Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Biến đổi khí hậu: Xây dựng chương trình truyền thông về biến đổi khí hậu của Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên
lượt xem 0
download
Đề tài "Xây dựng chương trình truyền thông về biến đổi khí hậu của Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên" nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng công tác truyền thông về BĐKH của Hội Nông dân trong tỉnh Hưng Yên; xây dựng chương trình truyền thông về BĐKH để sử dụng trong hoạt động của Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên, áp dụng thí điểm chương trình truyền thông về BĐKH tại xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên; đề xuất giải pháp để Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên thực hiện tốt công tác truyền thông về BĐKH cho các Hội viên. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết/.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Biến đổi khí hậu: Xây dựng chương trình truyền thông về biến đổi khí hậu của Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC ----- ----- QUÁCH THỊ CÚC XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA HỘI NÔNG DÂN TỈNH HƢNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HÀ NỘI - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC ----- ----- QUÁCH THỊ CÚC XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA HỘI NÔNG DÂN TỈNH HƢNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hoàng Liên HÀ NỘI - 2015
- MỞ ĐẦU 1.1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu Ước tính mới của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) về khí nhà kính cho thấy lượng khí thải từ nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đã tăng gần gấp đôi trong vòng 50 năm qua và có thể tăng thêm 30% vào năm 2050. Đây là lần đầu tiên FAO đưa ra ước tính toàn cầu riêng về khí nhà kính (GHG) từ nông nghiệp, lâm nghiệp và các hoạt động sử dụng đất khác (AFOLU). Khí thải nông nghiệp từ sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi đã tăng từ 4,7 tỷ tấn cácbon điôxit năm 2001 lên hơn 5,3 tỷ tấn trong năm 2011, tăng 14%. Sự gia tăng xảy ra chủ yếu ở các nước đang phát triển do việc mở rộng sản xuất nông nghiệp. Nguồn lớn nhất của khí thải nhà kính trong nông nghiệp là quá trình lên men đường ruột, khí mê-tan được tạo ra từ quá trình tiêu hóa của gia súc. Lượng khí thải này chiếm 39% tổng sản lượng khí nhà kính của ngành. Khí thải từ quá trình lên men đường ruột của gia súc tăng 11% từ năm 2001 đến năm 2011. Tốc độ biến đổi khí hậu (BĐKH) gia tăng theo hướng cực đoan hơn so với các đánh giá trước đây, đặc biệt là các hiện tượng cực đoan liên quan đến nhiệt độ cao gia tăng mạnh mẽ. Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên rõ rệt, tốc độ tăng cao lên so với trước đó. Lượng mưa cũng thay đổi rõ rệt, có một số vùng lượng mưa tăng, một số vùng giảm, biểu hiện rõ rệt trong 30 năm trở lại đây. Như vậy, sự thay đổi lượng mưa ở quy mô toàn cầu diễn ra mạnh mẽ hơn so với trước đây [22]. Viê ̣t Nam nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á , với bờ biển trải dài, những khu vực đồng bằng châu thổ ven sông thấp , nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việt Nam là mô ̣t trong các nước đươ ̣c dự báo sẽ chịu ảnh hưởng nă ̣ng nề do BĐKH [32]. BĐKH đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp ở Việt Nam: diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, đặc biệt là một phần đáng kể ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và các vùng đất thấp đồng bằng ven biển bị ngập mặn do nước biển dâng, tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời i
- vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng; ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng, tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm. BĐKH với những tác động ngày một gia tăng và khó lường ở nhiều lĩnh vực, địa phương sẽ làm gia tăng mức độ cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường; làm tăng khả năng bị tổn thương, là nguy cơ làm chậm quá trình phát triển kinh tế - xã hội hoặc làm mất đi nhiều thành quả đã đạt được. Các nguy cơ, rủi ro do biến đổi khí hậu cần được tính đến trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và địa phương. Kết quả khảo sát cho thấy khu vực đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Bắc chỉ có 5% người dân cảm thấy có được thông tin đầy đủ về BĐKH và riêng ở khu vực phía Bắc chỉ có 16% người dân được hỏi biết đến hoạt động truyền thông về BĐKH giúp họ thích ứng so với 27% tỉ lệ chung của cả nước. Ở Việt Nam 33% người dân tin rằng chưa cần phải làm gì trước BĐKH [22]. Việc truyền thông để người dân hiểu về tác động này và có các biện pháp thích ứng là rất quan trọng. Tuy nhiên, để làm tốt công tác truyền thông về BĐKH cũng đòi hỏi phải xây dựng và triển khai các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho bộ máy quản lý các cấp và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh, thành phố [5]. Công tác truyền thông là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành công trong việc thực hiện chương trình mục tiêu ứng phó với BĐKH và chiến lược quốc gia về BĐKH [29]. Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên nằm cách thủ đô Hà Nội 64 km về phía Đông Nam; với cơ cấu dân số từ 50% - 55% làm nông nghiệp [7], do vậy vấn đề về những tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp cần phải được tuyên truyền rộng rãi để người dân hiể u và nâng cao ý thức phòng tránh, giảm các thiệt hại, rủi ro do thiên tai gây ra, đồng thời giảm nhẹ và ứng phó hiệu quả với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài của BĐKH nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững và qua đó đóng góp tích cực vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH. Xây dựng kế 2
- hoạch và chương trình thực hiện công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác ứng phó với BĐKH là nội dung chính trong Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của tỉnh Hưng Yên và nhiệm vụ đó là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội trong toàn tỉnh. Năm 2014, Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên với số lượng 201.755 hội viên [13], sẽ là một thế mạnh trong công cuộc truyền thông này. Đặc biệt với vai trò là một trong những tổ chức nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, từ năm 2012 đến nay, Hội Nông dân tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực, góp phần quan trọng vào việc giúp các xã đạt được các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường và thực hiện tốt phong trào “Tham gia xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường”. Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên với nhiệm vụ: Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân hiểu và tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Số lượng hội viên của Hội ngày càng được củng cố và phát triển. Bên cạnh đó, nông dân thường là những người trên 35 tuổi, tỷ lệ nam giới và nữ giới khá cân bằng, là những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp vào điều kiện tự nhiên về đất đai, thời tiết và là đối tượng truyền thông về BĐKH ưu tiên hàng đầu [33]. Công tác truyền thông về BĐKH của Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên thực sự là một nội dung chuyên đề, phổ cập mang lại hiệu quả nhận thức và hành động rất cần thiết trong vấn đề thực tế hiện nay của các tổ chức đoàn thể nói chung và của công tác Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên nói riêng. Xuất phát từ thực tiễn của địa phương, tác giả đã chọn đề tài: “Xây dựng chương trình truyền thông về biến đổi khí hậu của Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên” nhằm xây dựng chương trình truyền thông về biến đổi khí hậu cho Hội Nông dân từ cấp tỉnh đến cấp xã để giúp nông dân hiểu và cùng chung tay hành động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng công tác truyền thông về BĐKH của Hội Nông dân trong tỉnh Hưng Yên. 3
- - Xây dựng chương trình truyền thông về BĐKH để sử dụng trong hoạt động của Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên. - Áp dụng thí điểm chương trình truyền thông về BĐKH tại xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên để từ đó triển khai nhân rộng các mô hình hiệu quả của Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên trong công tác truyền thông về biến đổi khí hậu. - Đề xuất giải pháp để Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên thực hiện tốt công tác truyền thông về BĐKH cho các Hội viên. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Truyền thông về biến đổi khí hậu của Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên. Phạm vi: Nghiên cứu sẽ được tiến hành tại ĐHQGHN và nghiên cứu điểm tại xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Thời gian nghiên cứu: Năm 2014-2015. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu - Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên đóng vai trò như thế nào trong truyền thông về BĐKH? - Chương trình truyền thông về BĐKH của Hội Nông dân cần đảm bảo những yêu cầu và nội dung gì? - Những thuận lợi và thách thức trong việc xây dựng và triển khai các chương trình truyền thông về BĐKH với vai trò nòng cốt của Hội Nông dân? - Những giải pháp nào cần thực hiện nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả tham gia của Hội Nông dân trong việc xây dựng và triển khai các chương trình truyền thông về BĐKH? 1.4.2. Giả thuyết nghiên cứu - Với một địa phương có tỷ lệ người làm nông nghiệp cao như tỉnh Hưng Yên thì Hội Nông dân đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các hoạt động liên quan đến phần đông dân số địa phương. - Hưng Yên là một tỉnh đã và đang chịu nhiều ảnh hưởng do BĐKH nhưng với nhận thức của người dân về BĐKH còn hạn chế thì việc nâng cao 4
- nhận thức cho người dân nhằm tăng khả năng thích ứng với BĐKH thông qua các hoạt động truyền thông là một việc làm hết sức cần thiết. - Chương trình truyền thông có sự tham gia của đối tượng truyền thông và được truyền thông. Vì vậy cần phải được thiết kế theo những yêu cầu và nội dung đặc biệt phù hợp với từng nhóm đối tượng. Có như vậy mới đảm bảo được là các chương trình truyền thông sẽ đúng đối tượng, phù hợp với thực tiễn và hiệu quả trong triển khai. 1.5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Một số khái niệm, định nghĩa liên quan đến BĐKH; Khái quát tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam; Những ảnh hưởng của BĐKH đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân tỉnh Hưng Yên; Truyền thông – Một ưu tiên mang tính toàn cầu trong ứng phó với BĐKH. Chương 2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Sử dụng các nhóm phương pháp: Nghiên cứu lí luận; nghiên cứu thực tiến (Điều tra bằng phiếu điều tra; TOT; thực nghiệm) Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Công tác truyền thông là thế mạnh của Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên; tác giả đã điều tra, khảo sát bằng phiếu điều tra để đánh giá mức độ tiếp nhận thông tin; nguồn cung cấp thông tin và nhận thức về Biến đổi khí hậu đối với cán bộ Hội Nông dân cấp tỉnh, huyện, xã và các Hội viên của Hội Nông dân cấp cơ sở. Từ đó, xây dựng nội dung đào tạo truyền thông viên là cán bộ chuyên môn của Hội Nông dân tỉnh về biến đổi khí hậu; Sau đó tổ chức truyền thông thí điểm tại Hội Nông dân xã Tiên Tiến, để đánh giá tính cần thiết của kiến thức về Biến đổi khí hậu và hiệu quả truyền thông. Đề xuất 06 giải pháp nâng cao vai trò của Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên trong truyền thông về Biến đổi khí hậu. 5
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1.1. Một số khái niệm, định nghĩa Thời tiết: Đƣợc biểu hiện bằng tra ̣ng thái nhấ t thời của khí quyể n ta ̣i mô ̣t đia điể m nhấ t đinh nhƣ: nắng, mƣa, mây, gió, nóng lạnh..., thƣờng ̣ ̣ thay đổi nhanh chóng trong một thời gian ngắ n: mô ̣t ngày, mô ̣t buổ i hoă ̣c ngắ n hơn [27]. Khí hậu: Tổng hợp của thời tiết đƣợc đặc trƣng bởi các trị số thống kê dài hạn của các yếu tố khí tƣợng biến động trong một khu vực địa lý. Thời kỳ trung bình thƣờng là vài thập kỷ. Tổ chức khí tƣợng thế giới (WMO) định nghĩa: "Tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một khu vực nhất định đặc trưng bởi các thống kê dài hạn các biến số của trạng thái khí quyển ở khu vực đó "[27]. Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó (ví dụ như một tỉnh, một nước hay một châu lục). Khi ta nói, khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, điều đó có nghĩa là nước ta thường xuyên có nhiệt độ trung bình hàng năm cao và lượng mưa trung bình hàng năm lớn, đồng thời có sự thay đổi theo mùa. Khí hậu thường ít thay đổi và có tính ổn định tương đối, còn thời tiết thay đổi mạnh [15]. Khí nhà kính: Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất được gọi là Hiệu ứng nhà kính [15]. Biến đổi khí hậu: Theo UNFCCC (1994) thì sự BĐKH được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào BĐKH tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được. Như vậy, BĐKH là sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu, trong đó trung bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ, thậm chí thế kỷ (Ví dụ: ấm lên, lạnh đi...). Sự biến động của khí hậu dài hạn sẽ dẫn tới BĐKH. 6
- BĐKH là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. Nói cách khác, nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỷ hoặc dài hơn, thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu [35]. Truyền thông: Là một quá trình trong đó người làm công tác truyền thông (truyền thông viên) truyền đạt các thông tin (thông điệp truyền thông) tới người nhận thông tin (đối tượng truyền thông) nhằm mục đích nâng cao kiến thức, thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của người nhận thông tin thông qua các cách tiếp cận, hình thức và phương tiện khác nhau [16]. Truyền thông về BĐKH: Là một loại truyền thông môi trường. Do đó, truyền thông về BĐKH cũng có những đặc điểm chung với truyền thông môi trường, đó là: Các vấn đề môi trường có tác động, ảnh hưởng đến mọi người, mọi ngành, mọi nghề, mọi mặt của đời sống xã hội của con người, không chỉ đối với các thế hệ hiện tại mà cả đến các thế hệ tương lai. Phạm vi tác động, ảnh hưởng của các vấn đề môi trường đến điều kiện tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội thay đổi rất rộng, từ cá nhân, xóm, thôn, bản đến quốc gia, khu vực và toàn cầu. Những tác động và hậu quả tác động của sự thay đổi môi trường do con người gây ra đến các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng nhận ra, xác định, đánh giá được, mặt khác, nó không chỉ có những hậu quả trước mắt mà có cả những hậu quả tiềm tàng trong tương lai, có khi phải đến các thế kỷ sau (thí dụ: biến đổi khí hậu có tác động tiềm tàng đến nhiều thế hệ sau) [16]. 1.1.2. Biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam 1.1.2.1. Trên thế giới Biến đổi khí hậu (BĐKH), mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở 7
- hầu hết các nơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có và đang là mối lo ngại của nhiều quốc gia trên thế giới. Lượng khí thải ra trong quá trình sử dụng phân bón tổng hợp chiếm 13% lượng phát thải nông nghiệp vào năm 2011 và là nguồn phát thải khí tăng nhanh nhất trong nông nghiệp với mức tăng 37% kể từ năm 2001. Khí nhà kính từ quá trình sinh học ở các cánh đồng lúa tạo ra khí mê-tan chiếm 10% tổng lượng khí thải nông nghiệp, trong khi khí thải từ việc đốt các thảo nguyên chiếm 5%. Theo số liệu của FAO, trong năm 2011, 44% khí nhà kính liên quan đến nông nghiệp phát sinh ở châu Á, tiếp theo là Mỹ (25%), châu Phi (15%), châu Âu (12%), châu Đại dương (4%). Tỷ lệ này là tương đối ổn định trong thập kỷ qua. Trước đó vào năm 1990, phát thải khí nhà kính từ ngành nông nghiệp của châu Á chiếm 38%, thấp hơn so với hiện nay, trong khi tỷ lệ này của khu vực châu Âu là lớn hơn nhiều (21%). Các dữ liệu mới của FAO cũng cung cấp một cái nhìn chi tiết về lượng khí thải từ việc sử dụng các nguồn nhiên liệu truyền thống trong ngành nông nghiệp, bao gồm cả việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và điện để vận hành máy móc nông nghiệp, máy bơm thủy lợi và các tàu đánh cá. Lượng khí thải này vượt quá 785 triệu tấn CO2 trong năm 2010, tăng 75% kể từ năm 1990 [34]. Việc xây dựng các chiến lược ứng phó với sự gia tăng khí thải ngành nông nghiệp sẽ yêu cầu những đánh giá chi tiết về dữ liệu phát thải và phương án giảm thiểu lượng phát thải. Dữ liệu mới của FAO đại diện cho nguồn thông tin toàn diện nhất về sự đóng góp của ngành nông nghiệp đối với quá trình nóng lên toàn cầu. Trước đây, việc thiếu thông tin khiến các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách khó khăn trong việc đưa ra các quyết định chiến lược trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu và điều này đã cản trở những nỗ lực để giảm thiểu phát thải nông nghiệp. Theo Báo cáo Phát triển con người năm 2007/2008 của UNDP thì người dân ở những vùng nông thôn nghèo, ngư dân vùng ven biển có nguy cơ bị tổn thương cao do BĐKH [31]. BĐKH sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới những tài nguyên trong hệ sinh thái mà họ phải dựa vào để gìn giữ sinh kế (như các cây trồng, 8
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương (2012). Báo cáo tổng hợp công tác chỉ đạo ứng phó với bão số 8 ngày 31/10/2012. 2. Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Hưng Yên (2015). Sổ tay bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010). Tóm tắt kết quả Kiểm kê khí nhà kính năm 2010. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. Hà Nội: NXB Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013). Phê duyệt các dự án thành phần thuộc chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu giai đoạn 2012- 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1651/QĐ-BTNMT ngày 05 tháng 09 năm 2013). 6. CBCC (2010). Chiến lược truyền thông về Biến đổi khí hậu. TP.Hồ Chí Minh: NXB Viện khoa hoc và kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam. 7. Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2008). Báo cáo thống kê dân số năm 2008. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013). Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. 9. Đinh Vũ Thanh và Phạm Văn Viết (2012). Tác động của BĐKH đến các lĩnh vực nông nghiệp và giải pháp ứng phó. Hà Nội: NXB Nông nghiệp. 10. Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên (2011). Báo cáo tổng kết của Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên năm 2011. 11. Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên (2012). Báo cáo tổng kết của Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên năm 2012. 12. Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên (2013). Báo cáo tổng kết của Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên năm 2013 . 13. Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên (2014). Báo cáo tổng kết của Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên năm 2014 . 9
- 14. Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011). Nghị quyết liên tịch số 02/2011/NQLT-BTNMT-HND ngày 13/5/2011 giữa Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường phối hợp hành động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường nông thôn giai đoạn 2011- 2015. 15. Nguyễn Đức Ngữ (chủ biên) (2008). Biến đổi khí hậu. Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật. 16. Nguyễn Đức Ngữ (2013). Bài giảng Truyền thông về Biến đổi khí hậu năm 2013. 17. Nguyễn Ngọc Anh và nnk (2012). “Đánh giá nguy cơ ngập lụt các khu vực trũng tỉnh Hưng Yên”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 3S -1-8. 18. Nguyễn Trọng Hiệu (2009). Một số biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam trong 50 năm qua. Hội thảo “Nâng cao nhận thức và nâng cao năng lực ứng phó với những thách thức của BĐKH”. Hà Nội. 19. Nguyễn Trọng Hiệu, Nguyễn Văn Thắng và Trần Thục (2010). Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Khoa học và kỹ thuật. 20. Phạm Đức Thi (2011). Chiến lược truyền thông trong cộng đồng ngư dân tỉnh Thừa Thiên-Huế về các tác động của biến đổi khí hậu. 21. Phan Văn Tân và Ngô Đức Thành (2013). “Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Một số kết quả nghiên cứu, thách thức và cơ hội trong hội nhập quốc tế”, Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, 29(2), 42-55. 22. Kỳ Quang Vinh (2013). Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) và một số thông tin liên quan. 23. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên (2014). Tài liệu tập huấn, tuyên truyền về biến đổi khí hậu. 24. Thủ tướng Chính phủ (2008). Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. (Ban hành kèm theo Quyết định số 158/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008). 25. Trần Phong (chủ biên) (2011). Truyền thông cộng đồng về Biến đổi khí hậu. Hà Nội: NXB Khoa học và kỹ thuật. 10
- 26. Trương Quang Học (chủ biên) (2010). Tài liệu đào tạo tập huấn viên về biến đổi khí hậu. Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật. 27. Trương Quang Học (chủ biên) (2011). Hỏi và đáp về Biến đổi khí hậu. 28. UBND tỉnh Hưng Yên (2013). Quyết định số 2482/QĐ-UBND ngày 24/12/2013 Phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Xây dựng kế hoạch và Chương trình thực hiện công tác truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. 29. UBND tỉnh Hưng Yên (2012). Quyết định số 2098/QĐ-UBND ngày 03/12/2012 của UBND tỉnh Hưng Yên, ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Hưng Yên. 30. UNICEF (2000). Việt Nam các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, http://www.unicef.org/ vietnam/vi/overview 14585.html. 31. UNDP (2007/2008). "Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu: Đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách", Báo cáo Phát triển con người. Tiếng Anh 32. Dasgupta, S., Laplante. B., Meisner, C., Wheeler, D., and Yan, J. (2007), The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries. A Comparative Analysis, World Bank Policy Research Working. 33. Institute of Strategy and Policy on Natural Resources and Environment, Viet Nam (ISPONRE) (2009), “Viet Nam Assessment Report on Climate Change” Van hoa - Thong tin Publishing House. 34. IPCC (2007), Climate Change 2007: Impacts, Adaptation, and Vulnerability. The Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel of Climate Change, Cambridge University Press. Paper 4136. 35. IPCC (2007), Climate Change 2007: The Scientific Basis, Contribution of Working Group I to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA. 36. www.climatechange. 37. http://biendoikhihau.gov.vn. 38. http://www.monre.gov.vn. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 309 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 109 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 222 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 103 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn