Luận văn Thạc sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu mối tương quan đa hình di truyền của gene POU1F1 đến tính trạng sinh trưởng của dê nản Định Hóa bằng phương pháp PCR- RFLP
lượt xem 6
download
Luận văn được thực hiện với mục tiêu nhằm đánh giá đặc điểm hình thái của dê Nản Định Hóa; phân tích đa hình chiều dài đoạn gene POU1F1 trên dê Nản; phân tích mối tương quan giữa gene POU1F1 với tính trạng sinh trưởng của dê Nản Định Hóa, giải trình tự gene POU1F1. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu mối tương quan đa hình di truyền của gene POU1F1 đến tính trạng sinh trưởng của dê nản Định Hóa bằng phương pháp PCR- RFLP
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------------- TRẦN PHÚ CƯỜNG NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN ĐA HÌNH DI TRUYỀN CỦA GENE POU1F1 ĐẾN TÍNH TRẠNG SINH TRƯỞNG CỦA DÊ NẢN ĐỊNH HÓA BẰNG PHƯƠNG PHÁP PCR- RFLP LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC Thái Nguyên - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------------- TRẦN PHÚ CƯỜNG NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN ĐA HÌNH DI TRUYỀN CỦA GENE POU1F1 ĐẾN TÍNH TRẠNG SINH TRƯỞNG CỦA DÊ NẢN ĐỊNH HÓA BẰNG PHƯƠNG PHÁP PCR- RFLP Ngành: Công nghệ sinh học Mã số: 8420201 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Bằng Phương Thái Nguyên – 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng và tuân thủ đúng quy tắc. Kết quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng được ai công bố trước đây. Thái Nguyên, tháng năm 2019 Tác giả Trần Phú Cường
- ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này được thực hiện tại bộ môn Sinh Học Phân Tử, Viện khoa học Sự sống, Trường Đại học Nông lâm- Đại học Thái Nguyên. Để hoàn thành được luận văn này em đã nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình của rất nhiều cá nhân và tập thể. Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Phạm Bằng Phương người đã trực tiếp hướng dẫn em rất tận tình trong quá trình thực hiện đề tài, giúp em hoàn thành tốt luận văn này. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Công nghệ sinh học- Công nghệ thực phẩm, các cán bộ trong Trường ĐH Nông Lâm- ĐH Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập. Cuối cùng em xin cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân đã giúp đỡ động viên và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này. Xin chân thành cảm ơn!
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT .........................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ............................................................................... vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1 2. Mục tiêu ..............................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3 1.1. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu ................................................................3 1.1.1. Nguồn gốc của dê .....................................................................................3 1.1.2. Vị trí phân loại của dê ..............................................................................4 1.1.3. Một số đặc điểm sinh học của dê .............................................................5 1.1.4. Giới thiệu về dê Nản .................................................................................6 1.2. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới và ở Việt nam ........................................8 1.2.1. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới ........................................................8 1.2.2. Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam .........................................................9 1.2.3. Phương hướng phát triển chăn nuôi dê ở Việt Nam ...............................10 1.3. Cơ sở khoa học của đề tài ..............................................................................11 1.3.1. Khái niệm đa hình gen ............................................................................11 1.3.2. Gene POU1F1 ........................................................................................12 1.3.3. Đa hình gen và mối tương quan với các tính trạng sinh trưởng của dê .15 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.16 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................16 2.2. Dụng cụ, thiết bị và hóa chất nghiên cứu ......................................................16 2.2.1. Dụng cụ nghiên cứu................................................................................16 2.2.2. Thiết bị và hóa chất nghiên cứu .............................................................16
- iv 2.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................17 2.3.1. Nội dung 1 ..............................................................................................17 2.3.2. Nội dung 2 ..............................................................................................17 2.3.3. Nội dung 3 ..............................................................................................17 2.3.4. Nội dung 4 ..............................................................................................18 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................18 2.4.1. Nội dung 1 ..............................................................................................18 2.4.2. Nội dung 2 ..............................................................................................18 2.4.3. Nội dung 3 ..............................................................................................21 2.4.4. Nội dung 4 ..............................................................................................22 2.5. Các phương pháp xử lý số liệu ......................................................................22 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................23 3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái của dê địa phương Định Hóa ..........23 3.2. Kết quả phân tích đa hình chiều dài đoạn gene POU1F1 .............................24 3.2.1. Kết quả tách chiết ADN tổng số của một số mẫu dê địa phương Định Hóa....................................................................................................................24 3.2.2. Kết quả PCR khuếch đại gene POU1F1 bằng cặp mồi đặc hiệu............26 3.2.3. Kết quả Cắt đoạn gene POU1F1 bằng enzyme DdeI .............................27 3.3. Kết quả Phân tích mối tương quan đa hình di truyền gen POU1F1 liên quan đến tính trạng sinh trưởng của dê .........................................................................31 3.4. Kết quả giải trình tự và xác định sự sai khác di truyền giữa dê Nản Định Hóa và một số giống dê khác. ......................................................................................34 3.4.1. Kết quả giải trình tự gene POU1F1 ........................................................34 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................37 1. Kết luận .............................................................................................................39 2. Kiến nghị...........................................................................................................39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 40
- v DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ - Thuật ngữ viết tắt Nghĩa của từ - thật ngữ DNA: Deoxyribonucleic acid RNA: Ribonucleic acid PCR: Polymerase chain Reaction RFLP: Reaction Fragment Length Polymorphism DNA bp: Base paire Kb: Kilo base Taq: Thermus aquaticus Rpm: Revolutions Per Minute dNTP: Deoxyribonucleotide Triphosphate
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Số lượng Dê trên thế giới và các nước trên khu vực .................................. 8 Bảng 2.1: Danh mục các thiết bị ............................................................................... 16 Bảng 2.2: Danh mục hóa chất ................................................................................... 17 Bảng 2.3: Trình tự các cặp mồi sử dụng trong phản ứng PCR ................................. 20 Bảng 2.4:Thành phần của một phản ứng PCR .......................................................... 20 Bảng 2.5: Thành phẩn phản ứng cắt gene POU1F1 bằng enzyme DdeI .................. 21 Bảng 2.6: Vị trí cắt của enzyme giới hạn .................................................................. 21 Bảng 2.7: Tỷ lệ kiểu gene POU1F1 ở dê Nản........................................................... 21 Bảng 3.1. Kích thước một số chiều đo của dê địa Định Hóa .................................... 23 Bảng 3.2: Tỷ lệ kiểu gene POU1F1 ở dê Nản .......................................................... 29 Bảng 3.3: Sự khác nhau về tần số allele gene POU1F1 giữa các giống dê .............. 30 Bảng 3.4: Ảnh hưởng của đa hình gen POU1F1 đến sinh trưởng của dê địa phương Định Hóa .................................................................................. 31 Bảng 3.5: Ảnh hưởng của đa hình gen POU1F1 đến sinh trưởng của dê đực và dê cái địa phương Định Hóa ............................................................. 32
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Một số hình ảnh Dê ..................................................................................... 3 Hình 1.2: Tập tính ăn uống của Dê ............................................................................. 5 Hình 1.3: Dê Nản ở xã Bộc Nhiêu huyện Định Hóa ................................................... 7 Hình 1.4: sơ đồ mô phỏng các allele của gene POU1F1 .......................................... 13 Hình 1.5: Sơ đồ mô phỏng các kiểu gene của gene POU1F1 ................................... 14 Hình 1.6: Đoạn gene POU1F1 và vị trí cắt của enzyme DdeI .................................. 14 Hình 2.1: Chu kì nhiệt độ của phản ứng PCR khuyếch đại đoạn gene POU1F1...... 20 Hình 3.1: Kết quả tách chiết DNA tổng số 10 mẫu dê Nản ...................................... 24 Hình 3.2: Kết quả tách chiết DNA tổng số 15 mẫu dê Nản ...................................... 25 Hình 3.3: Kết quả tách chiết DNA tổng số 5 mẫu dê Nản ........................................ 25 Hình 3.3: Sản phẩm PCR khuyếch đại từ cặp mồi POU1F1 .................................... 26 Hình 3.4: Sản phẩm PCR khuyếch đại từ cặp mồi POU1F1 .................................... 26 Hình 3.5: Sản phẩm PCR khuyếch đại từ cặp mồi POU1F1 .................................... 27 Hình 3.6: Kết quả phân tích đa hình đoạn gene POU1F1 bằng enzyme DdeI ......... 27 Hình 3.7: Kết quả phân tích đa hình đoạn gene POU1F1 bằng enzyme DdeI ......... 28 Hình 3.8: Kết quả phân tích đa hình đoạn gene POU1F1 bằng enzyme DdeI ......... 28 Biểu đồ 1: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm các kiểu gene POU1F1 ..................................... 29 Biểu đồ 2: Biểu đồ tần số allele của gene POU1F1 .................................................. 30 Biểu đồ 3: Biểu đồ kết quả so sánh tần số allele gene POU1F1 giữa dê Nản và 2 loài dê Trung Quốc ............................................................................... 31 Biểu đồ 4: Biểu đồ khối lượng dê đực số 2,dê cái số 3 kiểu Gene D1D1 qua các giai đoạn tuổi (ss, 1, 3, 6, 12 tháng tuổi) ........................................... 33 Biểu đồ 5: Biểu đồ khối lượng nhóm dê đực số 1, dê cái số 12 kiểu Gene D1D2 qua các giai đoạn tuổi (ss, 1, 3, 6, 12) ............................................ 33
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Chăn nuôi dê là một ngành có vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc ở nước ta hiện nay, vì đó là một nguồn cung cấp thực phẩm với tỷ trọng tương đối cao và chất lượng tốt cho con người, là nguồn cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt và là nguồn cung cấp các sản phẩm phụ như sữa, da, mỡ, thịt... cho ngành công nghiệp chế biến khác.` Chăn nuôi dê ở Việt Nam đã có từ lâu đời nhưng chủ yếu theo phương thức nhỏ lẻ, không tập trung, quy mô hộ gia đình. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê năm 2000: Tổng đàn dê của cả nước là 525.000 con, trong đó chủ yếu là giống dê nuôi lấy thịt, phân bố chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Một trong số những giống dê địa phương được kể đến là giống dê Nản vùng núi đá huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Định Hóa là huyện miền núi phía tây bắc của tỉnh Thái Nguyên với địa hình chiếm phần lớn là đồi núi các dãy núi đá vôi hiểm trở, rất phù hợp với việc chăn thả dê, đặc biệt là với dê Cỏ. Chính vì thế ở huyện Định Hóa hay nói chính xác hơn là khu vực quanh dãy núi Nản ở đây người dân đã có truyền thống lâu đời về chăn nuôi dê, nên ở đây đã hình thành giống dê Nản mang thương hiệu riêng của khu vực. Về giá trị thương phẩm, chất lượng thịt dê Nản tốt, thơm ngon, tỷ lệ nạc cao, giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng Cholesterol thấp, tốt cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên hiện nay số lượng dê Nản thuần chủng hiện đang giảm mạnh xuống mức đáng lo ngại, do vậy cần có những biện pháp để cải thiện nguồn gene sinh trưởng, sinh sản và phát triển loài dê này nhằm mục đích bảo tồn cũng như phát triển quy mô chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Trên thế giới hiện đã có rất nhiều nghiên cứu về việc chọn lọc giống vật nuôi bằng chỉ thị phân tử. Trong đó có các nghiên cứu về gene POU1F1 đã chỉ ra tính tương quan mật thiết giữa các gene này với mức độ sinh trưởng và phát triển của loài dê cũng như các loài động vật có vú khác.
- 2 Xuất phát từ vấn đề thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu mối tương quan đa hình di truyền của gene POU1F1 đến tính trạng sinh trưởng của Dê Nản Định Hóa bằng phương pháp PCR- RFLP” 2. Mục tiêu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích đa hình di truyền gene POU1F1 của dê Nản Định Hóa. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá đặc điểm hình thái của dê Nản Định Hóa - Phân tích đa hình chiều dài đoạn gene POU1F1 trên dê Nản. - Phân tích mối tương quan giữa gene POU1F1 với tính trạng sinh trưởng của dê Nản Định Hóa. - Giải trình tự gene POU1F1 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Đánh giá được đa hình kiểu gene POU1F1 của dê Nản Định Hóa. - Đánh giá được mối tương quan giữa gene POU1F1 với tính trạng sinh trưởng của dê Nản Định Hóa. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả phân tích đa hình di truyền sẽ tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo sau đó nhằm ứng dụng các kĩ thuật – công nghệ hiện đại, tiên tiến vào công tác chọn lọc giống vật nuôi có khả năng đem lại giá trị lợi nhuận kinh tế cao, duy trì giống thuần chủng, phục vụ nhu cầu thị trường và phát triển kinh tế của khu vực cũng như trên toàn quốc.
- 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu 1.1.1. Nguồn gốc của dê Dê là một trong những loài động vật được thuần hóa từ rất lâu đời và được con người nuôi cách đây hơn hai vạn năm, trong đó các nước Trung Đông, Ấn Độ nuôi từ rất sớm. Các tác giả Trần Kiên và cs. (1995) cho rằng dê được thuần hóa từ 3 trung tâm. - Trung tâm cổ nhất là trung tâm Cận Á - Ấn Độ, giống dê ở đây giống với dê sừng xoắn (Capra Falconeri) hiện còn sống ở miền tây Hymalaya, Kasơmia, Afganistan, loài dê này có sừng xoắn lên trên. - Trung tâm Cận Á có giống dê với nguồn gốc từ loài dê rừng (Capra Aegagrus), hiện còn sống ở miền Tây Ấn Độ, Cáp Ca, Tiểu Á và quần đảo Hy Lạp. Loài này có sừng dẹp xuôi xuống 2 bên vai và cong về phía sau. - Trung tâm Đông Nam Á là trung tâm mới nhất, việc nuôi dê bắt đầu từ thời kỳ đồ đồng. Nơi đây là nguồn gốc của các loài dê núi (Capra Prisca). Sừng của loài dê này cong về phía sau, đi sang hai bên và hơi xoắn một chút. Giống dê này sau khi được thuần hóa thì được nuôi phổ biến ở Châu Âu, Châu Á và Châu Phi [2]. Hình 1.1: Một số hình ảnh Dê
- 4 Theo một số tài liệu khác, dê nhà đã xuất hiện khoảng 6 – 7 nghìn năm trước Công nguyên. Khó xác định chính xác thời điểm mà con người thuần dưỡng loài dê và chỉ có thể cho rằng sự thuần dưỡng dê đã xảy ra ở vùng Tây Á hoặc quanh vùng này. Phần lớn những dê rừng này có bộ lông đen, có lông dài ở khuỷu chân, từ đây dê được nuôi phổ biến sang các vùng. Việc nghiên cứu nguồn gốc của dê, ngoài ý nghĩa về lý luận còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Bởi vì sự hiểu biết về những biến đổi lịch sử của động vật sẽ giúp cho việc sử dụng các cá thể hoang dã đã thuần hóa để lai khác loài và tạo ra những giống mới phù hợp với yêu cầu của thực tiễn sản xuất hơn [1]. Nhiều nhà khoa học ở các nước khác nhau đã nghiên cứu về nguồn gốc của dê nhà, tuy còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng đại đa số các nhà khoa học cho rằng dê là một trong những loại vật nuôi được thuần hóa sớm nhất. Người ta cho rằng dê nhà ngày nay (Capra hircus) có nhiều nguồn gốc khác nhau. Tổ tiên trực tiếp của dê nhà gồm 2 nhóm dê rừng chính: + Dê rừng Bezoar (Capra aegagrus) được tìm thấy ở Iran và các nước vùng tiểu Á, là tổ liên của phần lớn dê nhà đang được nuôi ở châu Á và châu Âu. Nó được coi là nhóm tổ tiên thứ nhất của dê nhà. Dê thuộc nhóm này có sừng thẳng nhưng xoắn vặn. + Dê rừng Markhor (Capra Falconeri), nhóm này có sừng cong vặn về phía sau và được coi là nhóm tổ tiên thứ 2 của dê nhà, còn thấy ở vùng núi Hymalaya và đang được nuôi nhiều ở hai bên sườn phía Đông là Tây của dãy núi này. Nhóm Markhor phân bố ở Afghanistan và vùng Kashimir – Karakorum. Hiện nay, người ta thấy rằng khu vực nuôi dê lâu đời nhất là các nước Trung Đông, sau đó đến Ấn Độ và Ai Cập, tiếp đến là các nước châu Âu, châu Á và châu Phi. Khu vực nuôi dê mới nhất là Đông Nam Á [6]. 1.1.2. Vị trí phân loại của dê Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng dê nhà có tên khoa học là: Caprahicus. Về phân loại động vật học, dê thuộc giới động vật (Animalia), ngành động vật có dây sống (Chordata), phân ngành động vật có xương sống (Vertebrata), lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), họ trâu bò (bovidae), họ phụ dê cừu (capra rovanae), thuộc loài dê (Capra) [6].
- 5 Tuy con dê được xếp cùng trong họ phụ dê cừu nhưng nó khác hẳn cừu không chỉ ở ngoại hình, mà dê còn khác về tập tính hoạt động như thích leo trèo núi đá, ăn được rất nhiều loại lá cây mà trâu bò không ăn được. Dê là con vật hiếu động, dễ dàng di chuyển và có thể sử dụng những diện tích đồng cỏ rộng, bởi vậy nhiều nước nuôi dê chủ yếu theo phương pháp chăn thả trên đồng cỏ [4]. 1.1.3. Một số đặc điểm sinh học của dê 1.1.3.1. Đặc điểm ngoại hình Quan sát đặc điểm ngoại hình cho thấy cơ thể dê có góc cạnh, có râu ở các con đực và con cái. Sừng dê có 2 gốc sừng sần sát nhau và liền choãi ra, mặt cắt ngang sừng dê có hình tam giác. Lông của dê có nhiều màu khác nhau và rất đa dạng: màu trắng, đen, xám, ánh nâu, khoang…[6] 1.1.3.2. Tập tính sinh hoạt của dê + Tập tính ăn uống: Dê khác hẳn cừu về tiếng kêu cũng như về tập tính sinh hoạt. Dê thường tập trung ăn uống thành bầy nhỏ lẻ, ưa những vùng có núi đá cao, khô ráo, thích ăn những loại thức ăn có hoa cành lá và các cây lùn, cây bụi, cây họ đậu thân gỗ...Dê rất nhanh nhẹn và hiếu động, chúng di chuyển rất nhanh khi ăn xung quanh cây.. Dê thích ăn lá cây ở độ cao 0,2 – 1,2m, chúng có thể đứng rất lâu để bứt lá [6]. Hình 1.2: Tập tính ăn uống của Dê
- 6 Dê thường chọn loại thức ăn nào mà chúng thích ăn nhất, không ăn lại thức ăn rơi vãi của trâu bò. Chúng có thể ăn lượng thức ăn bằng từ 2 – 4% khối lượng cơ thể chúng. + Tính nết của Dê Dê là con vật có tính khí thất thường, hiếu động, ương bướng và cũng rất khôn ngoan. Dê rất phàm ăn nhưng luôn tìm thức ăn mới. Dê leo chèo rất giỏi và ưa mạo hiểm. Dê chọi nhau rất hăng không chỉ ở con đực mà còn ở cả con cái, chúng thường dùng sừng húc vào mặt hoặc bụng đối thủ. + Tập tính bầy đàn Dê thường sống tập chung thành bầy đàn, mỗi con có một vị trí riêng trong đàn, con có vị trí thấp phải phục tùng con có vị trí cao hơn. Trong đàn, con đầu đàn sẽ dẫn đầu khi ăn. Chúng thích ngủ nghỉ trên những mô đất hoặc đá phẳng [3]. 1.1.4. Giới thiệu về dê Nản Dê Nản là giống dê địa phương được nuôi ở vùng núi đá thuộc các xã ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên (thường gọi là Nản đa). Dãy núi đá này dài trên 20 km, cao từ 50m đến trên 200m qua 3 xã ( Kim Phượng, Phượng Tiến, Trung Hội), thị trấn . Dê Nản thường leo trèo kiếm ăn tận sườn núi Nản, bám cả vào vách đá, hẻm núi, đồi thấp, nơi đang có nhiều cây thuốc và cả các loại cây xanh dưới chân núi. Một trong những vấn đề hạn chế cơ bản của dê Nản là sinh trưởng và tầm vóc. Đã có nhiều giải pháp đưa ra để cải tạo sinh trưởng và tầm vóc của dê Nản, trong đó chủ yếu là cho lai với dê ngoại. Phương pháp này đã đem lại những hiệu quả tích cực trong cải tạo về tầm vóc của dê, tuy nhiên lại dẫn đến một số vấn đề đó là chất lượng thịt và khả năng thích nghi với điều kiện của địa phương. Hiện nay, việc chọn giống dựa trên chỉ thị sinh học phân tử nhằm nâng cao hiệu quả chọn lọc ngay từ giai đoạn sơ sinh đã và đang mở ra những triển vọng mới, góp phần quyết định sớm tiềm năng của con vật và giữ lại được những đặc điểm quý vốn có. + Đặc điểm ngoại hình: Một số đặc điểm cơ bản của dê Nản Định Hóa qua khảo sát ban đầu cho thấy, về ngoại hình dê Nản có màu lông khá đa dạng. Tầm vóc nhỏ, mắn đẻ, nhưng số
- 7 con đẻ ra/lứa lại thấp, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa không cao bằng những giống dê khác. Theo khảo sát ban đầu dê Nản có thân hình thấp nhỏ so với các giống dê ngoại nhập. Khối lượng cơ thể sơ sinh khoảng 1,7-1,9 kg. Dê Nản trưởng thành chỉ đạt từ 25 -30 kg/con. Tính trung bình thì dê đực nặng khoảng 25 kg, và dê cái nặng khoảng 20 kg. Dê Nản có đầu to, đôi tai nhỏ, ngắn và dựng đứng lên, cặp sừng cũng ngắn, sắc lông màu trắng hoặc đen, có con khoang trắng đen hoặc màu cánh gián, cổ ngắn có bờm và có râu cằm. Hình 1.3 là hình ảnh của dê Nản được chụp tại xã Bộc Nhiêu huyện Định Hóa. Hình 1.3: Dê Nản ở xã Bộc Nhiêu huyện Định Hóa + Chế độ ăn uống Qua quan sát ban đầu Dê Nản ăn nhiều loại cỏ, lá và cành non của nhiều loại cây đặc biệt là cây họ đậu, các loại củ quả và hạt ngũ cốc, các phụ phẩm nông nghiệp. Người ta nuôi dê Nản theo phương thức chăn thả trên núi vào ban ngày, nhốt vào chuồng từ chiều tối. Mỗi ngày cho mỗi con dê ăn thêm khi đã về chuồng 1 – 2 kg cỏ non và lá cây họ đậu, 200 - 300g thức ăn tổng hợp (cám gạo, bột ngô, bột săn, bột đậu tượng trộn với một chút muối). Đối với dê cái đang chửa thì tăng 1,5 lần, dê cái đang nuôi con thì tăng gấp 2 - 3 lần lượng thức ăn thêm đó. Mỗi con dê đực giống mỗi ngày cho ăn khoảng 3,5 - 4,0 kg lá cỏ tươi, 1 - 1,5 kg lá ngô hoặc lá đậu hoặc lá những cây họ đậu khác giàu chất đạm và 0,3 - 0,4 kg thức ăn tinh.
- 8 +Tập tính sinh sản: Dê Nản thành thục sớm, tuổi phối giống lần đầu 6-7 tháng, đẻ 1,4 lứa/năm và 1,3 con/lứa, khoảng 2 năm đẻ 3 lứa, mỗi lứa 1-2 con. Dê cái mang thai trung bình từ 145 - 155 ngày là đẻ. Dê con lúc mới đẻ đến khi cai sữa mất khoảng 3 tháng. Dê cái non phải đạt 7 tháng tuổi và có trọng lượng xấp xỉ 24 kg mới cho phối giống lần đầu 1.2. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới và ở Việt nam 1.2.1. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới Theo số liệu thống kê của FAO – năm 2004, số lượng dê trong một số năm gần đây như sau: Số lượng dê trên thế giới và các khu vực từ năm 2001 – 2003 Bảng 1.1: Số lượng Dê trên thế giới và các nước trên khu vực (Đơn vị tính: con) Năm 2001 2002 2003 Khu vực 1. Toàn thế giới 73.175.842 750.390.679 764.510.558 2. Phân bố theo nhóm nước Các nước phát triển 30.998.608 31.490.117 31.649.683 Các nước đang phát triển 706.177.234 718.849.562 732.860.875 3. Phân bố theo châu lục Châu Á 464.344.462 474.179.766 487.588.456 Châu Âu 18.199.686 18.179.413 18.425.226 Châu Phi 217.614.386 219.399.142 219.736.486 Châu Mỹ La Tinh và Caribe 34.804.839 36.496.508 35.713.150 Số liệu trên cho thấy, số lượng dê của thế giới tăng dần qua các năm và đến năm 2003 đạt 764.510.558 con. Trong đó đàn dê tập chung chủ yếu ở các nước đang phát triển với số lượng 732.860.875 con (chiếm 95,86%) và được nuôi nhiều ở Châu Á đạt 478.588.456 con (chiếm 63,78% tổng đàn dê của thế giới). Tiếp theo là Châu Phi có 219.736.486 con (chiếm 28,74% tổng số lượng dê trên thế giới). Châu
- 9 Mỹ và Caribe có số lượng dê đứng thứ 3 (36.713.150 con – chiếm 4,8% tổng số lượng dê trên thế giới). Số liệu trên cũng cho thấy, chăn nuôi dê tập chung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Ở các nước đang phát triển, mặc dù có số lượng dê ít hơn nhưng chăn nuôi với quy mô đàn lớn hơn, sử dụng phương thức nuôi tiên tiến với mục đích lấy sữa, làm phomat, do có hiệu quả kinh tế cao [2]. 1.2.2. Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam Ở Việt Nam, nghề chăn nuôi dê đã có từ rất lâu đời nhưng chủ yếu theo phương thức quảng canh, tự cung tự cấp. Tới năm 2000, theo số liệu của cục thống kê: Tổng đàn dê của cả nước là 525.000 con, trong đó chủ yếu là giống dê Cỏ (dê địa phương), được phân bố tập trung ở các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc. Riêng đàn dê ở miền Bắc chiếm 72,5% tổng đàn, miền Nam chỉ chiếm 27,5%. Đàn dê của các tỉnh vùng núi phía Bắc chiếm 67% tổng đàn dê của miên Bắc và 48% tổng đàn dê cả nước. Theo số liệu thống kê của FAO năm 2003, tổng đàn dê cả nước ta là 780.354 con, đã sản xuất ra được 6000 tấn thịt, tuy nhiên sản lượng sữa thấp và chỉ đạt 120 khoảng tấn. Nhiều năm qua, ngành chăn nuôi dê của nước ta chưa được quan tâm, chú ý. Người dân chăn nuôi dê chủ yếu theo phương thức quảng canh, tận đụng các bãi chăn thả, thiếu kiến thức kỹ thuật. Giống dê chủ yếu là giống dê cỏ địa phương nuôi lấy thịt, có nhiều màu sắc lông khác nhau và bị pha tạp nhiều, dê có tầm vóc bé, hiệu suất chuyển hóa thức ăn thấp, hiện tượng suy thoái cận huyết cao, nuôi dưỡng kém, bệnh tật phát sinh nhiều. Ở một số nơi tỷ lệ chết của dê con từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi khá cao, lên đến 40 % tổng số dê sinh ra [6]. Từ năm 1993, Nhà nước bắt đầu giao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê trong cả nước do Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây thuộc Viện Chăn Nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Từ đó đến nay nhiều công trình nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi dê về giống, thức ăn, thú y, chế biến sản phẩm đã được tiến hành và thu dược những kết quả bước đầu rất tốt.
- 10 Với các chương trình nghiên cứu và đầu tư phát triển của Nhà nước như trên, trong 10 năm qua ngành chăn nuôi dê nước ta đã có được nhũng bước phát triển mạnh. Đặc biệt là việc thành lập Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ [8]. * Những thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi dê ở Việt Nam: + Thuận lợi: - Nước ta có 9 triệu ha đồi trọc, núi đá, là nơi cây quán mộc phát triển rất thích hợp cho việc chăn nuôi dê. - Điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta thích hợp cho cây cối phát triển quanh năm, đây là điều kiện tốt để phát triển chăn nuôi dê lấy thịt và sữa. - Hiện tại thị trường tiêu thụ sản phẩm từ dê đang trên đà phát triển. - Vốn đầu tư cho chăn nuôi dê không lớn, tốc độ qay vòng vốn lại cao. - Nuôi dê ít gặp được các rủi do bệnh dịch so với các loại vật nuôi khác. + Khó khăn: - Do bản năng hoang dã, nghịch ngơm, ăn nhiều loại lá cây khác nhau nên dê hay phá phách mùa màng, hoa màu, vì vậy ở vùng đồng bằng thường rất khó phát triển chăn nuôi dê. - Do phương thức chăn nuôi quảng canh, chăn nuôi dê chưa được đầu tư đúng mức vì vậy tốc độ tăng trưởng thấp. Ở những nơi bãi chăn thả hẹp đàn dê không phát triển được. - Thị trường mua bán dê giống, dê thịt còn hạn hẹp. - Kỹ thuật chăn nuôi dê còn chưa phổ biến rộng rãi, nhất là dê nuôi lấy sữa còn là điều mới mẻ với người dân. - Chăn nuôi dê cũng làm cho môi trường bị ô nhiễm nếu như người dân không biết cách xử lý môi trường, do đó ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người [2]. 1.2.3. Phương hướng phát triển chăn nuôi dê ở Việt Nam - Tập trung khai thác có hiệu quả các bãi chăn thả tự nhiên, diện tích đất trống đồi núi trọc, núi đá, ven rừng, khu vực ngoại ô thành phố để phát triển đàn dê theo hướng hàng hóa.
- 11 - Chú trọng bảo vệ môi trường, tu bổ rừng, bảo vệ và khai thác rừng có kế hoạch, đẩy mạnh kinh tế rừng vườn, tiếp tục cải thiện đời sống – văn hóa xã hội cho nhân dân. - Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi dê ở khu vực hộ gia đình, mở rộng hình thức liên doanh, khuyến khích phát triển trang trại nuôi dê ở các hộ có quy mô đàn lớn, có kinh nghiệm chăn nuôi và có cơ sở vật chất kỹ thuật. - Nâng cao chất lượng và số lượng đàn dê bằng cách: + Chọn lọc đàn cái nền và đực giống tốt tại các địa phương để nhân giống, tránh đồng huyết, tạo đàn cái nền để lai tạo nâng cao tầm vóc và khả năng sản xuất đàn dê trong nước. + Nhập những giống tốt của các nước theo hai hình thức: nhập tinh đông lạnh và con giống theo hướng sản xuất sữa, thịt. Nuôi thích nghi nhân thuần và từng bước tiến hành lai tạo với các giống dê trong nước để nâng cao khả năng sán xuất ra sữa, thịt và tạo ra giống dê mới. Khuyến khích người chăn nuôi phát triển nuôi dê sữa, kết hợp nuôi kinh doanh dê thịt cung cấp sản phẩm cho thị trường trong và ngoài nước, cùng với việc tự sản xuất giống dê tại các vùng để cung cấp đủ cho nông dân. - Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho người chăn nuôi, dần dần chuyển từ phương thức chăn thả tự do quảng canh sang phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và công nghiệp. 1.3. Cơ sở khoa học của đề tài 1.3.1. Khái niệm đa hình gen Đa hình gene do alen quyết định, gene có nhiều alen thì tính đa hình càng cao. Gregor Mendel (1856) định nghĩa alen như sau: “Alen là các dạng khác nhau của một gene cùng quy định một tính trạng”. Từ sau năm 1925, sau khi Mogan thành công trong việc lập bản đồ di truyền của ruồi giấm, thì alen được định nghĩa lại như sau: “Alen là các dạng khác nhau của cùng một gene định vị trên một locus của cùng một nhiễm sắc thể cùng quy định cùng một tính trạng nào đó ở cơ thể sinh vật”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ công nghệ thông tin: Ứng dụng mạng Nơron trong bài toán xác định lộ trình cho Robot
88 p | 702 | 147
-
Luận văn thạc sĩ Công nghệ Sinh học: Nghiên cứu mối quan hệ di truyền của một số giống ngô (Zea maysL.) bằng chỉ thị RAPD
89 p | 294 | 73
-
Luận văn thạc sĩ Công nghệ Sinh học: Nghiên cứu ảnh hưởng bổ sung tế bào và hormone lên sự phát triển của phôi lợn thụ tinh ống nghiệm
67 p | 277 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Xây dựng web ngữ nghĩa cho việc tra cứu thông tin web du lịch đồng bằng sông Cửu Long
115 p | 61 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Xây dựng tính năng cảnh báo tấn công trên mã nguồn mở
72 p | 61 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu xác định một số trình tự ADN mã vạch và nhân giống cây Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium (Osb.) Merr.) bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro
95 p | 30 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu nhân giống một số dòng Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro
91 p | 30 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu đa dạng di truyền loài Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre) ở rừng nhiệt đới Đông Nam Bộ
73 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Phương pháp phân vùng phân cấp trong khai thác tập phổ biến
69 p | 46 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Ứng dụng Gis phục vụ công tác quản lý cầu tại TP. Hồ Chí Minh
96 p | 46 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ sinh học: Nhân giống cây Tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq) bằng phương pháp nuôi cấy in vitro
75 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ sinh học: Xây dựng cơ sở dữ liệu ADN mã vạch và nhân giống Dây thìa canh (Gymnema sylvestre) bằng phương pháp nuôi cấy in vitro
73 p | 32 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Khai thác Top-rank K cho tập đánh trọng trên cơ sở dữ liệu có trọng số
64 p | 48 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Khai thác tập mục lợi ích cao bảo toàn tính riêng tư
65 p | 46 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Khai thác luật phân lớp kết hợp trên cơ sở dữ liệu được cập nhật
60 p | 46 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Khai thác mẫu tuần tự nén
59 p | 30 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Sử dụng cây quyết định để phân loại dữ liệu nhiễu
70 p | 40 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu và ứng dụng Hadoop để khai thác tập phổ biến
114 p | 46 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn