Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Sử dụng thông tin đồ họa trên báo in Việt Nam”, (kháo sát trên 3 tờ Lao Động, Tuổi Trẻ và Thời báo Kinh tế Việt Nam từ 01/10/2014 đến 30/3/2014)
lượt xem 9
download
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về thông tin đồ họa trên báo chí nói chung và báo in nói riêng, đánh giá thực trạng sử dụng thông tin đồ họa trong các tác phẩm báo chí trên báo in Lao động, Tuổi trẻ và Thời báo Kinh tế Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Sử dụng thông tin đồ họa trên báo in Việt Nam”, (kháo sát trên 3 tờ Lao Động, Tuổi Trẻ và Thời báo Kinh tế Việt Nam từ 01/10/2014 đến 30/3/2014)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------- TRÌNH THỊ QUỲNH ` SỬ DỤNG THÔNG TIN ĐỒ HỌA TRÊN BÁO IN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học HÀ NỘI, 2016
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------- TRÌNH THỊ QUỲNH ` SỬ DỤNG THÔNG TIN ĐỒ HỌA TRÊN BÁO IN VIỆT NAM Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã sô: 60 32 01 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quý Phƣơng HÀ NỘI, 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trình Thị Quỳnh
- LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng cảm ơn đến quý thầy, cô giảng viên Khoa Báo Chí & Truyền Thông, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình theo học chương trình Cao học Báo chí. Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Quý Phương đã tận tâm hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện hoàn thành luận văn này. Trong quá trình thực hiện luận văn tác giả đã cố gắng để hoàn thành luận văn thật tốt. Tuy nhiên, do thời gian và trình độ còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong muốn tiếp tục nhận được sự góp ý, chỉ dẫn chân thành của quý thầy, cô giảng viên và các bạn đồng nghiệp nhằm bổ sung, hoàn thiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn!
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC ........................................................................................................ 1 DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................... 5 DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ 7 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 8 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 8 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 11 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 14 3.1. Mục đích ............................................................................................ 14 3.2. Nhiệm vụ ............................................................................................ 14 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 15 4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 15 4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 15 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 15 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài..................................................... 16 6.1. Ý nghĩa lý luận ................................................................................... 16 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................ 16 7. Kết cấu khóa luận ..................................................................................... 16 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THÔNG TIN ĐỒ HỌA TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ TRÊN BÁO IN ...................................... 17 1.1. Một số khái niệm................................................................................... 17 1.1.1. Khái niệm thông tin......................................................................... 17 1.1.2. Khái niệm tin ................................................................................... 19 1.1.3. Khái niệm thông tin đồ họa ............................................................ 20 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển thông tin đồ họa ................................ 24 1
- 1.2.1. Trên thế giới .................................................................................... 24 1.2.2. Ở Việt Nam...................................................................................... 27 1.2. Các tiêu chí phân loại thông tin đồ họa ................................................ 29 1.2.1. Phân chia theo tiêu chí nội dung .................................................... 29 1.2.2. Phân chia theo tiêu chí hình thức ................................................... 31 1.3. Đặc điểm của thông tin đồ họa ............................................................. 47 1.3.1. Thông tin đồ họa là dạng ngôn ngữ phi văn tự, thông tin trực quan ... 47 1.3.2. Thông tin đồ họa mang tính đa dạng và phổ biến .......................... 48 1.3.3. Thông tin đồ họa hàm chứa nhiều thông tin ................................... 49 1.4. Vai trò của thông tin đồ họa .................................................................. 51 1.4.1. Thông tin đồ họa góp phần làm phong phú hình thức thông tin báo chí .............................................................................................................. 51 1.4.2. Thông tin đồ họa giúp độc giả có cái nhìn toàn cảnh về vấn đề .... 51 1.4.3. Dễ dàng tiếp nhận thông tin một cách có hệ thống (tiến trình, tư duy hệ thống)............................................................................................. 52 1.4.4. Thông tin đồ họa giúp tác phẩm báo chí trở nên hấp dẫn hơn ...... 53 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 56 CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT CÁC TÁC PHẨM BÁO CHÍ CÓ SỬ DỤNG THÔNG TIN ĐỒ HỌA TRÊN BÁO IN VIỆT NAM ................................ 57 2.1. Thông tin đồ họa trên báo in ................................................................. 57 2.1.1. Vài nét về 3 tờ báo được khảo sát................................................... 57 2.1.2. Khảo sát cụ thể về định lượng và loại hình thông tin đồ họa trên báo in................................................................................................................ 58 2.2. Hạn chế của thông tin đồ họa trên báo in ............................................. 68 2.2.1. Thông tin đồ họa có tính chất minh họa thay ảnh, giá trị thông tin thấp............................................................................................................ 69 2.2.2.Số lượng thông tin đồ họa ít ............................................................ 73 2
- 2.2.3. Kích cỡ thông tin đồ hoạ nhỏ.......................................................... 74 2.2.4. Nội dung đóng khung trong một vài thể loại .................................. 75 2.2.5. Chất lượng in ấn chưa tốt ............................................................... 76 2.3. Xu hướng sử dụng thông tin đồ họa trên báo in Việt Nam .................. 76 2.3.1. Sử dụng kết hợp đa dạng loại hình ................................................. 76 2.3.2. Giảm bớt chữ viết............................................................................ 79 2.3.3. Chiếm diện tích lớn trên mặt báo ................................................... 82 2.4. Nhận xét về thông tin đồ họa trên báo in Việt Nam ............................. 84 2.4.1. Về định lượng .................................................................................. 84 2.4.2. Về kích thước .................................................................................. 85 2.4.3. Tính đa dạng của thông tin đồ họa ................................................. 85 2.5. Tiếp nhận của công chúng đối với thông tin đồ họa trên báo in .......... 86 2.5.1. Tiếp nhận về mặt hình thức............................................................. 86 2.5.2. Tiếp nhận về mặt nội dung.............................................................. 87 2.5.3. Khó khăn - thuận lợi đối với công chúng khi tiếp nhận thông tin đồ họa........................................................................................................ 88 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 90 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THÔNG TIN ĐỒ HỌA TRÊN BÁO IN VIỆT NAM ................................................ 91 3.1. Xu hướng sử dụng thông tin đồ họa ở một vài tờ báo quốc tế điển hình . 91 3.1.1. Kết hợp đa dạng loại hình .............................................................. 91 3.1.2. Chiếm diện tích lớn trên mặt báo ................................................... 92 3.1.3. Thay thế cho chữ viết ...................................................................... 94 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thông tin đồ họa trên báo in ở Việt Nam ...................................................................................................... 94 3.2.1. Yếu tố chủ quan............................................................................... 94 3.2.2. Yếu tố khách quan ........................................................................... 95 3
- 3.3. Một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả sử dụng thông tin đồ họa trên báo in ............................................................................................................ 96 3.3.1. Đối với cơ quan báo chí.................................................................. 96 3.3.2. Đối với cá nhân phóng viên, biên tập viên, thiết kế làm thông tin đồ họa ............................................................................................................. 98 3.3.3. Đối với việc thể hiện tác phẩm báo chí ........................................ 100 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 103 KẾT LUẬN .................................................................................................. 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 107 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 111 4
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Hình ảnh trong cuốn The Commercial and Political Atlas ............. 25 Hình 1.2. Tờ New York Time trong ngày 12/9 đưa tin về vụ tấn công ngày 11/9/20101 ....................................................................................................... 26 Hình 1.3. Thông tin đồ họa thời gian .............................................................. 30 Hình 1.4. Sơ đồ................................................................................................ 32 Hình 1.5. Bản đồ dự báo thời tiết .................................................................... 33 Hình 1.6. Biểu đồ cột ...................................................................................... 35 Hình 1.7. Biểu đồ dạng miếng ........................................................................ 36 Hình 1.8. Biểu đồ hình minh họa .................................................................... 37 Hình 1.9. Biểu đồ thời gian ............................................................................. 38 Hình 1.10. Biểu đồ hình cột ............................................................................ 40 Hình 1.11. Đồ thị đường và điểm.................................................................... 41 Hình 1.12. Bảng số liệu ................................................................................... 42 Hình 1.13. Hình vẽ/minh họa (Pictograph) ..................................................... 43 Hình 1.14. Bản đồ định vị ............................................................................... 44 Hình 1.15. Tranh Ký họa................................................................................. 46 Hình 1.16. Thông tin đồ họa trên tờ Thế giới Tiếp thị.................................... 50 Hình 1.17. Hình ảnh thông tin đồ họa về bệnh sởi trong năm 2014 ............... 54 Hình 2.1. Sơ đồ thông xe hai nhánh C2 và B1, nút giao vành đai 2 đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Đầu Giầy ......................................................... 69 Hình 2.2. Biểu đồ thăm dò ý kiến bạn đọc trên TTO...................................... 70 Hình 2.3.Hình ảnh biểu diễn lại bàn thua của tuyển Việt Nam ...................... 71 Hình 2.4. Biểu đồ lãi suất cho vay tiêu dùng từ năm 2005 - 2014 ................. 71 Hình 2.5. Sơ đồ 4 cây cầu mang tên Thủ Thiêm bắc qua sông Sài Gòn ........ 72 Hình 2.6. Thông tin đồ họa trong bài “Nợ công tăng nhanh, nợ xấu chậm xử lý”, số 285 – tháng 10/2014 trên báo Tuổi Trẻ ............................................... 74 5
- Hình 2.7. Thông tin đồ họa trong bài “Tình trạng ảm đạm thị trường dầu còn kéo dài”, số 26 + 27, tháng 1/2015 trên Thời báo Kinh Tế Việt Nam............ 75 Hình 2.8. Thông tin đồ họa “TPP và ngành nông nghiệp" ............................. 78 Hình 2.9. Thông tin đồ họa “Sự chuyển dịch của giới nhà giàu” (trích nguồn: Tiếp Thị Thế giới) ........................................................................................... 80 Hình 3.1. Thông tin đồ hoạ trên tờ báo quốc tế (trích nguồn: tờ corriere dellasera) ......................................................................................................... 91 Hình 3.2. Thông tin đồ hoạc trên tờ báo quốc tế (trích nguồn: tờ corriere della sera) ................................................................................................................. 92 Hình 3.3. Thông tin đồ hoạc trên tờ báo quốc tế (trích nguồn: tờ corriere della sera) ................................................................................................................. 93 6
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng tác phẩm báo chí có sử dụng thông tin đồ họa trên các báo thuộc diện khảo sát .......................................................................................... 59 Bảng 2.2: Khảo sát loại hình thông tin đồ họa trên báo Tuổi Trẻ .................. 60 Bảng 2.3: Khảo sát định lượng và loại hình thông tin đồ họa trên báo Thời báo Kinh tế Việt Nam ..................................................................................... 63 Bảng 2.4: Khảo sát định lượng và loại hình thông tin đồ họa trên báo Lao động ................................................................................................................. 66 Bảng 2.5.Số lượng thông tin đồ họa trung bình mà 3 báo sử dụng ................ 73 7
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh xã hội hiện nay, công chúng báo chí hiện đại không chỉ mong muốn một tác phẩm báo chí kịp thời, chính xác về mặt nội dung mà còn phải hấp dẫn về mặt hình thức. Bên cạnh đó, công chúng báo chí cũng mong muốn ở tác phẩm báo chí có thể đáp ứng một cách nhanh nhất nhu cầu thông tin của họ trong khoảng thời gian ngắn nhất. Do đó, vấn đề đặt ra với báo chí nói chung và báo in nói riêng đó là thay đổi cách thức, phương phức và hình thức truyền tải thông tin để đáp ứng nhu cầu của độc giả. Đặc biệt ngày nay, các cơ quan báo chí hiện đại cũng đang phát triển theo hướng tích hợp nhiều yếu tố thông tin trong một tác phẩm báo chí và sử dụng nó như một “công cụ” để thu hút độc giả và thông tin đồ họa cũng là một trong những “công cụ” đó. Trong một bài phỏng vấn, ông Eric Scherer - Giám đốc chiến lược kế hoạch và hợp tác tại Agence France Presse (Pháp) đã khẳng định: "Báo chí trực quan đang là một trong những xu hướng không chỉ của phương tiện truyền thông truyền thống mà còn của các phương tiện truyền thông mới. Một bức ảnh hoặc đồ họa tốt có thể đáng giá hơn 1.000 - 2.000, thậm chí 3.000 từ". Thông tin đồ họa (tên tiếng Anh được gọi là Infographics hay Information graphics) là hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức tạo thành những thống kê chính xác và rõ ràng giúp cho người đọc dễ hiểu. Thông tin đồ họa thường được bố trí khoa học, đẹp mắt giúp người đọc dễ hiểu, thay vì bạn phải đọc và xem qua hàng ngàn trang web, hay thiết kế, các thống kê phức tạp… thì chỉ cần xem một thông tin đồ họa là có thể nắm đủ thông tin của chủ đề mà mình muốn xem. Với những thế mạnh của thông tin đồ họa mà báo chí đã ứng dụng loại hình này trong việc truyền tải thông tin trên các loại hình báo chí, đặc biệt phải kể 8
- đến việc ứng dụng hình thức thông tin mới này trên báo in. Báo in là một loại hình báo chí ra đời sớm nhất so với báo phát thanh, báo truyền hình và báo mạng điện tử. Với lịch sử phát triển lâu đời, cùng hạn chế chỉ thể hiện qua ngôn ngữ phi văn tự, chữ viết, hình ảnh buộc báo in phải thay đổi về hình thức trình bày thông tin để hấp dẫn độc giả hơn. Qua việc theo dõi các tờ báo in trong nước và một số tờ báo in ngoài nước tôi thấy như sau: Hiện nay, nhiều tờ báo in nổi tiếng thế giới có sử dụng rất nhiều thông tin đồ họa. Tuy nhiên, đối với báo in trong nước, cụ thể là Lao động, Tuổi Trẻ và Thời báo Kinh tế Việt Nam việc sử dụng thông tin đồ họa còn khá hạn chế, ít ỏi về số lượng đồng thời chất lượng của thông tin đồ họa cũng chưa được cao, hình thức còn sơ sài và đơn giản. Báo Lao Động là cơ quan thông tin của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đây là một trong những tờ báo lâu đời nhất và có ảnh hưởng nhất trong hệ thống báo chí truyền thông của chính quyền Việt Nam hiện tại. Hiện nay, báo có 2 hình thức xuất bản là ấn phẩm giấy và bản điện tử. Về nội dung, báo luôn giữ vững quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cung cấp thông tin ở tất cả các lĩnh vực của đời sống: Chính trị, kinh tế, thể thao, pháp luật... Đối tượng báo hướng đến những độc giả nằm trong độ tuổi lao động từ 18 đến 60 tuổi. Tuổi Trẻ là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và đã phát triển thành một tổ hợp truyền thông đa phương tiện, gồm các ấn bản: nhật báo Tuổi Trẻ, tuần báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, bán nguyệt san Tuổi Trẻ Cười và báo điện tử Tuổi Trẻ Online. Báo Tuổi Trẻ ra đời chính thức ngày 2 tháng 9 năm 1975. Số báo Tuổi Trẻ đầu tiên phát hành với số lượng khoảng 5.000 bản/tuần. 9
- Thời báo Kinh tế Việt Nam là cơ quan ngôn luận Trung ương của Hội Kinh tế Việt Nam, được thành lập từ năm 1991. Thời báo kinh tế Việt Nam là một tổ chức sự nghiệp, mang tính chất kinh tế, chính trị, xã hội nhiều hơn là tổ chức kinh doanh, hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi. Số báo đầu tiên ra mắt bạn đọc vào tháng 3 năm 1992 dưới dạng báo tháng, phát hành trên cả nước với lượng phát hành là 3.000 bản/1 kỳ và đầu tháng 6/1993 báo bắt đầu phát hành hàng tuần. Thời báo Kinh tế Việt Nam là tờ chuyên về lĩnh vực kinh tế, báo rất coi trọng sử dụng thông tin bằng hình ảnh trong việc cung cấp thông tin đối với bạn đọc. Thực tế cho thấy sử dụng thông tin đồ họa có thể đạt được hiệu quả cao trong việc truyền tải thông tin, cách diễn đạt ngắn gọn, trực quan, dễ hiểu và dễ nhớ hơn. Đối với các thông tin có liên quan đến số liệu, so sánh, các chỉ số hay nghiên cứu khoa học… thì thông tin đồ họa càng thể hiện rõ tính năng của mình. Chính vì thế, nên chăng, các tờ báo in nên bổ sung và khai thác triệt để hình thức thông tin này. Tuy nhiên, hiện nay thông tin đồ họa trên báo in chưa thực sự thỏa mãn được nhu cầu tiếp nhận thông tin ngày càng cao của công chúng, cũng như chưa khai thác hết được những thế mạnh vốn có của loại hình ưu việt này. Bởi vậy chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng thông tin đồ họa trên báo nên, nên lựa chọn và thực hiện đề tài: “Sử dụng thông tin đồ họa trên báo in Việt Nam”, (kháo sát trên 3 tờ Lao Động, Tuổi Trẻ và Thời báo Kinh tế Việt Nam từ 01/10/2014 đến 30/3/2014)” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học khóa K17, khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. 10
- 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về báo chí, về báo in đã có rất nhiều đề tài, sách đề cập tới nhiều. Nhưng với vấn đề nghiên cứu về thông tin đồ họa trên báo chí, đặc biệt là trên báo in còn ít công trình nghiên cứu, chưa có tài liệu nào nghiên cứu tổng thể hay khu biệt về hình thức thông tin này trên báo in. Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã tiếp cận được một số tác phẩm như sau: Năm 1996, Nhà xuất bản Giáo dục cho mở đầu việc cung cấp kiến thức về thiết kế, trình bày báo qua việc phát hành cuốn “Kỹ thuật chữ” của linh mục Nguyễn Ngọc Sơn. Quyển sách này cung cấp nhiều kiến thức về chữ viết, về đơn vị đo độ lớn của chữ viết và các khái niệm trình bày dàn trang. Năm 2003, nhà xuất bản (NXB) Trẻ mua bản quyền và dịch hai cuốn sách về Design & Layout của tác giả Roger C.Parker’s: Thiết kế, tạo mẫu và dàn trang – Design & Layout (Volume 1), NXB Trẻ 2003; Alam Swann: Ý tưởng, bố cục và thể hiện – Design & Layout (Volume 2). Hai quyển sách này trình bày khá chi tiết về kiến thức đồ họa nói chung, các dạng thể hiện thông tin trong đó có phần sử dụng thông tin đồ họa tương đối chi tiết. Ở Hà Nội, hai cơ quan đào tạo báo chí chính quy là Khoa Báo chí và Truyền thông - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội và Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng đào tạo một số cử nhân và thạc sĩ chọn đề tài liên quan đến thông tin phi văn tự trên báo chí. Trong số này phải kể đến các đề tài như: Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Việt Hà với nội dung nghiên cứu về đề tài “Thông tin phi văn tự trên báo in” (năm 1998), dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Vũ Quang Hào. Khóa luận tốt nghiệp "Việc sử dụng đồ họa tin tức trên báo Đầu Tư" (2011) của tác giả Trần Bích Ngân đã kế thừa hệ thống lý thuyết từ cuốn "Tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo in" của PGS.TS Hà Huy Phượng, từ 11
- đó đi sâu nghiên cứu cụ thể trên một tờ báo và đề ra phương hướng phát triển cho dạng thức thông tin này trong tương lai. Luận văn "Vấn đề sử dụng đồ họa trong thông tin báo chí ở Việt Nam hiện nay" (2011) của tác giả Nguyễn Thị Thiện đã đi sâu nghiên cứu một số cơ quan báo chí, cụ thể là tác giả đã nghiên cứu Bản tin thời sự 19h của VTV1, Bản tin thời sự 19h45 của Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ninh, báo Thời báo Kinh tế Việt Nam, báo điện tử VnExpress trong thời gian từ 01/01/2011 - 30/4/2011, đồng thời luận văn cũng đã nêu ra các phương hướng phát triển của dạng thức đồ họa để đưa tin trên báo chí. Đề tài luận văn “Sử dụng thông tin đồ họa trong các chương trình truyền hình” (năm 2013) của tác giả Ngô Thị Yến dưới sự hướng dẫn của TS.Trần Bá Dung đã giải thích khái niệm về chương trình truyền hình, thông tin đồ họa và những thuật ngữ liên quan đến thiết kế. Luận văn cung cấp lịch sử hình thành và phát triển của thông tin đồ họa nói chung và thông tin đồ họa trong lĩnh vực truyền hình nói riêng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Luận văn chủ yếu tìm hiểu thực trạng sử dụng thông tin đồ họa của các chương trình truyền hình trong và nhóm chương trình ngoài nước thông qua khảo sát bản tin. Luận văn đưa ra một số ý kiến góp phần tăng thêm hiệu quả của việc sử dụng thông tin đồ họa trong các chương trình truyền hình, tập trung vào phương thức lựa chọn nội dung để trình bày đồ họa và cách lựa chọn các loại hình đồ họa phù hợp cho từng thông tin, vấn đề đào tạo nhân lực trong đội ngũ thiết kế báo chí nói chung và thông tin đồ họa nói riêng. Hay đề tài luận văn “Đồ họa trong tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử Việt Nam” (năm 2013) của tác giả Đào Thu Trang dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Trường Giang đã nêu ra một vài khái niệm liên quan đến đồ họa, những ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng đồ họa trên báo mạng điện tử Việt Nam và từ đó đưa ra một vài gợi ý nhằm định hướng, đưa 12
- giải pháp nâng cao chất lượng đồ họa trong tác phẩm báo chí. Các khóa luận/luận văn này đã đề cập đến thông tin dưới dạng phi văn tự, trong đó có thông tin đồ họa trên báo chí. Ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội, trong cuốn sách “Sự độc đáo của thông tin đồ họa trong Báo chí - Những điểm nhìn từ thực tiễn”, NXB Văn hóa - Thông tin (2000) của PGS.TS Hà Huy Phượng dường như là bước khởi đầu của việc nghiên cứu về lý luận thiết kế và trình bày báo của cơ quan này. Năm 2006, PGS.TS. Hà Huy Phượng cho ra đời quyển sách “Tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo in”. Quyển sách hướng dẫn rất tỉ mỉ về cách trình bày báo như một nghề đặc biệt, trong đó hướng dẫn việc trình bày thiết kế báo in, tạp chí, nội dung số báo, các nguyên tắc và phương pháp thể hiện, những phần mềm ứng dụng như Photoshop, Quarkxpress để trình bày. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011, luận văn “Maket phụ trương báo in ở thành phố Hồ Chí Minh, từ góc độ lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Chí Hùng cũng đề cập đến vấn đề thiết kế, lên maket cho trang báo. Ngoài ra có một số sách, tài liệu có nội dung liên quan như: Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, NXB ĐHQGHN, 2001 (tái bản năm 2007, NXB Thông tấn); Vũ Quang Hào, Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, NXB Hà Nội, 2009; Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn (tập VII), NXB ĐHQGHN, 2010… Ngoài các nguồn tài liệu trong nước và những cuốn sách quý kể trên, tác giả còn được tiếp xúc với một vài quyển sách của các tác giả nước ngoài như cuốn: A Practical Guide to graphics reporting information graphics for Print, Web & Broadcast của tác giả Jennifer George – Palilonis xuất bản năm 2006 tại Mỹ (trong cuốn sách này, tác giả đã xem xét các vấn đề của đồ họa trong tác phẩm báo chí một cách hệ thống, đồng thời đưa ra những lý thuyết, khái niệm cơ bản) hay cuốn Contemporary newspaper design tập 3 của tác giả Mario Gracia thuộc viện nghiên cứu Truyền thông Poynter, Mỹ 13
- xuất bản năm 1993. Bằng những tài liệu đã nêu ở trên đã giúp chúng tôi có một cái nhìn tổng quan về việc sử dụng thông tin đồ họa trên báo chí nói chung và cho thể loại báo in nói riêng. Mặc dù đã cố gắng sưu tầm, thống kê nhưng chưa đầy đủ về các tài liệu, nguồn còn ít ỏi nói về thông tin đồ họa, nhưng chúng tôi đã cố gắng khái quát nhất về loại hình thông tin mới này trên báo in. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về thông tin đồ họa trên báo chí nói chung và báo in nói riêng, đánh giá thực trạng sử dụng thông tin đồ họa trong các tác phẩm báo chí trên báo in Lao động, Tuổi trẻ và Thời báo Kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó chỉ ra được những ưu, nhược điểm và đóng góp giải pháp giúp nâng cao hiệu quả việc khai thác, sử dụng thông tin đồ họa trên báo in và vai trò của thông tin đồ họa đối với báo chí trong tương lai (đánh giá xu hướng). 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, Luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: - Nghiên cứu các tài liệu, sách tham khảo, các bài báo trên các tờ báo in, các tài liệu trên internet… để hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thông tin đồ họa trên báo in ở Việt Nam hiện nay. - Sưu tầm, thống kê, định lượng, định tính các yếu tố liên quan đến các tác phẩm báo chí trên báo in có sử dụng thông tin đồ họa. - Khảo sát thực trạng ứng dụng hình thức thông tin đồ họa này vào các tác phẩm báo chí trên các tờ báo in trên thế giới và trong nước như Lao động, Tuổi Trẻ và Thời báo Kinh tế Việt Nam. Bao gồm: Quá trính thực hiện, cách thức thể hiện và hiệu quả của những sản phẩm báo chí ứng dụng thông tin đồ họa đó. 14
- - Từ hiện trạng việc sử dụng thông tin đồ họa trên báo in nói chung, các tờ báo lựa chọn khảo sát nói riêng, để đưa ra đánh giá về vai trò, hiệu quả sử dụng và xu hướng thay đổi của thông tin đồ họa trên trang báo in Việt Nam. Nội dung khảo sát cụ thể làm các nhiệm vụ sau đây: Tổng hợp, phân tích các loại hình thông tin đồ họa theo tiêu chí; vị trí, đặc điểm và vai trò thông tin đồ họa trên báo in, một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của việc sử dụng thông tin đồ họa trên báo in của Việt Nam. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Là thông tin đồ họa trong các tác phẩm báo chí trên báo in 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tác phẩm báo chí trên 3 tờ báo in: Lao động, Tuổi trẻ và Thời báo Kinh tế Việt Nam từ ngày 01/10/2014 đến 30/3/2015. Với phạm vi nghiên cứu như vậy, chúng tôi mong sẽ tạo ra được sự phong phú, đa dạng, rút ra được những nhận xét mang tính thực tiễn, bổ ích. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu của luận văn gồm: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Được sử dụng với mục đích khái quát, bổ sung hệ thống lý thuyết về nghiên cứu thông tin đồ họa. Đây chính là những lý thuyết cơ sở cho việc đánh giá các kết quả khảo sát thực tế và tìm kiếm những giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu. + Phương pháp phân tích nội dung: Được sử dụng vào việc phân tích tờ báo in Tuổi Trẻ, Lao động, Thời báo Kinh tế Việt Nam và một số tờ báo in trong và nước ngoài có sử dụng thông tin đồ họa. + Phương pháp khảo sát, thống kê được vận dụng để làm sáng tỏ thực trạng sử dụng thông tin đồ họa trong tác phẩm báo in trong diện khảo sát với những ưu điểm, hạn chế, những thành công và các vấn đề đặt ra. 15
- + Phương pháp định lượng: Nghiên cứu, tổng hợp các tác phẩm thông tin đồ họa chuyển thành dạng số để đối chiếu, so sánh. + Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Khảo sát các tác phẩm báo chí sử dụng thông tin đồ họa trên các tờ báo in: Lao Động, Tuổi Trẻ, Thời báo Kinh tế Việt Nam. + Phương pháp anket: Phát phiếu điều tra với khoảng 100 phiếu để thu thập ý kiến của độc giả về những vấn đề mà luận văn nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Đây có thể coi là một nguồn tài liệu tham khảo dành cho những thế hệ sinh viên, học viên của các ngành khoa học xã hội nhân văn nói chung và ngành báo chí truyền thông nói riêng, cũng như những ai có quan tâm đến thông tin đồ họa. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Hy vọng với những vấn đề được đúc rút ra từ luận văn, nó sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo có hệ thống cho các tòa soạn báo, đặc biệt với những người thực hiện thông tin đồ họa trên báo in, tài liệu tham khảo cho sinh viên được đào tạo về thiết kế và trình bày báo in… 7. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, hình minh họa… luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về thông tin đồ họa trong tác phẩm báo chí trên báo in Chương 2: Khảo sát các tác phẩm báo chí có sử dụng thông tin đồ họa trên báo in Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thông tin đồ họa trên báo in Việt Nam 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chí trong bối cảnh truyền thông hội tụ: Nghiên cứu trường hợp trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Nam
158 p | 112 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử Việt Nam (Khảo sát Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ online từ tháng 1/2016-12/2017)
141 p | 57 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với việc bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội
236 p | 59 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam dưới góc độ đạo đức báo chí
131 p | 47 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn
90 p | 56 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đề nợ xấu
121 p | 55 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Báo chí Công an nhân dân với công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc giai đoạn hiện nay
137 p | 47 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí Quảng Nam với vấn đề bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương
157 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông biển, đảo trên Báo chí Cà Mau (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau năm 2013)
120 p | 52 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề phát triển làng nghề truyền thống ở Đồng bằng Sông Hồng trên báo điện tử địa phương (Khảo sát baobacninh.com.vn, hanoimoi.com.vn, baovinhphuc.com.vn từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2018)
148 p | 48 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số
121 p | 50 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh ca sĩ Việt Nam trên báo điện tử (Khảo sát trên báo VietNamnet và Thanh niên Online năm 2017)
149 p | 51 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ Việt Nam
17 p | 42 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Thông tin trên trang Nghề báo của báo Nhà báo và Công luận (Thực trạng và giải pháp phát triển)
121 p | 34 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Xu hướng phát triển của tiểu phẩm báo chí hiện nay
138 p | 24 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với vấn đề
135 p | 35 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (Khảo sát Báo Đầu tư, Báo Tuổi trẻ TPHCM, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, từ tháng 8/2012 – tháng 8/2013)
15 p | 46 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
84 p | 37 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn