Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Thừa Thiên Huế
lượt xem 8
download
Luận văn sẽ đƣa ra những đánh giá, nhận xét về ƣu và nhƣợc điểm (thực trạng) của Báo và Đài địa phƣơng trong việc thực hiện chức năng của mình để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của Huế. Đồng thời đƣa ra những kiến nghị và giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của Huế trong các giai đoạn tiếp theo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Thừa Thiên Huế
- ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA HAØ NOÄI TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KHOA HOÏC XAÕ HOÄI VAØ NHAÂN VAÊN ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ TRAÀN THÒ PHÖÔNG NHUNG VAÁN ÑEÀ BAÛO TOÀN VAØ PHAÙT HUY DI SAÛN VAÊN HOÙA PHI VAÄT THEÅ TREÂN BAÙO VAØ ÑAØI PHAÙT THANH TRUYEÀN HÌNH THÖØA THIEÂN HUEÁ LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ Chuyeân ngaønh : Baùo chí hoïc Maõ ngaønh : 60.32.01.01 Ngöôøi höôùng daãn khoa hoïc: PGS.TS ÑINH VAÊN HÖÔØNG Haø Noäi, 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập. Các kết quả, số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng chính xác của các cơ quan chức năng đã công bố. Những kết luận khoa học trong luận văn là mới và chưa có tác giả công bố trong bất kì công trình khoa học nào Tác giả luận văn Trần Thị Phương Nhung
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, phòng đào tạo sau đại học, Khoa Báo chí trường Đại học KHXH và NV. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS Đinh Văn Hường người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ , dìu dắt tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài “ Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế ’ Xin cảm ơn các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức chuyên ngành và cơ bản cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu những năm qua Xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường và Khoa báo chí – truyền thông, Đại học Khoa học, Đại học Huế đã tạo điều kiện để tác giả có thể tham gia và hoàn thành chương trình đào tạo sau đại học. Cám ơn anh chị em đồng nghiệp, phóng viên Báo Thừa Thiên Huế, Đài PT – TH Thừa Thiên Huế , trung tâm Bảo tồn di tích cố đô, nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Đắc Xuân đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả nghiên cứu , tìm hiểu tài liệu để hoàn thành luận văn này Xin ghi nhận và cám ơn những đóng góp nhiệt tình và quý báu của các bạn sinh viên Khoa báo chí – truyền thông trường Đại học Khoa học Huế, các anh chị học viên Cao học báo chí K16, K17 đã giúp đỡ tác giả triển khai, thu thập số liệu của luận văn. Đặc biệt là sự quan tâm, khuyến khích, động viên và cảm thông của gia đình. Nhân đây tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp phê bình của quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Tác giả luận văn Trần Thị Phương Nhung
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đến tài ............................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................8 3.1 Mục đích nghiên cứu ............................................................................................8 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................9 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..............................................................11 6.1 Ý nghĩa khoa học ................................................................................................11 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................11 7. Kết cấu luận văn ....................................................................................................12 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐỒI VỚI VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ...........................................................................13 1.1 Khái niệm Di sản văn hóa và Di sản văn hóa phi vật thể ..................................13 1.1.1. Di sản văn hóa .................................................................................................13 1.1.2. Di sản văn hóa phi vật thể ...............................................................................15 1.1.3. Một số loại hình văn hóa phi vật thể tiêu biểu ở Tỉnh Thừa Thiên Huế ...............16 1.2 Vai trò của Báo chí với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể .....21 TIỂU KẾT CHƢƠNG I ............................................................................................25 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CỦA BÁO VÀ ĐÀI PT – TH THỪA THIÊN HUẾ VỀ VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA HUẾ ................................................... 27 2.1 Vài nét về Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế ...............................................27 2.1.1. Báo Thừa Thiên Huế ...................................................................................27 2.1.2. Đài PT – TH Thừa Thiên Huế.........................................................................28 2.2 Toàn cảnh văn hóa phi vật thể của Huế trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế... 29 2.2.1 Báo Thừa Thiên Huế ........................................................................................29 2.2.2 Đài PT – TH Thừa Thiên Huế..........................................................................30
- 2.2.2.1 Chƣơng trình Ca Huế trên sóng Phát thanh và Truyền hình của Đài PT – TH Thừa Thiên Huế ........................................................................................................30 2.2.2.2 Chƣơng trình chuyên đề trên sóng phát thanh .............................................31 2.2.2.3 Âm sắc Huế ...................................................................................................32 2.2.2.4 Huế xƣa và nay .............................................................................................32 2.2.2.5 Huế và những điểm đến ................................................................................33 2.3. Đánh giá bƣớc đầu thành công của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế ...................................33 2.3.1 Tìm hiểu, truyền bá và lƣu giữ các giá trị văn hóa phi vật thể của Huế ........34 2.3.2 Thẩm định các giá trị văn hóa phi vật thể ........................................................52 2.3.3 Giám sát và thúc đẩy công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thê của Huế ......................................................................................................................57 2.4 Nhận xét, đánh giá hạn chế của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế ...........................................61 2.4.1 Hạn chế về mặt nội dung ..................................................................................63 2.4.2 Hạn chế về mặt hình thức.................................................................................65 2.4.3 Hạn chế về công chúng ....................................................................................67 2.4.4 Một số hạn chế khác .........................................................................................68 2.5 Nguyên nhân của hạn chế ...................................................................................69 2.5.1 Nguyên nhân khách quan .................................................................................70 2.5.2 Nguyên nhân chủ quan .....................................................................................72 TIỂU KẾT CHƢƠNG II ...........................................................................................74 Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ CỦA BÁO VÀ ĐÀI PT – TH THỪA THIÊN HUẾ TRONG VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ..........76 3.1 Một số bài học kinh nghiệm cần rút ra trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế ......................................................................................76 3.2 Những vấn đề đặt ra đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế ................................................................................................................80 3.3 Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế trong công tác bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể của Huế ..84
- 3.3.1 Về nội dung ......................................................................................................84 3.3.2 Về hình thức .....................................................................................................89 3.3.3. Nhóm giải pháp nhằm thu hút công chúng .....................................................95 3.3.4 Nhóm kiến nghị, giải pháp đối với lãnh đạo tòa soạn, cơ quan báo chí ..........98 TIỂU KẾT CHƢƠNG III........................................................................................103 KẾT LUẬN ............................................................................................................104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................108 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CTV : Cộng tác viên BTV : Biên tập viên DCT : Dẫn chƣơng trình PT_ TH : Đài Phát thanh – Truyền hình PTV : Phát thanh viên TTBTDTCĐ : Trung tâm bảo tồn di tích cô đô TTH : Thừa Thiên Huế
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Mức độ xem Đài PT – TH Thừa Thiên Huế và đọc Báo Thừa Thiên Huế của công chúng ...........................................................................................62 Bảng 2: Mức độ quan tâm của công chúng đối với các chƣơng trình văn hóa trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên ...............................................................62 Bảng 3: Đánh giá của công chúng về chất lƣợng nội dung các chƣơng trình chuyên mục về văn hóa ...........................................................................................65 Bảng 4: Đánh giá của công chúng về chất lƣợng hình thức các chƣơng trình, chuyên mục về văn hóa ...........................................................................................66 Bảng 5: Mức độ tƣơng tác của công chúng với Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế ....96
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Huế - nơi đã từng là Thủ phủ của 9 đời Chúa Nguyễn ở Đàng trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn và 13 triều vua Nguyễn trong gần 400 năm (1558 – 1945), cố đô Huế ngày nay còn lƣu giữ trong lòng nó những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trƣng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Năm 1993, Quần thể di tích cố đô Huế đƣợc UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế đƣợc ghi tên vào danh sách các Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Thông qua các kênh truyền thông, quảng bá và du lịch, Huế đã giới thiệu các giá trị văn hóa của quê hƣơng và đất nƣớc đến với bạn bè trong và ngoài nƣớc. Đặc biệt, từ năm 2000, Huế bắt đầu tổ chức một lễ hội văn hóa nghệ thuật, du lịch có quy mô quốc gia và quốc tế đầu tiên ở Việt Nam – Festival Huế 2000. Thông qua các kỳ Festival Huế đƣợc tổ chức định kỳ vào năm chẵn và Festival làng nghề truyền thống tổ chức định kỳ vào năm lẻ, với sự hỗ trợ của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là báo chí, Huế - thành phố Festival của Việt Nam đã thu hút đƣợc sự quan tâm của hàng nghìn du khách trong nƣớc và quốc tế. Báo và Đài Phát thanh truyền hình (PT – TH) Thừa Thiên Huế là hai cơ quan báo chí lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phƣơng phải đảm nhiệm vai trò là cầu nối thông tin, truyền tải các giá trị văn hóa của địa phƣơng đến công chúng trong và ngoài nƣớc. Một trong những nét đẹp văn hóa có giá trị của Thừa Thiên Huế cần đƣợc truyền bá, lƣu giữ và phát huy đó chính là văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, sự hiểu biết của du khách, thậm chí của cả ngƣời dân địa phƣơng về Huế phần nhiều chỉ dừng lại ở quần thể văn hóa vật thể bao gồm đền, chùa, lăng, tẩm, đại nội…trong khi đó kiến thức và hình ảnh về các lễ hội văn hóa, nhã nhạc cung đình Huế, các trò chơi dân gian….vẫn chƣa thực sự nhiều và đầy đủ. Hiểu biết và yêu thích là một trong những nền tảng cơ bản để bào tồn và phát huy, chính vì vậy, để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế cần sự góp sức rất lớn của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, trong đó báo chí 1
- đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, cũng nhƣ phân tích, phê bình để công chúng có thể nắm bắt đƣợc cái hay, cái đẹp, cái đáng quý cần đƣợc lƣu giữ. Những năm qua, trên Báo Thừa Thiên Huế và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế đã có khá nhiều các chuyên mục, bài viết…. liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của Huế. Thế nhƣng, với sự phát triển đa dạng của các chƣơng trình giải trí, cũng nhƣ nhịp sống đô thị với nhiều mối quan tâm nhƣ hiện nay, số lƣợng và chất lƣợng các bài viết cũng nhƣ các chuyên mục đó đã đủ để thu hút và tác động đến nhận thức của ngƣời dân đặc biệt là những bạn trẻ - thế hệ tƣơng lai, những ngƣời sẽ nối tiếp việc lƣu giữ và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của quê hƣơng hay chƣa? Đó là câu hỏi, cũng nhƣ băn khoăn của những ngƣời làm văn hóa, du lịch và cả những ngƣời làm truyền thông, bởi lẽ nếu không làm tốt và có hiệu quả công tác này, các giá trị văn hóa phi vật thể của Huế sẽ có nguy cơ mai một dần, thậm chí biến mất trong dòng chảy của nền kinh tế thị trƣờng và sự thờ ơ của ngƣời dân với văn hóa và truyền thống. Nhằm phát huy vai trò của báo chí địa phƣơng trong công tác bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa phi vật thể của Huế cũng nhƣ đƣa ra những kiến nghị, giải pháp để công tác này ngày càng đạt hiệu quả cao nhằm đƣa văn hóa phi thể của Huế đến gần với công chúng hơn để ngày càng có nhiều loại hình văn hóa phi vật thể của cố đô đƣợc ghi nhận và đánh giá cao, đó là lý do tôi lựa chọn đề tài “ Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế” để làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đến tài Việt Nam là một đất nƣớc có lịch sử phát triển 4000 năm xây dựng và phát triển đã để lại nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên các vùng miền tổ quốc. Đã có rất nhiều công trình, sách nghiên cứu về di sản văn hóa, công tác bảo tồn và phát triển di sản văn hóa. Trong cuốn “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [24], các tác giả xuất phát từ sự tiếp cận văn hóa, các yếu tố cấu thành nền văn 2
- hóa, những tiền đề lý luận và thực tiễn hoạt động văn hóa hơn nữa thế kỷ qua do Đảng ta lãnh đạo, đã phản ánh rõ những nét chính yếu về tính tiên tiến của nền văn hóa mà nhân dân ta đang xây dựng, về bản sắc văn hóa dân tộc. Qua hoạt động thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm xử lý vấn đề văn hóa ở một số nƣớc trên thế giới, cuốn sách ghi nhận rõ nét về thực trạng văn hóa Việt Nam, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để xây dựng nền văn hóa Việt Nam đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Từ đó, đƣa ra những định hƣớng chiến lƣợc cơ bản cho sự nghiệp xây dựng nền văn hóa “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, để trở thành nền tảng tinh thần xã hội trên con đƣờng thực hiện mục tiêu: “Dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. GS.TS Ngô Đức Thịnh trong bài “Bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể” [47] đã khẳng định: Văn hóa phi vật thể là một cách phân loại, chỉ ra các dạng chính thức của văn hóa phi vật thể, các đặc trƣng của văn hóa phi vật thể và việc sƣu tầm bảo tồn chúng. Qua đó, tác giả muốn gửi thông điệp rằng: Văn hóa phi vật thể là văn hóa trải dài trong cả không gian và thời gian, chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, trong giai đoạn hiện nay với sự giao thoa, giao lƣu văn hóa giữa các vùng miền, các quốc gia thì văn hóa phi vật thể mang tính mỏng manh, dễ bị thƣơng tổn. Do đó, Nhà nƣớc cần thông qua các cấp chính quyền, các nhà khoa học, giữ vai trò định hƣớng trong nhiệm vụ bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể của dân tộc. Chu Thái Thành trong bài “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc” [43] khẳng định từ xƣa đến nay, bản sắc văn hóa dân tộc đã làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng ngƣời Việt Nam vƣợt qua biết bao thử thách khắc nghiệt của lịch sử để không ngừng phát triển và lớn mạnh. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, Đảng ta đã ra nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm động viên tối đa nguồn lực nội sinh và ngoại sinh để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con ngƣời trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tác giả Nguyễn Chí Bền trong bài viết “Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ở nước ta hiện nay” [8] xuất phát từ khái niệm di sản văn hóa phi vật thể đến chính 3
- sách đối với nó và các vấn đề đang đặt ra, tác giả đã khẳng định: Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, việc sƣu tầm, nghiên cứu và bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc đang đƣợc đặt ra rất nhiều vấn đề đòi hỏi phải giải quyết cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô, cả ở phƣơng diện lý luận lẫn thực tiễn. Tác giả Ngô Phƣơng Thảo trong bài “Bảo vệ di sản, cuộc chiến từ những góc nhìn” [44] đã đề cập trực tiếp đến vấn đề bảo vệ di sản văn hóa hiện nay. Theo tác giả thì “Mỗi ngày, di sản văn hóa càng đối mặt với nhiều nguy cơ, xuất phát từ những hệ lụy của cuộc sống hiện đại. Cũng mỗi ngày, ý thức về trách nhiệm phải gìn giữ các giá trị văn hoá đã tồn tại với thời gian càng lan toả sâu rộng trong toàn xã hội, trong mỗi cộng đồng để dẫn tới những chương trình dự án ngày càng có hiệu quả hơn trong việc gìn giữ các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể”. Riêng với mảng đề tài báo chí với công tác bảo tồn và phát triển di sản văn hóa cũng đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu. Với các tên gọi khác nhau, rất nhiều luận văn, khóa luận của sinh viên ngành báo chí cũng đã tiếp cận đề tài này theo từng mảng khác nhau với các mức độ khác nhau. Đa dạng nhất là các công trình khảo sát và nghiên cứu về vai trò và tác động của báo chí với công tác phản ánh văn hóa làng xã, lễ hội truyền thống…Đáng kể có các công trình sau: Khóa luận Việc bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc trên báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới (báo Văn hóa, Sài Gòn giải phóng 93 – 96) năm 1996 của sinh viên Nguyễn Nguyên Vũ do TSKH Đoàn Hƣơng hƣớng dẫn; Khóa luận Báo chí với công tác bảo tồn và phát triển dân ca quan họ của sinh viên Vũ Thị Thu Thêm năm 1995 do PGS.TS Đinh Văn Hƣờng hƣớng dẫn; Khóa luận Báo chí trong việc tuyên truyền và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc của sinh viên Nguyễn Hồng Giang năm 1995 do TSKH Đoàn Hƣơng hƣớng dẫn; Khóa luận Báo chí với nghệ thuật sân khấu của sinh viên Nguyễn Thục Hạnh năm 1995 do GS.TS Đỗ Quang Hƣng hƣớng dẫn; Khóa luận Báo chí với vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc của sinh viên Đào Kim Anh năm 1996 do PGS.TS Đinh Văn Hƣờng hƣớng dẫn; Khóa luận Lễ hội truyền thống Việt Nam phản ánh trên báo chí của sinh viên Trần Ngọc Dung năm 1998 do 4
- TSKH Đoàn Hƣơng hƣớng dẫn ; Khóa luận Báo chí với vấn đề giới thiệu và giữ gìn các giá trị văn hóa lễ hội của sinh viên Lê Ngọc Hà năm 1998 do GS Hà Minh Đức hƣớng dẫn; Khóa luận Báo chí với nghệ thuật truyền thống dân tộc của sinh viên Trần Thị Liễu năm 2001 do TS Hồ Xuân Sơn hƣớng dẫn; Khóa luận Báo chí với vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa phi vật thể ở Hà Nội năm 2002 của sinh viên Nguyễn Thị Lan Hƣơng do Th.s Nguyễn Sơn Minh hƣớng dẫn ….Trong số các công trình nghiên cứu đó, hai công trình gần với đề tài mà tác giả khóa luận này lựa chọn nhất là luận văn Báo chí Thừa Thiên Huế với công tác bảo tồn và phát triển di sản văn hóa Huế của thạc sĩ Trần Văn Thiện năm 2002 do PGS.TS Đinh Văn Hƣờng hƣớng dẫn và luận văn Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên Báo chí của thạc sĩ Lê Vũ Điệp năm 2007 do GS Hà Minh Đức hƣớng dẫn. Đối với đề tài luận văn Báo chí Thừa Thiên Huế với công tác bảo tồn và phát triển di sản văn hóa Huế của Ths.Trần Văn Thiện, ƣu điểm của luận văn là đã đƣa ra một hệ thống các quan niệm về di sản văn hóa, phân loại di sản văn hóa bao gồm: di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, công tác bảo tồn di sản văn hóa nói chung. Ngoài ra, luận văn đã nêu đƣợc vai trò của báo chí Huế cụ thể là Báo Thừa Thiên Huế, tạp chí Huế Xưa và nay, tạp chí Sông Hương trong tác bảo tồn di sản văn hóa đó là: tham gia thẩm định giá trị các di sản văn hóa Huế, giới thiệu và truyền bá các giá trị di sản văn hóa Huế, phản ánh quá trình Công tác bảo tồn – phát triển di sản văn hóa Huế. Ngoài ra, luận văn cũng đã đƣa ra vấn đề sử dụng đội ngũ phóng viên, cộng tác viên trong công tác bảo tồn – phát triển di sản văn hóa Huế của báo chí Thừa Thiên Huế cũng nhƣ nêu một số hạn chế và giải pháp khắc phục cho vấn đề này. Tuy nhiên hạn chế của luận văn này là do luận văn nghiên cứu cả hai loại hình văn hóa là văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể nên chƣa thể khai thác sâu về văn hóa phi vật thể nói riêng. Hạn chế thứ hai là luận văn chỉ khảo sát trên báo in và tạp chí ở Huế mà bỏ qua hai loại hình báo chí có thể mang đến cho công chúng hình ảnh và âm thanh sống động về di sản văn hóa là truyền hình và phát thanh. 5
- Một hạn chế nữa của luận văn này là phần hạn chế, nguyên nhân và các kiến nghị chỉ đƣợc tác giả đề cập trong phần Kết luận trong 6 trang từ trang 157 đến trang 162, chƣa đƣa ra đƣợc các giải pháp cụ thể để nâng cao vai trò của báo chí Huế trong công tác bảo tồn và phát triển di sản văn hóa. Đối với luận văn Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên Báo chí của thạc sĩ Lê Vũ Điệp, ƣu điểm của luận văn này là đã đƣa ra một hệ thống khái niệm khá hoàn chỉnh về di sản văn hóa dân tộc và di sản văn hóa phi vật thể. Luận văn cũng nêu ra đƣợc quan điểm của Đảng và nhà nƣớc đối với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam; Vai trò của UNESCO với phát triển văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Ngoài ra luận văn cũng nêu ra đƣợc hƣớng đi và giải pháp phát triển văn hóa phi vật thể ở Việt Nam nói riêng, các chính sách của nhà nƣớc về văn hóa cũng nhƣ tƣơng lai của văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. Về vai trò của báo chí đối với công tác này, luận văn đã nêu lên đƣợc báo chí với nhiệm vụ truyền bá văn hóa, toàn cảnh văn hóa phi vật thể Việt Nam trên báo chí và nêu đƣợc cái khó trong việc lập hồ sơ đề cử lên UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể. Bên cạnh những ƣu điểm đó, hạn chế của luận văn này là mặc dù tên đề tài luận văn là Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên Báo chí nhƣng tác giả luận văn lại quá đi sâu vào kiến thức chung về văn hóa, chƣơng 1 của tác giả chiếm đến 42 trang từ trang 07 đến trang 48 trong khi phần thực sự nói về vai trò của báo chí đối với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể chỉ có 40 trang trong tổng số 120 trang luận văn. Ngoài ra, chƣơng 3 của tác giả đề cập đến hƣớng đi và giải pháp cho bảo tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam thì hầu nhƣ chỉ đề cập đến chính sách và giải pháp văn hóa nói chung chứ chƣa đƣa ra đƣợc ƣu điểm, hạn chế cũng nhƣ giải pháp riêng dành cho báo chí trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Mặc khác trong phần đề cập đến vai trò của báo chí đối với công tác này, tác giả luận văn cũng chƣa có đƣợc những con số thống kê về số lƣợng các bài báo, các chuyên mục, các chƣơng trình đề cập đến di sản văn hóa phi vật 6
- thể trên báo chí Việt Nam một cách cụ thể mà chỉ đề cập chung chung cũng nhƣ đƣa ra một số dẫn chứng trích dẫn các bài viết của các nhà nghiên cứu về văn hóa phi vật thể.Có thể nói rằng, vai trò của báo chí đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong luận văn chƣa đƣợc đề cập đúng mức và thích hợp với tên đề tài mà tác giả lựa chọn. Xuất phát từ việc đánh giá ƣu điểm và hạn chế của các công trình trƣớc đó, tác giả sẽ có tham khảo, kế thừa và vận dụng những điểm cần thiết của các công trình trƣớc đó, nhƣng xin đƣợc nêu ra những nét mới của luận văn “ Vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012 – 2014” nhƣ sau: Thứ nhất, luận văn đƣợc tác giả nghiên cứu dƣới góc độ báo chí chứ không phải dƣới góc văn hóa, chính vì vậy, ở phần lý luận chung tác giả chỉ đƣa ra một số khái niệm văn hóa thực sự cần thiết phục vụ cho luận văn. Tác giả sẽ vận dụng các lý thuyết về cơ sở lý luận báo chí để giải quyết vấn đề mà luận văn đƣa ra. Thứ hai, luận văn dựa vào các cơ sở lý thuyết là chức năng thông tin, chức năng khai sáng, giải trí của báo chí và vai trò của báo chí địa phƣơng trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể để phát triển luận văn. Thứ ba, luận văn sẽ thống kê và đánh giá một cách cụ thể khách quan những ƣu điểm và hạn chế của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Từ đó đƣa ra những kiến nghị và giải pháp phù hợp với tình hình địa phƣơng để nâng cao vai trò của báo chí địa phƣơng trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế Thứ tƣ, luận văn có sử dụng phƣơng pháp điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu để lấy ý kiến của công chúng và các chuyên gia để đánh giá vai trò của báo chí Huế trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể, từ đó cũng cùng tìm ra các giải pháp phù hợp, đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu thông tin và giải trí của công chúng. Phƣơng pháp điều tra xã hội học theo tác giả là rất cần thiết, bởi công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc không chỉ là việc 7
- riêng của một cơ quan, tổ chức nào mà là vấn đề cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng và xã hội. Bên cạnh đó, do đề tài chỉ tập trung vào mảng văn hóa phi vật thể của Huế nên sẽ đƣa ra đƣợc những góc nhìn khác hơn, cung cấp những kiến thức mới hơn, phong phú hơn về hệ thống những loại hình văn hóa phi vật thể cố đô cho những ngƣời yêu thích và quan tâm đến văn hóa Huế. Đề tài cũng sẽ giới thiệu tổng quan về nền báo chí Huế, góp một phần nhỏ vào kiến thức về hệ thống báo chí địa phƣơng của Việt Nam. Với những điểm mới và khác biệt kể trên, tác giả hy vọng đề tài sẽ khai thác tốt để luận văn có thể đạt kết quả tốt và có tính ứng dụng cao vào hoạt động báo chí ở địa phƣơng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Luận văn sẽ đƣa ra những đánh giá, nhận xét về ƣu và nhƣợc điểm (thực trạng) của Báo và Đài địa phƣơng trong việc thực hiện chức năng của mình để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của Huế. Đồng thời đƣa ra những kiến nghị và giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của Huế trong các giai đoạn tiếp theo. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận văn sẽ tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về Quần thể văn hóa phi vật thể của Huế, vai trò và chức năng của báo chí nói chung trong việc tham gia công tác bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, vai trò và chức năng của báo chí địa phƣơng trong việc lƣu giữ và quảng bá các giá trị văn hóa địa phƣơng. - Luận văn đi vào khảo sát cụ thể chi tiết, thống kê các bài viết, chuyên mục ở hai cơ quan báo chí là Báo Thừa Thiên Huế và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế có liên quan đến văn hóa phi vật thể của Huế nhằm đƣa ra những đánh giá nhận xét khách quan và chính xác về ƣu điểm và hạn chế của báo chí địa phƣơng trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của Huế. 8
- - Luận văn sẽ nêu lên những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của báo chí địa phƣơng trong công tác này để đem lại những lợi ích thiết thực cho thành phố Huế trong việc quảng bá và thúc đẩy ngành du lịch phát triển, bên cạnh đó lƣu giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của địa phƣơng, đất nƣớc trong thời kì hội nhập và phát triển hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế 4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các chƣơng trình truyền hình, các chƣơng trình phát thanh và các tin, bài trên Đài PT – TH Thừa Thiên Huế và Báo Thừa Thiên Huế về văn hóa phi vật thể của Huế từ năm 2012 – 2014. Đề tài không đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu văn hóa phi vật thể của Huế mà tập trung vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế từ năm 2012 đến năm 2014. Trong quá trình thực hiện, tác giả cũng sẽ tham khảo các Báo và Đài PT – TH khác để so sánh và có cái nhìn rộng toàn diện hơn. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp luận chung là dựa vào lý luận báo chí truyền thông; lý luận của chủ nghĩa Mac – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; đƣờng lối, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và chính sách của Nhà nƣớc nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về báo chí và văn hóa. Để thực hiện luận văn này, tác giả sẽ sử dụng các phƣơng pháp cụ thể nhƣ nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu các khái niệm học thuật có liên quan đến đề tài làm cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phƣơng pháp quan sát, khảo sát thực tế và thống kê để tìm hiểu các bài viết, các chuyên mục có liên quan đến vấn đề cần khảo sát, thống kê số liệu thực tế để có những dẫn chứng làm luận cứ. Tác giả sẽ tiến hành khảo sát và phân tích nội dung cũng nhƣ hình thức những bài viết và chuyên mục có liên quan đến văn hóa phi vật thể của Huế trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế giai đoạn từ năm 2012 – 2014. 9
- Sử dụng phƣơng pháp điều tra xã hội học nhằm khảo sát mức độ quan tâm của ngƣời dân đối với các chƣơng trình có liên quan đến văn hóa phi vật thể của địa phƣơng. Lấy ý kiến của công chúng về chất lƣợng các bài viết, chuyên mục liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của công chúng hay chƣa, sự thu hút công chúng đạt đến mƣc độ nào. Ngoài ra, phiếu điều tra xã hội học cũng lƣu ý đến việc thu thập các kiến nghị của ngƣời dân làm thế nào để nâng cao chất lƣợng nội dung và hình thức, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công chúng, vừa đảm bảo tính giải trí vừa cung cấp đầy đủ thông tin để ngƣời dân có thể biết đƣợc những kiến thức về văn hóa phi vật thể, từ đó tác động đến nhận thức và hành vi của ngƣời dân trong việc tự ý thức về bảo tồn và phát huy vốn văn hóa đáng quý đó của địa phƣơng. Cùng với việc điều tra xã hội học, tác giả cũng sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu sẽ áp dụng với các đối tƣợng sau: những nhà nghiên cứu về văn hóa phi vật thể của Huế, một số phóng viên của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế đang làm việc ở mảng văn hóa. Đối với các nhà nghiên cứu văn hóa phi vật thể của Huế, tác giả sẽ phỏng vấn để tìm hiểu các khái niệm chuyên môn có liên quan để có thể đƣa ra những kiến thức lý thuyết chính xác và đầy đủ nhất về văn hóa phi vật thể của Huế. Bên cạnh đó, tác giả cũng sẽ phỏng vấn để lấy ý kiến của các nhà nghiên cứu dƣới góc độ là các chuyên gia đối với các chuyên mục, bài viết về văn hóa phi vật thể của Huế trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế về mức độ chính xác của nội dung thông tin đƣợc phản ánh trên Báo, Đài. Đƣa ra ƣu và nhƣợc điểm cần khắc phục của bài viết, chuyên mục đó để đảm bảo công chúng có đƣợc cái nhìn hoàn thiện và đúng đắn nhất về văn hóa phi vật thể của Huế. Đối với các phóng viên Báo, Đài hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, ngƣời viết sẽ phỏng vấn để tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn trong công tác đƣa tin, viết bài, xây dựng chuyên mục. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ lấy ý kiến kiến nghị của các phóng viên đối với các cơ quan có liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể của Huế và đối với lãnh đạo các cơ quan báo chí để có thể tạo 10
- điều kiện tốt nhất cho phóng viên tác nghiệp và đem đến cho công chúng những sản phẩm báo chi đảm bảo chất lƣợng về cả nội dung và hình thức. Một phƣơng pháp nữa mà tác giả sẽ áp dụng đó là phƣơng pháp làm việc nhóm. Tác giả sẽ cố gắng trong phạm vi có thể tạo lập một nhóm bao gồm đầy đủ các thành phần: công chúng, chuyên gia, phóng viên. Sau khi thu thập, thống kê phiếu điều tra xã hội học cũng nhƣ kết thúc việc phỏng vấn sâu, tác giả sẽ làm việc cùng với nhóm trên để cùng nhau phân tích, đƣa ra những ƣu điểm và hạn chế cơ bản của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế. Từ đó, nhóm sẽ cùng nhau thảo luận và đƣa ra những kiến nghị và giải pháp tối ƣu nhất để nâng cao chất lƣợng các bài viết, chuyên mục trên Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế để các cơ quan báo chí này có thể làm tốt hơn nữa việc tham gia vào công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của Huế. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1 Ý nghĩa khoa học Với đề tài luận văn này, tác giả hy vọng sẽ góp phần vào viêc đổi mới, bổ sung vào lý luận báo chí nói chung, đặc biệt là vai trò và vị trí của báo chí địa phƣơng vào công tác bảo tồn – phát huy di sản văn hóa dân tộc và việc áp dụng lý thuyết chức năng thông tin, khai sáng, giải trí của báo chí vào hoạt động thực tiễn của nghề báo. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đây là một đề tài mang tính thực tiễn cao vì vậy kết quả luận văn sẽ là tài liệu tham khảo của các cơ quan báo chí địa phƣơng, cũng nhƣ phóng viên báo chí hoạt động trong mảng văn hóa để thấy đƣợc những ƣu điểm và hạn chế trong khi đƣa tin, viết bài của mình. Bên cạnh đó, tác giả cũng hy vọng, những kiến nghị và giải pháp đƣợc đƣa ra trong luận văn sẽ là tiền đề, cơ sở để các cơ quan cũng nhƣ những ngƣời có liên quan tham khảo, điều chỉnh và áp dụng vào thực tiễn hoạt động nghề nghiệp để nâng cao chất lƣợng các bài viết, chuyên mục, tham gia tốt hơn vào công tác bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể của Huế. 11
- Ngoài ra, luận văn cũng có thể làm tài liệu hữu ích cho sinh viên ngành báo chí, ngành du lịch, ngành văn hóa, ngành xã hội học ….. tham khảo để thấy đƣợc việc áp dụng các kiến thức lý thuyết vào thực tiễn. 7. Kết cấu luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn có ba chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về Văn hóa phi vật thể và vai trò của báo chí đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động thông tin của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế về việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của Huế Chƣơng 3: Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng chất lƣợng, hiệu quả của Báo và Đài PT – TH Thừa Thiên Huế trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của Huế Nội dung của luận văn sẽ đƣợc trình bày theo thứ tự các chƣơng nói trên 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề bất bình đẳng giới trong giá đình trên báo Phụ nữ thủ đô, báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh năm 2015-2016
148 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chí trong bối cảnh truyền thông hội tụ: Nghiên cứu trường hợp trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Nam
158 p | 104 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề vi phạm đạo đức báo chí của nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay
127 p | 107 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề văn hóa lễ hội trên báo điện tử Việt Nam (Khảo sát Vnexpress, Vietnamnet và Tuổi trẻ online từ tháng 1/2016-12/2017)
141 p | 54 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với việc bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội
236 p | 58 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Tuyên truyền nghị quyết của Đảng trên sóng truyền hình Lạng Sơn
90 p | 48 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Chỉnh sửa và gỡ bài đã đăng trên báo điện tử Việt Nam dưới góc độ đạo đức báo chí
131 p | 47 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Báo chí Công an nhân dân với công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc giai đoạn hiện nay
137 p | 46 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đề nợ xấu
121 p | 54 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí Quảng Nam với vấn đề bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương
157 p | 44 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Truyền thông biển, đảo trên Báo chí Cà Mau (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi, Đài PT-TH Cà Mau năm 2013)
120 p | 52 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề phát triển làng nghề truyền thống ở Đồng bằng Sông Hồng trên báo điện tử địa phương (Khảo sát baobacninh.com.vn, hanoimoi.com.vn, baovinhphuc.com.vn từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2018)
148 p | 46 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Năng lực cạnh tranh của quảng cáo truyền hình Việt Nam trong kỷ nguyên số
121 p | 45 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Sự vận động và phát triển của thể loại tiểu phẩm trong báo chí Việt Nam hiện đại
112 p | 46 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh ca sĩ Việt Nam trên báo điện tử (Khảo sát trên báo VietNamnet và Thanh niên Online năm 2017)
149 p | 47 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Hình ảnh người nổi tiếng trên báo chí và việc hình thành hệ giá trị cho giới trẻ Việt Nam
17 p | 38 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo chí với vấn đề
135 p | 35 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
84 p | 36 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn