Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Bán hạ ba thùy (Typhonium Trilobatum, Araceae)
lượt xem 3
download
Cây Bán hạ ba thùy có tên khoa học là Typhonium trilobatum được y học cổ truyền Việt Nam sử dụng trị nhiều chứng bệnh. Đề tài nghiên cứu với mục đích xác định thành phần, bản chất hoá học của các chất có trong cây Bán hạ ba thùy.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Bán hạ ba thùy (Typhonium Trilobatum, Araceae)
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM -------------------------------------- NGUYỄN KHẮC HỒNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY BÁN HẠ BA THÙY (TYPHONIUM TRILOBATUM, ARACEAE) LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÁ HỌC THÁI NGUYÊN - 2008
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM -------------------------------------- NGUYỄN KHẮC HỒNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY BÁN HẠ BA THÙY (TYPHONIUM TRILOBATUM, ARACEAE) CHUYÊN NGÀNH : HOÁ HỌC HỮU CƠ MÃ SỐ : 60.44.27 LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÁ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUYẾT TIẾN THÁI NGUYÊN - 2008
- Lời cảm ơn Bản luận văn này được hoàn thành tại phòng Hoạt chất Sinh học, Viện Hóa học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình tới TS. Nguyễn Quyết Tiến, TS. Phạm Thị Hồng Minh, PGS.TS. Phạm Hoàng Ngọc, PGS.TS. Phạm Văn Thỉnh, những người thầy đã chỉ ra hướng nghiên cứu, hướng dẫn tận tình, động viên và giúp đỡ từng bước đi của tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Phòng Hoạt chất Sinh học, Phòng Nghiên cứu Cấu trúc -Viện Hóa học đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành các kế hoạch nghiên cứu. Nhân dịp này, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Lãnh đạo Khoa Hóa, Khoa Sau đại học –Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Y Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Bố, Mẹ tôi, những người thân trong gia đình và các đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2008 Tác giả Nguyễn Khắc Hồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục chữ viết tắt dùng trong luận văn Danh mục các hình, bảng và sơ đồ Mở đầu 1 Chương 1 Tổng quan 3 1.1. Khái quát về họ Ráy (Araceae) 3 1.2. Các hợp chất và hoạt tính sinh học của chúng có trong họ Ráy (Araceae) 3 1.2.1. Các axit béo 3 1.2.2. Các hợp chất neolignan 3 1.2.3. Các hợp chất terpenoit 6 1.2.4. Các hợp chất chứa nitơ 8 1.2.4.1. Các hợp chất ancaloit 8 1.2.4.2. Các Cerebrozit 11 1.2.4.2.1. Giới thiệu chung 11 1.2.4.2.2. Các Cerebrozit trong họ ráy 12 1.2.4.3. Các hợp chất chứa nitơ khác 13 1.2.5. Các hợp chất glycozit 14 1.2.6. Các hợp trong chi Typhonium 15 1.3. Phổ 13C – NMR trong nghiên cứu cấu trúc và thành phần của 16 lipit (axit béo và este của nó) 1.3.1. Giới thiệu chung 16 1.3.2. Ankanoic axit và este 17 1.3.3. Các axit béo monoenoic và este 19 1.3.4. Các axit béo polyenoic và este 22 1.3.5. Các axit béo không no và este khác 25 1.3.6. Các axit xyclopropen và este 26 1.3.7. Các axit béo bị oxi hóa và este 27 1.3.8. Những nguyên tử C1 3 trong các gốc acyl và ankyl 28 1.3.9. Glycerol este 29 Chương 2. Phần thực nghiệm 32 2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 33 2.1.1. Thu mẫu cây, xác định tên khoa học và phương pháp xử lý mẫu 33 2.1.2. Phương pháp phân lập các hợp chất từ các dịch chiết 34 2.2. Dụng cụ, hoá chất và thiết bị nghiên cứu 34 2.2.1. Dụng cụ và hoá chất 34 2.2.2. Thiết bị nghiên cứu 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2.2.3. Phương pháp khảo sát và xác định cấu trúc hoá học các 34 hợp chất 2.3. Các dịch chiết từ cây Bán hạ ba thùy (Typhonium trilobatum) 36 2.4. Phân lập và tinh chế các chất từ cây Bán hạ ba thùy (Typhonium trilobatum) 37 2.4.1. Dịch chiết n-hexan (RTtH) 37 2.4.1.1. Các axit béo (RTtH1-RTtH5) 37 2.4.1.2. Stigmast-5,22-dien-3- -ol (RTtH6) 38 2.4.1.3. -Sitosterol (RTtH7) 39 2.4.2. Dịch chiết etylaxetat (RTtE) 39 2.4.2.1. Hợp chất terpen-glucozit (RTtE1) 40 2.4.2.2. 3-O- -D-glucopyranosyl-stigmasterol (RTtE2) 40 2.4.2.3. Typhotrilozit A (RTtE3) 41 Chương 3. Thảo luận kết quả nghiên cứu 44 3.1. Nguyên tắc chung 44 3.2. Phân lập và nhận dạng các hợp chất có trong các dịch chiết khác nhau của cây Bán hạ ba thùy (Typhonium trilobatum) 44 3.2.1. Axit cacboxylic 45 3.2.2. Các hợp chất sterol 45 3.2.2.1. Stigmast-5,22-dien-24R-3 -ol (RTtH6) 45 3.2.2.2. -sitosterol hay 24R-stigmast-5-en-3- -ol (RTtH7) 47 3.2.2.3. 3-O- -D-glucopyranosyl-stigmasterol (RTtE2) 47 3.2.3. Hợp chất terpen-glucozit (RTtE1) 48 3.2.3. Hợp chất typhotrilozit A (RTtE3) 48 Kết luận 60 Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận văn 61 Tài liệu tham khảo 62 Phụ lục 68 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN Các phương pháp sắc ký CC : Column Chromatography TLC : Thin-layer Chromatography SKLM : Sắc ký lớp mỏng Các phương pháp phổ CAD : Collisional Activated Dissociation MS : Mass Spectroscopy EI-MS : Electron Impact Mass Spectroscopy ESI-MS : Electron Spray Ionization Mass Spectroscopy FT-IR : Fourier Transform Infrared Spectroscopy NMR : Nuclear Magnetic Resonance 1 H-NMR : 1H-Nuclear Magnetic Resonance 13 C-NMR : 13C- Nuclear Magnetic Resonance DEPT : Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer COSY : Correlated Spectroscopy HMQC : Heteronuclear Multiple - Quantum Coherence HMBC : Heteronuclear multiple - Bond Correlation Các lĩnh vực khác MIC : Minimum inhibitory concentration HIV : Human Immunodeficiency Virus đvC : Đơn vị Cacbon v/v : Thể tích/thể tích Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC HÌNH , BẢNG VÀ SƠ ĐỒ Trang Hình 1.1 Phổ 13C-NMR phân giải cao của dầu béo hoa rượu Rum (Safflower) 16 Hình 2.1 Cây Bán hạ ba thùy (Typhonium trilobatum) 32 Hình 2.2 Hoa, thân , rễ và củ cây Bán hạ ba thùy (Typhonium trilobatum) 33 Hình 3.1 Phổ FT-IR của typhotrilozit A (RTtE3 ) 51 Hình 3.2 Phổ 1H-NMR của typhotrilozit A (RTtE3 ) 52 Hình 3.3 Phổ 13 C-DEPT của typhotrilozit A (RTtE3 ) 53 Hình 3.4 Phổ 1H-1H-cosy của typhotrilozit A (RTtE3 ) 54 Hình 3.5 Phổ HSQC của typhotrilozit A (RTtE3 ) 55 Hình 3.6 Phổ HMBC của typhotrilozit A (RTtE3 ) 56 Bảng 1.1 Độ dịch chuyển hóa học ( , ppm) của các nguyên tử C1 -6 và 18 1-4 của axit palmitic, metyl và glycerol este của nó Bảng 1.2 Độ dịch chuyển hóa học ( ppm) của các nguyên tử C trong 19 glyceroleste của các axit ancanoic C4, C6, và C8 (trong chuỗi và ) Bảng 1.3 Sự chênh lệch về độ dịch chuyển hóa học ( ppm) giữa 2 nguyên 20 tử C olefinic trong các chuỗi , - glycerol este, cis- 2- 11 Bảng 1.4 Sự chênh lệch về độ dịch chuyển hóa học ( ppm) giữa 2 nguyên 20 tử C olefinic trong các chuỗi , - glycerol este, cis- 2- 11 Bảng 1.5 Một vài độ dịch chuyển hóa học ( ppm) từ phổ 13 C-NMR của 22 dầu hạt Càrốt Bảng 1.6 Độ dịch chuyển hóa học ( ppm) của các nguyên tử C trong 23 phổ 13C-NMR của polyenoat este n -3, n-6 và 6 Bảng 1.7 Độ dịch chuyển hóa học ( ppm) của các nguyên tử C 1-3 của 24 một vài axit và este Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Bảng 1.8 Một vài độ dịch chuyển hóa học ( ppm) và cường độ tín hiệu 24 13 từ phổ C-NMR của dầu thực vật BorageMột vài độ dịch 13 chuyển hóa học ( ppm) và cường độ tín hiệu từ phổ C-NMR của dầu thực vật Borage Bảng 1.9 Một vài độ dịch chuyển hóa học ( ppm) của các nguyên tử C 27 từ phổ 13C-NMR của sterculic và malvanic este Bảng 1.10 Độ dịch chuyển hóa học ( ppm) của các nguyên tử C1-3 trong 29 phổ 13CNMR của một số lớp chất mạch dài Bảng 1.11 Độ dịch chuyển hóa học ( ppm) của các nguyên tử C1 -3 từ 29 13 phổ C-NMR của hỗn hợp axít palmitic, metyloleat và glycerol trioleat Bảng 1.12 Độ dịch chuyển hóa học ( ppm) của các nguyên tử C -glycerol 30 trong phổ 13C-NMR của các acylglycerol Bảng 2.1 Khối lượng cặn chiết từng phân đoạn của cây Bán hạ ba thùy 36 (Typhonium trilobatum) Bảng 2.2 Các axit béo trong dịch n-hexan của cây Bán hạ ba thùy 38 Bảng 3.1 Số liệu phổ 13C-NMR (CDCl3, 125Mhz) của một số 46 phytosterol trong cây Bán hạ ba thùy Bảng 3.2 Độ dịch chuyển hóa học của Typhotrilozit A (CD 3OD/CDCl3) 59 Sơ đồ 2.1 Qui trình ngâm chiết mẫu 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU Nước ta có diện tích khoảng 330.000 km 2, nằm ở trung tâm Đông Nam Á và trải dài trên 15 độ vĩ (khoảng 1650 km). Đồi núi chiếm 3/4 diện tích trong đó núi cao trên 500 m chiếm khoảng 1/3 diện tích lãnh thổ. Khí hậu nhiệt đới, gió mùa có 2 mùa rõ rệt thay đổi theo địa hình. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 22 0C, lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1200-2800 mm, độ ẩm tương đối cao (trên 80%) [4]. Những đặc thù về khí hậu thiên nhiên như vậy đã làm cho nước ta có hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Theo các số liệu thống kê mới nhất thảm thực vật Việt Nam có trên 12000 loài, trong số đó có trên 3200 loài thực vật được sử dụng làm thuốc trong Y học dân gian [1], [3], [4], [5], [6]. Từ xưa đến nay, những cây thuốc dân gian vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống hàng ngày của con người. Ngày nay những hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học được phân lập từ cây cỏ đã được ứng dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp cũng như nông nghiệp, chúng được dùng để sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm v.v... Mặc dù công nghệ tổng hợp hoá dược ngày nay đã phát triển mạnh mẽ, tạo ra các biệt dược khác nhau sử dụng trong công tác phòng, chữa bệnh nhờ đó giảm tỷ lệ tử vong rất nhiều, song những đóng góp của các thảo dược cũng không vì thế mà mất đi chỗ đứng trong Y học. Nó vẫn tiếp tục được dùng như là nguồn nguyên liệu trực tiếp, gián tiếp hoặc cung cấp những chất đầu cho công nghệ bán tổng hợp nhằm tìm kiếm những dược phẩm mới cho việc điều trị các chứng bệnh thông thường cũng như các bệnh nan y. Các số liệu gần đây cho thấy rằng, có khoảng 60% dược phẩm được dùng chữa bệnh hiện nay, hoặc đang thử cận lâm sàng đều có nguồn gốc từ thiên nhiên [54]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2 Vì vậy, nguồn cây thuốc dân gian cũng như vốn sử dụng phong phú của đồng bào các dân tộc vẫn là kho tàng quí giá để khám phá, tìm kiếm nhiều loại thuốc mới có hiệu lực cao cho công tác phòng và chữa bệnh, kể cả những bệnh nan y của thời đại như là ung thư, HIV/AIDS v.v... Có thể nêu một số ví dụ như là vinblastin, vincristin chữa bệnh ung thư máu là những hoạt chất được chiết xuất từ cây dừa cạn (Catharanthus roseus họ Apocynaceae); Taxoter - thuốc chữa ung thư vú là sản phẩm chuyển hoá của một số diterpenoit chiết xuất từ một số loài Taxus họ Pinaceae. Và gần đây nhất là cây Xạ đen ( Celastrus hindsic Benth., họ Celastraceae) có ở vùng Hoà Bình, miền Bắc Việt Nam được dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị ung thư. Chế phẩm CADEF - là một tổ hợp của hàng chục loại dược liệu được dùng để hạn chế và hỗ trợ điều trị ung thư .v.v... là một số ví dụ trong việc khai thác và sử dụng kho tàng cây thuốc dân gian. Theo hướng nghiên cứu nói trên, cây Bán hạ ba thùy có tên khoa học là Typhonium trilobatum được y học cổ truyền Việt Nam sử dụng trị nhiều chứng bệnh [3], [6]. Cây Bán hạ ba thùy là một trong những vị thuốc được xếp trong nhóm thuốc ôn hoá hàn đờm. Theo Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ Tĩnh thì vị thuốc này là vị chủ chốt để chữa các chứng bệnh do đờm hàn gây ra [7], [8]. Mặc dù vậy, cho đến nay có ít công trình khoa học nghiên cứu về loài thực vật này. Với mục đích nghiên cứu và tìm hiểu thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học của cây Bán hạ ba thùy, góp phần làm tăng thêm sự hiểu biết về nguồn thực vật làm thuốc phong phú và quý giá của Việt Nam. Với những căn cứ nói trên, cây Bán hạ ba thùy (Typhonium trilobatum) được chọn làm đối tượng nghiên cứu cho công trình nghiên cứu này, tên đề tài là: “Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Bán hạ ba thùy” với mục đích xác định thành phần, bản chất hoá học của các chất có trong cây Bán hạ ba thùy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Khái quát về họ Ráy (Araceae) Họ Ráy (Araceae) gồm những loài thực vật thân thảo, ở Việt Nam có khoảng 30 chi và trên 100 loài [1], nhưng nói chung họ Ráy ít được nghiên cứu sàng l ọc hoá thực vật hơn so với các họ thực vật khác kể cả trong và ngoài nước. Trong họ Ráy người ta đã tìm thấy một số hợp chất, chúng là những axít béo, tecpenoit, anc aloit, cerebrozit và glucozit v.v...[23]. 1.2. Các hợp chất và hoạt tính sinh học của chúng có trong họ Ráy (Araceae) 1.2.1. Các axit béo Trong tự nhiên, các axit béo đóng vai trò hết sức quan trọng, chúng là nguồn cung cấp dinh dưỡng không thể thiếu cho cơ thể, đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Trong cây Ráy ( Alocasia macrorrhiza), người ta đã phân lập được các axit béo palmatic (2.1), linoleic (2.2), oleic (2.3) và một số glycerit của chúng [10]. 16 1 OH 2.1 Axit palmatic O 18 12 1 OH 9 2.2 Axit linoleic O 18 1 OH 9 2.3 Axit oleic O 1.2.2. Các hợp chất neolignan Neolignan là các hợp chất thuộc nhóm lignan, tồn tại phổ biến trong tự nhiên. Lignan là các hợp chất được tạo bởi 2 đơn vị phenylpropanoit (C 6-C3 ) hợp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 4 thành thông qua liên kết C-8 C-8’. Các hợp chất bis-arylpropanoit trong tự nhiên có liên kết hợp thành, khác với C-8 C-8’ là các hợp chất neolignan [10], [11], [24], [56], [57]. Chi Arum chưa có tài liệu nào khẳng định có ở Việt Nam. Các nhà khoa học Ý đã phân lập từ loài Arum italiacum (Araceae) được một số hợp chất neolignan (2.4a,b) [17-23]. OH 2 O OCH3 H3CO 1 OH 4 5 HO OH 2.4a,b 2.4a: 1-(4-hidroxy-3-methoxy-phenyl)-2-[3-(3-hidroxy-1-propenyl)-5-methoxy- phenoxy]-1,3-propanediol 2.4b: 1-(5-hidroxy-3-methoxy-phenyl)-2-[3-(3-hidroxy-1-propenyl)-5-methoxy- phenoxy]-1,3-propanediol 9 HOH2C . 9'CH2OH OCH3 8' 3' 4' 7' OH 5 O OH 2.5 Dehydrodiconiferyl ancol Ngoài hai neolignan trên Della Greca và các cộng sự còn phân lập được thêm một hợp chất neolignan khác (2.5) [21], [22]. Cả 3 hợp chất thu được từ loài Arum italiacum đều chưa có kết quả nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chúng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 5 H3CO OCH3 H3CO OCH3 O O HO CH3 OH H3CO OCH3 H3CO OCH3 OCH3 OCH3 2.6a Polysyphorin 2.6b Rhaphidecursinol A Chi Rhaphidophora (Araceae) ở Việt Nam có khoảng 11 loài [5]. Chúng là những thực vật thân thảo. Cây Ráy leo lá rách ( Rhaphidophora decursiva) được phân bố khắp các tỉnh miền núi nước ta từ Lào Cai, Yên Bái,... đến Ninh Thuận, Bình Thuận. Trong Y học dân gian người ta đã dùng nó để chữa một số bệnh như: giảm đau, cầm máu, tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc, chống ho, trừ thấp, chống viêm nhiễm [6]. Từ loài này, mới đây người ta đã phân lập được 3 neolignan (2.6a-c), 2 dẫn xuất của tetrahydrofuran (2.8a,b) và một hợp chất benzoperoxit (2.7). Tất cả những hợp chất thu được từ loài Rhaphidophora decursiva có hoạt tính chống sốt rét rất tốt và cao hơn nhiều lần so với các hợp chất chống sốt rét đã quen biết như chloroquine, quinine, artemisinin [32]. OH OCH3 CH3 OCH3 O OCH3 OCH3 O O OCH3 HO OCH3 O 2.6c Rhaphidecursinol B 2.7 Rhaphidecurperoxin Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 6 H3CO OCH3 H3CO OCH3 O O H3CO OCH3 H3CO OCH3 OCH3 OCH3 OCH3 OCH3 2.8a Grandisin 2.8b Epigrandisin Từ loài Acorus calamus, 2 neolignan (2.9 và 2.10) cũng đã được phân lập [23], [44]. OMe MeO OMe MeO MeO OMe OMe MeO MeO OMe MeO OMe 2.9 Diasaron 2.10 1,2-dimethyl-3,4-bis(2,4,5- trimetoxyphenyl)c.butan 1.2.3. Các hợp chất tecpenoit Từ loài Xanthosoma robustum (Araceae) 2 hợp chất tecpenoit khung norlanostan (2.11a,b) đã được phân lập [23], [35]. HO O 24 25 25 23 O HO 8 8 3 3 HO HO 2.11a 29-Norlanosta-8,23-dien-3,25- 2.11b 29-Norlanosta-8,25-dien-3,24- diol-(3- ,23E),25-hydroperoxit diol-(3- ,24 ),24-hydroperoxit. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 7 Những hợp chất hydroperoxysterol này có hoạt tính kháng khuẩn cao đối với các chủng E. coli, Bacillus subtilis và Micrococcus luteus. Từ loài Acorus calamus người ta đã thu được một tinh dầu chứa thành phần chủ yếu là các hợp chất khung acoran thuộc nhóm chất tecpenoit (sesquitecpe noit). Dưới đây là một vài thành phần chính của tinh dầu [23], [50], [53]. 1 1 3 2 7 8 8 3 2 7 O O O O 2.12 3,8-Acorandion 2.13 4-Acoren-3,8-dion O OH 4 1 3 7 O O O 2.14 4-Acoren-3-on 2.15 Axit acoric Từ thân rễ cây Thiên niên kiện (Homalomena occulta) ở Việt Nam [3], người ta đã lấy được tinh dầu màu vàng nhạt, có mùi thơm dễ chịu mà thành phần chính trong tinh dầu là các tecpenoit và l-linalol đạt tới 40%. HO 10 1 10 O 1 O 4 4 7 6 5 7 5 6 HO HO 2.16 6,10-Epoxy-7,10-isodaucandiol 2.17 6,10-Epoxy-7-isodaucanol Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 8 OH 11 11 HO 7 HO 1 7 4 5 6 4 6 7 5 4 10 10 1 OH 1 HO OH OH 2.18 1,4,7-Eudesmantriol 2.19 7(11)-Oppositen- 2.20. 11- Oppositen-1,4- 1,4-diol diol Ngoài ra còn một số thành phần khác như: terpineol, linalyl axetat, limonen, -terpinen v.v....Theo tài liệu [55], thì trong loài Homalomena aromatica người ta cũng phân lập được một số sesquitecpenoit. Trong loài Colocasia esculenta có chứa 2 hợp chất tecpenoit (2.21, 2.22) [23]. 24 24 11 11 14 14 9 9 3 7 3 7 HO OH HO OH 2.21 14-Metylcholesta-9(11),24-dien- 2.22 14-Metylergosta-9(11),24-dien- 3,7-diol 3,7-diol Từ loài Pistia stratiotes một số hợp chất khung steran cũng đã được phát hiện như: 11-Hydroxystigmast-22-en-3,6-dion (5 ,11 ,22E,24S) và 11- Hydroxystigmast-22-en-3,6-dion (5 ,11 ,22E,24R) [23]. 1.2.4. Các hợp chất chứa nitơ 1.2.4.1. Các ancaloit Chi Arisarum không thấy tài liệu nào xác nhận là có mặt ở Việt Nam. Trong chi này cũng chỉ có một loài Arisarum vulgare (Araceae) được người ta nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 9 sàng lọc hoá thực vật, và đã phân lập được một số ancaloit dẫn xuất của pyperidin (2.23) và pyrrolidin (2.24) [39],[40], [41], [46], [47]. R N 2 6 3 OH 2.23 2.23a R = H Irnigaine [3-Hidroxy-2-methyl-6-(9-phenylnonyl)pyperidin] 2.23b R=CH3 N-Methyl-Irnigaine [3-Hidroxy-1,2-dimetyl-6-(9- phenylnonyl ) pyperidin] Các hợp chất 2.23a và 2.23b là những chất lỏng dạng dầu và độc đối với ấu trùng tôm nước mặn, có hoạt tính kháng khuẩn Gram(+) và kháng một số chủng nấm filamentous. R H3C 1 2 N 2.24 2.24a R = H Irniine [1-Methyl-2-(9-phenylnonyl)- pyrrolidin] 2.24b R = CH3O Irnidine [2-(9-(2-metoxyphenyl)nonyl)-1-methyl-pyrrolidin] Hai hợp chất ancaloit 2.24a và 2.24b trong loài Arisarum vulgare này cũng đều là những chất lỏ ng dạng dầu. Chúng đều có hoạt tính kháng khuẩn Gram(-) và hoạt tính chống nấm [39], [40]. Từ loài Arum maculatum người ta đã phân lập được một ancaloit khung pyperidin khác (2.25a), [23]. NH 2.25a 2-Propylpiperidine; (S) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 10 Trong loài Caladium maculatum người ta cũng đã phát hiện một dẫn xuất của pyperidin nữa ở dạng dầu (2.25b), [23]. CH3 N 2.25b 2-Propyl-N-metylpiperidine (S). Chi Pinellia (Araceae) không thấy có ở Việt Nam. Từ loài P. pedatisecta các nhà khoa học Trung Quốc đã thu được một số ancaloit (2.26, 2.27, 2.28, và 2.29a-b) [43], [48], [49]. N O O NH 2.26 Hexahydropyrrolo[1,2-a]pyrazine-1,4-dion. NH2 N O N O H O N N N H N N OH 2.27 Pedatisectin A 2.28 Pedatisectin C OH OH OH N OH N OH OH OH N N 2.29a Pedatisectin D 2.29b Pedatisectin E Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 11 Các hợp chất ancaloit trên chưa có các số liệu về hoạt tính sinh học của chúng. CH3 CH3 O O O O N N O O 2.30a Lysicamin 2.30b Liriodenin Người ta cũng đã phân lập được một số hợp chất trong các chi khác thuộc họ Ráy như từ chi Lysichiton (Araceae) hợp chất ancaloit lysicamin và liriodenin có công thức cấu tạo 2.30a và 2.30b đã được phân lập [23]. 1.2.4.2. Các cerebrozit 1.2.4.2.1. Giới thiệu chung Cerebrozit là một lớp chất của glycosphingolipit, chúng là thành phần rất quan trọng của rất nhiều loại mô và các cơ quan trong các hệ thống sinh học. Về mặt hóa học các cerebrozit được tạo thành bởi một phần đường hexoza và một phần ceramit. Phần ceramit thường chứa một amino ancol mạnh dài được gọi là bazơ sphingoit (sphingosine hay sphingol) được gắn với một axít béo mạch dài bằng liên kết amit. Các cerebrozit được phân loại như sau: Glucocerebrozit Galactocerebrozit zwiterionic glycosphingolipit Các cerebrozit tự nhiên đầu tiên được Thudichum phân lập từ tế bào não năm 1874 và được Carter và cộng sự xác định cấu trúc hóa học năm 1950. Sau đó, Shapiro và Flowers cùng tổng hợp toàn phần được các cerebrozit này năm 1961. Hsu và Turk đã đưa ra tính chất cấu trúc hóa học của các cerebrozit bằng phương pháp va chạm hoạt hóa phân ly (Collisional Activated Dissociation-CAD) và phương pháp khối phổ nối tiếp, ion hóa bằng bụi electoron (ESI). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 12 Về mặt sinh học, một vài cerebrozit đóng vai trò cấu trúc hỗ trợ, các yếu tố quan trọng của màng tế bào và hoạt động như các chất truyền dẫn các sự kiện sinh học ví dụ như: hoạt hóa, dính kết các tế bào, sự truyền tin nội bào và đóng góp vào sự phát triển của tế bào phần lớn thông qua sự gắn kết của chúng vào protein. Hơn thế nữa, các cerebrozit còn đóng vai trò quan trọng trong màng tế bào chúng như là bề mặt tế bào cho các kháng nguyên và các thụ thể. Trong thực tế, các cerebrozit có chức năng sinh học rất rộng liên quan đến tính lưỡng tính của phân tử ví dụ như: đối với hệ số phát triển thần kinh (NGF-Nerve Growth Factor) các phân tử sinh học lớn là nhân tố có tính quyết định nhất đến sự điều chỉnh phát triển, sự khác biệt và sự tồn tại của nơ-ron thần kinh. Ngoài ra, các cerebrozit còn được dùng để điều trị bệnh mất trí nhớ (Alzheimer) và một số bệnh khác [51], [56]. 1.2.4.2.2. Các cerebrozit trong họ Ráy Trong họ Ráy (Araceae), người ta cũng đã phát hiện thấy các hợp chất cerebrozit có trong một số loài như loài Typhonium giganteum có chứa các hợp chất typhonizit (3.28a,b) [57]. OH O OH H OH 19 O OH H O NH H OH 19 8 HO O H O NH HO HO H OH HO O H H H OH OH H 8 H OH 3.28a 3.28b OH OH O O 23 H OH 23 OH H O NH NH HO HO O HO H 4 OH n H H OH OH 3.29a n=9 3.29b n=11 3.29c Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu khả năng tách loại và thu hồi một số kim loại nặng trong dung dịch nước bằng vật liệu hấp phụ chế tạo từ vỏ lạc
75 p | 386 | 96
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu phát triển màng bảo quản từ pectin kết hợp cao chiết vỏ bưởi da xanh (Citrus maxima Burm. Merr.)
206 p | 59 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Phân tích nồng độ hydrocarbon đa vòng thơm (PAHs) trong không khí tại Hà Nội theo độ cao bằng phương pháp lấy mẫu thụ động, sử dụng thiết bị GC-MS
77 p | 46 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Xác định một số tính chất hóa lý và đặc điểm cấu trúc của pectin từ cỏ biển Enhalus acoroides ở Khánh Hòa
95 p | 36 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng ức chế enzyme α-glucosidase của loài Địa hoàng (Rehmannia glutinosa)
116 p | 54 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu ứng dụng hệ fenton điện hóa sử dụng điện cực anot bằng vật liệu Ti/PbO2 để xử lý COD và độ màu trong nước rỉ rác
99 p | 33 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu quy trình phân tích hóa chất bảo vệ thực vật nhóm neonicotinoids (imidacloprid và thiamethoxam) trong bụi không khí trong nhà ở khu vực nội thành Hà Nội bằng phương pháp sắc ký khối phổ (LC/MS)
70 p | 48 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu phân tích hóa chất diệt côn trùng trong bụi không khí tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội: Hiện trạng, nguồn gốc và độc tính đối với sức khỏe con người
67 p | 35 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu, xây dựng quy trình phân tích 11-nor-9-carboxy-THC trong máu trên thiết bị sắc ký lỏng khối phổ kép (LC-MS/MS)
83 p | 31 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Tổng hợp vật liệu Co/FeMOF và ứng dụng làm xúc tác quang hóa xử lý chất màu hữu cơ Rhodamine B
84 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần, hoạt tính sinh học của loài rong lục Việt Nam
77 p | 21 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu chiết tách, xác định cấu trúc và đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số hợp chất phân lập từ chủng xạ khuẩn Streptomyces alboniger
92 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Xác định dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật cơ clo trong gạo bằng phương pháp QuEChERs kết hợp với sắc ký khí khối phổ hai lần (GC-MS/MS)
79 p | 40 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Xác định đặc trưng hình thái và tính chất điện hóa của lớp sơn giàu kẽm sử dụng pigment bột hợp kim Zn-Al dạng vảy
83 p | 41 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu công nghệ điều chế nano Apigenin, nano 6-Shogaol và nano fucoidan từ các cao dược liệu
101 p | 21 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Khảo sát, đánh giá dư lượng kháng sinh trong nước sông đô thị Hà Nội
83 p | 33 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Bồ đề Trung Bộ (Styrax annamensis Guill.)
75 p | 24 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Chế tạo điện cực dẻo trong suốt trên đế Polyetylen terephtalat
81 p | 28 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn