ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ<br />
<br />
NGUYỄN DUY TÂN<br />
<br />
NGHIÊN CỨU GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN<br />
TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO MẠNG SENSOR<br />
Chuyên ngành: Truyền Dữ liệu và Mạng Máy tính<br />
Mã số: 62.48.15.01<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN<br />
<br />
Hà Nội – 2017<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Công nghệ,<br />
Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đình Việt<br />
<br />
Phản biện: ...........................................................................<br />
..............................................................................<br />
Phản biện: ...........................................................................<br />
..............................................................................<br />
Phản biện: ...........................................................................<br />
..............................................................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc<br />
gia chấm luận án tiến sĩ họp tại .................................................<br />
vào hồi<br />
<br />
giờ<br />
<br />
ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
-<br />
<br />
Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà<br />
Nội<br />
<br />
Chương 1: MỞ ĐẦU<br />
<br />
1.1. Mạng cảm biến không dây<br />
Các nút cảm biến không dây có kích thước nhỏ, giá thành thấp,<br />
có khả năng cảm biến, thu thập, xử lý và truyền tải thông tin qua<br />
Internet đến người dùng. Mạng cảm biến không dây WSN bao<br />
gồm nhiều nút cảm biến được triển khai dày đặc, ngẫu nhiên trên<br />
một vùng rộng lớn tạo thành mạng tự tổ chức.<br />
1.2. Các ứng dụng điển hình của mạng cảm biến không dây<br />
Mạng cảm biến không dây có thể được ứng dụng trong nhiều<br />
lĩnh vực khác nhau như: Môi trường, nông nghiệp, y tế, giao<br />
thông, quốc phòng, v.v.<br />
1.3. Các phương pháp định tuyến trong mạng cảm biến<br />
không dây<br />
Do kiến trúc vật lý, các nút cảm biến bị hạn chế về tài nguyên<br />
cho nên chúng ta không thể áp dụng các thuật toán định tuyến<br />
dựa trên tô-pô vào mạng cảm biến không dây. Những năm gần<br />
đây, một hướng tiếp cận hoàn toàn khác cho vấn đề định tuyến<br />
tiết kiệm năng lượng trong mạng cảm biến không dây là tổ chức<br />
mạng thành các cụm, mỗi cụm bầu ra một nút cụm trưởng (CH).<br />
Nút CH chịu trách nhiệm điều khiển, duy trì các hoạt động cụm<br />
và mạng. Phương pháp này đóng một vai trò quan trọng trong<br />
việc đạt được các mục tiêu thiết kế sau khi đưa mạng cảm biến<br />
không dây vào hoạt động.<br />
1.4. Vấn đề được giải quyết và mục tiêu của luận án<br />
Phân cụm và định tuyến phân cụm cho hiệu quả về năng lượng<br />
đã và đang được nghiên cứu, triển khai và ứng dụng mạng cảm<br />
1<br />
<br />
biến không dây vào thực tế. Trong luận án này, các vấn đề sau<br />
đây thuộc bài toán nêu trên được quan tâm giải quyết:<br />
Định tuyến phân cụm cho hiệu quả năng lượng: Đề xuất cải<br />
tiến một thuật toán định tuyến phân cụm để nâng cao hiệu quả sử<br />
dụng năng lượng.<br />
Định tuyến phân cụm dựa trên chuỗi: Đề xuất cải tiến thuật<br />
toán định tuyến phân cụm dựa trên chuỗi, kết hợp với việc tổng<br />
hợp dữ liệu ở các nút dọc theo chuỗi cho hiệu quả sử dụng năng<br />
lượng và đề xuất cải tiến một lược đồ xây dựng cụm (cung)<br />
chuỗi cho hiệu quả năng lượng trong mạng hỗn hợp.<br />
Định tuyến phân cụm dựa trên cây tối thiểu: Đề xuất cải tiến<br />
thuật toán định tuyến phân cụm dựa trên cây tối thiểu kết hợp<br />
với tổng hợp dữ liệu hoặc lập lịch ngủ cho hiệu quả sử dụng<br />
năng lượng cao.<br />
1.5. Nội dung luận án<br />
Luận án được trình bày trong năm chương:<br />
− Chương 1 đặt vấn đề; phát biểu bài toán và mục tiêu của<br />
luận án, tóm tắt nội dung và những đóng góp chính của<br />
luận án.<br />
− Chương 2 trình bày kết quả nghiên cứu tổng quan về định<br />
tuyến có thứ bậc (phân bậc), các công trình liên quan đến<br />
bài toán định tuyến tiết kiệm năng lượng một cách tóm tắt.<br />
− Chương 3 trình bày đề xuất thuật toán cải tiến giao thức<br />
định tuyến phân cụm phân tán dựa trên việc xem xét đến<br />
năng lượng còn lại trung bình và khoảng cách từ nút ứng<br />
viên đến BS trước khi chọn làm CH.<br />
− Chương 4 trình bày hai đề xuất cải tiến thuật toán định<br />
tuyến phân cụm dựa trên xây dựng chuỗi dài kết hợp với<br />
2<br />
<br />
tổng hợp, nén dữ liệu và xây dựng cụm (cung) chuỗi nhằm<br />
nâng cao hiệu quả tiêu thụ năng lượng trong mạng cảm<br />
biến không dây.<br />
− Chương 5 trình bày hai thuật toán định tuyến dựa trên xây<br />
dựng cây tối thiểu được chúng tôi đề xuất cải tiến nhằm<br />
nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, kết hợp với tổng<br />
hợp dữ liệu hay lập lịch ngủ cho các nút có hiệu quả rõ rệt<br />
thông qua các kết quả mô phỏng.<br />
− Phần kết luận tổng kết các kết quả đạt được của luận án và<br />
giới thiệu một số hướng nghiên cứu mở rộng tiếp theo.<br />
1.6. Đóng góp của luận án<br />
Những đóng góp chính của luận án bao gồm:<br />
- Đề xuất cải tiến giao thức định tuyến phân cụm phân tán dựa<br />
trên tiêu chuẩn bầu chọn nút cụm trưởng có xem xét đến năng<br />
lượng còn lại trung bình và khoảng cách từ nút ứng viên đến BS,<br />
thuật toán có thể làm việc tốt trên các mạng cảm biến đồng nhất.<br />
- Đề xuất cải tiến một lược đồ xây dựng cung (cụm) chuỗi cho<br />
hiệu quả năng lượng có tên SCBC, ứng dụng cho mạng cảm biến<br />
không dây không đồng nhất.<br />
- Đề xuất cải tiến thuật toán định tuyến dựa trên chuỗi dài, kết<br />
hợp với việc tổng hợp, nén dữ liệu ở các nút dọc theo chuỗi cho<br />
hiệu quả sử dụng năng lượng.<br />
- Đề xuất cải tiến thuật toán định tuyến cho hiệu quả năng lượng<br />
dựa trên xây dựng cây khung nhỏ nhất kết hợp với tổng hợp, nén<br />
dữ liệu theo mô hình cây phân cấp có tên (DFTBC).<br />
- Đề xuất cải tiến thuật toán định tuyến cho hiệu quả năng lượng<br />
dựa trên xây dựng cây khung nhỏ nhất kết hợp với lập lịch ngủ<br />
có tên (SSTBC).<br />
3<br />
<br />