Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang
lượt xem 7
download
Luận văn "Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu thực trạng, sự ảnh hưởng của cha mẹ ly hôn đến cuộc sống, việc tiếp cận giáo dục, tiếp cận các chính sách, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, sự phát triển về tâm, sinh lý của trẻ, sự phát triển ổn định của xã hội, từ đó sử dụng các phương pháp công tác xã hội can thiệp, giúp đỡ trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN DUY KHÁNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM TRONG CÁC GIA ĐÌNH SAU LY HÔN TẠI HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 8760101 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG - 2019
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN DUY KHÁNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM TRONG CÁC GIA ĐÌNH SAU LY HÔN TẠI HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG TỈNH TIỀN GIANG CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 8760101 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HẢI THANH BÌNH DƯƠNG - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn trung trực, chưa được công bố ở bất kỳ tài liệu nào, các trích dẫn từ tài liệu khác đều được chú thích rõ nguồn. Nếu không đúng như trên tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Người cam đoan Nguyễn Duy Khánh
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn “Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang” bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, học viên còn nhận được hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy, cô khoa công tác xã hội trường Đại học Thủ Dầu Một, đặc biệt vai trò của giáo viên hướng dẫn luận văn tiến sĩ Lê Hải Thanh. Sự giúp đỡ của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, các ngành, đoàn thể huyện, các xã, ấp cùng nhiều hộ dân trên địa bàn Tân Phú Đông. Sự giúp đỡ của quý vị đã góp phần quan trọng để tôi hoàn thành bài nghiên cứu cũng như tìm ra hướng giải quyết mới cho vấn đề. Xin chân thành gửi lời cám ơn đến toàn thể quý vị đã hỗ trợ cuộc nghiên cứu thành công tốt đẹp. Xin chân thành cảm ơn!. Thủ Dầu Một, ngày 24 tháng 12 năm 2019 Học viên Nguyễn Duy Khánh
- TÓM TẮT Ngày nay cùng với sự tăng nhanh về số lượng các cặp vợ chồng ly hôn kéo theo số trẻ em trong gia đình sau ly hôn cũng tăng lên nhanh chóng. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến trẻ và xã hội. Bằng phương pháp điều tra bảng hỏi, phỏng vấn sâu, tổng hợp phân tích dữ liệu thu thập đề tài “Công tác xã hội với trẻ em trong gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang” sẽ cho chúng ta thấy đời sống, tâm lý, sức khỏe, học tập, nhân cách và nhiều mặt đời sống xã hội của trẻ em trong gia đình sau ly hôn huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc chia ly giữa cha và mẹ, đây là mắt khâu đẩy nhiều trẻ vào hoàn cảnh đặc biệt như: cuộc sống khó khăn, lao động sớm, bị bạo hành, sa vào các tai, tệ nạn xã hội, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến trẻ, xã hội trên cơ sở đó đề tài đi sâu tìm hiểu và đề xuất các giải pháp can thiệp ngăn chặn thực trạng nêu trên dựa trên các phương pháp công tác xã hội cá nhân, nhóm, cộng đồng.
- MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Lời cam đoan………………………………………………………... i Lời cảm ơn………………………………………………………....... ii Tóm tắt………………………………………………………………. iii Mục lục……………………………………………………………… iv Danh mục bảng……………………………………………………… viii Danh mục biểu đồ…………………………………………………… ix Danh mục từ viết tắt………………………………………………… x MỞ ĐẦU…………………………………………………………… 01 1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………... 01 2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………. 02 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu…………………………… 02 3.1. Khách thể nghiên cứu……………………………………..... 02 3.2 Đối tượng nghiên cứu……………………………………….. 02 4. Giả thuyết nghiên cứu………………………….………………. 02 5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………. 02 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài…………………...…… 03 6.1. Ý nghĩa lý luận……………………………………………... 03 6.2. Ý nghĩa thực tiễn……………………………………………. 06 7. Khung phân tích…………………….…………………………. 04 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN…………………………………. 05 1.1. Tình tình nghiên cứu liên quan đến đề tài………………….. 05 1.1.1. Các nghiên cứu trong nước……………………………….. 05 1.1.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài……………………………... 07 1.2. Lý thuyết tiếp cận……………………….……………………. 09 1.2.1. Lý thuyết các giai đoạn phát triển con người của Erikson. 09 1.2.2. Lý Thuyết hệ thống sinh thái……………………………... 11
- 1.2.3. Thuyết nhu cầu của Maslow………………………………. 12 1.3. Các khái niệm liên quan của đề tài…………………………... 14 1.3.1. Khái niệm công tác xã hội………………………………… 14 1.3.2. Khái niệm gia đình………………………………………... 15 1.3.3. Khái niệm ly hôn………………………………………….. 15 1.3.4. Khái niệm trẻ em và trẻ em trong các gia đình sau ly hôn.. 15 1.3.5. Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt………………….. 16 Tiểu kết chương 1………………………………………………….. 17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRẺ EM TRONG CÁC GIA ĐÌNH SAU LY HÔN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ VÀ XÃ HỘI……………………............................................. 18 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu…………………………….. 18 2.1.1. Địa bàn khảo sát…………………………………………... 18 2.1.2. Đặc điểm mẫu……………………………………………... 18 2.2. Thực trạng trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông……………………………...………………………. 19 2.3. Tác động của gia đình ly hôn đến trẻ em và xã hội………… 23 2.3.1. Hoàn cảnh kinh tế trẻ em trong gia đình cha mẹ ly hôn…. 23 2.3.2. Đời sống tâm lý trẻ………………………………………… 27 2.3.3. Ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ.. 28 2.3.4. Học tập của trẻ……………………………………………... 29 2.3.5. Sức khỏe của trẻ……………………………………………. 31 2.3.6. Tác động của sự gia tăng trẻ em trong gia đình sau ly hôn đến xã hội…………………………………………………………… 32 Tiểu kết chương 2………………………………………………….. 38 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM TRONG CÁC GIA
- ĐÌNH SAU LY HÔN TẠI HUYỆN TÂN PHÚ 40 ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG.................................... 3.1. Cơ sở lý luận đề xuất biện pháp can thiệp............................... 40 3.1.1. Cơ sở pháp lý........................................................................ 40 3.1.2. Cơ sở thực tiễn...................................................................... 40 3.2. Một số giải pháp can thiệp công tác xã hội.............................. 41 3.2.1. Kết nối nguồn lực tại cộng đồng………………………….. 41 3.2.2. Can thiệp đối với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn là nạn nhân của bạo lực gia đình………………………………………. 43 3.2.3. Xây dựng, cũng cố phát triển mạng lưới liên kết hỗ trợ tại cộng đồng……………………………………………………….…... 44 3.2.4. Thành lập trung tâm công tác xã hội cấp huyện…..……… 46 TRƯỜNG HỢP ĐIỂN CỨU………………………………………. 47 QUẢN LÝ CA……………………………………………………… 48 Tiểu kết chương 3………………………………………………….. 61 KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ………………………………... 62 1. Kết luận………………………………………………………….. 62 2. Khuyến nghị…………………………….……………………….. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………...……………… 65 PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI ĐỊNH LƯỢNG PHỎNG VẤN NGƯỜI CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH CHA MẸ LY HÔN....................................................................................... 68 PHỤ LỤC 2: BẢNG HỎI ĐỊNH LƯỢNG PHỎNG VẤN TRẺ EM TRONG CÁC GIA ĐÌNH CHA MẸ LY HÔN…………………...… 77 PHỤ LỤC 3: BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU TRẺ EM TRONG CÁC GIA ĐÌNH CHA MẸ LY HÔN………………......................... 85 PHỤ LỤC 4: BẢNG DỮ LIỆU SPSS KHẢO SÁT ĐỐI TƯỢNG TRẺ EM TRONG CÁC GIA ĐIÌNH SAU LY HÔN……………….
- PHỤ LỤC 5: BẢNG DỮ LIỆU SPSS KHẢO SÁT TRẺ EM NẠN NHÂN TRONG CÁC GIA ĐÌNH SAU LY HÔN………………….
- DANH MỤC BẢNG NỘI DUNG TRANG Bảng 2.1: Phân quyền nuôi con sau ly hôn huyện Tân Phú Đông…… 22 Bảng 2.2: Việc làm của trẻ sau khi cha mẹ ly hôn qua khảo sát người nuôi dưỡng chăm sóc…..……………………………………………... 27 Bảng 3.1: Bảng đánh giá mức độ khẩn cấp các vấn đề của thân chủ xếp theo thứ từ rất khẩn cấp (1) đến chưa khẩn cấp (4)……………… 54 Bảng 3.2: Kế hoạch can thiệp đối với thân chủ………………………. 55 Bảng 3.3: Bảng lượng giá quá trình can thiệp đối thân chủ………….. 59
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ NỘI DUNG TRANG Biểu đồ 2.1: Tuổi trẻ em qua khảo sát……………………………….. 20 Biểu đồ 2.2: Ly hôn huyện Tân Phú Đông từ năm 2013-2017……… 21 Biểu đồ 2.3: Thống kê trẻ em trong gia đình sau ly hôn từ năm 2013- 2017………………………………………………………………….. 22 Biều đồ 2.4: Mức độ quan tâm của cha mẹ đối với trẻ sau ly hôn….. 23 Biểu đồ 2.5: Cấp dưỡng của cha mẹ đối với con sau ly hôn…........... 24 Biểu đồ 2.6: Mức độ cấp dưỡng đối với con sau ly hôn……………. 25 Biểu đồ 2.7: Cuộc sống của trẻ sau khi cha mẹ ly hôn……………… 26 Biểu đồ 2.8: Thể hiện ảnh hưởng của cha mẹ ly hôn đến việc học tập qua kết quả khảo sát đối với trẻ…………………………………….. 31 Biểu đồ 2.9: Thể hiện tình trạng bị bạo hành qua kết quả khảo sát đối với trẻ em nạn nhân trong gia đình sau ly hôn……………………… 34 Biểu đồ 2.10 Thể hiện mức độ bị bạo hành của trẻ em trong các gia đình sau ly hôn……………………………………………………… 35 Biểu đồ 2.11: Thể hiện cách xử lý của người nuôi dưỡng chăm sóc phát hiện trẻ bị bạo hành……………………………………………. 35 Biểu đồ 3.1: Mức sống của trẻ trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông……………………………………………….. 42
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - UBND: Ủy ban nhân dân - TE: Trẻ em - UNICEF: Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc - KG: Ký lô gam - ĐH: Đại học - CTXH: Công tác xã hội - TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh - ND: Người nuôi dưỡng trẻ em trong gia đình sau ly hôn - PGS.TS: Phó giáo sư tiến sĩ - IFSW: Liên đoàn Nhân viên Công tác xã hội Quốc tế - PVV: Phỏng vấn viên.
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình có mối quan hệ gắn bó, mật thiết với sự hình thành và phát triển về tâm, sinh lý trẻ. Khi các chức năng kinh tế, nuôi dưỡng, giáo dục, chức năng thỏa mãn tình cảm giữa các thành viên trong gia đình được đảm bảo sẽ góp phần tạo nên sự phát triển ổn định cho trẻ. Ngược lại nếu gia đình nảy sinh những mâu thuẫn, bất hòa dẫn đến hôn nhân đỗ vỡ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sự phát triển của trẻ. Nghiên cứu về cuộc sống của trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông cho thấy không ít trẻ phải sống với ông, bà, chú, bác, nội, ngoại, dì ghẻ, bố dượng sau khi cha mẹ ly hôn, nhiều trẻ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lao động sớm, bị bạo hành, rơi vào tình trạng nghiện ngập, hút chích, bị lạm dụng tình dục sau khi gia đình tan vỡ. Theo số liệu thống kê của tòa án nhân dân huyện Tân Phú Đông cung cấp số trẻ em trong các gia đình sau ly hôn trong những năm qua không ngừng tăng lên nếu năm 2015 chỉ có 108 trẻ đến năm 2016 con số này đã tăng lên 141 trẻ và tiếp tục tăng lên 159 trẻ trong năm 2017. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra số trẻ em trong các gia đình sau ly hôn có xu hướng tăng cao, năm sau tăng mạnh hơn năm trước đó. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của trẻ, sự phát triển bền vững của xã hội?. Để trả lời các câu hỏi trên một cuộc khảo sát với tên đề tài: “Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang” được tiến hành, cuộc khảo sát sẽ cung cấp cho chúng ta thấy thực trạng trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang, ảnh hưởng của cuộc ly hôn giữa cha mẹ đến cuộc sống, tâm lý, việc tiếp cận các chính sách, dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục của trẻ, sự phát triển bền vững của xã hội trên cơ sở đó đề tài đưa ra các giải pháp can thiệp dựa trên phương pháp công tác xã hội cá nhân, nhóm, cộng đồng phù hợp.
- 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng, sự ảnh hưởng của cha mẹ ly hôn đến cuộc sống, việc tiếp cận giáo dục, tiếp cận các chính sách, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, sự phát triển về tâm, sinh lý của trẻ, sự phát triển ổn định của xã hội, từ đó sử dụng các phương pháp công tác xã hội can thiệp, giúp đỡ trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông tỉnh Tiền Giang. 3.2 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tìm hiểu ảnh hưởng cuộc ly hôn của cha mẹ đến đời sống vật chất, tinh thần, việc tiếp cận các chính sách xã hội, y tế, giáo dục của trẻ và sự phát triển của xã hội tại các xã Phú Tân, Phú Đông, Phú Thạnh, Tân Phú, Tân Thới, Tân Thạnh của huyện Tân Phú Đông tỉnh Tiền Giang. 4. Giả thuyết nghiên cứu Ngày nay ly hôn tăng nhanh kéo theo số trẻ em trong các gia đình sau ly hôn cũng tăng, chính đều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến trẻ và sự phát triển ổn định của xã hội. Nếu làm tốt công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang sẽ có ý nghĩa rất lớn về lý luận và thực tiễn góp phần đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ và xã hội. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra định lượng bằng bảng hỏi, dung lượng mẫu khảo sát là 200. Mẫu được chọn ngẫu nhiên, 100 đơn vị mẫu khảo sát đối tượng người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ, 100 mẫu khảo sát trực tiếp trẻ em là nạn nhân trong các gia đình sau ly hôn. Mẫu được chọn theo nguyên tắc đảm bảo phân bố đều ở 6 xã Phú Tân, Phú Đông, Phú Thạnh, Tân Phú, Tân Thới, Tân Thạnh của huyện Tân Phú Đông. Ngoài thu thập thông tin định lượng bằng bảng hỏi, nghiên cứu còn thu thập thông tin định tính để tìm hiểu sâu thực trạng trẻ em trong các gia đình sau ly hôn,
- tác động của cuộc ly hôn ở cha mẹ đến cuộc sống, việc tiếp cận giáo dục, y tế, các chính sách của nhà nước, sự phát triển tâm, sinh lý trẻ, sự phát triển bền vững của toàn xã hội, từ đó đề xuất các giải pháp can thiệp cụ thể. Đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu. Phương pháp này để tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài nhằm làm cơ sở lý luận cho đề tài trong quá trình tiến hành nghiên cứu thông qua thu thập tài liệu từ sách, báo, luận văn, tạp chí và các thông tin chính thống đăng trên Internet. Cuối cùng các kết quả thu được sẽ phân tích, xử lý thông qua phần mềm hỗ trợ xử lý kết quả nghiên cứu SPSS. Mục đích nhằm xử lý nhanh, chính xác các thông tin thu thập thông qua hệ thống bảng, biểu, số liệu xuất ra từ phần mềm SPSS làm cho bài nghiên cứu thêm sâu sắc, phản ánh nhiều chiều của nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài “Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang” có ý nghĩa khoa học với học viên, bởi đó là sự vận dụng các lý thuyết công tác xã hội can thiệp nhằm giải quyết khó khăn giúp trẻ em là nạn nhân trong các gia đình cha mẹ ly hôn ở huyện Tân Phú Đông vượt qua khó khăn, có điều kiện vươn lên trong cuộc sống. Sau nữa, trên cơ sở đi sâu tìm hiểu thực trạng trẻ em trong các gia đình sau ly hôn và tác động của thực trạng cha mẹ ly hôn đến trẻ, đến xã hội, luận văn chỉ ra mối quan hệ nhân quả của ly hôn. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đối tượng thụ hưởng của đề tài là trẻ em trong các gia đình sau ly hôn do đó trên cơ sở tác động, ảnh hưởng cuộc ly hôn của cha mẹ đến đời sống, sự phát triển của trẻ, xã hội đề tài sẽ đề xuất các giải pháp can thiệp trên cơ sở thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan như chính quyền địa phương, trung tâm công tác xã hội tỉnh Tiền Giang, gia đình, hàng xóm, thầy cô, bạn bè, nhà hảo tâm, mạnh thường quân tích cực tham gia vào tiến trình hỗ trợ, giúp đỡ trẻ. Bên cạnh đó đề tài “Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú
- Đông, tỉnh Tiền Giang” còn góp phần ngăn chặn các vấn đề xã hội nảy sinh tại huyện. 7. Khung phân tích ĐIỀU KIỆN KINH TẾ-XH Trẻ em trong các gia đình sau ly hôn Ảnh hưởng Cuộc Tâm Nhân Học Sức Các vấn đề sống lý cách tập khỏe xã hội Giải pháp Thông tin, Năng lực Dịch vụ Huy động Xây dựng truyền thông NVCTXH xã hội tại nguồn lực trung tâm cộng đồng công tác xã hội
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tình tình nghiên cứu liên quan đến đề tài Để có cái nhìn tổng quan vấn đề trẻ em trong các gia đình sau ly hôn, ảnh hưởng của ly hôn ở cha mẹ đến các mặt đời sống, sự phát triển tâm lý của trẻ, mối quan hệ giữa gia tăng trẻ em trong các gia đình sau ly hôn với các vấn đề xã hội khác. Dưới đây một số nghiên cứu, bài viết xoay quanh vấn đề này. 1.1.1 Các nghiên cứu trong nước Đề tài “bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn thực tiễn xét xử tại các tòa án thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế” [9] với các phương pháp điều tra bảng hỏi, phân tích các quy định pháp luật hiện hành, phương pháp thống kê, so sánh các dữ liệu thu thập, tác giả chỉ ra mất mát, thiệt thòi của trẻ trong các gia đình sau ly hôn từ đời sống vật chất, tinh thần đến quyền lợi của trẻ, đề xuất các giải pháp can thiệp. Qua đó đề tài chỉ rõ mặc dù luật pháp quan tâm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện sau cuộc ly hôn giữa cha và mẹ. Tuy nhiên thực tế hầu hết trẻ có cuộc sống khó khăn từ ăn, ở, sinh hoạt đến học tập. Đây là cơ sở giúp những người quan tâm thấy được khó khăn từ đó đề xuất các giải pháp mới can thiệp phù hợp. Trong bài “Nước mắt hậu ly hôn đòn thù đổ đầu trẻ” tác giả Nguyễn Huyên (2017) đã báo động thực trạng bạo hành trẻ trong gia đình sau ly hôn thời gian gần đây nhiều trường hợp khi xảy ra hậu quả nghiêm trọng xã hội mới phát hiện, điều này cho thấy một số trẻ em là nạn nhân trong các gia đình cha mẹ ly hôn đang sống thiếu an toàn. Dẫn chứng cho lập luận của mình tác giả chỉ ra trường hợp bé trai T.G.K sinh năm 2008 ở quận Cầu Giấy, Hà Nội bị bố đẻ và mẹ kế bạo hành suốt hai năm vết thương chằn chịt trên khuôn mặt, cơ thể khiến ai cũng phải xót xa, phẫn nộ. Trường hợp bé trai N. L. H sinh năm 2009 tại huyện Đông Anh, Hà Nội bị cha ruột đánh đến bầm dập khắp người. Tiếp theo là câu chuyện bé gái N. H. N. T 7 tuổi ở Kiên Giang bị cha ruột và mẹ kế bạo hành bằng cách dí thanh sắt nóng vào mặt làm cháu cháy sém da thịt đến vụ cô giáo mầm non Hà Nội đánh con riêng của chồng cháu N. V. T nhập viện khiến dư luận không khỏi sót xa. Qua đó tác giả
- kêu gọi các bậc cha mẹ những người không nuôi dưỡng trẻ sau cuộc ly hôn đừng quá yên tâm, hãy để mắt đến con, thăm hỏi, quan sát, nhạy cảm nhận ra những thay đổi để có biện pháp hỗ trợ, tránh trường hợp trẻ bị bạo hành trong thời gian dài mà không ai biết [21]. Bài viết “Bố mẹ ly hôn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ” đăng trên tạp chí sức khỏe đời sống, tác giả Thu Vân (2017) cho rằng nhiều nghiên cứu cho kết luận bố mẹ ly hôn làm tăng nguy cơ trẻ mắc các bệnh di truyền, dạ dày, ruột, da liễu và thần kinh. Nếu ở trẻ bình thường nguy cơ nhiễm bệnh trung bình 26% trẻ em trong các gia đình cha mẹ ly hôn tỉ lệ này lên đến 35%. Điều này cho thấy vấn đề sức khỏe trẻ em trong các gia đình sau ly hôn cần được quan tâm đúng mức nếu muốn đứa trẻ phát triển tốt [27]. Đề tài “Đời sống tâm lý của trẻ em sau khi cha mẹ ly hôn” của tác giả Lưu Thanh Huyền (2007) khoa tâm lý trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra một đứa trẻ nếu được sống trong gia đình yên ấm, hạnh phúc, mọi người yêu thương đùm bọc lẫn nhau sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách sau này của trẻ. Ngược lại nếu trẻ sống trong gia đình có cha mẹ bất đồng, mọi người không yêu thương che chở, quan tâm nhau dẫn đến ly hôn sẽ tạo ra những trở ngại trong việc giúp trẻ hình thành cảm xúc, suy nghĩ, gặp khó khăn trong giao tiếp, khó khăn trong tạo lập mối quan hệ với người khác, cũng như trong quan hệ vợ chồng [6]. Đề tài “Sáu vấn đề thường gặp ở trẻ có cha mẹ ly hôn” [23] bằng các dẫn chứng cụ thể, tác giả chỉ ra sáu vấn đề lớn trẻ em phải đối mặt sau khi cha mẹ ly hôn. Thứ nhất, trẻ hút thuốc sớm hơn trẻ bình thường 48% ở nam và 39% ở nữ. Thứ hai, học tập bị sa sút, kết giao xã hội kém do những tổn thương khi bố mẹ ly hôn có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần, khiến đứa trẻ không còn tập trung học hành, không có cảm hứng vui đùa như bình thường. Thứ ba, cha mẹ ly hôn cuộc sống đảo lộn, cha mẹ không đủ thời gian quan tâm đến trẻ khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những đứa trẻ khác. Thứ tư, tăng nguy cơ bỏ học, những biến cố ảnh hưởng tới tinh thần, làm cho việc học bị sa sút hoặc sinh ra tâm lý chán nản, tự ti có thể khiến trẻ chán học. Thứ năm không vượt qua được cú sốc tâm lý,
- bố mẹ lại không quan tâm rất dễ khiến trẻ sa ngã và trở thành tội phạm. Cuối cùng tác giả chỉ ra trẻ em trong các gia đình có cha mẹ ly hôn dễ lặp lại hành động ly hôn của cha mẹ, kết quả nghiên cứu cho thấy ở những cặp vợ chồng có một người xuất thân từ gia đình tan vỡ tỷ lệ ly hôn tăng gấp 2 lần và nếu cả hai cùng chung hoàn cảnh, nguy cơ này gia tăng gấp 3 lần. 1.1.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài Trong các bài viết bằng tiếng Anh nhiều tác giả, nhà nghiên cứu chỉ ra nhiều mặt đời sống xã hội của trẻ trong các gia đình cha mẹ ly hôn bị ảnh hưởng, bị xáo trộn. Trong bài nghiên cứu “ảnh hưởng tâm lý của trẻ em trong gia đình cha mẹ ly hôn” đăng trên báo điện tử Morin (2018) viết những năm đầu ly hôn thời gian khó khăn nhất đối với trẻ, chỉ một số trẻ thích nghi trở nên thoải mái, phần lớn phải vật lộn và phải trải qua đau khổ, tức giận, lo lắng, hoài nghi với cuộc ly hôn của cha mẹ. Trẻ nhỏ thường đấu tranh để hiểu tại sao chúng phải đi giữa hai nhà. Trẻ có thể lo lắng rằng nếu cha mẹ chúng ngừng yêu nhau một ngày nào đó có thể ngừng yêu thương chúng. Trẻ đi học có thể lo lắng rằng ly hôn là lỗi của trẻ, chúng sợ làm sai điều gì đó. Thanh thiếu niên trở nên tức giận chúng có thể đổ lỗi cho phụ huynh hoặc phẫn nộ với cha mẹ vì những biến động gia đình. Ngoài ra ly hôn còn gây những ảnh hưởng xấu cho trẻ như gặp khó khăn trong thiết lập mối quan hệ với những người xung quanh, khó khăn về tài chính, học tập sa sút, rối loạn hành vi, dễ sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật,… Bài viết đã gợi mở cho những người quan tâm thấy rằng trẻ em trong các gia đình có cha mẹ ly hôn bị ảnh hưởng nhiều mặt đời sống nếu không có biện pháp can thiệp đúng đắn dễ dẫn đến sự phát triển lệch lạc ở trẻ [17]. Đề tài nghiên cứu “Làm thế nào cha mẹ có thể giúp trẻ đối phó với ly hôn, ly thân” của tác giả JoAnne Pedro Carroll (2011) chỉ ra so với những trẻ bình thường trẻ em trong gia đình có cha mẹ ly hôn trải qua nhiều ảnh hưởng tiêu cực cả trong ngắn và dài hạn. Về ngắn hạn trẻ học tập sa sút, sức khỏe thể chất bị tổn hại, xung đột giữa cha mẹ còn là nguyên nhân gây xói mòn và hình thành những bất ổn về đời sống tâm lý, hành vi của trẻ. Lâu dài một số trẻ gặp khó khăn trong
- duy trì mối quan hệ với cha mẹ, nhất là đối với cha. Trẻ dễ lặp lại ly hôn. Các giải pháp trang bị kỹ năng sống cho trẻ, cũng cố kỹ năng làm cha mẹ cho các cặp vợ chồng ly hôn đã được đề xuất nhằm giảm ảnh hưởng tiêu cực ngắn, dài hạn đối với trẻ. Trong bài viết tác giả còn kêu gọi các nhà nghiên cứu tiếp tục đi sâu tìm hiểu nhu cầu của trẻ em trong gia đình có cha mẹ ly hôn ở các độ tuổi khác nhau, cũng như chú trọng tìm giải pháp can thiệp giúp trẻ vượt qua cuộc sống khủng hoảng hậu ly hôn của nhiều cặp vợ chồng xung đột [18]. Như vậy, đề tài trẻ em trong các gia đình cha mẹ ly hôn đã được nhiều nhà khoa học, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm ở nhiều khía cạnh, mục đích khác nhau. Hầu hết các công trình nghiên cứu khẳng định vai trò quan trọng của gia đình đối với trẻ, sự đỗ vỡ của gia đình ảnh hưởng lớn đến các mặt đời sống của trẻ, xã hội. Nhiều công trình nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ trẻ khi cha mẹ ly hôn dựa trên căn cứ pháp lý nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ nhưng hầu hết chưa đi sâu tìm hiểu phát huy các nguồn lực khác trong tiến trình giúp đỡ, đặc biệt phát huy năng lực bản thân để khi không còn sự giúp đỡ trẻ vẫn có thể tự giải quyết vấn đề của chính mình. Vì vậy đề tài “Công tác xã hội với trẻ em trong các gia đình sau ly hôn tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang” sẽ đi sâu tìm hiểu vấn đề này từ đó đưa ra giải pháp can thiệp, mô hình quản lý ca phù hợp nhất. 1.2. Lý thuyết tiếp cận 1.2.1. Lý thuyết các giai đoạn phát triển con người của Erikson Erikson là người Đức đã sáng lập “Lý thuyết các giai đoạn phát triển dựa trên cơ sở thuyết phân tâm của S.Freud” [10]. Trong lý thuyết của mình ông đã rời khỏi cách tiếp cận sinh học của S.Freud, nhấn mạnh yếu tố văn hóa xã hội tác động đến nhân cách con người. Ông chia quá trình phát triển của con người thành 8 giai đoạn và chỉ ra mỗi giai đoạn được đặc trưng bởi một dạng khủng hoảng tâm lý xã hội xuất phát từ xung đột giữa nhu cầu của cá nhân và yêu cầu của xã hội. Nếu khủng hoảng được giải quyết sẽ là tiền đề cho sự phát triển tâm lý của cá nhân trong giai đoạn tiếp theo. Ngược lại con người thất bại trong giải quyết xung đột đó thì sự thất bại sẽ gây nên những bất bình thường trong những giai đoạn sau của
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm trong phòng ngừa trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục
0 p | 436 | 45
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội trong phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em tại trường tiểu học Chi Đông, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
0 p | 244 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục tại Trung tâm tư vấn và Dịch vụ truyền thông - Cục Trẻ em
0 p | 323 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm với việc phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh nữ trường THCS Bắc Hồng
0 p | 204 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ Công tác xã hội trong giải quyết việc làm cho người khuyết tật vận động từ thực tiễn Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
94 p | 134 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động tại Trung tâm Phục hồi chức năng cho người khuyết tật Thụy An
0 p | 200 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ người nghiện ma túy tại cơ sở điều trị Methadone thị xã Sơn Tây
0 p | 150 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
0 p | 197 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội với người cao tuổi tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Ninh Bình
124 p | 29 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội trong hỗ trợ về giáo dục và y tế đối với trẻ em dân tộc Kơ Ho từ thực tiễn huyện Lâm hà, tỉnh Lâm Đồng
96 p | 101 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn phường Liên Mạc - quận Bắc Từ Liêm - thành phố Hà Nội
0 p | 146 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ là chủ hộ nghèo trên địa bàn huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
126 p | 26 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người nghèo tại xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
154 p | 40 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
96 p | 30 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật tại Hội người khuyết tật huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
162 p | 27 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em lang thang tại tổ chức trẻ em Rồng xanh - Hà Nội
137 p | 110 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần tại Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần số 2 Hà Nội
0 p | 123 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp người nghèo trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội
0 p | 122 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn