Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu phương pháp luận xây dựng quy trình giám quản kiến trúc tổng thể, đề xuất khung giám quản kiến trúc tổng thể tại tổng cục thống kê
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu một số phương pháp luận xây dựng Kiến trúc tổng thể, khảo sát kiến trúc tổng thể tại TCTK và đề xuất một khung giám quản kiến trúc tổng thể và CNTT của TCTK.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu phương pháp luận xây dựng quy trình giám quản kiến trúc tổng thể, đề xuất khung giám quản kiến trúc tổng thể tại tổng cục thống kê
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CAO QUANG THÀNH NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG QUY TRÌNH GIÁM QUẢN KIẾN TRÚC TỔNG THỂ, ĐỀ XUẤT KHUNG GIÁM QUẢN KIẾN TRÚC TỔNG THỂ TẠI TỔNG CỤC THỐNG KÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Hà Nội - 2016
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CAO QUANG THÀNH NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG QUY TRÌNH GIÁM QUẢN KIẾN TRÚC TỔNG THỂ, ĐỀ XUẤT KHUNG GIÁM QUẢN KIẾN TRÚC TỔNG THỂ TẠI TỔNG CỤC THỐNG KÊ Ngành: Công nghệ thông tin Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG PGS, TS. NGUYỄN ÁI VIỆT PGS, TS ĐỖ NĂNG TOÀN
- Hà Nội - 2016
- Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện bản luận văn này ngoài phần cố gắng của bản thân còn có sự đóng góp công sức của nhiều ngƣời: Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và các thầy cô Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội đặc biệt là các thầy cô trong Viện Công nghệ thông tin. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS, TS. Nguyễn Ái Việt đã định hƣớng chuyên môn, tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Lê Quang Minh đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Viện Công nghệ thông tin. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Trung tâm tin học Thống kê khu vực I nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ khó khăn và thƣờng xuyên động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng công trình nghiên cứu này còn nhiều thiếu sót rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy cô, các nhà chuyên môn để tôi tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên Cao Quang Thành Page | 4
- Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS, TS. Nguyễn Ái Việt. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2016 Tác giả Cao Quang Thành Page | 5
- Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................4 LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................5 MỤC LỤC ..............................................................................................................6 TÓM TẮT ..............................................................................................................8 DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT .................................................9 DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................10 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ..........................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 11 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài..........................................................11 1.2. Đối tƣợng nghiên cứu....................................................................................13 1.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................13 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................13 1.5. Dự kiến kết quả đạt đƣợc ..............................................................................14 CHƯƠNG II: KIẾN TRÚC TỔNG THỂ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ............................................................................................................................. 15 2.1. Tổng quan về Kiến trúc tổng thể ...................................................................15 2.1.1. Khái niệm cơ bản về Kiến trúc tổng thể ................................................... 15 2.1.2. Các kiến trúc thành phần của kiến trúc tổng thể ....................................... 16 2.2. Các phƣơng pháp luận xây dựng Kiến trúc tổng thể ở Việt Nam và trên thế giới 17 CHƯƠNG III: KIẾN TRÚC TỔNG THỂ CỦA TỔNG CỤC THỐNG KÊ VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ............................................................. 18 3.1. Hệ thống các văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển, ứng dụng CNTT 18 3.2 Thực trạng phát triển CNTT trong ngành thống kê Việt Nam ......................19 3.3 . Mô hình Kiến trúc tổng thể CNTT Thống kê của một số nƣớc trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam .............................................................................21 3.3.1. Kiến trúc CNTT thống kê của Úc ............................................................. 21 3.3.2. Kiến trúc CNTT thống kê của Thụy Điển................................................. 23 3.3.3. Kiến trúc CNTT thống kê của Hàn Quốc ................................................. 25 3.4. Tổng hợp kinh nghiệm về Kiến trúc tổng thể CNTT từ các nƣớc trên thế giới26 3.5. Khung Kiến trúc tổng thể và CNTT của TCTK ..................................27 3.5.1. Kiến trúc nghiệp vụ của TCTK ................................................................. 27 3.5.2. Ánh xạ Kiến trúc CNTT vào Kiến trúc Nghiệp vụ trong Khung EA . 30 Page | 6
- Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành 3.6. Mô hình Trƣởng Thành CNTT của TCTK ..........................................32 3.7. Định hƣớng phát triển của Kiến trúc tổng thể của TCTK ...................38 3.7.1. Sản xuất Thống kê Hƣớng Siêu dữ liệu .............................................. 38 3.7.2. Cơ sở dữ liệu logic tập trung ............................................................... 40 3.7.3. Thu thập dữ liệu đồng bộ .................................................................... 41 3.7.4. Phân tích và Mô hình hóa Thống kê Thông minh .............................. 41 3.7.5. Kiến trúc CNTT phát triển song hành cùng chiến lƣợc phát triển nghiệp vụ của TCTK ........................................................................................... 42 CHƯƠNG IV KHUNG GIÁM QUẢN VÀ ĐỀ XUẤT KHUNG GIÁM QUẢN KIẾN TRÚC TỔNG THỂ CHO TỔNG CỤC THỐNG KÊ VIỆT NAM .............. 43 4.1. Giám quản và Kiểm định EA và CNTT ..............................................43 4.2. Khung Giám quản EA và CNTT..........................................................43 4.3. Một số nghiên cứu liên quan về Giám quản EA .................................44 4.4. Mô hình Giám quản EA và CNTT Cổ điển .........................................45 4.4.1. Mô hình giám quản EA và CNTT ...................................................... 47 4.4.2. Tổng hợp Giám quản EA và CNTT: Mô hình Giám quản Linh hoạt 48 4.4.3. Kiểm định Giám quản CNTT.............................................................. 53 4.4.4. Đề xuất khung giám quản EA-CNTT cho TCTK ............................... 55 4.4.5. Các lợi ích mà Khung giám quản đề xuất mang lại ............................ 62 4.4.6. Đánh giá kết quả đạt đƣợc của Khung giám quản EA-CNTT đề xuất cho TCTK ............................................................................................................ 62 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN ................................................................................... 62 5.1. Kết luận .........................................................................................................62 5.2. Định hƣớng phát triển ...................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................64 Page | 7
- Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là nghiên cứu một số phƣơng pháp luận xây dựng Kiến trúc tổng thể, khảo sát kiến trúc tổng thể tại TCTK và đề xuất một khung giám quản kiến trúc tổng thể và CNTT của TCTK. Phần đầu của luận văn trình bày các khái niệm cơ bản về Kiến trúc Tổng thể và các phƣơng pháp xây dựng kiến trúc tổng thể đang đƣợc áp dụng ở Việt Nam và trên thế giới. Phần tiếp theo trình bày cơ sở pháp lý và sự cần thiết phải xây dựng của việc xây dựng kiến trúc tổng thể trong cơ quan tổ chức. Cụ thể hóa trong mô hình kiến trúc tổng thể của TCTK. Phần tiếp theo trình bày phân tích các vấn đề cần thiết phải xây dựng một khung giám quản EA và CNTT của TCTK; đề xuất một khung giám quản EA và CNTT của TCTK. Phần cuối cùng kết luận. Page | 8
- Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT Tên tiếng anh và viết tắt Giải thích Architecture Kiến trúc CNTT Công nghệ thông tin CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông EA - Enterprise Architecture Kiến trúc tổng thể Enterprise Xí nghiệp, Doanh nghiệp, Tổ chức, Cơ quan FEA - Federal Enterprise Architecture Kiến trúc tổng thể liên bang IRM - Information Resource Quản lý tài nguyên thông tin Management IT - Information Technology Công nghệ thông tin TCTK Tổng cục Thống kê Page | 9
- Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Cải thiện Năng lực CNTT của TCTK ............................................................37 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 3. 1: Mô hình ABS trong tƣơng lai ......................................................................23 Hình 3. 3: Chiến lƣợc dài hạn của Thụy Điển về Mô hình Lƣu trữ Dữ liệu ................24 Hình 3. 4: Kiến trúc CNTT Đề xuất của Thụy Điển hỗ trợ các Quy trình GSBPM ....24 Hình 3. 5: Hệ thống Thông tin Thống kê Chung của Hàn Quốc ..................................25 Hình 3. 6: Quy trình sản xuất Thông tin Thống kê của TCTK .....................................28 Hình 3. 7: Mô hình CORA............................................................................................29 Hình 3. 8: Mô hình CORA sửa đổi đã mô phỏng để phù hợp với Quy trình Sản xuất Thông tin Thống kê của TCTK .....................................................................................30 Hình 3. 9: Khung EA –Dóng hàng Kiến trúc CNTT vào Kiến trúc Nghiệp vụ ...........31 Hình 3. 10: Mô hình IO ................................................................................................33 Hình 3. 11: Mối quan hệ giữa việc Cải thiện Năng lực CNTT và Sáng tạo Giá trị của TCTK .............................................................................................................................34 Hình 3. 12: Bốn Cấp độ của việc Trƣởng thành về CNTT ...........................................34 Hình 3. 13: Bốn cấp độ Trƣởng thành CNTT về Hạ tầng, Sản xuất Nghiệp vụ và Nền Ứng dụng .......................................................................................................................36 Hình 3. 14: Quá trình trƣởng thành CNTT của TCTK trong giai đoạn hiện nay .........37 Hình 3. 15: Mô hình các chiến lƣợc phát triển nghiệp vụ và CNTT của TCTK ..........38 Hình 3. 16: Định hƣớng sản xuất số liệu thống kê siêu dữ liệu....................................39 Hình 3. 17: Mô hình xây dựng dữ liệu logic tập trung .................................................40 Hình 3. 18: Kiến trúc CNTT phát triển cùng chiến lƣợc nghiệp vụ .............................42 Hình 4. 1: Mô hình Giám quản CNTT.........................................................................46 Hình 4. 2: Mô hình Giám Quản EA và CNTT .............................................................47 Hình 4. 3: Mô hình Giám quản Linh Hoạt ....................................................................49 Hình 4. 4: Các vai trò Giám quản của EA và CNTT ....................................................50 Hình 4. 5: Khung giám quản EA đƣợc DTT đề xuất cho TCTK .................................56 Hình 4. 6: Khung giám quan EA-CNTT cho TCTK đề xuất........................................57 Page | 10
- Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành CHƢƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài Tuy công nghệ thông tin mới đƣợc đƣợc biết đến ở Việt Nam trong một vài thập kỷ qua. Nhƣng sự phát triển của nó có vài trò rất quan trọng trong sự phát triển của kinh tế - xã hội. Công nghệ thông tin đã đi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt trong ngành thống kê ở Việt Nam, nó có vai trò rất lớn để giảm thiểu các hoạt động thủ công nhƣ thu thập số liệu, tính toán,…vv. Các ứng dụng CNTT phát triển với tốc độ nhanh chóng và các yêu cầu của các ứng dụng thực tế ngày càng phức tạp, khó điều hành, mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin ngày một kém đi dẫn tới hiệu quả mang lại chƣa cao. Hiện tại, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong đó có một nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do ứng dụng CNTT đôi khi chƣa đƣợc xem trọng đúng mức, hầu hết các hệ thống đƣợc xây dựng một cách tự phát, đầu tƣ chắp vá, thiếu tính đồng bộ, nguồn lực, kỹ năng và nhận thức về CNTT chƣa cao, chƣa đủ năng lực để tiếp thu các phƣơng tiện kỹ thuật, phƣơng pháp làm việc mới hiện đại và quan trọng hơn cả đó là thiếu chiến lƣợc phát triển, thiếu công cụ để hoạch định, quản trị kiến trúc. Đặc biệt là các hệ thống chƣa đƣợc xem xét kỹ lƣỡng ngay từ ban đầu thiết kê. Kiến trúc Tổng thể (Enterprise Architecture - EA) ra đời là một công cụ quản lý hữu hiệu giúp cho cơ quan, tổ chức doanh nghiệp đồng bộ hóa CNTT với nghiệp vụ. Nó quy định mối quan hệ và mối tƣơng tác về tích hợp giữa nghiệp vụ và hạ tầng CNTT của từng ngành. Nó mang lại sức mạnh tổng hợp từ các nguồn lực và các nhóm chức năng khác nhau trong nội bộ tổ chức và mang lại hiệu quả cao nhất với mục tiêu mình đặt ra. Kiến trúc tổng thể giúp tổ chức nhận biết mình đang ở đâu, mong muốn phát triển tới mức nào, hiện trạng mình đã có những gì và còn thiếu gì? Kiến trúc các tầng tổng thể chỉ ra các dự án đã và đang cũng nhƣ cần triển khai trong thời gian tới, để từng bƣớc hoàn thiện và đồng bộ sự phát triển của CNTT và các chiến lƣợc phát triển của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Khi có một kiến trúc tổng thể tốt thì sẽ khắc phục đƣợc các dự án phát triển CNTT khỏi cách làm tạm thời, chắp vá, khắc phục vấn đề đầu tƣ chồng chéo, lặp đi lặp lại gây lãng phí, rút ngắn quy trình và xây dựng đƣợc chuẩn để các dự án phối hợp với nhau đƣợc tốt hơn. Kiến trúc tổng thể đã đƣợc áp dụng phổ biến ở các nƣớc phát triển và đạt đƣợc nhiều thành công trong nhiều ngành, lĩnh vực. Ở Việt Nam, những Page | 11
- Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành năm gần đây một số Bộ, Ban, Ngành,…, điển hình nhƣ Quốc hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Cục Thống kê, Bộ Kế hoạch đầu tƣ…nhanh chóng nắm bắt đƣợc xu thế đã áp dụng các khung kiến trúc vào việc xây dựng kiến trúc CNTT tổng thể cho đơn vị mình. Đối với ngành giáo dục nói chung và đối với các trƣờng đại học, viện nghiên cứu nói riêng, việc ứng dụng CNTT tạo ra các công cụ quản lý, trên cơ sở đổi mới phƣơng thức tổ chức và quản lý đào tạo là chƣa nhiều. Các dự án về CNTT thƣờng chỉ làm ở một bƣớc một khâu hoặc một giai đoạn nhƣ xây dựng các phần mềm quản lý đào tạo (cổng thông tin tuyển sinh, phần mềm quản lý chƣơng trình đào tạo, quản lý điểm, quản lý sinh viên, vv). Các hoạt động này thƣờng mang lại hiệu quả trong tƣơng lai gần trong đơn vị mà chƣa nhìn nhận đến vấn đề phát triển lâu dài của đơn vị, cũng nhƣ việc áp dụng CNTT vào đồng hành cùng các chiến lƣợc phát triển của đơn vị. Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự phát triển của các mô hình kiến trúc tổng thể trong giáo dục là chƣa đồng bộ và còn manh mún, thiếu sự chỉ đạo thống nhất, mang tính tự phát, chƣa đồng đều, tác động đến các quy trình nghiệp vụ chƣa sâu. Chƣa xây dựng một cơ cấu chỉ đạo, giám sát và tổ chức triển khai thực hiện thông suốt theo đúng chủ trƣơng đã đề ra. Các dự án đầu tƣ dàn trải, chƣa có tính kế thừa, liên thông dẫn tới hiệu quả khai thác không cao, thiếu sự gắn kết, quy trình thực hiện không trọn vẹn (nghiêng về phát động, xem nhẹ việc giám sát và kiểm tra, tổng kết và điều chỉnh). Đồng thời ở Việt Nam hiện nay chƣa có nhiều chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực quản lý dự án CNTT. Nên chƣa có đƣợc cái nhìn thấu đáo về sự phát triển của CNTT gắn với quy trình nghiệp vụ của từng ngành. Và các chiến lƣợc phát triển nghiệp vụ của từng ngành chƣa nhìn thấy đƣợc sự phát triển của CNTT kèm theo các chiến lƣợc đó. Cái nhìn của kiến trúc tổng thể không phải là cái nhìn một vài năm mà nó phải là cái nhìn tổng thể trong tƣơng lai vài trục năm, có khi hàng trăm năm. Chính điều này đã thôi thúc tôi tìm hiểu và nghiên cứu về kiến trúc tổng thể và sự phát triển CNTT đi kèm với sự phát triển của chiến lƣợc phát triển của từng nghiệp vụ của ngành Thống kê Việt Nam. Với các yêu cầu thực tiễn đó, việc nghiên cứu phƣơng pháp luận về xây dựng Kiến trúc tổng thể, hệ thống hóa lại các vấn đề đã có, đang hình thành, sẽ phát triển trong tƣơng lai của ngành Thống kê Việt Nam. Khi có một mô hình kiến trúc tổng thể tốt, cùng với đó là việc áp dụng CNTT thông tin vào từng Page | 12
- Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành nghiệp vụ. Thì việc giám quản đƣợc mô hình kiến trúc tổng thể đã đƣợc xây dựng là một vấn đề rất cần thiết. Vì trong mỗi mô hình kiến trúc tổng thể cần có sự cập nhật để nó luôn phù hợp với các chiến lƣợc phát triển của các nghiệp vụ với áp dụng CNTT để có hiệu quả cao nhất. Nên việc xây dựng một mô hình giám quản tốt là điều rất quan trọng trong quá trình xây dựng và thực hiện các thành phần của mô hình kiến trúc tổng thể của từng ngành. Trên cơ sở đó thấy đƣợc vai trò của ngành giáo dục về kiến trúc tổng thể trong quản lý. Từ đó thấy đƣợc đây là một ngành đào tạo những nhà quản lý, các nhà chiến lƣợc, hoạch định chính sách. 1.2. Đối tƣợng nghiên cứu - Phƣơng pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể. Mô hình kiến trúc tổng thể các nghiệp vụ của ngành Thống kê Việt Nam. Những điểm mạnh những điểm chƣa phù hợp của mô hình kiến trúc tổng thể tại TCTK. - Khung giám quản hiện tại của kiến trúc tổng thể ngành thống kê Việt Nam. Thấy đƣợc sự mặt mạnh và các điểm hạn chế của khung giám quản hiện tại đối với mô hình kiến trúc tổng thể các nghiệp vụ của TCTK. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Trong luận văn này chúng tôi thực hiện nghiên cứu một số vấn đề với phạm vi nhƣ sau: - Một số phƣơng pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể CNTT kết hợp với sự phát triển các chiến lƣợc phát triển nghiệp vụ. - Mô hình kiến trúc tổng thể về công nghệ thông tin tại TCTK. - Những điểm phù hợp hiện tại và một số hạn chế của mô hình kiến trúc tổng thể CNTT tại TCTK. - Khái niệm và một số cái nhìn tổng quan về khung giám quản CNTT - Một số mô hình giám quản công nghệ thông tin của một ngành lĩnh vực tại các nƣớc phát triển. - Các nghiên cứu liên quan đến khung giám quản công nghệ thông tin tại Việt Nam. - Đề xuất một mô hình giám quản phù hợp với kiến trúc tổng thể tại TCTK. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này phƣơng pháp nghiên cứu của tôi thực hiện dƣới một số hình thức nhƣ sau: Page | 13
- Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành - Tìm hiểu tài liệu về phƣơng pháp lý luận của kiến trúc tổng thể, khung giám quản, mô hình giám quản đã đƣợc xây dựng ở các nƣớc phát triển. - Nghiên cứu các yêu cầu của hệ thống giám quản CNTT đặt ra tại TCTK. - Phƣơng pháp tham vấn ý kiến chuyên gia và đƣa ra những nội dung cần hoàn thiện phù hợp và có tính khả thi. - Phƣơng pháp thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích các yêu cầu về khung giám quản CNTT tại TCTK. 1.5. Dự kiến kết quả đạt đƣợc - Nắm đƣợc tổng quan về các phƣơng pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. - Nắm vững đƣợc mô hình kiến trúc tổng thể CNTT tại TCTK, các quy trình nghiệp vụ gắn với kiến trúc tổng thể tại TCTK. - Thấy đƣợc các yêu cầu về một khung giám quản kiến trúc tổng thể tại TCTK. - Biết cách áp dụng phƣơng pháp luận đề xuất một khung giám quản kiến trúc tổng thể tại TCTK. - Phân tích đƣợc các vấn đề đạt đƣợc, chƣa đạt đƣợc của hệ thống giám quản đề xuất cho việc giám quản kiến trúc tổng thể và CNTT tại TCTK. Page | 14
- Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành CHƢƠNG II: KIẾN TRÚC TỔNG THỂ VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG 2.1. Tổng quan về Kiến trúc tổng thể Kiến trúc tổng thể của một cơ quan, tổ chức là bản thiết kế, quy hoạch tổng thể thống nhất từ tổng quát đến chi tiết cho toàn bộ quá trình xây dựng, phát triển về chiến lƣợc phát triển gắn với CNTT của tổ chức. Hệ thống này đƣợc xây dựng bao gồm các thành tố xây dựng nên cơ cấu tổ chức, hệ thống thông tin, các qui trình nghiệp vụ, các ứng dụng, hệ thống phần cứng và tất cả các thành phần khác cấu thành nên hệ thống đó. 2.1.1. Khái niệm cơ bản về Kiến trúc tổng thể Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về Kiến trúc tổng thể theo quan điểm của từng lĩnh vực khác nhau [Error! Reference source not found.]. Nhƣ quan điểm về kiến trúc tổng thể theo hệ thống quản lý kinh doanh [1]: “Kiến trúc tổng thể là một cái nhìn toàn cảnh về tổ chức kết nối giữa nghiệp vụ của doanh nghiệp và CNTT. Kiến trúc tổng thể giúp thực hiện đồng bộ chiến lược, nghiệp vụ và CNTT của doanh nghiệp. Đồng thời có thể thay đổi công nghệ giúp gia tăng hiệu quả thực thi CNTT. Điều đó đóng góp giá trị vào phát triển kinh doanh.” Nhƣng tựu chung lại có thể hiểu Kiến trúc tổng thể là một bức tranh kiến trúc đa chiều thể hiện các bộ phận cấu thành nên một hệ thống và mối quan hệ giữa các thành phần của hệ thống đó, cũng nhƣ khung phát triển của hệ thống đó trong tƣơng lai nhƣ: các hoạt động nghiệp vụ, các nguồn lực nhƣ con ngƣời, quy trình, dữ liệu, thông tin, các ứng dụng công nghệ thông tin đồng hành cùng sự phát triển chiến lƣợc, nghiệp vụ của cơ quan tổ chức đó. Nó đƣợc đồng bộ và nằm trong khung theo chiến lƣợc chung của tổ chức đó. Theo Jeanne W. Ross et. al. [2], Kiến trúc tổng thể yêu cầu phải tổ chức hợp lý các quy trình nghiệp vụ, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và phải phản ánh các yêu cầu về chuẩn hóa và tích hợp của các mô hình hoạt động trong tổ chức, từ đó các dự án CNTT là một thể thống nhất, hỗ trợ nhau cùng đạt mục tiêu chiến lƣợc chung về nghiệp vụ, kết nối các bộ phận khác nhau, cho phép giao tiếp, cộng tác, chia sẻ trong tổ chức, nâng cao chất lƣợng làm việc và tạo ra những giá trị lớn hơn từ việc đầu tƣ ứng dụng CNTT. Page | 15
- Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành 2.1.2. Các kiến trúc thành phần của kiến trúc tổng thể Hiện nay cũng có nhiều quan điểm về chia khung kiến trúc thành phần của một kiến trúc tổng thể. Nhƣng hiện nay có 5 khung đƣợc áp dụng nhiều nhất là: - TOGAF (The Open Group Architecture Framework [3]– Khung kiến trúc nhóm mở). - The Zachman Framework [4] (Khung Zachman) - FEAF (Federal Enterprise Architecture Framework [5]– Khung kiến trúc tổng thể kiểu liên bang) - MDA (Model Driven Architecture [6] – Kiến trúc đƣợc điều khiển bởi mô hình) - EUP (Enterprise Unified Process [7]– Quy trình hợp nhất tổ chức). Mỗi phƣơng pháp đƣa ra một khung (framework) gồm nhiều mô hình con phân tích các khía cạnh khác nhau của kiến trúc cho một lớp tổ chức phù hợp với nó. Trong số đó, theo ý kiến cá nhân, FEAF là phƣơng pháp có cách diễn đạt sáng sủa và dễ hiểu hơn cả. FEAF đặt tất cả các quy trình phát triển, từ kiến trúc nghiệp vụ, kiến trúc dữ liệu, kiến trúc ứng dụng và kiến trúc công nghệ hiện thời thông qua các mô hình kiến trúc và các quá trình chuyển đổi, chuẩn hóa để đạt tới kiến trúc nghiệp vụ, kiến trúc dữ liệu, kiến trúc ứng dụng và kiến trúc công nghệ tƣơng lai trong một khung tổng thể thống nhất. FEAF đƣợc sử dụng nhiều trong các tổ chức có trình độ phát triển tƣơng đối cao, nơi hiện hữu môi trƣờng ứng dụng tƣơng đối đồng nhất. Nếu khởi đầu từ một môi trƣờng ứng dụng không đồng nhất (có những ứng dụng đƣợc phát triển ở các cấp độ khác nhau trong cùng một tổ chức nhƣ thƣờng thấy ở nƣớc ta) thì TOGAF là phƣơng pháp đƣợc xem là phù hợp. TOGAF dựng lên một khung kiến trúc tổng thể gồm phần lõi và các thành phần mở rộng. +, Khung kiến trúc tổng thể lõi bao gồm: - Kiến trúc nghiệp vụ: mô tả các mục tiêu hoạt động, các quy trình nghiệp vụ, hệ thống quản lý, cơ cấu tổ chức của hệ thống… Đây là thành phần quan trọng nhất và tạo nền tảng cho các thành phần kiến trúc khác. - Kiến trúc dữ liệu: xác định những quan hệ giữa tập hợp dữ liệu, mô tả những thông tin phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ cũng nhƣ cách thức lƣu trữ, xử lý, truy cập dữ liệu. Page | 16
- Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành - Kiến trúc ứng dụng: Xác định các mô hình ứng dụng, giao diện ngƣời máy, các cơ chế xử lý, quy tắc nghiệp vụ, tƣơng tác giữa chúng với nhau và quan hệ của chúng với các quy trình nghiệp vụ thiết yếu của hệ thống. - Kiến trúc hạ tầng kỹ thuật, công nghệ: thể hiện các mô hình dữ liệu vật lý, thiết kế hạ tầng kỹ thuật, công nghệ và các cơ chế trình diễn, các thủ tục và cơ chế kiểm soát, các hạ tầng phần cứng và phần mềm cần thiết để triển khai ba lớp kiến trúc nói trên. +,Các thành phần mở rộng gồm: - Các tiêu chuẩn, chính sách: Xác định các tiêu chuẩn, đề xuất các chính sách cho từng bộ phận cấu thành - Kiến trúc an ninh: Xác định các yêu cầu và giải pháp về an ninh cho toàn bộ tổ chức, đặc biệt là an ninh dữ liệu - Kiến trúc dịch vụ: Xác định cách thức cung cấp dịch vụ của tổ chức. 2.2. Các phƣơng pháp luận xây dựng Kiến trúc tổng thể ở Việt Nam và trên thế giới Hiện nay, thế giới có rất nhiều phƣơng pháp xây dựng kiến trúc tổng thể. Mỗi phƣơng pháp này khác nhau về hƣớng tiếp cận, cách thức triển khai và đối tƣợng áp dụng. Theo báo cáo của Roger Sessions [8] hiện có tới 90% Kiến trúc tổng thể đƣợc xây dựng từ một trong 4 khung kiến trúc sau: Khung kiến trúc Zachman (The Zachman Framework for Enterprise Architectures), Khung kiến trúc TOGAF (The Open Group Architectural Framework - TOGAF), Kiến trúc Chính phủ liên bang Mỹ FEA (The Federal Enterprise Architecture), Phương pháp luận Gartner (The Gartner Methodology) Ở Việt Nam: Mô hình ITI-GAF [9] đƣợc các chuyên gia tại Viện CNTT - ĐH Quốc gia Hà Nội đề xuất và sử dụng để xây dựng kiến trúc hay nói cách khác là xây dựng quy hoạch CNTT cho cơ quan, tổ chức. Mô hình này còn đƣợc gọi là mô hình 3-3-3 đƣợc phát triển dựa trên các phƣơng pháp luận tiên tiến trên thế giới và kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam. Mô hình 3-3-3 đặt ra mục tiêu là quy hoạch cần phải tinh giản, dễ hiểu, dễ phổ biến, để có thể triển khai rộng vào thực tế Việt Nam bởi nhiều chủ đầu tƣ khác nhau. Page | 17
- Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành CHƢƠNG III KIẾN TRÚC TỔNG THỂ CỦA TỔNG CỤC THỐNG KÊ VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN 3.1. Hệ thống các văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển, ứng dụng CNTT Vai trò của Công nghệ thông tin đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm chú trọng, với việc ban hành hệ thống các văn bản pháp luật để phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và phát triển công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo nói riêng nhƣ: Luật Công nghệ Thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006. Chiến lƣợc phát triển Công nghệ Thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 6 tháng 10 năm 2005: “CNTT-TT là công cụ quan trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”. Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT ngày 26 tháng 10 năm 2007 của Bộ trƣởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Công nghệ Thông tin Việt Nam đến năm 2020. Nghị quyết số 13-NQ/TƢ ngày 16/01/2012 của BCH Trung ƣơng về việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020. Nghị quyết số 20-NQ/TƢ ngày 31/10/2012 của Ban chấp hành Trung ƣơng khóa XI về việc phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đề án : “Sớm đƣa Việt Nam trở thành nƣớc mạnh về CNTT-TT” đã đƣợc Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010. Đề án nhấn mạnh mục tiêu phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt tiêu chuẩn quốc tế và ứng dụng hiệu quả CNTT trong mọi lĩnh vực Kinh tế - Xã hội, quốc phòng an ninh. Các nhóm nhiệm vụ mà đề án đƣa ra tập trung vào các vấn đề nhƣ: Phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt chuẩn, Ứng dụng hiệu quả CNTT trong cơ quan Đảng, Nhà nƣớc, doanh nghiệp và xã hội, có 6 giải pháp, trong đó nhấn mạnh Page | 18
- Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành việc xây dựng và hoàn thiện thể chế về quản lý và phát triển CNTT theo các chuẩn quốc tế. 3.2 Thực trạng phát triển CNTT trong ngành thống kê Việt Nam Ở Việt Nam, Tổng cục Thống kê là một trong số các đơn vị trong hệ thống hành chính áp dụng công nghệ thông tin từ rất sớm. Vì ngành Thống kê là ngành làm việc trên các con số. Nên để giảm thời gian, công sức lao động thì việc đầu tƣ các máy tính phục vụ cho việc thu thập và tính toán dữ liệu đƣợc quan tâm trang bị ngay từ khi máy tính bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Điển hình trong những năm thập niên 90, Tổng cục Thống kê đã sở hữu những hệ thống máy tính hàng đầu Việt Nam. Việc áp dụng CNTT vào hoạt động thu thập, xử lý, tính toán, phân tích, công bố các thông tin Thống kê luôn đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ. Trƣớc đây, việc thu thập thông tin thống kê thƣờng sử dụng rất nhiều giấy để in phiếu điều tra thì gần đây bắt đầu áp dụng việc điều tra trực tuyến thông qua form nhập trên Website, qua điện thoại thông minh (smart phone). Việc xử lý lấy các thông tin từ phiếu điều tra thƣờng nhập tin bằng đục lỗ, bàn phím. Tuy nhiên hiện nay đã đƣợc trang bị các hệ thống máy quét công nghiệp và các hệ thống nhận dạng số thông minh nhƣ: heap soft, TIS,…vv. Việc phân tích dữ liệu thƣờng tiến hành bằng tay, thì nay đã sử dụng một số phần mềm phân tích chuyên nghiệp nhƣ: SPSS, Stata,…vv. Việc công bố và theo dõi tiến độ các cuộc điều tra thống kê thƣờng sử dụng các loại công văn giấy tơ. Tuy nhiên hiện nay việc này đƣợc công bố, theo dõi trên các trang Web công bô và các trang Web tác nghiệp. Đặc biệt, gần đây Tổng cục Thống kê còn đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ một dự án hiện đại hóa. Trong dự án này sẽ trang bị một Kiến trúc tổng thể về CNTT và hệ thống máy tính hang đầu Việt Nam phục vụ cho việc tính toán, lƣu trữ và truyền thông dữ liệu thống kê. Tựu chung lại sự phát triển về việc áp dụng CNTT vào các hoạt động của ngành thống kê là tƣơng đối đầy đủ, và trên hầu hết các nghiệp vụ. Tuy nhiên, việc áp dụng CNTT vào hoạt động quản lý, một số vấn đề liên quan đến hệ thống CNTT đã phát sinh làm ảnh hƣởng ngày càng lớn đến hoạt động của các ngành. Những vấn đề lớn nhất có thể dễ dàng đƣợc ghi nhận: Về nguồn nhân lực về CNTT Nguồn nhân lực về CNTT trong việc quản lý hệ thống, từng nghiệp vụ còn mỏng và chƣa đƣợc trang bị tốt về tri thức CNTT. Nhận thức của cán bộ làm công Page | 19
- Luận văn thạc sĩ công nghệ thông tin Cao Quang Thành tác thống kê về vai trò của CNTT trong việc nâng cao chất lƣợng số liệu thống kê, quản lý và áp dụng CNTT còn hạn chế. Cán bộ làm công tác thống kê tại các địa phƣơng đã quen với cách làm cũ, ngại thay đổi làm cản trở hiệu quả ứng dụng CNTT trong việc nâng cao độ chính xác của số liệu và giảm thời gian công sức. Nhiều địa phƣơng cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ còn thấp. Hầu hết các phần mềm thu thập, tính toán, phân tích dữ liệu điều tra đều phải tiến hành các cuộc tập huấn dài. Tình trạng này làm mất thời gian, tốn kém chi phí. Hệ thống quy chế, quy định về CNTT Còn thiếu các văn bản hƣớng dẫn, quy chế quy định, các chế tài thực hiện. Chƣa có một cơ cấu chỉ đạo, giám sát và tổ chức triển khai thông suốt để triển khai ứng dụng CNTT theo đúng các chủ trƣơng đã đề ra. Các chủ trƣơng phát triển CNTT nhiều khi lên kế hoạch theo từng năm, nhiều khi chồng chéo lên nhau. Các phần mềm quản lý, hỗ trợ tác nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống yếu: Một số các phần mềm CNTT áp dụng trong ngành đều đƣợc phát triển bởi những đơn vị/cá nhân ngoài ngành với những hiểu biết thật sự không đầy đủ và sâu rộng về hoạt động thống kê, điều này dẫn đến sự thiếu phù hợp khi áp dụng vào thực tế thống kê trong mỗi nghiệp vụ. Thiếu tính hệ thống: do đầu tƣ trong các nghiệp vụ thƣờng không mang tính đồng bộ dẫn tới việc có rất nhiều phần mềm đƣợc áp dụng và giải quyết các lĩnh vực hoạt động khác nhau nhƣng khả năng kết nối, trao đổi dữ liệu rất thấp thậm chí không có khả năng liên kết dẫn đến việc thiếu tính thống nhất và sai sót trong quá trình tính toán, gây không ít phiền phức/trở ngại, sai lệch của số liệu (số liệu của trung ƣơng và số liệu địa phƣơng). Mô hình quản lý chƣa thực sự tiên tiến: thiếu đổi mới trong hoạt động quản lý CNTT nói chung dẫn đến các phần mềm hiện đang áp dụng triển khai tại các địa phƣơng phần lớn chỉ dừng ở mức biết và làm cho xong, chƣa nắm đƣợc cốt lõi và không biết áp dụng sang các phần mềm khác tƣơng tự. Công nghệ phát triển cũ, lạc hậu: nhiều phần mềm không có khả năng sử dụng trong môi trƣờng đa ngƣời dùng hoặc chạy trên nền tảng Internet, hạn chế khả năng khai thác và sử dụng. Khả năng bảo mật của các hệ thống ít đƣợc quan tâm dẫn đến độ an toàn dữ liệu thƣờng thấp. Nền tảng công nghệ Page | 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ công nghệ thông tin: Ứng dụng mạng Nơron trong bài toán xác định lộ trình cho Robot
88 p | 707 | 147
-
Luận văn thạc sĩ Công nghệ Sinh học: Nghiên cứu mối quan hệ di truyền của một số giống ngô (Zea maysL.) bằng chỉ thị RAPD
89 p | 294 | 73
-
Luận văn thạc sĩ Công nghệ Sinh học: Nghiên cứu ảnh hưởng bổ sung tế bào và hormone lên sự phát triển của phôi lợn thụ tinh ống nghiệm
67 p | 278 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu phương pháp quản trị rủi ro hướng mục tiêu và thử nghiệm ứng dụng trong xây dựng cổng thông tin điện tử Bộ GTVT
75 p | 50 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Xây dựng tính năng cảnh báo tấn công trên mã nguồn mở
72 p | 62 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở tri thức liên quan thông tin thư viện số
118 p | 42 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu mô hình kiểm soát truy xuất cho dữ liệu lớn
106 p | 43 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Ứng dụng Gis phục vụ công tác quản lý cầu tại TP. Hồ Chí Minh
96 p | 46 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Phương pháp phân vùng phân cấp trong khai thác tập phổ biến
69 p | 48 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Ứng dụng bộ lọc Kalman xử lý nhiễu tín hiệu cảm biến lực trong thiết bị kéo cột sống tự động
90 p | 20 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Khai thác tập mục lợi ích cao bảo toàn tính riêng tư
65 p | 47 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Khai thác luật phân lớp kết hợp trên cơ sở dữ liệu được cập nhật
60 p | 49 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Khai thác mẫu tuần tự nén
59 p | 31 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Sử dụng cây quyết định để phân loại dữ liệu nhiễu
70 p | 41 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Theo dõi đối tượng chuyển động bằng phương pháp lọc tích hợp
69 p | 21 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Khai thác Top-rank K cho tập đánh trọng trên cơ sở dữ liệu có trọng số
64 p | 48 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Tự động phân tích các nội dung giống nhau trong hệ thống tổng hợp ý kiến góp ý trong hội nghị
26 p | 72 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu và ứng dụng Hadoop để khai thác tập phổ biến
114 p | 51 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn