắn với những nghĩa cử cao đẹp. Về hình ảnh chưa đẹp của người lao động như: hình ảnh người lao động trộm cắp, lừa đảo; hình ảnh người lao động chưa thực hiện đúng quy định của luật Lao động. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận là văn dựa vào phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lao động và truyền thông về lao động; lý luận báo chí truyền thông và lý luận xã hội học truyền thông đại chúng. Ngoài ra, luận văn còn kế thừa kết quả nghiên cứu khoa học của các tác giả về những thế mạnh và hạn chế của báo chí. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của các khoa học xã hội như: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sưu tầm, hệ thống các văn bản, tài liệu có liên quan đến đề tài được công bố trước đó làm cơ sở lý luận và xây dựng khung lý thuyết để triển khai vấn đề. - Phương pháp phân tích nội dung thông điệp: Phân tích nội dung là kỹ thuật nhằm mô tả, với mức độ khách quan cao nhất, rõ ràng nhất, chính xác nhất những thông điệp được đề cập trong một thời gian và không gian nhất định. Tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích nội dung được thể hiện trong các tin, bài về hình ảnh người lao động trên báo chí Công đoàn. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chí trong bối cảnh truyền thông hội tụ: Nghiên cứu trường hợp trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Nam
158 p | 112 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử Việt Nam (Khảo sát Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ online từ tháng 1/2016-12/2017)
141 p | 56 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với việc bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội
236 p | 59 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam dưới góc độ đạo đức báo chí
131 p | 47 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn
90 p | 56 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đề nợ xấu
121 p | 55 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Báo chí Công an nhân dân với công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc giai đoạn hiện nay
137 p | 47 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí Quảng Nam với vấn đề bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương
157 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông biển, đảo trên Báo chí Cà Mau (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau năm 2013)
120 p | 52 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề phát triển làng nghề truyền thống ở Đồng bằng Sông Hồng trên báo điện tử địa phương (Khảo sát baobacninh.com.vn, hanoimoi.com.vn, baovinhphuc.com.vn từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2018)
148 p | 48 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số
121 p | 50 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh ca sĩ Việt Nam trên báo điện tử (Khảo sát trên báo VietNamnet và Thanh niên Online năm 2017)
149 p | 51 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ Việt Nam
17 p | 42 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Thông tin trên trang Nghề báo của báo Nhà báo và Công luận (Thực trạng và giải pháp phát triển)
121 p | 34 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Xu hướng phát triển của tiểu phẩm báo chí hiện nay
138 p | 24 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với vấn đề
135 p | 35 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (Khảo sát Báo Đầu tư, Báo Tuổi trẻ TPHCM, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, từ tháng 8/2012 – tháng 8/2013)
15 p | 46 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
84 p | 37 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn