Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn
lượt xem 6
download
Đề tài nghiên cứu thực trạng chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số của Đài PT&TH tỉnh Bắc Kạn nhằm hệ thống lại các khái niệm nền tảng, đưa ra những đánh giá chính xác, khách quan về các chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào DTTS ở Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- HÀ THỊ NGẦN CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH KHOA GIÁO DÀNH CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÀI PHÁT THANH & TRUYỀN HÌNH TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành:Báo chí học Hà Nội-2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- HÀ THỊ NGẦN CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH KHOA GIÁO DÀNH CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÀI PHÁT THANH & TRUYỀN HÌNH TỈNH BẮC KẠN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số:60.32.01.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thị Thu Hương Hà Nội-2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan : Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Phó giáo sƣ Tiến sỹ Đặng Thị Thu Hƣơng. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Hà Thị Ngần
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đặng Thị Thu Hương - Chủ nhiệm khoa và cũng là người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban Chủ nhiệm Khoa Báo chí truyền thông và các giảng viên đã trực tiếp giảng dạy, những cán bộ của khoa Báo chí truyền thông cũng như các phòng, khoa liên quan của Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đài Phát thanh - Truyền hình Bắc Kạn, nơi tôi công tác. Lãnh đạo và người dân các xã, thôn, bản tôi đã đến nghiên cứu. Người thân trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận văn. Do công tác tại một tỉnh miền núi khó khăn, địa bàn rộng, trình độ dân trí của đối tượng nghiên cứu còn hạn chế, trong khi việc tiếp cận các thông tin mới của tác giả gặp nhiều trở ngại và thời gian nghiên cứu không nhiều nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành, xây dựng của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để luận văn này thực sự là một công trình nghiên cứu có giá trị. Hà Nội, tháng 11 năm 2015 Hà Thị Ngần
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………… 4 1. Lý do lựa chọn đề tài………………………………………………………….…4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………………………………6 3. Mục đích, nội dung nghiên cứu………………………………………..………10 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu……………………………………………......11 5. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………………………11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn………………………………………………….. 12 7. Kết cấu của luận văn…………………………………………………………...13 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH KHOA GIÁO DÀNH CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ……………………………………………..………14 1.1. Hệ thống các khái niệm liên quan đến đề tài………..………………….…..14 1.2. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đối với đồng bào dân tộc thiểu số & báo chí dành cho đồng bào dân tộc thiểu số………………………...21 1.3.Đặc trƣng của truyền hình và vai trò của truyền hình đối với đồng bào dân tộc thiểu số……………………………………………………………….………..26 1.4. Đặc điểm tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Bắc Kạn…………….……………30 Tiểu kết chƣơng 1………………………………………………………...……….37 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH KHOA GIÁO DÀNH CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH BẮC KẠN……………………………….39 2.1. Vài nét về Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn và diện mạo các chƣơng trình truyền hình khoa giáo ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn…………………………………………………………………………..…….39 2.2. Khảo sát về số lƣợng, thời lƣợng, tần suất, thời điểm phát sóng của chƣơng trình truyền hình khoa giáo…………………………………………..………….46 2.3. Nội dung chƣơng trình truyền hình khoa giáo ở Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn…………………………………………………………..……49 1
- 2.4. Hình thức thể hiện các chƣơng trình truyền hình khoa giáo ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn………………………………………..……60 2.5. Quy trình sản xuất chƣơng trình truyền hình khoa giáo ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn…………………………………………………….70 Tiểu kết chƣơng 2……………………………………………………...………….75 Chƣơng 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH KHOA GIÁO Ở ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH BẮC KẠN HIỆN NAY………………………………………………………………………………..76 3.1. Thành công và hạn chế của chƣơng trình………………………………….76 3.2. Nguyên nhân thành công và hạn chế……………………………………….86 3.3. Những vấn đề đặt ra đối với chƣơng trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào DTTS ở Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn………..........89 3.4. Mục tiêu, giải pháp đối với chƣơng trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào DTTS ở Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn……………..93 Tiểu kết chƣơng 3…………………………………………..…………………...101 KẾT LUẬN………………………………………………………………………103 2
- BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN DTTS: Dân tộc thiểu số KHXH&NV : Khoa học xã hội và nhân văn MC: Người dẫn chương trình PT&TH: Phát thanh & Truyền hình PT- TH : Phát thanh- Truyền hình PTV: Phát thanh viên THVN: Truyền hình Việt Nam TNVN: Tiếng nói Việt Nam 3
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Thông tin về khoa học, giáo dục là những thông tin rất cần thiết đối với con người ở mọi thời đại. Nó góp phần hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Các chương trình tuyên truyền về khoa học - giáo dục (sau đây gọi tắt là khoa giáo) trên sóng phát thanh - truyền hình và internet truyền tải thông tin, kiến thức khoa học giáo dục sinh động với sự hỗ trợ của âm thanh, hình ảnh là các chương trình phổ biến ở cả Đài truyền hình Trung ương và các Đài địa phương, trong đó có Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn. Tỉnh Bắc Kạn hiện vẫn đang còn nhiều vùng lõm về thông tin khoa học- giáo dục. Mặc dù trong thời đại bùng nổ các phương tiện truyền thông ở mọi lúc, mọi nơi với một lượng thông tin khổng lồ về các lĩnh vực trong đời sống xã hội nhưng hoạt động truyền thông về lĩnh vực khoa học – giáo dục ở tỉnh Bắc Kạn vẫn thiếu thông tin phù hợp ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (sau đây viết tắt là DTTS) nghèo khó, trình độ dân trí thấp. Không chỉ thiếu về lượng thông tin mà cách thức thông tin cũng chưa hiệu quả; có những thông tin cần thiết chưa được đưa đến công chúng; có những người rất cần được truyền thông nhưng chưa nhận được những thông tin mà họ cần. Đối với đồng bào DTTS ở các tỉnh miền núi, trong đó có tỉnh Bắc Kạn hiện nay, việc tiếp nhận thông tin, kiến thức khoa học chủ yếu mới chỉ là thông tin khoa học trong lĩnh vực nông- lâm nghiệp, qua hệ thống khuyến nông cơ sở, tại các buổi hội nghị tập huấn tập trung. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ khuyến nông còn thiếu và yếu, trình độ chuyên môn và hoạt động của họ chưa đồng đều. Điều kiện địa hình phức tạp, chia cắt, giao thông đi lại khó khăn khiến cho nhiều người dân không có đủ khả năng tham dự các lớp tập huấn tập trung, dẫn đến còn rất nhiều đồng bào DTTS chưa được tiếp cận với thông tin khoa học. So với các bài giảng khan về vấn đề khoa học- giáo dục của các giảng viên tại hội trường, các thông tin bằng chữ và ảnh qua sách báo, áp phíc, tờ rơi …thì thông tin khoa giáo bằng âm thanh trong các 4
- chương trình phát thanh và thêm hình ảnh động trong các chương trình truyền hình có sức hấp dẫn và mang lại hiệu quả tốt hơn. Hiện nay, cấp ủy, chính quyền địa phương một số nơi ở tỉnh Bắc Kạn vẫn còn có biểu hiện chủ quan, thiếu quan tâm đến công tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học cho người dân. Hoặc có tuyên truyền thì cũng chưa có cách thức triển khai phù hợp. Các thế lực thù địch, phản cách mạng đang lợi dụng những yếu kém, hạn chế này để chống phá Đảng và tuyên truyền những luận điệu sai trái, nội dung phản khoa học, gây ảnh hưởng xấu, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS. Công chúng của các Đài Phát thanh và truyền hình ở Bắc Kạn chủ yếu là đồng bào DTTS, trong đó có một bộ phận trình độ dân trí còn thấp. Số lượng khán giả là đồng bào DTTS quan tâm đến các chương trình của Đài địa phương chưa nhiều. Một trong những lí do chính là vì Đài chưa có nhiều chương trình hấp dẫn được đồng bào DTTS quan tâm. Nghiên cứu, tìm tòi sản xuất các chương trình phát thanh - truyền hình phù hợp, có tác dụng nâng cao dân trí cho bộ phận khán giả chiếm đa số ở địa phương là nhiệm vụ cần được Đài ưu tiên thực hiện. Việc xây dựng kế hoạch sản xuất, phát sóng và các vấn đề liên quan đến chương trình truyền hình khoa giáo ở Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn hiện nay còn thể hiện nhiều bất cập. Từ việc tổ chức bộ máy, bố trí nhân lực cho đến cách thức tổ chức sản xuất chương trình đều đang còn những hạn chế. Đặc biệt là đối với những chương trình truyền hình chuyên biệt dành cho đối tượng công chúng là đồng bào dân tộc thiểu số. Những hạn chế này đòi hỏi phải có sự quan tâm nghiên cứu để tìm giải pháp khắc phục kịp thời. Việc đổi mới phương thức sản xuất chương trình khoa giáo cho đồng bào DTTS ở Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn là hoạt động cấp thiết cần quan tâm thực hiện. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn cần tổ chức sản xuất những chương trình tuyên truyền về khoa học- giáo dục có nội dung thiết thực, cách truyền tải phù hợp, phục vụ tốt hơn cho bộ phận công chúng vùng cao đang cần được quan tâm hỗ trợ. Tuy nhiên, hiện nay Đài Phát thanh & Truyền hình Bắc Kạn đang thiếu những lý luận nền tảng làm cơ sở khoa học. Đến thời điểm hiện tại, chưa 5
- có công trình nghiên cứu khoa học nào chuyên sâu về chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số để Đài Phát thanh & Truyền hình Bắc Kạn tham khảo, vận dụng thực hiện. Chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc cần được nghiên cứu để đưa ra được những đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, đề xuất được những giải pháp để phát huy được hiệu quả của chương trình. Đó chính là lí do mà tác giả luận văn chọn nghiên cứu về vấn đề này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Các công trình nghiên cứu về chức năng nâng cao dân trí của báo chí Chương trình truyền hình khoa giáo là nhóm chương trình truyền hình chuyên sâu về khoa học, giáo dục, mang đến cho công chúng những kiến thức bổ ích góp phần nâng cao dân trí, phát triển xã hội. Đã có nhiều quan điểm lí luận của các nhà tư tưởng về vai trò to lớn của báo chí trong việc tham gia phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, bảo vệ xã hội tiến bộ. Nhà chính trị, phê bình Đức Bớcnơ Lútvích (1786-1837) cho rằng: Một mặt, báo chí là phương tiện nhận thức thực tiễn, mặt khác, báo chí là công cụ đấu tranh chính trị, ủng hộ và bảo vệ tiến bộ xã hội. Thời kỳ Mác- Ănghen, hai ông đề cao chức năng truyền bá tư tưởng và cổ vũ hành động của báo chí. Các Mác đã lợi dụng triệt để tự do báo chí tư sản nửa cuối thế kỷ XIX để truyền bá hệ tư tưởng mới – chủ nghĩa xã hội khoa học do ông sáng lập. Các nhà lí luận báo chí Xô viết trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến 1991 đã khái quát 3 nhóm chức năng của báo chí , trong đó có nhóm chức năng khai sáng- giải trí. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “ Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng; cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ” . “ Chiến sỹ” mà Bác nói ở đây là chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Nhà báo thông qua các sự kiện của đời sống để giải thích, giải đáp và thuyết phục nhân dân. Người cũng căn dặn các nhà báo cần luôn nhớ mỗi khi cầm bút, đó là: “Viết cho ai, viết như thế nào?”. Ngay khi cách mạng vừa dành được chính quyền, điều mà Người quan tâm đầu tiên chính là 6
- vận động toàn dân diệt giặc đói, giặc dốt. Điều đó cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của việc nâng cao dân trí trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Đề cập đến chức năng giáo dục tư tưởng, chức năng phát triển văn hóa và giải trí, nhóm tác giả Dương Xuân Sơn- Đinh Văn Hường- Trần Quang cho rằng: “Báo chí là một trong những phương tiện quan trọng của Đảng thực hiện chức năng giáo dục chính trị- tư tưởng cho quần chúng. Hoạt động giáo dục tư tưởng của báo chí dựa trên sự tác động có tính thuyết phục bằng việc thông tin những sự kiện, hiện tượng, quá trình của đời sống xã hội một cách trung thực và khách quan. Sự phản ánh kịp thời, phong phú các sự kiện, kết hợp với minh chứng chặt chẽ và khoa học là cơ sở tạo nên chất lượng mới trong nhận thức của công chúng- sự nhận thức có lý trí, tự giác những quan điểm về cuộc sống, những lý tưởng xã hội, những giá trị của hiện thực” [32, tr 77]. Một trong những nội dung tuyên truyền của Báo chí được đề cập là: “Truyền bá những tri thức lịch sử, khoa học tiên tiến nhằm xây dựng và phát triển lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực và tiến bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của xã hội” [32, tr 81] Tác giả Nguyễn Văn Dững cho rằng: “ Khai sáng là làm cho dân được mở mang, có thể gắn liền hay gần gũi với khái niệm văn hóa. Trong khái niệm văn hóa, có nhiều yếu tố cấu thành nhưng hai thành tố có vai trò trung tâm là khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo” [6, tr192]. Tác giả phân tích: “ Khi nói đến chức năng giáo dục của báo chí cũng có nghĩa là nên chú ý nhấn mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng, trách nhiệm công dân; giáo dục, cung cấp kiến thức hiểu biết về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật; trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm ăn,… cho mỗi cá nhân/ nhóm xã hội cũng như cho cộng đồng dân cư” [6, tr 196] 2.2. Các công trình nghiên cứu về công tác khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số Thực hiện đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác dân tộc, đã có nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc thiểu số và các công tác trong vùng đồng bào DTTS. Một số tài liệu liên quan đến các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc như: Các dân tộc thiểu số Việt Nam ( nhiều tác giả, NXB Văn hóa, 1959), Tìm hiểu 7
- tính cách dân tộc, tác giả Nguyễn Hồng Phong ( NXB Khoa học, 1963), Miền núi và con người, tác giả Lê Bá Thảo( NXB Khoa học và kỹ thuật, 1971), Người Dao ở Việt Nam, nhiều tác giả ( NXB Khoa học xã hội, 1971), Các dân tộc ít người ở Việt Nam ( các tỉnh phía Bắc, nhiều tác giả ( NXB Khoa học xã hội, 1978), Các dân tộc Tày- Nùng ở Việt Nam( Nhiều tác giả, Viện Dân tộc và NXB Văn hóa dân tộc xuất bản năm 1992), Phong tục tập quán dân tộc Tày Việt Bắc của hai tác giả Hoàng Quyết – Tuấn Dũng (NXB Văn hóa thể thao xuất bản năm 1994), Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Nam của nhóm tác giả Nguyễn Chí Huyên- Hoàng Hoa Toàn- Lương Văn Bảo ( NXB Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2000), Các dân tộc ở Bắc Kạn ( NXB Thế giới, 2003), Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn( NXB Văn hóa dân tộc, 2004)… Năm 2006, Ban Khoa giáo Trung ương xuất bản cuốn Công tác khoa giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số (tài liệu lưu hành nội bộ). Tài liệu này hệ thống toàn bộ quan điểm và định hướng của Đảng về công tác khoa giáo đối với đồng bào DTTS; Vấn đề đẩy mạnh hơn nữa công tác khoa giáo vùng đồng bào DTTS và Công tác khoa giáo vùng đồng bào DTTS phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tài liệu cũng đã phản ánh kết qua công tác khoa giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thành tựu và những vấn đề đặt ra đối với từng lĩnh vực: Giáo dục và đào tạo, Khoa học công nghệ và môi trường, Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, Dân số, gia đình và trẻ em, Thể dục thể thao. 2.3. Các công trình nghiên cứu về thông tin khoa học, chỉ dẫn và truyền thông cho đồng bào DTTS Cùng với các công trình nghiên cứu đã xuất bản, còn có những đề tài nghiên cứu về vai trò của báo chí; chức năng khai sáng của báo chí; việc tổ chức sản xuất tác phẩm báo chí cho đồng bào dân tộc thiểu số được bảo vệ thành công trước các hội đồng khoa học như: Năm 2007, tác giả Trần Bảo Khánh đã bảo vệ thành công Luận án tiến sỹ với đề tài “Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay”. Tuy nhiên trong luận án này tác giả chỉ đề cập một khía cạnh nhỏ và khá chung về công 8
- chúng truyền hình khu vực miền núi phía Bắc. Một số khóa luận, luận văn của một số sinh viên khoa Báo chí, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội như: “Các ấn phẩm báo chí của TTXVN phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thời kỳ đổi mới” của Trương Văn Quân; “Vấn đề chỉ dẫn-tư vấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam” của tác giả Bùi Thị Hồng Vân; “Thông tin kinh tế - xã hội trên báo trực tuyến các tỉnh miền núi phía bắc” của tác giả Hoàng Chung Thảo; “Công tác đào tạo nghiệp vụ báo hình trong xu thế xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình” -Lê Thu Hà; “Sử dụng thông tin đồ họa trong các chương trình truyền hình hiện nay” - Ngô Thị Yến; “ Báo chí với việc tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên” - Trần Thanh Huyền ; Báo chí địa phương với vấn đề hội nhập kinh tế thế giới” - Bạch Thị Thanh; “Báo chí với vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở’”- Trần Thị Thu Thuỷ; “Thông tin sức khỏe trên báo chí Việt Nam hiện nay: Vấn đề và thảo luận” - Bùi Thị Thu Thủy; “Vai trò của báo chí ngành giáo dục và đào tạo trong thời kì đổi mới” - Nguyễn Xuân Đức… Đối với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn, luận văn thạc sỹ báo chí của tác giả Nguyễn Đức Thành mang tên “Chương trình truyền hình tiếng H’Mông của Đài Phát thanh Truyền hình Bắc Kạn” đã nêu khái quát quá trình hình thành, phát triển của chương trình truyền hình tiếng H’Mông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn. Đề tài này mặc dù đã nghiên cứu về truyền hình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số nhưng mới chỉ nghiên cứu sâu về chương trình truyền hình đối với riêng đồng bào dân tộc H’Mông ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn. Đề tài chưa đi sâu vào nghiên cứu các chương trình khoa giáo dành cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Những công trình nghiên cứu, những luận văn hay khóa luận của các tác giả trên đây đều là những tài liệu quý. Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về chương trình khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Bắc Kạn. Trên cơ sở những tài liệu và thực tiễn trên, tác giả đề tài “ Chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào DTTS ở Đài Phát thanh và 9
- Truyền hình tỉnh Bắc Kạn” sẽ tham khảo thông tin, vận dụng kinh nghiệm của những người nghiên cứu trước để tập trung nghiên cứu đề tài này. 3. Mục đích, nội dung nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số của Đài PT&TH tỉnh Bắc Kạn nhằm hệ thống lại các khái niệm nền tảng, đưa ra những đánh giá chính xác, khách quan về các chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào DTTS ở Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn. Phân tích điểm mạnh, những hạn chế, nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn. 3.2.Nội dung nghiên cứu Để nghiên cứu về chương trình truyền hình khoa giáo ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn, tác giả luận văn sẽ thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Thứ nhất: Hệ thống lại cơ sở lí luận phục vụ cho việc nghiên cứu. Đó là các khái niệm về truyền hình, chương trình truyền hình, chương trình truyền hình khoa giáo và những khái niệm liên quan đến đề tài như: công chúng, truyền thông cho đồng bào DTTS, những ảnh hưởng của chương trình truyền hình khoa giáo đối với đời sống đồng bào DTTS. Thứ hai, làm rõ chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước và tỉnh Bắc Kạn về vấn đề nâng cao dân trí, đời sống mọi mặt của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng cao. Làm rõ chủ trương, quan điểm của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn đối với việc sản xuất chương trình truyền hình khoa giáo cho đồng bào DTTS ở địa phương. Thứ ba: Phân tích đặc điểm của chương trình truyển hình khoa giáo ở Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn, đưa ra được những nhận xét chính xác, khách quan về chương trình, đánh giá được thực tế hoạt động sản xuất chương trình 10
- truyền hình khoa giáo cho đồng bào DTTS ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn. Thứ tư: Phân tích ưu điểm, hạn chế của hoạt động sản xuất chương trình truyền hình khoa giáo ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn. Tìm nguyên nhân của những thành công và hạn chế. Rút ra được kinh nghiệm trong quá trình sản xuất chương trình truyền hình khoa giáo cho đồng bào DTTS. Thứ 5: Nhận định những yêu cầu đối với việc sản xuất chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào DTTS ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn giai đoạn hiện nay. Đề xuất những định hướng và giải pháp triển khai hoạt động sản xuất chương trình truyền hình khoa giáo cho đồng bào DTTS ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào DTTS ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào DTTS ở Đài Phát thanh & truyền hình tỉnh Bắc Kạn trong 2 năm 2012- 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Nghiên cứu tham khảo phục vụ mục đích so sánh, đối chiếu: Mô hình tổ chức bộ máy và chương trình truyền hình khoa giáo ở Đài Truyền hình Việt Nam; các Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở hệ thống lý luận và quan điểm, học thuyết của Chủ nghĩa Mác – Lê nin về hoạt động của báo chí với các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Đề tài hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về truyền hình, về vai trò, cơ chế tác động của truyền hình tới công chúng và những ảnh hưởng tới nhận thức, hành vi, của công chúng. Phương pháp phân tích thông điệp truyền thông: Phương pháp này sẽ được thực hiện thông qua việc phân tích các sản phẩm( các chương trình khoa giáo truyền 11
- hình) được phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn trong 2 năm 2012- 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Phương pháp phỏng vấn: Thực hiện phỏng vấn sâu một số hộ đồng bào DTTS có điều kiện xem được chương trình truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn. Đây là các hộ đồng bào DTTS được chọn lựa ngẫu nhiên ở các xã thuộc 2 huyện Ba Bể và Pác Nặm của tỉnh Bắc Kạn ( là 2 huyện đang được hưởng chế độ huyện nghèo theo Quyết định 30a) và các huyện Chợ Đồn, Na Rỳ, Bạch Thông. Các câu hỏi xoay quanh việc tiếp nhận các sản phẩm khoa giáo truyền hình của Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn cũng như những suy nghĩ, quan điểm về vấn đề này. Phỏng vấn một số phóng viên và chuyên gia trực tiếp tham gia sản xuất chương trình khoa giáo cho đồng bào DTTS về việc thực hiện chương trình truyền hình khoa giáo và những kiến nghị. Với kết quả thu được, tác giả tiếp tục sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích để đưa ra những nhận định khách quan nhất về thực trạng sản xuất và hiệu quả của chương trình khoa giáo truyền hình đối với đồng bào DTTS ở Bắc Kạn. Phương pháp quan sát: Đi thực tế tại các vùng đồng bào DTTS ở Bắc Kạn, quan sát đời sống của đồng bào, tìm hiểu thông tin, quan sát về việc xem chương trình truyền hình Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn của bà con..v.v… Từ kết quả nghiên cứu bằng nhiều phương pháp, tác giả sẽ tổng hợp, phân tích và đưa ra những nhận định về chương trình truyền hình khoa giáo ở Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn, nhu cầu của công chúng DTTS ở tỉnh Bắc Kạn, những yêu cầu đối với chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn hiện nay… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Đề tài là tài liệu khoa học lý luận về báo chí truyền thông, có thể sử dụng làm cơ sở để các phóng viên, nhà nghiên cứu tham khảo trong quá trình tác nghiệp hoặc nghiên cứu về hoạt động thông tin tuyên truyền kiến thức khoa học giáo dục ở tỉnh Bắc Kạn nói riêng, vùng miền núi, vùng cao, vùng đồng bào DTTS nói chung. 12
- Đồng thời, đề tài cũng sẽ cung cấp, bổ sung những cơ sở lý luận về truyền thông đối với khu vực công chúng là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng miền núi phía Bắc nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Củng cố những lý luận về các chương trình khoa giáo truyền hình mang tính chuyên biệt về đối tượng khán giả, nhất là chuyên biệt về đối tượng là người DTTS. Củng cố và bổ sung lý luận về sử dụng ngôn ngữ cũng như vấn đề về hình ảnh, con người trong các chương trình khoa giáo truyền hình dành cho đồng bào DTTS. Đối với thực tiễn sản xuất chương trình khoa giáo truyền hình ở Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Bắc Kạn, thông qua việc nghiên cứu, đề tài đưa ra những nhận định khoa học về thực trạng chương trình truyền hình khoa giáo cho đồng bào DTTS ở Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Kạn. Với luận chứng, luận cứ khoa học, đề tài đưa ra những kiến nghị, đề xuất phương hướng và giải pháp phù hợp để có được chương trình khoa giáo truyền hình bổ ích, thiết thực cho đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu bởi các phần chính sau đây: - Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc sản xuất chương trình khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu só ở Bắc Kạn - Chương 2. Thực trạng chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Đài Phát thanh &Truyền hình tỉnh Bắc Kạn - Chương 3. Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình truyền hình khoa giáo dành cho đồng bào DTTS ở Đài Phát thanh &Truyền hình tỉnh Bắc Kạn hiện nay 13
- Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH KHOA GIÁO DÀNH CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Hệ thống các khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Truyền hình Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin càng lớn. Do nhu cầu thông tin, giao tiếp của đời sống xã hội con người nên có sự ra đời của báo chí. Ngày nay, nói đến báo chí người ta thường nhắc đến bốn loại hình báo chí cơ bản đó là: báo in, báo nói ( phát thanh), báo hình ( truyền hình) và báo điện tử. “Truyền hình là kênh truyền thông chuyển tải thông điệp bằng hình ảnh động với nhiều sắc màu vốn có từ cuộc sống cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng động”[7, tr 118] “Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện” [33,tr5]. “ Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là ''ở xa'' còn “videre” là ''thấy được'', còn tiếng Latinh có nghĩa là xem được từ xa. Ghép hai từ đó lại “Televidere” có nghĩa là xem được ở xa. Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Television”, tiếng Nga gọi là “Tелевидение”. Như vậy, dù có phát triển bất cứ ở đâu, ở quốc gia nào thì tên gọi truyền hình cũng có chung một nghĩa”[ 33, tr 8]. Tác giả Nguyễn Văn Dững cho rằng: “Truyền hình là kênh truyền thông chuyển tải thông điệp bằng hình ảnh động với nhiều sắc màu vốn có từ cuộc sống cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng động” [ 7, tr 118]. Xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XX và phát triển với tốc độ như vũ bão nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, truyền hình tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Khác với báo in, người đọc chỉ tiếp nhận thông tin bằng con đường thị giác; khác với phát thanh, công chúng tiếp cận thông tin bằng con đường 14
- thính giác, người xem truyền hình tiếp cận sự việc bằng cả thị giác và thính giác. Do vậy truyền hình trở thành một phương tiện cung cấp thông tin rất lớn, có độ tin cậy cao, có khả năng làm thay đổi nhận thức của con người trước sự kiện. Hiện nay, với sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ, công chúng xem truyền hình không phải cứ ngồi trước tivi mới xem được mà có thể xem trên máy tính hoặc đi đường cũng có thể xem được chương trình qua điện thoại di động .v.v… Chương trình truyền hình cũng không còn đơn giản là chỉ những hình ảnh, âm thanh, chữ viết nữa mà trong mỗi sản phẩm truyền hình đã tích hợp rất nhiều hình thức thể hiện khác nhau với vô vàn những hiệu ứng, những kỹ sảo sinh động của kỷ nguyên truyền hình kỹ thuật số, điều mà truyền hình sử dụng công nghệ analog trước đây chưa thể làm được. 1.1.2. Chƣơng trình truyền hình Tác giả Dương Xuân Sơn cho rằng: “Chương trình truyền hình là sự liên kết, sắp xếp, bố trí hợp lý các tin bài, bảng tư liệu hình ảnh và âm thanh, được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả.”[ 33, tr 95] Trong thực tế hiện nay thì có rất nhiều cách thể hiện thông tin trên truyền hình khiến người ta có rất nhiều cách để hình dung về diện mạo một chương trình truyền hình. Đưa ra định nghĩa đầy đủ về chương trình truyền hình cũng trở nên khó khăn hơn. Toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu xuất hiện hình hiệu mở đầu chương trình đến khi xuất hiện các dấu hiệu kết thúc chương trình như: lời chào hết chương trình của phát thanh viên hay bảng chữ ghi tên người thực hiện, đơn vị thực hiện thì có thể coi là một chương trình truyền hình. Tuy nhiên, quá trình thông tin này có thể lại nằm trong một chuỗi các thông tin khác và khi đó nó lại trở thành thông tin thành phần của một chương trình truyền hình lớn hơn, đó là tình trạng chương trình nằm trong chương trình. Ví dụ: Một mục nhỏ (thời lượng 5phút ) nằm trong một chương trình thời lượng 15 phút. 15
- Khác với báo in, độc giả tiếp nhận thông tin chủ động theo nhiều chiều, truyền hình bắt buộc công chúng tiếp nhận thông tin thụ động theo thời gian tuyến tính. Vì thế, khi nói xem truyền hình thì cần hiểu là xem chương trình truyền hình. Xem hết chương trình này thì mới đến chương trình khác. Các chương trình truyền hình được nhận biết bởi tên của chương trình. Ví dụ: Thời sự, Bản tin tài chính, Bản tin thời tiết, Bản tin thể thao, Chúng tôi là chiến sỹ, Nhà nông đua tài… Một chương trình truyền hình hiện nay không chỉ là một tổng hợp của các tin, bài lại với nhau. Có nhiều chương trình chỉ có một nội dung xuyên suốt, chung một cách thức thể hiện. Ví dụ: Chương trình Tọa đàm đối thoại chính sách chỉ có một nội dung là các câu hỏi của MC, các câu trả lời, bình luận của khách mời về chính sách; Các chương trình khoa giáo giới thiệu về thế giới động vật, tiến trình văn hóa hoặc một giờ giảng bổ trợ kiến thức cho học sinh … đều chỉ có một nội dung từ đầu đến cuối chương trình. Tương tự, các game show, các chương trình truyền hình thực tế cũng không phải đã được cấu tạo từ những tin, bài. Có chương trình thời lượng dài vài chục phút đến vài tiếng đồng hồ nhưng cũng có chương trình ngắn chỉ vài phút. Tuy nhiên những nội dung này đều có tính độc lập rất cao so với các chương trình khác phát liền với nó. Trong luận văn cao học, Lê Mai Hương Trà (Đại học KHXH & NV, 2011) cho rằng truyền hình chuyên biệt “là một hình thức truyền hình dịch vụ được xây dựng chuyên nghiệp phát sóng hàng ngày có nội dung chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định (âm nhạc, thể thao, tài chính…) hoặc có nội dung chỉ dành cho một nhóm đối tượng khán giả mục tiêu (có những đặc điểm chung về lứa tuổi, giới tính, địa lý...) nhằm mục tiêu phục vụ tốt nhất nhu cầu của công chúng xem truyền hình.” [36, tr 4]. Hiện nay, công chúng có nhiều cách để xem truyền hình. Ngoài cách phổ thông là xem bằng tivi, người ta có thể xem trên điện thoại di động có chức năng thu tín hiệu truyền hình hoặc xem chương trình qua internet trên máy tính, điện thoại. Khi xem các sản phẩm truyền thông trên internet, nếu xem truyền hình trực tuyến thì người xem sẽ được tiếp cận với chương trình truyền hình như khi xem 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề bất bình đẳng giới trong giá đình trên báo Phụ nữ thủ đô, báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh năm 2015-2016
148 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chí trong bối cảnh truyền thông hội tụ: Nghiên cứu trường hợp trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Nam
158 p | 102 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề vi phạm đạo đức báo chí của nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
127 p | 106 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử Việt Nam (Khảo sát Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ online từ tháng 1/2016-12/2017)
141 p | 53 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với việc bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội
236 p | 58 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn
90 p | 48 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam dưới góc độ đạo đức báo chí
131 p | 47 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Báo chí Công an nhân dân với công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc giai đoạn hiện nay
137 p | 45 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đề nợ xấu
121 p | 54 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí Quảng Nam với vấn đề bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương
157 p | 44 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông biển, đảo trên Báo chí Cà Mau (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau năm 2013)
120 p | 51 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề phát triển làng nghề truyền thống ở Đồng bằng Sông Hồng trên báo điện tử địa phương (Khảo sát baobacninh.com.vn, hanoimoi.com.vn, baovinhphuc.com.vn từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2018)
148 p | 46 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số
121 p | 45 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Sự vận động và phát triển của thể loại tiểu phẩm trong báo chí Việt Nam hiện đại
112 p | 46 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh ca sĩ Việt Nam trên báo điện tử (Khảo sát trên báo VietNamnet và Thanh niên Online năm 2017)
149 p | 46 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ Việt Nam
17 p | 38 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với vấn đề
135 p | 35 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
84 p | 36 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn