Luận văn Thạc sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng các giải pháp chính sách hỗ trợ phát triển điện gió trong thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia ở Việt Nam
lượt xem 6
download
Luận văn Thạc sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng các giải pháp chính sách hỗ trợ phát triển điện gió trong thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia ở Việt Nam
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng các giải pháp chính sách hỗ trợ phát triển điện gió trong thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia ở Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC PHẠM NAM HƢNG NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ TRONG THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢM NHẸ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HÀ NỘI – 2016
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC PHẠM NAM HƢNG NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ TRONG THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢM NHẸ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Trần Thục HÀ NỘI – 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Giáo sƣ, Tiến sĩ Trần Thục, không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng đƣợc công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác. Các thông tin, số liệu, kết quả đƣợc sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả Phạm Nam Hƣng i
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa sau Đại học và các Giảng viên đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi học tập và thực hiện nghiên cứu này. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới Giáo sƣ, Tiến sĩ Trần Thục, với sự kiên nhẫn tuyệt vời đã hƣớng dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn các lãnh đạo và đồng nghiệp tại Cục Khí tƣợng Thủy văn và Biến đổi khí hậu nơi tôi làm việc, đã tạo điều kiện tối đa cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn. ii
- DANH MỤC C C CH VIẾT TẮT Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng BUR Báo cáo cập nhật hai năm một lần (Biennial Update Report) FIT Chính sách về giá khuyến khích phát triển năng lƣợng tái tạo (Feed in Tariff) iNDC Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (Intended nationally determined contribution) IPCC Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change) JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản KNK Khí nhà kính KTTV&BĐKH Khí tƣợng Thủy văn và Biến đổi khí hậu MRV Đo đạc, báo cáo và thẩm định (Monitoring, Reporting and Verification) NAMA Nationally Appropriate Mitigation Action (Hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia) NGGS Chiến lƣợc quốc gia về tăng trƣởng xanh (National Green Growth Strategy) NSCC Chiến lƣợc quốc gia về biến đổi khí hậu (National Strategy on Climate Change) UNFCCC Công ƣớc khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (United Nationa Framework Convention on Climate Change) iii
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Xếp hạng 10 nƣớc đứng đầu về tổng công suất điện gió đã lắp đặt (2011) ......... 8 Bảng 1.2 Một số NAMA liên quan đến điện gió đã đăng ký lên UNFCCC để tìm kiếm hỗ trợ .................................................................................................................................. 11 Bảng 1.3 Một số NAMA liên quan đến năng lƣợng gió chƣa đăng ký với UNFCCC ..... 12 Bảng 1.4 Các yêu cầu đối với một hệ thống MRV ........................................................... 14 Bảng 1.5 Tiềm năng gió của Việt Nam ở độ cao 65m so với mặt đất theo Worldbank.... 16 Bảng 1.6 Tiềm năng gió tại độ cao 80m theo atlas tài nguyên gió ................................... 17 Bảng 1.7 Tiêu thụ điện theo ngành trong khoảng thời gian 2006-2010 ............................ 18 Bảng 1.8 Cơ cấu nguồn điện theo công suất và sản lƣợng cho giai đoạn 2010-2020 ....... 19 tầm nhìn 2030 .................................................................................................................... 19 Bảng 1.9 Cam kết đóng góp giảm nhẹ phát thải KNK trong iNDC của Việt Nam .......... 24 Bảng 1.10 Một số đề xuất NAMA của Việt Nam tính đến tháng 6 năm 2014 ................. 26 Bảng 2.1 Tổng lƣợng giảm phát thải theo kịch bản phát triển điện gió (thay thế than và khí đốt trong sản xuất điện) đến năm 2030 ....................................................................... 33 Bảng 2.2 Ƣớc tính giảm phát thải KNK từ thực hiện các mục tiêu phát triển điện gió .... 33 Bảng 2.3 Giá trung bình turbine gió của một số nƣớc giai đoạn 2006 – 2010 ................. 34 Bảng 2.4 Các ƣu đãi cho đầu tƣ điện gió theo Quyết định 37/QĐ-TTg ngày 26/6/2011 . 35 Bảng 2.5 Biểu giá điện gió tại một số nƣớc trên thế giới năm 2011 ................................. 36 Bảng 2.6 Một số hệ thống trao đổi tín chỉ phát thải tại Nhật Bản ..................................... 46 Bảng 2.7 Kết quả hoạt động của JVETS giai đoạn 2006-2009 ......................................... 47 Bảng 2.8 Bộ chỉ số phi KNK tham khảo cho NAMA ....................................................... 51 Bảng 3.1Tóm tắt cơ sở xây dựng Feed-in Tariff ............................................................... 57 Bảng 3.2 Các lựa chọn triển khai FIT đề xuất ................................................................... 61 Bảng 3.3 Bộ chỉ số giám sát đề xuất cho NAMA điện gió (và NLTT)............................. 69 iv
- DANH MỤC H NH Hình 1.1 Sơ lƣợc về iNDC trong đàm phán về biến đổi khí hậu ........................................ 2 Hình 1.2 Sơ đồ tóm tắt các bƣớc thực hiện nghiên cứu ...................................................... 5 Hình 1.3 Công suất điện gió lắp mới hàng năm trên toàn cầu giai đoạn 1996-2012 .......... 9 Hình 1.4Tổng công suất điện gió toàn cầu giai đoạn 1996-2012 ........................................ 9 Hình 1.5 Tổng công suất điện gió lắp mới hàng năm trên thế giới giai đoạn 2005-2012 . 10 Hình 1.6 Tổng công suất điện gió tại Trung Quốc giai đoạn 2001 - 2012 ........................ 10 Hình 1.7 Những vấn đề chính của MRV ........................................................................... 13 Hình 1.8 MRV trong chu trình chính sách ........................................................................ 14 Hình 2.1 Chi phí đầu tƣ ban đầu ƣớc tính của điện gió tại một số nƣớc ........................... 34 Hình 2.2 Mô tả sơ lƣợc các loại hình FIT theo CCAP ...................................................... 40 Hình 3.1 Đề xuất lộ trình áp dụng các giải pháp hỗ trợ phát triển điện gió tại Việt Nam 67 v
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii DANH M C C C CH VI T T T .................................................................. iii DANH M C BẢNG ............................................................................................ iv DANH M C H NH .............................................................................................. v MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 i. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 3 ii. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 4 iii. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 4 iv. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4 v. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4 vi. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PH T TRIÊN ĐIỆN GIÓ VÀ NAMA TRÊN THẾ GIỚI VÀTẠI VIỆT NAM............................................................. 7 1.1 Tổng quan tình hình phát triển điện gió và xây dựng NAMA trên thế giới 7 1.1.1 Tình hình phát triển điện gió trên thế giới ...................................... 7 1.1.2 Nghiên cứu xây dựng NAMA hỗ trợ phát triển điện gió .............. 11 1.1.3 Các vấn đề trong xây dựng hệ thống MRV cho NAMA điện gió 13 1.2 Bối cảnh phát triển điện gió tại Việt Nam ................................................. 16 1.2.1 Tiềm năng năng lƣợng gió ở Việt Nam ........................................ 16 1.2.2 Phát triển điện gió trong quy hoạch phát triển năng lƣợng........... 17 1.2.3 Tình hình phát triển điện gió ở Việt Nam ..................................... 21 1.2.4 Một số chính sách về biến đổi khí hậu liên quan đến phát triển NLTT tại Việt Nam. 22 1.3 Tổng quan nghiên cứu về NAMA tại Việt Nam ....................................... 26 1.3.1 ............................................................................................................. 26 1.3.2 Các nghiên cứu về MRV cho NAMA tại Việt Nam ..................... 27 Kết luận Chƣơng 1 .............................................................................................. 30 vi
- CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN NAMA TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN GIÓ ........... 32 2.1 Phƣơng pháp tính tiềm năng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính từ phát triển điện gió ................................................................................................................ 32 2.2 Tính toán tiềm năng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho điện gió .......... 32 2.3 Chi phí phát triển điện gió ......................................................................... 33 2.4 Thuận lợi và thách thức trong phát triển điện gió tại Việt Nam................ 35 2.4.1 Thuận lợi ....................................................................................... 35 2.4.2 Thách thức ..................................................................................... 36 2.5 Cơ sở xây dựng NAMA điện gió ............................................................... 38 2.5.1 Chính sách Feed-in Tariff ............................................................. 38 2.5.2 Công cụ thị trƣờng ........................................................................ 43 2.5.3 Bộ chỉ số MRV cho NAMA ......................................................... 49 Kết luận Chƣơng 2 .............................................................................................. 52 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ DƢỚI HÌNH THỨC NAMA TẠI VIỆT NAM ............. 55 3.1 Chính sách Feed-in Tariff .......................................................................... 55 3.2 Công cụ thị trƣờng hỗ trợ phát triển điện gió ............................................ 63 3.3 Lộ trình áp dụng các giải pháp hỗ trợ ........................................................ 66 3.4 Các chỉ số giám sát thực hiện NAMA điện gió ......................................... 69 Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................... 71 T I LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 75 vii
- MỞ ĐẦU Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra với những tác động tiêu cực khó lƣờng đến môi trƣờng tự nhiên và sự phát triển của các quốc gia. Các kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu đã đƣợc chính phủ các nƣớc trên thế giới công nhận cho thấy vai trò của con ngƣời trong việc thúc đẩy quá trình biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn thông qua các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tài nguyên thiên nhiên dẫn đến gia tăng nồng độ các chất khí gây hiệu ứng nhà kính (KNK) trong bầu khí quyển. Dƣới sức ép của cộng đồng quốc tế và các kết quả nghiên cứu khoa học, Công ƣớc khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Nghị định thƣ Kyoto (KP) đã đƣợc nhiều quốc gia phê chuẩn với mục tiêu giảm phát thải KNK vào khí quyển nhằm giữ cho mức tăng nhiệt độ trung bình bề mặt toàn cầu không quá 2oC vào cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ tiền công nghiệp. Giảm nhẹ phát thải KNK đã trở thành nội dung quan trọng bậc nhất trong các cuộc đàm phán quốc tế về BĐKH. Kể từ năm 2013 tại Hội nghị các bên (Conference of Parties – COP) lần thứ 19 tại Warsaw, Ba lan, UNFCCC đã mời các quốc gia (bao gồm cả các nƣớc phát triển và đang phát triển) đề xuất hoặc tăng cƣờng chuẩn bị đối với đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (intended nationally determined contribution - iNDC) nhƣ một phần của thỏa thuận khí hậu toàn cầu vào năm 2015. Trong đó, iNDC đƣợc hiểu nhƣ một “cam kết” giảm nhẹ phát thải KNK của các quốc gia nhằm đóng góp vào nỗ lực chung của toàn cầu trong việc thực hiện mục tiêu của UNFCCC. Theo thống kê của UNFCCC, hiện đã có hơn 160 quốc gia, bao gồm Việt Nam, đã đệ trình iNDC lên Ban thƣ ký của UNFCCC [35]. Việt Nam, với sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, đã nỗ lực xây dựng iNDC dựa trên bối cảnh quốc gia và những mục tiêu trong các chính sách về ứng phó BĐKH và phát triển kinh tế - xã hội. Các mục tiêu về giảm phát thải KNK trong iNDC của Việt Nam đã đƣợc cân nhắc và xây dựng dựa trên cơ sở tính toán tiềm năng thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK phù hợp với điều kiện quốc gia (Nationally appropriate mitigation actions – NAMAs). Các NAMA, theo đúng nhƣ tên gọi, là các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK phù hợp với điều kiện quốc gia đƣợc thực 1
- hiện với sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và tăng cƣờng năng lực từ các nƣớc phát triển trong bối cảnh phát triển bền vững. Xây dựng và thực hiện các NAMA đƣợc coi là cách thức phù hợp nhất hiện nay để các quốc gia nhƣ Việt Nam đóng góp vào nỗ lực giảm nhẹ phát thải KNK của cộng đồng quốc tế. Hình 1.1 Sơ lƣợc về iNDC trong đàm phán về biến đổi khí hậu Nguồn: Trần Thục, 2015, Đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu. Hội thảo về truyền thông và nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu hướng tới COP21 Trong các nghiên cứu về giảm nhẹ phát thải KNK trên thế giới thì thay thế sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng các nguồn năng lƣợng tái tạo (NLTT) đƣợc xem nhƣ là cách thức hiệu quả nhằm giảm phát thải KNK từ các hoạt động liên quan đến năng lƣợng. Xây dựng NAMA hỗ trợ quá trình chuyển đổi này là cách mà nhiều nƣớc đang phát triển trên thế giới thực hiện nhằm thực hiện các mục tiêu giảm phát thải KNK, đảm bảo an ninh năng lƣợng và thu hút đƣợc các nguồn tài trợ quốc tế. Tại Việt Nam, phát triển NLTT, với điện gió là một trong những trọng tâm, đã đƣợc Chính phủ quan tâm và cụ thể hóa bằng một số các chính sách phát triển năng lƣợng. Tuy nhiên, hiệu quả của các chính sách này chƣa đƣợc nhƣ kỳ vọng vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có cả nguyên nhân về môi trƣờng chính sách chƣa đáp ứng đƣợc điều kiện thực tế. Vì vậy, trong bối cảnh của Việt Nam, xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển điện gió hiệu quả dƣới hình thức NAMA là một giải pháp phù hợp, mặc dù những cơ sở xây dựng các giải pháp chính sách cho NAMA này vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu một cách cụ thể. 2
- i. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tại Việt Nam, một số các hoạt động chuẩn bị cho NAMA đã đƣợc triển khai bao gồm nghiên cứu sắp xếp thể chế tăng cƣờng năng lực, hỗ trợ kỹ thuật xây dựng đƣờng phát thải cơ sở và các kịch bản NAMA. Một số dự án đƣợc quốc tế hỗ trợ tập trung vào xây dựng các đề xuất NAMA cho một số lĩnh vực tiềm năng. Tuy nhiên, do gặp vào một số rào cản nhƣ khung thể chế và pháp lý chƣa sẵn sàng cùng với năng lực quản lý, thực hiện của một số cơ quan liên quan vẫn còn yếu nên tính đến thời điểm hiện tại chƣa có một đề xuất NAMA nào của Việt Nam tiếp cận đƣợc với các nguồn hỗ trợ tài chính quốc tế. Cho đến nay, để phục vụ cho nghiên cứu xây dựng NAMA mới chỉ có duy nhất một hƣớng dẫn kỹ thuậtđƣợc công bố bởi Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Biến đổi khí hậu. Vì vậy cần phải thực hiện những nghiên cứu cụ thể về xây dựng NAMA hỗ trợ cho các lĩnh vực riêng tại Việt Nam (trong đó có điện gió) để tạo cơ sở xây dựng NAMA và thu hút các nguồn lực hỗ trợ cho việc triển khai các hoạt động này. Phát triển điện gió theo cơ chế NAMA sẽ tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho cả các cơ quan quản lý và nhà đầu tƣ. Tính minh bạch, nhất quán cùng khả năng giám sát, báo cáo và thẩm định hiệu quả của cơ chế NAMA sẽ giúp các cơ quan quản lý đánh giá hiệu quả của các chính sách hỗ trợ phát triển điện gió (bao gồm cả hiệu quả kinh tế lẫn hiệu quả giảm nhẹ phát thải KNK, bảo vệ môi trƣờng), từ đó có thể quản lý hiệu quả các hoạt động đầu tƣ cũng nhƣ chỉnh sửa các chính sách hỗ trợ phù hợp với thực tế. Trong khi đó, các nhà đầu tƣ sẽ có đƣợc môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi thông qua các chính sách đƣợc đề xuất và thực hiện theo cơ chế NAMA (ví dụ nhƣ các chính sách về ƣu đãi các loại thuế, phí, chính sách về giá mua điện, chính sách cho phép buôn bán các tín chỉ giảm nhẹ phát thải KNK…). Tuy nhiên cơ sở cho việc xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển điện gió lại chƣa đƣợc nghiên cứu một cách đầy đủ để có thể xây dựng và đề xuất theo cơ chế NAMA. Từ các lí do nêu trên, cần phải có các nghiên cứu về cơ sở khoa học cho việc xây dựng và thực hiện NAMA trong lĩnh vực điện gió tại Việt Nam. 3
- ii. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: 1. Phân tích cơ sở khoa học của việc xây dựng và thực hiện NAMA trong lĩnh vực điện gió tại Việt Nam. 2. Đề xuất các giải pháp chính sách hỗ trợ cho việc xây dựng và thực hiệnNAMA trong lĩnh vực điện gió tại Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm cơ sở xây dựng các giải pháp hỗ trợ phát triển điện gió nói riêng và NLTT nói chung theo cơ chế NAMA tại Việt Nam. iii. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng các giải pháp chính sách cho NAMA hỗ trợ phát triển điện gió dựa trên các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện trong và ngoài nƣớc. iv. Phạm vi nghiên cứu Trong thời gian thực hiện khoảng 1 năm, nghiên cứu tập trung vào việc phân tích và đánh giá bối cảnh quốc gia Việt Nam về giảm nhẹ phát thải KNK, các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA), NLTT và năng lƣợng gió cũng nhƣ một số chính sách về giảm nhẹ phát thải KNK và NLTT đã đƣợc triển khai tại một số quốc gia trên thế giới đã đƣợc trình bày trong một số các báo cáo nghiên cứu của các tổ chức quốc tế. v. Phƣơng pháp nghiên cứu Bƣớc đầu tiên là thực hiện thu thập và phân loại các thông tin, nghiên cứu đã đƣợc thực hiện về BĐKH, giảm nhẹ phát thải KNK, NAMA, NLTT nói chung và điện gió nói riêng cùng các chính sách liên quan trong nƣớc và trên thế giới phục vụ cho nghiên cứu này.Sau đó tiến hành phân tích sơ bộ các thông tin dữ liệu sau khi phân loại nhằm làm rõ mức độ cần thiết và xác định phạm vi cũng nhƣ mục tiêu cụ thể của nghiên cứu. Dựa trên các số liệu thu thập đƣợc, thực hiện phân tích chi tiết các tiềm năng giảm nhẹ phát thải của điện gió cũng nhƣ các giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển điện gió tại Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới, từ đó đề xuất các phƣơng án hỗ trợ điện gió và thực hiện đánh giá khả 4
- năng áp dụng tại Việt Nam. Cuối cùng, nghiên cứu sẽ đề xuất các gói giải pháp chính sách hỗ trợ điện gió cùng một số các yêu cầu nhằm thu hút đƣợc sự hỗ trợ của quốc tế giúp triển khai thực hiện NAMA này. Hình 1.2 Sơ đồ tóm tắt các bƣớc thực hiện nghiên cứu Các thông tin tổng quan về BĐKH, NAMA đƣợc thu thập từ các tài liệu đã đƣợc công bố nhƣ các quyết định của UNFCCC, các nghiên cứu của các tổ chức quốc tế và từ các cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam. Các chính sách liên quan đến BĐKH và NLTT trong nƣớc (bao gồm các chiến lƣợc, chƣơng trình quốc gia, luật và các văn bản dƣới luật) cũng đƣợc sử dụng nhằm làm rõ mức độ cần thiết của nghiên cứu. Số liệu tính toán tiềm năng của điện gió tại Việt Nam đƣợc thu thập từ các báo cáo nghiên cứu đã đƣợc công bố từ Bộ Công thƣơng và dự án FIRM do Cục Khí tƣợng Thủy văn và Biến đổi khí hậu thực hiện. Các phƣơng án hỗ trợ phát triển điện gió trên thế giới cùng bộ chỉ số giám sát phục vụ thực hiện MRV cho NAMA cũng đƣợc nghiên cứu. Toàn bộ số liệu và kết quả phân tích này đƣợc tổng hợp và trình bày giới thiệu tại Chƣơng 2. Việc đánh giá, so sánh các giải pháp đƣợc thực hiện dựa trên các tiêu chí chung nhƣ mức độ phù hợp với điều kiện Việt Nam, khả năng áp dụng và các thuận lợi cũng nhƣ thách thức trong thực hiện. Từ kết quả so sánh, nghiên cứu sẽ đề xuất gói giải pháp chính sách hỗ trợ phát triển điện gió làm cơ sở xây dựngNAMA cho Việt Nam cùng đề xuất. Riêng nội dung MRV, do cả quốc tế 5
- và trong nƣớc vẫn chƣa có những hƣớng dẫn cụ thể nên nghiên cứu này đề chỉ đề xuất các chỉ số giám sát phục vụ cho quá trình MRV. Kết quả phân tích, đánh giá các giải pháp và đề xuất NAMA cho điện gió đƣợc trình bày trong Chƣơng 3. vi. Cấu trúc của luận văn Phần mở đầu của luận văn trình bày một số thông tin chung về luận văn bao gồm tính cấp thiết và ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, mục tiêu nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 1 của luận văn có 2 nội dung chính bao gồm: 1) những thông tin tổng quan tình hình phát triển điện gió trên thế giới nhằm làm rõ điều kiện phát triển và xu hƣớng phát triển của điện gió và các NAMA điện gió đã đƣợc một số nƣớc thực hiện và đệ trình lên UNFCCC; 2) tổng hợp các nghiên cứu về các chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu,phát thải KNK quốc gia, quy hoạch phát triển điện theo Tổng sơ đồ điện VII, tiềm năng điện gió và tình hìnhphát triển điện gió của Việt Nam nhằm làm rõ sự cần thiết phát triển của điện gió và điểm qua một số nghiên cứu về NAMA tại Việt Nam. Chƣơng 2 trình bày nội dung về cơ sở khoa học xây dựng NAMA điện gió cho Viêt Nam bao gồm: 1) kết quả tính toán tiềm năng giảm phát thải KNK thông qua phát triển điện gió, chi phí phát triển điện gió, 2) xác định mục đích và cơ sở xây dựng NAMA điện gió và 3) trình bày các kết quả nghiên cứu về các chính sách hỗ trợ đã đƣợc thực hiện tại một số nƣớc và các chỉ số giám sát cho hoạt động MRV của NAMA điện gió. Chƣơng 3 của luận văn tập trung vào hai đề xuất nhằm hỗ trợ phát triển điện gió tại Việt Nam theo hình thức xây dựng NAMA, bao gồm xây dựng cơ chế giá Feed-in Tariff cho điện gió và phân tích cơ sở khoa học xây dựng thị trƣờng các-bon nội địa nhằm đẩy mạnh đầu tƣ vào các nguồn NLTT nói chung và năng lƣợng gió nói riêng. Cuối cùng là đề xuất về một bộ chỉ số giám sát cho hoạt động MRV của NAMA điện gió. Phần Kết luận và Kiến nghị tổng hợp các kết quả thu đƣợc của nghiên cứu và đƣa ra một số vấn đề về hƣớng nghiên cứu tiếp theo 6
- CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PH T TRIÊN ĐIỆN GIÓ VÀ NAMA TRÊN THẾ GIỚI VÀTẠI VIỆT NAM 1.1 Tổng quan tình hình phát triển điện gió và xây dựng NAMA trên thế giới 1.1.1 Tình hình phát triển điện gió trên thế giới Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ năng lƣợng tỉ lệ thuận với mức độ phát triển của một quốc gia. Thống kê cho thấy những quốc gia có thu nhập cao tiêu thụ năng lƣợng bình quân đầu ngƣời cao gấp 14 lần những quốc gia kém phát triển và gấp 7 lần những quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Khi ngày càng nhiều nƣớc thoát khỏi đói nghèo và phát triển nền kinh tế, nhu cầu năng lƣợng tại các nƣớc này ngày càng tăng, tạo sức ép lên nguồn cung cấp năng lƣợng tại chỗ cũng nhƣ các hệ thống năng lƣợng toàn cầu [29]. Để thỏa mãn nhu cầu năng lƣợng từ các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế đang phát triển, nhiên liệu hóa thạch bao gồm than, dầu mỏ, khí đốt đã và đang đƣợc khai thác triệt để. Tuy nhiên khai thác và sử dụng năng lƣợng hóa thạch đƣợc cho là cũng không đủ để đáp ứng hết đƣợc nhu cầu năng lƣợng ngày càng tăng, trong khi lại phát thải ra nhiều KNK. IPCC đã tính toán rằng để có 50% khả năng giữ cho nhiệt độ trung bình bề mặt toàn cầu không vƣợt quá 2oC vào cuối thế kỷ này thì tổng lƣợng KNK trong khí quyển đến năm 2100 không đƣợc vƣợt quá 4,4 nghìn tỉ tấn CO2 tƣơng đƣơng, sau khi trừ đi lƣợng phát thải trong quá khứ thì chỉ còn khoảng 1,1 nghìn tỉ tấn CO2 cho các hoạt động của con ngƣời từ nay đến cuối thế kỷ này bao gồm cả khai thác và sử dụng năng lƣợng. Trong khi đó theo báo cáo năm 2014 Ủy ban toàn cầu về kinh tế và khí hậu, ƣớc tính phát thải của dự trữ năng lƣợng hóa thạch lên đến 3 – 5,4 nghìn tỉ tấn CO2 tƣơng đƣơng [29]. Năng lƣợng tái tạo, theo kịch bản trọng tâm của IEA, bao gồm năng lƣợng gió và năng lƣợng mặt trời, sẽ bổ sung cho công suất sản xuất điện toàn cầu đến năm 2035 nhiều hơn cả công suất bổ sung của than hoặc khí đốt [18]. Có thể thấy rõ ràng rằng với những quốc gia tìm kiếm một nguồn năng lƣợng bổ sung 7
- sạch và bền vững hơn thì NLTT với tính khả thi ngày càng cao đã mở ra một cơ hội lớn để đa dạng hóa và tăng công suất sản xuất năng lƣợng. Bảng 1.1 Xếp hạng 10 nước đứng đầu về tổng công suất điện gió đã lắp đặt (2011) Quốc gia MW % Trung Quốc 62364 26.2 Mỹ 46919 19.7 Đức 29060 12.2 Tây Ban Nha 21674 9.1 Ấn Độ 16084 6.8 Pháp 6800 2.9 Ý 6737 2.8 Anh 6540 2.7 Canada 5265 2.2 Bồ Đào Nha 4083 1.7 Các nước khác 32143 13.5 Nguồn: Irena, 2012, renewable energy technologies: cost analysis series Nguyên nhân chính dẫn tới việc NLTT ngày càng đóng một vai trò lớn hơn là vì chi phí đầu tƣ đã giảm rất nhanh trong những năm gần đây. Trong năm 1990, sản xuất điện gió đắt hơn từ 3 – 4 lần so với sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, hiện nay chi phí cho điện gió, theo IEA, đã giảm đi hơn một nửa trong khi hiệu suất lại tăng lên đáng kể [19]. IEA cũng dự đoán rằng chi phí sản xuất điện gió sẽ tiếp tục giảm khoảng 20 – 30% trong vòng 2 thập kỷ tới (đến năm 2030). Tại một số nƣớc trên thế giới, chi phí sản xuất điện gió trên đất liền hiện nay đã ngang bằng hoặc thậm chí thấp hơn so với các lựa chọn sử dụng nhiên liệu hóa thạch (tại những nơi có chi phí cho năng lƣợng hóa thạch cao nhƣ Châu Âu)[13]. Vì những lí do trên, điện gió hiện đang phát triển mạnh mẽ tại rất nhiều nƣớc nhƣ Anh, Ấn Độ, Đức, Mexico, Mỹ, Tây Ban Nha, Trung Quốc. 8
- Hình 1.3 Công suất điện gió lắp mới hàng năm trên toàn cầu giai đoạn 1996-2012 Nguồn: GWEC, 2013, Global wind report: Annual markert update 2012 Hình 1.4 Tổng công suất điện gió toàn cầu giai đoạn 1996-2012 Nguồn: GWEC, 2013, Global wind report: Annual markert update 2012 Các thống kê cho thấy tổng công suất lắp đặt điện gió toàn cầu năm 2012 (282.587 MW) đã cao hơn gấp 9 lần so với năm 2002 (31.100 MW) với tốc độ tăng trung bình trong giai đoạn này xấp xỉ 25% năm. Riêng giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012 thì công suất lắp mới hàng năm trung bình khoảng 40 nghìn MW. Trong các khu vực đầu tƣ xây dựng điện gió nhiều nhất thì khu vực Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ hiện đang dẫn đầu thế giới. Đáng lƣu ý là kể từ năm 2009, Châu đã vƣợt qua Châu Âu và khu vực Bắc Mỹ để vƣơn lên dẫn đầu trong đầu tƣ lắp đặt điện gió. Theo dự báo của GWEC thì trong giai đoạn 2012 đến 2017, châu Á vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò là khu vực đầu tầu trong lắp mới điện gió, tiếp theo là châu Âu và khu vực Bắc Mỹ. 9
- Hình 1.5 Tổng công suất điện gió lắp mới hàng năm trên thế giới giai đoạn 2005-2012 Nguồn: GWEC, 2013, Global wind report: Annual markert update 2012 Qua các nghiên cứu trên có thể thấy điện gió trong vòng 10 năm qua, với chi phí đầu tƣ ngày càng giảm, đã có sự phát triển nhanh chóng trên toàn cầu, tập trung tại 3 khu vực chính là Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu . Trong đó Châu đang thể hiện là khu vực năng nổ nhất trong xây dựng mới các turbine điện gió,với Trung Quốc là nƣớc dẫn đầu thế giới về công suất các nhà máy điện gió đƣợc lắp đặt. Theo GWEC, Trung Quốc sẽ tiếp tục giữ vị trí này với mục tiêu công suất lắp mới hàng năm vào khoảng 14 – 15 GW trong những năm tới. Hình 1.6 Tổng công suất điện gió tại Trung Quốc giai đoạn 2001 - 2012 Nguồn: GWEC, 2013, Global wind report: Annual markert update 2012 Tuy nhiên, nếu đánh giá theo trình độ phát triển kinh tế của các nƣớc với mức độ phát triển điện gió thì có thể thấy là hầu hết các khu vực, các nƣớc phát triển điện gió trên thế giới là các nƣớc có trình độ khoa học công nghệ phát triển 10
- cao hoặc là các nƣớc nền kinh tế mới nổi hoặc nền kinh tế lớn. Trung Quốc và Ấn Độ là các ví dụ về các nƣớc đang phát triển nhƣng phát triển điện gió rất mạnh. Tuy nhiên đây lại là các nƣớc có nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới [33]. 1.1.2 Nghiên cứu xây dựng NAMA hỗ trợ phát triển điện gió Trên thế giới hiện nay, có rất nhiều nƣớc đang bắt tay xây dựng các NAMA hỗ trợ phát triển điện gió. Theo thống kê của website đăng ký NAMA của UNFCCC, số lƣợng các NAMA đăng ký tìm kiếm tài trợ có liên quan đến điện gió trên thế giới khoảng 8 dự án. Đa phần các dự án này mới chỉ ở dạng đề xuất và đƣợc đăng ký lên UNFCCC nhằm tìm kiếm hỗ trợ từ các nƣớc phát triển và các tổ chức quốc tế nhằm có nguồn lực thực hiện xây dựng chi tiết và triển khai hoạt động. Vì thế, thông tin từ các đề xuất NAMA không đủ chi tiết để phân tích các hoạt động NAMA điện gió trên thế giới. Bảng 1.2 Một số NAMA liên quan đến điện gió đã đăng ký lên UNFCCC để tìm kiếm hỗ trợ ID Quốc Tên hoạt động Lĩnh vực Hiện trạng gia S-140 Pakistan Chiến lược tăng cường bán điện lên Cung cấp năng lượng Tìm kiếm hỗ trợ để lưới từ các dự án điện gió xây dựng S-4 Uruguay Chươn trình lồng ghép năng lượng gió Cung cấp năng lượng Tìm kiếm hỗ trợ để xây dựng S-121 Sudan Xây dựng feed-in tariff NAMA cho NLTT Cung cấp năng lượng Tìm kiếm hỗ trợ để xây dựng S-23 Jordan Tiết kiệm nhiên liệu và hạn chế phát Cung cấp năng lượng Tìm kiếm hỗ trợ để thải xây dựng R-7 Uruguay Thúc đẩy sự tham gia của NLTT trong Cung cấp năng lượng Tìm kiếm hỗ trợ để cơ cấu năng lượng quốc gia xây dựng S-134 Pakistan Hỗ trợ cơ chế thúc đẩy nhằm đạt được Cung cấp năng lượng Tìm kiếm hỗ trợ để mục tiêu 3GW NLTT và thay thế trong 7 xây dựng năm S-48 Cook Hỗ trợ thực hiện 100% NLTT vào năm Cung cấp năng lượng Tìm kiếm hỗ trợ để Islands 2020 xây dựng S-8 Chile Mở rộng hệ thống NLTT tự cấp tại chỗ Cung cấp năng lượng Tìm kiếm hỗ trợ để ở Chile xây dựng Nguồn : http://www4.unfccc.int/sites/nama/SitePages/Home.aspx 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 454 | 66
-
Luận văn thạc sĩ: Các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ vận hành bảo dưỡng công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí
92 p | 436 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tỉnh Bến Tre
148 p | 290 | 51
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ toán học: Bài toán biên hỗn hợp thứ nhất đối với phương trình vi phân
20 p | 239 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Toán học: Biến đổi laplace và một số ứng dụng
112 p | 149 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Biến đổi khí hậu: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến ngập lụt lưu vực sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình
100 p | 155 | 20
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Bất đẳng thức trong đa thức đối xứng và áp dụng
26 p | 132 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Biến đổi khí hậu: Đánh giá hiện trạng vai trò của báo chí trong việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho nông dân ven biển đồng bằng sông Hồng
30 p | 86 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật điện: Nghiên cứu thiết kế bộ biến đổi linh hoạt cho nguồn năng lượng mặt trời nối lưới
67 p | 15 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Biến đổi khí hậu: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sự biến đổi hạn hán tỉnh Ninh Bình
81 p | 38 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Biến đổi khí hậu: Đánh giá tính thích nghi sinh thái của một số loài cây trồng chủ lực với điều kiện sinh khí hậu tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh biến đổi khí hậu
90 p | 13 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Máy tính: Nghiên cứu phương pháp phát hiện tự động Polyp dựa trên lọc Hessian, biến đổi Hough và đặc trưng biên trong ảnh y học
55 p | 19 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm tra thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
9 p | 16 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập sách lý luận chính trị, pháp luật của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật
88 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn