Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hoạt động trách nhiệm xã hội của đài phát thanh – truyền hình Bạc Liêu qua chương trình truyền hình nhân đạo
lượt xem 9
download
Mục đích của luận văn là dựa trên hệ thống khung lý thuyết về chương trình truyền hình nhân đạo và trách nhiệm xã hội (CSR) để phân tích thực trạng, đánh giá những thành công, hạn chế của các chương trình truyền hình nhân đạo của Đài PTTH Bạc Liêu trong thời gian qua. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hoạt động trách nhiệm xã hội của đài phát thanh – truyền hình Bạc Liêu qua chương trình truyền hình nhân đạo
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------------------- DƢƠNG MỸ TIÊN HOẠT ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH BẠC LIÊU QUA CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH NHÂN ĐẠO LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC CÀ MAU - 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------------------- DƢƠNG MỸ TIÊN HOẠT ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH BẠC LIÊU QUA CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH NHÂN ĐẠO Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số: 8320101.01(UD) Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn Ngƣời hƣớng dẫn khoa học thạc sĩ khoa học PGS. TS Vũ Quang Hào PGS.TS Bùi Chí Trung CÀ MAU - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Chí Trung. Đề tài luận văn không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố trong và ngoài nước. Các số liệu, thông tin trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy và được trích dẫn theo quy định về khoa học. Các kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả là người duy nhất chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung của luận văn. Cà Mau, ngày......tháng 10 năm 2020 Tác giả luận văn Dƣơng Mỹ Tiên
- LỜI CẢM ƠN Sau quá trình 10 tháng nghiên cứu, luận văn về “Hoạt động trách nhiệm xã hội của Đài Phát thanh - Truyền hình Bạc Liêu qua chương trình truyền hình nhân đạo” cũng đã hoàn thành. Để có được kết quả này ngoài sự nổ lực của bản thân tác giả còn có sự giúp đỡ và ủng hộ của nhiều người. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn đến quí thầy cô Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã truyền đạt kiến thức để tác giả được nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần không nhỏ vào quá trình nghiên cứu luận văn. Tác giả xin được cảm ơn lãnh đạo Đài PT-TH Bạc Liêu và anh em đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện về thời gian để tác giả tập trung nghiên cứu. Cảm ơn bạn bè và người thân đã luôn đồng hành, động viên tác giả những khi gặp trở ngại khó khăn. Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Bùi Chí Trung, giảng viên hướng dẫn đã rất tận tình và nhiệt tâm hỗ trợ, hướng dẫn tác giả trong quá trình nghiên cứu. Hơn thế nữa thầy còn là người rất tâm lý, khuyến khích học trò vượt qua mặc cảm để hoàn thành trọn vẹn luận văn. Một lần nữa tác giả chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến thầy! Tuy nhiên, để đề tài nghiên cứu được hay hơn, thật sự đáp ứng được nhu cầu ứng dụng thực tế, tác giả rất mong được nhận thêm nhiều lời góp ý của quý thầy cô. Tác giả luận văn Dƣơng Mỹ Tiên
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................5 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ........................................................................................7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................11 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................11 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu............................................................12 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ..................................................................................12 7. Bố cục đề cương luận văn .....................................................................................13 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH NHÂN ĐẠO CỦA CƠ QUAN BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH ..14 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ...........................................................14 1.1.1. Cơ quan báo chí truyền hình ...........................................................................14 1.1.2. Chương trình truyền hình ................................................................................15 1.2. Vai trò và thế mạnh của các cơ quan báo chí truyền hình địa phƣơng trong thực hiện chƣơng trình truyền hình nhân đạo .....................................................20 1.2.1. Vai trò của truyền hình địa phương ................................................................20 1.2.2. Thế mạnh của truyền hình trong việc tuyên truyền và thúc đẩy các hoạt động từ thiện nhân đạo.......................................................................................................22 1.3. Nội dung và hình thức thông tin tuyên truyền trong các chƣơng trình truyền hình nhân đạo...........................................................................................................24 1.3.1. Nội dung thông tin tuyên truyền trong các chương trình truyền hình có lồng ghép hoạt động từ thiện nhân đạo.............................................................................24 1.3.2. Hình thức thông tin tuyên truyền trong các chương trình truyền hình nhân đạo .....27 1.4. Tiêu chí đánh giá chƣơng trình truyền hình nhân đạo ................................28 1.4.1. Tiêu chí đánh giá nội dung tác phẩm ..............................................................29 1.4.2. Tiêu chí đánh giá hình thức tác phẩm.............................................................30 Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................32 1
- Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÁC CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH NHÂN ĐẠO CỦA ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH BẠC LIÊU .......................33 2.1. Giới thiệu về Đài PT-TH Bạc Liêu và các chƣơng trình trong diện khảo sát ...33 2.2. Khảo sát thực trạng các chƣơng trình truyền hình nhân đạo của Đài PT- TH Bạc Liêu .............................................................................................................36 2.2.1. Số lượng, thời lượng, tần suất và khung giờ phát sóng của các chương trình nhân đạo ....................................................................................................................36 2.2.2. Nội dung thông điệp của các chương trình truyền hình nhân đạo ................39 2.2.3. Hình thức thể hiện các chương trình truyền hình nhân đạo ...........................50 2.3. Đánh giá thành công và hạn chế của các chƣơng trình truyền hình nhân đạo của Đài PT_TH Bạc Liêu ................................................................................57 2.3.1. Nguyên nhân thành công .................................................................................57 2.3.2. Nguyên nhân hạn chế ......................................................................................61 Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................63 Chƣơng 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH NHÂN ĐẠO CỦA ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH BẠC LIÊU ...............................................................64 3.1. Những bài học kinh nghiệm trong thực hiện các chƣơng trình truyền hình nhân đạo ...................................................................................................................64 3.1.1. Kinh nghiệm trong việc xây dựng nội dung chương trình truyền hình nhân đạo, từ thiện của Đài PT-TH Bạc Liêu .....................................................................64 3.1.2. Kinh nghiệm trong việc vận động nguồn quỹ hỗ trợ nhân vật chương trình ..66 3.2. Đề xuất, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng chƣơng trình truyền hình nhân đạo ..........................................................................................................67 3.2.1. Đề xuất đối với Đài PT-TH Bạc Liêu..............................................................67 3.2.2. Khuyến nghị nâng cao chất lượng các chương trình ......................................70 Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................................76 KẾT LUẬN ..............................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................79 PHỤ LỤC .................................................................................................................84 2
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CTTH Chương trình truyền hình CSR Corporate social responsibility MABTV Mái ấm BTV NCNABTV Nhịp cầu nhân ái BTV Nxb Nhà xuất bản PT-TH Phát thanh – Truyền hình UBND Ủy ban Nhân dân VNPT Vietnam Posts and Telecommunications Group 3
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: So sánh giữa hoạt động từ thiện chung với các chương trình truyền hình có lồng ghép hoạt động từ thiện, nhân đạo ...............................................................17 Bảng 2.1: Thống kê số lượng tác phẩm có nội dung về từ thiện nhân đạo trên tổng số chuyên đề truyền hình phát sóng (từ tháng 01/2019 đến tháng 10/2019) ............37 Bảng 2.2: Thống kê thời lượng phát sóng 02 chương trình nhân đạo MABTV và NCNABTV trên sóng truyền hình của Đài PT-TH Bạc Liêu trong thời gian khảo sát từ tháng 01/2019 đến tháng 10/2019 .........................................................................38 Biểu đồ 2.1: Thống kê số lượng tác phẩm có nội dung về từ thiện nhân đạo trên tổng số chuyên đề truyền hình phát sóng (từ tháng 01/2019 đến tháng 10/2019).. 59 Biểu đồ 2.2: Thống kê thời lượng phát sóng 02 chương trình nhân đạo MABTV và NCNABTV trên sóng truyền hình của Đài PT-TH Bạc Liêu trong thời gian khảo sát từ tháng 01/2019 đến tháng 10/2019 .................................................................... 60 4
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một nước đang phát triển, đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Hơn nữa lại trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Mặc dù đã 45 năm trôi qua sau ngày hòa bình lập lại nhưng hậu quả của chiến tranh vẫn còn in dấu trên nhiều vùng quê Việt Nam, ảnh hưởng lên người dân qua bao thế hệ bởi chất độc hóa học màu da cam dioxin mà Mỹ đã rải xuống. Không ít trẻ em sinh ra bị dị tật, khuyết tật, nhiều gia đình không có nhà ở, nhiều trẻ em không có điều kiện đến trường, không đủ cơm ăn áo mặc…. Do đó để cải thiện đời sống người dân, khắc phục hậu quả sau chiến tranh, thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách cho công tác xóa đói giảm nghèo. Trong những năm qua, các cấp chính quyền đã tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí, phương tiện, cơ chế, chính sách cho Hội Chữ thập đỏ hoạt động và từng bước phát huy vai trò nòng cốt trong các hoạt động nhân đạo. Các phong trào: “Người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện, ngành ngành làm việc thiện”, “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” đã trở thành phong trào rộng lớn, được đông đảo nhân dân hưởng ứng và tích cực tham gia. Kết quả hoạt động của Hội Chữ thập đỏ các cấp từ tỉnh tới cơ sở trong những năm qua đã góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, bị ảnh hưởng bởi thiên tai bão lũ, trẻ em tàn tật, mồ côi, người già cô đơn, người bị nhiễm chất độc da cam diôxin do hậu quả của chiến tranh, người bị thương tật; người bị mắc vào tệ nạn xã hội, người bị tai nạn giao thông… được giúp đỡ vươn lên hòa nhập với cuộc sống cộng đồng. Đóng góp vào kết quả chung đó có vai trò tích cực của các cơ quan báo chí truyền hình cả nước nói chung, Đài PT-TH Bạc Liêu nói riêng. Song hành với thực hiện tốt công tác chuyên môn, nhiều năm qua, Đài PT-TH Bạc Liêu còn thực hiện nghĩa cử cao đẹp, đó là đồng hành với người nghèo, thực hiện tốt các chương trình xã hội từ thiện, giúp nhiều cá nhân, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Các 5
- chương trình, chuyên mục, đã tìm và thắp sáng những mảnh đời bất hạnh, gieo niềm tin, nghị lực cho học sinh nghèo, hỗ trợ kịp thời cho người bệnh tiền thuốc chữa trị, xây hàng trăm ngôi nhà cho người nghèo, gia đình chính sách, mang niềm vui, niềm hạnh phúc đến người yếu thế trong xã hội. Thông qua các chương trình sản xuất mang ý nghĩa nhân đạo từ thiện với tên gọi như: Mái ấm BTV, Nhịp cầu nhân ái… nhiều hộ nghèo đã có nhà ở, có vốn làm ăn, các em thơ có điều kiện cắp sách đến trường… không ít hộ gia đình, phận người có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Cùng với nội dung phát sóng, các hoạt động gây quỹ từ thiện, quyên góp triển khai hành động toàn diện và đồng bộ, tạo được hiệu quả tích cực. Báo chí nói chung, truyền hình nói riêng bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tuyên truyền chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, định hướng tư tưởng, dư luận xã hội còn là tổ chức có nhiều hoạt động tham gia tích cực vào các hoạt động hỗ trợ cộng đồng. Với vai trò là một cơ quan chính trị, xã hội, mỗi một cơ quan báo chí bên cạnh hoạt động trọng tâm là thông tin tuyên truyền còn thể hiện trách nhiệm xã hội của mình thông qua sự cam kết trong việc ứng xử hợp đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình của người dân, cũng như của cộng đồng địa phương và của toàn xã hội nói chung”… Trách nhiệm xã hội của cơ quan báo chí, đặc biệt thông qua các chương trình, hoạt động từ thiện/ nhân đạo sẽ đóng góp cho việc phát triển kinh tế xã hội bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người dân, giảm bớt khó khăn cho những người yếu thế và các thành viên trong gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội… Vì vậy, việc nghiên cứu về các chương trình truyền hình nhân đạo của cơ quan báo chí truyền hình là hết sức cần thiết trong thời điểm hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh của các phương tiện truyền thông đại chúng với mạng xã hội trong kỷ nguyên số, để các cơ quan báo chí luôn giữ vững được niềm tin và mối liên hệ chặt chẽ với công chúng khán giả. Bản thân là phóng viên biên tập phụ trách chương trình Mái ấm BTV và Nhịp cầu nhân ái – là những chương trình truyền hình nhân đạo của Đài PT-TH Bạc Liêu, 6
- theo kinh nghiệm thực tế công việc và qua những gì đã tìm hiểu từ các đài bạn, tôi nhận thấy đa phần các chương trình thực hiện vẫn chưa thật sự mang tính chuyên nghiệp, chưa phát huy hết sự kết nối nguồn lực từ cộng đồng. Và đương nhiên vai trò của cơ quan báo chí đối với hoạt động và đời sống của người dân địa phương cũng chưa được thể hiện rõ. Thương hiệu của đài truyền hình với cộng đồng địa phương chưa cao. Đó là lý do tôi chọn nghiên cứu đề tài “Hoạt động trách nhiệm xã hội của Đài PT-TH Bạc Liêu qua chương trình truyền hình nhân đạo” làm luận văn thạc sĩ của mình. Hy vọng sau quá trình nghiên cứu, hoàn tất luận văn tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong công việc góp phần nâng cao vị thế của đài trong hoạt động và đời sống của người dân địa phương. Đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho người dân. Bên cạnh đó với chuyên môn được bồi dưỡng và học tập của mình tôi sẽ giúp ích và hỗ trợ nhiều hơn cho cộng đồng địa phương và xã hội. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Trong quá trình thu thập, tìm hiểu và nghiên cứu nguồn tư liệu để hình thành ý tưởng và xây dựng đề cương chi tiết cho luận văn, tôi thấy rằng có ít nhiều các công trình nghiên cứu tồn tại ở các dạng thực khác nhau và đề cập ở những khía cạnh khác nhau liên quan đến đề tài luận văn của tôi. Các công trình nghiên cứu mang tính lý luận, định hướng gồm có: Cuốn sách “Cơ sở lý luận của báo chí (tập 1)” của tác giả E.P.Prôkhôrốp được Đào Tấn Anh và Đới Thị Kim Thoa là một cuốn sách tham khảo nghiệp vụ cho công tác báo chí nói chung. Với thời lượng 300 trang bao gồm 4 chương, nội dung cuốn sách đã bao quát được những vấn đề lý luận của báo chí như: chức năng của báo chí, quan điểm xã hội của nhà báo, tự do báo chí... là những vấn đề lý luận có ý nghĩa thiết thực đến việc hoàn thiện hệ thống khái niệm và hướng tiếp cận mà đề tài của chúng tôi đang xây dựng.[6] Tác giả Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang với công trình nghiên cứu “Phát triển cộng đồng lý thuyết và vận dụng” được đánh giá là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên và có hệ thống về lý thuyết phát triển cộng đồng ở Việt Nam. Ở chương 1 của cuốn sách các tác giả đã giới thiệu các cách tiếp cận và nhận thức khác nhau về khái niệm: cộng đồng, bản chất cộng đồng và các loại hình cộng đồng. 7
- Đây thực sự là một công trình có giá trị góp phần hình thành hệ thống thuật ngữ, khái niệm cho đề tài của tôi.[12] Tác giả Nguyễn Văn Minh với luận án tiến sĩ khoa học chính trị có nhan đề “Chức năng phản biện xã hội của báo chí Việt Nam hiện nay” đã luận chứng được những vấn đề lý luận về chức năng phản biện của báo chí ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, chỉ ra được những yếu tố tác động đến việc thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí. Đồng thời đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã là cơ sở quan trọng cho tôi xây dựng hướng tiếp cận cho nghiên cứu của mình.[25] Luận án tiến sĩ báo chí của tác giả Dương Văn Thắng “Nghiên cứu hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về an sinh xã hội ở Việt Nam” bảo vệ năm 2013 tại Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong “Chương 1: Cơ sở lý luận hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông an sinh xã hội” tác giả đã đưa ra những khái niệm có tính hệ thống về mối quan hệ giữa báo chí, truyền thông và an sinh xã hội. Đặc biệt là xác lập hệ thống cơ sở lý luận và tiêu chí về hiệu quả báo chí trong hoạt động truyền thông về an sinh xã hội. Từ hệ thống này có thể góp tiếng nói giúp những người quan tâm trong lĩnh vực cùng tìm hiểu về một số khái niệm học thuật, tạo diễn đàn trao đổi về các hướng nghiên cứu tiếp theo về hiệu quả và vai trò của báo chí với đời sống xã hội. Kết quả nghiên cứu của luận án đã cho phép tôi kế thừa những hệ thống khái niệm quan trọng phục vụ cho luận văn của mình. [43] Tác giả Nguyễn Linh Khiếu với bài viết “Trách nhiệm xã hội của báo chí Việt Nam hiện nay” được đăng trên tạp chí Triết học số tháng 6 năm 2019. Trong bài viết của mình sau khi đưa ra 6 đặc trưng của báo chí Việt Nam đó là: chức năng thông tin, chức năng định hướng, giáo dục chính trị, tư tưởng, chức năng văn hóa giáo dục, chức năng giám sát và phản biện xã hội, chức năng giải trí và chức năng quảng cáo- dịch vụ thì tác giả đã nhấn mạnh tới trách nhiệm xã hội của báo chí trên một số lĩnh vực như: Trách nhiệm xã hội trong cung cấp thông tin, trách nhiệm nâng cao dân trí và sự hiểu biết của nhân dân, trách nhiệm củng cố và bảo vệ sự ổn 8
- định xã hội, trách nhiệm đấu tranh bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, trách nhiệm cổ vũ những nhân tố mới, trách nhiệm chống các hiện tượng tiêu cực, trách nhiệm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và trách nhiệm bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Những nhận định của bài viết có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành hướng tiếp cận cho nghiên cứu của tôi.[19] Từ những khái niệm, cách phân tích từ bài viết đã giúp tôi có cơ sở lý luận sát thực hơn trong luận văn của mình. Các công trình nghiên cứu mang tính thực tiễn ít nhiều có nét tương đồng và liên quan đến đối tượng, nội dung nghiên cứu của đề tài gồm có: Tác giả Nguyễn Văn Trường với Luận án tiến sĩ báo chí học “Đổi mới chương trình phát thanh thời sự của đài cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay (khảo sát đài cấp tỉnh khu vực Bắc Bộ)” mặc dù đề cập tới đối tượng nghiên cứu là chương trình phát thanh của các đài cấp tỉnh ở khu vực Bắc Bộ không có nhiều nét tương đồng với đối tượng nghiên cứu trong đề tài luận văn của tôi nhưng trong chương 1 của luận án tác giả đã trình bày có hệ thống các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến đề tài như: phát thanh, chương trình phát thanh, đài cấp tỉnh… Và đưa ra các vấn đề lý thuyết như: lý thuyết truyền thông, lý thuyết truyền thông phát triển, lý thuyết tiếp nhận... Đây là những thông tin có giá trị để tôi kế thừa hệ thống thuật ngữ cho luận văn của mình.[44] Luận văn thạc sĩ ngành truyền thông đại chúng của tác giả Nguyễn Thị Minh Diễm với nhan đề “Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh cấp tỉnh khu vực Bắc Sông Hậu” mặc dù giới hạn của đề tài chỉ dừng lại ở các chương trình phát thanh mà chưa đề cập đến các chương trình truyền hình nhưng kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa tham khảo và định hướng quan trọng cho luận văn của tôi.[2] Luận văn thạc sĩ Công tác xã hội của tác giả Nguyễn Thị Thương Huyền với đề tài “Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”. Trong luận văn tác giả đề cập rất rõ các khái niệm về công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội, công tác xã hội cá nhân, về cách hỗ trợ…Tất cả những nội dung này tuy không sát với đề tài nghiên cứu của tôi nhưng qua khóa luận tôi có thêm thông tin về công tác xã hội. Một trong những vấn đề tôi 9
- cần nhận thức và hiểu biết đúng để làm nền tảng hỗ trợ cho việc nghiên cứu luận văn của mình.[17] Với luận văn thạc sĩ Báo chí học “Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh thực trạng và định hướng phát triển” của tác giả Dương Thanh Tùng, bảo vệ tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, năm 2012, mặc dù nội dung đề tài nghiên cứu không giống với đề tài của tôi, nhưng từ đề tài này tôi được biết thêm một lĩnh vực hoạt động nữa của truyền hình ngoài nhiệm vụ chính trị. Qua tìm hiểu các cơ sở lý luận tác giả đề cập giúp tôi định hướng phát triển đề tài của mình. [41] Luận văn thạc sĩ Báo chí “Hoạt động xã hội từ thiện của báo chí thành phố HCM” của Nguyễn Mộng Hồng Liên nêu khái quát về công tác xã hội - từ thiện trên một số báo in tiêu biểu của TP. HCM trong khoảng thời gian 2000-2004. Mặc dù đề tài này khảo sát khác khu vực và chỉ trên đối tượng là báo in nhưng đây lại là cơ sở giúp tôi có sự so sánh để phân tích sâu hơn và nghiên cứu tốt hơn đề tài của mình trên thể loại báo hình.[18] Bài viết “Nâng cao chất lượng các chương trình tự sản xuất của các đài phát thanh- truyền hình địa phương” của tác giả Trần Thị Hải Lý được giới thiệu trên tạp chí Lý luận Chính trị số 12 năm 2015. Sau khi giới thiệu định hướng phát triển báo chí của Trung ương trong thời gian tới, trình bày thực trạng của các đài phát thanh- truyền hình địa phương ở khu vực miền Trung- Tây Nguyên, tác giả bài viết đã tập trung đi vào trình bày 4 giải pháp để nâng cao chất lượng và thời lượng chương trình tự sản xuất của các đài địa phương. Mặc dù, đối tượng khảo sát của tác giả là các đài khu vực miền Trung- Tây Nguyên nhưng những thực trạng và giải pháp được đưa ra trong bài viết có ý nghĩa tham khảo quan trọng đối với luận văn của tôi.[19] Như vậy, qua bước đầu khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng cho tới thời điểm này chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập trực tiếp và cụ thể về đề tài mà tôi đang triển khai. 10
- 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là dựa trên hệ thống khung lý thuyết về chương trình truyền hình nhân đạo và trách nhiệm xã hội (CSR) để phân tích thực trạng, đánh giá những thành công, hạn chế của các chương trình truyền hình nhân đạo của Đài PT- TH Bạc Liêu trong thời gian qua. Từ đó đề xuất, nêu giải pháp phù hợp, nâng cao chất lượng các chương trình nhân đạo của Đài đang thực hiện, đặc biệt vai trò, trách nhiệm và thương hiệu của cơ quan truyền hình trong bối cảnh hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên luận văn sẽ tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau: Một là: Xây dựng khung lý thuyết về chương trình truyền hình nhân đạo của cơ quan báo chí truyền hình nói chung, Đài Phát Thanh - Truyền Hình Bạc Liêu nói riêng. Làm rõ những vấn đề lý luận về “Chương trình truyền hình nhân đạo” mô hình và phương thức triển khai thực hiện chương trình truyền hình nhân đạo như thế nào. Hai là: Khảo sát thực tế, đánh giá thành công và hạn chế của các chương trình truyền hình nhân đạo của Đài PT-TH Bạc Liêu để thấy được trách nhiệm của báo chí không chỉ thực hiện công tác chính trị mà còn tham gia hoạt động công tác xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo của địa phương. Tổng kết lại quá trình phân tích đánh giá là kiến nghị, đề xuất và đưa ra quan điểm của tác giả nhằm góp phần nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình nhân đạo mà Đài PT-TH Bạc Liêu đang thực hiện. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Các chương trình truyền hình nhân đạo của Đài PT-TH Bạc Liêu”. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Trong luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các chương trình truyền hình nhân đạo của Đài PT-TH Bạc Liêu, thời gian khảo sát từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 10 năm 2019. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sẽ phân tích rõ hơn vai 11
- trò của người dẫn chương trình, vì đây là nhân vật sẽ làm tăng tính hấp dẫn của chương trình thông qua kỹ năng tương tác với nhân vật và khán giả. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Tác giả dựa trên quan điểm Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các định hướng về công tác báo chí. Một số lý thuyết về báo chí nói chung, truyền hình nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu tác giả có vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để làm rõ hơn tính vấn đề của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Nhằm phân tích về mặt định tính nội dung của các giáo trình, tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến luận văn để so sánh tìm các mặt hạn chế, tích cực để bát bỏ hoặc kế thừa cho đề tài nghiên cứu, đồng thời làm sáng tỏ các vấn đề lý luận đưa ra trong luận văn. Phương pháp quan sát và thực chứng: Khi thực hiện phương pháp này tác giả sẽ thực tế đồng hành cùng các chương trình để được tận mắt nhìn thấy qui trình sản xuất sản phẩm, phương thức thực hiện nhằm đưa ra so sánh đánh giá trung thực, khách quan hơn, rút kinh nghiệm cho chương trình tác giả đang thực hiện. Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này được áp dụng với công chúng của địa phương bằng cách phát phiếu lấy ý kiến khán giả nhằm giúp tác giả nắm sơ bộ về nhu cầu thưởng thức chương trình, ý kiến phản hồi để từ đó rút kinh nghiệm hoàn thiện các chương trình sau. Phương pháp phỏng vấn sâu: Giúp tác giả có thêm nguồn thông tin để nhìn nhận vấn đề một cách trung thực, khách quan bằng các cuộc phỏng vấn được thực hiện với lãnh đạo đài, phòng chuyên đề, phóng viên hoặc biên tập viên đã và đang biên tập, người dẫn các chương trình nhân đạo. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Sau khi luận văn hoàn tất và đề tài được công nhận sẽ góp phần bổ sung hệ thống lý luận về vai trò của báo hình nói chung, chương trình nhân đạo trên sóng truyền hình nói riêng trong công tác truyền thông vì mục đích nhân đạo. Đặc biệt 12
- nói lên ý nghĩa hoạt động trách nhiệm xã hội của cơ quan báo chí. Từ đây luận văn sẽ góp vào khung lý thuyết của thể loại báo hình, ngoài chức năng truyền đạt thông tin, tuyên truyền chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, định hướng tư tưởng chính trị, báo chí nói chung, báo hình nói riêng còn thực hiện trách nhiệm xã hội tham gia hoạt động từ thiện góp phần làm cho đời sống người dân ngày càng đủ đầy tốt đẹp hơn và hơn hết vẫn là hình ảnh thương hiệu của cơ quan báo chí nơi thực hiện tốt hoạt động trách nhiệm xã hội. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, mạng xã hội đang chiếm ưu thế về nguồn tin cũng như thu hút công chúng thông qua hình thức tương tác nhanh. Bên cạnh đó, tính tiêu cực trên những bài viết về mặt xấu của đời sống ngày càng phơi bày nhiều hơn, ảnh hưởng đến hành vi, tư tưởng của người dân. Sự xuất hiện của các chương trình nhân đạo mang tính hỗ trợ cộng đồng giúp cân bằng giữa cái xấu và cái đẹp trong cuộc sống, định hướng tư tưởng nhận thức cho người dân. Thông qua hình thức tương tác và sự dấng thân của nhà báo, tính chân thực của chương trình được nâng lên. Điều này tạo lòng tin nơi khán giả, giúp thương hiệu của các đài truyền hình được lan tỏa. 7. Bố cục đề cƣơng luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm có 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về các chương trình truyền hình nhân đạo củ cơ quan báo chí truyền hình Chương 2: Thực trạng các chương trình truyền hình nhân đạo của Đài PT-TH Bạc Liêu Chương 3: Một số đề xuất, khuyến nghị nâng cao chất lượng chương trình truyền hình nhân đạo của Đài PT-TH Bạc Liêu. 13
- Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH NHÂN ĐẠO CỦA CƠ QUAN BÁO CHÍ TRUYỀN HÌNH 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Cơ quan báo chí truyền hình Hiện nay ở Việt Nam chưa có một tài liệu nào giải thích chi tiết và đầy đủ về thuật ngữ cơ quan báo chí truyền hình. Để tìm hiểu thuật ngữ này chúng ta cần xuất phát từ các loại hình báo chí (các phương tiện thông tin đại chúng). Theo như cách phân loại của tác giả Dương Xuân Sơn trong Giáo trình lý luận báo chí truyền thông thì các loại hình báo chí bao gồm: báo in, báo phát thanh, truyền hình, báo điện tử. Trong đó truyền hình (television) là một loại hình thông tin đại chúng truyền tải thông tin bằng sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh động và âm thanh, tạo ra khả năng chuyển tải các nội dung thông tin vô cùng phong phú, hấp dẫn và có hiệu quả bằng phương tiện truyền thông truyền hình. Loại hình báo chí này có đặc trưng riêng như là: tính thời sự, sử dụng hình ảnh và âm thanh làm ngôn ngữ truyền hình, tính phổ cập và quảng bá, khả năng thuyết phục công chúng cao và tác động dư luận mạnh mẽ. [31, tr. 65-73] Chương trình truyền hình là sự liên kết, sắp xếp, bố trí hợp lý các tin bài, bảng biểu, tư liệu bằng hình ảnh và âm thanh được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả. Đối với một đài truyền hình, quá trình sản xuất bắt đầu bằng việc sáng tạo các tác phẩm truyền hình. Một đài truyền hình thường bao gồm các bộ phận lãnh đạo quản lý, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên. Trong đó phóng viên là người trực tiếp sáng tạo các tác phẩm báo chí truyền hình. Các tác phẩm này thể hiện bản lĩnh chính trị, năng lực và trách nhiệm xã hội của nhà báo truyền hình. [29, tr. 113] Vì là một cơ quan- cũng giống như các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội khác, tòa soạn báo chí cũng phải thỏa mãn những yêu cầu giống với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội khác, cơ quan báo chí cũng phải thỏa mãn những yêu cầu giống với 14
- với cơ quan, tổ chức đoàn thể xã hội khác. Có nghĩa là phải có đầy đủ tiêu chuẩn về nhân lực, vật lực, cơ chế hoạt động tuân thủ luật báo chí, quy định của pháp luật và phù hợp với vị trí, vai trò, chức năng của cơ quan chủ quản báo chí. [21, tr.30] 1.1.2. Chương trình truyền hình Theo Từ điển tiếng Việt khái niệm “truyền hình” được định nghĩa là “Truyền hình ảnh, thường đồng thời có cả âm thanh đi xa bằng radio hoặc bằng đường dây”.[36] Trong tiếng Anh, chương trình là “programme”, CTTH là “programme television”. CTTH được hiểu, được phân bổ theo các kênh truyền hình và được thể hiện bằng những nội dung cụ thể qua các chương trình bằng các thể loại tác phẩm truyền hình. Thuật ngữ “Chương trình truyền hình” được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. GS.TS Tạ Ngọc Tấn cho rằng: “Thuật ngữ chương trình truyền hình thường được sử dụng trong hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, người ta dùng chương trình truyền hình để chỉ toàn bộ nội dung thông tin phát đi trong ngày, trong tuần, trong tháng của mỗi kênh truyền hình hay của cả đài truyền hình. Trường hợp thứ hai, chương trình truyền hình dùng để chỉ một hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh hoặc kết hợp với một số thông tin tài liệu khác được tổ chức theo một chủ đề cụ thể với hình thức tương đối nhất quán, thời lượng ổn định và được phát đi theo định kỳ” [35, tr.142]. Với nghĩa này nó bao hàm quá trình sáng tạo ra tác phẩm từ nhiều công đoạn khác nhau. Như vậy ở góc độ nào đó chương trình cũng có thể hiểu là cách gọi cho một sản phẩm hoàn chỉnh. Từ chương trình bao hàm nhiều vấn đề: nội dung, hình thức thể hiện, đối tượng hướng tới, kết quả đạt được. Theo PGS.TS Dương Xuân Sơn: “Chương trình truyền hình là sự liên kết, sắp xếp, bố trí hợp lý các tin bài, bảng biểu, tư liệu bằng hình ảnh và âm thanh được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm 15
- biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả”. [29, tr.113] Như vậy, các quan niệm trên tương đối thống nhất với đề xuất trong từ điển Tiếng Việt về cách hiểu “chương trình”. Quan niệm của PGS.TS Dương Xuân Sơn là sự cụ thể hóa cách hiểu thứ hai về thuật ngữ “chương trình truyền hình” của GS.TS Tạ Ngọc Tấn. Từ các quan điểm, có thể hiểu chương trình là toàn bộ những nội dung dự kiến hành động theo một trình tự nhất định và trong một thời gian nhất định. Chương trình là một loạt các hoạt động được thực hiện với sự hỗ trợ của các nguồn lực nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể cho các nhóm khách hàng, nhóm đối tượng đã được định sẵn. Tác giả Trần Bảo Khánh trong cuốn “Sản xuất các chương trình truyền hình” viết “Chương trình truyền hình là kết quả cuối cùng của quá trình giao tiếp với công chúng” [20. tr.30] và “Chương trình tạo thành chu kỳ khép kín những mắt xích trong chuỗi giao tiếp” [20, tr. 30]. Điều này có thể được lý giải là bởi CTTH được tiếp nhận bởi các đối tượng công chúng cụ thể. Cũng theo tác giả Trần Bảo Khánh, CTTH đề cập đến các vấn đề của đời sống xã hội không phải một cách ngẫu nhiên như vẫn diễn ra, mà nó thường truyền tải các thông tin từ ngày này sang ngày khác, nhằm phục vụ một công chúng xác định [20, tr. 30]. Như vậy, chương trình truyền hình là sản phẩm lao động của một tập thể các nhà báo và các cán bộ kỹ thuật dịch vụ. Đồng thời đó cũng là quá trình giao tiếp truyền thông giữa những người làm truyền hình với công chúng xã hội. Những thông tin mà nó cung cấp sẽ góp phần làm sâu sắc thêm những tư tưởng, chủ đề và lâu dài sẽ hình thành thói quen trong tư duy và hành động của người tiếp nhận. Các tác phẩm tin, bài phát trên các kênh sóng truyền hình vì vậy phải được lựa chọn, sắp xếp hợp lý để khán giả có thể tiếp nhận chương trình một cách đầy đủ, hệ thống và có chiều sâu. Mở rộng ra, sự lựa 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chí trong bối cảnh truyền thông hội tụ: Nghiên cứu trường hợp trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Nam
158 p | 112 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay
266 p | 68 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề vi phạm đạo đức báo chí của nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
127 p | 115 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử Việt Nam (Khảo sát Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ online từ tháng 1/2016-12/2017)
141 p | 57 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với việc bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội
236 p | 59 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn
90 p | 56 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam dưới góc độ đạo đức báo chí
131 p | 47 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Công chúng Tuyên Quang với việc tiếp nhận thông tin báo chí đại phương
126 p | 48 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Báo chí Công an nhân dân với công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc giai đoạn hiện nay
137 p | 47 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đề nợ xấu
121 p | 55 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí Quảng Nam với vấn đề bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương
157 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề phát triển làng nghề truyền thống ở Đồng bằng Sông Hồng trên báo điện tử địa phương (Khảo sát baobacninh.com.vn, hanoimoi.com.vn, baovinhphuc.com.vn từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2018)
148 p | 48 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số
121 p | 50 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông biển, đảo trên Báo chí Cà Mau (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau năm 2013)
120 p | 52 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh ca sĩ Việt Nam trên báo điện tử (Khảo sát trên báo VietNamnet và Thanh niên Online năm 2017)
149 p | 51 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ Việt Nam
17 p | 42 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với vấn đề
135 p | 35 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
84 p | 37 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn