Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Xây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường Trung học phổ thông và Tiểu học
lượt xem 12
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là xây dựng nguồn sách giáo khoa điện tử, giảm tỷ trọng tài liệu in ấn truyền thống sang tài liệu điện tử, làm tiền đề hòa nhập với khu vực và thế giới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Xây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường Trung học phổ thông và Tiểu học
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH XÂY DỰNG DỰ ÁN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ CHO CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ TIỂU HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Hà Nội - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH XÂY DỰNG DỰ ÁN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ CHO CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ TIỂU HỌC Ngành: Công nghệ thông tin Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lê Quang Minh Hà Nội - 2015
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………...…….1 1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài ...........................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: ..............................................2 4. Phương pháp nghiên cứu: ...............................................................................2 5. Kết quả của đề tài ...........................................................................................2 6. Kết cấu của đề tài............................................................................................3 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ ...............................................4 1.1. Thư viện điện tử là gì......................................................................................4 1.2. Vai trò của Thư viện điện tử ...........................................................................5 1.3. Các phần mềm quản lý thư viện điện tử .........................................................7 1.3.1. Sơ lược về Phần mềm quản lý thư viện ......................................................... 7 1.3.2. Thư viện điện tử - Thư viện số Libol ............................................................. 9 1.3.3. Thư viện điện tử - iLib v5.0 ........................................................................ 11 1.3.4. Thư viện điện tử - Thư viện số eLibGlobal ................................................. 14 1.3.5. Phần mềm thư viện điện tử VLib ................................................................ 15 Chương 2: XU THẾ PHÁT TRIỂN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ PHỤC VỤ ĐÀO TẠO .......................................................................................................................................17 2.1. Xu thế đọc sách điện tử trên nhiều thiết bị ...................................................17 2.1.1. Xu thế đọc sách điện tử ................................................................................17 2.1.2. Bối cảnh chung của thế giới .........................................................................19 2.1.3. Bối cảnh ở Việt Nam .....................................................................................21 2.1.4.Giới thiệu về HTML5 ...................................................................................23 2.1.5.Phần mềm Kindal và các thiết đọc ...............................................................24 2.2. Công nghệ M-Book ......................................................................................25 2.2.1. Mbook ......................................................................................................25 2.2.2Class book ...................................................................................................28 2.3. Xây dựng những bài toán tương tác cần ứng dụng công nghệ thông tin......30 Chương 3: ĐỀ XUẤT DỰ ÁN THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ CHO CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ TIỂU HỌC TẠI HÀ NỘI ......................................................34 3.1. Sở cứ pháp lý ................................................................................................34 3.1.1. Các căn cứ để lập dự án ............................................................................. 34
- 3.1.2. Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng. ............. 35 3.2. Hiện trạng CNTT và thư viện tại các trường ................................................35 3.2.1. Hiện trạng CNTT ..........................................................................................35 3.2.2. Các vấn đề đặt ra với các nguồn tài liệu của các trường Trung học phổ thông và trường Tiểu học.....................................................................................................36 3.3. Mục tiêu dự án ..............................................................................................37 3.4. Nội dung dự án .............................................................................................38 3.4.3. Số hóa sách giáo khoa và sách tham khảo ................................................. 41 3.4.3.1. Mục đích số hóa ..................................................................................... 41 3.4.3.2. Thực hiện số hóa .................................................................................... 41 3.4.3.3. Yêu cầu về công nghệ ............................................................................ 41 3.4.4. Xây dựng một số sách M-Book phục vụ đào tạo ......................................... 44 3.5. Tổ chức triển khai .........................................................................................47 KẾT LUẬN ...................................................................................................................48
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Stt Từ, cụm từ Nội dung Ghi chú 1 THPT Trung học phổ thông 2 THCS Trung học cơ sở 3 CNTT Công nghệ thông tin 4 CSDL Cơ sở dữ liệu 5 PMTV Phần mềm thư viện
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài Ngày nay công nghệ thông tin ứng dụng trong mọi mặt xã hội. Sự phát triển của tin học làm cho con người có nhiều nhận thức mới về cách thức tổ chức hoạt động. Đối với giáo dục, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đang được ngành giáo dục quan tâm, đặc biệt trong lĩnh vực cải tiến và nâng cấp các hệ thống thư viện trong trường học. Đối với các trường Trung học phổ thông và Tiểu học, thư viện có vai trò rất quan trọng bởi nó cung cấp các nguồn tài liệu chính cho học sinh và giáo viên. Song việc sử dụng thư viện truyền thống có nhiều hạn chế về không gian, thời gian. Không phải bất cứ lúc nào học sinh cần đều có thể đến thư viện để đọc sách và mượn sách được, hơn nữa việc tìm kiếm tài liệu cũng mất khá nhiều thời gian. Vì vậy để xây dựng thư viện điện tử phải xét đến các lí dosau đây. Thứ nhất : Do nhu cầu khai thác, lưu trữ và tìm kiếm các nguồn tài liệu của giáo viên và học sinh ngày càng cao trong phạm vi không gian và thời gian mà thư viện truyền thống không có khả năng đáp ứng. Thứ hai: Do công nghệ ngày càng phát triển, việc ứng dụng các công nghệ hiện đại có thể đọc sách điện tử như: máy tính để bàn, điện thoại di động, Ipad, Laptop... Học sinh có thể truy cập mạng bất cứ thời điểm nào và bất cứ nơi đâu bằng nhiều thiết bị. Thứ ba: Học sinh sử dụng sách giáo khoa điện tử giảm thiểu chi phí hàng năm do nhà nước phải chi để in ấn lại sách giáo khoa bản giấy và giúp học sinh không phải mang rất nhiều sách giấy nặng nề. Thứ tư: Các tài liệu điện tử đặc biệt sách tương tác giúp các học sinh tiếp thu bài một cách trực quan, sinh động. Góp phần không nhỏ đến việc nâng cao hiệu quả trong giáo dục và đào tạo. Thứ năm: Do các bộ sách điên tử hiện nay đều có bản quyền của các công ty và giá một bộ sách giáo khoa điện tử chưa phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh, đặc biệt là những học sinh vùng khó khăn. Vì vậy các em khó có thể tiếp cận được các tài liệu điện tử này. Thứ sáu: Sự ảnh hưởng của các thư viện điện tử của các nước tiên tiến trên thế giới đã tác động mạnh mẽ đến nền giáo dục của Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, thư viện truyền thống còn nhiều hạn chế và tác động của tin học hóa thì việc xây dựng thư viện điện tử cho các trường Tiểu học và Trung học cũng là xu hướng tất yếu.
- 2 Nhận thức được tầm quan trọng đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Xây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường Trung học phổ thông và Tiểu học” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu chung: Xây dựng nguồn sách giáo khoa điện tử, giảm tỷ trọng tài liệu in ấn truyền thống sang tài liệu điện tử, làm tiền đề hòa nhập với khu vực và thế giới. b. Mục tiêu cụ thể: - Tìm hiểu quy trình nghiệp vụ thư viện, các phần mềm quản lý thư viện điện tử, xây dựng các hệ thống sách giáo khoa điện tử. - Xây dựng yêu cầu các sách tương tác của các bộ môn học. - Tìm hiểu và đưa ra các bài toán đối với công nghệ 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Thư viện viện tử, sách điện tử, các thiết bị truy cập sách điện tử,các bài toán cần tương tác. - Phạm vi nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu để áp dụng cho việc xây dựng dự án thư viện điện tử cho các trường học thuộc phạm vi một Tỉnh, thành phố. 4. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp được sử dụng: - Thu thập, nghiên cứu các công nghệ, tìm hiểu các phần mềm quản lý thư viện. - Tìm hiểu và đưa ra quy trình xây dựng dự án. - Phân tích và tổng hợp. 5. Kết quả của đề tài Đề tài xây dựng sẽ đem lại những kết quả cụ thể sau: - Nhận thức rõ tầm quan trọng của thư viện điện tử và xu thế phát triển thư viên điện tử trong các trường học. - Ứng dụng thực tiễn của thư viện điện tử. - Làm tiền đề để xây dựng thư viện điện tử cho các trường học - Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy - Dự án sẽ đặt nền móng cho việc xây dựng dự án thư viện điện tử ở các trường trung học phổ thông và Tiểu học trong cả nước.
- 3 6. Kết cấu của đề tài Đề tài được kết cấu gồm 3 chương chính trong đó: Phần mở đầu: Giới thiệu cơ sở thực tiễn nghiên cứu và xây dựng đề tài. Chương 1: Tổng quan chung thư viện điện tử Chương 2: Xu thế phát triển thư viện điện tử phục vụ đào tạo Chương 3: Đề xuất dự án thư viện điện tử cho các trường Trung học phổ thông tại Hà Nội. Phần kết luận: Kết luận tổng thể về luận văn.
- 4 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ 1.1. Thư viện điện tử là gì Thư viện điện tử là một khái niệm chưa được định nghĩa thống nhất và còn nhiều tranh luận, đôi khi dùng lẫn lộn và đồng nghĩa với các khái niệm " Thư viện số", " Thư viện ảo", " Thư viện tin học hoá", " Thư viện đa phương tiện", " Thư viện lôgích","Thư viện văn phòng",.... Nhìn chung, khái niệm về thư viện điện tử có thể được định nghĩa như sau: “Một hệ thống thông tin trong đó các nguồn thông tin đều có sẵn dưới dạng có thể xử lý được bằng máy tính và trong đó tất cả các chức năng bổ sung, lưu trữ, bảo quản, tìm kiếm, truy cập và hiển thị đều sử dụng kỹ thuật số”. Hoặc cũng có thể hiểu theo nghĩa tổng quát là một loại hình thư viện đã tin học hóa toàn bộ hoặc một số dịch vụ thư viện. Là nơi người sử dụng có thể tới để tra cứu, sử dụng các dịch vụ thường làm như với một thư viện truyền thống nhưng đã được tin học hóa. Nguồn lực của Thư viện điện tử bao gồm cả tài liệu in giấy và tài liệu đã được số hóa.Tuy ý kiến chưa hoàn toàn thống nhất, thư viện điện tử có một số đặc điểm như sau: -Thư viện phải có vốn tư liệu điện tử, đó là những tư liệu được lưu trữ dưới dạng số sao cho có thể truy nhập được bằng các thiết bị xử lý dữ liệu. -Phải được tin học hoá, phải có một hệ quản trị thư viện tích hợp: phải bổ sung, biên mục, quản trị xuất bản phẩm định kỳ, kiểm soát lưu thông tư liệu, tổ chức mục lục truy nhập công cộng trực tuyến, phải kết nối mạng ít nhất là mạng LAN. -Phải cung cấp và tạo điều kiện cho người dùng sử dụng các dịch vụ điện tử: có yêu cầu và gia hạn mượn qua mạng, tìm tin trong các cơ sở dữ liệu, truy nhập và khai thác các nguồn tin tại chỗ và với tới các nguồn tin ở nơi khác,... Nói tóm lại, thư viện điện tử phải sử dụng các phương tiện điện tử trong thu thập, lưu trữ,xử lý, tìm kiếm và phổ biến thông tin.Thư viện số là một bước tiến xa hơn của thư viện điện tử hay nói cách khác là một thư viện điện tử cao cấp trong đó toàn bộ các tài liệu của thư viện đã được số hóa và được quản lý bằng một phần mềm chuyên nghiệp có tổ chức giúp người dung dễ dàng truy cập, tìm kiếm và xem được nội dung toàn văn của chúng từ xa thông qua hệ thống mạng thông tin và các phương tiện truyền thông. Một Thư viện số hoàn chỉnh phải thực hiện được tất cả các dịch vụ cơ bản của thư viện truyền thống kết hợp với việc ứng dụng các lợi thế của công nghệ thông tin trong việc lưu trữ, tìm kiểm và phổ biến nội dung thông tin. Thư viện số là cơ hội đặc biệt cho thư viện truyền thống đổi mới phương thức phục vụ cho người dùng tin, đảm bảo hiệu quả, chất lượng cho đối tượng phục vụ. Quá trình tin học hoá này được thực hiện hầu như không tách rời với các truyền thống và các chuẩn đã định về mô tả và các công cụ thư mục, được thực hiện nhờ các mô tả theo chuẩn quốc tế(ISBD, AACR2) đã tiêu chuẩn hoá việc phân vùng các phiếu mục lục chuẩn bị chuyển thành khuôn khổ trao đổi các biểu ghi dạng số. Vấn đề đặt ra các công cụ tin học phải đáp ứng được các
- 5 nhu cầu xử lý đặc biệt có liên quan đến vấn đề đa ngôn ngữ và đa chữ viết của các loại hình tài liệu. 1.2. Vai trò của Thư viện điện tử Thế giới đã bước sang thiên niên kỷ mới với những quy luật mới, những cơ hội, tiềm năng mới. Biết bao thay đổi đang diễn ra trong đời sống xã hội và kinh tế thế giới. Đó là thời đại của công nghệ thông tin, Internet và giao lưu trực tuyến, thương mại điện tử, toàn cầu hoá và một thế giới không có biên giới kinh tế, thời đại của học tập liên tục, học tập sốt đời. Sự ảnh hưởng của những xu hướng toàn cầu này hiển nhiên đang tác động tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và kỹ thuật số, học sinh không chỉ được học tập kiến thức tại lớp mà còn có thể dung nạp kiến thức trên Internet. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng tìm kiếm được những kiến thức cần thiết phục vụ cho việc học tập, mặt khác các thông tin trên Internet chỉ giúp học sinh tra cứu nhanh thôi. Internet không phải là giải pháp hoàn hảo. Thư viện điện tử khác Intenet vì thông tin trên Intenet có độ chính xác không cao. Với những ưu điểm vượt trội, Thư viện điện tử mang đến những kiến thức cần thiết, trọng tâm phục vụ cho việc học tập và phát triển các kỹ năng của học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và những thành tựu của nó đang góp phần làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội, trở thành công cụ không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực hoạt động như: ứng dụng trong công tác quản lý, nghiên cứu, hỗ trợ công tác chuyên môn và trao đổi thông tin. Nó càng trở nên quan trọng đối với các ngành liên quan tới tri thức, thông tin, tư liệu như hoạt động thư viện. Sự liên kết giữa các thư viện trong một ngành nhằm tận dụng tối đa nguồn lực hiện có, giảm các chi phí đầu vào và mang lại lợi ích cao nhất. Thư viện điện tử đóng một vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đặc biệt trong việc đổi mới phương pháp dạy và học: Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta đã được Đảng, Nhà nước cũng như các cấp quản lý giáo dục rất quan tâm. Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 - 2010, năm 2010-2020 đã đề ra phương hướng: Cùng hòa nhịp vào xu hướng đổi mới phương pháp dạy học đang diễn ra sôi nổi khắp nơi trên thế giới, việc đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta cần được xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa trên cơ sở những quan điểm đầy đủ và thống nhất về đổi mới phương pháp dạy và học cũng như những giải pháp phù hợp, khả thi. Như vậy, những định hướng lớn cho tương lai phát triển của ngành giáo dục đã nhấn mạnh đến đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập. Để đổi mới phương pháp dạy và học đòi hỏi: "Người dạy phải dạy thật, người học phải học thật". Trong lĩnh vực thông tin-thư viện, các nhà thư viện thế giới đã thực sự đặt chân vào thế giới của thư viện điện tử từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 với các
- 6 ngân hàng dữ liệu khổng lồ của Dialog, Pascal… Còn ở Việt Nam, sau năm 1997, với việc đưa Internet vào ứng dụng rộng rãi đã tạo đà khởi đầu cho sự phát triển mới, các thư viện Việt Nam bắt đầu áp dụng CNTT vào các hoạt động nghiệp vụ. Đối với các hệ thống thông tin, sự phát triển chỉ được gọi là đồng bộ khi và chỉ khi hệ thống thông tin đó có đủ 2 thành phần: nội dung thông tin đầy đủ được tổ chức trong các CSDL và phần hạ tầng CNTT bao gồm máy tính và hệ thống mạng đảm bảo về mặt công cụ kỹ thuật để truyền tải thông tin tới người sử dụng. Trên thế giới, xuất bản điện tử đã trở thành ngành công nghiệp phổ biến để phân phối sách, tạp chí và báo đến độc giả thông qua các thiết bị đọc sách như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh. Chẳng hạn như tại Washington Mỹ, trẻ em được học trên iPad hay tại Uruguay, học sinh đi học không mang sách giấy truyền thống mà mang laptop hoặc điện thoại di động để kết nối với giáo viên cùng các thành viên trong lớp. Năm 2011, Chính phủ Hàn Quốc đã đề ra kế hoạch để số hóa toàn bộ hệ thống sách giáo khoa trong các trường công trước 2015 để học sinh, sinh viên ở quốc gia này có thể tải nội dung các cuốn sách giấy từ nhiều phương tiện như máy tính bàn, máy tính bảng, smartphone… Ngoài ra, nước này còn bỏ ra nhiều tiền để mua sắm thiết bị công nghệ đồng bộ phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Đối với Việt Nam nhận thức được vai trò quan trọng của thư viện điện tử, dù xuất bản điện tử mới bắt đầu phát triển nhưng các nhà mạng lớn như VTC, FPT, Viettel cho đến các doanh nghiệp nhỏ hơn như Alezaa, AIC... đều đã lên kế hoạch và tham gia số hóa sách giáo khoa, giáo trình cho học sinh, sinh viên. Số hóa sách giáo khoa, giáo trình sẽ giúp các thầy cô giáo, giáo viên và học sinh không phải tốn kém chi phí, giảm thiểu thời gian tìm kiếm tài liệu. Ưu điểm vượt trội của thư viện điện tử đó là giúp học sinh, sinh viên tìm hiểu, đọc sách mọi lúc mọi nơi và truy cập bằng nhiều thiết bị hiện đại. Thư viện điện tử có các khả năng: -Cung cấp một khả năng truy cập tài liệu nghiên cứu giảng dạy cho học sinh, giáo viên mọi lúc mọi nơi. -Tạo nên một kênh thông tin đầy đủ có khả năng cung cấp tất cả các nhu cầu tài liệu hỗ trợ cho việc học tập và giảng dạy của học sinh và giáo viên. -Đưa học sinh, giáo viên tiếp cận mô hình E-learning và các bài học tương tác. -Học trực tuyến (Online). Kết luận: Có thể nói, thư viện điện tử có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, để xây dựng dự án một thư viện điện tử cho các trường học cần phải xây dựng tổng thể về kiến trúc cũng như sự vận hành của thư viện đó.
- 7 Phát triển từ thư viện truyền thống thành TVĐT đang là xu hướng tất yếu ở tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới. 1.3. Các phần mềm quản lý thư viện điện tử 1.3.1. Sơ lược về Phần mềm quản lý thư viện Thư viện truyền thống:. Số lượng đầu sách báo hạn chế do hệ thống quản lý còn lạc hậu, quản lý theo kiểu hàng đợi ai đến trước sẽ được phục vụ trước dễ làm tắc nghẽn số lượng học sinh đến học tập. Cần phải cải thiện lại hệ thống làm việc một cách khoa học hơn bằng cách tin học hóa vào công tác "quản lý thư viện" Phần mềm quản lý thư viện truyền thống chỉ giúp các nhân viên thư viện giải quyết được các yêu cầu về quản lý các đầu sách và quản lý thẻ độc giả. Các tài liệu chủ yếu đều là bản giấy việc bảo quản không được lâu dài không có khả năng tìm kiếm nâng cao giúp sinh viên tìm đúng sách mình cần. Phần mềm thư viện điện tử: Là giải pháp tin học hóa toàn diện cho các thư viện ngày nay. Sản phẩm này đã được thực sự ứng dụng CNTT để tự động hóa tất cả các chu trình hoạt động của một thư viện hiện đại, cung cấp các tính năng cần thiết cho một thư viện để sẵn sàng hội nhập với hệ thống thư viện quốc gia và quốc tế, cũng như quản lý các xuất bản phẩm điện tử. Phần mềm thư viện thực chất là một qui trình nghiệp vụ thư viện đã được tin học hoá ở mức độ tự động nhằm giúp cho các hoạt động của Thư viện trở nên thân thiện, nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả. Hay nói một cách khác: PMTV là mô phỏng quá trình nghiệp vụ thư viện của một thư viện truyền thống nhưng đã được nâng lên mức độ tự động nhờ ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin. Để lý giải cho định nghĩa trên, ta có thể tham khảo qui trình nghiệp vụ thư viện của hai loại hình thư viện theo sơ đồ sau:
- 8 Qui trình nghiệp vụ của Thư Tính năng của Phần mềm thư viện viện truyền thống Modulle Bổ sung (có PMTV đặt tính năng 1 Bổ sung tài liệu quản lý kho trong Modulle này) Modulle Biên mục: Biên mục trực tiếp 2 Phân loại; Biên mục hoặc biên mục qua cổng giao tiếp Z39.50 3 Tổ chức hệ thống mục lục tra cứu Modulle tra cứu (OPAC) Modulle Lưu thông (mượn trả tài liệu, thống kê lượt mượn theo thời gian, theo Hệ thống phục vụ đọc, mượn trả đối tượng mượn và theo từng tài liệu; theo 4 tài liệu dõi hạn mượn TL) Công tác quản lý vốn tài liệu Một số PMTV có riêng Modulle quản lý 5 (Kho TL) Kho tài liệu Tính năng này thường nằm trong Modulle Thông tin thư mục, giới thiệu Biên mục: cho phép tạo các thư mục điện 6 sách tử theo yêu cầu cụ thể của người dùng. Modulle quản lý bạn đọc: cấp thẻ, quản lý 7 Công tác bạn đọc việc sử dụng thẻ của bạn đọc, thống kê 8 Quản lý ấn phẩm định kỳ Modulle Ấn phẩm định kỳ 9 Mượn giữa các thư viện Modulle Mượn liên thư viện Modulle Quản trị hệ thống (quản trị các tham số của hệ thống PMTV ; phân quyền 10 cho người sử dụng, bảo trì dữ liệu ) 11 Modulle quản lý tài liệu số hoá Nhìn trên bảng sơ đồ ta có thể thấy PMTV là một hệ thống các phần mềm (các Modulle) mà trong mỗi một Modulle thực hiện một chức năng hoạt động nghiệp vụ
- 9 của một thư viện truyền thống. Tuy nhiên, điểm khác biệt của PMTV so với thư viện truyền thống là ở chỗ các Modulle trong PMTV có nhiệm vụ thực hiện các chức năng riêng của mình nhưng các Modulle lại có sự liên kết logic chặt chẽ với nhau , chia sẻ tài nguyên cho nhau trong một hệ thống hoàn chỉnh. Điều này được kiểm chứng khi một tài liệu mới được nhập vào thư viện, sau khi đã biên mục xong và được cán bộ nghiệp vụ cho phép lưu thông thì bạn đọc đã có thể tra cứu và mượn đọc được ngay. Một kiểm chứng khác khi cuốn tài liệu đã được đưa vào lưu thông thì tất cả các thông tin về cuốn tài liệu đó như: Nhan đề, Tác giả, năm xuất bản, Số trang, Số xếp giá, v..v…sẽ đồng thới được sử dụng trong các Modulle Mượn trả, Modulle quản lý Kho, OPAC v..v. Các thông tin đó cũng được kết xuất ra trong các báo cáo dưới dạng Excel, Word hay Html. Chính vì những ưu điểm đặc biệt này mà những nhà cung cấp còn gọi PMTV là phần mềm thư viện tích hợp Hiện nay các thư viện của Việt nam đang dùng một số PMTV mà chủ yếu là của các công ty trong nước xây dựng và phát triển. Các PMTV này đều là những PMTV thương mại có bản quyền như PMTV ILIB của CMC; LIBOL của Tinh Vân; Vebrary của Lạc Việt; VnLib của VnEworld… Một số Thư viện lớn có khả năng tài chính thì đang dùng phần mềm VTLS, đây là PMTV của nước ngoài đã được Việt hóa. Các PMTV này mặc dù có những sự khác biệt về công nghệ nhưng nhìn chung những tính năng mà nó cần giải quyết thì đều có một điểm chung. Đó là đáp ứng các yêu cầu của quy trình nghiệp vụ thư viện như bảng sơ đồ mô tả nêu trên. 1.3.2. Thư viện điện tử - Thư viện số Libol Libol (LIBrary OnLine) là bộ phần mềm giải pháp Thư viện điện tử - Thư viện số được Tinh Vân nghiên cứu và phát triển từ năm 1997, là sản phẩm phần mềm thư viện điện tử và quản lý tích hợp nghiệp vụ thư viện thành công nhất ở Việt Nam. LIBOL có những tính năng chính sau: Hỗ trợ chuẩn biên mục MARC 21, AACR-2, ISBD, các khung phân loại thông dụng như DDC, BBK, NLM, LOC, UDC, subject headings, chuẩn ISO 2709 cho nhập/xuất dữ liệu. Liên kết với các thư viện và tài nguyên thông tin trực tuyến trên Internet qua giao thức Z39.50 và OAI-PMH. Mượn liên thư viện theo giao thức ISO 10161, sử dụng định dạng mã hoá dữ liệu BER/MIME. Tích hợp với các thiết bị mã vạch, thẻ từ và RFID, các thiết bị mượn trả tự động theo chuẩn SIP 2. Hỗ trợ đa ngữ Unicode với dữ liệu và giao diện làm việc, các bảng mã tiếng Việt như TCVN 5712, VNI ... Công cụ xây dựng, quản lý và khai thác kho tài nguyên số.
- 10 Xuất bản các cơ sở dữ liệu hoặc thư mục trên đĩa CD. Tìm kiếm toàn văn, Khả năng tuỳ biến cao, Bảo mật và phân quyền chặt chẽ, Thống kê tra cứu đa dạng, chi tiết và trực quan phục vụ mọi nhóm đối tượng, Vận hành hiệu quả trên những CSDL lớn hàng triệu bản ghi, Hỗ trợ hệ QT CSDL Oracle hoặc MS SQL Server, Khai thác và trao đổi thông tin qua web, thư điện tử, GPRS (điện thoại di động) và thiết bị hỗ trợ người khiếm thị, Tương thích với cả mô hình kho đóng và kho mở, Hỗ trợ hệ thống thư viện nhiều kho, điểm lưu thông… Các chức năng chính: Phân hệ tra cứu trực tuyến OPAC: Là cổng thông tin chung cho mọi đối tượng để khai thác tài nguyên và dịch vụ thư viện theo cách riêng phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân. Là môi trường giao tiếp và trao đổi thông tin giữa bạn đọc với nhau, giữa bạn đọc và thư viện và giữa bạn đọc với các thư viện khác. Phân hệ bổ sung: Quy trình quản lý ấn phẩm chặt chẽ và xuyên suốt kể từ lúc phát sinh nhu cầu bổ sung, đặt mua, kiểm nhận, gán số đăng ký cá biệt, xếp giá tới lưu kho và đưa ra khai thác. Phân hệ biên mục: Công cụ mạnh, thuận tiện và mềm dẻo giúp biên mục mọi dạng tài nguyên thư viện theo các tiêu chuẩn thư mục quốc tế; Giúp trao đổi dữ liệu biên mục với các thư viện trên mạng Internet và giúp xuất bản các ấn phẩm thư mục phong phú và đa dạng. Phân hệ ấn phẩm định kỳ: Tự động hoá và tối ưu hoá các nghiệp vụ quản lý đặc thù cho mọi dạng ấn phẩm định kỳ (báo, tạp chí, tập san...) như bổ sung, đăng ký, kiểm nhận, đóng tập, khiếu nại thiếu số và tổng hợp số có số thiếu. Phân hệ bạn đọc: Quản lý thông tin cá nhân và phân loại bạn đọc giúp thư viện áp dụng được những chính sách phù hợp với mỗi nhóm bạn đọc và tiến hành các xử lý nghiệp vụ theo lô hoặc theo từng cá nhân. Phân hệ lưu thông: Tự động hoá những thao tác thủ công lặp đi lặp lại trong quá trình mượn trả và tự động tính toán, áp dụng mọi chính sách lưu thông do thư viện thiết đặt. Cung cấp các số liệu thống kê về tình hình mượn trả tài liệu phong phú và chi tiết. Phân hệ sưu tập số: Theo dõi và xử lý các yêu cầu đặt mua tài liệu điện tử qua mạng, quản lý kho tư liệu số hoá. Phân hệ mượn liên thư viện (ILL): Quản lý những giao dịch trao đổi tư liệu với các thư viện khác theo chuẩn quốc tế dưới các vai trò là thư viện cho mượn và thư viện
- 11 yêu cầu mượn. Cho phép bạn đọc của thư viện này có thể mượn sách tại các thư viện khác. Phân hệ quản lý: Quản lý, phân quyền người dùng và theo dõi toàn bộ hoạt động của hệ thống. Tích hợp với cơ sở dữ liệu người dùng trên LDAP hoặc Microsoft AD. Cho phép tùy biến ngôn ngữ trên giao diện chương trình. Tính ưu việt của sản phẩm: Hỗ trợ đầy đủ nhất các chuẩn nghiệp vụ Thư viện của Việt Nam cũng như của Quốc tế. Giao diện của tất cả các phân hệ hoàn toàn trên Web, rất thuận lợi cho người dùng. Được kiểm nghiệm thực tế ở rất nhiều đơn vị là cơ quan đầu ngành về hoạt động thông tin thư viện: Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia, Thư viện Khoa học tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội... Tóm lại: Với những ưu việt của phần mềm quản lý thư viện điện tử Libol (LIBrary OnLine) của công ty Tinh Vân. Hiện nay có rất nhiều trường học sử dụng và triển khai trên toàn quốc đã và đang làm thay đổi cách thức học tập, góp phần nâng cao giáo dục và đào tạo. 1.3.3. Thư viện điện tử - iLib v5.0 iLib v5.0 là Thư viện Điện tử Tích hợp dành cho các Trung tâm Thư viện lớn tại Việt Nam do CMC nghiên cứu và phát triển. Đây là một hệ thống thư viện tích hợp được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu của các thư viện trong nước, từ các Thư viện công cộng, Thư viện các trường Đại học, Thư viện chuyên ngành đến các Trung tâm Thông tin trong Toàn quốc, đặc biệt là khả năng tích hợp và xử lý tiếng Việt. iLib v5.0 là phiên bản Thư viện Điện tử Tích hợp mới nhất hiện nay của CMCSoft, iLib v5.0 đáp ứng chuẩn nghiệp vụ đảm bảo cho việc tự động hóa công tác nghiệp vụ và liên thôn, trao đổi nguồn lực thông tin. Ngoài việc kế thừa các tính năng của các phiên bản trước, iLib v5.0 còn cập nhật thêm một số tính năng và nghiệp vụ mới được CMCSoft tập hợp và Trung tâm Thông tin trong quá trình triển khai như: iLib v5.0 tạo cho người sử dụng một cổng vào mọi dạng thông tin, dù là xuất bản phẩm, tài liệu điện tử hay âm thanh, hình ảnh… iLib v5.0 luôn được thường xuyên cập nhật nhằm nắm bắt được các công nghệ hiện đại và đáp ứng nhu cầu đổi mới của các Trung tâm Thông tin. iLib v5.0 tương thích với cả Internet, Extranet và Intranet. iLib v5.0 được thiết kết theo hướng: mềm dẻo và linh hoạt trong xử lý các quy trình nghiệp vụ. Cấu trúc mở để người sử dụng dễ dàng trong việc quản trị và sửa đổi theo yêu cầu đặc thù.
- 12 -Đối tượng sử dụng: iLib v5.0 được thiết kết theo hướng: mềm dẻo và linh hoạt trong xử lý các quy trình nghiệp vụ. Cấu trúc mở để người sử dụng dễ dàng trong việc quản trị và sửa đổi theo yêu cầu đặc thù. -Hệ thống các cơ quan thông tin thư viện của các trường đại học, cao đẳng. -Hệ thống các trung tâm thông tin đa ngành, chuyên ngành của các bộ, ban ngành -Hệ thống thư viện công cộng: thư viện Quốc gia Việt Nam và các thư viện tỉnh thành. -Hệ thống các thư viện thuộc các viện, trung tâm nghiên cứu, trường phổ thông, các đơn vị, tổ chức... -Ưu điểm: iLib.Me Version 5.0 đáp ứng đầy đủ các nhu cầu nghiệp vụ của Thư viện với những tính năng nổi trội như: dễ sử dụng và quản trị, công cụ tìm kiếm và tra cứu qua mạng LAN, WAN, Internet, hỗ trợ đa ngôn ngữ, biên mục thuận tiện linh hoạt theo chuẩn MARC21, hiện thị dưới dạng MARC21 hoặc ISBD, tích hợp mã vạch nhằm hỗ trợ lưu thông, quản lý bạn đọc, biên mục… iLib.Me v5.0 có khả năng tích hợp với các hệ thống thông tin thư viện khác để khai thác và trao đổi dữ liệu. Sự hoàn thiện về sản phẩm và công nghệ, với chi phí hợp lý, iLib.Me v5.0 đã trở thành giải pháp tốt nhất, và tiết kiệm nhất hiện nay. -Hệ thống thư viện công cộng: thư viện Quốc gia Việt Nam và các thư viện tỉnh thành. Quản trị cơ sở dữ liệu lớn (hàng triệu biểu ghi). Nền tảng CSDL ORACLE. Bảo mật phân quyền: CSDL, người dùng, đường truyền. Công cụ tìm kiếm và tra cứu mạnh. Hỗ trợ đa ngôn ngữ. Giao thức tìm kiếm Z39.50 Sử dụng tất cả các tiêu chuẩn, quy tắc mô tả thư mục, các khung phân loại hiện có: ISBD, AACR2, MARC, BBK, UDC,... Giao diện tùy chọn Web, GUI Quản lý mọi dạng dữ liệu số hoá- Chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện Mọi qui tắc nghiệp vụ được quản lý tập trung khiến cho cài đặt và bảo trì đơn giản. Tích hợp thiết bị: mã vạch, thiết bị từ, sóng radio (RFID), máy in... Nhập/Xuất dữ liệu theo chuẩn quốc tế. Giao diện thân thiện, dễ sử dụng.
- 13 Khả năng lưu trữ ổn định, không hạn chế dung lượng. -Tính hợp chuẩn quốc gia và quốc tế về CNTT Giải pháp iLib tuân thủ hoàn toàn các chuẩn về CNTT đã được nêu trong đối với các phần mềm thư viện bao gồm: - Chuẩn tiếng việt Unicode TCVN6909, hỗ trợ chuẩn TCVN5712. - Chuẩn định dạng XML. - Chuẩn giao thức truyền thông TCP/IP. Tính thừa kế dữ liệu từ các phần mềm cũ. Giải pháp iLib cung cấp khả năng xuất và nhập dữ liệu hai chiều với các hệ thống dựa trên hệ quản trị CSDL tư liệu CDS/ISIS, khổ mẫu thư viện UNIMARC, MARC21 (hay USMARC). Khách hàng có thể tự mình hoặc với sự trợ giúp của Công ty CMC trực tiếp xuất và nhập dữ liệu, nhập toàn bộ dữ liệu từ hệ thống cũ sang hệ thống mới sử dụng iLib. -Tính dễ khai thác và sử dụng Giải pháp iLib được thiết kế dựa trên các công nghệ chuẩn, làm việc cả trên môi trường giao diện Web, lẫn môi trường cửa sổ của Windows. Ngoài ra, iLib còn kết hợp được tính dễ khai thác của giao diện WEB (tiết kiệm tối đa thời gian cài đặt và triển khai cho khách hàng) và tính sử dụng dễ dàng, hiệu suất cao của môi trường giao diện cửa sổ Windows, bằng việc ứng dụng công nghệ JAVA. Với công nghệ JAVA, cơ quan có thể không cần cài đặt máy trạm, nhưng vẫn có được môi trường làm việc dễ dàng và năng suất cao, tránh được hạn chế của giao diện WEB là làm việc kém năng suất, cũng như hạn chế của giao diện cửa sổ là khó khăn trong cài đặt. Ngoài lĩnh vực quản lý thư viện truyền thống, iLib bổ sung các tính năng của thư viện điện tử, thư viện số, biến thư viện thành trung tâm thông tin hiện đại, tạo cho người sử dụng một cổng vào mọi dạng thông tin, dù là xuất bản phẩm được in ấn, tài liệu điện tử hay âm thanh, hình ảnh,.... iLib cũng được thường xuyên cập nhật nhằm nắm bắt được các công nghệ hiện đại và đáp ứng nhu cầu đổi mới của thư viện. iLib tương thích với cả Internet, Extranet và Intranet. Hiện nay iLib đã được ứng dụng thành công ở trên 100 đơn vị khách hàng, trong đó có 45/64 thư viện tỉnh , nhiều cơ quan thông tin và các viện nghiên cứu trong đó có thư viện Quốc gia. Phù hợp cho việc sử dụng - Đầu tư ban đầu thấp - Dễ triển khai và bảo trì - Chi phí vận hành thấp
- 14 - Phần mềm thích hợp với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ không nhiều phong ban - Đáp ứng được các chuẩn về thư viện hiện đại: MARC21, Z3950, ISBD, AACR2… Dễ dàng cài đặt, bảo dưỡng và duy trì - Hoàn toàn tự động, sản phẩm phần mềm đóng gói. - Đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ cho một thư viện hiện đại, xứng đáng là một trung tâm thông tin, tài nguyên, hệ thống liên kết được với hệ thống thư viện Quốc gia Việt Nam và thư viện Quốc tế. - Có thể sao lưu và phục hồi dữ liệu tự động. - Không đòi hỏi cán bộ vận hành hiểu biết nhiều về tin học. - Có chính sách cập nhật các phiên bản mới và thêm số người sử dụng. Tính năng nổi bật - Giao diện đa ngôn ngữ - Hỗ trợ đa ngôn ngữ - Hỗ trợ hệ thống chuẩn phân loại phổ biến ở Việt Nam BBK, UDC, DDC - Xuất nhập dữ liệu theo nhiều chuẩn khác nhau: Marc21, UniMarc, CDSISIS,… - Tìm kiếm dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả, bao gồm cả tìm kiếm full-text tiếng Việt - Tích hợp chuẩn tra cứu liên thư viện Z39.50. Tính năng tra cứu liên thư viện theo giao thức Z39.50 giúp thư viện có thể kết nối khai thác, chia sẻ tài nguyên và dịch vụ của mình với các thư viện khác. Tóm lại: Khi triển khai một thư viện điện tử có thể sử dụng một trong các phần mềm quản lý thư viện điện tử mạnh như phần mềm iLib v5.0 là Thư viện Điện tử Tích hợp dành của CMC nghiên cứu và phát triển. 1.3.4. Thư viện điện tử - Thư viện số eLibGlobal Giới thiệu chung: Hiện nay hầu hết các sản phẩm Phần mềm Thư viện điện tử trên thị trường đều tập trung vào thư viện điện tử với các ấn bản giấy, việc chia sẻ tài nguyên trên Internet còn rất nhiều hạn chế, Trung tâm đào tạo và gia công phần mềm CTO – Công ty Cổ phần Digicorp đã nghiên cứu và xây dựng thành công mô hình: Thư viện điện tử - Thư viện số eLibGlobal. Phần mềm này tập trung vào việc quản lý và chia sẻ các ấn bản số ebook, mp3, flv, video, scorm, bộ sưu tập số…theo chuẩn biên mục quốc tế MARC21, RDA, Dublincore, DDC14 100% trên nền webbased, hệ thống thư viện số eLibGlobal có thể mở rộng và kết hợp với hệ thống eLearning mà trung tâm xây dựng. - Ưu điểm:
- 15 Đặc điểm nổi bật của phần mềm thư viện điện tử eLibGlobal là tuân thủ các quy trình nghiệp vụ, các chuẩn thư viện và cho phép khả năng tuỳ biến cao. Các quy trình nghiệp vụ bao gồm các hoạt động nghiệp vụ của thư viện từ khâu bổ sung tư liệu cho đến khi tư liệu đến tay độc giả. Các chuẩn thư viện đáp ứng: Khổ mẫu trao đổi ISO2709. Khổ mẫu biên mục đọc máy MARC21, UNIMARC. Hỗ trợ công tác biên mục theo các tiêu chuẩn và quy tắc mô tả thư mục AACR2, RDA Hỗ trợ các khung phân loại theo chuẩn DDC. Hỗ trợ BỘ SƯU TẬP số DSPACE. Hỗ trợ tìm kiếm toàn văn Full Text Search. Hỗ trợ Signer Sign On giữa hai hệ thống mã nguồn mở (Bộ sưu tập số) và eLibGlobal Hỗ trợ Tích hợp LDAP & AD. Hỗ trợ các khung đề mục chủ đề, bộ từ khóa thống nhất nhằm phù hợp với điều kiện thực tế các thư viện tại Việt Nam. Khả năng tùy biến là khả năng tạo ra các định dạng cho các sản phẩm thư mục từ dữ liệu biên mục một cách tức thời mà không cần thay đổi mã nguồn. Với thiết kế theo mô hình chủ/khách (client/server), sử dụng giao diện Web, phần mềm này cho phép máy trạm -với gần như bất kỳ cấu hình nào- khai thác hệ thống hiệu quả. Việc chọn lựa cấu hình máy chủ và hệ quản trị CSDL phụ thuộc vào độ lớn của thư viện: sốlượng ấn phẩm, số lượng độc giả cần quản lý, lượng giao dịch trong một ngày. Sử dụng mã vạch để quản lý các ấn phẩm. Phần mềm đã hoạt động ổn định với nhiều mô hình thư viện có độ lớn khác nhau. Tóm lại: Phần mềm Thư viện điện tử eLibGlobal là một trong những phần mềm quản lý thư viện điện tử mạnh ở Việt Nam. 1.3.5. Phần mềm thư viện điện tử VLib VLib – VTEC SOFTWARE Library Management là dự án phát triển phần mềm trọng tâm của Công ty Cổ phần Công nghệ và Thương mại VTEC cho lĩnh vực quản lý thư viện điện tử. Hệ thống thư viện điện tử VLib đảm bảo tính kế thừa, sử dụng được tối đa về cơ sở vật chất hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm, cơ sở dữ liệu đã có đồng thời phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của hệ thống thư viện điện tử hiện đại, mang tính chuyên ngành nhằm phục vụ các nhu cầu quản lý của đơn vị: Quản lý dữ liệu số lượng lớn, đa dạng: âm thanh, hình ảnh, video, text…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ công nghệ thông tin: Ứng dụng mạng Nơron trong bài toán xác định lộ trình cho Robot
88 p | 702 | 147
-
Luận văn thạc sĩ Công nghệ Sinh học: Nghiên cứu mối quan hệ di truyền của một số giống ngô (Zea maysL.) bằng chỉ thị RAPD
89 p | 294 | 73
-
Luận văn thạc sĩ Công nghệ Sinh học: Nghiên cứu ảnh hưởng bổ sung tế bào và hormone lên sự phát triển của phôi lợn thụ tinh ống nghiệm
67 p | 277 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Xây dựng tính năng cảnh báo tấn công trên mã nguồn mở
72 p | 61 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Xây dựng web ngữ nghĩa cho việc tra cứu thông tin web du lịch đồng bằng sông Cửu Long
115 p | 61 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Xây dựng ontology từ kho ngữ liệu dạng văn bản
84 p | 44 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu đa dạng di truyền loài Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre) ở rừng nhiệt đới Đông Nam Bộ
73 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ sinh học: Nhân giống cây Tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq) bằng phương pháp nuôi cấy in vitro
75 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Ứng dụng Gis phục vụ công tác quản lý cầu tại TP. Hồ Chí Minh
96 p | 46 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Phương pháp phân vùng phân cấp trong khai thác tập phổ biến
69 p | 46 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu nhân giống một số dòng Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro
91 p | 30 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Khai thác mẫu tuần tự nén
59 p | 30 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Khai thác luật phân lớp kết hợp trên cơ sở dữ liệu được cập nhật
60 p | 46 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Khai thác tập mục lợi ích cao bảo toàn tính riêng tư
65 p | 46 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Khai thác Top-rank K cho tập đánh trọng trên cơ sở dữ liệu có trọng số
64 p | 48 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Sử dụng cây quyết định để phân loại dữ liệu nhiễu
70 p | 40 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ sinh học: Xây dựng cơ sở dữ liệu ADN mã vạch và nhân giống Dây thìa canh (Gymnema sylvestre) bằng phương pháp nuôi cấy in vitro
73 p | 32 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nghiên cứu và ứng dụng Hadoop để khai thác tập phổ biến
114 p | 46 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn